Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 7

Tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 7: ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Tác giả của bài thơ “Qua đèo Ngang” là: A. Nguyễn Khuyến. B. Bà Huyện Thanh Quan C. Bà Đoàn Thị Điểm D. Hồ Xuân Hương Câu 2. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ nào ? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn Câu 3. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào ? A. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. B. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. D. Buồn thương da diết khi sống trong cảnh ngộ cô đơn. Câu 4. Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” (“Qua đèo Ngang”) là: A. Danh từ B. Đại từ C. Chỉ từ D. Quan hệ từ Câu 5....

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Tác giả của bài thơ “Qua đèo Ngang” là: A. Nguyễn Khuyến. B. Bà Huyện Thanh Quan C. Bà Đoàn Thị Điểm D. Hồ Xuân Hương Câu 2. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ nào ? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn Câu 3. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào ? A. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. B. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. D. Buồn thương da diết khi sống trong cảnh ngộ cô đơn. Câu 4. Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” (“Qua đèo Ngang”) là: A. Danh từ B. Đại từ C. Chỉ từ D. Quan hệ từ Câu 5. Nghệ thuật sử dụng thành công nhất trong hai dòng thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” A. Sử dụng từ láy B. Lặp cấu trúc ngữ pháp C. Đảo trật tự cú pháp D. Cả A, B, C Câu 6. Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản viết bằng thơ B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động. C. Thể loại tùy bút viết về tuổi thơ của các tác giả. D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc. Câu 7. Chọn văn bản trữ tình trong các văn bản sau: A. Sài Gòn tôi yêu B. Cuộc chia tay của những con búp bê C. Vọng Lư Sơn bộc bố D. Cả A và C Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình. A. Trong tác phẩm trữ tình chỉ có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bay tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. C. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. D. Trong tác phẩm trữ tình có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình là tác giả. iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1. (6đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Câu 2. (2đ) Chỉ ra cách dùng từ sai trong những câu sau, nêu nguyên nhân sai và cách sửa. a. Thi học kỳ xong, tôi thở phào nhẹ bỗng vì các bài kiểm tra tôi đều làm rất khả thi. b. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa. c. Cu Tí đánh rơi cốc thủy tinh xuống nền gạch vỡ tan tác. ============== Hết ================ ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề chẵn I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc. B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động. C. Thể loại tùy bút viết về tuổi thơ của các tác giả. D. Những văn bản viết bằng thơ. Câu 2. Chọn văn bản trữ tình trong các văn bản sau: A. Sài Gòn tôi yêu B. Cuộc chia tay của những con búp bê C. Vọng Lư Sơn bộc bố D. Cả A và C Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình. A. Trong tác phẩm trữ tình chỉ có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. B. Trong tác phẩm trữ tình có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình là tác giả. C. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. D. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. Câu 4. Tác giả của bài thơ “Qua đèo Ngang” là: A. Bà Huyện Thanh Quan B. Nguyễn Khuyến. C. Bà Đoàn Thị Điểm D. Hồ Xuân Hương Câu 5. Bài thơ “Qua đèo Ngang” thuộc thể thơ nào ? A. Song thất lục bát B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Câu 6. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào? A. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. B. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. C. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. D. Buồn thương da diết khi sống trong cảnh ngộ cô đơn. Câu 7. Nghệ thuật sử dụng thành công nhất trong hai dòng thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” A. Đảo trật tự cú pháp B. Lặp cấu trúc ngữ pháp C. Sử dụng từ láy D. Cả A, B, C Câu 8. Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” (“Qua đèo Ngang”) là: A. Danh từ B. Quan hệ từ C. Chỉ từ D. Đại từ iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1. (2đ) Chỉ ra cách dùng từ sai trong những câu sau, nêu nguyên nhân sai và cách sửa. a. Thi học kỳ xong, tôi thở phào nhẹ bỗng vì các bài kiểm tra tôi đều làm rất khả thi. b. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa. c. Cu Tí đánh rơi cốc thủy tinh xuống nền gạch vỡ tan tác. Câu 2. (6đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. ============== Hết ================ M a trận đề - đáp án và biểu điểm (cho cả đề chẵn và đề lẻ) 1. Ma trận đề: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Văn bản 1 0,25 1 0,25 2 0,5 Tác giả 1 0,25 1 0,25 Tác phẩm trữ tình 1 0,25 1 0,25 1 0,25 3 0,75 Tiếng Việt Từ loại 1 0,25 1 0,25 Biện pháp tu từ 1 0,25 1 0,25 Sửa lỗi dùng từ 1 2,0 1 2,0 Tập làm văn Văn biểu cảm 1 6,0 1 6,0 Tổng : Số câu : Số điểm 2 0,5 4 1,0 2 0,5 1 2,0 1 6,0 10 10 Đáp án và biểu điểm: I. Phần trắc nghiệm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm) Đề Lẻ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C B C D D B, A Đề CHẵN Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D D, A A D B A D II. phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (2đ) * Các từ dùng sai và cách sửa (1đ) a. nhẹ bỗng – nhẹ nhõm; khả thi – tốt b. xấu xa – xấu c. tan tác – tan tành * Nguyễn nhân (1đ) - Người (nói) viết vi phạm các lỗi sau : + Chưa hiểu nghĩa của từ được dùng + Chưa dùng từ đúng với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Câu 2 (6đ) I. Mở bài : (0,5đ) - Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyễn và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. II. Thân bài: Học sinh có thể viết theo cảm nhận riêng song không thoát ly văn bản, cần xuất phát từ văn bản nêu cảm nhận: * Cảm nhận về câu thơ đầu: (0,5đ) - Lời thơ giản dị, tự nhiên, như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu ngày mới gặp. - Cách xưng hô “bác”: vừa dân dã, chân tình vừa thể hiện sự nể trọng của nhà thơ. - Cách vào đề tự nhiên, sáng tạo, độc đáo. * Cảm nhận về sáu câu thơ tiếp theo: (1đ) - Sáu dòng thơ như phân trần của nhà thơ với bạn về sự tiếp đãi không chu đáo của mình. Mọi thứ đều có song đều ở dạng tiềm năng chưa thể sử dụng được. (có cà, cải, bầu, mướp, cá, gà…) * Cảm nhận về câu thơ kết: (0,5đ) - Kết thúc bài thơ: bất ngờ, dí dỏm. + “ta với ta” làm cân bằng cả bài thơ. + Cái “nghèo” về vật chất của nhà thơ là để nói sự giàu có về tinh thần ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. * Cảm nhận chung về bài thơ (1đ) - Nghệ thuật: cách sử dụng ngôn từ, kết cấu bài thơ độc đáo, cách tạo tình huống, đại từ “ta”… - Nội dung: + Ngợi ca tình bạn đậm đà, thắm thiết, trong sáng. + Thể hiện niềm vui, quan niệm về tình bạn của nhà thơ. + Bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị, tràn đầy sức sống đồng thời bày tỏ một tình bạn đẹp, vượt lên mọi khuôn phép lễ giáo, chan chứa tình người, đặc biệt đáng trân trọng trong hoàn cảnh xã hội nhà thơ đang sống. * Cảm nghĩ về tình bạn: (1đ) - Liên hệ đến một số bài thơ khác của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn. - Học sinh trình bày quan niệm về tình bạn chân chính theo nhận thức của mình: tình bạn phải chân thành, không toan tính, vụ lợi, ... - Sự chân thành, yêu quý bạn thể hiện ở sự quan tâm đến giúp đỡ bạn trong học tập, không che dấu những hạn chế, khuyết điểm của bạn, ... III. Kết bài: (0,5đ) - “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ viết về tình bạn, trân trọng tình bạn đẹp và nhân cách của nhà thơ. - Hiểu ý nghĩa của tình bạn chân chính. * Diễn đạt: (1đ) - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, bố cục rõ ràng, hợp lí (0,5đ) - Diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, sáng tạo (0,5đ) ============== Hết ================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUVAN7HKI.doc
Tài liệu liên quan