Tài liệu Đề kháng insulin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không đái tháo đường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 64
ĐỀ KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nguyễn Thùy Nhung*, Trần Kim Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Từ thập niên 80 cho đến nay, đề kháng insulin trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều nghiên
cứu về tình trạng xơ vữa mạch máu. Trong đó, đáng lưu ý là tình trạng đề kháng insulin ở nhóm bệnh nhân
chưa biểu hiện đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện biến cố thì hậu quả nặng nề
và không thể đảo ngược.
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân không ĐTĐ có nhồi máu cơ tim cấp
(NMCT cấp).
Đối tượng và phương pháp: Quan sát, cắt ngang, mô tả từ tháng 01 – 4/2018 trênbệnh nhân NMCT cấp
– không ĐTĐ được chụp mạch vành qua da. Đề kháng insulin được đánh giá thông qua mô hình xác định bằng
hằng định nội môi (HOMA – IR).
Kết quả: Có tất cả 70 bệnh nhân NMCT cấp không ĐTĐ được đưa vào nghiên cứu và được chia làm 2
nhóm: ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kháng insulin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 64
ĐỀ KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nguyễn Thùy Nhung*, Trần Kim Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Từ thập niên 80 cho đến nay, đề kháng insulin trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều nghiên
cứu về tình trạng xơ vữa mạch máu. Trong đó, đáng lưu ý là tình trạng đề kháng insulin ở nhóm bệnh nhân
chưa biểu hiện đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện biến cố thì hậu quả nặng nề
và không thể đảo ngược.
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân không ĐTĐ có nhồi máu cơ tim cấp
(NMCT cấp).
Đối tượng và phương pháp: Quan sát, cắt ngang, mô tả từ tháng 01 – 4/2018 trênbệnh nhân NMCT cấp
– không ĐTĐ được chụp mạch vành qua da. Đề kháng insulin được đánh giá thông qua mô hình xác định bằng
hằng định nội môi (HOMA – IR).
Kết quả: Có tất cả 70 bệnh nhân NMCT cấp không ĐTĐ được đưa vào nghiên cứu và được chia làm 2
nhóm: có và không có đề kháng insulin. Tỷ lệ bệnh nhân đề kháng insulin trong nghiên cứu là 42,9%. Tỷ lệ bệnh
nhân thừa cân/béo phì, béo bụng, rối loạn đường huyết đói, tăng insulin máu cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm
đề kháng insulin. Không có sự khác biệt về tuổi, giới, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và độ nặng sang thương
động mạch vành giữa 2 nhóm có và không có đề kháng insulin.
Kết luận: Bệnh nhân NMCT cấp không ĐTĐ có đề kháng insulin với tỷ lệ đáng lưu ý. Khi một BN không
ĐTĐ nhưng có các yếu tố nguy cơ như béo phì, béo bụng, rối loạn đường huyết đói thì nên được tầm soát chỉ số
HOMA – IR để đánh giá tình trạng đề kháng insulin nhằm có biện pháp phòng ngừa biến cố NMCT cấp xảy ra.
Từ khóa: đề kháng insulin, nhồi máu cơ tim cấp, không đái tháo đường, béo phì, thừa cân, béo bụng
ABSTRACT
INSULIN RESISTANCE IN NONDIABETIC PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION
Nguyen Thuy Nhung, Tran Kim Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 64 - 70
Background: Since 1980s, insulin resistance (IR) has become a major concern studied in several
atherosclerosis researches. Especially, in nondiabetic patients, insulin resistance can progress silently, causing
severe and irreversible consequences.
Objectives: To investigate the features of IR in nondiabetic patients with acute myocardial infarction (AMI).
Methods: A cross–sectional descriptive study was conducted in nondiabetic patients with AMI who
have undergone a coronary artery angiography in the Department of Cardiovascular Intervention, Cho Ray
Hospital during Jan–Apr 2018. IR was evaluated by homeostasis of minimal assessment of insulin resistance
(HOMA – IR).
Results: Seventy nondiabetic patients with AMI were enrolled, which were divided into two groups: the IR
group and the non – IR group. Overall, prevalence of patients who had IR in the study population was 42.9%. IR
group showed a statistically significant higher prevalence of overweight/obesity, abdominal obesity, impaired
fasting glucose and higher value of insulinconcentrations. No significant differences in age, gender, hypertension,
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thùy Nhung ĐT: 0933752993 Email: dr.nguyenthuynhung@gmail.com
.* Bộ môn Nội, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 65
dyslipidemia and severity of coronary were found between IR group and non – IR group.
Conclusion: There was a high prevalence of insulin resistance in nondiabetic patients with AMI.
Nondiabetic patients with certain risk factors such as: overweight, addominal obesity, impaired fasting glucose
should be screened for Insulin resistance using HOMA – IR to prevent AMI.
Keywords: insulin resistance, Acute myocardial infarction, nondiabetic, overweight, obesity, abdominal obesity
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) cấp là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, với
tình trạng đề kháng insulin chính là một trong
những cơ chế sinh bệnh, âm thầm tiến triển cho
đến khi xuất hiện bệnh thì thường không thể
đảo ngược.
Trong nhiều nghiên cứu, tỷ lệ đề kháng
insulin ở bệnh nhân (BN) NMCT cấp khá phổ
biến(1). Một số tác giả đã chứng minh đề kháng
insulin làm tăng nguy cơ mới mắc lên 2,18 lần(4)
cũng như là một yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán
tử vong tăng từ 1,4 – 1,7 lần(6,7) ở BN NMCT cấp.
Nhắc đến đề kháng insulin, người ta thường
nghĩ đến một cá thể đái tháo đường (ĐTĐ).
Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy một cá
nhân bị đề kháng insulin sẽ có nguy cơ mắc
bệnh tim mạch cao hơn dù có hay không sự tăng
đường huyết, có hay không ĐTĐ. Do đó, nghiên
cứu này khảo sát tình trạng đề kháng insulin ở
những BN NMCT cấp không ĐTĐ nhằm xác
định mức lưu tâm cần thiết trước khi biến cố
mạch vành xảy ra trên nhóm đối tượng này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình trạng đề kháng insulin ở BN
NMCT cấp không ĐTĐ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Quan sát, cắt ngang, mô tả.
Nơi thực hiện
Khoa Tim Mạch Can Thiệp Bệnh viện Chợ
Rẫy.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 01 – 04/21018.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân NMCT cấp(12) lần đầu không
ĐTĐ.
Cỡ mẫu
Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành của 1
quần thể
N= Z2 1- α/2 P (1 – P)/d2.
N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỉ lệ BN
NMCT cấp không ĐTĐ có đề kháng insulin = 68.
α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z2 1- α/2 =
Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96.
d: sai số cho phép (Độ chính xác mong muốn của ước
lượng) = 0,1.
P: trị số mong muốn từ tỉ lệ = 77,05% (Tỷ lệ đề kháng
insulin trên nhóm BN NMCT cấp không ĐTĐ người
Nhật Bản, theo Nishio – 2006)(10).
Tiêu chuẩn loại trừ
BN ĐTĐ, bệnh thận mạn, xơ gan, ung thư,
bệnh tự miễn, đang dùng steroid, đã can thiệp
động mạch vành, tiền căn NMCT cấp, đột quỵ,
phẫu thuật tim, chấn thương tim, sốc điện
dưới một năm tính đến thời điểm tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
Khám, ghi nhận các thông số lâm sàng: tuổi,
giới, chiều cao, cân nặng, vòng eo, huyết áp tâm
thu – tâm trương và các giá trị xét nghiệm (mẫu
máu buổi sáng sau nhịn ăn > 8 giờ): đường
huyết, troponin I, cholesterol, triglyceride, LDL –
C, HDL – C.
Thực hiện mẫu máu buổi sáng sau nhịn ăn >
8 giờ và trong vòng 24 giờ sau khi BN được chụp
động mạch vành (ĐMV) qua da: insulin máu,
đường huyết.
Ghi nhận hình thái sang thương ĐMV dựa
trên kết quả chụp ĐMV qua da.
Phương pháp xét nghiệm
Tại khoa Sinh Hóa Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy,
xét nghiệm được nội kiểm đi kèm mỗi đợt chạy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 66
và có tham gia ngoại kiểm.
Định lượng insulin máu bằng phương pháp
miễn dịch hóa phát quang (CLIA) kiểu sandwich
trên máy phân tích LIAISON® Insulin với thuốc
thử kháng thể đơn dòng kháng insulin (chuột).
Khoảng tham chiếu 3,21 – 16,32 µU/m, hệ số
biến thiên CV = 20% dao động từ 0,51 – 0,87
µU/mL và ngưỡng phát hiện 0 – 500 µU/mL.
Định lượng đường huyết bằng phương pháp
phân tích đo quang điểm cuối, dùng hệ enzyme
GOD – POD trên máy GLUCOSE GOD – PAP
với thuốc thử vial R3 của hãng BioLabo. Khoảng
tham chiếu 74 – 106 mg/dL với hệ số biến thiên
CV = 1,3% ở nồng độ 81 ± 1,05 mg/dL và ngưỡng
phát hiện 10 – 500 mg/dL.
Liệt kê và định nghĩa biến số
BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể)
= cân nặng (kg)/ bình phương chiều cao (m2).
Dùng Phân loại thể trọng theo Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG) cho khu vực Thái Bình
Dương 2/2000.
Béo bụng: vòng eo nam > 90 cm, nữ > 80 cm
(tiêu chuẩn theo TCYTTG cho cộng đồng các
nước châu Á).
Rối loạn đường huyết đói: đường huyết lúc
đói ≥ 101 mg/dL và < 126 mg/dL (tối thiểu sau ăn
8 tiếng).
RLLM: có tiền căn và/hoặc đang dùng thuốc
điều trị RLLM hoặc có ít nhất một chỉ số lipid
máu bất thường. Dùng Phân loại tình trạng
RLLM theo NCEP ATP III.
Tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu ≥
140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg
hoặc bệnh nhân đang điều trị THA.
Đánh giá độ nặng của tổn thương ĐMV
đánh giá bằng chỉ số Gensini cải tiến.
Công thức tính chỉ số HOMA – IR xác định
kháng insulin:
HOMA–IR =
Insulin máu đói (µU/mL) x Đường huyết đói (mg/dL)
405
Đề kháng insulin được định nghĩa theo
TCYTTG khi HOMA–IR ở tứ phân vị cao nhất
trong nhóm người bình thường (BMI < 20–23
kg/m2, Triglyceride 40
mg/dL ở nam và > 50 mg/dL ở nữ, đường huyết
đói < 100 mg/dL, huyết áp bình thường)(2). Vì
hạn chế về thời gian và kinh phí nên chúng tôi
không khảo sát được nhóm BN bình thường để
lấy giá trị tham chiếu cho chỉ số HOMA – IR. Tác
giả Trang Mộng Hải Yên khảo sát nhóm tham
chiếu phù hợp với tiêu chuẩn “bình thường”
theo TCYTTG, ở người Việt Nam, số lượng mẫu
tương đối (117 trường hợp), thời điểm khảo sát
mới cách nay 1 năm (2017) nên chúng tôi sử
dụng kết quả của tác giảvới HOMA – IR> 2,2 là
giá trị điểm cắt chẩn đoán đề kháng insulin(13).
Phương pháp phân tích số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Excel 2010. Sử
dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích và xử lý
số liệu. Biến số liên tục, định lượng: trình bày
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu phân phối
chuẩn hoặc trung vị (tứ phân vị 25th – 75th) nếu
phân phối lệch chuẩn. So sánh sự khác biệt giữa
các nhóm bằng phép kiểm Student t – test với
biến phân phối chuẩn hoặc Mann – Whitney U
test với biến phân phối lệch chuẩn. Biến định
danh, thứ tự: trình bày dạng tỷ lệ %. So sánh sự
khác biệt giữa các nhóm bằng phép kiểm Chi
bình phương (2) hoặc Fisher’s exact. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Vấn đề y đức
Nghiên cứu không ảnh hưởng tài chính và
sức khỏe BN. Troponin I, bộ mỡ và đường huyết
là các xét nghiệm thường quy của BN nằm trong
tiêu chuẩn chọn bệnh. Xét nghiệm insulin máu
do nghiên cứu viên chi trả.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01 – 4/2018, chúng tôi khảo sát 70
BN NMCT cấp không ĐTĐ: 52 nam và 18 nữ;
tuổi nhỏ nhất 35, lớn nhất 95, trung bình 63,8 ±
11,9 tuổi. Nam giới lần đầu NMCT cấp chủ yếu
trong độ tuổi khoảng 40 – 79 tuổi và nữ giới tập
trung từ 60 – 79 tuổi. Độ tuổi trung bình xuất
hiện NMCT cấp lần đầu ở nữ giới lớn hơn nam
giới, có ý nghĩa thống kê (p = 0,004). Chỉ số khối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 67
cơ thể 24,1 (23,6 – 24,6) kg/m2, trong đó tỷ lệ BN
thừa cân/béo phì chiếm 92,9%. Ở nữ giới, tình
trạng béo bụng chiếm đa số với tỷ lệ 94,5% và ở
nam giới tỷ lệ này là 40,4% (Bảng 1).
Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch được
khảo sát thì rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao
nhất (90%) và khi phân tích từng thành phần bất
thường cho thấy giảm HDL chiếm ưu thế
(68,6%), kế đến là tăng triglyceride (20%) và thấp
nhất là tăng LDL – C (12,8%) và tăng cholesterol
(11,4%) (Biểu đồ 1 – 3).
Bảng 1. So sánh giữa hai nhóm có và không có đề kháng insulin
Yếu tố khảo sát
ĐỀ KHÁNG INSULIN
p CÓ
N = 30 (42,9%)
KHÔNG
N = 40 (57,1%)
Nam/Nữ 21/9 (70/30%) 31 (77,5/25,5%) 0,477
Tuổi (năm) 65,2 ± 12,6 62,8 ± 11,5 0,407
BMI (kg/m
2
) 24,5 (24,1 – 25) 23,8 (23,3 – 24,3) < 0,001
Thừa cân/béo phì 30 (100%) 35 (87,5%) 0,044
Chu vi vòng eo (cm) 92 (91 – 93) 84,5 (78,5 – 88) 0,001
Béo bụng 26 (86,7%) 12 (30%) 0,001
Tăng huyết áp 19 (63,3%) 24 (60%) 0,777
Tiền căn gia đình ĐTĐ 8 (26,7%) 9 (22,5%) 0,687
Đường huyết (mg/dL) 123 (106,3 – 132,5) 95 (83,3 – 106,8) < 0,001
Rối loạn đường huyết đói 26 (86,7%) 13 (32,5%) < 0,001
Insulin máu (µU/mL) 13,7 (9,6 – 22,9) 2,8 (1,8 – 4,4) < 0,001
Tăng insulin máu 17 (56,7%) 0 (0%) < 0,001
HOMA – IR 3,52 (2,79 – 7,65%) 0,77 (0,43 – 1,05%) < 0,001
Cholesterol (mg/dL) 188,3 ± 34,2 187,5 ± 45,7 0,935
Tăng cholesterol 2 (6,7%) 6 (15%) 0,452
Triglyceride (mg/dL) 134 (105,3 – 184,8) 113 (74,3 – 174) 0,380
Tăng triglyceride 6 (20%) 8 (20%) 1
LDL – C (mg/dL) 133,9 ± 27,8 126,3 ± 39,9 0,378
Tăng LDL – C 5 (16,7%) 4 (10%) 0,386
HDL – C (mg/dL) 33,1 ± 10 36 ± 9,6 0,226
Giảm HDL – C 22 (73,3%) 26 (65%) 0,457
Rối loạn lipid máu 27 (90%) 36 (90%) 1
Tổn thương đa nhánh 12 (40%) 17 (42,5) 0,622
Điểm Gensini 120 (100 – 140) 110 (70 – 155) 0,525
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân có và không đề kháng insulin theo yếu tố nguy cơ tim mạch
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Hút thuốc
lá
Uống rượu
bia
Hoạt động
thể lực
Lối sống
tĩnh tại
Tăng huyết
áp
Rối loạn
lipid máu
Tiền căn
gia đình
ĐTĐ
Tiền căn
gia đình
mắc bệnh
tim mạch
sớm
29 25 28 32
43
63
17 8
41 45 42 38
27
7
53 62
Có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 68
50% 34% 7% 9%
1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh Hẹp không có ý nghĩa
0
10
20
30
40
LM LAD LCX RCA
3
1
29
12
22
9
6
16
S
ố
B
N
(
n
g
ư
ờ
i)
Mức độ hẹp ĐMV
100%
75 - 99%
50 - 74%
Biểu đồ 2. Phân bố mức độ hẹp theo vị trí động mạch vành
Biểu đồ 3. Phân bố số nhánh động mạch vành tổn thương
BÀN LUẬN
Tỷ lệ đề kháng insulin ở BN NMCT cấp
không ĐTĐ
Tỷ lệ đề kháng insulin của nghiên cứu
chúng tôi là 42,9%, thấp hơn so với các tác giả
khác trên thế giới. Lý giải từ một trong những
lý do như: giá trị điểm cắt HOMA – IR, tiêu
chuẩn loại mẫu và thời điểm lấy máu thử
insulin máu, đường huyết (thời điểm nhập
viện hoặc sau khi BN được chụp mạch vành
qua da). Tuy nhiên, dù có khác biệt nhưng tỷ
lệ đề kháng insulin ở BN NMCT cấp không
ĐTĐ qua các nghiên cứu là khá phổ biến.
Bảng 2. Tỷ lệ đề kháng insulin ở BN NMCT cấp
không ĐTĐ
Tác giả Năm
Cỡ
mẫu
Điểm cắt của
HOMA – IR
Tỷ lệ đề kháng
insulin (%)
Nishio
(10)
2006 61 2 77,04
Lazzeri
(6)
2009 253
1,8 với nữ &
2,12 với nam
52,9
Nath
(8)
2014 100 2 63
Chúng tôi 2018 70 2,2 42,9
Insulin máu đói
Nồng độ insulin máu trung bình và tỷ lệ
tăng insulin máu lớn hơn ở nhóm đề kháng
insulin, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nghiên
cứu Helsinki Policemen(11) (1998): tăng insulin
máu giúp dự đoán nguy cơ biến cố mạch vành
trong tương lai (tử vong do BMV hoặc NMCT
cấp không tử vong). Qua đó, một lần nữa khẳng
định tăng insulin máu là một yếu tố nguy cơ
quan trọng đối với BMV.
Đường huyết đói
Nồng độ đường huyết đói trung bình và tỷ
lệ rối loạn đường huyết đói cao hơn ở nhóm đề
kháng insulin, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001),
tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Các
nhà nghiên cứu nhận thấy trên một cá thể có đề
kháng insulin, tăng đường huyết sẽ làm thúc
đẩy quá trình XVĐM và có tác dụng hiệp đồng
với các yếu tố nguy cơ của BMV làm tăng nguy
cơ mắc biến cố mạch vành trong tương lai.
Tuổi – giới
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, kết
quả phù hợp với y văn và các nghiên cứu trên
thế giới cho rằng nam giới và người lớn tuổi vốn
là yếu tố nguy cơ của BMV. Phân tích theo nhóm
tuổi, chúng tôi nhận thấy mẫu nghiên cứu phù
hợp với y văn cho rằng nam giới phát triển BMV
sớm hơn nữ giới từ 10 đến 15 năm. Không có sự
khác biệt về tuổi cũng như giới tính giữa hai
nhóm có và không có đề kháng insulin. Và điều
này cũng phù hợp với các nghiên cứu mới nhất
cho rằng đề kháng insulin xảy ra ở mọi lứa tuổi
và tác động như nhau lên hai giới.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 69
Chỉ số dinh dưỡng
Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy nhóm
đề kháng insulin có BMI, tỷ lệ thừa cân/béo
phì, chu vi vòng eo cũng như tỷ lệ béo bụng
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
không đề kháng insulin. Năm 2003,
Ferrannini(3) khảo sát 1.466 người không ĐTĐ
trong 8 năm, tác giả kết luận béo phì làm tăng
nguy cơ đề kháng insulin lên gấp 3 lần.
Wagenkneckt(14) khảo sát trên 1.500 người Mỹ
gốc Phi năm 2003 cho thấy lượng mỡ tạng có
liên quan chặt với đề kháng insulin và BN béo
bụng có tỷ lệ kháng insulin cao hơn nhóm
không béo bụng có ý nghĩa thống kê. Qua các
kết quả trên: thừa cân/béo phì, đặc biệt béo phì
trung tâm là một thành tố quan trọng góp
phần tăng nguy cơ đề kháng insulin, đây cũng
là kiểu hình đặc trưng của BN hội chứng
chuyển hóa.
Tăng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa hai
nhóm có và không có đề kháng insulin. Trong
những năm gần đây, tại Việt Nam nghiên cứu
về mối tương quan giữa THA và đề kháng
insulin như của tác giả Nguyễn Thành Thuận(9)
năm 2012 cho thấy mối tương quan tương đối
yếu, cụ thể hệ số tương quan giữa HOMA – IR
với huyết áp tâm thu bằng 0,17 và huyết áp
tâm trương bằng 0,13. Tương tự từ các kết quả
của các nghiên cứu khác trên thế giới: tăng
huyết áp là một trong những đặc điểm nhận
biết một cá thể có nguy cơ cao tăng đề kháng
insulin.
Rối loạn lipid máu
Tương đồng chúng tôi, kết quả nghiên cứu
của các tác giả: Nishio(10) (2006), Nath(8) (2014)
trên nhóm đối tượng NMCT cấp không ĐTĐ
đều cho thấy không có sự khác biệt về tình trạng
rối loạn lipid máu (tỷ lệ mắc bệnh cũng như bất
thường từng thành phần rối loạn lipid máu)
giữa hai nhóm có và không có đề kháng insulin.
Tăng insulin máu bù trừ trong các cá thể đề
kháng insulin làm tăng sinh tế bào cơ trơn thành
mạch, kích thích tiết triglyceride từ gan, giảm
HDL – C và đặc biệt là thay đổi đặc tính LDL – C
nhỏ, đậm đặc có tính sinh xơ vữa. Nghiên cứu
của chúng tôi trên những BN NMCT cấp vốn
bản chất là những người có đặc điểm RLLM kiểu
xơ vữa: tăng triglyceride và giảm HDL – C và
điều này cũng thể hiện qua đặc điểm RLLM của
mẫu nghiên cứu mà chúng tôi đã trình bày ở
trên. Vì thế có sự trùng lặp với đặc điểm RLLM
của cá thể đề kháng insulin nên không có sự
khác biệt giữa hai nhóm qua đánh giá kết quả.
Sang thương động mạch vành
Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy không có
sự khác biệt về độ nặng của tổn thương ĐMV
được đánh giá thông qua số nhánh tổn thương
và điểm số Gensini giữa 2 nhóm có và không có
đề kháng insulin. Wassef(5) (2013) khảo sát 1.073
BN NMCT cấp không ĐTĐ: mối liên quan độc
lập giữa kháng insulin với bệnh đa nhánh mạch
vành (RR = 1,31; khoảng tin cậy 95% 1,07 – 1,60;
p = 0,009). Khác với kết quả của chúng tôi cũng
như các tác giả Nishio(10) (2006), Nath(8) (2014) thì
nghiên cứu của Wassef thực hiện trên cỡ mẫu
lớn hơn, có lẽ vì thế mà tác giả đánh giá được
mối liên quan giữa đề kháng insulin và độ nặng
sang thương mạch vành.
Hạn chế
Thứ nhất, do thiết kế nghiên cứu của
chúng tôi là cắt ngang mô tả nên không đánh
giá được mối quan hệ nhân quả giữa đề kháng
insulin và NMCT cấp. Thứ hai, chúng tôi hạn
chế về kinh phí cá nhân cũng như thời gian
ngắn nên không khảo sát tình trạng đề kháng
insulin trên nhóm người bình thường để xác
định được điểm cắt của chỉ số HOMA – IR, vì
thế mà chúng tôi sử dụng giá trị tham chiếu
của tác giả Trang Mộng Hải Yên(13).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN NMCT cấp không ĐTĐ có đề
kháng insulin là đáng lưu ý. Khi một bệnh nhân
mắc BMV mạn chưa có biểu hiện đái tháo đường
nhưng có các yếu tố nguy cơ như béo phì, béo
bụng, rối loạn đường huyết đói thì nên được tầm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 70
soát chỉ số HOMA – IR để đánh giá tình trạng đề
kháng insulin nhằm có biện pháp phòng ngừa
biến cố NMCT cấp cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2018). “Classification and
Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in
Diabetes – 2018”. Diabetes Care, 41 (Suppl 1), S13 – S27.
2. Balkau B, Charles MA (1999). “Comment on the provisional
report from the WHO consultation – European Group for
the Study of Insulin Resistance (EGIR)”. Diabet Med, 16 (5),
442 – 443.
3. Bloomgarden ZT (2003). “American Association of Clinical
Endocrinologists (AACE) consensus conference on the
insulin resistance syndrome: 25-26 August 2002,
Washington, DC”. Diabetes Care, 26 (4), 1297 – 1303.
4. Hedblad B, Nilsson P, Engstrom G et al (2002)."Insulin
resistance in non-diabetic subjects is associated with
increased incidence of myocardial infarction and death".
Diabet Med, 19 (6), 470 – 475.
5. Karrowni W, Li Y, Jones PG et al (2013). “Insulin Resistance
Is Associated WithSignificant Clinical Atherosclerosis in
Nondiabetic Patients With Acute Myocardial Infarction”.
Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology, 33(9):2245–2251.
6. Lazzeri C et al (2009). “Prognostic role of insulin resistance
as assessed by homeostatic model assessment index in the
acute phase of myocardial infarction in nondiabetic patients
submitted to percutaneous coronary intervention”. Eur J
Anaesthesiol, 26 (10), 856 – 862.
7. Lazzeri C, Valente S, Chiostri M et al (2013). "Acute Insulin
Resistance Assessed by the Homeostatic Model Assessment
in Acute Coronary Syndromes Without Previously Known
Diabetes". Angiology, 65(6), 519 – 524.
8. Nath S (2014). “Significane of insulin resistance in
nondiabetic subjects with acute myocardial infarction and its
relationship with acute phase reactants”. Orissa physicians
journal, Vol 11, 31 – 35.
9. Nguyễn Thành Thuận, Nguyễn Thy Khuê (2012). “Mối
tương quan giữa đề kháng insulin và tăng huyết áp ở nhóm
công chức – viên chức quận 10, TP. HCM”. Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập:16 (Số:1, Chuyên đề: Nội Khoa II), 383 – 389.
10. Nishio K et al (2006). “Insulin resistance in nondiabetic
patients with acute myocardial infarction”. Cardiovasc Revasc
Med, 7(2), 54 – 60.
11. Pyorala M, Miettinen H, Laakso M et al (1998).
“Hyperinsulinemia predicts coronary heart disease risk in
healthy middle-aged men: the 22-year follow-up results of
the Helsinki Policemen Study”. Circulation, 98 (5), 398 – 404.
12. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al (2012). “Third universal
definition of myocardial infarction”. Eur Heart J, 33(20),
2551 – 2567.
13. Trang Mộng Hải Yên (2017), Khảo sát tình trạng tăng kháng
insulin ở bệnh nhân không đái tháo đường cao tuổi mắc
bệnh mạch vành. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP.
HCM.
14. Wagenknecht LE, Langefeld CD, Scherzinger AL, et al
(2003). “Insulin sensitivity, insulin secretion, and abdominal
fat: Insulin Resistance Atherosclerosis Study (IRAS) Family
Study”. Diabetes, 52(10), 2490 – 2496.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_khang_insulin_o_benh_nhan_nhoi_mau_co_tim_cap_khong_dai_t.pdf