Tài liệu Đề kháng clopidogrel – Báo cáo một số trường hợp biến chứng huyết tắc trong stent mạch vành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 185
ĐỀ KHÁNG CLOPIDOGREL – BÁO CÁO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
BIẾN CHỨNG HUYẾT TẮC TRONG STENT MẠCH VÀNH
Hoàng Văn Sỹ*, Nguyễn Phát Thành Luận**, Trần Nguyễn Phương Hải***, Mai Trí Luận***
TÓM TẮT
Mở đầu: Huyết tắc sớm trong stent mạch vành vẫn còn là một thách thức lớn trong điều trị và phòng ngừa
sau can thiệp đặt stent mạch vành. Có nhiều yếu tố liên quan tới nguy cơ huyết tắc trong stent ở bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp. Đề kháng clopidogrel ngày càng được chú ý, đặc biệt ở bệnh nhân Châu Á.
Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm P2Y ở bệnh nhân huyết tắc sớm trong stent
đang điều trị với clopidogrel hay ticagrelor.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả các trường hợp lâm sàng.
Kết quả: Bốn trường hợp biến chứng tắc cấp hay sớmtrong stent ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và
đề kháng với clopidogrel được xử trí bằng cách chuyển sang ticagrelor liều tải – 180 mg và duy trì –...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kháng clopidogrel – Báo cáo một số trường hợp biến chứng huyết tắc trong stent mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 185
ĐỀ KHÁNG CLOPIDOGREL – BÁO CÁO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
BIẾN CHỨNG HUYẾT TẮC TRONG STENT MẠCH VÀNH
Hoàng Văn Sỹ*, Nguyễn Phát Thành Luận**, Trần Nguyễn Phương Hải***, Mai Trí Luận***
TÓM TẮT
Mở đầu: Huyết tắc sớm trong stent mạch vành vẫn còn là một thách thức lớn trong điều trị và phòng ngừa
sau can thiệp đặt stent mạch vành. Có nhiều yếu tố liên quan tới nguy cơ huyết tắc trong stent ở bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp. Đề kháng clopidogrel ngày càng được chú ý, đặc biệt ở bệnh nhân Châu Á.
Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm P2Y ở bệnh nhân huyết tắc sớm trong stent
đang điều trị với clopidogrel hay ticagrelor.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả các trường hợp lâm sàng.
Kết quả: Bốn trường hợp biến chứng tắc cấp hay sớmtrong stent ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và
đề kháng với clopidogrel được xử trí bằng cách chuyển sang ticagrelor liều tải – 180 mg và duy trì – 90 mg
ngày 2 lần, cho thấy hiệu quả ức chế chức năng tiểu cầu cải thiện rõ rệt. Các bệnh nhân này đều có một hay
nhiều các yếu tố nguy cơ bị đề kháng clopidogrel như lớn tuổi, hội chứng vành cấp, đái tháo đường, suy
tim, phân suất tống máu giảm.
Kết luận: Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đề kháng clopidogrel nên xét nghiệm phát hiện sớm đề kháng
clopidogrel và chiến lược chuyển sang ticagrelor giúp cải thiện hiệu quả ức chế tiểu cầu.
Từ khóa: Huyết tắc trong stent, đề kháng clopidogrel
ABSTRACT
EARLY CORONARY ARTERY STENT THROMBOSIS IN ACUTE CORONARY SYNDROME
PATIENTS WITH CLOPIDOGREL RESISTANCE: CASE SERIES
Hoang Van Sy, Nguyen Phat Thanh Luan, Tran Nguyen Phuong Hai, Mai Tri Luan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 185 - 191
Background: Early coronary artery stent thrombosis is still a major challenge of percutaneous coronary
intervention. Clopidogrel resistance appears to be a new prognostic factor in acute coronary syndrome patients for
clinical events associated with stent thrombosis.
Objectives: To review and assess the clinical features and P2Y test results in patients with stent thrombosis
who were treated with clopidogrel or ticagrelor.
Methods: Clinical case series.
Results: There were four acute myocardial infarction patients who had early stent thrombosis complications
after primary PCI. The P2Y test results showed that there were clopidogrel resistance in these patients. They were
given ticagrelor with 180 mg loading dose and 90 mg twice daily thereafter. The efficiency of platelet inhibition
improved on the second P2Y test results. These patients had one or more risk factors of clopidogrel resistance such
as age, acute coronary syndrome, diabetes, heart failure, decreased ejection fraction.
Conclusions: Patients with risk factors of clopidogrel resistance should perform the test for early detection of
resistance clopidogrel and switch from clopidogrel to ticagrelor strategic help improve the efficiency of platelet
inhibition.
BM Nội Đại học Y Dược TP. HCM, ** BV Đa khoa Quãng Ngãi, *** BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS Hoàng Văn Sỹ ĐT: 0975979186 Email: hoangvansy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 186
Keyword: stent thrombosis, clopidogrel resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu CURE(11), nghiên cứu
CLARITY(7), và nghiên cứu CURRENT OASIS(5)
đã xác lập vai trò của clopidogrel trong hội
chứng vành cấp. Kể từ năm 2007, Trường môn
Tim Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị kháng tiểu cầu
kép - aspirin phối hợp với clopidogrel - trong
điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên lẫn hội
chứng mạch vành cấp không ST chênh lên(10).
Tuy nhiên, gần đây vấn đề kém đáp ứng với
clopidogrel ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ
không đáp ứng với clopidogrel thay đổi từ 4%-
30%(6). Còn tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ
Quang Huân và cộng sự(3) cho thấy tỷ lệ không
đáp ứng với clopidogrel chiếm 26,4%.
Chúng tôi mô tả 4 trường hợp được phát
hiện và xử trí đề kháng clopidogrel trên nền
bệnh nhân có biến chứng huyết tắc sớm trong
stent mạch vành.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Trường hợp 1
Bệnh nhân nữ, 74 tuổi với yếu tố nguy cơ tim
mạch bao gồm đái tháo đường týp 2 và tăng
huyết áp. Bệnh nhân được chuyển đến từ tuyến
trước với chẩn đoán “Nhồi máu cơ tim cấp ST
chênh lên thành dưới ngày 2, tăng huyết áp, đái
tháo đường týp 2” và xử trí với enoxaparin tiêm
dưới da, aspirin 162 mg, clopidogrel 300 mg và
atorvastatin 40 mg.
Lúc nhập viện bệnh nhân vẫn còn đau ngực
với nhịp tim 68 l/phút, huyết áp 120/80 mmHg.
Troponin I > 1 ng/ml; CK-MB = 129,8 UI/L;
đường huyết = 276 mg/dl; HbA1C = 11%; EF=
60% (Simpson). ECG cho thấy sóng Q hoại tử và
ST còn chênh lên ở DII, DIII, và aVF.
Bệnh nhân được điều trị tiếp với thuốc
kháng tiểu cầu kép: aspirin 81 mg và clopidogrel
75 mg, kháng đông, ức chế men chuyển, ức chế
bơm proton. Ngày thứ 2 bệnh nhân được chụp
và can thiệp mạch vành. Kết quả: hẹp 70% LAD
II; tắc LCx II với nhiều huyết khối; tắc RCA II và
được đặt 1 stent DES 3.0 x 48 mm vào sang
thương LCx.
Ngày thứ 5 sau thủ thuật bệnh nhân còn
đau ngực nhẹ. ECG cho thấy ST chênh lên hơn
ở các chuyển đạo vùng dưới. Bệnh nhân được
chụp và can thiệp mạch vành lần 2. Kết quả
chụp mạch vành cho thấy huyết khối tắc trong
stent LCx II và được can thiệp lại bằng bóng
(Hình 1). Ngay trong thủ thuật, bệnh nhân
được cho ticagrelor với liều nạp 180 mg và sau
đó duy trì ticagrelor 90 mg 1 viên ngày 2 lần,
phối hợp với aspirin 81 mg 1 viên và chỉ định
xét nghiệm P2Y trước và 72 giờ sau chuyển
đổi thuốc, với kết quả lần lượt là 77 giây và
300 giây (giá trị tham khảo < 106 giây).
Bệnh nhân ổn định và được xuất viện sau 5
ngày can thiệp lần cuối.
Hình 1. Hình ảnh mạch vành nhánh LCx trước và sau can thiệp. Mũi tên đen chỉ vị trí stent bị tắc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 187
Trường hợp 2
Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, với yếu tố nguy cơ
tim mạch gồm đái tháo đường týp 2, tăng
huyết áp, nhồi máu não cách nhập viện 7 năm.
Nhập viện vì đau ngực kiểu mạch vành. ECG
cho thấy sóng Q hoại tử, và ST chênh lên ở
DII, DIII và aVF.
Xét nghiệm cho thấy troponin I > 1 ng/ml;
CK-MB = 89,7 UI/L; đường huyết = 318 mg/dl;
HbA1C = 9,9%. Siêu âm tim có giảm động thành
dưới, EF= 44% (Simpson).
Chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh
lên thành dưới giờ 19, Killip I, tăng huyết áp, đái
tháo đường týp 2, tai biến mạch máu não cũ.
Ngoài các thuốc khác, bệnh nhân được cho thuốc
kháng tiểu cầu với liều nạp aspirin 162 mg,
clopidogrel 600 mg, và duy trì với aspirin 81 mg
và clopidogrel 75 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân được chụp và can thiệp mạch
vànhnhánh PDA bằng 1 stent DES 2,5 x 18 mm.
Sau 5 ngày, can thiệp lần 2 sang thương phân đôi
LAD-D1 bằng stent DES 2,75 x 28 mm vào LAD
và 1 stent BMS 2,5 x 12 mm vào D1. Ngay sau
can thiệp, ECG cho thấy ST chênh lên V1-V4,
chụp mạch vành kiểm tra cho thấy tắc hoàn toàn
trong stent LAD (Hình 2).
Bệnh nhân được ngưng clopidogrel, thay
bằng ticagrelor với liều nạp 180 mg và sau đó
duy trì ticagrelor 90 mg 1 viên ngày 2 lần và
aspirin 81 mg 1 viên và chỉ định xét nghiệm
P2Y trước và 72 giờ sau chuyển đổi thuốc, với
kết quả lần lượt là 43 giây và 300 giây (giá trị
tham khảo < 106 giây).
Bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 1 tuần.
Hình 2. Hình ảnh mạch vành nhánh LAD trước và sau can thiệp. Mũi tên đen chỉ vị trí stent bị tắc.
Trường hợp 3
Bệnh nhân nam, 46 tuổi với yếu tố nguy cơ
tim mạch gồm tăng huyết áp, hút thuốc lá 30 gói-
năm. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ
tim cấp ST chênh lên thành dưới và được chụp
mạch vành cấp cứu sau khi đã cho kháng tiểu
cầu kép aspirin 162 mg và clopidogrel 600 mg tại
phòng cấp cứu. Kết quả cho thấy tắc RCAII và
hẹp 70% LCxI, được đặt stent cấp cứu vào nhánh
RCAII và stent LCxI (2 DES). Thuốc kháng tiểu
cầu duy trì sau can thiệp gồm aspirin 81 mg và
clopidogrel 75 mg mỗi ngày.
Ba ngày sau xuất viện, bệnh nhân đau ngực
nhiều sau xương ức kiểu mạch vành và phải
nhập viện lại. ECG cho thấy sóng Q hoại tử ở
DIII và aVF, sóng R cao V1-V2 và ST chênh
xuống V1-3. CK-MB 105 U/L; Troponin I >1
ng/ml; siêu âm tim giảm động thành dưới và sau
với EF 40% (Simpson).
Chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp thành sau
thực giờ thứ 11, Killip II, khả năng do tắc trong
stent LCxI. Chụp mạch vành cấp cứu cho thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 188
huyết khối tắc trong stent LCxI, stent RCAII
thông tốt. Đặt lại stent LCxI (BMS 2,5 x15 mm)
(Hình 3).
Được chuyển ngay qua thuốc ticagrelor liều
nạp 180 mg và duy trì ticagrelor 90 mg 1 viên
ngày 2 lần và aspirin 81 mg 1 viên mỗi ngày. Kết
quả xét nghiệm P2Y trước và 72 giờ sau chuyển
đổi thuốc, với kết quả lần lượt là 68 giây và 300
giây (giá trị tham khảo < 106 giây).
Bệnh nhân ổn định và được cho xuất viện
sau 5 ngày.
Hình 3. Hình ảnh mạch vành nhánh LCx trước và sau can thiệp. Mũi tên đen chỉ vị trí stent bị tắc
Trường hợp 4
Bệnh nhân nam, 75 tuổi, với yếu tố nguy cơ
tim mạch tăng huyết áp. Nhập viện vì đau ngực
trái kiểu mạch vành với nhịp tim 60 lần/phút,
huyết áp 90/60 mmHg, ran ẩm 2 đáy phổi. Bệnh
nhân được chẩn đoán “Nhồi máu cơ tim cấp
không ST chênh lên nguy cơ trung bình, Killip II,
tăng huyết áp” và được điều trị với aspirin 162
mg, clopidogrel 300 mg, enoxaparin,
rosuvastatin 40 mg.
Kết quả xét nghiệm cho thấy creatinin máu
1,49 mg/dL; eGFR 48 ml/min/1,73m2; CK-MB 275
U/L và troponin I 87,6 ng/mL. Xquang phổi có
bóng tim to, tràn dịch màng phổi trái lượng ít.
Siêu âm tim cho thấy giảm động vách liên thất
và thành sau thất trái, với EF 32% (Simpson).
Hai ngày sau bệnh nhân được chụp và can
thiệp mạch vành theo chương trình. Kết quả cho
thấy bệnh 3 nhánh mạch vành với hẹp 90% LAD
I-II, 80% LCx I, tắc LCx II (mạch máu nhỏ), 50-
60% RCA II, 80% RCA III-PLV-PDA. Can thiệp
sang thương LAD I-II bằng stent phủ thuốc 2,75
x 48 mm với áp lực bóng 14 atm.
Sau can thiệp tiếp tục điều trị nội khoa, trong
đó có clopidogrel 75 mg và aspirin 81 mg;
rosuvastatin 20 mg, lisinopril 5 mg, enoxaparin
60 mg x 2 tiêm dưới da mỗi ngày.
Hình 4. Hình ảnh mạch vành nhánh LAD trước và sau can thiệp. Mũi tên đen chỉ vị trí stent bị tắc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 189
Ngày thứ 2 sau đặt stent, bệnh nhân mệt
nhiều, huyết áp tụt còn 70/50 mmHg. Monitor
cho thấy nhịp bộ nối, xen kẽ ngưng xoang kéo
dài. Khẩn trương đặt máy tạo nhịp tạm thời và
chụp mạch vành kiểm tra. Kết quả cho thấy tắc
trong stent LAD I-II, xử trí bằng hút huyết khối
và nong bóng, đồng thời đặt 2 stent BMS vào vị
trí sang thương LCx (Hình 4). Ngay trong thủ
thuật can thiệp bệnh nhân được cho ticagrelor
180 mg và sau đó duy trì 90 mg ngày 2 lần.
Kết quả xét nghiệm P2Y trước và 72 giờ sau
chuyển đổi thuốc, với kết quả lần lượt là 74 giây
và 300 giây (giá trị tham khảo < 106 giây).
BÀN LUẬN
Các trường hợp lâm sàng trên đều có bệnh
cảnh chung là nhập viện với hội chứng vành
cấp, được tái thông mạch vành bằng 1 hay 2
stent dài và điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu
kép với aspirin và clopidogrel. Bốn trường hợp
trên đều có biến chứng tắc sớm trong stent,
chúng tôi nghi ngờ có tình trạng đề kháng với
clopidogrel nên cho xét nghiệm chức năng tiểu
cầu bằng xét nghiệm có sẵn tại đơn vị là P2Y. Kết
quả xét nghiệm đều cho thấy, dù bệnh nhân
đang uống clopidogrel nhưng chưa đạt được
khả năng ức chế tiểu cầu như mong muốn. Cả
bốn trường hợp trên đều có biểu hiện kháng
clopidogrel trên lâm sàng và trên xét nghiệm.
Cơ chế đề kháng clopidogrel vẫn còn chưa rõ
ràng. Có nhiều giả thuyết giải thích chủ yếu tập
trung vào 3 nhóm yếu tố liên quan tới tế bào,
lâm sàng và di truyền; trong đó yếu tố di truyền
có vai trò quan trọng nhất(1). Men CYP2C19 là
men quan trọng trong hệ cytochrome P-450 giúp
chuyển hóa clopidogrel thành chất có hoạt tính
kháng tiểu cầu. Sự khiếm khuyết men này sẽ ảnh
hưởng tới hiệu lực kháng tiểu cầu của
clopidogrel. Có nhiều allele khác nhau mã hóa
sự tổng hợp men CYP2C19. Trong số này allele
*2 mã hóa sự tổng hợp men CYP2C19 gây khiếm
khuyết chức năng chuyển hóa clopidogrel. Tần
suất gặp allele CYP2C19*2 ở người châu Á nhiều
hơn các chủng tộc khác. Nghiên cứu của Kim và
cộng sự(4) cho thấy tỷ lệ mang allele CYP2C19*2 ở
người châu Âu là 30%, châu Phi 40% và lên tới
55% ở người châu Á. Tuy vậy, hiện nay xét
nghiệm kiểu gen CYP2C19 chưa được khuyến
cáo làm thường quy vì liên quan đến tài chính và
điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm y tế.
Hiện tại, có nhiều xét nghiệm cận lâm sàng
để phát hiện đề kháng clopidogrel. Trong đó có
VerifyNow®, Multiplate®, VASP-P assay®, và
LTA được xác nhận trong cỡ mẫu đủ lớn để dự
đoán huyết khối trong stent và chảy máu ở
những bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp(2).
Tuy nhiên với điều kiện hiện có tại bệnh viện
chúng tôi, xét nghiệm PFA -100 được sử dụng để
theo dõi hiệu quả ức chế tiểu cầu của thuốc
kháng tiểu cầu. Các xét nghiệm chức năng tiểu
cầu chưa được sử dụng thường quy trong thực
hành lâm sàng vì chưa có nghiên cứu đủ lớn
cũng như chưa thống nhất điểm cắt. Vậy khi nào
nên có chỉ định xét nghiệm này? Dựa vào giả
thuyết đề kháng thuốc chống kết tập tiểu cầu và
kinh nghiệm lâm sàng, lược đồ bên dưới được
đưa ra để tham khảo(8).
Nhìn lại các trường hợp lâm sàng trên, xét
nghiệm chức năng tiểu cầu được chỉ định khi đã
xuất hiện biến cố tắc trong stent. Nếu dựa vào
yếu tố lâm sàng trong giả thuyết đề kháng
clopidogrel hoặc thang điểm PREDICT, các bệnh
nhân trên có các dấu hiệu gợi ý nguy cơ đề
kháng clopidogrel như lớn tuổi, vào viện với hội
chứng vành cấp, đái tháo đường, suy tim, phân
suất tống máu giảm. Vì vậy xét nghiệm PY2 trên
những bệnh nhân này là hợp lý và lẽ ra nên thực
hiện sớm hơn, trước khi biến cố tắc trong stent
xảy ra.
Xử trí đề kháng clopidogrel bằng cách kết
hợp điều chỉnh các yếu tố bên ngoài như sự tuân
trị, kiểm soát đường huyết, lipid máu, huyết áp,
cân nặng, kiểm tra tương tác thuốcvà quyết định
chuyển từ clopidogrel sang liều nạp và duy trì
ticagrelor –1 thuốc kháng tiểu cầu mạnh hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 190
Sơ đồ 1 : Sơ đồ gợi ý chuẩn đoán đề kháng Clopidogrel
Cơ sở của việc thay đổi này dựa trên kết quả
từ nghiên cứu PLATO(9). Kết quả nghiên cứu cho
thấy lợi ích vượt trội của ticagrelor so với
clopidogrel: Giảm 16% các kết cục chính bao
gồm tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi
máu cơ tim và đột quỵ; Giảm 33% tỉ lệ huyết
khối tắc stent, lại không làm tăng tỉ lệ xuất huyết
nặng và hiệu quả của thuốc không phụ thuộc
vào việc có hay không có allele giảm chức năng
men CYP2C19. Thật vậy, qua 4 trường hợp lâm
Giảm EF 3
Suy thận 2
Đái tháo
đường
2
HCMV cấp 1
Tuổi 65 1
PCI nguy cơ cao: đặt stent thân chung
mạch vành trái hoặc trước chỗ chia đôi
trong một số trường hợp chọc lọc
Biến cố TMCT trong khi điều
trị với một số thuốc ức chế thụ
thể P2Y12
Đang điều trị với
clopidogrel
Chưa điều trị với
clopidogrel
Điểm
PREDICT
Đang điều trị:
Xét nghiệm phản
ứng tiểu cầu
>
1/1 1/2 2/2
Xét nghiệm di truyền
CYP2P19
Phản ứng tiểu
cầu cao
Phản ứng tiểu cầu thấp hay
trung bình
Tiếp tục
điều trị Kiểm tra tương tác thuốc – thuốc
- Ức chế canxi
- PPI : omeprazole, esomeprazole
- Kháng vitamin K
- Lipophillic statin
- Ketoconazole, itraconazole
Chuyển đổi qua :
Prasugrel hay
Ticargrelor
Xét nghiệm phản ứng
c u
Xuất huyết có thể do
prasugrel hoặc ticargrelor /
phản ứng tiểu cầu thấp
trong điều trị
Chuyển sang
clopidogrel sau khi
ngưng chảy máu /
cân nhắc xem xét
liều prasugrel 5mg
Tìm nguyên
nhân xuất
huyết khác
Xuất huyết
nặng
Xét nghiệm phản ứng
tiểu cầu
Trong
trường hợp
Có Không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 191
sàng trên, sau khi chuyển sang ticagrelor, xét
nghiệm chức năng tiểu cầu cho thấy ticagrelor
cải thiện rõ rệt hiệu quả ức chế tiểu cầu.
KẾT LUẬN
Clopidogrel được sử dụng rộng rãi trong
bệnh lý mạch vành, tuy nhiên hạn chế của
thuốc là mức độ đáp ứng rất thay đổi. Đề
kháng clopidogrel dẫn tới dự hậu xấu cho
bệnh nhân, trong đó tắc trong stent là hậu quả
nặng nề. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đề
kháng clopidogrel như lớn tuổi, hội chứng
vành cấp, đái tháo đường, suy tim, phân suất
tống máu giảm,là những ứng cử viên cho
chỉ định xét nghiệm chức năng tiểu cầu.
Chuyển sang thuốc kháng tiểu cầu mạnh hơn
như ticagrelor là chiến lược xử trí đề kháng
clopidogrel cho thấy hiệu quả ức chế kháng
tiểu cầu được cải thiện rõ rệt. Ticagrelor có
hiệu quả trên cả nhóm bệnh nhân đề kháng
hay không đề kháng với clopidogrel và chưa
ghi nhận hiện tượng kháng thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angiolillo DJ, Fernandez-Ortiz A, Bernardo E (2007).
Variability in individual responsiveness to clopidogrel:
clinical implications, management, and future perspectives. J
Am Coll Cardiol, 49(14): 1505-16.
2. Aradi D, Storey RF, Komocsi A (2014). Expert position paper
on the role of platelet function testing in patients undergoing
percutaneous coronary intervention. Eur Heart J, 35: 209–215.
3. Đỗ Quang Huân, Hồ Tấn Thịnh (2013). Tỷ lệ không đáp ứng
với điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân được
can thiệp động mạch vành qua da. Tạp chí y học thực hành, số
8.
4. Kim KA, Park PW, Hong SJ (2008). The effect of CYP2C19
polymorphism on the pharmacokinetics and
pharmacodynamics of clopidogrel: a possible mechanism for
clopidogrel resistance. Clin Pharmacol Ther, 84(2): 236-42.
5. Mehta SR, Tanguay JF, Eikelboom JW (2010). Double-dose
versus standard-dose clopidogrel and high-dose versus low-
dose aspirin in individuals undergoing percutaneous
coronary intervention for acute coronary syndromes
(CURRENT-OASIS 7): a randomised factorial trial. Lancet,
376(9748): 1233-43.
6. Mobley JE, Bresee SJ, Wortham DC (2004). Frequency of
nonresponse antiplatelet activity of clopidogrel during
pretreatment for cardiac catheterization. Am J Cardiol, 93(4):
456-8.
7. Sabatine MS, McCabe CH, Gibson CM, et al (2005). Addition
of clopidogrel to aspirin and fibrinolytic therapy for
myocardial infarction with ST-segment elevation. N Engl J
Med, (12): 1179-89.
8. Võ Thành Nhân (2015). Xét nghiệm chức năng tiểu cầu thực
sự có vai trò trong dự đoán biến cố huyết khối trong stent và
xuất huyết ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp hay
không? Chuyên đề tim mạch học.
9. Wallentin L, Becker RC, Budaj A (2009). Ticagrelor versus
clopidogrel in patients with acute coronary syndromes. N
Engl J Med, 361(11): 1045-57.
10. Wenger NK (2012). 2011 ACCF/AHA focused update of
the guidelines for the management of patients with Unstable
Angina/Non-ST Elevation Myocardial Infarction (updating
the 2007 Guideline): highlights for the clinician. Clin Cardiol,
35(1): 3-8.
11. Yusuf S, Zhao F, Mehta SR (2000). Effects of clopidogrel in
addition to aspirin in patients with acute coronary syndromes
without ST-segment elevation. N Engl J Med, 345(7): 494-502.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_khang_clopidogrel_bao_cao_mot_so_truong_hop_bien_chung_hu.pdf