Tài liệu Để góp phần vào việc hoạch định chính sách dân số: Xã hội học, số 3 - 1992
ĐỂ GÓP PHẦN VÀO VIỆC
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH DÂN SỐ
TƯƠNG LAI
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách, bản thân nó phải là một khoa học. Bởi lẽ, một chính sách đúng và có triển vọng thực thi một
khi việc hoạch định ra nó không do sự mọng muốn chủ quan mà là phản ánh quy luật vận động khách quan của
đối tượng mà chính sách hướng vào. Đối tượng của một chính sách nào cũng không nằm tách riêng, biệt lập
với đối tượng của một chính sách khác mà nó quan hệ chằng chịt, gắn bó với nhau. Các quan hệ chính sách
nằm trong cơ chế các quan hệ thể hiện tính quy luật của các hoạt động của con người trong xã hội. Nắm được
quy luật vận động của đối tượng để đề ra những giải pháp sát đúng nhằm tác động vào quy luật thúc đẩy sự
phát triển và loại bỏ những yếu tố cản trở quá trình hướng tới mục tiêu mong muốn, đó là thực chất của việc
hoạch định chính sách.
Vì thế, để việc hoạch định một chính sách dân số nhằm hướng tới mục tiêu cần đạt tới khi bước vào thế kỷ
XXI, vi...
15 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để góp phần vào việc hoạch định chính sách dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1992
ĐỂ GÓP PHẦN VÀO VIỆC
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH DÂN SỐ
TƯƠNG LAI
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách, bản thân nó phải là một khoa học. Bởi lẽ, một chính sách đúng và có triển vọng thực thi một
khi việc hoạch định ra nó không do sự mọng muốn chủ quan mà là phản ánh quy luật vận động khách quan của
đối tượng mà chính sách hướng vào. Đối tượng của một chính sách nào cũng không nằm tách riêng, biệt lập
với đối tượng của một chính sách khác mà nó quan hệ chằng chịt, gắn bó với nhau. Các quan hệ chính sách
nằm trong cơ chế các quan hệ thể hiện tính quy luật của các hoạt động của con người trong xã hội. Nắm được
quy luật vận động của đối tượng để đề ra những giải pháp sát đúng nhằm tác động vào quy luật thúc đẩy sự
phát triển và loại bỏ những yếu tố cản trở quá trình hướng tới mục tiêu mong muốn, đó là thực chất của việc
hoạch định chính sách.
Vì thế, để việc hoạch định một chính sách dân số nhằm hướng tới mục tiêu cần đạt tới khi bước vào thế kỷ
XXI, việc nắm vững quy luật vận động và phát triển của dân số nói chung và của Việt Nam nói riêng là điều
kiện tiên quyết. Quá trình dân số diễn ra không tuân theo sự mong muốn áp đặt của bất cứ một ai. Quy luật vận
động của nó, cũng như mọi quy luật khác, đòi hỏi người ta muốn hành động đúng thì phải nhận thức đúng tính
khách quan của nó. Đương nhiên, quy luật vận động của dân số không chỉ là một quy luật tự nhiên mặc dù sinh
đẻ là một hiện tượng tự nhiên của tạo hóa, mà còn là quy luật xã hội vì nó còn thông qua ý thức và hành động
của con người. Tác động đến ý thức và hành động của con người để do đó mà hướng quá trình phát triển của
dân số theo mục tiêu có thể đạt được phù hợp với quy luật vận động của nó, đó là thực chất của việc hoạch
định chính sách dân số của chúng ta trong thời gian sắp tới.
Theo nhóm cố vấn của các chuyên gia về chính sách dân số do ủy ban dân số của Hội đồng kinh tế và xã
hội Liên hiệp quốc thành lập thì chính sách dân số là những biện pháp và chương trình được thiết kế nhằm
đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội, dân số, chính trị và các mục tiêu tập thể khác
thông qua việc tác động đến các biến số dân số quan trọng cụ thể là kích thước và sự tăng trưởng dân số, sự
phân bố dân số (trong phạm vi quốc gia và quốc tế) với các đặc trưng dân số của nó. Theo họ, chính sách dân
số bao gồm cả những biện pháp và chương trình có khả năng tác động đến những biến số dân số quan trọng
cũng như những cái được thiết kế riêng đặc biệt nhằm mục đích đó. Nếu hiểu như vậy thì cũng có thể cho rằng,
chính sách dân số bao gồm cả những biện pháp trực tiếp lẫn biện pháp gián tiếp có tác động đến những biến số
này.
Chính trên nghĩa đó mà người ta bàn đến nội dung của hai khái niệm: chính sách dân số hẹp và chính sách
dân số rộng.
Chính sách dân số hẹp bao gồm các biện pháp và chương trình nhằm tác động đến quá trình tái tạo dân số
(sinh đẻ, tử vong) và quá trình di dân. Đây là những thành phần quan trọng nhất của quá trình biến đổi dân số.
Tuy nhiên, giữa hiện tượng sinh đẻ, tử vong và di dân có những khác biệt và bản chất đòi hỏi phải có sự phân
hóa trong các biện pháp chính sách nhằm đạt được các mục tiêu dân số.
Thứ nhất, quá trình tái tạo tự nhiên dân số (sinh đẻ, tử vong) và di dân là hai dạng vận động dân số khác
nhau. Quá trình tái tạo tự nhiên của dân số có thể diễn ra trong cùng một cộng đồng lãnh thổ, là sự vận động bên
trong cộng đồng đó theo thời gian. Trong khi đó di dân là quá trình diễn ra giữa hai cộng đồng lãnh thổ, là sự
vận động bên ngoài đối với mỗi cộng đồng này theo không gian.
Thứ hai, những sự kiện sinh đẻ, tử vong đơn lẻ mang đặc trưng một lần đối với người trong cuộc, trong khi
việc dii cư có thể ịăp lại. Do đó, số sinh đẻ, tử vong đúng bằng số người trong cuộc trong khi số di cư thường
lớn hơn số người trong cuộc.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
Thứ ba, hoạt động tái sinh sản có liên quan trực tiếp đến nhu cầu tái sinh sản (nhu cầu con cái, nhu cầu tiếp
tục giống nòi...), trong khi đó người ta di dân không phải để thỏa mãn nhu cầu di chuyển mà đó chỉ là phương
tiện để thực hiện các nhu cầu khác, là phương tiện nhằm thay đổi địa vị kinh tế - xã hội của họ
Thứ tư, quá trình tái sinh sản mang lại cho con người những đặc trưng dân số hoặc là bất biến (giới tính)
hoặc biến đổi tuần tự theo thời gian (tuổi) trong khi di dân có liên quan đến những đặc trưng xã hội rất biến
đổi: một số đặc trưng có thể biến đổi vĩnh viên (nơi ở, nơi làm việc, một số khác chỉ đôi khi mới biến đổi (trình
đô chuyên môn nghề nghiệp)
Thứ năm, trong tái sinh sản, những sự kiện đơn lẻ (sinh đẻ, chết) có tinh chất sinh học, dù dưới dạng một hệ
thống sự kiện diễn ra trong môi trường không gian - thời gian nhất định chúng có tính xã hội thì trong di dân.
toàn bộ hệ thống các dịch chuyển cũng như từng dịch chuyển đơn lẻ đều hoàn toàn mang tính xã hội.
Thứ sáu, động thái của quá trình tái sinh sản tự nhiên tương đối ổn định và dễ dư báo hơn so với quá trình di
dân là quá trình biến đổi rất phức tạp và thường có đột biến, nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến
tranh, thiên tai, động đất, nạn đói...
Chính sách dân số rộng, ngoài những cái có trong chính sách dân số hẹp, còn bao hàm cả những tác động
đến tính cơ động xã hội nhằm đạt được một cơ cấu xã hội hợp lý nhất bằng cách kích thích sự dịch chuyển từ
một nhóm xã hội này sang một nhóm xã hội khác. Nó bao gồm cả sự thay đổi trong thành phân kinh tế, văn hoá,
xã hội, nghề nghiệp của dân cư. Nói cách khác: nó bao gồm cả ba dạng vận động: vận động xã hội (từ nhóm xã
hội này sang nhóm xã hội khác), vận động tự nhiên (sinh đẻ, tử vong) và vận động di cư (theo không gian).
Như vậy, chính sách dân số rộng gắn chặt lĩnh vực dân số với quan niệm phát triển. Theo cách hiểu này,
quan niệm tái sản xuất dân số cũng được mở rộng và mang mầu sắc mới. Nó không những chỉ sự tái tạo, tăng -
giảm dân số về mặt số lượng, mà còn có ý nghĩa tái tạo và hoàn thiện chất lượng dân cư.
Với nội dung được xác định như vậy, chính sách dân số vừa phải có tác động trực tiếp vừa có tác động gián
tiếp. Trực tiếp tức là nói đến sự tác động đến quá trình dân số: sinh, chết và di cư. Gián tiếp tức là nói sự tác
động đến quá trình này thông qua việc tạo ra những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa cần thiết định hướng cho
quá trình dân số vận động phù hợp với quy luật hướng tới những mục tiêu. Tương ứng với nó người ta tạm quy
ước về các thuật ngữ hẹp và rộng nói trên. Song cũng thật khó mà nói được rằng, sự tác động nào có ý nghĩa lớn
lao hơn đến mục tiêu về dân số trong chiến lược kinh tế - xã hội, trực tiếp hay là gián tiếp, chính sách dân số
hẹp hay là chính sách dân số rộng. Vì trên thực tế, sự tác động trực tiếp và tác động gián tiếp cùng diễn ra một
lúc nhằm cùng một đối tượng. Cũng như vậy, chính sách dân số hẹp và chính sách dân số rộng cùng đồng thời
phát huy ảnh hưởng của nó, thậm chí lồng vào nhau, hỗ trợ cho nhau.
Vì rằng, chính sách dân số hẹp tác động trực tiếp đến việc khuyến khích hay không khuyến khích, thúc đẩy
hay ngăn cản những hiện tượng cụ thể trong một quá trình dân số bằng những biện pháp cụ thể. Những biện
pháp đó có thể thực hiện được không, các mục tiêu của chính sách đó đạt được không lại tùy thuộc vào những
điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa mà ở trong đó, các quá trình sinh, chết và di dân đang diễn ra. Bởi lẽ, tuy chết
và sinh đẻ là những dạng hoạt động tự nhiên của con người, nhưng cả ba quá trình sinh, chết và di động dân cư
mang những thuộc tính xã hội rất đặc trưng. Để hiểu được hoạt động đó, phải xem xét quá trình dân số ở bình
diện cơ cấu dân số và các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của nó, đồng thời lại phải nhìn nhận quá trình tái
sinh sản con người như là một quá trình được hình thành và phát triển hệ thống các quan hệ xã hội. Phải hiểu rõ
các yếu tố cấu thành của hệ thống này, lý giải mối quan hệ biện chứng của chúng, nhận thức được quy luật vận
động và phát triển của chúng để do đó mà hình thành được những phương thức tác động thích hợp. Chính ở đây
đòi hỏi một chính sách dân số rộng. Nếu nhìn ở kết quả cụ thể và trực tiếp thì thường khó đo đếm được ngay
mức độ tác động của nó. Song sự tác động đến việc chuyển đổi có kế hoạch và có mục tiêu kết cấu hạ tầng tâm
lý xã hội sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình dân số.
Do vậy, nếu chỉ dốc sức vào những biện pháp về kỹ thuật của ngành y tế, đo đếm các chỉ số đặt vòng và áp
dụng các biện pháp tránh thai khác để từ đó mà đánh giá kết quả của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch và
giảm tỷ lệ phát triển dân số thì không tránh khỏi những ngộ nhận về hiệu quả của chúng. Một khi các chuẩn
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
mực tái sinh sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và uy lực của nó thì các biện pháp kỹ thuật tránh thai vẫn chỉ còn là
những sức mạnh cưỡng chế bên ngoài, tác dụng của nó chỉ phát huy trong chừng mực các sức mạnh cưỡng chế
hành chính có hiệu lực. Đây là chưa nói đến việc đôi khi, những chủ thể ra mệnh lệnh này cũng chịu ảnh hưởng
của uy lực truyền thống về chuẩn mực tái sinh sản. Mà việc chuyển đổi các chuẩn mực này lại không thể được
thực hiện bằng các biện pháp kỹ thuật y tế đơn thuần! Sẽ không thể đạt được mục tiêu của chính sách dân số
nếu tách rời các biện pháp kỹ thuật thuần túy với công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trên linh vực này.
Chuẩn mực tái sinh sản điều chỉnh hành vi tái sinh sản của từng cá nhân. Chính các chuẩn mực tái sinh sản của
môi trường vi mô, của các nhóm, các tập đoàn, trong đó các cá nhân hoạt động là nguồn gốc cơ bản của việc
hình thành tâm thế tái sinh sản của mỗi cá nhân. Mà nói đến đều này là phải đề cập đến vị trí của mỗi gia đình
và hệ thống thân tộc trong đời sống xã hội v.v... Mặc dầu ngành y tế có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc vận
động kế hoạch hóa gia đình nhằm thực hiện mục tiêu dân số, song không thể y tế hóa các vấn đề kế hoạch hóa
gia đình mà phải là xã hội hóa cuộc vận động lớn đó. Cần nhận thức rõ tính đa dạng và phức tạp của quá trình
dân số.
Nếu quan niệm như vậy thì ta hiểu rằng, chính sách dân số chỉ có thể phát huy tác dụng khi ta đặt nó vào
trong tồng thể hệ thống chính sách đang tác động đến toàn bộ đời sống dân cư trong những thời đoạn nhất định
của đất nước. Có lẽ vì vậy mà dần dần, nhiều nước trên thế giới đã đưa mục tiêu chất lượng và số lượng dân số
vào trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình. Trong "Kế hoạch hành động về dân số thế
giới của Liên hiệp quốc” có khuyến nghị rằng:
"Các biện pháp và chương trình dân số cần phải liên kết với các kế hoạch và các chương trình kinh tế và xã
hội hợp lý. Sự liên kết đó cần phải được phản ánh trong các mục tiêu, các phương tiện và các tổ chức kế hoạch
hóa trong nước. Nói chung, nên lập một đơn vị giải quyết các khía cạnh dân số và đặt nó ở cấp cao của cơ cấu
hành chính quốc gia và một đơn vị như vậy cần có đội ngũ cán bộ có trình độ từ các ngành có liên quan".
II. VÀI NÉT VỀ VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở MỘT SỐ NƯỚC
CHÂU Á, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NƯỚC TA.
Trong những mức độ khác nhau, khuyến nghị của kế hoạch hành động về dân số thế giới của Liên hiệp
quốc đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Riêng ở châu Á, châu lục đông dân nhất trên thế giới, trong
vòng bốn thập kỷ qua đã chứng kiến những chuyển đổi cơ bản trong nhận thức của người dân và đặc biệt là của
các chính phủ về những vấn đề dân số. Người ta chứng kiến được vai trò tích cực ngày càng tăng của các chính
phủ trong việc kiểm soát sự gia táng dân số. Trong khi không phủ nhận ý nghĩa của những điều kiện kinh tế - xã
hội - văn hóa tạo ra động cơ giảm sinh đẻ, không thể không thấy rằng ở nhiều nước đang phát triển của châu Á,
với tình trạng còn lạc hậu về sự phát triển kinh tế thì vai trò của chính phủ trong việc hoạch định một chính sách
dân số đúng đắn và có sự chỉ đạo thực thi một cách kiên quyết là một nhân tố tác động hết sức to lớn. Chúng tôi
tóm lược dưới đây vài nét tiêu biểu của chính sách dân số và vai trò chỉ đạo, tổ chức của nhà nước ở một số
nước nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho chúng ta.
Trung Quốc: ở nước đông dân nhất trên thế giới này, tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 6,14 năm 1949 xuống còn
2,63 năm 1981, tức là trung bình mỗi phụ nữ giảm 3,5 con. Chính phủ nước này ngay từ những năm 50 đã đề ra
một chính sách dân số nhằm điều chỉnh tỷ lệ tăng dân số thông qua kế hoạch hóa gia đình. Và trong hai thập kỷ
gần đây nhất, chính sách kiểm soát sinh đã trở thành một bộ phận hợp thành của kế hoạch phát triển: đòi hỏi
phối hợp chặt chẽ giữa sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội; lập kế hoạch có cân nhắc đến sự gia tăng
dân số, sử dụng tài nguyên, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Để đạt được những mục tiêu dân số đặt ra,
chính phủ Trung Quốc tập trung nỗ lực vào kiểm soát sinh thông qua hàng loạt chiến dịch kế hoạch hóa gia đình
thực hiện mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc, phổ cập cho hơn 70% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các
biện pháp phòng tránh thai. Giữa những năm 70, khẩu hiệu "Muộn hơn, dài hơn, ít hơn" được đề ra nhằm vào
ba mục tiêu: kết hôn muộn, khoảng thời gian giữa các lần sinh dài và có ít con hơn. Năm 1978, quyết tâm của
chính phủ đã một lần nữa được khẳng định khi chính thức đưa kế hoạch hóa gia đình vào hiến pháp (Điều 25):
"Nhà nước ủng hộ kế hoạch hóa gia đình để cho sự phát triển dân số có thể phù hợp với những kế hoạch phát
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
triển kinh tế và xã hội". Năm 1979, chính phủ Trung Quốc còn làm cho cộng đồng thế giới sửng sốt hơn khi
tuyên bố thi hành một chính sách cứng rắn hơn nữa: "Mỗi gia đình chỉ có một con" với hy vọng giới hạn tổng
dân số năm 2000 ở mức 1,2 tỷ người. Chính sách này được tất cả các cơ quan và tổ chức trong cả nước thi hành
nghiêm túc và với sự giám sát chặt chẽ nên đã tỏ ra hết sức có hiệu lực và đã được mô tả như: "một trong những
kinh nghiệm xã hội có ý nghĩa nhất đã đạt được từ trước tới nay" (Các báo cáo Hội nghị dân số quốc tế 1989,
trang 3). Tất nhiên, việc thực thi một chính sách như vậy ở một đất nước còn nặng những nhân tố truyền thống
như nhu cầu mạnh mẽ của người dân muốn có gia đình đông con với ít nhất một con trai không thể tránh khỏi
những phản ứng gay gắt từ các địa phương, thậm chí cả của quốc tế (đặc biệt là Hoa Kỳ). Do đó, chính phủ đã
buộc phải điều chỉnh lại chính sách với một số những điều kiện ngoại lệ cho phép có thêm đứa con thứ hai trong
một số trường hợp rất đặc biệt như ở gia đình thiểu số hay đang sinh sống tại những vùng hẻo lánh... Chúng tôi
muốn dẫn ra đây nhận xét của Greenhalgh năm 1986 về nỗ lực này của nhà nước Trung Quốc “cho dù có gây ra
một số vấn đề xã hội, chính sách một con đã là một thắng lợi đặc biệt về nhân khẩu" (1). Dương nhiên, chung
quanh vấn đề này còn nhiều tranh luận, và riêng quan điểm của người viết bài này thì không hẳn đã tán thành
việc biểu dương thắng lợi trên.
Trung Quốc là một ví dụ khá tiêu biểu cho thấy quyết tâm của Nhà nước trong việc phấn đấu giảm mức sinh
ở một nước có trên một tỷ dân.
Ấn Độ: Với một dân số 853 triệu người (1990), ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung
Quốc. Chính phủ Ấn Độ trong nhiều năm luôn lo ngại về sức ép của một dân số quá đông. Ngay sau khi giành
được độc lập năm 1952, chính phủ đã cho ra đời một chính sách dân số và đã thực hiện mạnh mẽ một chương
trình kế hoạch hóa gia đình được đánh giá là lớn thứ hai trên thế giới về quy mô. Từ đó đến nay, chính sách dân
số đã có những thay đổi quan trọng như sau: Trong thập kỷ 50, các chương trình kế hoạch hoá gia đình được
thực hiện chủ yếu thông qua khu vực y tế. Trong kế hoạch năm năm lần thứ III, các chương trình này đưa vào
mở rộng giáo dục dân số, đồng thời cung cấp các dịch vụ tránh thai xuống tận những vùng hẻo lánh xa xôi nhất
thông qua mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn cũng như tại các bệnh viện và trung tâm kế hoạch hoá gia đình
trong các thành phố, với sự hỗ trợ của các tổ chức tình nguyện và các nhà lãnh đạo địa phương. Trong kế hoạch
IV (1969-1974), kế hoạch hóa gia đình nằm trong những chương trình quốc gia được ưu tiên nhất. Kế hoạch V
(1974 - 1979) đưa ra một chương trình nhằm kết hợp có hiệu quả hơn chương trình kế hoạch hóa gia đình với
các hoạt động y tế và bảo vệ sức khỏe. Trong kế hoạch VI, trọng tâm chương trình chuyển sang những biện
pháp hợp pháp để thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình như khuyên khích triệt sản, các hình thức khuyến khích vật
chất, kết hợp kế hoạch hóa gia đình với phúc lợi gia đình, đặc biệt là sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Sang thập
kỷ 80, chính phủ đã chú trọng nhiều hơn đến vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội tác động gián tiếp đến việc
hạ thấp tỷ lệ sinh. Những biện pháp cụ thể đề ra như sau:
a) Tầng tuổi kết hôn; b) nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội; c) Nâng cao trình độ văn hóa của phụ nữ;
d) Giảm bớt tử vong ở trẻ và cải thiện sức khỏe của trẻ em; e) Giảm bớt sự nghèo khổ; f) An sinh cho người già.
Chính sách dân số và các chương trình kế hoạch hóa gia đình luôn là bộ phận hợp thành của mọi kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Ủy ban kế hoạch đóng vai trò chính trong việc đặt ra những mục tiêu nhân
khẩu ở cấp quốc gia với sự hỗ trợ của các ban liên quan của chính phủ, các trường đại học và các học viện. Các
mục tiêu này sau đó được chuyển thành các mục tiêu cụ thể hơn cho các chương trình dân số ở cấp bang, rồi đến
cấp tỉnh và địa phương. Chiến lược chính để đạt được những mục tiêu dân số là thực hiện những mục tiêu ngắn
hạn phân phối các phương tiện tránh thai và triệt sản ở cấp địa phương và cấp cơ sở với những nỗ lực cao nhất
có thể, nhờ sự hỗ trợ của một hệ thống những khuyến khích vật chất và không khuyến khích.
Do đó những nỗ lực lớn lao như vậy, tình hình nhân khẩu của Ấn Độ đã có những cải thiện rất có ý nghĩa.
Tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 6 trẻ em trên một phụ nữ trong những năm 50 và 60 xuống còn 5 trẻ em trong thập
1) Godfrey, Roberts. (Ed) 1990. Ropulation Policy: Contenpolary Issues New York. Prarger. (
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
kỷ 70 và 4,4 trong thập kỷ 80. Tuy nhiên, do dân số phát triển quá nhanh trong quá khứ nên khó có được một sự
sút giảm nhanh chóng trong tỷ lệ sinh như ở một số nước châu Á khác.
Quay sang khu vực Đông Nam Á, chúng ta cũng có thể thấy được những tháng lợi - cho dù mức độ có khác
nhau - của các chính phủ trong việc giảm tỷ lệ tăng dân số. Ngoại trừ bốn nước: Brunei, Mianma, Campuchia và
Lào - không có các chính sách bạn chế sinh (thậm chí có nước còn muốn tăng dân như Lào) do dân số còn quá ít
trong mối so sánh với tiềm lực và tài nguyên quốc gia, bốn nước khác trong khu vực: Indonesia, Malaysia,
Singapore và Thailand đã đề ra và thực hiện thắng lợi các chính sách dân số tập trung vào kiểm soát sinh.
Philippines cũng đã có nhiều nỗ lực để hạn chế mức sinh cao (ví dụ như đã xây dựng và phát triển những nhóm
nghiên cứu dân số thuộc loại mạnh nhất châu Á, nhưng do thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ ở cấp cao đối với các
chương trình kế hoạch hóa gia đình nên mức sinh vẫn còn rất cao, và tỷ lệ sử dụng các biện pháp ngừa thai rất
thấp trong nhiều năm. Thêm vào đó cuộc đấu tranh dai dẳng không chấm dứt giữa những người muốn kiểm soát
sinh và những người chống lại mọi hình thức "nhân tạo" của việc ngừa thai, đặc biệt là nhà thờ công giáo đã hạn
chế khả năng thắng lợi của chương trình (2).
Indonesia: Hơn hai thập kỷ trước, tỷ lệ sinh của Indonesia được xếp vào mức cao trong khu vực châu Á
(Tống tỷ suất sinh TFR trong giai đoạn này là 5,6 con trên một phụ nữ). Khi đó không thấy có dấu hiệu nào về
sự thay đổi nhanh chóng mức sinh trong tương lai. Với một dân số khi đó khoảng 100 triệu, sự phát triển đất
nước đứng trước một thách thức hết sức nghiêm trọng. Quyết tâm kiểm soát sinh của chính phủ, mặc dù muộn,
nhưng rất mạnh mẽ và theo một đường hướng đúng. Những chương trình kế hoạch hóa gia đình đã đạt được
những thắng lợi đáng kể, đặc biệt trong việc phổ biến và cung cấp rộng rãi các phương tiện ngừa thai thông qua
một hệ thống phân phối rộng rãi và có hiệu quả. Những hoạt động khác của chính phủ trong các chương trình kế
hoạch hoá gia đình có tầm quan trọng lớn trong việc giảm mức sinh là:
- Phát triển rộng rãi các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông dân số IEC (Infonnation - Education -
Communication) để phổ biến đến tận người dân ở những nơi hẻo lánh nhất các vấn đề liên quan đến sinh đẻ và
quy mô gia đình, thúc đẩy khuynh hướng có gia đình quy mô nhỏ.
- Huy động chính quyền và các cộng đồng địa phương khuyến khích các cặp vợ chồng sử dụng các biện
pháp tránh thai.
Cơ chế thực hiện các chương trình kế hoạch hóa gia đình gồm Bộ Y tế (Bộ chủ quản), Nội vụ, Giáo dục, Xã
hội học và một số tổ chức tư nhân như Hiệp hội cha mẹ kế hoạch hóa gia đình Indonesia (IPPA). Cơ quan điều
phối hoạt động của những cơ quan này là ủy ban quốc gia phối hợp kế hoạch hóa gia đình: NPPCB (thiết lập
năm 1970). Ở một số vùng như đảo Java, bộ máy quân sự cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kiểm
soát sinh, phối hợp với chính quyền dân sự. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động của những tổ chức phụ nữ tự
nguyện và cổ động cho việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở cấp thôn xóm đã góp phần giữ vững hoặc làm
tăng tỷ lệ phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình ngay tại địa phương của họ.
Nhờ những nỗ lực liên tục như vậy của chính phủ, trong hai thập niên qua, tổng tỷ suất sinh ở Indonesia đã
giảm một cách đáng kể xuống còn 3,3 năm 1985. Hơn một nửa số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ thường
xuyên sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả. Sự giảm sinh có thể được coi là kết quả của những thay đổi
do nhà nước thực hiện, cho phép phát triển một chương trình phân phối đầy đủ và rộng rãi các phương tiện tránh
thai và những thay đổi kinh tế xã hội khuyến khích mỗi người sử dụng những phương pháp đó.
Malaysia là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tán thành các chính sách chống sinh đẻ năm 1966.
Khi đó, dân số đất nước tăng khoảng 3% hàng năm và tổng tỷ suất sinh là 5,6 con ở một phụ nữ. Đạo luật về kế
hoạch hóa gia đình được ban hành và ngay sau đó, Cục quốc gia kế hoạch hóa gia đình được thành lập để chỉ
đạo việc thực hiện luật này cũng như nắm vai trò điều phối các chương trình nhà nước về kế hoạch hóa gia đình.
Sau bốn kế hoạch năm năm liên tiếp với những mục tiêu cụ thể về tỷ suất sinh, đến năm 1985, tổng tỷ suất sinh
2 Xem bài của Luathati Bost đăng trong số Tập chí này.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
là 3,8 và tỷ lệ tăng tự nhiên đứng ở mức 2,6 (mỗi phụ nữ giảm 3 con). Chính sách dân số ở Malaysia trong từng
kế hoạch năm năm được điều chỉnh theo những điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi:
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 - 1970): tầm quan trọng của kế hoạch hóa gia đình đối với sự phát
triển kinh tế xã hội được nhấn mạnh. Một chương trình kế hoạch hóa gia đình hữu hiệu đã được đề ra và thực
hiện trong cả nước, chú trọng cung cấp rộng rãi các phương tiện ngừa thai đi đôi với tuyên truyền vận động.
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1971 - 1975) : Tiếp tục phát triển các chương trình kế hoạch hóa gia đình, đồng
thời đầu tư phát triển những khu vực tác động đến giáo dục, sức khỏe và nhà ở.
Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980): Chương trình định hướng sức khỏe được mở rộng trên cơ sở bệnh
viện để trở thành cơ sở cộng đồng và định hướng phúc lợi, xác đinh giai đoạn cho sự chuyển đổi sau đó từ "kế
hoạch hóa gia đình" sang "phát triển gia đình"
Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1981 - 1985): Kế hoạch này đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách nhân
khẩu đáp ứng những thay đổi về bối cảnh kinh tế của đất nước sau 15 năm phát triển nhanh chóng. Với tốc độ
gia tăng tổng sản phẩm quốc dân 8,6% hàng năm, đến năm 1980 xảy ra tình trạng thiếu lao động, nhất là ở khu
vực nông thôn. Năm 1982, chính phủ Malaysia quyết định chuyển hướng chính sách tự giảm phát triển dân số
sang tăng dân số một cách thích đáng để đáp ứng các nhu cầu về nhân lực cho tương lai. Mục tiêu đặt ra là đến
năm 2100 sẽ có số dân là 70 triệu, coi đó là một dân số tối ưu đối với nước giàu tài nguyên thiên nhiên như
Malaysia.
Việc xét duyệt lại chính sách đã dẫn đến sửa đổi lại đạo luật kế hoạch hóa gia đình vào năm 1984, với nội
dung khuyến khích sinh đẻ. Tuy nhiên, mục tiêu này hy vọng có thể đạt được nhờ làm chậm lại tỷ lệ giảm phát
triển dân số một cách vừa đủ để có thể hoàn thành mục tiêu dân số tối đa, chứ không phải bằng các nâng cao tỷ
lệ sinh. Đó là sự thay đổi từ chính sách dân số sang chiến lược kế hoạch hóa nguồn nhân lực (luật về kế hoạch
hóa gia đình được sửa đổi thành luật về Phát triển gia đình và Cục quốc gia kế hoạch hóa gia đình đổi tên thành
Cục phát triển Gia đình và Dân số để nhấn mạnh vào phúc lợi gia đình và phát triển hơn là kế hoạch hóa gia
đình. Kế hoạch này tập trung vào những mục tiêu kinh tế rộng lớn hơn, trong đó chú trọng nhiều tới sự gia tăng
đồng thời chất lượng, số lượng và năng lực của lực lượng lao động.
Singapore: Chính sách dân số của Singapore là một thắng lợi nổi bật trên thế giới về hạn chế gia tăng dân
số. Từ năm 1965, ngay sau khi giành được độc lập, chính phủ đã nhận thức sâu sắc được thách thức của một dân
số đông, với tốc độ gia tăng cao (2,5%), đối với một quốc gia nhỏ bé và ít tài nguyên như Singapore. Năm 1965,
cơ quan điều hành là "Cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Singapore” được thiết lập. Chỉ sau đúng một thập
kỷ, năm 1975, tỷ lệ sinh đã đạt đến mức chỉ đủ để thay thế. Thắng lợi đó là kết quả của việc thực hiện một
chương trình kế hoạch hoá gia đình mạnh mẽ, gắn chặt với đường lối phát triển quốc gia.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 – 1970), trọng tâm của chính sách và các chương trình kế hoạch
hóa gia đình là cung cấp các phương tiện tránh thai không mất tiền cho mọi người, thúc đẩy tự do hóa triệt sản
và phá thai kèm theo một hệ thống những ưu đãi vật chất và các hình thức không khuyến khích để tác động đến
các cặp vợ chồng, nhằm giới hạn quy mô gia đình của họ. Đồng thời, nhà nước tăng cường những nỗ lực về giáo
dục và thông tin dân số rộng rãi. Những cố gắng của chính phủ cùng với thắng lợi của các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự hạ thấp nhanh chóng tỷ lệ sinh: Tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,6 năm 1947
xuống còn 4,5 năm 1966; 3,1 năm 1970 và 2,1 năm 1975. Đến năm 1986, tỷ suất này xuống còn 1,44 - mức thấp
nhất ở Châu Á.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 80, chính sách hạn chế sinh đẻ của chính phủ tỏ ra không đáp ứng được những
điều kiện thay đổi về kinh tế do thiếu nhân lực (theo dự báo, nếu TER giữ ở mức năm 1980 thì dân số Singapore
sẽ đạt mức tối đa là 3,1 triệu người và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần). Bên cạnh đó còn mối lo ngại về sự già hóa
cơ cấu dân cư tỷ lệ người tuổi trên 60 sẽ quá cao, 45 người trên 100 người trong độ tuổi lao động) và những
khác biệt về mức sinh giữa những nhóm dân có trình độ văn hóa chênh lệch nhau (thấp nhiều trong những người
có văn hóa cao) dẫn đến chất lượng dân cư bị giảm sút. Vào tháng 3 năm 1987, chính sách dân số mới với mục
tiêu trước mắt là nâng khả năng sinh sản lên mức cũ đã được chính phủ ban hành. Chính sách này khuyến khích
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
một chuẩn mực ba con trở lên, đặc biệt giữa những người có trình độ văn hóa cao bằng cách đặt ra một loạt
những khuyến khích như giảm thuế, ưu tiên về nhà cửa và trợ cấp chăm sóc con cái cho những phụ nữ trong
diện được khuyến khích, đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học. Kế hoạch này còn nhằm một mục tiêu nữa
là biến người dân Singapore thành một dân tộc thông minh để đáp úng những đòi hỏi phát triển trong tương lai.
Thailand: Trong nửa đầu của thế kỷ XX, chính phủ Thailand có quan điểm khuyến khích sự gia tăng dân số
(pronatalist View) vì cho rằng sức mạnh quốc gia thể hiện ở số dân đông để khai thác các nguồn tài nguyên.
Tuy nhiên, tỷ lệ dân số tăng nhanh giữa hai cuộc điều tra dân số 1947-1960 đã khiến chính phủ phải nhìn nhận
lại và quan tâm hơn đến những vấn đề dân số của đất nước. Thế nhưng, trong thập kỷ 60, các biện pháp chính
phủ đề ra để giảm bớt tỷ lệ tăng dân số đã không thu được hiệu quả cao, do người dân chưa sẵn sàng tiếp nhận
các biện pháp kiểm soát sinh. Chỉ từ năm 1970, chính phủ mới có đủ khả năng để phát động một chương trình
kế hoạch hóa gia đình toàn diện nhằm vào những mục tiêu dân số cụ thể, với những hoạt động tập trung và rộng
kháp hơn các lỗ lực trước kia, như tuyên bố của chính phủ đã nêu rõ: "Chính phủ Thailand đã có một chính sách
ủng hộ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng do hậu quả của tỷ lệ phát
triển dân số rất cao tạo ra một trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia". Những kế hoạch
dân số được đặt ra cụ thể cho từng kế hoạch 5 năm phát triển quốc gia: giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 3,0%
xuống 2,5% cho giai đoạn 1972 - 1976, xuống 2,1% giai đoạn 1977 - 1981, và 1,5% giai đoạn 1981 - 1986. Mục
tiêu đặt ra cho kế hoạch năm năm lần thứ VI, 1987-1991 là 1,1%.
Bộ phát triển Kinh tế và xã hội Quốc gia (NESDB) chịu trách nhiệm chuẩn bị và xây dựng các chính sách,
đồng thời giám sát và phối hợp hoạt động của các cơ quan khác có liên quan trong việc thực hiện các chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình như Bộ Y tế, Giáo dục, Nội vụ, Viện Quản lý phát triển cũng như các trường
đại học và các tổ chức khác. Các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích cũng được đưa ra để hạn chế
quy mô gia đình như giảm thuế, những giúp đỡ tài chính cho các chi phí giáo dục và y tế chỉ giới hạn cho 3 đứa
con đầu của mỗi gia đình. Nhà nước cho phép tự do phá thai và vận động triệt sản, khuyến khích các khu vực tư
nhân xây dựng những nhà máy sản xuất các dụng cụ tránh thai, giảm bớt thuế cho những người sống độc thân,
ưu tiên nhà ở cho những gia đình ít con, có phần thưởng vật chất cho những người cung cấp các phương tiện
tránh thai hay lôi cuốn người khác cũng sử dụng những biện pháp đó... Những giải pháp chính được thực hiện
để đạt được các mục tiêu dân số gồm:
Mở rộng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tới mọi miền đất nước và cải thiện chất lượng phục vụ, thiết bị
và nhân lực.
Thúc đẩy các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông dân số IEC. Các hoạt động giáo dục dân số
được thực hiện ở mỗi cấp trong trường phố thông và cả ở ngoài nhà trường.
- Đề ra những điều luật, những loại thuế và các khuyến khích vật chất.
- Chú trọng đến những nhóm xã hội đặc biệt như những người nghèo trong các khu vực đô thị, các bộ lạc
miền núi và các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở vùng phía Nam (nơi tỷ lệ sinh cao nhất) để làm sao những dịch vụ
tránh thai có thể đến được với họ.
Kết quả của những chương trình này là tỷ lệ sử dụng những biện pháp tránh thai đã tăng lên rất nhiều, tổng
tỷ suất sinh chỉ còn ở mức 3,5 con mỗi phụ nữ giữa những năm 80. Các chương trình hoạt động còn gồm việc
mở rộng và cải thiện các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình như một phần của các chương trình phát triển
khác, ví dụ như kết hợp các chương trình này với các chương trình phát triển nông thôn và đưa ra một loạt
những khuyến khích kinh tế để thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, Thailand
sẽ đạt tỷ lệ sinh ở mức thay thế vào năm 2000.
Chính sách dân số có thể được xác định như một nỗ lực có cân nhắc của chính phủ nhằm ảnh hưởng tới cả
ba yếu tố: sinh, tử và di dân, do đó làm thay đổi tỷ lệ phát triển, cấu trúc theo tuổi và giới tính, thành phần và
phân phối không gian của dân cư, nhưng vấn đề mức sinh luôn là trọng tâm chính trong các chính sách dân số.
Những chính sách dân số của các chính phủ những nước nói trên đã chuyển từ những mục tiêu hết sức chung
chung tới những mục tiêu rất cụ thể nhằm giảm bớt mức sinh. Ở những nước này, chính sách dân số có thể
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
được gọi là chính sách ảnh hưởng tới mức sinh hay cụ thể hơn nữa là các chính sách ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh.
Những mục tiêu của chính sách được chuyển cụ thể thành những mục tiêu chương trình, kèm theo những biện
pháp để có thể đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời, những giải pháp cho các vấn đề dân số luôn gắn với
những chiến lược phát triển rộng rãi hơn. Những vấn đề dân số được xem xét trong những mối quan hệ tác
động qua lại với những nhân tố kinh tế - xã hội, văn hóa và chính trị khác và do đó, các chương trình dân số trở
nên có hiệu quả hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển quốc gia.
Những chương trình kế hoạch hóa gia đình trước kia thường được thực hiện chủ yếu thông qua lĩnh vực y
tế. Tuy nhiên, khu vực nông thôn, nơi rất đông dân cư sinh sống lại nằm ngoài tầm với của hệ thống y tế hiện
đại. Do đó, trong thời gian gần đây, chính phủ đã chú trọng nhiều tới những chương trình kế hoạch hóa gia đình
dựa trên cộng đồng (community-based programs), với sự hỗ trợ của những nhân viên y tế cấp xã, những người
cổ động và giám sát, những nhóm tinh nguyện và những nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương. Kết quả là các
chương trình này đã tới được người dân ở những vùng nông thôn hẻo lánh. Do kế hoạch hóa gia đình liên quan
tới hoạt động của nhiều Bộ khác nhau, nên ở nhiều nước, các chương trình này được đặt dưới sự chỉ đạo của
những Bộ lập kế hoạch quốc gia hay các ủy ban phối hợp tiến bộ (Indonesia).
Tại hầu hết các nước này, các dụng cụ tránh thai hoặc được phát không, hoặc bán với giá khuyến khích. Sức
khỏe của bà mẹ và trẻ em cũng là trọng tâm trong các chính sách dân số, nhưng tất nhiên, các bà mẹ thực hiện
kế hoạch hóa gia đình cũng như con cái họ được hưởng những ưu tiên về điều trị và thuốc men. Ò thột số nước
như Trung Quốc và Indonesia, chính phủ đã tạo được những kênh hữu hiệu để cung cấp những phương tiện
tránh thai đến tận người dân và làm tăng được nhu cầu kế hoạch hóa của dân chúng. Khu vực tư nhân cũng
được sử dụng để sản xuất và phân phối các dụng cụ tránh thai.
Phần lớn các chính sách của các nước dựa trên cơ sở tự nguyện, nhưng nhà nước đều đưa ra hệ thống những
khuyến khích và không khuyến khích để thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình.
Các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông dân số IEC cũng được chính phủ của nhiều nước phát
triển để khuyến khích khuynh hướng có quy mô gia đình nhỏ. Các chính phủ cũng ngày càng lưu ý hơn đến vai
trò của những nhân tố kinh tế - xã hội tác động gián tiếp đến mức sinh như nâng cao địa vị của phụ nữ thông
qua các luật hôn nhân, ly dị, thừa kế tài sản, nâng cao trình độ văn hóa và công ăn việc làm của phụ nữ, an sinh
cho người già, cải thiện sức khỏe trẻ em...
Đương nhiên, ở đây chúng tôi chỉ nhắc đến những thành tựu họ đạt được mà không bàn đến những thất bại,
những hạn chế.
III. QUÁ ĐỘ DÂN SỐ Ở VIẾT NAM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ
1. Khái lược về quá độ dân số Việt Nam
Trước năm 1945, nhìn chung Việt Nam còn là một xã hội nông nghiệp truyền thống với tỷ lệ sinh và chết
thô tương đối cao. Tỷ lệ gia tăng dân số dao động từ 1,2% tới 1,4% và bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh tật, nạn
đói, chiến tranh và những tai họa khác. Theo một vài đánh giá năm 1936, triển vọng sống là 18 năm và tỷ lệ
chết trẻ ở trẻ sơ sinh rất cao. Theo số liệu chính thức, ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam Bộ, miền Trung có tỷ lệ
sinh và chết cao nhất nước (29,5% và 17,6%), nhưng tỷ lệ gia tăng dân số là xấp xỉ nhau tính cho cả ba miền.
Những biến động dân số đã xảy ra kể từ năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Tình
hình dân số giữa miền Bắc và miền Nam nhìn chung tương đối giống nhau, mặc dù mỗi miền theo đuổi một
đường lối chính trị khác nhau. Tỷ lệ chết giảm rất nhanh xuống còn 12%. Ở cả hai miền đất nước nhờ kết quả
của những phát triển mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe và cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cũng như sự cung
cấp rộng rãi các loại thuốc phòng và chữa bệnh tật. Ở phía Bắc, những cải cách xã hội rộng rãi như cải cách
ruộng đất, phong trào bình dân học vụ, những phát triển hệ thống y tế ở nông thôn và việc cải thiện địa vị phụ
nữ... đã đóng góp đáng kể làm tăng tỷ lệ sinh lên 46%. Trong khi đó ở miền Nam, tỷ lệ sinh mới chỉ ở mức
42%. Sau sự bùng nổ dân số này, cuộc chiến tranh khốc liệt những năm tiếp theo đã làm tăng tỷ lệ chết lên tới
14% (tính cho cả nước), nhưng tỷ lệ sinh vẫn giữ ổn định ở mức 42%. Kể từ năm 1963, ở miền Bắc nhà nước ta
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
đã chính thức đề ra và thực hiện một chính sách dân số nhằm giảm bớt sự gia tăng quá cao. Tuy nhiên, do điều
kiện chiến tranh nên đã chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động dân số. Ở phía Nam, chính
quyền Sài Gòn theo đuổi chính sách khuyến khích tăng dân số, coi là là nguồn động lực cho sự phát triển quốc
gia.
Thập kỷ đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc đã chứng kiến sự giảm liên tục của cả mức sinh lẫn mức chết.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa rõ về tốc độ giảm cũng như những nhân tố tác động đến nó. Tổng tỷ suất sinh
(TFR giảm từ 5,9 trong giai đoạn 1970 - 1974 xuống còn 4,7 trong những năm từ 1980 tới 1984. Dường như sự
"bùng nổ trẻ em" (baby boom) sau chiến tranh đã không ảnh hướng đáng kể đến tình hình gia tăng dân số
chung. Di cư quốc tế quy mô lớn (chủ yếu ở miền Nam) cũng như tình trạng phân ly tạm thời của các cặp vợ
chồng vì nhiều lý do khác nhau đã góp phần làm giảm mức sinh, đặc biệt nhờ làm tăng tuổi kết hôn và trì hoãn
sinh con.
Sau khi đất nước thống nhất, chương trình kế hoạch hóa gia đình được chính thức mở rộng vào phía Nam,
nhưng chỉ đạt được một số kết quả hạn chế. Ở miền Bắc, các chương trinh dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ nhờ vai trò của hợp tác xã và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các chương
trình này đạt hiệu quả cao nhất trong hai năm 1980 và 1981. Trong thời gian này, các chương trình kế hoạch hóa
gia đình tập trung chủ yếu vào phương pháp đặt vòng. Ở khu vực nông thôn, những đội kế hoạch hóa gia đình
lưu động từ các trung tâm y tế huyện thường xuyên xuống các xã để giúp chính quyền địa phương hoàn thành
mục tiêu: "năm phần trâm tổng số đặt vòng". Những cuộc điều tra tại nhiều khu vực nông thôn khác nhau ở
miền Bắc và miền Trung, nơi các chương trình kế hoạch hóa gia đình được triển khai sâu rộng nhất, đã cho thấy
khoảng 64% và 17% phụ nữ có chồng trong độ tuổi 15 - 49 thường xuyên sử dụng vòng tránh thai. Tuy nhiên,
tỷ lệ tiếp tục sử dụng vòng khó có thể tính được vì không có thống kê.
Theo các cuộc nghiên cứu xã hội học trong năm 1984 ở khu vực nông thôn, nơi tập trung hơn 80% dân số,
thì số con mong muốn ở nông thôn ba miền Bắc, Trung, Nam là 3,43; 3,8 và từ 4 con trở lên tính cho từng miền.
Các cặp vợ chồng muốn có nhiều con, đặc biệt là con trai, vì hai lý do chính: để có người nối dõi và chăm sóc
khi già yếu. Đối với chồng thì lý do đầu là quan trọng nhất, còn người vợ thì lại coi trọng lý do thứ hai hơn. Ăn
uống và may mặc là hai loại chi phí tốn kém nhất cho con cái, nhưng đối với người nông dân lại không quan
trọng. Các chi phí khác như không đáng kể (chẳng hạn như giáo dục được hưởng không mất tiền). Sau chiến
tranh, tính lưu động cả về mặt xã hội lẫn địa lý của người dân giảm đi đáng kể. Nhiều quan hệ truyền thống đã
được khôi phục tại các làng quê. Tình hình này đương nhiên có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người dân
đối với những hành vi sinh đẻ.
Tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam giảm từ 4,7 giai đoạn 1980 - 1984 xuống 3,9 giai đoạn 1985 - 1989. Như vậy
có nghĩa là mỗi năm giảm được 0,16. Các số liệu của Việt Nam DHS 1988 đã đưa ra các con số cao hơn về mức
sinh. Tuy nhiên, trong hai năm 1989 và 1990, tổng tỷ suất sinh chỉ còn dưới bốn con. Mức sinh giảm đã ảnh
hưởng khác nhau tới các khu vực khác nhau. Ở thành thị, TER đã gần đạt được mức 2 trẻ em trên một phụ nữ.
Trong khi đó, con số này ở các vùng nông thôn vẫn còn cao hơn 4 trẻ em. Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vào loại
tương đối thấp (khoảng 20%) sau nhiều năm, chỉ trong thời gian gần đây quá trình đô thị hóa mới làm gia tăng
được quy mô dân số đô thị và phổ biến tương đối rộng rãi lối sống đô thị. Khác biệt giữa miền Bắc và miền
Nam cũng khá rõ ràng: miền Nam có tỷ lệ sinh cao hơn nhưng cũng đồng thời đạt được sự sút giảm mức sinh
cao hơn. Tuy nhiên, ngoại trừ khu vực đông nam Việt Nam, nơi đã đạt trình độ công nghiệp hóa và đô thị hóa
cao hơn cả, không có vùng nào trong cả nước có TFR thấp hơn cơ số ba trẻ em. Thậm chí ở vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng cũng khó có thể đạt được kích thước gia đình với ít hơn ba trẻ em.
Chúng tôi đưa ra đây một bảng biểu về tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi tính theo khu vực địa lý giai đoạn
1988-1989.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
19-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 TFR
4.17 0.017 0.046 0.090 0.154 0.237 0,234 0,047 Vùng núi phía bắc đồng
3.03 0.005 0.023 0.052 0.113 0.188 0,200 0,025 Đồng bằng sông Hồng
4.29 0.017 0.045 0.123 0.200 0.251 0,206 0,016 BẮC Trung Bộ
4.61 0.038 0.062 0.141 0.193 0.237 0,215 0,036 Đồng bằng miền Trung
5.98 0.053 0.127 0.199 0.244 0.283 0.234 0,055 Cao nguyên miền Trung
2.9 0.008 0.040 0.077 0.129 0.161 0.141 0,023 Vùng đông nam
3.89 0.010 0.067 0.130 0.164 0.194 0.172 0,0593 Đồng bằng sông Mêkông
Nguồn tổng điều tra dân số Việt Nam 1989
Vốn là một nước có sự quản lý và chỉ đạo tập trung từ trung ương, nhà nước đã đặt ra những mục tiêu dân số
kế hoạch hóa gia đình cho từng đơn vị hành chính. Trong điều kiện đó, đặt vòng tránh thai là sự lựa chọn tốt
nhất cả từ phía chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương. Phương pháp này không có khó khăn về mặt
kỹ thuật và không đòi hỏi bất kỳ kiến thức nào của người sử dụng, hơn nữa lại thuận lợi cho tính toán số người
đặt trong các báo cáo hàng năm về kế hoạch hoá gia đình trình lên các cấp cao hơn. Để thúc đẩy việc thực hiện
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, mỗi địa phương đều đưa ra những biện pháp khuyến khích và không
khuyến khích cho các cặp vợ chồng mà chủ yếu là đối với việc đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, giá trị vật chất
của những khuyến khích và không khuyến khích này tùy thuộc vào nguồn vốn và giải pháp của từng địa
phương. Gần đây, với đường lối kinh tế mới, nhiều biện pháp tránh thai đã tương đối phổ biến và dễ tiếp cận,
nhưng tính hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể: hơn 90% người sử dụng các biện pháp tránh thai là đặt vòng
trong khi số sử dụng thuốc tránh thai hay triệt sản nam là rất ít ỏi
Những khó khăn kinh tế và các cuộc cải cách tiếp theo đã đặt ra nhiều vấn đề cho các hoạt động kế hoạch
hóa gia đình cũng như các chương trình dân số trong giai đoạn đổi mới hiện này là các chương trình này có thể
trang trải các chi phí hoạt động rộng khắp trên phạm vi cả nước từ những nguồn quỹ nào. Dường như những
nguồn quỹ do chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương cho phép mở rộng quy mô của các chương
trinh. Cần nhớ rằng trong quá khứ, hầu hết các hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở tại các
vùng nông thôn (xã và thôn) đều nhận được những giúp đỡ về tài chính và nhân lực từ phía hợp tác xã. Những
giúp đỡ này thường bị đánh giá thấp hay bỏ qua trong các tính toán thống kê. Hiện nay, các hoạt động dân số
hầu hết chỉ có thể đưa vào nguồn kinh phí của nhà nước cấp trong khi ở cấp cơ sở hiện đang cần đến những trợ
giúp cơ bản nhất. Điều này làm tăng sự mâu thuẫn cam kết của nhà nước giảm tỷ lệ gia tăng dân số và các khó
khăn thực tế trong thay đổi định hướng phát triển của xã hội Việt Nam.
Trong khi những thay đổi trong mức sinh bị tác động theo những cách khác nhau bởi những yếu tố bên
ngoài thì tỷ lệ chết từ sau chiến tranh cũng liên tục giảm. Tỷ lệ chết thô (CDR) giảm từ 14%o trong thời gian
trước năm 1975 xuống còn 9,8% năm 1985 và 8,2% năm 1990. Triển vọng sống tăng tới 63 năm đối với nam và
67,5 năm đối với nữ năm 1989 trong khi tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh (IMR) giảm xuống 4,4% với những khác biệt
giữa khu vực đô thị và nông thôn: 3,2% và 4,67%. Thắng lợi nổi bật nhất trong việc làm giảm tỷ lệ chết ở Việt
Nam diễn ra trong những năm trước 1980 khi mà cả nước đang trong tình trạng thiếu thốn thuốc men, khủng
hoảng kinh tế và chịu những thách thức quân sự đối với nền độc lập quốc gia từ bên ngoài. Lý do giải thích cho
thắng lợi kỳ diệu này là nhờ sự phát triển tương đối cao của hệ thống chăm sóc sức khỏe khu vực nông thôn, các
hoạt động linh hoạt và có hiệu quả của các cấp chính quyền trong những phong trào vệ sinh như khuyến khích
uống nước đun sôi, đào giếng và xây hố xí hai ngăn... cũng như các chương trình tiêm chủng phòng dịch bệnh.
Những lý do khác bao gồm tỷ lệ biết đọc biết viết cao (hơn 80% tổng số người lớn), sự phân phối đồng đều
lương thực trong suốt một thời gian dài cũng như tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Hiện nay, dưới sức ép
của những cải cách về kinh tế, mạng lưới y tế theo kiểu bao cấp như trước không còn nữa. Tuy vậy không vì thế
mà dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ chết do hai nguyên nhân chính: một là thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể
và hai là sự phổ biến rộng rãi các loại thuốc phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, theo chúng tôi rất khó có thể giảm
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
được tỷ lệ chết hơn nữa, bởi lễ điều đó đòi hỏi những cải thiện lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện vẫn
còn chưa phải là hiện thực trước mắt của Việt Nam và mặt khác do những vấn đề già hóa của dân số đất nước.
Từ những nét tóm lược khái quát nói trên, có thể nhận định rằng: sự quá độ dân số đã thực sự diễn ra ở Việt
Nam trong hơn bốn thập kỷ qua trong những điều kiện không bình thường. Mười bảy năm sống trong hòa bình
đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết nhưng lại không đảm bảo có được một sự suy giảm chắc chắn trong mức sinh
cần thiết cho phát triển quốc gia. Khi tìm hiểu tất cả những nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh ở Việt Nam, chúng
ta có thể thấy rằng trong thập kỷ tới, sự phát triển dân số của đất nước sẽ trải qua hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất có thể sẽ kéo dài tới năm 1995 khi xã hội Việt Nam thực sự hàn gắn được những hậu quả
tàn khốc của chiến tranh, và xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với những điều kiện
đặc thù của nó. Dối với dân số, tổng tỷ suất sinh (TFR) hay tỷ suất sinh chung (CFR) có thể giảm chậm nhưng
tỷ suất sinh thô (CBR) có thể sẽ không đổi ở mức 3,1% đến 3,3% như hiện nay. Nếu CBR có giảm thì cũng ở
mức độ không đáng kể và triển vọng hạ xuống dưới 2,8% là không đảm bảo. Giai đoạn 1990 - 1995 trong thực
tế là giai đoạn đầu quá trình giảm tỷ lệ gia tăng dân số ở việt Nam. Sau đó mỗi sự phát triển dân số sẽ phụ thuộc
nhiều vào hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tạo dựng được những điều kiện cần thiết cả về mặt khoa
học kỹ thuật lẫn vật chất cho việc thực hiện các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Giai đoạn hai (1995-2000) với sự giảm sút có thể của dân số sẽ phụ thuộc vào giải pháp cho các vấn đề
phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của giai đoạn trước đó. Nếu có thể điều khiển được sự phát triển kinh tế,
văn hóa và xã hội phù hợp nhất với khả năng của quốc gia và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho các
chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình khi đó sự phát triển dân số Việt Nam có thể đạt mức 1,7% một
năm. Sẽ khó có thể đạt được sự giảm tỷ lệ tăng dân số xuống dưới mức này, nói đúng hơn, đó là công việc của
thế kỷ XXI. Tuy nhiên, nếu trong năm năm sắp tới không có được định hướng phát triển rõ ràng và không cải
thiện được các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình so với giai đoạn hiện nay thì sẽ rất khó có thể đạt
được mức dự đoán cho năm 2000 (1,7%). Trong trường hợp đó, sức ép dân số đối với sự phát triển đất nước sẽ
còn nghiêm trọng hơn nữa (3).
2. Khuyến nghị về chính sách dân số
Phân tích những nét cơ bản về quá độ dân số ở Việt Nam, và đưa ra những dự báo nói trên cùng với những
kiến giải trong phần đặt vấn đề, chúng tôi muốn góp phần vào việc xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách dân số trong vòng mười năm tới, bước vào thế kỷ XXI.
2.1. Năm 1988, trong cuốn sách Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội đo Nhà xuất bản Khoa học xã hội
ấn hành, Ở chương III “Về chính sách xã hội trên lĩnh vực dân số "mục 3". Kiến nghị về những vấn đề cơ bản
trong việc hoạch định chính sách xã hội trên lĩnh vực dân số" chúng tôi đã nêu lên 4 vấn đề, tóm tắt như sau:
a) Chính sách dân số phải được hoạch định bởi một tầm nhìn chiến lược được quán triệt trong chiến lược
kinh tế - xã hội của sự phát triển đất nước đến năm 2000, trong đó phải đảm báo được tính đồng bộ của hệ
thống chính sách, mối quan hệ tương tác của các chính sách trong hệ thống ấy và những yếu tố tác động lên
nhau trong bản thân chính sách dân số.
b) Định hướng của mọi chính sách xã hội phải nhằm tác động đến tính cơ động xã hội, tạo nên sự dịch
chuyển thuận lợi từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác tạo nên một cơ cấu xã hội thuận lợi cho sự phát
triển, trong đó, cơ cấu dân số cũng được chuyển đổi phù hợp với mục tiêu phát triển.
c) Đổi mới và hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, học vấn để do vậy mà xây
dựng tinh thần pháp lý đó là điểm tựa cho mô hình gia đình nhỏ, ít con mà chúng ta mong muốn hướng tới.
d) Tôn trọng tính tự nguyện nhưng đồng thời phải hết sức kiên quyết trong việc chỉ đạo thực thi chính sách
3 Xem Tổng quan về quá độ dân số ở Vệt Nam. Phạm Bích San: Báo cáo tại hội thảo quốc tế quá độ dân số
ở Đông Nam Á - kinh nghiệm cho Việt Nam do Viện Xã hội học tổ chức tại Hà Nội, tháng 4 năm 1992.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
dân số và cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2 .2 . Bốn vấn đề nêu trên vẫn giữ nội dung thời sự của chúng trong khi bàn về việc hoạch định chính sách
dân số trong thời gian tới. Trong bối cảnh của sự nghiệp đổi mới, chuyển mạnh từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và bao cấp sang cơ chế thị trường của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, chúng tôi muốn bổ sung
và nhấn mạnh một số vấn đề sau:
a. Đặc biệt coi trọng công tác truyền thông dân số, nhận thức đúng đây là một yếu tố cấu thành của chính
sách, phải đi tiên phong trước hoạt động dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Bởi lẽ, đây là sự tác động quyết đinh
đến tâm lý và ý thức của chủ thể thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo tính tự nguyện của cuộc vận động,
đồng thời cũng là đảm bảo chất lượng của việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Ở địa bàn nông thôn, trọng điểm của cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, khi vai trò của hợp tác
xã giảm sút cũng có nghĩa là những giải pháp áp đặt và cưỡng chế từ bên ngoài vào, bên trên xuống bị giảm sút
theo thì tính tự nguyện của các cặp vợ chồng, của gia đình và hệ thống thân tộc, của dư luận xã hội càng có ý
nghĩa quyết định đối với việc áp dụng các giải pháp kế hoạch hóa gia đình. Để thúc đẩy tính tự nguyện đó, có
nhiều kênh tác động, song truyền thông dân số đang là kênh thuận lợi nhất và quyết định nhất. Trong cơ chế thị
trường, mạng lưới của hệ thống dịch vụ y tế bao gồm cả tư nhân được phát triển, việc lựa chọn các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình sẽ cũng đa dạng và thuận lợi hơn, điều đó lại càng đòi hỏi sự hiểu biết và ý thức tự giác của
các cặp vợ chồng chọn lựa các biện pháp đó.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là, với cơ chế khoán hộ do Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, quyền chủ
động sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm được trao lại phần lớn cho từng hộ gia đình nông dân. Cùng
với quyền tự chủ này, người nông dân sẽ có ý thức rõ hơn về nhu cầu lao động, về giới hạn của đất đai canh tác,
về sự cần thiết của sự phân công lao động và phương án thực thi trong hộ gia đình và trong mối liên kết với bên
ngoài gia đình, họ cũng ý thức rõ hơn về các phương thức đảm bảo đời sống gia đình. Chính những điều này đã
có tác động quyết định chi phối ý thức của người nông dân về vấn đề sinh đẻ, điều chỉnh dần chuẩn mực tái sinh
sản của mỗi người, mỗi nhóm xã hội và toàn xã hội. Do vậy cũng có thể nói rằng, cùng với sự đổi mới trong cơ
chế quản lý sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên người nông dân buộc phải thật sự có ý thức về vấn đề sinh đẻ,
cũng vì thế, đã dần dần hình thành nhu cầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Trong bối cảnh đó, công tác truyền
thông dân số càng có ý nghĩa cập nhật.
So với những nước đang phát triển khác, trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, mức sống thấp thì với tỷ lệ trên
80% người lớn biết đọc, biết viết là một thuận lợi lớn cho công tác truyền thông dân số nhằm chuyển tải những
thông tin và kiến thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình đến trực tiếp với đối tượng. Cùng với truyền thông,
việc củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục dân số, giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính sẽ có ý
nghĩa rất to lớn, không chỉ ở nông thôn mà cả ở đô thị.
Hiệu quả của công tác giáo dục và truyền thông dân số sẽ rất trực tiếp và lâu bền đến mục tiêu về số lượng
và chất lượng dân số nếu công tác này có sự đầu tư thích đáng và sự tổ chức chặt chẽ, nhạy bén.
b. Tổ chức tốt hoạt động dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nhàm tạo thuận lợi tối đa cho những người có nhu
cầu thực hiện có biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Hoạt động dịch vụ này có nội dung rất phong phú và đa dạng, ở đây chỉ lưu ý đến hai lĩnh vực:
Mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống y tế cộng đồng ở cấp cơ sở để có thể gắn liền vấn đề kế hoạch
hóa gia đình với việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, gắn liền vấn đề số lượng với chất lượng của dân
số.
- Có biện pháp kiểm tra và khuyến khích phát triển mạng lưới dịch vụ y tế tư nhân ở cấp cơ sở tạo điều kiện
thuận lợi cho những ai có nhu cầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh
đều có thể dễ dàng thực hiện.
c. Gắn liền cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ sinh và nâng cao chất
lượng dân số với việc tạo điều kiện nâng cao địa vị phụ nữ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
Tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung (đặt vòng) chiếm 90% tổng số các biện pháp tránh thai nói lên gánh nặng của
cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình đè trên vai phụ nữ là chủ yếu. Phải thấy hết ý nghĩa sâu xa của
con số nói trên.
Cùng với việc phân tích nguyên nhân của hiện tượng này đã được trình bày ở phần trên, cần thấy đây là hậu
quả di sản nặng nề của xã hội cổ truyền về thân phận người phụ nữ. Với cách mạng và kháng chiến, với những
thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị đã đạt được của gần nửa thế kỷ qua, địa vị của người phụ nữ đã
được nâng cao. Tuy nhiên, thực chất của nó đạt được đến đâu, chỉ khi động chạm tới những vấn đề nhạy cảm
như vấn đề sử dụng các biện pháp tránh thai mới có thể được kiểm chứng một cách sâu sắc ở đây chúng tôi
không bàn đến giải pháp có tính chất áp đặt và cưỡng chế dễ được thực hiện bằng việc đặt vòng vì đối tượng của
nó là phụ nữ, không bàn đến những hệ lụy mà người phụ nữ phải gánh chịu do kỹ thuật và chất lượng của nhiều
nơi thực hiện chưa tốt, không nói đến trong số các biện pháp tránh thai thì đây là biện pháp mà nhiều nước tiên
tiến đã tránh không sử dụng. Vấn đề chúng tôi muốn lưu ý là nam giới đã lẩn tránh lĩnh vực nhạy cảm này, đổ
hết trách nhiệm cho phụ nữ và tai hại hơn nữa là hình như dư luận xã hội lại đồng tình hoặc chí ít thì cũng
không lên án.
Về phía những nhà tổ chức và chỉ đạo thực thi cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình thì trong một thời gian
dài không kiên quyết hướng cuộc vận động vào đối tượng nam giới. Đây là một khiếm khuyết mà nếu phân tích
sâu sẽ còn làm điều phải dẫn giải liên quan đến nhiều chiều, nhiều áp lực, nhiều sức nặng của tập quán mà muốn
chuyển đổi, phải chuyển đổi cả một kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội.
Để nhấn mạnh đến điều này, chúng tôi muốn lưu ý đến tình trạng sức khỏe của phụ nữ giảm sút nghiêm
trọng. Ở đây cần có những cuộc nghiên cứu khảo sát nghiêm túc ở một quy mô lớn nhằm đưa ra những số liệu
chính xác nhằm đánh động dư luận. Cuộc điều tra DHS đã đưa ra những số liệu ban đầu, chúng tôi cho rằng cần
phải có những nghiên cứu tiếp tục để có một cái nhìn toàn diện hơn, tỉnh táo hơn. Trên cơ sở đó mới thấy hết
được con số phụ nữ (kể cả phụ nữ chưa đến tuổi vị thành niên) nạo phá thai là đáng phải quan tâm như thế nào.
Vì chính ở đây, cho thấy sự thất bại của công tác kế hoạch hóa gia đình nhìn từ chất lượng của việc sử dụng các
biện pháp tránh thai, từ ý thức của chủ thể sử dụng chúng hoặc không sử dụng chúng, đồng thời cũng cho thấy
sức khỏe của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào.
Trình bày rất sơ lược mấy nét trên, chúng tôi muốn nói đến khái niệm nâng cao địa vị phụ nữ cần được hiểu
một cách thực chất, nó vừa có ý nghĩa chính trị sâu xa, vừa có ý nghĩa kinh tế cụ thể, đồng thời vừa có ý nghĩa
xã hội rất thiết thực. Trên bình diện xã hội, cần phải nâng cao thực chất địa vị phụ nữ ở trong gia đình, một thiết
chế xã hội đặc thù, vừa ở trong những thiết chế xã hội khác trong các cộng đồng trên gia đình (hệ thống thân
tộc) và ngoài gia đình (các đoàn thể, hợp tác xã, cơ quan, xí nghiệp v.v..). Từ các bình diện khác nhau ấy, chính
sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tìm thấy mối liên hệ tương tác hướng vào việc thực hiện mục tiêu về số
lượng và chất lượng dân số trong giai đoạn tới.
d. Hướng trọng tâm của việc tuyên truyền vận động hạ thấp tỷ lệ dân số và chăm sóc sức khóe bà mẹ và trẻ
sơ sinh và đối tượng thanh niên, nhất là những cặp vợ chồng trẻ đang độ tuổi sinh đẻ.
Theo số liệu tổng điều tra dân số 1989, thanh niên chiếm 28,7% trong tổng số 64,4 triệu dân, tăng 26% so
với 1979, như vậy trung bình mỗi năm tăng 2,6%. Hiện nay có hơn 9 triệu nam và gần 10 triệu nữ thanh niên ở
độ tuổi 15-29. Mô hình dân số thanh niên sẽ phát triển trong những năm tới, người ta dự báo đến 1995, thanh
niên sẽ chiếm 28,5% dân số với hơn 21 triệu người.
Cũng theo số liệu điều tra 1989, có 36% nam và hơn 46% nữ ở độ tuổi thanh niên đã lập gia đình. Ở nông
thôn, xu hướng lập gia đình sớm đã có tỷ lệ cao hơn là 40% với nam và 48% với nữ. Tuổi kết hôn trung bình ở
thanh niên nông thôn là 22 tuổi với nữ và 23 tuổi với nam. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu xã hội học, chúng
tôi quan sát thấy ở các cộng đồng nông thôn, lứa tuổi lập gia đình được thanh niên ưa thích thường thấp hơn ở
nữ (20 tuổi) và cao hơn ở nam (24 tuổi). Xu hướng này cần được lưu ý trong khi hoạch định chính sách và hình
thành các giải pháp tác động vào đối tượng này nhằm hạ thấp tỷ lệ sinh. Đối với tuyệt đại bộ phận nữ thanh niên
nông thôn, dường như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc kết hôn sớm để ổn đình đời sống, thậm chí đó
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
còn là cứu cánh cho sự tìm thấy một chỗ đứng trong xã hội. Ngoài đôi mươi mà chưa có người "chạm ngõ" đã là
nỗi ám ảnh đáng lo sợ của không ít nữ thanh niên nông thôn và gia đình họ. Không chuyển đổi được trạng thái
tâm lý này thì cũng khó mà thực hiện được việc kết hôn muộn và có ít con, khoảng cách giữa con thứ nhất và
đứa con thứ hai là 5 năm! Đấy là chưa kể đến nạn tảo hôn hiện đang có nguy cơ phục hồi và tăng lên ở nhiều
vùng nông thôn, đặc biệt là ở miền núi. (Một số thống kê ở các tỉnh cho thấy tỷ lệ tảo hôn trong các lễ cưới ở
Hoàng Liên Sơn (cũ) là 21,3%, Vĩnh Phú: 6,2%; Hà Nam Ninh (cũ): 4%; An Giang: 23,2%. Ở một địa phương
thuộc huyện Phú Bình, Bác Thái trong hai năm 1989-1990 trên 50% nữ thanh niên kết hôn từ 15-18 tuổi và nam
là 20% từ 17-19 tuổi).
Mức sinh ở những cặp vợ chồng trẻ thường phản ánh độ tuổi lập gia đình của họ. Đối với nhóm thanh niên
đã có gia đình, số con sinh ra tính trung bình cho một phụ nữ tăng dần theo độ tuổi và mạnh nhất giữa hai
khoảng tuổi 20-24 và 25-29. Tổng tỷ suất sinh (TFR) theo số liệu của cuộc điều tra DHS cho hai nhóm tuổi này
là 1,2 và 2,l; trong đó, tỷ suất sinh của nữ thanh niên thuộc nhóm tuổi 20-29 là 2,3% đến 2,4% trong cả nước.
Điều này cho ta thấy được xu hướng đẻ nhanh là một thực tế có ảnh hường lớn đến tỷ lệ phát triển dân số.
Cần lưu ý thêm một điều nữa là trong việc nạo phá thai, lứa tuổi nữ thanh niên chiếm một tỷ lệ cao, kể cả
những người chưa lập gia đình, ấy vậy mà với số thanh niên chưa lập gia đình, hầu như họ chưa hề có hiểu gì về
cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nếu biết chọn thanh niên làm một đối tượng chủ yếu của chính
sách dân số, sẽ đưa lại những hiệu quả vừa trực tiếp, vừa lâu dài cho mục tiêu về số lượng và chất lượng dân số
trong thời gian tới .
e. Đặt vấn đề di dân vào trong nội dung của chính sách dân số để có sự chỉ đạo đồng bộ từ nơi đi cũng như
nơi đến, từ lực đẩy cũng như lực hút, làm cho quá trình di dân không làm đảo lộn kế hoạch và mục tiêu của
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Khác với quá trình sinh và chết, di dân là một hiện tượng thuần túy kinh tế - xã hội và là kết quả của một cơ
chế phức tạp, bao gồm những yếu tố quyết định về xã hội, tâm lý, kinh tế, chính trị, thiết chế và các yếu tố khác
như đã trình bày ở phần I.
Di dân không chỉ ảnh hưởng đến qui mô và sự gia tăng dân số của một vùng mà còn có thể gây ra những
biến động trong cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư. Tỷ suất di dân nội địa (nông thôn - đô thị - miền xuôi -
miền núi...) trong các giai đoạn của quá độ dân số có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số của thời kỳ quá độ
và khoảng thời gian giữa thời kỳ quá độ từ mức sinh không kiểm soát đến mức sinh kiểm soát. Vì vậy, có khi
người ta xác định một chính sách dân số thường gồm các chính sách hướng vào số lượng và chất lượng dân số
và các chính sách hướng vào các khía cạnh phân bố dân số. Trong thực tiễn của nước ta, dường như trong một
thời gian dài, vấn đề phân bố dân số nằm ngoài chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Những hậu quả của
nó đã quá rõ ràng mà chúng tôi nghĩ không cần thiết phải phân tích ở đây.
Điều nói thêm là cần phải lưu ý đến nhận xét của một nhà dân số học, giáo sư Weiner: "Các chính sách tác
động đến hành vi, sinh đẻ nói chung nằm ở tầm chính phủ quốc gia, trong khi những chính sách về di dân lại
thường được hình thành ở các cấp dưới quốc gia. Các cấp chính quyền khác nhau có các công cụ chính sách
khác nhau do họ có trong tay các nguồn vật chất thưởng phạt khác nhau. Do vậy, sự phân bố thẩm quyền và các
nguồn vật chất trong hệ thống chính trị định hình khả năng của từng cấp chính quyền ảnh hưởng tới cấu thành
hướng và tỷ suất di dân". Điều này có ý nghĩa trực tiếp đến việc hoạch định và chỉ đạo thực thi chính sách dân
số ở nước ta.
Trên hướng tiếp cận xã hội học, chúng tôi cho rằng, di dân luôn luôn gắn liền với những biến đổi địa vị,
thay đổi nghề nghiệp và sắp xếp lại chỗ ở của cư dân. Bất cứ sự di động xã hội nào cũng đều bao hàm trong nó
nhân tố của sự ly khai khỏi thế giới quen thuộc hàng ngày, một sự quá độ để dẫn đến sự thích ứng với môi
trường mới, đưa tới một tập hợp mới những mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh đó, có thể dẫn tới sự gia tăng tỷ
lệ phát triển dân số mà chúng tôi đã đề cập đến trong công trình nghiên cứu về Tây Nguyên trước đây (4). Nếu
4 Tây Nguyên trên đường phát triển. Viên Khoa học xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam, và
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1992
không chú ý thích đáng đến điều này thì việc dịch chuyển dân số từ nơi này đến nơi khác lại làm đẩy tới tỷ lệ
dân số trên tổng thể. Đây là điều mà chúng ta không mong muốn.
g. Với tầm nhìn chiến lược, cần phải coi trọng chất lượng dân số trong khi hoạch định chính sách, đặc biệt
là chất lượng trí tuệ của nòi giống Việt Nam.
Sự đe dọa của áp lực gia tăng dân số trĩu nặng trên vai các nhà hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội khiến
cho người ta thấy nổi lên bức xúc phải hướng mục tiêu của chính sách dân số vào việc giảm tỷ lệ sinh. Mô hình
gia đình ít con với khẩu hiệu "mỗi gia định chỉ có từ một đến hai con” như là một hướng phấn đấu có tính lý
tưởng cho một bức tranh tổng quát về diện mạo dân số Việt Nam trong một, hai thập kỷ tới. Nhưng trong bức
tranh tổng quát ấy đã mấy ai đo đếm và phân tích thử xem: những loại gia đình nào tự nguyện và kiên quyết
thực hiện mô hình có ít con, và những loại gia đình nào không quan tâm đến chuyện kế hoạch hóa gia đình,
thậm chí vẫn còn xem chuyện sinh con đẻ cái là cái bản năng bẩm sinh của con người, cứ tự nhiên như nhiên
"trời sinh voi, trời sinh cỏ”.
Nếu thừa nhận rằng, khi trình độ văn hóa được nâng cao lên thì tỷ lệ sinh giảm xuống, chúng ta sẽ hiểu
được trong vòng vài ba thế hệ nữa, sự chêch lệch về số con của những gia đình có trình độ văn hóa cao và số
con của những gia đình không cần đến trình độ học vấn và văn hóa sẽ diễn ra như thế nào. Đấy là chưa kể đến
hiện tượng những người có khuyết tật bẩm sinh về thần kinh có khả năng di truyền cho con cháu vẫn tiếp tục
cho ra đời nhiều đứa con mà không cần biết đến bất cứ một sự "kế hoạch hóa" nào cả.
Không thể không ý thức sâu sắc về chất lượng của nòi giống Việt Nam để có chiến lược nâng cao thể chất
và trí tuệ của con người Việt Nam làm cho dân tộc này không bị tụt lại sau ở một thế kỷ mà sự tăng tốc về sức
mạnh của trí tuệ là không lường trước được. Một chính sách dân số ở tầm nhìn chiến lược lâu dài và toàn diện,
không thể không mạnh dạn đặt vấn đề này ra để có giải pháp thật nghiêm túc và cũng thật tế nhị. Đương nhiên,
để làm được điều này, đòi hỏi phải có bản lĩnh nhìn xa, trông rộng và ý chí kiên cường muốn cho dân tộc Việt
Nan có một tầm vóc xứng đáng ở thế kỷ XXI.
*
* *
Để kết luận, chúng tôi muốn dừng lại ở một quan niệm mà tổ chức Liên hiệp quốc đã thử xác định chính
sách dân số trong khuôn khổ hẹp của nó như là "các cố gắng nhằm tác động tới kích thước cơ cấu và sự phân bố
hay các đặc tính của dân số" trong khi khuôn khổ rộng của nó bao gồm "các cố gắng nhằm điều chỉnh các điều
kiện kinh tế và xã hội nào có hậu quả dân số". Quan niệm này được sự tán đồng của phần lớn các học giả,
những nhà dân số học. Trên ý nghĩa cô đọng và hàm súc của nó, chính sách dân số gắn liền mật thiết với cả một
hệ thống các chính sách nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược kinh tế - xã hội. Cũng do vậy, chính sách dân số là
nơi thể hiện tập trung chiến lược con người, sợi chi đỏ xuyên suốt trong toàn bộ mọi hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, tiến nhanh
trên con đường phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến.
Nội l989. chương IV. "Cách mạng tư tưởng văn hóa và chiến lược con người ở Tây Nguyên". trang 196.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_1992_tuonglai_7582.pdf