Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Tài liệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: 1 ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2016) GẮN VỚI KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƢỚC TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG (28/01/1941- 28/01/2016) ------- I. Quá trình thành lập, xây dựng và trƣởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) 1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 mở ra bƣớc ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, yếu thế không đủ sức chống lại thực dân Pháp. Ngày 6/6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất (Hiệp ước Patơnốt) đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp. Từ đó, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo cùng chế độ phong kiến suy tàn công khai cấu kết và làm tay sai cho giặc. Với chương trình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, nhân dân Việt Nam sống kiếp lầm than, phải gánh chịu ách bóc lột một...

pdf13 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2016) GẮN VỚI KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƢỚC TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG (28/01/1941- 28/01/2016) ------- I. Quá trình thành lập, xây dựng và trƣởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) 1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 mở ra bƣớc ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, yếu thế không đủ sức chống lại thực dân Pháp. Ngày 6/6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất (Hiệp ước Patơnốt) đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp. Từ đó, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo cùng chế độ phong kiến suy tàn công khai cấu kết và làm tay sai cho giặc. Với chương trình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, nhân dân Việt Nam sống kiếp lầm than, phải gánh chịu ách bóc lột một cổ hai tròng. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp liên tiếp diễn ra nhưng đều thất bại, cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Chứng kiến cảnh mất nước, nhân dân sống một cuộc đời lầm than cơ cực, Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc) đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Năm 1919, Người bắt gặp bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, từ đó Người đã tin tưởng và đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người Cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối năm 1929 và đầu năm 1930, ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã lần lượt ra đời - điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chánh cương vắn tắt đã đề ra mục tiêu cụ thể của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con 2 người đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Tháng 10 năm 1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo được thông qua. Kế thừa cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Luận cương Chính trị xác định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc và và tiến lên giai đoạn xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa (cách mạng xã hội chủ nghĩa). Luận cương cũng xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần phải tăng cường đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp. Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đề ra Cương lĩnh đúng đắn, vạch ra con đường cứu nước khác về chất so với những con đường cứu nước do những nhà yêu nước đương thời vạch ra và đã bị bế tắc, thất bại. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân. Đánh giá ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. II. Chặng đƣờng 86 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vĩ đại, không ngừng trƣởng thành và lớn mạnh 1. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) - Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lần lượt ba cao trào cách mạng có ý nghĩa như 3 cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám 1945 (1939 - 1945). Đó là quá trình đấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ của Đảng và dân tộc ta. - Thực tiễn 15 năm đấu tranh cách mạng giành chính quyền, Đảng và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, đó là: + Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. + Quan hệ giữa các mục tiêu chiến luợc lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. 3 + Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể. + Quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng đảng và xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong Mặt trận Dân tộc thống nhất. + Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại. + Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ, tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng... - Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Đảng và chuẩn bị về nước. Ngày 28-1-1941, Người trở về Tổ quốc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 8-2-1941, Người tới Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó. Từ sự phân tích diễn biến của chiến tranh thế giới và tình hình trong nước, Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. Cùng với Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mở ra thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - Nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX. 2. Thời kỳ bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại (1945-1954) Ngày 2/9/1945, giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thế giới sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định nhân dân Việt Nam có quyền được sống trong tự do, 4 hạnh phúc. Tuy nhiên, trong hai năm 1945-1946, chính quyền non trẻ phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả của Cách mạng tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì hoà hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp, lúc thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc và triệt để lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Chính quyền nhân dân được xây dựng và củng cố vững chắc qua kỳ tổng tuyển cử, bầu cử Quốc hội (6/1/1946) và xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chỉ trong hơn một năm xây dựng, chính quyền non trẻ đã tăng cường được sức mạnh của cách mạng để có thể tự bảo vệ trong khi chưa có sự chi viện, giúp đỡ từ bên ngoài; chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bè bạn quốc tế, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, nhất là việc đập tan kế hoạch Nava với chiến thắng Đông - Xuân năm 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cùng với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên theo con đường XHCN, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 3. Thời kỳ trƣờng kỳ kháng chiến, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc và thống nhất non sông (1954-1975) Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu độc lập dân tộc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp. - Ở miền Nam, đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Gơnevơ, hất chân thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Dân tộc ta lại phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân 5 được nâng lên tầm cao khoa học và nghệ thuật. Đương đầu với một để quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, chúng ta chủ trương đánh lâu dài; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và hoạt động binh vận; kết hợp tiến công và nổi dậy, tiến hành đấu tranh trên cả ba vùng (đồng bằng, thành thị và miền núi); kết hợp mặt trận quân sự, chính trị với mặt trận ngoại giao; phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế và có tính chất thời đại sâu sắc. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong điều kiện từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến đánh thắng; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; tạo những cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau này. 4. Thời kỳ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nƣớc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc từ năm 1975 đến nay Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này bao gồm hai giai đoạn chủ yếu: * Từ 1975 đến 1986: - Sau chiến tranh, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hành hai cuộc chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 6 - Đảng đã tập trung lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, việc duy trì lâu dài mô hình, cơ chế tập trung bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong việc hoạch định và thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm khuyết điểm chủ quan, duy ý chí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Trước những thách thức của thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch định đường lối đổi mới, thể hiện qua các mốc sau: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khoá IV (tháng 8/1979); Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khoá V (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá; Kết luận của Bộ Chính trị (tháng 9/1986) về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. * Từ 1986 đến nay: - Trước bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. - Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới được bổ sung và phát triển ngày càng hoàn thiện. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đảng ta lãnh đạo tiến hành kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thu được những kết quả tích cực. Đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực (1997 - 1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ 7 mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. III. Những bài học kinh nghiệm quý giá qua 86 năm chiến đấu, xây dựng và trƣởng thành Một là, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh. Hai là, với tinh thần “Dân là gốc”, dựa vào dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân, Đảng ta luôn biết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo của nhân dân trong quá trình tiến hành đấu tranh cách mạng. Ba là, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng để mãi mãi xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. IV. Đảng bộ Bà Rịa- Vũng Tàu – Những chặng đƣờng lịch sử (1934 - 2016) 1. Sự ra đời của tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên ở Bà Rịa- Vũng Tàu Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối hơn hai phần ba thế kỷ kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lựơc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh cũng nằm trong quy luật chung đó. Trước năm 1930, Bà Rịa đã có hoạt động của Thiên Địa Hội tuyên truyền và tổ chức lực lượng chống Pháp nổi lên có một số nhân vật tiêu biểu như Hoà thượng Pháp Trí, ông Hai Tâm (Long Điền), ông Của, ông Khuê (Long Phước) Từ năm 1930, các tổ chức quần chúng dưới ảnh hưởng của Đảng cộng sản bắt đầu hình thành, gắn với các hoạt động truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin và xây dựng Đảng cộng sản. Dương Bạch Mai (1908) là một trong số người cộng sản đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xuất thân là con một điền chủ lớn ở Bà Rịa, được cho ăn học tử tế, ông làm việc ở nhà in Nguyễn Văn Của (Sài Gòn). Sau khi sang Pháp, ông đã tham gia phong trào công nhân và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Pháp với bí danh Bounov. Năm 1931, ông trở về Sài Gòn thực hiện truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin. Nhưng người đầu tiên gây dựng tổ chức cách mạng ở Bà Rịa là đồng chí Hồ Tri 8 Tân. Ông là liên lạc viên của Tỉnh uỷ Quảng Trị. Trong đợt khủng bố trắng vào tháng 5-1931, nhiều cơ sở Đảng ở các khu công nghiệp, thành phố lớn trên cả nước bị địch tàn sát. Một số cán bộ, đảng viên của Đảng ở Bắc, Trung bộ bị giặc truy nã phải vào Nam ẩn náu hoạt động trong đó có Hồ Tri Tân. Năm 1932, Hồ Tri Tân cùng Trần Văn Ý- một thợ mộc ở Long Hương, Nguyễn Văn Lăng làm nghề vận tải xe bò ở Lò Vôi (Phước Tỉnh) đã tổ chức lễ kết nghĩa tại chùa Châu Viên, thề cùng nhau "hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly". Từ mối quan hệ khăng khít này, đã có thêm nhiều nhóm nòng cốt được hình thành sau đó mở rộng thành Hội Châu Viên kết nghĩa, một hình thức Phường hội công khai, che mắt chính quyền thực dân để tuyên truyền cách mạng. Đêm 13/7/1933, Hội đã treo 6 là cờ đỏ búa liềm tại xã Long Hương, thị xã Bà Rịa, thị trấn Long Điền, Nhà kiểm lâm Đất Đỏ, Nhà hội làng Long Nhung, Nhà hội làng Long Mỹ và đỉnh núi Hòn Ngang thuộc ấp Lò Vôi, Phước Tỉnh. Gần một ngàn truyền đơn ký tên Việt Nam cộng sản Đảng đã được rải từ thị xã Bà Rịa đến Long Điền, Đất Đỏ với nội dung: Bỏ thuế thân, giảm thuế điền thổ trạch, chống tham quan ô lại,công nông binh liên hiệp lại Với những hoạt động cách mạng ngày càng phong phú, cần thiết phải có cơ sở đảng để lãnh đạo giành chính quyền về tay nhân dân, tháng 2-1934, được sự đồng ý của Xứ uỷ Nam Kỳ, Chi bộ Cộng sản đầu tiên đã được thành lập tại nhà ông Trần Văn Thiên, xã Phước Hải (Đất Đỏ). Chi bộ có 3 đảng viên: Trần Văn Cừ, Nguyễn Văn Long, Hồ Tri Tân. Đồng chí Trần Văn Cừ là Bí thư. Sau đó, nhiều quần chúng yêu nước ở vùng Long Điền, Đất Đỏ, Ngãi Giao đã được giác ngộ và kết nạp vào Đảng như Nguyễn Thị Sanh (Sáu Mười Mẫu) cùng chồng là Huỳnh Văn Sinh (tức Minh Rỗ), công nhân cao su ở khu vực lộ 2, Võ Văn Thiết, Lê Công Cẩn ở Long Mỹ, Hồ Thị Trinh, Hồ Thị Tường ở Đất Đỏ, Trần Văn Hoá, Trần Văn Thiên, Hồ Ngọc Hạ ở Phước Hải. Trong thời gian này, lực lượng tù chính trị giam ở các nhà tù Bà Rịa và Vũng Tàu tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, phát động đấu tranh chính trị, gây tiếng vang lớn đối với quần chúng. Nhiều báo cáo của mật thám Nam Kỳ đã báo động về việc tuyên truyền cộng sản và đấu tranh của tù chính trị ở hai nhà tù này. Với sự ra đời của một tổ chức cơ sở Đảng ở Bà Rịa- Vũng Tàu tuy chưa có một tiếng vang lớn trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân, chưa có quy mô mạnh mẽ, nhưng không khí cách mạng sôi nổi ở Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa đã thực sự làm thức tỉnh ý thức dân tộc của các tầng lớp nhân dân, công nhân trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. 2. Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền (8 -1945) Giữa năm 1937, Ban cán sự lâm thời Bà Rịa được thành lập do đồng chí Trương Văn Bang làm Bí thư chỉ đạo phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ cùng 5 đồng chí khác, đó là Hồ Tri Tân, Nguyễn Văn Nhàn (Năm Nhàn), Võ Văn Thiết, 9 chị Tư Móm và đồng chí Nguyễn Văn Tư. Giữa năm 1940, các cơ sở binh vận của Xứ uỷ đẩy mạnh hoạt động trong binh lính người Việt tại Vũng Tàu và Bà Rịa, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Vũng Tàu khi đó là một trong những trọng điểm của Tiểu ban binh vận Vùng 2 của Xứ ủy. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940) thực dân Pháp tiến hành cuộc khủng bố trắng khiến hầu hết các cơ sở Đảng của ta bị tê liệt. Từ giữa năm 1943, phong trào cách mạng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từng bước được khôi phục. Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới và chiến tranh Thái Bình Dương đã đưa mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp lên cao, thúc đẩy tình thế cách mạng mau chín muồi. Đêm 9-3-1945, phát xít Nhật làm đảo chính, hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm Đông Dương. Nhân cơ hội phát xít Nhật hất cẳng Pháp, nhiều cán bộ bị đày ở nhiều nhà tù đã vượt ngục trở về, cùng các đảng viên còn bám trụ xây dựng lại phong trào. Chi bộ Bà Rịa được thành lập lại tại Long Mỹ (5-1945), khôi phục tổ chức và phát triển phong trào, Võ Văn Thiết là bí thư, tập hợp các đảng viên cũ như Trương Văn Tân, Hà Du, Hồ Thị Trinh, Hồ Thị Tường, Lê Công Cẩn, Nguyễn Văn Phải, Nguyễn Văn Lê... Chi bộ giao cho Phạm Văn Tỷ xây dựng một đội thanh niên tự vệ (hơn 20 đội viên) làm nhiệm vụ bảo vệ Mặt trận Việt Minh và cán bộ lãnh đạo. Ngày 15-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, Trung ương Đảng quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thực hiện nghị quyết và chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ về việc chuẩn bị lực lượng giành chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, ngày 23-8-1945, Chi bộ Bà Rịa họp mở rộng tại Long Điền, quyết định sử dụng lực lượng Thanh niên Tiền phong, tất cả các xã trong tỉnh có trang bị vũ khí thô sơ và huy động đồng bào toàn tỉnh về Bà Rịa giành chính quyền. Rạng sáng ngày 25/8/1945, một vạn người hàng ngũ chỉnh tề tập hợp tại trung tâm tỉnh lỵ. Lực lượng thanh niên xung kích canh gác bảo vệ lễ đài, án ngữ các ngả đường vào tỉnh lỵ. Sau bài diễn văn hùng hồn của Thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong, thay mặt cho Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố nền độc lập, Tỉnh trưởng Lê Thành Long đã xin từ chức, trao lại chính quyền cho nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Bà Rịa và Vũng Tàu tập trung vào ba nhiệm vụ chính: diệt giặc đói, giặc dốt và chống giặc ngoại xâm. 3. Đoàn kết, quyết tâm đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1946 – 1975) Ngày 9/02/1946, Pháp trở lại tái chiếm Bà Rịa và Vũng Tàu. Nhiều tấm gương chiến đấu và hy sinh vô cùng anh dũng đã cổ vũ cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời kỳ này. Theo sự chỉ đạo của 10 Xứ ủy, Tỉnh ủy Bà Rịa được thành lập tháng 4/1947. Tại Hội nghị đại biểu lần thứ hai diễn ra vào tháng 12/1949 họp tại Bưng Riềng đã chủ trương tiếp tục xây dựng căn cứ địa toàn diện, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát triển chiến tranh du kích, phát triển cơ sở trong vùng tạm chiếm và khu tập trung. Tỉnh ủy Bà Rịa được thành lập lại tháng 10/1954, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1959), giành chính quyền về tay nhân dân. Cùng với quần chúng, bộ đội tỉnh đồng loạt tiến công bót hiến binh, đồn bảo an Bình Ba mở màn cho phong trào Đồng Khởi nổi dậy trong toàn tỉnh. Sau chiến thắng Bình Ba, phong trào nổi dậy diệt ác phá kềm phát triển mạnh, mở rộng vùng giải phóng và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân. Tỉnh Bà Biên được Trung ương Cục quyết định thành lập tháng 6/1963, xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng bộ lúc này là chống phá ấp chiến lược, mở Bến Lộc An, xây dựng kho bãi, chọn người, mở đường trên biển ra miền Bắc đưa vũ khí về miền Đông Nam bộ. Cuối năm 1963, tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa được tách ra, nắm thời cơ trong lúc các tướng lĩnh ngụy làm đảo chính, giết chết Diệm - Nhu (1/11/1963), Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện phát động quần chúng, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, phá rã, phá lỏng trên 80 % ấp chiến lược góp phần to lớn vào việc chuẩn bị chiến trường, phối hợp với lực lượng chủ lực giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Bình Giã 1964-1965. Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột (3/1975), hàng loạt các tỉnh Tây Nguyên và Trung bộ được giải phóng. Bộ chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất. Thành ủy thành phố Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bà Rịa-Long Khánh được Trung ương Cục quyết định trực thuộc Khu ủy miền Đông để trực tiếp chỉ đạo việc giải phóng ba địa bàn quan trọng của miền Đông Nam Bộ. Lực lượng vũ trang địa phương đã cùng với sư đoàn Sao Vàng nổ súng tấn công vào chi khu Đức Thạnh và thị xã Bà Rịa, mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 27/4/1975, ta cơ bản làm chủ thị xã Bà Rịa và hầu hết địa bàn các huyện Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Đức. Địch đánh sập cầu Cỏ May, tử thủ Vũng Tàu. Đêm 28, rạng sáng 29/4/1975, quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu sát cánh cùng sư đoàn Sao Vàng chia làm hai mũi, vượt sông Cỏ May và Cửa Lấp, tiến về giải phóng Vũng Tàu. Đúng 13 giờ 30 ngày 30/4/1975, bọn sỹ quan ngoan cố nhất cố thủ ở khách sạn Palace đã kéo cờ trắng ra hàng, cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu và sư đoàn Sao Vàng anh hùng đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Ngày 30-5-1979, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 5, khóa VI đã ra Nghị quyết thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, 11 gồm thị xã Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang với những nhiệm vụ quan trọng về du lịch, dịch vụ phục vụ dầu khí, hải sản và an ninh quốc phòng. Đảng bộ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập theo Quyết định số 41 ngày 21-6-1979 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất các Đảng bộ: Đảng bộ thị xã Vũng Tàu, Đảng bộ huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang và Chi bộ xã Long Sơn thuộc tỉnh Đồng Nai với 620 Đảng viên. 4. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu xây dựng quê hƣơng ngày một giàu mạnh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII, ngày 12-8-1991, trên cơ sở Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và ba huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai. Ngay sau khi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập, Bộ Chính trị đã có quyết định số 64/QĐ-TW ngày 25-9-1991 thành lập Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ năm 1991 đến nay, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành 06 kỳ Đại hội với những quyết sách quan trọng trong việc lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Từ khi thành lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nỗ lực phấn đấu, đoàn kết một lòng, biến vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng, trở thành địa phương có bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Năm 2015, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp tục chuyển biến tích cực, kết quả đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về kinh tế, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đạt, vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trừ dầu khí đạt 6,55%; sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng trưởng khá, ước đạt 7,52%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây; dịch vụ cảng tăng 10,2%; xuất khẩu trừ dầu khí ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 8,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 3,91 tỷ USD, tăng 33,68%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, giá cả, thị trường hàng hóa khá ổn định; dự kiến đến hết năm 2015 có 13/43 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân tại các xã nông thôn mới đạt 33,37 triệu đồng/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước khoảng 39.431 tỷ đồng, tăng 11,4%. Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao đƣợc triển khai đồng bộ. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia năm học 2014-2015 đạt 95,8%, tỷ lệ huy động cháu đi nhà trẻ đạt 25% (KH 25%), tỷ lệ huy động cháu đi mẫu giáo đạt 92,4% (KH 89%), riêng số cháu đi mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 98,7%, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 12 trường học, đến nay có 197 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ khoảng 46,5%, triển khai mô hình trường học mới tại 174 trường tiểu học và THCS với 1.004 lớp và 30.966 học sinh. Khánh 12 thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Trung tâm y tế huyện Long Điền; tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 02 triệu lượt người; huy động hiến máu tình nguyện được khoảng 15.000 đơn vị máu, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng theo chương trình đạt 98%. Thực hiện tuyển mới dạy nghề cho khoảng 29.000 học viên, đào tạo nghề cho 2.400 lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho 42.533 lượt lao động, đạt 100% kế hoạch; tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm, có 327 đơn vị và 14.000 lượt người tham dự. Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả tích cực, số hộ thoát nghèo theo chuẩn Quốc gia là 257 hộ, đạt 128,5% kế hoạch; số hộ thoát nghèo theo chuẩn tỉnh là 1.257 hộ, đạt 100,6% kế hoạch; đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chuẩn Quốc gia còn là 0,43%; tỷ lệ hộ nghèo chuẩn tỉnh là 1,17%. Chính sách đối với người có công, công tác bảo trợ xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt, với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực. Quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm, công tác tƣ pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác huấn luyện, tuần tra, kiểm soát bảo vệ, nắm chắc địa bàn; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên không, trên biển, đảo và nội địa, tuần tra canh gác bảo vệ an toàn địa bàn, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội; đảm bảo kịp thời, đầy đủ các thiết bị kỹ thuật cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập và các hoạt động khác; hoàn thành công tác tuyển quân năm 2015 đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng phong trào phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Các cấp, các ngành phối hợp tham mưu, xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác cải cách tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực; công tác điều tra, truy tố , xét xử , thi hành án hình sự , dân sự , đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, điều tra viên , kiểm sát viên , chấp hành viên được tăng cường , góp phần phòng, chống oan sai và bỏ loṭ tôị phaṃ, bảo đảm các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường và đạt kết quả tích cực, nổi bật là việc tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020); hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc. Công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, rà soát việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và đề ra giải pháp khắc phục. Xem đây là giải pháp quan trọng để khắc phục và phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của cấp mình. Công tác phát 13 triển đảng và đảng viên đạt nhiều kết quả, tính đến ngày 15/10/2015 đã kết nạp 1.133 đảng viên mới, đạt 3,41% so với tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ; trong đó kết nạp 38 đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. * * * Tự hào hơn 86 năm truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam và thành tựu đạt được trong 25 năm qua từ khi thành lập tỉnh (1991), cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ðảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, Ðảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ VI. Tự hào bao nhiêu về Đảng quang vinh, chúng ta càng tự hào về Bác Hồ vĩ đại, bấy nhiêu. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, mỗi người dân càng thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm to lớn và nặng nề là tiếp tục làm cho Đảng ta mãi mãi xứng đáng là ngọn cờ tiên phong của giai cấp và của dân tộc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tin yêu của nhân dân để nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện bằng được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để làm được điều đó, Đảng ta phải không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo về mọi mặt để đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta phát triển không ngừng. Đó không chỉ là yêu cầu tự thân của Đảng, mà còn là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_tuyen_truyen_3_2_2016_kem_huong_dan_08_3721.pdf