Đề cương ôn tập kinh tế vi mô

Tài liệu Đề cương ôn tập kinh tế vi mô: Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG I: MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC I. Khái niệm kinh tế học: - Khan hiếm (scarcity): bản chất nguồn lực xã hội có giới hạn - Kinh tế học (economics): nghiên cứu cách thức xã hội quản lí nguồn lực khan hiếm II. 10 nguyên lý của kinh tế học 1. Con người ra quyết định như thế nào? a) Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi - Các quyết định luôn có sự đánh đổi. - Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng , bởi vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có. - Xã hội đối mặt với sự đánh đổi quan trọng: hiệu quả và bình đẳng.  Hiệu quả (efficiency) : xã hội nhận được nhiều nhất từ nguồn lực khan hiếm  Bình đẳng (equity): phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách đồng đều giữa các thành viên của xã hội b) Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó. - Vì con người đối mặt...

pdf20 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kinh tế vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG I: MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC I. Khái niệm kinh tế học: - Khan hiếm (scarcity): bản chất nguồn lực xã hội có giới hạn - Kinh tế học (economics): nghiên cứu cách thức xã hội quản lí nguồn lực khan hiếm II. 10 nguyên lý của kinh tế học 1. Con người ra quyết định như thế nào? a) Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi - Các quyết định luôn có sự đánh đổi. - Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng , bởi vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có. - Xã hội đối mặt với sự đánh đổi quan trọng: hiệu quả và bình đẳng.  Hiệu quả (efficiency) : xã hội nhận được nhiều nhất từ nguồn lực khan hiếm  Bình đẳng (equity): phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách đồng đều giữa các thành viên của xã hội b) Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó. - Vì con người đối mặt với sự đánh đổi, nên việc ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi ích của các phương án hành động khác nhau. - Chi phí cơ hội (opportunity cost) của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó. c) Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. - Con người duy lý (rational people) nếu họ hành động tốt nhất, một cách có hệ thống và mục đích để đạt mục tiêu. - Thay đổi cận biên (marginal change): sự điều chỉnh nhỏ đối với kế hoạch hành động - Người duy lí ra quyết định bằng cách đánh giá những chi phí và lợi ích của thay đổi cận biên. d) Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích - Động cơ khuyến khích (incentive): 1 yếu tố thôi thúc con người hành động, nghĩa là khả năng được khen thưởng hay trách phạt. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ - Con người duy lý ra quyết định dựa trên so sánh chi phí và lợi ích, nên họ rất nhạy đối với các động cơ khuyến khích. 2) Con người tương tác với nhau như thế nào? - Một “nền kinh tế” chỉ là một nhóm người tương tác với nhau. - Ba nguyên lý tiếp theo liên quan đến cách thức mà con người tương tác với nhau a) Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi - Thương mại cho phép mọi người chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và hưởng thụ nhiều hang hoá và dịch vụ phong phú hơn. - Thay vì tự cung tự cấp, người ta có thể chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá – dịch vụ và sau đó đem đi trao đổi. - Quốc gia có thể được lợi khi chuyên môn hoá và trao đổi:  Bán mức giá tốt hơn khi bán hàng ra nước ngoài  Mua hàng hoá rẻ hơn từ nước ngoài so với hàng sản xuất trong nước b) Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. - Thị trường (market): là một nhóm người mua và người bán ( họ không cần ở cùng 1 vị trí) - Nền kinh tế thị trường (market economy) : nền kinh tế phân bổ các nguồn lực thông qua các quyết định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình tương tác trên các thị trường hàng hoá và dịch vụ. - Trong nền kinh tế thị trường, quyết định là kết quả của sự tương tác giữa hộ gia đình và doanh nghiệp. - Cái nhìn nổi tiếng của Adam Smith trong Nguồn lực của quốc gia (1776): Mỗi hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như “được dẫn dắt bởi bàn tay vô hình” để thúc đẩy tổng thể nền kinh tế tốt hơn - Tổ chức hoạt động kinh tế (organize economic activity) có nghĩa là quyết định:  Sản xuất cái gì? ( what good to produce?)  Sản xuất như thế nào? ( how to produce them?) Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 3  Sản xuất bao nhiêu ( how of each to produce?)  Sản xuất cho ai? ( who gets them? ) - Bàn tay vô hình hoạt động thông qua hệ thống giá cả.  Tương tác giữa người mua và người bán quyết định giá của sản phẩm và dịch vụ  Giá cả phản ánh giá trị của hàng hoá đối với người mua và chi phí để sản xuất hàng hoá  Giá cả hướng dẫn hộ gia đình và doanh nghiệp c) Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục của thị trường. - Quyền sở hữu tài sản (property right) : khả năng của một cá nhân sở hữu và thực hiện các quyền kiểm soát nguồn lực khan hiếm. - Vi trí quan trọng của chính phủ: thực thi quyền sở hữu (cùng với cảnh sát , toà án) - Con người ít có động cơ làm việc, sản xuất, đầu tư hay mua sắm nếu tài sản của họ có rủi ro lớn bị đánh cắp. - Trong những trường hợp này, chính sách công có thể gia tăng hiệu quả.  Thất bại thị trường (market failure) khi thị trường thất bại trong việc phân phối nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả.  Ngoại tác (externalities) khi sản xuất hoặc tiêu dùng sản phẩm ảnh hưởng đến những người xung quanh (như ô nhiễm).  Quyền lực thị trường (market power) một người mua hoặc người bán có ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường (như độc quyền bán). - Chính phủ cũng có thể cải thiện được kết cục thị trường để phát huy bình đẳng - Nếu thị trường phân chia phúc lợi kinh tế không như mong muốn, chính sách thuế hoặc phúc lợi có thể thay đổi cách thức “cái bánh” kinh tế được chia. 3) Nền kinh tế vận hành như thế nào? a) Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nước đó. - Năng suất (productivity) : số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra từ một đơn vị lao động. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ - Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của các quốc gia. - Năng suất phụ thuộc vào thiết bị, kỹ năng và công nghệ sẵn có cho người lao động. - Các yếu tố khác (như liên đoàn lao đọng, cạnh tranh từ ngườc ngoài) ít có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. b) Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. - Lạm phát (inflation) : sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. - Trong dài hạn, lạm phát thông thường là do sự gia tăng quá mức số lượng tiền, làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống. - Chính phủ tạo (in) tiền càng nhanh, tỉ lệ lạm phát càng cao. c) Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. - Chu kỳ kinh tế (business cycle): sự biến động của hoạt động kinh tế, chẳng hạn như việc làm và sản xuất. - Trong ngắn hạn (1-2 năm), những chính sách kinh tế đẩy lạm phát và thất nghiệp theo hướng ngược chiều nhau. - Các yếu tố khác có thể làm cho sự đánh đổi này ít hay nhiều thuận lợi, nhưng sự đánh đổi luôn xảy ra. KẾT LUẬN  Kinh tế học cung cấp những hiểu biết về hành vi của con người, thị trường và nền kinh tế  Nó dựa vào một vài ý tưởng có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Chương III : SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI I. Lợi thế so sánh: động lực của chuyên môn hóa 1) Lợi thế tuyệt đối - Khả năng sản xuất một hàng hóa bằng cách sử dụng nhập lượng ít hơn so với các nhà sản xuất khác. - Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lợi thế tuyệt đối khi so sánh năng suất của một người, công ty, hoặc quốc gia với năng suất của người, công ty, quốc gia khác. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 5 Nhà sản xuất cần ít nhập lượng hơn để sản xuất một hàng hóa được cho là có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hàng hóa đó. 2) Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh - Chi phí cơ hội: bất cứ thứ gì phải mất đi để nhận được thêm một cái gì đó. - Chi phí cơ hội của một hàng hóa là nghịch đảo chi phí cơ hội của hàng hóa khác. - Lợi thế so sánh: khả năng sản xuất hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hốn với những nhà sản xuất khác. - Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lợi thế so sánh khi mô tả chi phí cơ hội của 2 nhà sản xuất. một nhà sản xuất từ bỏ ít hàng hóa khác hơn để sản xuất hàng hóa X sẽ có chi phí cơ hội nhỏ hơn trong sản xuất hàng hóa X và được cho là có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ra hàng hóa này. 3) Lợi thế so sánh và thương mại - Lợi ích của chuyên môn hóa và thương mại không phải dựa vào lợi thế tuyệt đối mà dựa vào lợi thế so sánh. - Khi mỗi người chuyên môn hóa và việc sản xuất hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh, tổng sản lượng trong nền kinh tế tăng lên. - Thương mại có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội bởi vì nó cho phép mọi người chuyên môn hóa vào những hoạt động mà họ có lợi thế so sánh. 4) Giá cả thương mại - Giá cả thương mại: để được lợi ích từ trao đổi đối với cả hai bên, giá mà họ trao đổi phải nằm giữa hai mức chi phí cơ hội. CHƯƠNG IV: CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.Thị trường là gì? - Là một nhóm người mua và người bán một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể - Người mua quyết định cầu. - Người bán quyết định cung sản phẩm. 2.Thị trường cạnh tranh là gì? - Là thị trường trong đó có rất nhiều người mua và bán . - Không một ai có thể tác động đến giá. - Giá và sản lượng được quyết định bởi tất cả người mua và bán trên thị trường. 3. Cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng ? YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ * Cầu là những số lượng khác nhau của một mặt hàng mà người mua MUỐN và CÓ KHẢ NĂNG MUA tại các mức giá khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định. (Cầu ≠ nhu cầu) * Các yếu tố ảnh hưởng: (1) Giá mặt hàng. (2) Thu nhập của người tiêu dùng. (3) Giá cả các hàng hóa có liên quan. (4) Sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng (5) Kỳ vọng (VD: Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 người dân đã kỳ vọng Clinton làm tổng thống Mỹ điều đó làm cho giá usd tăng trước bầu cử) (6) Số lượng người mua * Cầu ≠ Lượng cầu: Cầu là tập hợp nhiều lượng cầu. Thay đổi cầu là thay đổi đường đồ thị biểu diễn. Thay đổi lượng cầu là thay đổi điểm trên đồ thị biểu diễn. ( Tương tự cho đường cung) 4.Quy luật cầu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của một mặt hàng tăng lên thì lượng cầu về mặt hàng sẽ giảm. VD: Giá nhà tăng lên làm cho lượng cầu về thuê nhà ở giảm xuống 5.Cung, các yếu tố ảnh hưởng, quy luật cung ?. * Cung là những số lượng khác nhau của một mặt hàng mà người bán sẵn sàng và có khả năng cung cấp ra thị trường tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. * Các yếu tố ảnh hưởng Ngoài giá cả các yếu tố khác quyết định mức sản lượng mà nhà sx muốn bán còn bao gồm giá các nhập lượng đầu vào , công nghệ, kỳ vọng và số lượng người bán. Nếu một trong các yếu tố này thay đổi đường cung sẽ dịch chuyển. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 7 * Quy luật cung: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của một mặt hàng tăng lên thì lượng cung về mặt hàng đó sẽ tăng lên. 6. Điểm cân bằng thị trường - Giao điểm của đường cung và đường cầu quyết định điểm cân bằng thị trường. Tại mức giá cân bằng, lượng cầu bằng lượng cung. - Hành vi của người mua và người bán hướng thị trường tới trạng thái cân bang một cách tự nhiên. KHi giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng sẽ có sự dư thừa hàng hóa khiến cho giá giảm. Khi giá thị trường thấp hơn mức giá cân bằng sẽ có sự thiếu hụt hàng hóa khiến giá thị trường tăng lên. 7. Cách phân tích sự kiện ảnh hưởng đến thị trường. Để phân tích các sự kiện ảnh hưởng đến thị trường, chúng ta bắt buộc phải sử dụng đồ thị cung cầu để xem sự kiện đó tác động đến giá và sản lượng cân bằng như thế nào. Thực hiện điều đó theo 3 bước. B1: Xem sự kiện này tác động đến đường cung , cầu hay cả hai. B2: Xác định xem những đường này dịch chuyển như thế nào ( Cung tăng sang trái, cầu tăng sang phải và ngược lại) B3: So sánh trạng thái cân bằng mới và cũ từ đó đưa ra nhận xét. CHƯƠNG V: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG  Độ co giãn của cầu theo giá đo lường lượng cầu thay đổi bao nhiêu trước những thay đổi của giá cả. Cầu có xu hướng co giãn hơn nếu nó có những hàng hóa thay thế gần gũi, nếu nó là mặt hàng xa xỉ thay vì mặt hàng thiết yếu, nếu thị trường được định nghĩa hẹp, hoặc nếu người mua có thời gian đáng kể để phản ứng với sự thay đổi giá.  Độ co giãn của cầu theo giá được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá cả. Nếu lượng cầu thay đổi với tỷ lệ thấp hơn giá, độ co giãn nhỏ hơn 1, và cầu được cho là không co giãn. Nếu lượng cầu thay đổi vởi tỷ lệ lớn hơn giá cả, độ co giãn lớn hơn 1, và cầu được cho là co giãn.  Tổng doanh thu, hay tổng số tiền trả cho việc mua một hàng hóa, bằng giá nhân với lượng bán ra. Đối với đường cầu không co giãn, tổng doanh thu đồng biến với giá cả. Đối với đường cầu co giãn, tổng doanh thu nghịch biến với giá cả. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ  Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập của người tiêu dùng.  Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường lượng cầu của một loại hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trước những thay đổi giá của một loại hàng hóa khác.  Độ co giãn của cung theo giá đo lường lượng cung thay đổi bao nhiêu trước những thay đổi của giá cả. Độ co giãn này thường phụ thuộc vào độ dài thời gian được xem xét. Trong hầu hết các thi trường, cung co giãn hơn trong dài hạn so với trong ngắn hạn.  Độ co giãn của cung theo giá được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá cả. Nếu lượng cung thay đổi với tỷ lệ nhỏ hơn giá, độ co giãn nhỏ hơn 1, và cung được cho là không co giãn. Nếu lượng cung thay đổi vởi tỷ lệ cao hơn giá, độ co giãn lớn hơn 1, và cung được cho là co giãn.  Các công cụ của cung và cầu có thể được áp dụng trong nhiều thị trường khác nhau. Chương này sử dụng chúng để phân tích thị trường lúa mì, thị trường dầu mỏ và thị trường các loại ma túy bất hợp pháp. CHƯƠNG VI: CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ KIỂM SOÁT GIÁ - Gía trần: Mức giá tối đa được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa. - Gía sàn: Mức giá tối thiểu được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa. - Sự tác động của giá trần đến thị trường : Khi các chính phủ áp đặt một mức giá trần có hiệu lực trên thị trường cạnh tranh, một sự thiếu hụt hàng hóa phát sinh, và người bán cần phân phối hàng hóa khan hiếm cho số lượng lớn người mua tiềm năng. - Nếu giá cân bằng giữa cung và cầu dưới mức giá trần, giá trần không có hiệu lực. Mức giá cân bằng trên mức giá trần, giá trần có một ràng buộc hiệu lực đối với thị trường. - Các lực cung và cầu có xu hướng làm dịch chuyển giá đến điểm cân bằng, nhưng khi giá thị trường chạm giá trần, theo luật, sẽ không thể tăng thêm, vậy giá thị trường cần bằng với giá trần. VÍ DỤ : Trước khi tăng giá dầu thô, giá cân bằng của xăng, P1 thấp hơn giá trần. Vì vậy quy định giá cả không có tác động gì cả. Tuy nhiên khi giá dầu thô tăng, tình hình đã thay đổi. Tăng giá dầu thô làm tăng chi phí sản xuất xăng =>> giảm cung xăng =>> đường cung dịch chuyển sang trái =>> làm tăng giá cân bằng của xăng từ P1 lên P2.Thay vào đó giá trần ngăn cản giá xăng lên đến mức cân bằng. KIỂM SOÁT VIỆC THUÊ NHÀ TRONG DÀI HẠN VÀ NGẮN HẠN Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 9 - Gía trần kiểm soát tiền thuê nhà: +Trong ngắn hạn: cung và cầu nhà ở là tương đối không co giãn, kiểm soát tiền gây ra một sự thiếu hụt. Tác động chủ yếu trong ngắn hạn là giảm giá thuê. +Trong dài hạn: Khi kiểm soát tiền thuê làm giảm tiền thuê nhà xuống dưới mức cân bằng, lượng cung căn hộ giảm đáng kể và lượng cầu căn hộ tăng đáng kể =>> sự thiếu hụt lớn về nhà ở. -Cách thức giá sàn ảnh hưởng đến kết quả của thị trường: +Nếu giá sàn nhỏ hơn giá cân bằng , mặt bằng giá không bị ràng buộc. Các lực thị trường tự nhiên làm dịch chuyển nền kinh tế đến cân bằng, giá sàn không có tác động. +Nếu giá sàn cao hơn giá cân bằng,giá sàn là một ràng buộc có hiệu lực trên thị trường . Các lực cung và cầu có xu hướng làm dịch chuyển mức giá thị trường đến mưc giá cân bằng, nhưng khi giá thị trường chạm sàn, nó không thể giảm thêm nữa. Gía thị trường cân bằng với giá sàn.Như vậy giá sàn gây ra một hiệu lực dư thừa hàng hóa. LƯƠNG TỐI THIỂU -Áp đặt một mức lương thấp nhất cho người lao động mà người sử dụng lao động phải trả. -Mức lương tối thiểu có tác động lớn nhất trên thị trường lao động thanh thiếu niên -Ngoài việc làm thay đổi cầu lao động, lương tối thiểu cũng làm thay đổi lượng cung. Đánh giá việc kiểm soát -Kiếm soát giá thường làm tổn thương những người mà học đang cố gắng giúp đỡ . Kiểm soát tiền thuê nhà có thể giữ giá thuê nhà thấp, nhưng không khuyến khích chủ nhà chăm sóc nhà cho thuê của họ và làm cho nhà ở khó tìm. Luật lương tối thiểu có thể tăng thu nhập của một số công nhân nhưng cũng gây ra thất nghiệp cho các công nhân khác. -Phụ cấp lương nâng cao đời sống của lao động nghèo không ngăn cản cấp công ty cho thuê họ. Ví dụ ưu đãi thuế thu nhập -Phạm vi ảnh hưởng của thuế: Cachs thức mà theo đó gánh nặng thuế được chia sẻ giữa các bên tham gia thị trường. -Luật thuế ảnh đến đường cung và cầu là: YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ +Thuế hạn chế hoạt động thị trường . Khi một hàng hóa bị đánh thuế lượng hàng hóa bán ra là nhỏ hơn ở trạng thái cân bằng mới. +Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Tại trạng thái cân bằng mới , người mua phải trả thêm tiền cho hàng hóa, và người bán nhận được ít hơn. Cách thức đánh thuế vào người mua tác động đến kết quả thị trường -Thuế đánh vào người bán và đánh vào người mua là tương đương nhau. Thuế tạo ra chênh lệch mức giá mà người mua phải trả và mức giá người bán phải nhận được. Sự chênh lệc giá người mua và giá người bán lè như nhau, bất kể thuế đánh vào người mua hay người bán. -Sự khác biệt duy nhất giữa thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán là người đi nộp tiền thuế cho chính phủ. -Một thị trường đạt đến trạng thái cân bằng mới người mua và người bán chia sẻ gánh nặng bất kể thuế được đánh như thuế nào. -Tiền lương tạo ra sự chênh lệch giữa mức giá mà người lao động nhận được và mức lương mà doanh nghiệp trả. So sánh mức lương khi có và không có thuế, thấy rằng người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ mức thuế. Phân bố gánh nặng thuế giữa người lao động và doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc cách chính phủ đánh thuế này vào người lao động hay đnahs thuế này vào doanh nghiệp, hay phân chia thuế bằng nhau giữa hai nhóm. Độ co giãn và phạm vi ảnh hưởng của thuế -Thuế trong một thị trường với cung rất co giãn và cầu không co giãn một cách tương đối. Người bán có những phản ứng rất nhạy với những thay đổi với giá của hàng hóa( đường cung tương đối phẳng), người mua có phản ứng không nhạy( đường cung tương đối dốc) -Ngược lại mức giá người mua phải trả tăng đáng kể, người mua phải gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế. -Cung lao động ít co giãn hơn cầu, nên người lao động chịu phần lớn gánh nặng tiền lương. Gánh nặng thuế rơi vào bên tham gia thị trường ít co giãn, vì bên tham gia thị trường đó không dễ dàng phản ứng với thuế bằng cách thay đổi lượng mua hoặc bán. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 11 -Nền kinh tế bị chi phối ởi hai loại lực: luật cung cầu và luật được ban hành bởi chính phủ -Khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa,sản lượng cân bằng giảm, tức thuế làm giảm quy mô thị trường. CHƯƠNG VII: NGƯỜI TIÊU DÙNG, NHÀ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG Trên thị trường kinh tế, người mua luôn muốn mua rẻ và người bán luôn muốn được trả giá cao vậy nên tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng sẽ giúp cho nhà hoạch định kinh tế chọn được “mức giá đúng” cho món hàng hóa đó. Tối đa hóa được tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng sẽ dẫn đến hiệu quả của thị trường nhờ vào sự phân bổ nguồn lực hiệu quả mà chính bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt người mua và người bán đạt đến. Tổng thặng dư là tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Thặng dư tiêu dùng là mức sẵn lòng trả của người mua trừ đi khoản tiền họ thực sự phải trả và đại lượng này đo lường lợi ích mà người mua nhận được khi tham gia thị trường. Thặng dư sản xuất bằng khoản tiền người bán nhận được từ hàng hóa của mình trừ đi phần chi phí họ phải chịu để sản xuất hàng hóa đó. Để kết luận rằng thị trường hiệu quả, chúng ta cần phải thỏa mãn 2 giả định: + Giả định thị trường là cạnh tranh hoàn hảo + Kết quả của một thị trường chỉ tác động đến người mua và người bán trên thị trường Thị trường không phân bổ nguồn lực hiệu quả khi có sự tồn tại của những thất bại thị trường, chẳng hạn như quyền lực thị trường hay ngoại tác. Chương VIII : ỨNG DỤNG: CHI PHÍ CỦA THUẾ Thuế là nguồn gốc của các tranh luận chính trị quyết liệt. Thuế làm tăng mức giá người mua phải trả và làm giảm mức giá mà người bán nhận được YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ I. Tổn thất của thuế - Tác động của thuế là như nhau khi tác động lên người mua và người bán. Khi người mua ohair chịu thuế, đường cầu dịch chuyển lên trên đúng bằng khoản thuế; khi người bán chịu thuế, đường cung dịch chuyển lên trên đúng bằng khoản thuế. 1) Thuế tác động như thế nào đến các bên tham gia thị trường - Lợi ích người mua nhận được trên một thị trường được đo lường bằng thặng dư tiêu dung – là khoản tiền mà người mua phải trả trừ đi khoản tiền họ thật sự trả để mua hàng hóa đó. - Lợi ích mà người bán nhận được trên một thị trường được đo bằng thặng dư sản xuất – là khoản tiền người bán nhận được trừ đi chi phí sản xuất họ phải chịu. - Chính phủ dùng nguồn thuế để cung cấp dịch vụ như đường sá, cảnh sát, giáo dục, hổ trợ các đối tượng 2) Phúc lợi khi không có thuế - Khi không có thuế mức giá và sản lượng cân bằng được xác định tại giao điểm của đường cung và đường cầu. 3) Phúc lợi khi có thuế - Thuế đánh lên một hàng hóa làm giản đi phần thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. vì phần sụt giảm trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất vượt qua phần doanh thu thuế nên thuế được cho là gây ra phần tổn thất không bù đắp được. 4) Thay đổi phúc lợi - Thay đổi tổng thặng dư bao gồm thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, sản xuất, doanh thu thuế. 5) Tổn thất vô ích và lợi ích từ thương mại -Thuế gây ra tổn thất vô ích vì chúng làm người bán và người mua không nhận thấy được những lợi ích từ thương mại. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích - Thuế làm người bán và mua thay đổi hành vi. Thuế làm tăng mức giá của người mua phải trả do đó họ sẽ tiêu dùng ít đi. Trong khi đó, thuế hạ thấp mức giá người bán nhận được, do đó họ sẽ sản xuất ít hơn. III. Tổn thất vô ích và doanh thu thuế khi mức thuế thay đổi - Thuế hiếm khi giữ nguyên trong dài hạn, doanh thu thuế của chính phủ bằng độ lớn của thuế nhân với số lượng hàng hóa bán ra. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 13 Chương IX : ỨNG DỤNG: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Các yếu tố ảnh hưởng thương mại 1) Giá thế giới và lợi thế so sánh - Giá thế giới: mức giá phổ biến của một hàng hóa trên thị trường thế giới - Thương mại giữa các nước cuối cùng cũng dựa trên lợi thế so sánh. Điều này có nghĩa là thương mại mang lại lợi ích vì nó cho phép các quốc gia chuyên môn hóa vào việc sản xuất những gì mình có lợi thế nhất. II. Những người hưởng lợi và những người bị tổn thất từ thương mại 2) Lợi ích và tổn thất của một nước xuất khẩu - Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa, nhà sản xuất trong nước đối với hàng hóa đó sẽ có lợi và người tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa đó sẽ bất lợi. - Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi sẽ lớn hơn tổn thất của người bị thiệt hại. 3) Lợi ích và tổn thất của nước nhập khẩu - Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước nhập khẩu hàng hóa, người tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa đó sẽ có lợi và nhà sản xuất trong nước đối với hàng hóa đó sẽ bị bất lợi. - Thương mại gia tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi sẽ lớn hơn tổn thất của người bị thiệt. 4) Tác động của thuế quan - Thuế quan: loại thuế đánh lên hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và tiêu thụ trong nước. - Thuế quan làm giảm lượng hàng nhập khẩu và làm thị trường trong nước dịch chuyển gần về mức cân bằng lúc chưa có thương mại. - Thuế quan gây ra phần tổn thất vô ích vì thuế quan cũng là một loại thuế. III. Những lập luận ủng hộ hạn chế thương mại - Có nhiều lập luận ủng hộ việc bảo hộ thương mại: duy trì việc làm, bảo vệ an ninh quốc gia, hỗ trợ các ngành công nghiệp non trẻ, chống lại sự cạnh tranh không công bằng và phản ứng với các rào cản thương mại từ nước ngoài. Mặc dù, một số lập luận này là xác đáng nhưng trong hầu hết các trương hợp, các nhà kinh tế học tin rằng thương mại tự do thương là chính sách tốt hơn. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ PHẦN V: CHƯƠNG XIII: CHI PHÍ SẢN XUẤT I. Một số khái niệm về chi phí 1. Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí ( TR – TC) 2. Chi phí tính bằng chi phí cơ hội - Chi phí sổ sách:Những chi phí cho yếu tố đàu vào đòi hỏi doanh nghiệp bỏ tiền ra chi trả - Chi phí ẩn:Những chi phí đầu vào không đòi hỏi doanh nghiệp phải chi tiền ra để trả. Vd: Bạn A tự vốn kinh doanh, tự mình quản lí thì chi phí ẩn là: Tiền lương đáng ra Bạn A nhận được 3. Chi phí sử dụng vốn được xem như là 1 loại chi phí cơ hội 4. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán  Đối với nhà kinh tế: Doanh thu = lợi nhuận kinh tế + Chi phí ẩn + Chi phí sổ sách  Đối với kế toán: Doanh thu = Lợi nhuận kế toán + Chi phí sổ sách II. Sản xuất và chi phí - Sản lượng biên giảm dần: Thể hiện mức sản lượng biên giảm khi số luộng đầu ào tăng - Chi phí biên tăng dần theo sản lượng đầu ra phản ánh tính chất của quy luật sản lượng biên giảm dần. - Những đường chi phí có 3 đặc điểm chung:  Sớm muộn gì chi phí biên cũng sẽ tăng khi sản lượng đầu ra tăng  Đường tổ chi phí bình quân có dạng chữ U  Đường MC cắt đường tổng chi phí bình quân tại điểm thấp nhất của đường tổng chi phí bình quân III. Chi phí trong ngắn hạn, dài hạn : - Chi phí biên là phần tăng trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm . - Trên đồ thị MC là độ dốc của đường tổng chi phí. - Chi phí biên có thể tính tương đương bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm tống chi phí hay hàm tổng chi phí biến đổi. 1. Trong ngắn hạn: - TC = FC +VC Trong đó : TC là tổng chi phí thấp nhất bằng tiền sản xuất mỗi 1 mức sản lượng FC là chi phí cố định( không thay đổi theo SL) VC là chi phí biến đổi (thay đổi theo sản lượng) Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 15 - Chi phí cố định trung bình : AFC =FC/Q - Chi phí biến đổi trung bình : AVC = VC/Q - Tổng chi phí trung bình : AC = TC/Q - CHI PHÍ biên ngắn hạn : MC (SMC) - Các đường MC,AC,AVC đều có hình dạng hình chữ U do bị chi phối bởi quy luật năng suất biên giảm dần. 2. Trong dài hạn: - Mọi chi phí đều là chi phí biến đổi . - Tổng chi phí trung bình dài hạn : LAC=LTC/Q 3. Mối quan hệ giữa chi phí trung bình ngắn hạn và dài hạn: - Khi MC < AC (AVC) thì AC(AVC) giảm dần - Khi MC > AC(AVC) thì AC(AVC) tăng dần - MC = AC(AVC) thì ACmin (AVC min) 4. Quan hệ giữa chi phí biên ngắn hạn và dài hạn: - Qui mô sản xuất hợp lí là quy mô sản xuất có đường chi phí trung bình ngắn hạn tiếp xúc với đường chi phí trung bình dài hạn tại mức sản lượng cần sản xuất. - Tại qui mô sản xuất hợp lý: SAC = LAC & SMC = LMC & STC =LTC. Khi SACmin = SMC = LACmin = LMC –-> Quy mô sản xuất tối ưu. CHƯƠNG XIV: DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH I. Thị trường cạnh tranh là gì? - Đặc điểm:  Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường. Là những “ người chấp nhận giá”, không thể ảnh hưởng tới giá thị trường  Hàng hóa được nhiều nhà cung cấp khác nhau bán ra trên thị trường là như nhau  Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường II. Doanh thu của một doanh nghiệp cạnh tranh. Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh luôn cố gắng tối đa hóa lợi nhuận - Doanh thu bình quân: AR = TR/Q = P. - Doanh thu biên: là thay đổi của tổng doanh thu do tăng thêm một đơn vị sản lượng bán ra.Do đó doanh thu biên bằng giá hàng hóa. MR=P III. Tối đa hóa lợi nhuận và đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh Ba nguyên tắc tổng quát trong tối đa hóa lợi nhuận: YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ  Nếu MR > MC  Tăng Q  Nếu MC> MR  Giảm Q  Tại mức sản lượng mà lợi nhuận đạt được tối đa doanh thu biên và chi phí biên bằng nhau. - Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách: Sản xuất tại mức sản lượng mà MR=MC IV. Quyết định đóng cửa của doanh nghiệp trong ngắn hạn Phân biệt giữa trường hợp đóng cửa tạm thời và trường hợp rời bỏ vĩnh viễn: - Đóng cửa liên quan đến quyết định trong ngắn hạn, không sản xuất gì cả trong một khoảng thời gian cụ thể ,tạm thời đóng cửa vẫn phải trả chi phí cố định. - Rời bỏ liên quan đến quyết định trong dài hạn về việc rời khỏi thị trường, doanh nghiệp rời khỏi thị trường rồi không phải trả 1 khoản chi phí nào cả bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Doanh nghiệp sẽ đóng cửa: TR < VC hay P < AVC Với TR là tổng doanh thu , VC là chi phí biến đổi, P là giá, AVC là chi phí biến đổi bình quân. V. Quyết định rời khỏi hay gia nhập thị trường dài hạn Doanh nghiệp rời khỏi thị trường: TR < TC hay P < ATC Với TC là tổng chi phí, ATC là chi phí bình quân Tương tự một doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường nếu hoạt động mang lại lợi nhuận: P < ATC VI. Đường cung trên thị trường cạnh tranh  Trong ngắn hạn: Đường cung thị trường khi số lượng doanh nghiệp không đổi. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp chính là đường SMC phần phía trên điểm cực tiểu của AVC  Trong dài hạn: Đường cung thị trường khi có sự gia nhập hay rời khỏi thị trường. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp chính là đường MC phần phía trên điểm cực tiểu của ATC VII. Đường cung trong dài hạn dốc lên vì :  Do 1 vài nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất chỉ có số lượng giới hạn nhất định. Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 17  Doanh nghiệp có sự khác nhau về chi phí.  Giá cao là điều kiện cần thiết để thúc đẩy lượng cung nhiều hơn mà cụ thể là trong thị trường cạnh tranh dài hạn sẽ dốc lên thay vì nằm ngang. VIII. Phía sau đường cung  Chương này áp dụng nguyên lí Những người duy lí sẽ suy nghĩ ở mức cận biên.  Khi mua hàng hóa từ một doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, bạn có thể được đảm bảo rằng giá mà bạn phải trả rất sát với chi phí sản xuất hàng hóa đó. CHƯƠNG XV : DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN I) Nguyên nhân độc quyền  Doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá.(không kiếm soát hoàn toàn giá cả).  Nguyên nhân độc quyền là do các rào cản gia nhập ngành : - Độc quyền về nguồn lực :nguồn lực dùng cho quá trình sản xuất thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp .Dẫn đến doanh nghiệp sản xuất chi phí thấp nhưng bán giá cao. - Độc quyền do chính phủ :chính phủ cho phép cá nhân hay doanh nghiệp độc quyền bán một số loại háng hóa hay dịch vụ (bằng sáng chế , luật bản quyền). - Độc quyền tự nhiên:Một doanh nghiệp có khả năng cung cấp một loại hàng hóa hay dịch vụ cho toàn bộ thị trường chi phí sản xuất thấp hơn doanh nghiệp khác. II) Doanh nghiệp độc quyền quyến định về sản xuất và giá cả như thế nào: -Quyết định giá bán bằng cách thay đổi sản lượng. -Đường cầu dốc xuống từ trái sang phải. -Doanh thu biên nhỏ hơn giá bán (MR<P) Hiệu ứng sản lượng:sản lượng bán ra tăng , doanh thu cò xu hướng tăng. Hiệu ứng giá :sản lượng bán ra tăng nhưng giá giảm dẫn đến TR có xu hướng giảm . MR Hiệu ứng lượng Tối đa hóa lợi nhuận: MR>MC:Gia tăng sản xuất. MR<MC:Giảm sản xuất. Lợi nhuận tối đa :ấn định sản lượng MR=MC. (P>MR=MC). III) Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra : -Mức sản lượng tại MC=MR nhỏ hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội.Dẫn đến P>MC.(phần diện tích tam giác giữa đường cầu và MC là phần tổn thất vô ích). - Vì tổng thặng dư không thay đổi nên lợi nhuận độc quyền không phải chi phí xã hội. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ IV) Phân biệt giá : - Để thực hiện cần : Mức độ độc quyền phải rất cao - Độ co dãn cầu theo giá của các thị trường khác nhau - Các thị trừng không được xen lẫn vào nhau. Đạt doanh thu tối đa , doanh nghiệp cần phân bố sản lượng trên mỗi thị trường sao cho doanh thu biên trên các thị trường bằng nhau : MR1=MR2=....=MRn Lợi ích của phân biệt giá : -Thu lợi nhuận cao hơn. -Mở rộng tiêu chỉ khác : tuổi tác , thu nhập. -Tăng phúc lợi kinh tế. Trường hợp phân biệt giá hoàn hảo : -Bán được toàn bộ sản phẩm và không có tổn thất vô ích. Toàn bộ thăng dư thị trường là lợi nhuận của nhà độc quyền. Tuy nhiên phân biệt giá không thể đạt hoàn hảo : -Khác hàng không thông báo mức sẵn lòng trả . -Có nhiều nhóm khách hàng nên DN không biết được mức săn lòng trả của mỗi nhóm . V) Chính sách chính phủ đối với doanh nghiệp độc quyền : 1) Gia tăng cạnh tranh bằng luật chống đọc quyền. 2)Quản lý ( áp dụng cho loại độc quyền tự nhiên). Chính phủ quy định mức giá :P=MC ( tổng thặng dư đạt tối đa). Tuy nhiên có 2 vấn đề - Thứ nhất:Vì doanh nghiệp độc quyền có ATC giảm dần nên P=MC<ATC: Doanh nghiệp bị lỗ và rời khỏi thị trưởng Giải pháp : Cho phép bán ở mức P=ATC ( P>MC) nhưng lúc này sẽ gây ra tổn thất vô ích do P không bằng MC. - Thứ hai :Doanh nghiệp không có động cơ giảm chi phí vì nếu giảm chi phí chính phủ sẽ quy định giảm giá bán. 3.Sở hữu nhà nước : - Chính phủ sẽ điều hành các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên về hàng hóa thiết yếu : điện , nước , viễn thông... 4.Không làm gì cả : -Các nhà kinh tế học cho rẳng chính phủ không nên cố gắng khắc phục tình trạng định giá độc quyền. CHƯƠNG XVI : CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN I. Giữa độc quyền và Cạnh tranh hoàn hảo Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trang 19 - Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền: + Nhiều người bán + Sản phẩm khác biệt: Mỗi doanh nghiệp sản xuất 1 sản phẩm ít nhất cũng có đôi chút khác nhau + Tự do gia nhập và rời bỏ II. Cạnh tranh bằng các sản phẩm khác biệt 1. Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn - Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: Sản xuất ở mức sản lượng: MR = MC < P - Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận được tìm thấy tại điểm giao nhau giữa đường MC và đường MR 2. Cân bằng trong dài hạn - Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong ngắn hạn thì các doanh nghiệp mới gia nhập - Đường cầu dịch chuyển sang trái 3. Cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo: có 2 điểm khác biệt - Dư thừa năng lực trong sản xuất - Định giá cao hơn chi phí biên 4. Cạnh tranh độc quyền và phúc lợi xã hội  Thị trường đọc quyền cũng gây ra tổn thất vô ích cho việc định giá dộc quyền  Khi 1 doanh nghiệp mới xem xét việc gia nhập vào thị trường, họ chỉ quan tâm lợi nhuận đạt được. Tuy nhiên, sự gia nhập có 2 hiệu ứng ngoại tác: - Ngoại tác do sự đa dạng của sản phẩm - Ngoại tác do đánh cắp thị phần  Cả 2 loại ngoại tác này đều không tồn tại trong Cạnh tranh hoàn hảo III. Quảng cáo CHƯƠNG XVII : ĐỘC QUYỀN NHÓM I. Thị trường chỉ có vài người bán - Thị trường độc quyền nhóm là thị trường chỉ có một ít người bán, bán các sản phẩm tương tự hoặc gần tương tự nhau - Đặc điểm chính của thị trường độc quyền nhóm là sự đối nghịch giữa việc hợp tác và lợi ích cá nhân. - Sản xuất ở mức sản lượng nhỏ và bán ở mức giá cao hơn chi phí biên  Thị trường độc quyền nhóm chỉ có 2 thành viên, được gọi là thị trường nhị quyền. Giá được quyết định trên thị trường bởi nhu cầu thị trường. II. Cạnh tranh, độc quyền và Cartel - Cartel là một nhóm các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu chung. Một cartel không chỉ phải thỏa thuận về tổng sản lượng sản xuất mà còn mức sản lượng của mỗi thành viên. YoRE – Clb Nghiên cứu Kinh tế Trẻ III. Trạng thái cân bằng của thị trường độc quyền nhóm - Cân bằng Nash: Một tình huống mà ở đó các tác nhân kinh tế khi tương tác với những tác nhân khác, mỗi bên sẽ lựa chọn chiến lược tốt nhất sau khi biết đối phương đã chọn những chiến lược của họ. - Q (Độc quyền hoàn toàn < Q ( độc quyền nhóm) < Q (Cạnh tranh hoàn toàn) - P (Cạnh tranh hoàn toàn) <P (Độc quyền nhóm) < P (Độc quyền) IV. Quy mô của thị trường độc quyền nhóm tác dộng tới kết cục cuẩ thị trường như thế nào? - Trường hợp cartel có nhiều doanh nghiệp + Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách: Sản xuất ở mức Q độc quyền, bán ở mức P độc quyền - Khi số lượng người bán trên thị trường độc quyền nhóm càng nhiều: + thị trường này sẽ càng giống một thị trường cạnh tranh. + Gía sẽ tiến đến chi phí biên + sản lượng sẽ tiến đến mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội - Hiệu ứng lượng > Hiệu ứng giá tăng Q - Hiệu ứng giá = Hiệu ứng lượng  Dừng lại V. Kinh tế học về sự hợp tác 1. Tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù - Doanh nghiệp đọc quyền nhóm là 1 dạnh tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù - Tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù chỉ ra lợi ích cá nhân có thể ngăn cản mọi người duy trì sự hợp tác ngay cả hợp tác này mang lợi lợi ích 2. Các ví dụ tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù - Chạy đua vũ trang - Các nguồn tài nguyên chung 3. Những điểm gây tranh cãi của chính sách chống độc quyền - Cố định giá bán lẻ - Bán phá giá - Bán kèm sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_on_tap_kinh_te_vi_mo_9363_1983127.pdf