Đề cương chi tiết môn học Luật đất đai

Tài liệu Đề cương chi tiết môn học Luật đất đai: Luật Đất Đai - 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LUẬT ĐẤT ĐAI I. TÊN MÔN HỌC VÀ SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH (tín chỉ) 1. Tên môn học: Luật Đất đai 2. Số đơn vị học trình: 03 3. Phân bổ thời gian: - Giảng: 15 tiết - Thảo luận: 05 tiết - Sinh viên tự học: 25 tiết II. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Vai trò của môn học Đất đai là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu cấu thành môi trường. Pháp luật về đất đai luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và đại bộ phận dân cư. Chính sách đất đai của Nhà nước có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, môn Luật Đất đai được coi là khoa học luật chuyên ngành quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo luật và kinh tế. 2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Đối tượng nghiên của môn học là các quy định của pháp luật về đất đai và thực tiễn áp dụng chúng ở Việt Nam. Ngoài ra, môn học còn nghiên cứu các quan điểm khoa học về...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn học Luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật Đất Đai - 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LUẬT ĐẤT ĐAI I. TÊN MÔN HỌC VÀ SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH (tín chỉ) 1. Tên môn học: Luật Đất đai 2. Số đơn vị học trình: 03 3. Phân bổ thời gian: - Giảng: 15 tiết - Thảo luận: 05 tiết - Sinh viên tự học: 25 tiết II. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Vai trò của môn học Đất đai là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu cấu thành môi trường. Pháp luật về đất đai luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và đại bộ phận dân cư. Chính sách đất đai của Nhà nước có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, môn Luật Đất đai được coi là khoa học luật chuyên ngành quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo luật và kinh tế. 2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Đối tượng nghiên của môn học là các quy định của pháp luật về đất đai và thực tiễn áp dụng chúng ở Việt Nam. Ngoài ra, môn học còn nghiên cứu các quan điểm khoa học về vấn đề sở hữu, quản lý, sử dụng đất đai và kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh pháp luật quan hệ đất đai. 3. Yêu cầu về các kiến thức tiên quyết: Giảng sau các môn: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự. III. NỘI DUNG TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNG Luật Đất Đai - 2 - CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI (5 tiết) I. MỤC TIÊU Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về luật đất đai, giúp sinh viên nhận thức được chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt và sự chi phối của nó đến việc quản lý và sử dụng đất đai, thể hiện cụ thể của nó trong các quy phạm pháp luật đất đai; giúp sinh viên hiểu và đánh giá các khái niệm về Luật Đất đai, đối tượng và phạm vi điểu chỉnh của Luật Đất đai, các nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai; trang bị cho sinh viên kĩ năng tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, kĩ năng lựa chọn văn bản để áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và nhiệm vụ của luật đất đai: - Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai (Khái niệm, mối quan hệ giữa chế độ sở hữu toàn dân và hình thức sở hữu nhà nước đối với đất đai; hình thức sở hữu duy nhất của nhà nước đối với đất đai và hệ quả của nó trong quản lý và sử dụng đất đai...) - Nhiệm vụ của Luật Đất đai (Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai và thực hiện vai trò quản lý xã hội của Nhà nước). 2. Định nghĩa Luật Đất đai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai: Đưa ra và so sánh khái niệm Luật Đất đai với ý nghĩa là một lĩnh vực pháp luật và khái niệm Luật Đất đai với ý nghĩa là một đạo luật; xác định đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai. 3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai Căn cứ xác lập, nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc sau trong ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật đất đai, gồm: - Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; - Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật; - Nguyên tắc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp; - Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; - Nguyên tắc cải tạo, bồi bổ làm tăng khả năng sinh lợi của đất; 4. Nguồn của Luật Đất đai Đưa ra danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đất đai, làm rõ cấu trúc của hệ thông văn bản quy phạm pháp luật đất đai. Luật Đất Đai - 3 - CHƯƠNG 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (03 tiết) I. MỤC TIÊU Trang bị cho sinh viên những khái niệm về quan hệ pháp luật đất đai; hệ thống chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai (thể chế); phân loại đất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ pháp luật đất đai; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai dưới góc độ lý luận II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai 1.1. Chủ thể quản lý Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng, các cơ quan nhà nước khác có tham gia vào hoạt động quản lý đất đai 1.2. Chủ thể sử dụng. - Khái niệm - Các loại chủ thể sử dụng đất Nêu và làm rõ đặc điểm của các chủ thể sử dụng đất gồm: cá nhân; hộ gia đình; tổ chức trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài. 1.3. Các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Đây là các chủ thể tham gia vào QHPL đất đai không phải với tư cách của các loại chủ thể nói trên. 2. Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai Xác định khách thể của quan hệ pháp luật đất đai, căn cứ phân loại đất và các loại đất được phân loại theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai Phân tích về mặt lý luận bản chất quyền và nghĩa vụ của nhà nước và quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất làm cơ sở cho việc tiếp cận quyền và nghĩa vụ theo luật thực định ở các chương sau. Luật Đất Đai - 4 - CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI (05 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp sinh viên hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật về quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Quản lí thông tin dữ liệu về đất đai Làm rõ vai trò của hoạt động quản lý thông tin dữ liệu về đất đai và những nội dung của luật thực định về hoạt động này thông qua các quy định về quản lý địa giới hành chính; điều tra, khảo sát, đo đạc; lập và quản lý hồ sơ địa chính và đăng kí quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai. 2. Chế độ tài chính về đất đai Làm rõ vai trò của chính sách tài chính về đất đai, nội dung của các quy định của luật thực định về chính sách tài chính đất đai thông qua các quy định về giá đất (phân loại giá đất, áp dụng giá đất); vấn đề bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai; xác định giá trị quyền sử dụng đất trong tài sản của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và trong tài sản của doanh nghiệp nhà nước Luật Đất Đai - 5 - CHƯƠNG 4 ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI (15 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp sinh viên nắm và vận dụng được các quy định của pháp luật về hoạt động điều phối đất đai với ý nghĩa là những hoạt động ở thị trường sơ cấp nhằm điều chỉnh và phân phối đất đai theo nhu cầu xã hội và quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Làm rõ khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nội dung và vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm: lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 2. Giao đất, cho thuê đất Làm rõ khái niệm về giao đất, cho thuê đất; nội dung của pháp luật về giao đất, cho thuê đất như: căn cứ giao đất, cho thuê đất, hình thức và đối tượng giao đất cho thuê đất; hạn mức giao đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất 3. Chuyển hình thức và mục đích SDĐ. Làm rõ khái niệm về chuyển hình thức và mục đích sử dụng đất; điều kiện và thủ tục chuyển hình thức và mục đích sử dụng đất 4. Thời hạn sử dụng đất Làm rõ bản chất pháp lý của thời hạn sử dụng đất; xác định các trường hợp được sử dụng đất ổn định lâu dài, các trường hợp sử dụng đất có thời hạn và cách tính thời hạn sử dụng đất 5. Thu hồi đất Làm rõ khái niệm thu hồi đất, các trường hợp thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất, quản lý quỹ đất thu hồi, thủ tục thu hồi đất và vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Xác định bản chất pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp, đính chính và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất Đai - 6 - CHƯƠNG 5 QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (06tiết) I. MỤC TIÊU Giúp sinh viên xác định được quyền của người sử dụng đất và thủ tục thực hiện những này theo quy định của pháp luật. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Quyền chung của người sử dụng đất Giới thiệu và phân tích các quyền chung của người sử dụng đất với ý nghĩa là quyền mà tất cả các chủ thể sử dụng đất đều được hưởng theo quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai 2003 như: quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; quyền khiếu nại, tố cáo 2. Những quyền khác của người sử dụng đất Bên cạnh những quyền chung, người sử dụng đất còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật. Không giống như quyền chung, những quyền này có sự phân hóa cho từng loại chủ thể, từng loại đất và từng hình thức sử dụng. Trong mục này sẽ giới thiệu và phân tích điều kiện có quyền, điều kiện và thủ tục thực hiện các quyền: lựa chọn hình thức sử dụng đất, giao dịch quyền sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền cho thuê lại đất, quyền góp vốn và thế chấp bằng quyền sử dụng đất). Luật Đất Đai - 7 - CHƯƠNG 6 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (06 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp sinh viên xác định được nghĩa vụ của người sử dụng đất và thủ tục thực hiện những nghĩa vụ này theo quy định của pháp luật. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất Giới thiệu và phân tích các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất với ý nghĩa là nghĩa vụ mà tất cả các chủ thể sử dụng đất đều phải thực hiện theo quy định tại Điều 107 của Luật Đất đai 2003. 2. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Khác với những nghĩa vụ chung, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất với ý nghĩa là những nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện bằng tiền với Nhà nước là những nghĩa vụ có sự phân hóa cho từng loại chủ thể, từng loại đất và từng hình thức sử dụng. Trong mục này sẽ giới thiệu và phân tích bản chất pháp lý, bản chất địa tô cũng như căn cứ xác định của các nghĩa vụ tài chính như: nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, nộp thuế sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, nộp thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất và nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ khi đăng kí quyền sử dụng đất Luật Đất Đai - 8 - CHƯƠNG 7 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (05 tiết) I. MỤC TIÊU Giúp sinh viên nắm và vận dụng được các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai Giới thiệu và phân tích các quy định của Luật Đất đai và Luật Khiếu nại tố cáo về về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai 2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai Xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai và hình thức xử lý đối với từng loại hành vi vi phạm (truy cứu trách nhiệm kỉ luật, tránh nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự). 3. Giải quyết tranh chấp đất đai Nhận diện tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai và nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục cũng như đường lối giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành. Luật Đất Đai - 9 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bắt buộc 1. Trường Đại học Luật TP. HCM, Tập bài giảng môn Luật Đất đai, 2008 2. Luật Đất đai 2003 Tài liệu tham khảo khác 3. Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 4. Nguyễn Thị Cam, Một vài suy nghĩ về quyền sử dụng đất – Một loại quyền tài sản đặc thù, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý số 01-2003. 5. Trường đại học luật Hà nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb Công an Nhân dân. 2003. 6. Luật quản lý đất đai của nước cộng hoà nhân dân Trung hoa năm 1998. 7. Lưu Quốc Thái, Luật đất đai và vấn đề khung pháp lý của thị trường bất động sản, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý số 01-2003. 8. Phạm Văn Võ (2001), Một số ý kiến về hoàn thiện thị trường bất động sản tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý (5), (37, 40) 9. Phạm Văn Võ (2003), Về mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và sự thể hiện mối quan hệ này trong Dự thảo Luật Đất đai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), (10-14, 17) 10.Phạm Văn Võ (2005), Về cấu trúc và yếu tố cung – cầu – giá cả của thị trường sử dụng đất, Tạp chí khoa học pháp lý, (01), (8-13, 52) 11.Phạm Văn Võ (2008), Về các đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (04), (29-37, 41) 12. Phạm Văn Võ (2007),Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật Đất đai, Nxb Thanh Niên 13. Patrich McAuslan, Land, Law and planning, Weidenfeld and Nicolson, London 2003. 14. Hall, Kermitl, Land law and real property American history: major historical interpretations, Newyork: Garland, 1987. 15. J.G. Riddall. Introduction to land law, Butterworths London, Dublin and Edinnburgh, 1993. 16. William B. Stoebuck – Dale A.Whitman, The Law of Property, ST. Paul, Minn,2000. 17. A.W.B. Simpson, A history of the land law, Clarenden press- Oxford 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluatdatdai_tuxa_3751.pdf
Tài liệu liên quan