Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương

Tài liệu Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU Vì chất lượng nguồn nhân lực Cao su Việt Nam ĐT: 06513 879787 Fax: 06513 870291 www.ric.edu.vn ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) LƯU HÀNH NỘI BỘ BÌNH PHƯỚC 2011 MỤC LỤC Bài 1 : Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước ................................................................ 1 Bài 2 : Một số vấn đề cơ bản về Pháp luật ................................................................. 3 Bài 3 : Một số nội dung cơ bản về Luật dạy nghề ...................................................... 6 Bài 4 : Pháp luật về Lao động ................................................................................... 8 Tài liệu tham khảo; câu hỏi ôn tập ............................................................................. 12 Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 1/13 Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƢỚC I/ Bản chất, đặc trƣng của Nhà nƣớc. ...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU Vì chất lượng nguồn nhân lực Cao su Việt Nam ĐT: 06513 879787 Fax: 06513 870291 www.ric.edu.vn ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) LƯU HÀNH NỘI BỘ BÌNH PHƯỚC 2011 MỤC LỤC Bài 1 : Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước ................................................................ 1 Bài 2 : Một số vấn đề cơ bản về Pháp luật ................................................................. 3 Bài 3 : Một số nội dung cơ bản về Luật dạy nghề ...................................................... 6 Bài 4 : Pháp luật về Lao động ................................................................................... 8 Tài liệu tham khảo; câu hỏi ôn tập ............................................................................. 12 Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 1/13 Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƢỚC I/ Bản chất, đặc trƣng của Nhà nƣớc. 1/ Bản chất của Nhà nước Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị. Bằng quyền lực chính trị này giai cấp thống trị buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của mình. Như vậy : Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch, duy trì sự thống trị, duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước còn có tính xã hội thể hiện ở chỗ cùng với việc bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, Nhà nước còn đồng thời phải đảm đương các công việc công ích vì lợi ích chung của tòan xã hội như làm đê điều, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng vv Như vậy : Nhà nước là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp, đồng thời còn là bộ máy duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”: Nhà nước ta là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là công cụ thống trị của một giai cấp, Nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân nó khác hẳn về bản chất và mục đích so với sự thống trị của giai cấp bóc lột. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với đa số Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột để bảo vệ cho lợi ích của chúng. Còn sự thống trị của giai cấp công nhân là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng không chịu khuất phục mà vẫn tìm trăm phương nghìn kế nhằm khôi phục địa vị thống trị của nó. Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động. Sự thống trị của giai cấp công nhân là sự thống trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN lực lượng đảm bảo cho lợi ích căn bản và lâu dài của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Bộ máy nhà nước ta không chỉ là bộ máy cưỡng chế, trấn áp mà còn là bộ máy tổ chức và quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động với mục đích xây dựng một xã hội mới trong đó người dân lao động là người chủ. 2/Đặc trưng chung của Nhà nước . Nhà nước nói chung đều có những đặc trưng sau : - Nhà nước là một bộ máy của giai cấp thống trị để duy trì sự thống trị của mình đối với giai cấp khác. Do đó trong bộ máy này bao gồm một lớp người chuyên hoặc dường như chuyên làm nghề quản lý. - Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 2/13 - Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. Đó là quyền độc lập tự quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành Pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân bằng pháp luật. - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền đặt ra các loại thuế và phát hành tiền. Ngòai những đặc trưng chung Nhà nước CHXHCN Việt nam còn có đặc trưng sau: + Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam. Hiến pháp cùng các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đều ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị chia rẽ dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói , chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tất cả các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc thiểu số để họ có điều kiện thực hiện các quyền trên. + Nhà nước CHXHCN VN thể hiện tính xã hội rộng rãi Là Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở liên minh xã hội rộng lớn. Đây là đặc trưng khác biệt với nhà nước bóc lột. Nhà nước bóc lột dựa trên cơ sở các giai cấp và các đảng phái, các tầng lớp thuộc giai cấp bóc lột. Ngược lại Nhà nước ta dựa trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Đ 9. HP 1992 ghi nhận “ Mặt trận tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân”. + Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước thực hiện đường lối đối ngọai hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Nhà nước ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “ Độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập va øphát triển”. HP 1992 Điều 14 đã thể chế hóa đường lối đó như sau : “ Nước CHXHCN VN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 3/13 3/ Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt nam ( Theo HP 1992) Theo nghị quyết 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND Huyện, quận, phường ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2004 – 2009 ( Ngày 25/4/2009). Bài 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I/ Bản chất, đặc trƣng và vai trò của Pháp luật 1/ Khái niệm Pháp luật Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra( Hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2/ Đặc trưng của Pháp luật Tính quy phạm phổ biến: Đây là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Tính quy phạm phổ biến thể hiện ở chỗ là khuôn mẫu xử sự chung cho nhiều người, được áp dụng nhiều lần trong thời gian và không gian rộng lớn. Tính bắt buộc chung: Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện. Tình bắt buộc chung thể hiện ở chỗ việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thích chủ quan của mỗi người, bất kỳ là ai nếu không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc ấy. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Thể hiện chặt chẽ ở chỗ không chỉ về nội dung mà cả ở hình thức thể hiện câu chữ, văn phạm, chính xác một nghĩa. Tên gọi các văn bản QPPL được quy định chặt chẽ. HĐND Huyệ n Quốc hội HĐND Tỉ nh HĐND Xã Chính phủ UBND Tænh UBND Huyeän UBND Xã VKSND Tối cao (VKSQS TW) TAND Tối cao (TA QS TW) VKSND Tỉnh (VKSQS QK) TAND Tỉnh (TA QS QK) VKSND Huyện (VKSQS KV) TAND Huyện (TA QS KV) Cơ quan quyền lực Nhà nƣớc Cơ quan quản lý Nhà nƣớc Cơ quan Kiểm sát Cơ quan Xét xử Chủ tịch nước Tòa án đặc biệt Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 4/13 II/ Hệ thống Pháp luật. 1/ Khái niệm hệ thống Pháp luật : Hệ thống Pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong( Hệ thống các ngành luật) và hình thức biểu hiện bên ngoài (Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật) của Pháp luật 2/ Hệ thống cấu trúc Hệ thống các ngành luật là một cấu trúc gồm ba thành tố ở ba cấp độ khác nhau : - Quy phạm pháp luật ( Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống) - Chế định pháp luật ( Ba gồm một số quy phạm) - Ngành luật ( Gồm các chế định). a/ Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Như vậy Pháp luật được tạo thành từ rất nhiều quy phạm pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một tế bào tạo nên pháp luật. Nội dung của Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận : - Một là, giả thiết sự việc xảy ra trong thực tế ( Còn gọi là giả định ). Bộ phận này nêu ra điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay tổ chức, cá nhân trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống ấy. - Hai là, quy định mô hình của hành vi (Còn gọi là quy định) Đây là bộ phận quan trọng nhất của một Quy phạm pháp luật, bởi vì bộ phận này là quy tắc, khuôn mẫu mà Nhà nước mong muốn con người xử sự. Bộ phận này nêu ra mô hình xử sự để chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu xử sự theo hoặc phải xử sự theo. - Ba là, Các biện pháp tác động của Nhà nước nếu không thực hiện hành vi xử sự theo quy định ( Còn gọi là chế tài ) Tức là chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu lại không xử sự hoặc xử sự trái mô hình xử sự quy định thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi đó. b/ Chế định pháp luật Chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số Quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau. c/ Ngành luật Ngành luật là tổng hợp các Chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất. Như vậy : Các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Các quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ nhưng dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi của chúng mà có thể xếp thành từng nhóm. Một số nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hợp thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Ví dụ các nhóm quan hệ về kết hôn, cha mẹ và con cái, ly hôn.vv có cùng tính chất là tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái hợp thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật hôn nhân và gia đình.. 3/ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ( Hình thức bên ngoài pháp luật) Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 5/13 Các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất. a/ Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật : - Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định. - Nội dung chứa đựng những quy tắc xử sự chung. - Được sử dụng nhiều lần trong thời gian và không gian rộng lớn. - Được Nhà nước bảo đảm thực hiện. b/ Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật : - Hiệu lực thời gian : Là khoảng thời gian văn bản có hiệu lực được tính từ khi văn bản bắt đầu có hiệu lực đến khi hết hiệu lực. - Hiệu lực không gian : Là phạm vi lãnh thổ phải chịu tác động của văn bản. Nói chung văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ cả nước, văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương cấp nào có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó. - Hiệu lực đối tượng : Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực với nhóm người này, nhưng lại không có hiệu lực đối với nhóm người khác. Nói chung văn bản không chỉ rõ đối tượng chịu tác động thì mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu tác động của văn bản đó ( Trừ một số trường hợp có quy định riêng), văn bản có chỉ rõ đối tượng thì chỉ những đối tượng đó mới chịu tác động của văn bản SƠ ĐỒ TÓM TẮT HEÄ THOÁNG PHAÙP LUAÄT VIEÄT NAM Heä thoáng caùc Ngaønh luaät HT. caùc vaên baûn quy phaïm Phaùp luậ t Caùc Ngaønh luaät Caùc cheá ñònh Phaùp luaät Quy phaïm phaùp luaät Quoác Hieán phaùp Hoäi Caùc ñaïo luaät, boä luaät. Nghò quyeát cuûa QH Uûy ban Phaùp leänh TVQH Nghò quyeát C. tòch Leänh Nöôùc Quyeát đñònh Chính Nghò quyeát Thuû Quyeát ñònh Thoâng tö Phuû Nghò ñònh töôùng Chæ thò Boä Quyeát ñònh Chæ thò Hoäi ñoàng nhaân daân caùc caáp Nghò quyeát Uûy ban nhaân daân caùc caáp Quyeát ñònh Vaø Chuû tòchUBND caùc caáp Chæ thò Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 6/13 Bài 3 : MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DẠY NGHỀ Luật dạy nghề gồm 12 chương 92 điều. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2007. I/ Khái niệm, nguyên tắc cơ bản của Luật dạy nghề Khái niệm : Luật dạy nghề là tổng thể các QPPL quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. II/ Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề 1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm quy định tại các điều 58, 59 và 60 của Luật giáo dục. 2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề; b) Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; c) Liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài; d) Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật; đ) Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. II/ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngƣời học nghề Điều 63. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề quy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật GD Người học có các nhiệm vụ : 1/ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của Nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 2/ Tôn trọng Nhà giáo, Cán bộ công nhân viên của Trường, cơ sở giáo dục khác; Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; Thực hiện nội quy, điều lệ Trường; Chấp hành pháp luật của Nhà nước. 3/ Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực. 4/ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của trường, cơ sở giáo dục khác. 5/ Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Người học có các quyền : 1/ Được Nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình. 2/ Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 7/13 3/ Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định. 4/ Được tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của Pháp luật. 5/ Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của Nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 6/ Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với Nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học. 7/ Được hưởng chính sách ưu tiên của nhà trường trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt. Điều 64. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học nghề 1. Người tốt nghiệp các khoá học nghề theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí dạy nghề hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề. 2. Người tốt nghiệp các khoá học nghề do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề. Điều 65. Chính sách đối với người học nghề 1. Người học nghề được hưởng chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục. 2. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề. 3. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi chuyển sang học nghề được hưởng chính sách như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. 4. Trong quá trình học nghề nếu người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học nghề và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm. Điều 66. Chính sách đối với người học nghề để đi làm việc ở nước ngoài 1. Nhà nước có chính sách tổ chức dạy nghề cho người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài. 2. Trường hợp người đang học nghề mà đi làm việc ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học nghề. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm. Điều 67. Chính sách đối với người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề 1. Nhà nước khuyến khích người học nghề tham gia thi học sinh giỏi nghề để nâng cao năng lực thực hành nghề. Người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, quốc tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. 2. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề được Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 8/13 tuyển thẳng vào trường cao đẳng, trường cao đẳng nghề để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải. 3. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề thì được tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải. II/ Quản lý nhà nƣớc về dạy nghề Nội dung quản lý Nhà nước về dạy nghề : (Quy định tại Đ 83 Luật dạy nghề ) 1/ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nghề. 2/ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về dạy nghề. 3/ Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình dạy nghề; Tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; Danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; Tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; Quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề. 4/ Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề. 5/ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề. 6/ Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề. 7/ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý DN 8/ Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề. 9/ Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và DN 10/ Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề. 11/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề. Bài 4 : PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG. I/ Khái niệm, đối tƣợng và phƣơng pháp điều chỉnh của Luật lao động 1/ Khái niệm Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. 2/ Đối tượng điều chỉnh : Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là quan hệ xã hội về sử dụng lao động ( Quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. II/ Quan hệ pháp luật lao động 1/ Đặc điểm : Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận, người lao động phải tự mình thực hiện công việc dựa trên trình độ chuyên môn và sức khỏe của mình. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 9/13 Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động tự đặt hoạt động của mình vào sự quản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chịu sự kiểm tra, giám sát của người sử dụng lao động. Bù lại, người lao động có quyền được nhận tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội mà pháp luật quy định. 2/ Nội dung : Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ ( Cá nhân - người sử dụng lao động). Quyền và nghĩa vụ luôn gắn liền nhau không thể chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ và ngược lại- Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia. Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, các bên đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. a/Quyền của người lao động - Quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, lựa chọn nơi làm việc thích hợp. - Quyền tham gia quan hệ lao động với bất kỳ người sử dụng lao động nào ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. - Quyền tự do xác lập, chấm dứt quan hệ lao động. - Được trả lương (Công ) theo lao động. Lao động có trình độ nghề nghiệp cao thành thạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì trả lương cao và ngược lại. Những lao động ngang nhau thì phải trả lương ngang nhau. - Được bảo đảm làm việc trong điều kiện ATVS lao động. - Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. - Được sắp xếp việc làm phù hợp sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc nặng nhọc độc hại. - Được bảo đảm các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. - Quyền được nghỉ ngơi của người lao động theo quy định pháp luật. - Người lao động có quyền đình công theo quy định của Pháp luật. b/ Người lao động có nghĩa vụ : Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện các quy định về an tòan và vệ sinh lao động, Tuân theo sự điều hành hợp pháp của Người sử dụng lao động. c/ Quyền của người sử dụng lao động - Có quyền tuyển chọn lao động, quyền tăng giảm lao động theo nhu cầu SXKD, quyền điều hành lao động, quyền ban hành nội quy, quy chế lao động, quyền khen thưởng kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Quyền được Bồi thường thiệt hại nếu người lao động làm thiệt hại tài sản, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại. d/ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động : Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 10/13 - Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và những thỏa thuận khác với người lao động. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động. Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động ( Quyền thành lập, gia nhập hoạt động CĐ) - Phải thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, và các thỏa thuận khác với người lao động, đảm bảo trả lương và các chế độ khác, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn,có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ doanh nghiệp chấm dứt họat động. - Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động. III/ Một số chế định cơ bản của luật lao động 1/ Thời gian làm việc. Thời gian làm việc không quá 8 giờ / ngày hoặc 48giờ/ tuần. Thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn 1 đến 2 giờ đối với người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Ytế ban hành. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/ ngày; 200 giờ/ năm, trừ trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/ năm do Chính phủ quy định. Thời gian làm đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc 21 giờ đến 5 giờ tùy theo vùng khí hậu do Chính phù quy định. 2/ Thời gian nghỉ ngơi a/ Nghỉ giữa ca. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc. Người làm ca đêm nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc. Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày ( 24 giờ liên tục ) trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất là 4 ngày. b/ Nghỉ lễ tết Người lao động nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương : Tết dương lịch 1 ngày; tết âm lịch 4 ngày; ngày chiến thắng 30/4 1 ngày; Quốc khánh 1 ngày; giỗ tổ 1 ngày. ( Nếu ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo) c/ Nghỉ phép năm Người lao động có 12 tháng làm việc tại 1 doanh nghiệp thì được nghỉ hàng năm - 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường. - 12- 16 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt. Thời gian đi đường ngòai ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định. d/ Nghỉ việc riêng Người lao động được nghỉ về việc riêng vẫn hưởng nguyên lương : Kết hôn, nghỉ 3 ngày; Con kết hôn nghỉ 1 ngày; Bố mẹ ( Cả bên vợ, bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết nghỉ 3 ngày. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 11/13 Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ không hưởng lương 3/ Tiền lương Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Chính phủ quy định các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương và định mức lao động để người SD lao động xây dựng và áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp; quy định thang bảng lương đối với doanh nghiệp nhà nước. Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau : - Ngày thường ít nhất 150%. - Ngày nghỉ tuần ít nhất 200%. - Ngày lễ, tết ít nhất 300%. Làm thêm vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn gía tiền lương làm ban ngày. 4/ Bảo hiểm xã hội Khái niệm : Bảo hiểm xã hội là sự trợ giúp về vật chất cần thiết được pháp luật quy định nhằm giúp phục hồi nhanh chóng sức khỏe, duy trì sức lao động xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn kinh tế để ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải những biến cố hiểm nghèo dẫn đến bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, bị chết, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm hoặc có khó khăn khác. Các lọai hình bảo hiểm : BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan , tổ chức có sử dụng lao động làm theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn.(Người SDLĐ đóng 15% tổng qũy tiền lương, Người LĐ đóng 5% tiền lương). BHXH tự nguyện áp dụng cho người lao động làm theo HĐLĐ có thời hạn dướiû 3 tháng. Các khỏan BHXH được tính vào tiền lương do người SDLĐ trả theo quy định của chính phủ. Các chế độ Bảo hiểm xã hội : Hiện nay áp dụng 5 chế độ BHXH - Chế độ trợ cấp ốm đau. - Chế độ trợ cấp khi tai nạn lao động - Chế độ trợ cấp thai sản - Chế độ trợ cấp hưu trí - Chế độ trợ cấp tử tuất. Theo nghị định 132/2007/NĐ – CP ngày 8/8/2007 có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2011. cán bộ công chức thuộc diện tinh giản biên chế nếu nam đủ 55 đến 59 tuổi; nữ đủ 50 đến 54 tuổi đã đóng BHXH 20 năm sẽ được nghỉ hưu sớm không bị trừ tỷ lệ lương hưu nghỉ trước tuổi ngòai ra còn được hưởng trợ cấp 3 tháng lương cho 1 năm nghỉ trước tuổi; trợ cấp 5 tháng lương cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH, từ năm 21 trở đi cứ 1 năm ½ tháng lương. 5/ Tổ chức Công đòan a/Công đoàn Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 12/13 Là tổ chức chính trị - Xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt nam tự nguyện lập ra, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội việt nam; Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, công chức, viên chức và người lao động. b/ Hệ thống tổ chức Công đòan Việt nam Bố trí tổ chức 4 cấp theo khu vực và theo ngành nghề c/ Chức năng, quyền và trách nhiệm của Công đòan Chức năng của Công đòan : Công đòan đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động; Tuyên truyền và vận động người lao động chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quyền và trách nhiệm của Công đòan: - Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. - Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. - Trình dự án luật. - Tham dự các phiên họp. - Tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động - Tuyên truyền và vận động người lao động chấp hành pháp luật. - Phát triển đoàn viên và công nhận công đoàn cơ sở. CÂU HỎI ÔN TẬP 1/ Trình bày đặc trưng của Nhà nước CHXHCN VN. 2/ Trình bày đặc trưng của Pháp luật 3/ Nêu nhiệm vụ và quyền của người học nghề . 4/ Nêu Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động 5/ Nêu Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động 6/ Trình bày Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đòan. TLÑLÑVN LĐLĐ Tỉnh CĐ Ngành Trung ương LĐLĐ Quận (Huyện) CĐ Cơ sở CĐ Ngành địa phương Tổ chức nghiệp đoàn Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ trung cấp nghề Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 13/13 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đề cương môn học giáo dục Pháp luật ( lưu hành nội bộ) ( Bán tại phòng tuyển sinh của Nhà trường.) - Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật - ĐH luật Hà nội. - Tập bài giảng dùng trong trường THCN và DN- Nhà XB chính trị quốc gia - Bộ luật lao động - Nhà xuất bản chính trị quốc gia. - Luật dạy nghề - Nhà xuất bản chính trị quốc gia. - Luật Công đoàn - Nhà xuất bản chính trị quốc gia. (Các tài liệu trên tìm trong thư viện của Nhà trường)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_gdpl_he_trung_cap_nghe_1_9314.pdf
Tài liệu liên quan