Đề cương bài giảng Kỹ năng mềm 4

Tài liệu Đề cương bài giảng Kỹ năng mềm 4: TẬP THỂ KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM 4 (Lưu hành nội bộ) Hưng Yên, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT ------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT LỜI NÓI ĐẦU Học phần Kỹ năng mềm 4 là môn học cung cấp kiến thức và hình thành kỹ năng tổ chức sự kiện và kỹ năng xin việc làm cho sinh viên. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, chúng tôi biên soạn tập đề cương bài giảng này. Nội dung chính của cuốn đề cương giới thiệu về các loại hình sự kiện, cách lập dự toán ngân sách, lập kế hoạch tổ chức một sự kiện. Các kiến thức để hình thành kỹ năng xin việc làm: Cách đánh giá về năng lực của bản thân, các nguồn cung cấp thông tin việc làm; cách chuẩn bị hồ sơ xin việc, viết đơn xin việc, lý lịch ứng viên, kỹ năng tham gia phỏng vấn xin việc làm... Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tập thể tá...

pdf40 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bài giảng Kỹ năng mềm 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP THỂ KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỸ NĂNG MỀM 4 (Lưu hành nội bộ) Hưng Yên, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT ------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT LỜI NÓI ĐẦU Học phần Kỹ năng mềm 4 là môn học cung cấp kiến thức và hình thành kỹ năng tổ chức sự kiện và kỹ năng xin việc làm cho sinh viên. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, chúng tôi biên soạn tập đề cương bài giảng này. Nội dung chính của cuốn đề cương giới thiệu về các loại hình sự kiện, cách lập dự toán ngân sách, lập kế hoạch tổ chức một sự kiện. Các kiến thức để hình thành kỹ năng xin việc làm: Cách đánh giá về năng lực của bản thân, các nguồn cung cấp thông tin việc làm; cách chuẩn bị hồ sơ xin việc, viết đơn xin việc, lý lịch ứng viên, kỹ năng tham gia phỏng vấn xin việc làm... Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tập thể tác giả đã cố gắng nhiều trong nghiên cứu và biên soạn, song khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các bạn đọc góp ý kiến nhận xét để cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tập thể tác giả TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT MỤC LỤC Trang Bài 4.1: Kỹ năng tổ chức sự kiện 1 4.1.1 Kỹ năng dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện 1 4.1.1.1 Khái quát chung về dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện 1 4.1.1.2. Quy trình luyện tập 2 4.1.2. Kỹ năng tổ chức và tính toán thời gian 3 4.1.2.1. Khái quát chung về tổ chức và tính toán thời gian 4 4.1.2.2 Quy trình luyện tập 6 4.1.3. Chiến lược tổ chức sự kiện 6 4.1.3.1. Xây dựng chiến lược tổ chức sự kiện 6 4.1.3.2. Quy trình luyện tập 12 Bài 4.2: Kỹ năng xin việc làm 13 4.2.1. Kỹ năng xác định năng lực và mục đích nghề nghiệp 13 4.2.1.1. Khái quát chung về năng lực và mục đích nghề nghiệp 13 4.2.1.2 Quy trình luyện tập 14 4.2.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 16 4.2.2.1. Khái quát về tìm kiếm thông tin việc làm 16 4.2.2.2. Quy trình luyện tập 17 4.2.3. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc làm 18 4.2.3.1. Khái quát chung về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc làm 18 4.2.3.2. Quy trình luyện tập 19 4.2.4. Kỹ năng tham dự phỏng vấn xin việc làm 20 4.2.4.1. Nguyên tắc tham dự phỏng vấn xin việc làm 20 4.2.4.2. Quy trình luyện tập 34 Tài liệu tham khảo TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 1 Bài 4.1. KỸ NĂNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN 4.1.1. Kỹ năng dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện 4.1.1.1. Khái quát chung về dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện - Định nghĩa tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thỏa mãn nhu cầu của khách tham dự sự kiện. Sơ đồ 1.1. Dòng công việc trong tổ chức sự kiện - Vai trò của dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện + Vị trí của ngân sách: ngân sách quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được thực hiện hay không cũng như mục tiêu, quy mô tổ chức sự kiện; + Yêu cầu của tiên lượng ngân sách: Khẳng định có ngân sách hay không có; thu xếp đủ ngân sách dù sự kiện lớn hay nhỏ; xác định rõ quy mô, vị trí, địa điểm tổ chức sự kiện chi phối ngân sách; xác định trước ngân sách tổ chức sự kiện và lập kế hoạch trong phạm vi ngân sách cho phép. - Phương pháp dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện Phải dự kiến được danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho tổ chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Nếu ngân sách thiếu hụt nhà tổ chức cần loại bỏ bớt những hàng hóa và dịch vụ không cần thiết. Dưới đây là danh mục những hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho tổ chức sự kiện thường có trong dự toán: - Thư mời - Đi lại - Chỗ ở - Giải trí - Dẫn chương trình - Nghe nhìn - An ninh - Chi phí nhân công - Tiền điện Khai mạc sự kiện Bế mạc sự kiện Lập kế hoạch dự toán ngân sách Công việc chuẩn bị Công việc trong Công việc Sau sự kiện Sự kiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 2 - Thuê địa điểm tổ chức - Diễn tập - Thức ăn - Đồ uống - Trang trí nội thất - Trang trí khác - Âm nhạc - Ánh sáng - Sân khấu - Phim ảnh - Thiếp chỗ ngồi - Thực đơn - Quà tặng - Bảo hiểm - Thực trạng thiết bị - Vật liện quảng cáo - Thông tin liên lạc - Dịch thuật - Vận chuyển - Hải quan - Các chi phí khác Mục đích sự kiện không những chi phối dự toán ngấn sách mà còn chi phối hiệu quả ngân sách. Mục tiêu sự kiện gắn liền với quy mô thiết kế và tổ chức hoạt động sự kiện. Có ý nghĩa đích thực đảm bảo tổ chức sự kiện thành công, giành được thiện cảm với những thành viên tham gia sự kiện và các đối tượng quan tâm. Cân nhắc tất cả các phương án, xác định nhu cầu về tài chính trước khi hoàn tất kế hoạch tổ chức sự kiện của doanh nghiệp. Như vậy, trước khi tổ chức sự kiện những vấn đề sau cần phải khái quát trong nội dung chương trình: Mục đích của sự kiện; nhiệm vụ của sự kiện; những hoạt động cụ thể của sự kiện; thành phần tham dự sự kiện; thời gian (tháng trong năm, ngày trong tuần, giờ trong ngày); địa điểm thực hiện sự kiện; lên kế hoạch và hợp đồng trước bao lâu để có địa điểm cho tổ chức sự kiện. Kế hoạch phân bổ ngân sách. Ngân sách phân bổ cho các hạng mục công việc và cho nội dung hoạt động cùng với ngân sách dự kiến kèm theo. Các công việc cần thực hiện: lập bảng chi phí; kiểm tra, điều chỉnh tổng thể: tiên hành phân tích, so sánh, đánh giá phát hiện những bất hợp lý ngân sách giữa các hạng mục công việc và tiến hành điều chỉnh cho thích hợp; lịch thanh toán: thường phải thanh toán trước 30-50% giá trị dịch vụ, phần còn lại thanh toán sau khi sự kiện kết thúc. Đề phòng sự cố. Một số vấn đề quan tâm khác: địa điểm tổ chức sự kiện; tổ chức đưa đón khách; khách mời sự kiện; không gian thực hiện sự kiện; tổ chức ăn uống trong sự kiện 4.1.1.2 Quy trình luyện tập Tổ chức rèn một số kỹ năng sau cho sinh viên thông qua các hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 3 Bước 1: Lập dự toán sơ bộ ngân sách cho tổ chức sự kiện Bước 2: Xác định mục tiêu tổ chức sự kiện Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức sự kiện Bước 4: Xác định khách mời Bước 5: Lập danh sách khách mời Sản phẩm: Bảng dự toán ngân sách cho sự kiện nhóm đã chọn Mục tiêu của sự kiện Kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện trong đó phân công công việc phải rõ rang Bảng danh sách khách mời Bản kế hoạch tổ chức đưa đón, ăn uống trong buổi tổ chức sự kiện (nếu có) 4.1.2. Kỹ năng tổ chức và tính toán thời gian 4.1.2.1. Khái quát chung về tổ chức và tính toán thời gian - Xây dựng tiến trình tổ chức sự kiện Việc đầu tiên là các nhà tổ chức phải xác định các hoạt động trong tổ chức sự kiện. Căn cứ vào hoạt động đưa ra những mục tiêu cụ thể. Hoạt động tương ứng với thời gian tạo nên khung sự kiện. Căn cứ vào khung sự kiện các nhà tổ chức phân công công việc hợp lý để hiệu quả công việc đạt được cao nhất, tránh lãng phí. Xác định được mức quan trọng của các hoạt động khác nhau để tập trung ưu tiên và chuẩn bị cho những hoạt động khác. - Lập thời gian biểu cho công tác chuẩn bị. Nhà tổ chức xâu chuỗi các hoạt động tránh bỏ sót, căn cứ vào đó xác định các hoạt động quan trọng và các hoạt động hỗ trợ đi kèm. - Xác định thời gian cho chuẩn bị tổ chức sự kiện. Cần lấy thời gian từ khi bắt đầu lên kế hoạch cho tới lúc tổ chức sự kiện là mức độ khống chế cho toàn bộ thời gian cá hạng mục công việc chuẩn bị. Xác định thời gian cho từng hạng mục công việc, Xác định thêm thời gian dự phòng cho toàn bộ hệ thống. Tùy theo yêu cầu thời gian tổ chức thay đổi mà người tổ chức có các phương pháp khác nhau: + Phương pháp cuốn chiếu: xâu chuỗi các công việc theo dòng chảy thời gian thống nhất. Áp dụng trong điều kiện có thời gian dài, nguồn lực yếu, có thể kiểm tra trực tiếp các hạng mục chuẩn bị. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 4 + Phương pháp song song được thực hiện bằng việc phân chia các hạng mục công việc thành các nhóm khác nhau. Các nhóm cùng thực hiện và cùng hoàn thành trong một thời gian thống nhất. Rút ngắn thời gian chuẩn bị, tổ chức phực tạp, khó khăn trong kiểm tra giám sát của nhà quản trị. + Phương pháp kết hợp: kết hợp giữa phương pháp cuốn chiếu và phương pháp song song bằng việc xâu các hạng mục công việc chính với nhau thành dãy công việc, bắt đầu từ những công việc cần nhiều thời gian và quan trọng sau đó các thông số giảm dần Xác định được chính xác số lượng cán bộ, nhân viên đảm nhận những công việc thực thi sự kiện. Hành trình tổ chức và nội dung công việc: Xây dựng hành trình tổ chức; Bảng nội dung công việc. Tính toán thời gian: Thời gian trong năm; Thời gian trong ngày và trong tuần; Chọn ngày. Xây dựng hành trình tổ chức - Sử dụng lịch trình: dùng lịch và khởi đầu từ ngày tổ chức sự kiện, tính lùi trở lại các hạng mục công việc cần làm. Yêu cầu hình dung ra và chú ý tới hết cả công việc dù là việc đơn giản. Để đảm bảo sự kiện thành công phải tuân thủ lịch trình nghiêm ngặt. Nhiệm vụ Người thực hiện Hạn chót Lập danh sách khách mời Nguyễn Văn A 1/5 Thiết kế thiếp mời In thiếp mời Gửi thiếp mời theo danh sách Bảng 4.1. Danh sách khách mời và thư mời - Kiểm tra hợp đồng: kiểm tra lại tất cả các hợp đồng với các tổ chức cung ứng và những người có liên quan khác. Đặc biệt chú ý tới những hạn chót phải đặt hoặc hủy. Khi sự kiện triển khai cần tiếp tục cập nhật hành trình tổ chức theo bảng chi phí và lịch thanh toán. Các bảng nội dung công việc Bảng nội dung công việc phải trình bày rõ từng bước, từng nội dung và người được phân công thực hiện. Cần có một cán bộ chịu trách nhiệm lập bảng TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 5 phân công công việc cho cán bộ công nhân viên. Kiểm soát toàn bộ thông tin đã vào bảng, cán bộ đó phải là người duy nhất làm việc với bên cung cấp và hoàn tất kế hoạch. Bảng nội dung công việc chính là kịch bản của sự kiện. Trường hợp có thay đổi nhà tổ chức sự kiện phải thống nhất với nhà cung cấp nội dung công việc thay đổi, chỉnh sửa, gửi lại bảng nội dung công việc đã chỉnh sửa. Bảng nội dung công việc cần bắt đầu với các bảng liên hệ công tác, bao gồm tên, chức danh, tên công ty, địa chỉ liên hệ. Thông tin bảng nội dung công việc cần phải bảo mật, phải đảm bảo nhà cung cấp và những người khác nhận được bản sao biết về việc này. Bảng nội dung công việc phân rõ công việc của từng người. Khi hoàn thành bảng sẽ cho ta số người cần thiết cho tổ chức sự kiện, trách nhiệm công việc của họ, bố trí họ ở đâu, khi nào. - Tính toán thời gian + Thời gian trong năm. Nhà tổ chức phải cân nhắc các mùa trước khi hoàn tất kế hoạch của mình. Xác định thời gian trong năm còn được căn cứ vào loại sự kiện, thành phần tham gia sự kiện và tiềm lực của các nhà cung cấp. - Họp mặt, hội thảo, hội nghị, giới thiệu sản phẩm mới: những sự kiện này thường được thực hiện vào đầu mùa vụ. Đối với ô tô, lễ giới thiệu xe hơi mới thường diễn ra vào mùa thu; - Đối với máy điều hòa, quạt thường vào đầu hè, mốt thời trang thường giới thiệu vào đầu mùa thu; Lễ gây quỹ được tổ chức vào thời gian khi những thành phần sự kiện được chú ý thu hút tham dự giúp đỡ vẫn đang ở trong thành phố địa điểm diễn ra sự kiện. - Chương trình động viên: thời gian lựa chọn phù hợp với công ty chủ sự kiện và khách tham dự. + Thời gian trong ngày - Quyết định thời gian trong ngày sao cho sự kiện phải bảo đảm sao cho thuận tiện nhất với khách tham dự. Cần căn cứ số lượng, vị trí, cự ly của khách từ nơi diễn ra sự kiện. Câu hỏi đặt ra đối với nhà tổ chức sự kiện: những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian khác trong ngày? Đâu là giải pháp khắc phục? TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 6 Dưới đây là một số vấn đề cần giải quyết khi chọn thời gian trong ngày cho sự kiện: Sự kiện được tổ chức vào ban ngày hay buổi tối? Khai mạc lúc mấy giờ, bế mạc lúc mấy giờ? Sử dụng trang phục thông thường hay lịch sự? Khách có thời gian thay đổi trang phục không? Từ nhà hay từ nhiệm sở tới? Các tình nguyện viên có đủ thời gian rời nơi làm việc và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi khách đến không? + Ngày trong tuần. Quyết định ngày trong tuần phụ thuộc vào sự kiện và khách tham dự. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại lai. Chọn ngày: khi chọn ngày TCSK, nhà tổ chức cần tính tới các ngày lễ hội lớn, những ngày lễ tôn giáo, kì nghỉ học kỳ, nghỉ cuối tuần dài, các sự kiện thể thao, sự kiện vàn hóa, xã hội quan trọng khác. 4.1.2.2. Quy trình luyện tập Tổ chức rèn luện kỹ năng cơ bản sau cho sinh viên thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, tình huống cụ thể, làm việc cá nhân: Bước 1: Xây dựng lịch trình tổ chức sự kiện Bước 2: Lập bảng nội dung công việc Bước 3: Tính toán thời gian Sản phẩm: Lịch trình tổ chức sự kiện Bảng phân công nội dung công việc Chọn được thời gian tổ chức sự kiện phù hợp 4.1.3 Chiến lược tổ chức sự kiện 4.1.3.1. Xây dựng chiến lược tổ chức sự kiện - Định nghĩa về tổ chức sự kiện: Chiến lược tổ chức sự kiện là quá trình hình thành, lựa chọn và thực hiện kiểu tổ chức kết cấu, lựa chọn thực hiện kiểu tổ chức kết cấu phù hợp với một hay một hệ thống các sự kiện có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Nhờ đó các sự kiện được tổ chức, thực hiện được ý tưởng nội dung thông điệp và đạt được những mục tiêu đề ra. - Một số vấn đề về chiến lược tổ chức sự kiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 7 Chiến lược là một quá trình: Chiến lược dài hay ngắn tùy theo nội dung của chiến lược cần thực hiện; Chiến lược là bao trùm chi phối cả quá tình, quy định và chi phối các sự kiện, các hoạt động sự kiện cụ thể; Chiến lượng bao gồm một chuỗi các hoạt động, một chuỗi các sự kiện có mối quan hệ hữu cơ với nhau. - Vai trò của chiến lược tổ chức sự kiện: Có vị trí bao trùm và quy định mọi hoạt động sự kiện, tuân thủ ý tưởng chiến lượng. Định hướng sự kiện và các hoạt động sự kiện. Giới hạn phạm vi tầm mức hoạt động, không gian, thời gian, nguồn lực. Chi phối nội dung, hình thức, quy mô, phương thức thực hiện sự kiện. - Quy trình xây dựng chiến lược + Những căn cứ khoa học. Nguồn lực huy động cho tổ chức sự kiện. Nguồn lực vật chất dễ nhận thấy dễ nhận thấy như tiền mặt, hiện vật, trang thiết bị, sản phẩm hàng hóa. Nguồn lực phi vật chất gồm sự ủng hộ và tạo điều kiện của cơ quan chức năng, sự ủng hộ thiện cảm của công chúng với sự kiện. Được huy động từ 2 nguồn chính: nội lực và ngoại lực Nguồn nội lực: nguồn lực thuộc công ty, công ty hoàn toàn có thể kiểm soát và huy động được gồm các vốn tự do bằng tiền, vốn do ngân sách cấp, thiết bị chuyên dụng và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty; Nguồn ngoại lực: do cơ quan đoàn thể ủng hộ, do sự tài trợ của tổ chức doanh nghiệp theo những hợp đồng song phương hoặc đa phương. Nguồn ngoại lực thường không ổn định. Để tăng thêm độ ổn định cần lập kế hoạch huy động một cách chi tiết cụ thể đối với từng nguồn. + Tầm mức sự kiện: Tầm mức sự kiện tác động, bảo đảm nhiệm vụ và mục tiêu của sự kiện. Tầm mức sự kiện chi phối vị trí của sự kiện; tầm mức sự kiện khẳng định đẳng cấp sự kiện, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể mà điểm xuất phát là đối tượng khách mời, kéo theo các trang thiết bị phương tiện phục vụ hoạt động sự kiện; Tầm mức sự kiện còn phụ thuộc nội dung sự kiện. Sự kiện đó giải quyết vấn đề gì? Tính thời sự cấp thiết của vấn đề đó, + Phạm vi không gian và thời gian: Khoảng không gian rộng lớn, phức tạp đòi hỏi loại sự kiện riêng và kiểu tổ chức thích hợp. Thời gian dài, không gian TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 8 rộng sẽ làm tăng tầm mức sự kiện. Không gian và thời gian là căn cứ quan trọng xây dựng chiến lược. * Quá trình xây dựng chiến lược Sơ đồ 4.1. Các khâu của quá trình xây dựng chiến lược + Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược. Một số nhiệm vụ mà sự kiện có thể đảm nhận: Truyền đạt thông điệp, cung cấp thông tin cho đối tượng nhận và công chúng; giải quyết những nội dung đã đặt ra cho sự kiện; tranh thủ sự ủng hộ, sự thiện cảm của đối tượng nhận và công chúng, tạo ấn tượng tốt đẹp, tạo niềm tin trong công chúng; tác động tích cực vào tổ chức, doanh nghiệp. Tăng vị thế của tổ chức, doanh nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội; tác động vào công chúng nội, khơi dậy niềm tin, tinh thần đoàn kết hăng hái xây dựng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho người sở hữu, cho nhà tổ chức và các thành viện tham gia đồng thời bảo vệ được lợi ích toàn xã hội. + Xác định đối tượng, viết kịch bản. Đối tượng tham gia sự kiện thường là nhóm công chúng mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Sau khi xác định được đối tượng cần tiến hành xác định loại hình sự kiện và triển khai viết kịch bản cho từng sự kiện. Yêu cầu kịch bản phải có kết cấu hợp lý, phải quán triệt được mọi hoạt động. - Xác lập và phân bổ ngân sách - Lập kế hoạch và thực hiện các công việc chuẩn bị - Kết cấu chiến lược sự kiện. Kết cấu chiến lược cho sự kiện là việc bố trí sắp xếp các sự kiện hoặc các hoạt động sự kiện tạo nên hệ thống bảo đảm thể hiện và chuyển tải tốt nhất thông điệp tời đối tượng nhận và công chúng. Mỗi kiểu kết cấu chiến lược sự kiện gắn liền với kiểu chiến lược cụ thể, biểu thị nét đặc trưng của chiến lược đó. Xác định nhiệ m vụ mục tiêu Xác định đối tượng, viết kịch bản Xác lập và phân bổ ngân sách Lập kế hoạch, chuẩn bị cho sự kiện Kết cấu chiến lược Chương trình hành động Kiểm tra đánh giá TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 9 Đề ra chương trình. Từng hoạt động, từng công việc trong sự kiện đòi hỏi phải có kế hoạch thực hiện chi tiết. Công việc đó phải được thực hiện ở đâu, trong thời gian nào, ai phụ trách và ngân sách thực hiện là bao nhiêu. - Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chiến lược Đánh giá mức độ hoàn thành chiến lược có thể được áp dụng theo những phương pháp dưới đây: đánh giá theo mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu nhất là những chỉ tiêu quan trọng; đánh giá theo tiến độ thực hiện. Đánh giá theo tiến độ sẽ có mức: đúng tiến độ, chậm tiến độ và vượt tiến độ; đánh giá theo kết quả truyền thông. Để có được kết quả đánh giá này, nhà tổ chức phải thực hiệ điều tra khảo sát công chúng nhận tin xem công chúng nhận được những gì và kết quả thông điệp truyền đạt tới đâu. Cần thiết kế một phiếu câu hỏi thăm dò, nội dung câu hỏi xoay quanh thông tin sự kiện cung cấp. - Một số kiểu chiến lược tổ chức sự kiện + Chiến lược hình tháp (kết tụ). Áp dụng với chương trình nhiều sự kiện, các sự kiện không quá đa dạng, thời gian dài, không gian rộng, nhiều đối tượng tham gia; Ban đầu sự kiện được thực hiện với chất lượng thập, phạm vi rộng sau đó ngày càng thu hẹp lại với chất lượng cao hơn. Kết quả của sự kiện trước có tác động và làm tiền đề cho sự kiện tiếp theo. Yêu cầu của chiến lược này thực hiện đối với những sự kiện cùng loại hoặc những sự kiện có đối tượng nhận tin hoặc nội dung sự kiện có quan hệ mật thiết với nhau. Điển hình cho loại hình chiến lược này là tổ chức giải thi đấu bóng đá, Lễ hội đền chùa ở Việt Nam, Kiểu chiến lược này được kết cấu chặt chẽ, dễ nhận biết, có lợi về mặt thời gian, không gian, dễ điều chính. Khó khăn cho công tác quản lý, nhất là kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện, ngân sách lớn. + Chiến lược hoa nở tỏa hương Chiến lược này nở rộ trong những năn gần đây, thường áp dụng cho nhưng chương trình với nhiều sự kiện đa dạng, được thực hiện liên tục trong thời gian dài, không gian rộng. Ban đầu là một sự kiện hoành tráng với chất lượng cao nhằm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ. Sự kiện này được coi là trung tâm của các sự kiện khác nhỏ hơn giống như hương thơm từ nhụy lan tỏa quyện lại ở cánh hoa. Điển hình như tổ chức Olimpia mùa hè, giải thi đấu lớn, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 10 Ưu điểm: phát huy tính đa dạng của sự kiện, khai thác được nhiều yếu tố, nhiều nguồn lực huy động, tăng tầm mức sự kiện; Nhược điểm: ngân sách lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao, công việc chuẩn bị kỹ và kéo dài khó cho công tác quản lý. + Chiến lược chuỗi ngọc Áp dụng cho những chương trình có nhiều sự kiện (hoặc trong một sự kiện có nhiều hoạt động khác nhau) trong khoảng thời gian nhất định. Các sự kiện diễn ra theo một trật tự nhất định mà kết quả tốt của sự kiện trước sẽ được chuyển hóa vào sự kiện tiếp theo. Điển hình của chiến lược này là các buổi lễ động thổ công trình, mít tinh, các hoạt động khắc phục thiên tai, các đám hiếu, hỷ, . Yêu cầu phải đặt các sự kiện thành một trật tự bắt buộc có tính hệ thống. Phải có kịch bản chương trình riêng cho từng sự kiện và phải có cơ chế kết nối giữa các sự kiện. Không yêu cầu cao về ngân sách nhưng đòi hỏi độ chuẩn xác cao cũng như chất lượng nguồn nhân lực trong thực hiện. + Chiến lược các dòng chảy song song Áp dụng trong phạm vi không gian hạn chế, cố điịnh thực hiện nhiều sự kiện có nội dung khác nhau tới những đối tượng công chúng mục tiêu khác nhau trong cùng một thời gian. Yêu cầu của chiến lược này là phải tổ chức một số sự kiện riêng biệt có nội dung riêng cho những nhóm công chúng khác biệt, trong cùng một địa điểm cụ thể. Điển hình của loại chiến lược này là hội Xuân, hội làng, các buổi khám chữa bệnh và tuyên truyền vệ sinh môi trường, chương trình kích thích tiêu thụ ở những công ty kinh doanh tổng hợp, triển lãm, hội chợ, Ưu điểm: nhanh, gọn, trong một đơn vị thời gian, không gian có hạn thực hiện truyền tải nhiều thông điệp khác nhau tới đối tượng mục tiêu khác nhau. Nhược điểm: đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ năng chuyên môn cao trên nhiều lĩnh vực, ngân sách tập trung lớn rất ít tổ chức doanh nghiệp đáp ứng được. + Chiến lược bầu trời với các chùm sao Áp dụng thích hợp với những sự kiện mà thời gian bị giới hạn nhưng không gian lại rộng lớn. Điển hình những ngày lễ trọng đại của quốc gia thực hiện với TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 11 những công ty lớn và chuyên nghiệp. Chiến lược được công ty tập trung xây dựng, thống nhất và cho thực hiện sáng tạo ở các chi nhánh. Để đảm bảo sự kiện không bị dàn trải cần xác định rõ khu vực triển khai sự kiện (bầu trời), trong đó những địa điểm cụ thể diễn ra sự kiện (các chùm sao). Kỹ năng cần có của người tổ chức sự kiện Sáng tạo: “Ý tưởng là ưu tiên số 1″: Yêu cầu lớn nhất đối với người tổ chức sự kiện là phải nắm rõ ý tưởng xuyên suốt chương trình là gì? Đối tượng là ai? Địa điểm tổ chức? Chịu được áp lực công việc: Người tổ chức sự kiện không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết: ánh sáng, xe cộ, đặt món ăn, đón khách mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông tin chính xác. Vất vả hơn, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, người làm việc tổ chức sự kiện còn là “đi trước về sau”. Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Chương trình kết thúc, bạn cũng là người ở lại “chiến trường” thu gom những cái “sáng tạo” của mọi người. Làm tổ chức sự kiện đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao cho kịp với tiến độ chương trình Kỹ năng quản lý tốt ngân sách của mình khi tổ chức sự kiện: Chi phí: luôn tính chi phí thực: chi phí mua bán đầu vào, chi phí trang thiết bị, chi phí nhân sự. Chi phí ngầm: chi phí cơ hội, chi phí khấu hao thiết bị, lưu kho, tồn kho, chi phí cho phần trăm hoa hồng, chi phí đi lại, họp hành trong quá trình thực hiện sự kiện. Chi phí quản lý: Chi phí quản lý trong toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực thi và kết thúc sự kiện của bạn. Lên kế hoạch sự kiện rõ ràng Viết rõ từng mục trong kế hoạch của bạn để tránh thiếu sót khi thực thi kế hoạch cũng như việc hoạch định ra các hạng mục nào cần thiết. Đặt các hạng mục quan trọng lên trước, đánh dấu rõ ràng, xem xét các hạng mục nào có thể tự sản xuất, hạng mục nào cần phải thuê. Đây là những điều kiện tiên quyết khi lập kế hoạch cho sự kiện của bạn để giảm thiểu thời gian, chi phí mua bán, chi phí sản xuất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 12 Quản trị rủi ro, các phát sinh có thể lường trước: Chi phí của bạn sẽ tăng với tốc độ phi mã nếu như bạn quản trị rủi ro kém. Luôn tính đến các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, quản trị tất cả các hạng mục được sản xuất mà không được sử dụng để tránh việc lạm chi. Tận dụng các nguồn có sẵn Hãy tận dụng tối đa lượng nhân sự có sẵn và nguồn năng lực sẵn có liên kết với các công ty thế mạnh hoặc các đơn vị trực thuộc để giảm thiểu chi phí nhân lực Liên kết với các đơn vị cung cấp có thế mạnh về các sản phẩm bên mình cần để bổ trợ lẫn nhau các thiết bị, công nghệ, nhân sự hay đơn giản chỉ là hiểu biết hoặc kinh nghiệm có sẵn trong lĩnh vực đó. Tạo mối quan hệ cho các sự kiện sau. Tận dụng các khuyến mãi Khi tổ chức sự kiện bạn hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi đang có cũng như các hậu mãi của đơn vị cung cấp cho bạn. Sẽ ngạc nhiên khi chi phí của bạn được giải quyết giảm thiểu triệt để với các khuyến mãi. Giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện. Phải hiểu rõ, nắm chắc kế hoạch của bạn trong tay, kiểm soát chặc chẽ tất cả các khâu, trang thiết bị, dự trù tạm ứng ghi chú rõ ràng, chi tiết thời gian, địa điểm, người nhận để đối soát lại khi cần. Giám sát tiến độ thực hiện công việc. Khi chạy đúng tiến độ thì các sự kiện của bạn cũng như mọi công việc khác kéo theo sẽ không bị ngừng trệ và tăng chi phí như ngày công, thiết bị, nguyên liệu, 4.1.3.2. Quy trình luyện tập Bước 1: Viết được kịch bản cho sự kiện đã lựa chọn Bước 2: Xây dựng chương trình chi tiết cho sự kiện Bước 3: Tổ chức sự kiện Bước 4: Đánh giá Sản phẩm: Kịch bản tổ chức sự kiện TCSK Chương trình chi tiết cho buổi tổ chức sự kiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 13 Bài 4.2: KỸ NĂNG N Ệ Kỹ năng xin việc làm là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bởi khi ra trường ai cũng muốn tìm cho mình một công việc ổn định với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt, tuy nhiên khi đi t ìm việc làm nhiều bạn cảm thấy bối rối, không biết phải bắt đầu từ đâu vì không hình dung ra được các công việc mình cần làm và trong quá trình xin việc , chúng ta gặp phải rất nhiều các tình huống khác nhau mà nhà tuyển dụng đặt ra. Chính vì vậy, chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng xin việc cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. 4.2.1. Kỹ năng xác định năng lực và mục đích nghề nghiệp 4.2.1.1. Khái quát chung về năng lực và mục đích nghề nghiệp Một việc làm tốt là công việc: phù hợp với năng lực cá nhân của bạn; phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn; Có thu nhập đủ trang trải cuộc sống của bản thân - gia đình và lâu dài có dư để tích lũy và có thể giúp bạn thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình. - Ý nghĩa đánh giá năng lực của bản thân và xác định mục đích nghề nghiệp: Bạn cần phải đánh giá đúng năng lực của bản thân. Vì nếu bạn tự đánh giá năng lực của bản thân quá thấp, bạn sẽ không dám nhận những cơ hội măng tính thử thách, từ đó bạn hạn chế khả năng phát triển nghề nghiệp của bản thân. Ngược lại, nếu quá ảo tưởng về năng lực của mình, bạn cũng sẽ dễ rơi vào trường hợp xây lâu đài trên cát , chỉ tìm kiếm những cơ hội vượt quá khả năng để rồi thất bại nặng nề. Việc đánh giá đúng năng lực bản thân sẽ giúp bạn có thể đặt ra mục tiêu nghề nghiệp thích hợp, từ đó phát huy được các năng lực, sở trường của bản thân, đồng tránh được các thất bại đáng tiếc. - Phương pháp đánh giá năng lực của bản thân và xác định mục đích nghề nghiệp. Đánh giá năng lực: * Trình độ chuyên môn (Ngành đào tạo, trường đào tạo), trình độ ngoại ngữ, tin học * Kỹ năng mềm: Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư duy; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng đàm phán TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 14 * Các phẩm chất cá nhân: Trung thực; thẳng thắn; tinh thần trách nhiệm; tự tin; chịu đựng được áp lực công việc... * Tính cách, khí chất: Nóng nảy; Linh hoạt; Điềm tĩnh và ưu tư. * Khả năng thích ứng với điều kiện làm việc: Thời gian làm việc; tính chất công việc; môi trường làm việc; sức ép công việc; yêu cầu giao tiếp; yêu cầu phương tiện đi lại; điều kiện trang thiết bị làm việc. Bằng cách làm các trắc nghiệm tâm lý để kiểm tra một số phẩm chất, năng lực của cá nhân. Nhận ý kiến phản hồi từ những người xung quanh. - Xác định mục đích xin việc làm: + Làm việc để kiếm tiền. Nếu bạn cần tiền để giải quyết các nhu cầu cuộc sống thì những công việc có thu nhập cao hơn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể chấp nhận những công việc khó khăn, lúc đầu chưa phù hợp với nghề nghiệp bạn được đào tạo, chưa phát triển được chuyên môn + Làm việc để thực hành kỹ năng nghề và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn. Ở đây điều kiện làm đúng nghề, làm việc với những thợ có tay nghề bậc cao, có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của bản thân, có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại hình công việc, được theo học các lớp tập huấnsẽ là tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn công việc của bạn. + Làm việc để mở rộng môi trường giao tiếp. Mối quan hệ người - người trong công việc, trang thiết bị làm việc, vị trí địa lý, tích chất công việc cần làm việc trong môi trường không bị sức ép về cường độ lao động và thời gian sẽ là những điều kiện mà bạn sẽ quan tâm hàng đầu. + Làm việc để xác lập vị trí của mình trong xã hội. Nếu bạn cần có một vị trí nhất định trong xã hội thì vị trí công việc và danh tiếng của cơ quan là quan trọng. Những công việc đó thường có yêu cầu cao kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp. 4.2.1.2. Quy trình luyện tập Bước 1: SV tìm hiểu thông tin tuyển dụng Bước 2: SV thảo luận nhóm theo câu hỏi của phiếu bài tập Bước 3: SV làm bài tập thực hành, làm các trắc nghiệm về tính cách, khí chất, năng lực. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 15 Sản phẩm đạt được: Bản danh sách xác định năng lực và mục đích nghề nghiệp của SV SV lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực và mục đích nghề nghiệp của bản thân (theo phiếu bài tập) Bài tập thực hành: Bài tập 1: Bạn cần so sánh bản thân với những yêu cầu của nhà tuyển dụng, hầu hết chúng đều được nêu rõ trong mục quảng cáo tuyển nhân sự và bản mô tả công việc. Hãy tự chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 10 cho mỗi phần. Bằng cách đó bạn có thể biết được công việc nào phù hợp nhất với mình. Khía cạnh quan tâm Điểm Khả năng Kinh nghiệm lien quan trực tiếp đến công việc Chuyên môn Hoàn cảnh gia đình Tính cách Bài tập 2: Thể hiện ba điểm mạnh của bạn Hãy tìm ra ba điểm mạnh nhất mà bạn muốn thể hiện với nhà tuyển dụng. Nếu nhiều hơn, những gì bạn định thể hiện sẽ trở nên mờ nhạt. Đây phải là những điểm thực sự nổi trội của bản, những điểm phù hợp nhất với công việc bạn đang dự tuyển. Khi bạn đã xác định được ba điểm mạnh muốn thể hiện, hãy chuẩn bị các ví dụ minh họa. Đây là danh sách các điểm mạnh bạn có thể lựa chọn (bạn cũng có thể đưa ra điểm mạnh không có trong danh sách này): Trung thực Nhiệt tình Cống hiến Giàu nghị lực Chú ý đến chi tiết Liêm chính Có năng lực Đáng tin cậy Có óc sáng tạo Linh hoạt Chủ động Có uy tín Kiên trì Có khả năng lãnh đạo Có tài ngoại giao Tự tin Tập trung vào mục tiêu Có quyết tâm Giao tiếp tốt Có mối quan hệ tốt với mọi người Bình tĩnh trước áp lực TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 16 4.2.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 4.2.2.1. Khái quát chung về tìm kiếm thông tin việc làm - Các nguồn thông tin tuyển dụng chính thức và không chính thức Muốn có được việc làm tốt, bạn phải tích cực tìm kiếm thông tin về các cơ hội việc làm. Càng có nhiều thông tin việc làm, bạn càng có cơ hội lựa chọn được những việc làm phù hợp nhất với năng lực, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. + Nguồn thông tin tuyển dụng chính thức: * Quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, Đài truyền hình, Báo và tạp chí. * Các trung tâm dịch vụ việc làm và trung tâm dạy nghề. * Thông báo tuyển dụng tại trụ sở các tổ chức. * Các công ty tư vấn nguồn nhân lực; Các trường Đại học * Các Hội chợ việc làm. Tại đây bạn có cơ hội tiếp xúc gặp gỡ với những đại diện của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Bạn sẽ có cơ hội phân tích, so sánh các vị trí lao động của các đơn vị tuyển dụng khác nhau đồng thời nhận biết khả năng đáp ứng công việc của mình. Khi đến Hội chợ bạn nên chuẩn bị trước một vài bộ hồ sơ để có thể nộp ngay nếu có cơ hội tốt. * Tìm kiếm việc làm qua hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội. Hội phụ nữ, tổ chức Đoàn thanh niên tại quận, huyện, xã nơi mình sinh sống. * Website của các tổ chức: Website của các doanh nghiệp; Website của các công ty tư vấn nguồn nhân lực. + Nguồn thông tin tuyển dụng không chính thức: * Thiết lập mạng lưới mối quan hệ: Bạn bè, họ hàng, người thân, cựu sinh viên của trường. Nói với họ về những việc bạn đang tìm kiếm, những công việc bạn có khả năng làm, hỏi ý kiến của họ về lĩnh vực công việc bạn nên làm, nói với họ về những văn bằng chứng chỉ mà bạn có. Bạn cần giữ và mở rộng mối quan hệ để giúp bạn có thêm thông tin xác định được các nhà tuyển dụng tiềm năng. * Giữ mối quan hệ thường xuyên trong mạng lưới: tên, địa chỉ, số điện thoại, email - Thu thập thông tin chi tiết về các đơn vị tuyển dụng: Sản phẩm của công ty, quy mô sản xuất, kế hoạch phát triển, mô hình sản xuất Công việc cụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 17 thể, số giờ làm việc, chế độ, tiền lương, cơ hội phát triển Các yêu cầu thủ tục hồ sơ, thời hạn, địa chỉ liên hệ. 4.2.2.2. Quy trình luyện tập Bước 1: SV tìm hiểu các thông tin tuyển dụng thông qua tài liệu phát tay và trình chiếu của GV; Bước 2: SV thảo luận nhóm theo các tình huống; Bước 3: SV làm bài tập thực hành gọi điện đến công ty (cơ quan) để tìm hiểu các thông tin cụ thể. Sản phẩm đạt được: Bản danh sách các thông tin cần thiết về phía nhà tuyển dụng SV khai thác được các thông thông tin việc làm từ nhiều nguồn khác nhau. Bài tập thực hành: Tình huống 1: Tùng Giang là nam sinh viên đã tốt nghiệp ngành Cơ khí Động lực của trường ĐHSPKT Hưng Yên. Sinh ra và lớn lên ở Khoái Châu, Hưng Yên. Là một sinh viên giỏi nên Giang đã vào học hệ sư phạm của trường khi bước vào năm thứ 3 đại học. Ra trường với tầm bằng kỹ sư giỏi và cử nhân sư phạm, Giang đang muốn tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn, có thu nhập ổn định. Nơi làm việc mà Giang muốn là ở các thành phố có kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Tình huống 2: Là cử nhân ngành Công nghệ May & TT, tốt nghiệp 2014. Với tấm bằng Khá, nhưng có nhiều thành tích nổi bật trong hoạt động Đoàn Hội ở trường. Phương Nhung đang muốn tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực, có cơ hội rèn luyện và phát triển tay nghề của bản thân. Tình huống 3: Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, sau khi tốt nghiệp Đại học SPKTHY ngành Kinh tế, Hà Thu muốn có một công việc văn phòng, mức thu nhập ổn định, gần nhà và đúng chuyên môn. Là Thu bạn sẽ tìm kiếm thông tin việc làm ở những nguồn nào để có thể có công việc đúng ý. Câu hỏi 1: Nếu là Giang, Nhung và Thu trong 3 tình huống trên, bạn sẽ tìm kiếm thông tin việc làm ở đâu để có thể lựa chọn được công việc tốt nhất cho bản thân? TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 18 Câu hỏi 2: Khi tìm hiểu thông tin việc làm bạn thường quan tâm đến những thông tin nào về đơn vị tuyển dụng? theo bạn bằng cách nào có thể thu thập được những thông tin này? 4.2.3. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc làm 4.2.3.1. Khái quát chung về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc làm - Vai trò và ý nghĩa của hồ sơ xin việc - Cách thức chuẩn bị hồ sơ xin việc làm Hồ sơ xin việc bao gồm: Đơn xin việc làm; Sơ yếu lý lịch; Các văn bằng, chứng chỉ có công chứng của nhà nước; Thư giới thiệu đảm bảo của người có uy tín; Bản sao sổ hộ khẩu; Giấy khám sức khỏe. + Nghệ thuật viết đơn xin việc. Bạn cần khẳng định với rằng bạn có trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bạn hãy giải thích vì sao bạn thích công việc này, và vì sao bạn phù hợp với yêu cầu của họ. * Về hình thức Dùng khổ giấy A4, căn chỉnh lề Không dùng nhiều kiểu chữ, cỡ chữ Dùng từ ngữ thông dụng, không dùng từ địa phương hay văn nói Không sai lỗi chính tả Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu Các đoạn văn phải ngắt xuống dòng Chữ đẹp có thể viết tay Trình bày sạch sẽ, đẹp mắt * Về nội dung Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có). Đoạn mở đầu: viết vài câu nói lý do vì sao bạn biết để xin vào làm việc tại cơ quan đó. Đoạn thông tin bổ sung: Nêu lý do vì sao bạn thích làm công việc tại cơ quan tuyển dụng, điều này chứng tỏ bạn đã nghiên cứu kỹ về đơn vị của họ. Đoạn nội dung chính: Giới thiệu những khả năng có thể làm tốt công việc cho đơn vị, đặc biệt nêu những công việc bạn có thể đảm trách. Nếu bạn từng làm ở nơi khác hãy trình bày kinh nghiệm và kết quả làm việc của bạn. Hãy trình bày TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 19 bạn muốn làm gì, loại công việc bạn quan tâm. Đừng quên làm nổi bật những ưu thế của bạn trong quá trình đào tạo hay làm việc trước đó, trình bày các phẩm chất của mình một cách khéo léo. Sau đó bạn hay nói đến ví trị bạn mong muốn được tuyển dụng. Đoạn kết luận: Hãy cam kết về sự phụ vụ của bạn, và chứng tỏ rằng điều đó có lợi cho đơn vị tuyển dụng, kỹ và ghi rõ họ tên. * Lý lịch cá nhân nổi bật. Lý lịch phải phản ánh được nhân cách, kinh nghiệm cá nhân, khả năng của bạn có thể hoàn thành được công việc của đơn vị tuyển dụng. Vì thế trình bày trọn lọc các thông tin lý lịch là rất quan trọng.Một bản lý lịch sạch sẽ, không lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, khai đầy đủ nội dung nhưng ngắn gọn và súc tích sẽ góp phần giúp bạn thành công. * Văn bằng chứng chỉ có sức thuyết phục. Sao mỗi loại văn bằng, chứng chỉ thành nhiều bản có công chứng của nhà nước để khi có cơ hội sẽ nộp nhiều nơi. Chú ý không nên nộp bản chính vì nhà tuyển dụng sẽ không trả lại hồ sơ khi bạn không được tuyển. Nếu có nhiều văn bằng, chứng chỉ thì chỉ nộp những văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu, hoặc mang lại lợi điểm cho bạn khi xét tuyển. Đừng quên đưa vào hồ sơ các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nếu có. * Thư của người giới thiệu có uy tín Thư giới thiệu của người có uy tín hoặc người của đơn vị bạn đã làm là bằng chứng đảm bảo tốt cho bạn. Nếu là thư giới thiệu thì nên đưa cho nhà tuyển dụng trước khi nộp hồ sơ. Nếu là thư xác nhận năng lực làm việc thì bạn nên để trong túi hồ sơ. * Bản sao sổ hộ khẩu Nhiều nhà tuyển dụng đôi khi yêu cầu ứng viên phải có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố nhất định. Nếu bạn có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì đó là một lợi điểm của bạn. Bản sao sổ hộ khẩu cần rõ ràng, sạch sẽ, và có công chứng của địa phương. * Giấy khám sức khỏe Bạn cần xin giấy chứng nhận sức khoẻ ở đơn vị có thẩm quyền. Sức khoẻ tốt là một lợi thế của bạn khi đi xin việc. 4.2.3.2. Quy trình luyện tập Bước 1: SV tìm hiểu một bộ hồ sơ xin việc làm; TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 20 Bước 2: SV thảo luận nhóm theo câu hỏi của phiếu bài tập; Bước 3: GV hướng dẫn SV viết lý lịch (CV) và đơn xin việc làm; Bước 3: SV thực hành viết lý lịch và đơn xin việc làm phù hợp với chuyên ngành của bản thân. Sản phẩm đạt được: SV chuẩn bị được một hồ sơ xin việc làm; SV viết được một bản lý lịch, và một lá đơn xin việc hoàn chỉnh. Bài tập thực hành: Tình huống 1: Đức Quyến là sinh viên ngành Điện Điện tử, trường ĐHSPKT Hưng Yên, đã tốt nghiệp năm 2014. Quyến đang chuẩn bị hồ sơ xin việc làm, và muốn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua lá đơn xin việc làm. Công việc dự tuyển của Quyến là Công ty Điện tử Samsung. Là một người thẳng thắn, trung thực, lại luôn tích cực trong vai trò là thành viên của đội Rôbôcon trường ĐHSPKTHY. Tình huống 2: Tốt nghiệp Đại học SPKTHY ngành Công nghệ Thông tin vào năm 2010. Và nhận bằng Thạc sỹ năm 2014, Thùy Dương đang muốn dự tuyển vào Công ty Máy tính Trần Anh. Những năm còn ngồi trên ghế giảng đường, Thùy Dương luôn là một cán bộ lớp gương mẫu, tích cực trong hoạt động phong trào và đạt được nhiều thành tích học tập đáng nể. Tình huống 3: Thu Thùy là sinh viên hệ sư phạm ngành Công nghệ May &TT, trường ĐHSPKTHY, đã ra trường năm 2012. Đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty May Việt Mỹ. Công việc chính mà Thùy đảm nhiệm tại Công ty là dạy may cho công nhân mới. Hiện nay Thùy đang muốn xin vào vị trí là giảng viên dạy May ở trường ĐHCN Hà Nội. Câu 1: Theo bạn thì các nhân vật trong 3 tình huống trên nên viết một lá đơn xin việc gồm những nội dung nào để có thể “quảng cáo” với về bản thân với nhà tuyển dụng đầy đủ nhất và gây được thiện cảm với họ? (phát huy được thế mạnh của bản thân) Câu 2: Hình thức của một lá đơn cần đảm bảo yêu cầu nào? 4.2.4. Kỹ năng tham dự phỏng vấn xin việc làm 4.2.4.1. Khái quát chung về tham dự phỏng vấn xin việc làm  Xu h-íng pháng vÊn vµ tuyÓn dông hiÖn nay TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 21 ViÖc pháng vÊn vµ tuyÓn dông hiÖn nay kh¸c rÊt nhiÒu so víi nh÷ng n¨m tr-íc ®©y. Sù kh¸c biÖt nµy ®-îc thÓ hiÖn qua c¸c mÆt sau: - L©u h¬n: HiÖn nay, nh×n chung ng-êi t×m viÖc ph¶i tr¶i qua hai ®Õn ba vßng pháng vÊn tr-íc khi nhËn ®-îc mét c«ng viÖc (c¸ biÖt cã n¬i ph¶i qua bèn ®Õn n¨m vßng, tuy nhiªn nh÷ng vßng ®Çu chØ mang tÝnh chÊt kiÓm tra thñ tôc..) - §«ng h¬n: Pháng vÊn do mét nhãm ng-êi thùc hiÖn ( Ýt nhÊt lµ hai ng-êi) chø không chỉ một người như trước kia. - Coi trọng khả năng của người xin việc: Cuộc phỏng vấn tập trung nhiều vào động lực và khả năng của người xin việc. Tuy nhiên các yếu tố như kinh nghiệm, quen việc..cũng được chú ý hơn. Do đó để đáp ứng những đòi hỏi về năng lực ở mỗi người, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng những câu hỏi khó nhưng không được quá phụ thuộc vào chúng. - Phỏng vấn có thể chỉ là một cuộc kiểm tra về khả năng chịu đựng: Một xu hướng mới trong phỏng vấn xin việc là kiểm tra sự dẻo dai của các ứng viên. Liệu người này có chịu được áp lực? Liệu người này có thể chịu được sự chỉ trích của người khác? - Nhiều công việc, nhiều vị trí hơn: Tâm lý “Người của công ty” không còn là tâm lý chủ đạo ở nơi làm việc nữa. Việc thay đổi nhân sự là điều phổ biến, một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong cùng một cấp. Một công nhân có quyền thôi việc nếu thấy cùng một công việc nhưng quyền lợi của mình ở công ty khác lại cao hơn. Điều này cho thấy một thực tế là ngày càng có nhiều người đi tìm việc (chuyển việc). - Nhiều cạnh tranh hơn: Vì mức độ thay đổi nhân lực cao nên ngày càng có nhiều người xin việc.  Các vòng phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn đều có cách ứng xử riêng. Qua cuộc gặp đầu tiên hai bên hiểu về nhau rất ít và mỗi bên đều rất lịch sự, dè dặt. Nó có thể kết thúc bằng một lời chào tạm biệt thắm thiết và một lời hứa sẽ gọi điện lại. Cuộc gặp lần thứ hai có lẽ thoải mái hơn, ít dè dặt hơn, vì sự thân thiện đã tăng lên. Sự việc tiến triển như vậy và mỗi bên tiếp tục tìm hiểu phía bên kia. Họ hình thành quan điểm về những giá trị, sở thích chung của nhau... Mỗi bên sẽ có sự đánh giá về phía bên kia như về giá trị, tài năng và tính cách.. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 22 Ba vòng phỏng vấn: Các cuộc phỏng vấn thường trải qua ba vòng: - Vòng loại: Đây là vòng phỏng vấn đầu tiên. Mục đích của nó là để loại bớt những ứng viên không đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho vị trí cần tuyển. Bản thân bạn cũng phải trải qua vòng này nếu bạn biết được thông tin tuyển dụng trên báo. Có thể bỏ qua vòng loại nếu người xin việc và công ty tuyển dụng có mối liên hệ và sự tác động từ trước. Trong trường hợp này công ty đã biết bạn có được khả năng cơ bản cho công việc, do đó không cần kiểm tra qua cơ sở kiến thức của bạn. Nếu trải qua vòng loại cần chú ý: Mục đích của vòng loại là loại bớt những người không đủ tiêu chuẩn. Hãy cẩn thận, đừng tỏ thái độ bất bình, tiêu cực... - Vòng phỏng vấn tuyển dụng: Sau vòng loại thường là vòng chọn người. Vào đến vòng này số lượng người tham dự giảm khá nhiều. Lượng ứng viên vào đến vòng này tuỳ thuộc vào lượng người mà công ty muốn tuyển và trình độ của các ứng viên. Vòng “chọn” này nhằm xác nhận một cách chắc chắn người nào có thể phù hợp với công việc, sau đó quyết định xem sẽ chọn ai. Bạn nên nhớ rằng ở vòng này người phỏng vấn không chỉ muốn xác định chính xác là muốn loại bạn ra mà còn muốn nhận bạn nếu thực sự bạn có đủ khả năng. Để hạn chế rủi ro ở vòng này thì bạn cần nhớ các mẹo sau: + Vòng “chọn” thường do giám đốc công ty trực tiếp thực hiên, do đó bạn có thể được gặp mặt và làm việc trực tiếp với người này. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện mình + Vòng “chọn’ thường tập trung vào những khả năng riêng của bạn như phong cách làm việc, kinh nghiệm, kiến thức...Công ty muốn thấy rằng bạn có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Do đó bạn cần thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có đủ khả năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc... - Vòng phỏng vấn xác nhận : Vòng này diễn ra sau khi bạn đã được phòng nhân sự hay giám đốc, những người mà bạn sẽ làm việc cho họ xác nhận bạn là ứng viên dẫn đầu. Vòng phỏng vấn này do người lãnh đạo hoặc người chủ trực tiếp thực hiện. Nói chung, đây sẽ là người đưa ra quyết định chính thức đối với việc có nhận bạn hay không. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 23 Vòng này bạn cần chú ý một số điểm sau: + Trừ khi người chủ đặt các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng của bạn, bạn không cần chứng minh các khả năng đối với công việc. Người ta không muốn hỏi xem bạn có đáng tin cậy hay không. Người ta đơn giản chỉ muốn có một suy nghĩ tốt về bạn. + Dành thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiện. Người chủ này quan tâm nhiều đênd thái độ và khả năng phán xét của bạn. Nếu cả hai đều có những sở thích tương tự, haỹ để cho cuộc phỏng vấn tiến triển.  Các hình thức phỏng vấn Phỏng vấn qua điện thoại Một cuộc phỏng vấn có thể diễn ra qua điện thoại vì nhiều lý do. Cuộc phỏng vấn sẽ là một cuộc gọi để sát hạch các ứng viên bằng một loạt các câu hỏi kiểm tra những kỹ năng cơ bản đối với công việc. Những điểm cần lưu ý: - Đừng trả lời phỏng vấn khi bạn chưa chuẩn bị. Hãy sắp xếp và gọi lại vào một thời gian nào đó trong ngày. Đừng để tiếng trẻ con, tiếng la khóc hay tiếng chó sủa tiếng ti vi lọt vào cuộc đàm thoại. Hãy sắp xếp một nơi yên tĩnh và gọi điện lại sau. Hãy cố gắng sắp xếp cuộc gặp mặt trực tiếp.. Phỏng vấn bằng cách gây áp lực Xu thế phỏng vấn hiện nay là đặt các ứng viên vào tình huống đầy căng thẳng để có thể quan sát được phản ứng của họ. Người phỏng vấn sẽ đột ngột nói với một giọng đầy hoài nghi, thô lỗ và dồn dập với các câu hỏi khó. Hỗu hết các ứng viên đều có cảm giác là người phỏng vấn không tin tưởng họ hay không thích họ.Nếu bạn gặp phải tình huống này thì cần chú ý: Thử xem mình có mong muốn làm việc ở công ty khi mà họ yêu cầu phải làm việc dưới áp lực cao như vậy. Hãy giữ bình tĩnh, chớ tỏ ra bực mình, nóng giận vì mình bị xúc phạm. Người phỏng vấn chỉ muốn kích động bạn để biết được thái độ của bạn. Phỏng vấn nhóm Bạn có thể trải qua một cuộc phỏng vấn căng thẳng mà bạn phải cạnh tranh với nhiều người cùng một lúc. Để vượt qua được cuộc phỏng vấn nhóm cần lưu ý: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 24 - Hãy giữ bình tĩnh; hãy chú ý tới những lời giới thiệu khi trả lời, khi xưng hô với người đó nên kèm theo đại từ nhân xưng để thể hiện thái độ tôn trọng; hãy tỏ ra thân thiện nhưng cũng phải chú ý tới lời ăn tiếng nói. Phỏng vấn qua bữa ăn Bề ngoài là một cuộc gặp gỡ thoái mái và thân mật, nhưng thực tế lại rất khó khăn với người phỏng vấn. Những điểm cần lưu ý: Nhớ rằng mình là người đang được phỏng vấn. Bữa ăn chỉ là thứ yếu; đừng gọi nhiều món ăn nhất là món ăn không hợp khẩu vị người ăn; đừng gọi các món tráng miệng nếu người phỏng vấn không gọi trước; đừng gọi đồ uống có cồn; đừng hút thuốc; đừng gọi những món đắt nhất trong thực đơn.  Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Phỏng vấn là cơ hội để bạn được núi với nhà tuyển dụng rằng bạn đích thực là người mà họ đang cần, đây là cơ hội thể hiện bản thõn mỡnh. + Tìm hiểu về công ty tuyển dụng Chúng ta phải nắm vững những thông tin về nơi mình đang xin việc. Bởi vì nhà tuyển dụng tìm người rất thực tế, họ có thể đặt cho bạn những câu hỏi: “ hãy cho tôi biết tại sao bạn quan tâm tới công ty của chúng tôi?” hay “bạn biết gì về tổ chức XYZ?”. Một câu trả lời như “ Tôi không biết” chắc chắn sẽ không thoả mãn yêu cầu của người phỏng vấn. Bạn có thể nghiên cứu công ty theo vài cách sau đây: + Đến thư viện: Hãy nhờ người thủ thư giúp bạn tìm những ấn phẩm có liên quan đến những thông tin bạn cần. Trong phần sách tham khảo có thể thấy những cuốn danh bạ, những tờ tạp chí mới nhất trong đó ghi điạ chỉ, số điện thoại, tên các bộ phận, thông tin về tài chính, lịch sử của công ty, những chi nhánh hay đại diện... Bạn có thể kiểm tra qua báo chí thương mại và các tạp chí khác, những bài báo có liên quan đến công ty mà mình quan tâm. + Truy cập mạng: Phần lớn những thông tin có trên thư viện cũng có thể tìm thấy trên mạng máy tính. Việc này sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian lên thư viện. Nếu công ty đó là công ty nhỏ ở địa phương hay của tư nhân, bạn chỉ có thể tìm thấy những thông tin cần thiết tại thư viện. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 25 +Gọi điện cho công ty: Hãy đề nghị công ty gửi cho bạn những bài viết về công ty. Bạn có thể nhận được một bài báo hàng năm và một hay hai cuốn sách giới thiệu cho bạn thấy phong cách các hoạt động của công ty cũng như tình hình tài chính, việc phát triển sản phẩm mới, mua bán các công ty khác gần đây.... + Nói chuyện với mọi người: Không bao giờ bước vào một cuộc phỏng vấn mà lại không tìm hiểu trước tất cả những gì mà mình có thể, từ những người mà bạn biết như nhân viên trước đay của công ty, bạn của mình đang làm việc tại công ty đó, những người làm taị các công ty, tổ chức có quan hệ làm ăn với công ty bạn. Bạn cũng có thể phát hiện ra những chi tiết quan trọng về người phỏng vấn hay công việc trong tương lai làm cho quá trình phỏng vấn diễn ra trôi chảy hơn. + Tìm hiểu về công việc mình muốn xin vào làm Hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước về công việc mà bạn xin vào làm. Đề nghị họ kể về những gì họ làm, thậm chí mức lương của công ty đó cho những vị trí như vậy. Điều này giúp bạn làm được những điều sau: + Nắm được nhiều thông tin hơn về công việc mình xin vào làm trước khi bước vào phỏng vấn + So sánh vị trí mà bạn có thể nhận được vớị những vị trí tương tự tại các cơ quan khác + Trả lời một cách có hiểu biết những câu hỏi của người phỏng vấn về khả năng và yêu cầu của bạn + Tự đánh giá bản thân trên quan điểm của công ty tuyển dụng Hãy làm rõ trong đầu những điểm mạnh của bạn trước khi đi tham dự phỏng vấn để có thể nói năng một cách trôi chảy khi cần. Người phỏng vấn sẽ thấy được bạn có sự chuẩn bị, tự tin và nói năng lưu loát. + Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc làm: Anh (chị) hãy giới thiệu về bản thân? Điểm mạnh của anh (chị) là gì? Điểm yếu của anh (chị) là gì? Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi? Anh (chị) hiểu gì về vị trí mà anh (chị) đang nộp đơn? Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì? TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 26 Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng? Nếu được nhận vào vị trí này, anh (chị) sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì? Theo nhận định riêng của anh (chị), mức lương thích hợp cho vị trí này là bao nhiêu? Bạn biết cách làm việc theo nhóm hay chỉ thiên về hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cá nhân? Bạn thích làm việc ở vị trí nảo? Bạn mong đợi có được vị trí nào trong 5 năm tới? Bạn có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có? Bạn sẽ làm gì nếu như bạn không được nhận vào làm ở vị trí này? Khi bị Stress vì công việc, làm thế nào để bạn vượt qua những áp lực này? Năng lực cá nhân nào khiến bạn nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?... + Những câu thông thường nhà tuyển dụng sẽ được hỏi Chuẩn bị trước một danh sách những điều muốn hỏi để đem theo khi đi phỏng vấn và sử dụng khi cần. Việc này khiến bạn có óc tổ chức và nghiêm chỉnh. Các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng: Tôi sẽ làm gì trong những tháng đầu? Công ty đang tập trung giải quyết vấn đề gì nhất? Tại sao ông muốn tuyển dụng vị trí này? Trong vòng 5 năm công ty của ông sẽ phát triển thế nào? Không nên hỏi các câu liên quan đến tiền lương, lợi ích cho đến khi bạn thấy khả năng được chọn trở thành hiện thực. Không nên nhắc đến câu hỏi tiêu cực: “Chúng tôi có phải làm việc ngoài giờ không?” “Bản báo cáo chúng tôi phải viết có dài không? “Nếu tôi đi muộn 3 lần có bị làm sao không” - Luyện tập TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 27 Chuẩn bị cỏc cõu trả lời. Bạn hóy điểm qua những cõu hỏi mà người phỏng vấn cú thể hỏi và chuẩn bị trước những cõu trả lời. Họ sẽ kiểm tra kiến thức, tay nghề của bạn có đáp ứng được cụng việc hay không, thái độ của bạn đối với cuộc sống. Suy nghĩ về những câu hỏi mà bạn sẽ gặp phải khi được phỏng vấn và cách trả lời mà bạn cho là tốt nhất. Sưu tầm những câu hỏi và nhờ bạn của mình hỏi thử để bạn tập trả lời. Yêu cầu họ góp ý chân thành xem câu trả lời có quá ngắn, quá dài..? - Chú ý tới chi tiết Những thứ nên mang theo: - Một vài bộ hồ sơ (sơ yếu lí lịch, văn bằng, chứng chỉ...) - Một cuốn sổ và một cây bút - Danh thiếp (nếu có) - Mang theo điện thoại cầm tay và lưu số của công ty đó và tên người phỏng vấn bạn phòng trường hợp muộn vì bất trắc để có thể gọi điện thông báo - Mang theo tiền phòng khi dùng đến khi đi đường, gửi xe - Những câu hỏi của bạn - Những giấy tờ khác mà người phỏng vấn của bạn có thể quan tâm như bản báo cáo, các doanh số, những tờ báo hay nhưng bản mẫu thiết kế. - Biết cách chuẩn bị ngoại hình cho buổi phỏng vấn Chuẩn bị ngoại hình: trang phuc sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với bối cảnh phỏng vấn. Đầu tóc gọn gàng, không trang điểm loè loẹt, hoặc quá xuyềnh xoàng, luộm thuộm, không nên mang trên người quá nhiều đồ trang sức, không nên xức nặng mùi nước hoa. Nên tắm gội, chú ý làm vệ sinh răng miệng trước lúc đi phỏng vấn, có thể nhai kẹo cao su khi đi đường nhưng hãy vứt vào thùng rác trước khi bước vào phòng phỏng vấn, nếu nhai kẹo cao su khi phỏng vấn là thể hiện sự thiếu tôn trọng người phỏng vấn. Tránh sử dụng dầu xức sau khi cạo râu hoặc nước hoa bởi người phỏng vấn có thể dị ứng hay nhạy cảm với mùi quá đậm đặc đó. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 28 Đừng hút thuốc trước khi vào phỏng vấn. Nó sẽ để lại mùi khó chịu trên quần áo và trên tóc của bạn. ở cả nữ giới và nam giới móng tay, móng chân cũng phải sạch sẽ, gọn gàng và không được gây sự chú ý quá mức Trang phục của nam giới + Mặc complê màu đen hay sẫm nhạt, màu xanh nước biển, + Áo sơ mi của bạn phải màu trắng và được may theo kiểu truyền thống, áo cứng và sạch thể hiện một phong cách đáng tin cậy, trung thực, chín chắn. Áo sơ mi phải dài tay, không nên mặc áo ngắn tay ngay cả trong những ngày hè nóng bức. + Một chiếc cà vạt trang nhã, màu nhạt, cà vạt sọc là phổ biến. Nên đeo cà vạt khi đi tham dự phỏng vấn ngay cả khi nhân viên ở đó không đeo. Đeo cà vạt sẽ tạo cho bạn dáng vể lịch sự, nghiêm chỉnh. Và đây cũng là cách thể hiện sự tự tin và năng lực của mình một cách hiệu quả. + Nên chọn giầy màu đen, nâu và bằng da thuộc. Loại này đẹp, lịch sự và phù hợp với trang phục đang mặc. Đừng đi một đôi giầy quá dân dã vì người ta hay đánh giá một con người qua chúng. + Hãy chọn dây lưng phù hợp với đôi giầy bạn đi, với quần áo bạn đang mặc. Không sử dụng dây lưng to quá khổ khi mặc complê. + Đôi tất bạn đi cũng phải phù hợp với quần áo, thường là màu tối và không nên đi tất quá ngắn. + Hai thứ duy nhất mà nam giới có thể mang khi đi phỏng vấn là đồng hồ và nhẫn cưới. Đồng hồ phải trang nhã và lịch sự, đồng hồ kiểu dây da truyền thống là phù hợp hơn cả. + Cặp sách tay nên chọn màu đen hoặc màu nâu là phù hợp, tránh những chiếc cặp quá cũ và tồi tàn. - Trang phục của nữ giới + Quần áo nên có màu sắc trang nhã và hài hoà Chọn một bộ quần áo phù hợp với hình dáng sẽ tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời thể hiện sự đứng đắn, trang trọng khi đi phỏng vấn. Không nên mặc váy quá ngắn hoặc những bộ quần áo bó sát người. Điều này có thể làm cho người phỏng vấn thấy khó xử và ngần ngại khi hỏi TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 29 Tránh những bộ quần áo có kiểu dáng hở hang: cổ thấp, quá mỏng... hay màu sắc quá đậm, loè loẹt. Nên chọn màu sắc phù hợp với màu da của mình. + Kiểu tóc gọn gàng và phù hợp. Tóc quá dài bạn có thể cặp hay vén sang một bên để tạo sự năng động + Tránh sử dụng những đồ trang sức quá gây sự chú ý, không nên đeo quá hai chiếc nhẫn trên 1 bàn tay. Một sợi dây chuyền tinh tế luôn là đồ trang sức phù hợp đối với nữ giới khi phỏng vấn. Khuyên tai cũng nên nhỏ nhắn và tinh tế, tránh các vòng tai lớn và hoa văn.. + Giầy phải phù hợp: gót giầy thon, mũi giầy nên đơn giản và màu sẫm. Tránh sử dụng giầy quá to và thô khi đi phỏng vấn. Giầy phải được đánh xi và gót cũng không quá mòn. + Một chiếc cặp nhỏ màu đen, nâu hay đỏ truyền thống đeo trên vai cũng được nhưng xách tay thì trang trọng hơn.  Quy trình phỏng vấn xin việc làm Hầu như tất cả các cuộc phỏng vấn đều theo một quy trình cơ bản giống nhau. Đó là: - Nhà tuyển dụng bắt đầu bằng việc chào hỏi và có thể trò chuyện với ứng viên trong vài phút nhằm giúp bạn thư giãn. Họ có thể mời ứng viên một tách cà phê hoặc trà. - Tiếp theo, họ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi chung cho tất cả các ứng viên như: “Hãy kể về bản thân bạn?” hoặc “Bạn có năng lực đặc biệt gì?”, “Bạn có kinh nghiệm làm việc gì?”... - Tiếp theo, họ sẽ hỏi bạn các câu hỏi đặc trưng mà họ có thể có được từ đơn xin việc và CV của bạn như: “Bạn mới làm việc cho ông chủ hiện nay được sáu tháng. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc đó nhanh như vậy?” hoặc “Trong đơn xin việc, bạn nói có khả năng chịu đựng áp lực. Bạn hãy dẫn chứng cụ thể hơn về điều này?”... - Sau đó, họ có thể hỏi lại kỹ hơn những vấn đề đã hỏi trước đó nếu họ vẫn còn quan tâm. - Cuối cùng, họ sẽ cho bạn biết thêm thông tin về công việc và đề nghị bạn đưa ra các câu hỏi của mình.  Nguyên tắc trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc làm TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 30 + Ngắn gọn Một câu hỏi, cho dù khó đến đâu đi nữa thì cũng chỉ nên trả lời trong vòng 90 giây hoặc ít hơn. Nói nhiều sẽ làm cho người phỏng vấn không muốn quan tâm và trở nên rông dài. hãy trả lời ngắn gọn, có trọng tâm và cụ thể. + Tích cực Có người có thể cố gắng tìm ra những mặt tiêu cực trong công việc và tính cách của bạn bằng cách nêu ra những câu hỏi mang tính chất tiêu cực: “Điểm yếu nhất của anh là gì?” “ Anh đã gặp thất bại nào tồi tệ nhất?” “ Hãy kể cho tôi về người chủ tồi nhất mà anh đã từng gặp?”. Những câu hỏi này nhằm lái bạn vào vấn đề mà tốt nhất là không nên trả lời. Bạn không nên trả lời những câuhỏi tiêu cực một cách tiêu cực. Hãy trả lời tính cực mọi thứ. + Khẳng định năng lực của bạn. Thông qua các câu trả lời hãy tự khẳng định bản thân mình. + Hãy sử dụng các ví dụ. Nêu lên những dẫn chứng cụ thể, nêu lên cả những kết quả mà bạn đã đat được. + Hãy đảm bảo được sự phù hợp. Câu trả lời của bạn phải phản ánh được nhu cầu của công ty. Thật vô nghĩa khi bạn trả lời bạn là người có tinh thần tập thể cao, trong khi đó, công ty đang cần người làm một dự án độc lập với ý thức tự quản lý. Hãy nghe kỹ và trình bày những điều họ cần một cách cụ thể + Tách nhỏ vấn đề. Người phỏng vấn muốn thấy rằng bạn có thể suy nghĩ về sự vật một cách logic, có thể chẻ một vấn đề phức tạp ra thành những phần nhỏ để xử lý. Điều này thực sự có hiệu quả khi trả lời những câu hỏi về tình huống mang tính chất giả thuyết. Một số câu hỏi và cách trả lời - Điểm yếu của bạn là gì? “Điểm yếu của tôi là tham công tiếc việc, hay nói và giao tiếp với nhiều người” - Động cơ khiến bạn theo nghề này?Hãy tập trả lời trước và cách trả lời phải tấy được sự nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm của bạn với nghề nghiệp - Lý do nào chúng tôi lại thuê bạn? Để trả lời câu hỏi này bạn nên xoáy vào những kinh nghiệm cụ thể mà mình đã trải qua: “Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 15%, tôi tin mình sẽ đóng góp nhiều hơn nếu trở thành nhân viên công ty” TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 31 - Mục tiêu của bạn là gì? Bạn nên đưa ra những mục tiêu trước mắt rồi hãy tiếp tục với những mục tiêu dài hạn - Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ? Hãy nhấn mạnh đến những điều bạn cho là tốt hơn khi tìm thấy ở công việc mới như: “Tôi muốn làm việc trong công ty chú trọng tinh thần đồng đội để tích lũy thêm kinh nghiệm”. Nừu đang thất nghiệp, bạn hãy cho thấy lý do không phải nằm ở bạn mà là do khách quan như: “Tôi đã cố gắng sát cánh với công ty nhưng chẳng may tôi nằm trong số 20% nhân viên phải giảm biên chế” - Đâu là điểm mạnh mà sếp cũ từng nhận xét về bạn? Hãy tận dụng lời của người khác để cho thấy những ưu thế của bạn như: “Sếp cũ từng nói tôi có phong cách thiết kế độc đáo và có óc hài ước” - Bạn muốn đề nghị thu nhập ra sao? Đây là vấn đề “nhạy cảm” nên bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn về mức thu nhập cho vị trí tương ứng trên thị trường lao động. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thỏa thuận được mức lương hợp ký sau một thời gian thử việc, còn hiện công ty trả lương bao nhiêu thì thích hợp so với trình độ tương tự trên thị trường”. Hoặc trả lời: “Tôi muốn mức lương phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của tôi” - Tại sao bạn lại thích làm việc tại cơ quan của chúng tôi? Đừng trả lời nhà tuyển dụng là: “Tôi muốn làm việc tại cơ quan này vì ở đây có mức lương cao hơn”, bạn hoàn toàn có câu trả lời hay hơn thế: “ Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích quảng cao tiếp thị. Tôi có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kiến thức và kinh nghiệm của tôi giúp tôi tự tin mình đủ khả năng phù hợp với vị trí này” - Tìm hiểu các phẩm chất: + Chăm chỉ của bạn, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu: Kể một tình huống khó khăn, đầy thách thức, đòi hỏi nghị lực phi thường mới có thể vượt qua được. + Tài thuyết phục: Bạn đã bao giờ vượt qua được sự phản đối của người khác và thuyết phục họ làm theo cách của mình chưa? + Khả năng lãnh đạo: Bạn đã phối hợp thực hiện một chương trình hay quản lý một nhóm người trong một dự án nào chưa? + Tính sáng tạo: Bạn có thích thiết kế hay sáng tạo không? Đã bao giờ bạn nghĩ ra được cách thức mới để nâng cao hiệu quả công việc chưa? TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 32 Trả lời câu đề nghị : Hãy cho chúng tôi biết đôi điều về anh? Bằng cách nói lại tiểu sử của mình trong vòng 2 phút: + Tôi sinh ra và lớn lên ở.....Tôi học trường....tốt nghiệp ngành.... + Thời gian gần đây tôi làm .....chức danh + Hai trong số những điểm mạnh của tôi để đạt được những thành tích..... + Tôi làm việc cho công ty......với chức danh..... tôi có được một nền tảng kiến thức và kỹ năng + Mục tiêu trong sự nghiệp của tôi là.....  Những điều nên chú ý trước, trong và sau khi tham dự phỏng vấn xin việc làm - Không được đến muộn Đến muộn sẽ tạo tâm lý khó chịu và cảm tưởng rằng bạn là người vô tổ chức - Đừng tỏ ra hơn người. Hãy để cho người phỏng vấn dẫn dắt cuộc nói chuyện, đừng cố gắng tỏ ra hơn người khác sẽ không mang lại những điều tốt đẹp cho bạn - Không lan man. Không nói những điều mà người ta không hỏi, những thông tin thừa, khi đã nói ra rồi thì không rút lại được và thường rất tai hại. - Đừng tranh cãi với người phỏng vấn, đừng sử dụng những lời nói giảm nhẹ. Những từ như “và những thứ như thế” “hay cái gì đó”, “anh biết đấy”, “kiểu kiểu như thế” nghe có vẻ không được trang trọng và không có tác dụng. Chúng làm giảm đi sự tin tưởng của người nghe với những gì bạn nói. - Đừng dùng những từ nói qúa. Tránh dùng những từ hay cụm từ như: “ Đối với tôi”, “ hơi bị...” - Đừng mang những thứ không cần thiết, giúp tránh được những rủi ro trong việc lục tìm những thứ mang theo mà không thấy. - Đừng coi nhẹ chính mình - Hãy tắt điện thoại di động của bạn trong khi phỏng vấn - Đừng nói xen vào khi người phỏng vấn đang nói - Đừng nói đến những công việc khác của bạn. Đừng tỏ ra cao giá bằng cách nói đến những cuộc phỏng vấn hay những công việc mà bạn đã nhận được. Việc này được so sánh với việc 1 chàng trai hẹn hò với một cô gái mà lại thao TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 33 thao bất tuyết về một cô gái khác. Cô gái sẽ nghĩ chàng trai này không mấy tôn trọng người khác mà chỉ biết có mình anh ta và còn không trung thành. - Đừng nói nhiều đến tiền bạc. Hãy để người phỏng vấn nêu trước vấn đề tiền bạc, đừng để họ hiểu lầm rằng bạn đến công ty chỉ vì tiền. - Đừng hỏi là bạn đã trả lời phỏng vấn như thế nào. Việc này sẽ làm mất đi vẻ tự tin của bạn trước người phỏng vấn. Hãy: + Nên đến trước 10-15 phút để chỉnh lại trang phục, đầu tóc. + Tự nhiên: trông giống như bạn đã làm việc ở cơ quan của họ + Thường xuyên mỉm cười: hoạt bát, vui vẻ, cởi mở + Luôn tạo ra không khí cho cuộc đàm thoại + Làm nổi bật những mặt tích cực  Trong buổi phỏng vấn - Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, thể hiện sự tôn trọng, cách xưng hô tuỳ thuộc vào tuổi tác và phong tục người Việt Nam. Giơ tay ra bắt nếu họ bắt tay trước. - Hãy thể hiện lòng đam mê với công việc của bạn. Khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ quan sát xem gương mặt của ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch công việc, và có tự hào về nó không. - Ngôn ngữ không lời: + Ngồi đối diện với người phỏng vấn, khoảng cách thích hợp nhất 0,7 - 0,9m. + Tư thế ngồi thẳng, đặt cả hai chân xuống sàn nhà, hơi nghiêng về phía nhà tuyển dụng, không vắt chân chữ ngũ, không ngồi tựa vào thành ghế. + Không nhấp nhổm hoặc làm những động tác thừa như vuốt tóc, bẻ ngón tay liên tục, đút tay vào túi quần, không khoanh tay trước ngực + Nhìn vào người phỏng vấn. Nếu có nhiều người hãy nhìn vào mắt tất cả mọi người, nhưng chủ yếu nhìn vào người đang đạt câu hỏi cho mình. + Nét mặt thoải mái, tự tin, mỉm cười tỏ ra chân thành, nhiệt tình. - Ngôn ngữ bằng lời. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 34 Nói với âm lượng vừa đủ, không cắt lời người phỏng vấn, không dùng tiếng lóng, chửi thề, không được nói xấu cơ quan làm việc cũ, trả lời ngắn gọn, rành mạch, không trả lời câu hỏi bằng hai từ thuần tuý “có” hoặc “không”  Sau khi phỏng vấn - Viết thư cảm ơn. Bạn cần viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt, nên là trước khi họ đưa ra quyết định. Viết thư cảm ơn nhằm mục đích: Nhắc nhà tuyển dụng nhớ bạn là ai, tạo cơ hội cho bàn đề cập (ngắn gọn) bất kỳ điều gì quan trọng mà bạn quên không đưa ra trong cuộc phỏng vấn. Vì có thể bạn là ứng viên duy nhất gửi thư sau cuộc phỏng vấn nên nhà tuyển dụng sẽ chú ý tên của bạn, nó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu thích công việc mà bạn dự tuyển. - Ghi chép. Bạn hãy ghi chép lại bất kì điều gì về diễn biến cuộc phỏng vấn, nó sẽ có ích cho bạn trong các cuộc phỏng vấn khác. Bạn cảm thấy mình đã chuẩn bị tốt chưa? Bạn có tự tin không? Bạn có nói dài dòng quá không?...Nó sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm cho bản thân. Và lý do nữa mà cần ghi chép là có thể phỏng vấn vòng hai, trong trường hợp này bạn cần ghi: tên người phỏng vấn, những câu hỏi bạn cho rằng mình trả lời chưa tốt, những băn khoăn, những câu bạn muốn hỏi mà lại quên, những điều đã gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 4.2.4.2. Quy trình luyện tập Bước 1: SV tìm hiểu về một cuộc phỏng vấn xin việc làm (thông qua video); Bước 2: SV thảo luận nhóm theo câu hỏi của phiếu bài tập; Bước 3: SV làm bài tập thư giãn; bài tập Nguyên nhân và kết quả; Bước 4: SV thực hành đóng vai trong các tình huống phỏng vấn xin việc làm theo yêu cầu của GV. Sản phẩm đạt được: SV trả lời được các câu hỏi phỏng vấn; SV thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả (ngôn ngữ nói, phi ngôn ngữ) khi tham dự buổi phỏng vấn xin việc làm giả định. Bài tập thực hành: Tình huống 1: Đã có một năm kinh nghiệm làm việc tại Phòng Kỹ thuật, công ty May Hưng Long. Hương Giang đang xin chuyển xuống công ty May Hưng Yên để gần nhà, thuận tiện cho công việc và sinh hoạt. Tốt nghiệp trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 35 ĐHSPKTHY năm 2013 với tấm bằng loại khá. Sau khi nộp đơn xin làm ở phòng kỹ thuật tại công ty May Hưng Yên, Giang đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn quan trọng vào tuần tới. Tình huống 2: Vừa tốt nghiệp ngành Kinh tế, trường Đại học SPKTHY. Xuân Hùng đang muốn dự tuyển vào vị trí Kế toán tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Không chỉ giỏi về chuyên môn, Hùng còn có trình độ tiếng Anh B1 và được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc. Hiện nay Xuân Hùng đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc với phòng nhân sự công ty Bánh kẹo Hải Hà. Tình huống 3: Hải Yến là sinh viên khoa Ngoại ngữ, trường ĐHSPKTHY vừa ra trường năm 2014. Hải Yến vốn là một cô gái nhanh nhẹn, hoạt bát, có ngoại hình ưa nhìn. Đã từng tổ chức nhiều hoạt động phong trào của lớp, của khoa. Hải Yến đã nộp đơn xin làm phiên dịch tiếng Trung Quốc cho công ty Dày Ngọc Tề (Hưng Yên). Công ty đã có lịch hẹn phỏng vấn với Hải Yến. Câu 1: Nếu là 3 nhân vật trên bạn sẽ chuẩn bị những gì để có buổi phỏng vấn thành công? Câu 2: Theo bạn nhà tuyển dụng có thể hỏi họ về những điều gì? Và họ trả lời những câu hỏi đó theo nguyên tắc nào để đảm bảo hiệu quả. Câu 3: Những điều họ nên tránh khi tham dự phỏng vấn xin việc là gì? Câu 4: Họ phải chuẩn bị những câu nói, câu hỏi như thế nào mà nhà tuyển dụng thích nghe và những điều nhà tuyển dụng không thích nghe? Bài tập 1: Thư giãn Sau đây là một bài tập mà bạn có thể luyện vài phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu tại phòng tiếp tân. 1. Ngồi xuống nếu có thể, hoặc bạn cũng có thể tập ở tư thế đứng nếu thấy cần thiết. 2. Thả lỏng cánh tay và bàn tay. Nếu bạn đang ngồi hãy để tay vào lòng. 3. Nhắm mắt lại nếu có thể. 4. Hít vào thật chậm qua mũi và đếm đến 5. Hít chậm hết mức có thể, căng cơ và bụng. 5. Thở ra qua miệng và đếm đến 5, ngồi thẳng lưng. 6. Thở đều bình thường và mở mắt. Bài tập 2: Nguyên nhân và kết quả Trường hợp 1: Bạn hãy ngồi và khoanh hai tay, bắt chéo hai chân. Bạn hãy tưởng tượng đang trong cuộc phỏng vấn và nhà tuyển dụng đang ngồi trước mặt TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 36 bạn. Đừng nhìn họ, hãy nhìn xuống sàn nhà. Không biểu lộ bất kỳ cảm xúc nào trên khuôn mặt. Và trả lời thật rõ rang câu hỏi: “Điều bạn thích nhất trong công việc hiện nay là gì?” Trường hợp 2: Bạn hãy thả lỏng tay và để vào trong long. Đặt hay bàn chân xuống sàn nhà. Ngồi nghiêng người về phía trước, nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng và mỉm cười. Và trả lời thật rõ rang câu hỏi: “Điều bạn thích nhất trong công việc hiện nay là gì?” Sau khi trả lời bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt trong giọng nói của bạn khi trả lời cùng một câu hỏi nhưng được thể hiện bằng hai cách khác nhau. Bài tập 3: Rèn luyện các câu chuyện về bản thân - Đã bao giờ bạn gặp phải một tình huống khó khăn, đầy thách thức, đòi hỏi có nghị lực mới có thể vượt qua? Hãy kể lại việc này. - Bạn đã từng bao giờ vượt qua được sự phản đối của người khác và thuyết phục họ làm theo một cách khác chưa? Hãy kể lại việc này. - Bạn đã phối hợp thực hiện một chương trình hay quản lý một nhóm người trong một dự án nào đó chưa? Hãy kể lại. - Bạn có thuộc kiểu người thích thiết kế hay sáng tạo không? Bạn đã bao giờ nghĩ ra những cách thức mới để nâng cao hiệu quả công việc chưa? Hãy kể lại một việc mà nhờ tính sáng tạo, bạn đã cải tiến hay tạo ra một sản phẩm mới? TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Bằng, Khuất Quảng Hỉ: Giao tiếp thông minh và tài ứng xử, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002; 2. Lê Thị Bừng, Hải Vang: Tâm lý học ứng xử, NXBGD, 1997; 3. Phan Kim Hoa: Thuật gây cảm tình, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1996; 4. Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXBGD, 1999; 5. Ros Jay, Thật đơn giản phỏng vấn tuyển dụng, NXB Lao động Xã hội, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11200009_8438_1984611.pdf
Tài liệu liên quan