Đề cương bài giảng Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Tài liệu Đề cương bài giảng Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ CNHH&KTMT BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ------&&&------ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG HỆ ĐÀO TẠO: ĐHCQ, ĐHVLVH, CĐCQ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Nhóm giáo viên biên soạn: 1. Phạm Thị Kim Thanh 2. Nguyễn Thị Chúc 3. Nguyễn Thị Nguyệt HƯNG YÊN, NĂM 206 1 MỤC LỤC 1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động ................................................. 3 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ......................................................... 3 1.1.1.1. Mục đích .................................................................................................................... 3 1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ...................................................................... 3 a. Ý nghĩa chính trị ................................................................................................................ 3 1.1.2. Phạ...

pdf72 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bài giảng Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ CNHH&KTMT BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ------&&&------ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG HỆ ĐÀO TẠO: ĐHCQ, ĐHVLVH, CĐCQ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Nhóm giáo viên biên soạn: 1. Phạm Thị Kim Thanh 2. Nguyễn Thị Chúc 3. Nguyễn Thị Nguyệt HƯNG YÊN, NĂM 206 1 MỤC LỤC 1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động ................................................. 3 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ......................................................... 3 1.1.1.1. Mục đích .................................................................................................................... 3 1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ...................................................................... 3 a. Ý nghĩa chính trị ................................................................................................................ 3 1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động ............................................................................... 3 1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật ................................. 3 1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động ...................... 4 1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động ............................. 4 1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động ....................................................... 4 1.1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ ............................................................. 5 1.1.3.1. Kỹ thuật an toàn ......................................................................................................... 5 1.1.3.2. Vệ sinh lao động ........................................................................................................ 5 1.1.3.3. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động: ......................................................................... 6 1.1.4. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động với môi trường ...................................................... 6 1.2. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động ................................................................. 8 1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động ở Việt Nam .................................................................................................................... 8 1.2.2. Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật lao động. .......................... 8 1.2.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh ........................................................................................ 8 1.2.2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân...................................................................................... 8 1.2.2.3. Biện pháp tổ chức lao động khoa học ........................................................................ 9 1.2.2.4. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe ................................................................................. 9 1.2.3. Những vấn đề có liên quan đến công tác BHLĐ trong bộ luật lao động ...................... 9 1.2.3.1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi .................................................................... 9 1.2.3.2. Bảo hộ lao động đối với lao động nữ ...................................................................... 12 1.2.3.3. BHLĐ đối với lao động chưa thành niên ................................................................. 14 1.2.3.4. BHLĐ đối với lao động là người tàn tật .................................................................. 16 1.2.4. Khen thưởng, xử phạt về BHLĐ ................................................................................ 17 1.2.4.1.Khen thưởng về bảo hộ lao động .............................................................................. 17 1.2.4.2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động ............................................................ 17 1.3. Kỹ thuật vệ sinh lao động .............................................................................................. 17 1.3.1.Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động. ..................................................... 17 1.3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động. ......................................................... 17 1.3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp.............................................................................................. 19 1.3.1.3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp .......................................................... 20 1.3.1.4. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động ....................................................... 21 1.3.1.5. Vấn đề tăng năng suất lao động và chống mệt mỏi ................................................. 22 1.3.2. Vi khí hậu trong sản xuất ............................................................................................ 23 1.3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 23 1.3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu ............................................................................................... 23 1.3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người .................................................................................... 24 1.3.2.4. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người ...................................................... 25 1.3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu ............................................................. 26 1.3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất ....................................................................... 28 1.3.3.1. Những khái niệm chung về tiếng ồn và rung động .................................................. 28 1.3.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung tới người lao động ............................................... 29 1.3.4. Phòng chống bụi trong sản xuất ................................................................................. 32 1.3.5. Thông gió trong công nghiệp...................................................................................... 33 1.3.5.1. Mục đích của thông gió ........................................................................................... 33 1.3.6. Chiếu sáng trong sản xuất ........................................................................................... 34 2 1.3.6.1. Một số khái niệm về ánh sáng và sinh lý của mắt ................................................... 34 1.3.6.2. Các dạng chiếu sáng trong sản xuất......................................................................... 35 1.3.7. Phòng chống phóng xạ ............................................................................................... 37 1.3.7.1. Các chất phóng xạ và tia phóng xạ. ......................................................................... 37 1.3.7.2. Tác hại của tia phóng xạ và phương pháp phòng ngừa ........................................... 37 CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG &YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẦN ÁO CHUYÊN DỤNG ............ 39 2.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CÁC MÔI TR ƯỜNG ................... 39 2.1.1. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI. ..... 39 2.1.2. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT ................................................................................................... 40 2.1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ CỦA LAO ĐỘNG NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP ................................................................................................................................... 41 2.2. Chức năng của quần áo trong bảo hộ lao động .............................................................. 42 2.3. Yêu cầu .............................................................................................................................. 43 2.3.1. Yêu cầu chung đối với quần áo .................................................................................. 43 2.3.2. Yêu cầu đối với quần áo chuyên dụng ....................................................................... 44 2.4. ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU TẠO QUẦN ÁO ............................................................... 46 2.4.1. VẬT LIỆU TỪ XƠ THIÊN NHIÊN .............................................................................. 46 2.4.2. VẬT LIỆU TỪ XƠ HÓA HỌC ..................................................................................... 46 2.4.3. VẬT LIỆU PHA TRỘN ................................................................................................. 49 Chương 3 : KỸ THUẬT AN TOÀN ........................................................................................ 51 3.1. Khái niệm chung về các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa .......................... 51 3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương ..................................................................... 51 3.1.2. Các biện pháp và kỹ thuật an toàn .............................................................................. 52 3.2. An toàn điện .................................................................................................................. 55 3.2.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện ................................................................... 55 3.2.2. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện ....................................................... 58 3.3. An toàn hóa chất ............................................................................................................ 62 3.3.1. Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại hóa chất ......................... 62 3.3.2. An toàn trong tổ chức quản lý hóa chất tại doanh nghiệp .......................................... 63 3.4. Phòng chống cháy nổ ..................................................................................................... 65 3.4.1. Ý nghĩa vai trò của quá trình cháy và vấn đề phòng cháy nổ. .................................... 65 3.4.2. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ ........................................................................... 65 3.4.3. Những nguyên nhân gây ra cháy nổ trực tiếp ............................................................. 66 3.4.4. Các biện pháp, nguyên lý và phương pháp phòng chống chát nổ ở cơ quan, xí nghiệp. .............................................................................................................................................. 67 3.5. Hoạt động bảo hộ lao động trong doanh nghiệp ............................................................ 69 3.5.1. Bộ máy tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp. ........................ 69 3.5.2. Nội dung công tác BHLĐ tại doanh nghiệp. .............................................................. 70 3 CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.1.1.1. Mục đích - Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn. - Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp, hoặc các bệnh tật khác do điều kiện xấu xảy ra. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời hoặc duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động. 1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động a. Ý nghĩa chính trị - Bảo hộ lao động (BHLĐ) thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. - BHLĐ tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động. - Nếu công tác BHLĐ không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng thì uy tín của nhà nước, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. b. Ý nghĩa xã hội BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội đồng thời làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. c. Lợi ích kinh tế - Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác tốt. - Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và của tập thể. Ngược lại nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất. 1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động 1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua một giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị vật chất cho cuộc sống con người 4 Lao động được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện với việc sử dụng những tri thức về khoa học an toàn Khoa học lao động là một hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện những điều kiện kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao. Khi đưa kỹ thuật vào trong các hệ thống sản xuất hiện đại sẽ làm thay đổi những tác động với con người, chẳng hạn như về mặt tâm lý Sự phát triển của kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt do nó tác động trực tiếp đến lao động. Tương quan thay đổi giữa con nguời và kỹ thuật không bao giờ dừng lại, chính nó là động lực cho sự phát triển, đặc biệt qua các yếu tố: sự chuyển đổi các giá trị trong xã hội, sự phát triển dân số, công nghệ mới, cấu trúc sản xuất thay đổi. 1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động Hệ thống lao động là một mô hình lao động, nó bao gồm con người và trang bị (ở đây phải kể đến khả năng kỹ thuật). Mục đích của việc trang bị hệ thống lao động là để hoàn thành những nhiệm vụ nhất định. Một hệ thống lao động khi hoạt động sẽ có sự liên quan, trao đổi với môi trường xung quanh (chẳng hạn về vị trí, không gian, điều kiện xây dựng, môi trường), xuất hiện những tác động về tổ chức xã hội, các hiện tượng vật lý và hoá học. Sự liên quan và trao đổi này dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường cho một phạm vi nào đó, đồng thời nó cũng tác động đến sức khoẻ của người lao động 1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động - Khả năng tạo ra năng suất lao động. - Điều chỉnh hành động là một đặc thù của hành động của con người. 1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động Sự chịu tải trong lao động là tổng thể các điều kiện bên ngoài và các yêu cầu trong hệ thống lao động, những yếu tố đó có thể làm thay đổi tình trạng vật lý hay tâm lý của con người cũng như sự ổn định của quá trình (chẳng hạn tuổi thọ). Sự chịu tải đó có thể là tốt hay xấu. Nó tác động đến con người và cả quá trình. Sự căng thẳng trong lao động là tác động của sự chịu tải lao động đối với con người, nó phụ thuộc vào tính chất và khả năng của mỗi cá thể. Tác động của sự chịu tải trong lao động dẫn đến sự căng thẳng trong lao động. Kết quả của nó có thể là tích cực hay tiêu cực. Kết quả tích cực là tạo ra năng suất lao động, con người sẽ được rèn luyện, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhận thức đúng đắn về cuộc sống và lao động, có thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống. Mặt tiêu cực của nó là sự đảo ngược. Nó có thể làm giảm năng suất lao động. Khi yêu cầu vượt quá giới hạn cho phép nào đó sẽ gây ra căng thẳng trong lao động, dẫn đến mệt mỏi về tâm lý, buồn chán, bão hoà tâm lý, sốc. 5 1.1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ Công tác BHLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Kỹ thuật an toàn. - Vệ sinh lao động. - Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động. 1.1.3.1. Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau đây: - Xác định vùng nguy hiểm. - Xác định các biện pháp an toàn về quản lý, tổ chức và thao tác đảm bảo an toàn. - Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng : Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân 1.1.3.2. Vệ sinh lao động Là hệ thống các biện pháp phòng ngừa và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các công việc cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động gồm: - Xác định khoảng cách về an toàn vệ sinh. - Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe. - Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động. - Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. 6 Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc; kỹ thuật chiếu sáng; kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 1.1.3.3. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động: Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách bảo hộ lao động nhằm đảm bảo thúc đẩy thực hiện việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động: kế hoạch hóa công tác bảo hộ lao động, các chế độ việc tuyên truyền, huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động Những nội dung của công tác bảo hộ lao động kể trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt được kết quả tốt nhất. 1.1.4. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động với môi trường Để có thể tạo nên một môi trường phù hợp với người lao động đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khoa học, dựa trên 4 yếu tố cơ bản sau: - Ngăn chặn và hạn chế việc lan truyền các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn phát sinh. Biện pháp tích cực nhất là thay đổi công nghệ sản xuất, nghĩa là sử dụng công nghệ sạch với các nguyên liệu và nhiên liệu sạch, thiết kế và trang bị dây chuyền sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường. - Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm. 7 Hình 1.1 : Nguồn nước bị ô nhiễm nặng - Xử lý các chất thải ra để không làm ô nhiễm môi trường. Hình 1.2 : Hệ thống xử lý nước thải - Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân Hình 1.3 : Trang phục bảo hộ lao động 8 1.2. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động 1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động ở Việt Nam Trong thời kỳ đầu, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù còn ở chiến khu Việt Bắc, trong điều kiện còn vô cùng khó khăn, tháng 3 năm 1947, Hồ Chủ Tịch đó ký Sắc lệnh số 29SL. Đó là Sắc lệnh đầu tiên của nước ta về lao động trong đó có những điều khoản liên quan đến BHLĐ. Sau Đại hội Đảng lần thứ 3 để phục vụ cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế ở miền Bắc Hội đồng chính phủ đó ban hành Điều lệ tạm thời về BHLĐ kèm theo nghị định 181-CP ngày 18-12-1964. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta quy định tương đối toàn diện những vấn đề về BHLĐ đó có tác dụng tích cực đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong một thời gian tương đối dài hơn một phần tư thế kỷ. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới ngày 10-9-1991 Hội đồng Nhà nước đó quyết định ban hành pháp lệnh BHLĐ. Pháp lệnh quy định nội dung về BHLĐ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp, tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động... Lần đầu tiên quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh của người lao động được pháp luật công nhận và bảo vệ . Ngày 23-6-1994 Quốc hội đó thông qua Bộ luật Lao động của nước ta trong đó có chương 9 về ATLĐ, VSLĐ. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất của nước ta về BHLĐ. Sau đó Chính phủ đó ban hành nghị định 06/CP ngày 20-1-1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về ATVSLĐ cùng với hàng loạt thông tư, chỉ thị, quy phạm an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh mới được ban hành hoặc điều chỉnh, sửa đổi tạo thành hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của nước ta 1.2.2. Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật lao động. Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa, dùng các chất không độc hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao. 1.2.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như: cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc. 1.2.2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và trong phòng bệnh nghề nghiệp. 9 Dựa theo tính độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp. 1.2.2.3. Biện pháp tổ chức lao động khoa học Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi được với công cụ sản suất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn. 1.2.2.4. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, và sẽ làm cho bệnh nặng thêm, hoặc dễ đưa đến mắc bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe công nhân một cách liên tục như vậy quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài được tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra cũng phải giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho một số công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính đó được điều trị. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại. 1.2.3. Những vấn đề có liên quan đến công tác BHLĐ trong bộ luật lao động 1.2.3.1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi a. Thời giờ làm việc Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Điều 105. Giờ làm việc ban đêm Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. 10 Điều 106. Làm thêm giờ 1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Được sự đồng ý của người lao động; b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm; c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; 2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa. b. Thời gian nghỉ ngơi Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc 1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. 2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. 3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. Điều 109. Nghỉ chuyển ca Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. 11 Điều 110. Nghỉ hằng tuần 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm 12 việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường. Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. 1.2.3.2. Bảo hộ lao động đối với lao động nữ Một số quy định trong Bộ Luật Lao động : Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ 1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. 2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. 3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. 4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế. 5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ. 6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ. Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ 1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. 2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. 3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. 4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ. 13 Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ 1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. 5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Điều 157. Nghỉ thai sản 1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. 14 4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Điều 159. Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Điều 160. Công việc không được sử dụng lao động nữ 1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước. 3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ. 1.2.3.3. BHLĐ đối với lao động chưa thành niên Điều 161. Lao động chưa thành niên Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Điều 162. Sử dụng người lao động chưa thành niên 1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. 2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 15 Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên 1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác; 5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá. Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi 1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây: a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. 3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 165. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên 1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây: a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; d) Phá dỡ các công trình xây dựng; 16 đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. 2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây: a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; b) Công trường xây dựng; c) Cơ sở giết mổ gia súc; d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này. 1.2.3.4. BHLĐ đối với lao động là người tàn tật Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật 1. Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật. 2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật. Điều 177. Sử dụng lao động là người khuyết tật 1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ. 2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Điều 178. Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật 1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 17 1.2.4. Khen thưởng, xử phạt về BHLĐ 1.2.4.1.Khen thưởng về bảo hộ lao động Tùy theo thành tích của các tập thể, cá nhân có thể được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xét tặng các hình thức khen thưởng thích đáng. Đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc sẽ được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua luân lưu của Chính phủ, hoặc đề nghị Nhà nước tặng bằng khen Huân chương Lao động. 1.2.4.2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động a. Phạt các vi phạm về an toàn lao động: Đối với người lao động: Phạt tiền 200.000đ đối với một trong các hành vi sau đây: không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội quy lao động, không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đã được trang bị. Đối với người sử dụng lao động: Có nhiều mức phạt tùy theo mức độ quy phạm, hậu quả nghiêm trọng do sự quy phạm gây nên được quy định từ Điều 14 đến điều 18 của Nghị định. Mức phạt quy định từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ tùy theo mức độ và hành vi vi phạm. b. Xử phạt các vi phạm về vệ sinh lao động: Phạt các vi phạm về vệ sinh lao động thực hiện theo nghị định số 46/CP ngày 6 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế với mức phạt và nội dungvi phạm được quy định trong Điều 3 của Nghị định. Cụ thể, phạt từ 500.000đ đến 4.000.000đ tùy theo mức độ của từng hành vi vi phạm. Nếu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ lao động gây nguy hiểm môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo hộ môi trường theo nghị định số 26/CP ngày 24 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ. 1.3. Kỹ thuật vệ sinh lao động 1.3.1.Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động. 1.3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động. Vệ sinh lao động là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. 18 Ví dụ: nghề rèn, đúc kim loại yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là do nhiệt độ cao, nghề dệt là do tiếng ồn và bụi Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như: mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng các bệnh thông thường (cảm cúm, viêm họng, dạ dày), thậm chí còn gây ra các bệnh nghề nghiệp (bệnh phổi nhiễm bụi ở công nhân với tiếp xúc với bụi than, bụi đá, bệnh nhiễm độc chì ở công nhân sắp chữ, sản xuất ắc quy, bệnh nhiễm phóng xạ ở công nhân khai thác các chất phóng xạ). Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm: - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất. - Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể. - Nghiên cứu việc tổ chức lao động, nghỉ ngơi hợp lý. - Nghiên cứu các biện pháp để phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó. Nhiệm vụ: - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, cá nhân và chế độ bảo hộ lao động. - Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân vào làm ở các bộ phận sản xuất khác nhau trong xí nghiệp. - Quản lý theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm nghề nghiệp. - Giám định khả năng lao động cho công nhân, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất. Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành mấy loại sau: *Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất. - Yếu tố vật lý và hóa học: vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tử ngoại Tiếng ồn và rung động. Áp suất cao (thợ lặn, thợ làm việc trong thùng chìm) hoặc áp suất thấp (lái máy bay, leo núi) Bụi và các chất độc hại trong sản xuất. Yếu tố sinh vật: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh. 19 *Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: - Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca. - Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân. - Chế độ làm việc nghỉ ngơi bố trí không hợp lý. - Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái như: cúi khom, vặn mình, ngồi đứng quá lâu. - Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và các giác quan như hệ thần kinh, thị giác, thính giác *Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn: - Thiếu hoặc thừa ánh sáng, hoặc xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý. - Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông. - Phân xưởng chật chội và sự sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự. - Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, tiếng ồn, chống hơi, khí độc. - Thiếu trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng, bảo quản không tốt. - Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh. 1.3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động. Từ khi lao động xuất hiện, con người có thể bắt đầu bị bệnh nghề nghiệp khi phải chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí, hầm mỏ...). Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di chứng. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bồi thường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra. Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng trong khả năng của y học. Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau. Đến năm 2006, Việt Nam đã công nhận 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm... 1. Bệnh bụi phổi do silic 2. Bệnh bụi phổi do Amiang 3. Bệnh bụi phổi do bỏng 4. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì 20 5. Bệnh nhiễm độc Benzen và đồng đẳng của Benzen 6. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân. 7. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của Mangan 8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) 9. Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X 10. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 12. Bệnh sạm da nghề nghiệp 13. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc 14. Bệnh lao nghề nghiệp 15. Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp 16. Bệnh do loptospira nghề nghiệp 17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp 18. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp 20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp 22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp 23. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp 24. Bệnh nốt dấu nghề nghiệp 25. Bệnh loát da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp Trong số 25 bệnh nghề nghiệp này ở Việt Nam, có tới 70% loại bệnh do nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc với các hóa chất trong công việc. 1.3.1.3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa, dùng các chất không độc hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao. b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như: cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc. c. Biện pháp phòng hộ cá nhân Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và trong phòng bệnh nghề nghiệp. 21 Dựa theo tính độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp. d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi được với công cụ sản xuất mới, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn. e. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm, hoặc dễ đưa đến măc bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe công nhân một cách liên tục như vậy quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài được tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra còn phải giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho một số công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính đã được điều trị. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại. 1.3.1.4. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động Trong sản xuất có nhiều hình thái lao động khác nhau, nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng nghề nào cũng vậy, tính chất lao động bao hàm trên ba mặt: lao động thể lực, lao động trí não, lao động căng thẳng về thần kinh tâm lý. Lao động thể lực ở mức độ vận động cơ. Lao động trí não thể hiện ở mức độ suy nghĩ, tình toán, phân tích Tính chất lao động căng thẳng về thần kinh tâm lý có liên quan đến những tác động đơn điệu, đều đều, gây những kích thích, hưng phấn quá mức ở một trung khu giác quan nhất định như thính giác, thị giác hoặc gây mệt mỏi về thần kinh. Công tác của người thợ bốc vác, nhà nghiên cứu, người lái xe tiêu biểu cho mỗi tính chất lao động nói trên. Thông thường để đánh giá mức độ nặng nhọc của lao động thể lực, người ta dùng chỉ số tiêu hao năng lực cho các loại lao động khác nhau: Cường độ lao động Tiêu hao năng lượng Nghề tương ứng Kcal/phút Kcal/24 giờ Lao động nhẹ 2,5 2300 – 3000 Giáo viên, thầy thuốc Lao động trung bình 2,5 – 5 3100 – 3900 Thợ nguội, thợ dệt Lao động nặng 5 – 10 4000 - 4500 Thợ mỏ, thợ khuân vác 22 Nếu năng suất lao động bị giảm xuống, tức là đã sang thời kỳ mệt mỏi, sau khi được nghỉ ngơi nó sẽ tăng lên và có thể đạt mức tối đa như trước. Nhưng để quá mệt mỏi, nghỉ ngơi tăng năng suất lao động sẽ không đạt mức như cũ nữa. Làm việc căng thẳng kéo dài sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động thường giảm, thao tác kỹ thuật sai sót nhầm lẫn, làm tăng tai nạn lao động. Chính vì vậy, thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. 1.3.1.5. Vấn đề tăng năng suất lao động và chống mệt mỏi Thực hiện các nguyên tắc của lao động học (là vận động bàn tay, cánh tay, được tiến hành cân xứng đồng thời, theo kiểu định hình công tác). Làm việc hai tay cùng một thao tác tương tự cùng một thời gian có thể thu được số lượng sản phẩm gần gấp đôi. Thao tác lao động cần được tiến hành một cách thoải mái nhất, ngắn nhất, tiết kiệm nhất, cần phải hết sức tránh (trong phạm vi có thể) những thay đổi đột ngột và những cử động lặp đi lặp lại đơn điệu. Khi vận động càng cần nhiều nhóm cơ quan trọng tham gia và làm giãn dài các nhóm cơ đó bao nhiêu thì các cử động càng mệt, càng chậm, càn không chính xác bấy nhiêu. Tiến hành liên tục hợp lý các vận động theo một nhịp điệu bình thường sẽ giảm mức chịu tải thể lực, làm bớt căng thẳng thần kinh, làm giảm mệt mỏi và tai nạn lao động. Đồng thời cũng phải chú ý đến tư thế thoải mái bằng cách bố trí các dụng cụ và đối tượng lao động một cách liên tục và hợp lý, phù hợp vói các quy định kỹ thuật ngay từ trước khi làm việc, tiện cho việc sử dụng tránh lãng phí năng lượng và thời gian đi tìm. Khi tổ chức nơi lao động, cần nhớ rằng bất kỳ ở đâu và vào lúc nào cũng không được để chi tiết trên mặt đất, vì sẽ làm tốn thêm một số năng lượng và thời gian vô ích để cầm nắm và nhấc lên vị trí làm việc. An toàn lao động là cơ sở, phải được chú ý trong cải tiến kỹ thuật, bất kỳ cải tiến nào mà có nguy cơ gây tai nạn lao động thì phải đình chỉ ngay. Vận dụng nguyên tắc tiết kiệm vận động phải đi đôi với an toàn, cho nên có thể nhận thức các giải pháp dù làm tăng ít sản phẩm song không thể xảy ra tai nạn. Thời gian lao động hàng ngày không nên quá dài, chỉ nên theo quy định 8h/ngày, trong một số ngành nghề nặng nhọc và độc hại, thời gian lao động nên rút ngắn hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kéo dài thời gian làm việc quá 8h năng suất lao động sẽ giảm. Chế độ lao động là cách tổ chức phân phối xen kẽ giữa giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để duy trì khả năng lao động và phục hồi sức khỏe. Bố trí giờ nghỉ ngơi thích hợp là thiết không chỉ cho lao động thể lực mà còn cho 23 tất cả các loại lao động khác. Tổng số thời gian nghỉ cần đạt được ít nhất bằng 15% thời gian lao động, đối với một vài lao động nặng nên đạt được 20 – 30%. Tổ chức việc nghỉ ngơi giữa giờ nên thực hiện như sau: đối với loại lao động trung bình cường độ trung bình nên thực hiện có thêm hai lần nghỉ, mỗi lần 10 – 15 phút vào trước và sau bữa ăn giữa giờ, đối với lao động nặng ngồi hai lần nghỉ trên nên có thêm hai lần nghỉ ngắn 5 phút nữa. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống nhiều bữa còn phòng chống được mệt mỏi, tăng khả năng hấp thụ của bộ máy tiêu hóa 1.3.2. Vi khí hậu trong sản xuất 1.3.2.1. Khái niệm Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận động chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất trong quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hướng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viên phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận động mạch thêm trầm trọng, làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, gây nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da. Tùy theo tính chất của quá trình sản xuất, người ta chia ra ba loại vi khí hậu sau: - Vi khí hậu tương đối ổn định, nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m 3 không khí một giờ, ở trong xưởng cơ khí, dệt - Vi khí hậu nóng tỏa nhiệt nhiều hơn 20kcal/m 3 không khí một giờ. - Vi khí hậu lạnh, tỏa nhiệt dưới 20 kcal/m 3 không khí một giờ 1.3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu a. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào quá trình trong sản xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, nă ng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hóa học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt mặt trời, nhiệt do công nhân sản ra Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50 – 60 0 C. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa hè là 30 0 C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép là 3-5 0 C. b. Bức xạ nhiệt 24 Bức xạ nhiệt là những sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật thể đen được nung nóng phát ra. Khi nung tới 500 0 C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800 - 2000 0 C còn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp đến 3000 0 C lượng tử ngoại phát ra càng nhiều. Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt biểu thị bằng cal/m 2 /phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre. c. Độ ẩm Độ ẩm là lượng hơi nước có trong khối không khí được biểu thị bằng gam trong một mét khối không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thủy ngân. Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức ẩm hay cao thấp. Điều lệ sinh qui định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75 - 85%. d. Vận tốc chuyển động không khí Vận tốc chuyển động không khí được biểu thị bằng m/s. Theo Sacbazan giới hạn trên của vận tốc chuyển động không khí không vượt quá 3m/s, nếu trên 5m/s sẽ gây kích thích bất lợi cho cơ thể. Nhiệt độ hiệu quả tương đương là để đánh giá tác dụng tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của cơ thể con người, người ta đưa ra khái niệm về “nhiệt độ hiệu quả tương đương” ký hiệu là t hqtd . Nhiệt độ hiệu quả tương đương của không khí có nhiệt độ t, độ ẩm φ và vận tốc chuyển động v là nhiệt độ của không khí bão hòa hơi nước có φ = 100% và không có gió v = 0 mà gây ra cảm giác nhiệt giống hệt như cảm giác gây ra bởi không khí t, φ, v đã cho. Thông thường, điều kiện tiện nghi nhiệt độ ôn hòa dễ chịu là điều kiện  nằm trong khoảng 50 70% và vận tốc gió 0,5m/s đối với trường hợp cơ thể ở trạng thái tĩnh (không lao động). Trường hợp lao động, giới hạn tiện nghi nhiệt sẽ là lùi về bên dưới một cách tương ứng với mức độ lao động và vận tốc gió cho phép có thể lên đến 3 – 4 m/s. 1.3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người Cơ thể người có nhiệt độ không đổi trong khoảng 37 0 C ± 0,5 0 C là nhờ hai quá trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều khiển nhiệt. Để duy trì thăng bằng thân nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể thải nhiệt thừa bằng cách giãn mạch ngoại biên và tăng cường độ tiết mồ hôi. Chuyển một lít máu từ nội tạng ra ngoài da thải được 2,5Kcal và nhiệt độ hạ được 3 0 C. Còn trong điều kiện vi khí hậu lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì sự thăng bằng 25 nhiệt. Thăng bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt, gồm hai vùng: vùng điều nhiệt hóa học và vùng điều nhiệt lý học. Vượt qua giới hạn này về phía dưới cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, ngược lại về phía trên sẽ bị quá nóng. Điều nhiệt hóa học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự ô xy hóa các chất dinh dưỡng. Biến đổi chuyển hóa do thay đổi không khí bên ngoài và trạng thái lao động hay nghỉ ngơi của cơ thể. Quá trình chuyển hóa tăng khi khi nhiệt độ bên ngoài thấp và lao động nặng, ngược lại quá trình giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Điều nhiệt lý học: là tất cả quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể gồm truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ và bay hơi mồ hôi Thải nhiệt bằng truyền nhiệt là hình thức mất nhiệt của cơ thể khi nhiệt độ của không khí và các vật thể mà ta tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn ở da, khi da có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt ngược lại. Do có sự thay đổi đó, cơ thể có cảm giác mát mẻ hoặc nóng bức về mùa hè hoặc có thể cảm thấy lạnh hay ấm áp vào mùa đông. 1.3.2.4. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người Nhiệt độ không khí và sự lưu chuyển không khí quyết định sự trao đổi nhiệt độ bằng đối lưu, bề mặt các vật rắn. Biết được các điều kiện vi khí hậu để tìm biện pháp thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể duy trì sự cân bằng nhiệt thuận lợi. a. Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng Biến đổi về sinh lý: nhiệt độ da đặc biệt là da trán rất nhạy cảm đồi với nhiệt độ không khí bên ngoài. Biến đổi nhiệt độ da trán như sau: 28 - 29 0 C: cảm giác lạnh 29 - 30 0 C: cảm giác mát 30 - 31 0 C: cảm giác dễ chịu 31,5 – 32,5 0 C: cảm giác nóng 32,5 – 33,5 0 C: cảm giác rất nóng 33,5 0 C: cảm giác cực nóng Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng từ 0,3-10CC là cơ thể có sự tích nhiệt. Thân nhiệt ở 38,50C được coi là nhiệt báo động. Chuyển hóa nước: Cơ thể người hằng ngày có sự cần bằng giữa lượng nước ăn uống vào và thải ra; ăn uống vào từ 2,5 -3 lít và thải ra ngoài khoảng 1,5 lít qua thận; 0,2 lít qua phân, lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài. Làm việc trong điều kiện nóng bức, lượng mồ hôi có khi tiết 5-7 lít trong một ca làm việc, trong đó mất đi một lượng muối ăn khoảng 20gam, một số muối khoáng gồm Na, K, Ca, Fe, I và một số sinh tố C, B1, phốt phát. Do mất nước nhiều, tỷ trọng máu 26 tăng lên, tim phải làm việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể (chuyển 1 lít máu ra ngoài làm mất đi 2,5kcal). Vì thế nước qua thận còn 10-15% so với mức bình thường, nên chức năng của thận bị ảnh hưởng. Mặt khác, do mất nước nhiều nên phải uống bổ sung nên làm cho dịch vị bị loãng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dẫn tới dễ bị tai nạn. Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đôi so với mức bình thường. Rối loạn bênh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm cho con người bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng. Thân nhiệt có thể lên hơn 370C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông. b. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh Lạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở và sự tiêu thụ ôxy tăng. Lạnh làm cho các cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện vi khí hậu dễ xuất hiện một số bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm. c. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt Trong các phân xưởng nóng, các dòng bức xạ chủ yếu do các tia hồng ngoại có bước sóng đến 10  m, khi hấp thụ tia này tỏa nhiệt. Khi làm việc dưới nắng, có thể bị chứng say nắng do các tia hồng ngoại có khả năng xuyên qua hộp sọ nung nóng màng não và các tổ chức. Những bước sóng có bước sóng khoảng 3  m gây bỏng mạnh nhất. Ngoài ra tia hồng ngoại còn gây các bệnh giảm thị lực, đục nhân mắt Tia tử ngoại có bước sóng 400 – 315 nm xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn thường có trong tia lửa hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tia tử ngoại có bước sóng từ 315 – 280 nm thường xuất hiện trong các lò thủy ngân, đèn hồ quang.Tia tử ngoại gây ra các bệnh về mắt như giảm thị lực, bỏng da, ung thư da. Tia laze (hiện nay được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp, trong nghiên cứu khoa học) có thể gây bỏng da, bỏng võng mạc. 1.3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu a. Vi khí hậu nóng - Tổ chức lao động hợp lý: những tiêu chuẩn vệ sinh đối với các điều kiện khí tượng nơi sản xuất được thiết lập theo các tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp. Nhiệt độ tối ưu , nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định và nhiệt độ không khí ngoài trời nơi làm việc được tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào thời gian trong năm (mùa nóng, mùa lạnh, mùa khô, mùa ẩm). 27 - Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không cùng một lúc mà rải ra trong ca lao động. - Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần được nghỉ ngơi thỏa đáng để cơ thể lao động lấy lại được cân bằng. - Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị: sắp xếp các nhà phân xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp phải sao cho sự thông gió tốt nhất nên phải sắp xếp các nhà xưởng nóng xen kẽ với nhà xưởng mát. - Cần chú ý hướng gió trong năm khi bố trí các phân xưởng nóng, tránh nắng mặt trời chiếu vào nhà xưởng qua các cửa. - Thông gió: trong các nhà xưởng tỏa nhiều nhiệt cần chú ý có các hệ thống thông gió. - Làm nguội: bằng cách phun nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo người lao động, ngoài ra còn có tác dụng làm sạch bụi không khí. Để cách nhiệt, người ta có thể dung màn chắn bằng nước cách ly nguồn nhiệt với xung quanh. Màn chắn nước thường bố trí trước cửa lò. Màn nước dày 2 mm có thể hấp thụ 80 – 90% năng lượng bức xạ. Nước để phun phải dùng nước sạch (nước dùng để ăn) độ mịn các hạt nước khoảng 50 - 60  m và bảo đảm sao cho độ ẩm nằm trong khoảng 13 – 14g/m 3 . Có nhiều thiết bị tỏa nhiệt cần phải dùng vòi tắm khí để giảm nhiệt, vận tốc gió phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Thiết bị và quá trình công nghệ: trong các phân xưởng và nhà máy nồng độc cần được tự động hóa và cơ khí hóa, điều khiển và quan sát từ xa để là giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân. Đưa những ứng dụng và các thiết bị truyền hình và để quan sát từ xa. Có thể giảm nhiệt trong các nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn bằng cách giảm thất thoát nhiệt vào môi trường. Để đạt được mục đích đó cần dùng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị tỏa nhiệt: + Dùng các vật liệu có tính cách nhiệt cao như samốt, samốt nhẹ + Làm lớp cách nhiệt dày thêm nhưng không thể quá mức vì làm tăng thên trọng lượng thiết bị. + Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó phía ngoài thiết bị nhiệt độ không cao lắm. Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thoát ra ngoài, cho nên diện tích cửa sổ phải là tối thiểu, những lúc không cần thiết nên đóng kín. - Phòng hộ cá nhân: dùng các trang thiết bị bảo hộ như quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ, kính. 28 - Chế độ uống: trong quá trình lao động trong điều kiện nóng bức, mồ hôi ra nhiều, cần bổ sung thêm các muối khoáng, vitamin. Có thể dùng các thức uống từ thảo mộc như chè xanh, rau má, rau sam. b. Vi khí hậu lạnh Ở nước ta nhất là miền Bắc thường có khí hậu lạnh cần phải đề phòng cảm lạnh do mất nhiều nhiệt, vì vậy cần phải đủ quần áo ấm, quần áo ấm nên xốp và thoải mái bảo vệ chân tay cần có ủng, giầy ấm, găng tay ấm, phải chú ý giữ khô. Nếu lao động trong điều kiện vi khí hậu nóng cần chế độ uống tốt thì trong điều kiện vi khí hậu lạnh cần chú ý giữ ấm và chú ý chế độ ăn đủ Calo cho lao động đồng thời chống rét. 1.3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 1.3.3.1. Những khái niệm chung về tiếng ồn và rung động a. Tiếng ồn Người ta gọi tiếng ồn nói chung là những âm thanh gây khó chịu cho con người lúc làm việc cũng như nghỉ ngơi. Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương, sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác. Về mặt vật lý: âm thanh là giao động sóng trong môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể , không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. Áp suất dư trong trường âm gọi là áp suất âm. Cường độ âm là năng lượng sóng truyền qua diện tích bề mặt, vuông góc với phương truyền sóng trong 1 giây. Trong không gian tự do cường độ âm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến nguồn âm. Các loại tiếng ồn: Người ta phân ra là nhiều loại tiếng ồn: - Tiếng ồn thống kê: do tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau về cường độ và tần số. - Tiếng ồn có âm sắc: tiếng ồn có âm đặc trưng - Theo môi trường truyền âm: có tiếng ồn kết cấu là khi vật thể dao động tiếp xúc tực tiếp với các kết cấu như máy, đường ống, nền nhà còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí là nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu nào cả. - Theo đặc tính: + Tiếng ồn cơ khí + Tiếng ồn va chạm + Tiếng ồn không khí + Tiếng nổ hoặc xung động 29 - Theo dải tần số: + Tiếng ồn tần số cao khi f>1000 Hz + Tiếng ồn tần số trung bình khi f = 300-1000 Hz + Tiếng ồn tần số thấp khi f< 300 Hz b. Rung động Rung động: dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chất chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trong trạng thái tĩnh. Rung động có thể chia làm hai loại: - Rung động có tần số cao, biên độ thấp như siêu âm. - Rung động với tần số thấp, biên độ cao như khi đi ô tô bị sóc do đường xấu. Cả hai loại rung động trên đều ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, dưới đây là tiêu chuẩn cho phép. + Rung cục bộ khi điều khiển trong 8 giờ Tần số (Hz) Vận tốc rung( cm/s) Rung đứng Rung ngang 16 31,5 63 125 250 4,0 2,8 2,0 1,4 1,0 4,0 2,8 2,0 1,4 1,0 1.3.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung tới người lao động a . Tác hại của tiếng ồn - Ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, tai, nếu tiếng ồn lặp lại nhiều lần gây mệt mỏi thính giác và không khả năng phục hồi hoàn toàn, với âm có tần số 2000 - 4000 Hz với cường độ âm 80 dB, với âm 5000 - 6000 Hz thì tác dụng mệt mỏi từ 60dB. Tiếng ồn có thể làm rối loạn nhịp đập tim, gây ra bệnh đau dạ dày, huyết áp. Tiếng ồn còn ảnh hưởng đến độ rõ của tiếng nói. - Ảnh hưởng của tiếng ồn tới thính giác: Để bảo vệ thính giác, người ta quy định thời gian chịu đựng tối đa tác động của tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn. 30 Bảng thời gian chịu đựng mức ồn trong ngày: Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức ồn (dB) 8 6 4 3 2 1,5 1 0,5 90 92 95 97 100 102 105 110 Khi chịu tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Làm việc lâu trong môi trường ồn ào như: công nhân dệt, công nhân luyện kim ở các xưởng luyện. b. Các biện pháp phòng, chống tiếng ồn và rung động Công tác phòng, chống tiếng ồn và rung động phải được nghiên cứu tỉ mỉ từ khi lập quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tới khi xây dựng các xưởng sản xuất, từ khi thiết kế quá trình công nghệ của nhà máy đến chế tạo từng máy móc cụ thể. Việc chống ồn phải thực hiện ngay cả trong quá trình sản xuất, dưới đây là một số biện pháp phòng, chống tiếng ồn và rung động. Biện pháp chung Từ lúc lập tổng mặt bằng nhà máy đã cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng phòng, chống tiếng ồn và rung động. Cần hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn lan ra cac vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu sản xuất có tiếng ồn phải trồng các dải cây xanh bảo vệ để chống ồn làm sạch môi trường, giữa xí nghiệp và các khu nhà có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt quá mức cho phép. Bảng mức công suất âm cho phép, dB Khoảng cách tối thiểu từ nguồn đến nhà ở và nhà công cộng (m) Tần số trung bình (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 50 100 200 300 400 109 115 121 125 127 99 105 111 115 117 91 97 104 107 110 86 92 98 102 105 82 87 95 99 102 80 86 94 98 102 78 85 94 97 105 78 86 97 105 112 31 500 700 1000 129 132 135 119 122 126 112 115 119 107 111 115 105 109 114 105 110 117 109 117 127 119 132 149 Giảm tiếng ồn và rung động tại nơi xuất hiện Đây là biện pháp chống tiếng ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp các máy móc, động cơ có chất lượng cao, bảo quản, sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị, không nên sử dụng các thiết bị dụng cụ đã cũ, lạc hậu. Giảm tiếng ồn tại nơi sản xuất hiện có thể thực hiện theo các biện pháp sau: - Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ + Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng, tránh hiện tượng cộng hưởng. + Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrolit mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc dùng các hợp kim ít vang hơn khi va chạm. + Bọc các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lơn hơn như bitum, cao su, tôn, vòng, phớt, amiăng, chất dẻo matít đặc biệt. Biện pháp chống ồn hiệu quả nhất là tự động hóa toàn bộ quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa. - Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn: + Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc + Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có điều kiện nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao. Biện pháp giảm ồn trên đường lan truyền Chủ yếu áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách âm. Năng lượng âm lan truyền trong không khí thì một phần năng lượng bị phản xạ, một phần bị vật liệu của kết cấu hút và một phần xuyên qua kết cấu bức xạ vào phòng bên cạnh. Sự phản xạ và hút năng lượng âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, vào tính chất vật lý của kết cấu phân cách như độ rỗng, độ cứng, bề dày Vật liệu hút âm được phân thành 4 loại: + Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ. + Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ. + Kết cấu cộng hưởng. + Những tấm hút âm đơn. Vấn đề cách âm dựa trên nguyên lý khi sóng âm truyền tới bề mặt kết cấu nào đó thì kết cấu đó sẽ trở thành nguồn âm mới. Công suất nguồn âm mới yếu đi bao nhiêu so với nguồn âm ban đầu thì khả năng cách âm của kết cấu đó càng tốt bấy nhiêu. 32 Để cách âm thông thường người ta làm vỏ bọc cho động cơ, máy nén và các thiết bị công nghiệp khác. Vật liệu làm vỏ cách âm thường là bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, liên kết giữa chúng không làm cứng, thậm chí làm vỏ hai lớp giữa là không khí. Vỏ bọc nên đặt trên đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi. Biện pháp phòng chống ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân: Cần sử dụng các loại dụng cụ sau: Cái bịt tai làm bằng chất dẻo, có hình dáng cố định dùng để cho vào lỗ tai, có tác dụng hạ thấp mức âm ở tần số 125 - 500 Hz, mức hạ âm là 10dB, ở tần số 2000Hz là 24dB và ở tần số 4000Hz là 29dB. Với âm có tần số cao hơn nữa tác dụng hạ âm sẽ giảm. Cái che tai có tác dụng tốt hơn nút bịt tai. Thường dùng cho công nhân gò, mài và công nhân ngành hàng không Bao ốp tai dùng trong trường hợp tiếng ồn lớn hơn 120dB bao có thể che kín cả tai và phần xương sọ quanh tai. Ngoài ra để chống rung động người ta sử dụng các bao tay có đệm đàn hồi, giầy (ủng) có đế chống rung... 1.3.4. Phòng chống bụi trong sản xuất Định nghĩa: Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh: - Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật - Bụi nhân tạo: nhựa, cao su - Bụi kim loại: sắt, đồng - Bụi vô cơ: silic, amiăng Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất vật lý học, hóa học của chúng. Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng: - Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp - Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện gây chạm mạch - Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn. Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng: 33 - Tổn thương cơ quan hô hấp: xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi. - Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ - Tổn thương mắt. Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm: - Bệnh bụi phổi silic (silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp. - Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestose) do bụi amiăng. - Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than. - Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) 1.3.5. Thông gió trong công nghiệp Hình 1.4 : Hệ thống thông gió trong công nghiệp 1.3.5.1. Mục đích của thông gió a. Thông gió chống nóng + Để tra đổi không khí bên trong và bên ngoài nhà, tạo ra điều kiện vi khí hậu tối ưu + Để khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà xưởng do quá trình sản xuất tạo nên. b. Thông gió để khử bụi và hơi độc Nếu nguồn bụi và hơi độc thì cần bố trí hệ thống hút bụi và không khí ô nhiễm, đồng thời với việc xử lý nước trước khi thải ra môi trường 1.3.5.2. Các biện pháp thông gió a. Thông gió tự nhiên Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí bên ngoài vào và bên ngoài nhà phát ra thực hiện được nhờ những yếu tố tự nhiên như gió và nhiệt thừa. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kết cấu nhà xưởng và không gian xung quanh, điều kiện địa lý... b. Thông gió nhân tạo 34 Là trường hợp dùng quạt máy để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng máy quạt và đường ống nối liền vào đó, người ta có thể lấy không khí sạch ngoài trời thổi vào trong nhà hoặc hút không khí bẩn nóng độc hại từ trong nhà ra ngoài. Tùy theo điều kiện cụ thể mà trong một công trình có thể bố trí cả hệ thống thổi lẫn hệ thống hút gió. c. Thông gió dự phòng sự cố Ở những xưởng sản xuất mà quá trình liên quan đến chất độc, chất dễ cháy nó khả năng gây ô nhiễm môi trường khi đó người ta bố trí hệ thống thông gió dự phòng. Hệ thống thông gió này là hệ thống thông gió hút ra; lưu lượng có thể bằng 7 – 15 lần thể tích của phòng trong mỗi giờ. 1.3.6. Chiếu sáng trong sản xuất 1.3.6.1. Một số khái niệm về ánh sáng và sinh lý của mắt a. Một số khái niệm về ánh sáng - Ảnh hưởng thấy được là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 380m đến 760m ứng với các dải màu tím, lam, xanh, lục, vàng, da cam, hồng, đỏ... - Một bức xạ điện từ có bước sóng xác định trong miền thấy được khi tác dụng vào mắt người sẽ tạo ra một cảm giác màu sắc xác định. Phổ của miền bức xạ thấy được (ánh sáng ban ngày) gồm: Bức xạ màu tím Bức xạ màu chàm Bức xạ màu lam Bức xạ màu lục Bức xạ màu vàng Bức xạ màu da màu da cam Bức xạ màu đỏ b. Quan hệ giữa chiếu sáng và độ nhìn của mắt. Sự nhìn rõ của mắt liên hệ trực tiếp với những yếu tố sinh lý của mắt, chúng ta cần biết những nét cơ bản về quan hệ giữa các yếu tố ánh sáng và khả năng nhìn rõ của mắt. Trước ta phân biệt thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn (ban đêm). + Thị giác ban ngày: Thị giác ban ngày liên hệ trực tiếp với tế bào hữu sắc. Khi độ rọi E đủ lớn, với E >10 lux (ánh sáng ban ngày) thì tế bào hữu sắc cho ta cảm giác màu sắc và phân biệt chi tiết của vật quan sát. Như vậy khi độ rọi E>10 lux thì thị giác ban ngày làm việc. + Thị giác hoàng hôn: Thị giác hoàng hôn liên hệ với sự kích thích tế bào vô sắc. Khi độ rọi E< 0,01 lux ( ánh sáng hoàng hôn ) thì tế bào vô sắc làm việc. 35 + Quá trình thích nghi: Là quá trình để cho thị giác hoàng hôn hoạt động. khi chuyển từ độ rọi lớn qua độ rọi nhỏ, tế bào vô sắc không thể đạt ngay độ hoạt động cực đại mà cần có thời gian quen dần. thích nghi và ngưoc lại từ trường nhìn tối sang trường nhìn sáng mắt cũng có thời gian nhất định, thời gian đó gọi là thời gian thích nghi. + Tốc độ phân giải của mắt: Quá trình nhận biết một vật của mắt không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một thời gian nao đố, thời gian này càng nhỏ thì tốc độ phân giải của mắt càng lớn. Tốc độ phân giải phụ thuộc vào độ chói và độ rọi sáng trên vật quan sát. Tốc độ phân giải tăng nhanh từ độ rọi E= 0 -1200 lux, sau đố tăng không đáng kể. Vì vậy muốn cho mắt phân giải nhanh thì ánh sáng trong trường nhìn phải đủ lớn và phân bố nhiều trên bề mặt nhìn. Trong các vị trí chiếu sáng khác nhau như trong sản xuất, giao thông, đường hầm cần đản bảo sao cho chiếu sáng từ trường này sang trường khác không thay đổi quá đột ngột làm cho mắt phân giải không kịp và dễ gây tai nạn. 1.3.6.2. Các dạng chiếu sáng trong sản xuất Trong đời sống cũng như lao động sản xuất, chỉ có hai nguồn sáng là nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo. a. Chiếu sáng tự nhiên Mặt trời là nguồn bức xạ vô tận đối với Trái Đất. Tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển tán xạ và hấp thụ, một phần truyền thẳng tới mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy với điều kiện khí hậu nước ta thì cửa mái dạng răng cưa thì tốt và cửa để về hướng bắc để kết hợp che nắng là tốt hơn. để tránh nắng chiếu thẳng vào phòng làm việc, các xưởng sản xuất nhà công nghiệp nên bố chí theo hướng bắc nam: cửa chiếu sáng để hướng bắc, cửa thông gió để hướng Nam, cửa chiếu sáng nên để hai hướng Đông Tây của nhà. Chiếu sáng tự nhiên thích hợp với tâm sinh lý của con người, quang phổ của nó rộng và trùm hết toàn bộ miền bức xạ khả biến, nó rất có lợi về cảm nhận chính xác màu sắc các vật. Nước ta là một nước nhiệt đới, lượng nắng hàng năm chiếu xuống tương đối lớn, vì thế ta nên biết tận dụng chiếu sáng tự nhiên sẽ rất kinh tế và có lợi cho người lao động. Tuy nhiên chiếu sáng tự nhiên có những mặt hạn chế của nó là nổi bật nhất là nó phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều, do đó không ổn định khó kiểm soát. Để khắc phục những hạn chế này, ta cũng cần phải chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng bằng đèn điện). b. Chiếu sáng nhân tạo Cho đến nay, nguồn sáng điện vẫn dùng chủ yếu đèn dây tóc (đèn nung sáng và đèn huỳnh quang) 36 1. Nguồn sáng: + Đèn nung sáng: Là đèn dây tóc có công suất từ 1- 1500 w. Chỉ tiêu kinh tế của đèn này là hiệu suất phát quang. Phát sáng theo nguyên lý các vật rắn là các vật rắn khi nung đến trên 5000C sẽ phát sáng, đèn nung sáng có quang phổ chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên nó rất phù hợp với tâm sinh lý con người, nhưng nó lại thiếu những quang phổ cuă ánh sáng màu xanh, lam chàm, tím, không giống những ánh sáng mặt trời cho nên không thuận lợi cho việc chiếu sáng trưng bày, ở đây cần phân biệt màu sắc thật của vật. Tuy nhiên đèn chiếu sáng lại có một số ưu điểm mà cho đến nay nó vẫn tồn tại: - Đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản, sử dụng. - Phát sáng ổn định , không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Ánh sáng đèn nung hợp với tâm sinh lý con người hơn. - Đèn nung sáng có khả năng phát sáng tập trung với cường độ lớn, thích hợp với chiếu sáng cục bộ. - Có thể phát sáng với điện ápa thấp hơn nhiều so với điện áp định mức của đèn nên an toàn hơn. + Đèn huỳnh quang Là sự phát sáng nhờ phóng điện trong chất khí , dựa trên hiệu ứng quang điện. Đèn huỳnh quang có nhiều loại: đèn thủy ngân áp suất thấp, đèn huỳnh quang áp suất cao, đèn huỳnh quang cải tiến và các đèn phóng điện khác. Thường người ta hay dùng là đèn thủy ngân siêu cao áp, có ánh sáng gần giống ánh sáng ban ngày dùng làm đèn chiếu nơi công cộng và đèn huỳnh quang áp suất thấp dùng trong sản xuất và đời sống hàng ngày. Ưu điểm: Hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài, nên hiệu quả kinh tế gấp 2 - 2,5 lần đèn nung sáng. Nhược điểm: Chỉ phát quang ổn định khi nhiệt độ không khí trong khoảng 15 - 35 0C, điện thay đổi khoảng 10% đèn huỳnh quang không thể làm việc được. Đèn huỳnh quang và đèn phóng điện trong chất khí có thành phần bước sóng dài (đỏ, da cam, vàng) nên không phù hợp với tâm sinh lý của con người. Ngoài ra đèn huỳnh quang còn có quang thông dao động theo tần số điện áp xoay chiều làm khó chịu khi nhìn và có hại cho mắt, vì thế làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang năng suất lao động thấp. 1. Thiết bị chiếu sáng: Thiết bị chiếu sáng có những nhiệm vụ sau: 37 - Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng. - Bảo vệ mắt trong khi làm việc không bị quá chói do độ chói quá cao của nguồn sáng. - Bảo vệ nguồn sáng, tránh va chạm, gió mưa nắng bụi - Dễ cố định đưa nguồn điện vào nguồn sáng. - Chao, chụp đèn có thể thay đổi quang phổ khi cần thiết. 2. Thiết kế chiếu sáng điện. Ánh sáng tự nhiên có tính năng sinh lý rất cao, cho nên khi thiết kế chiếu sáng đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra ánh sáng càng gần ánh sáng tự nhiên càng tốt. Có 3 phương thức cơ bản khi thiết kế chiếu sáng điện: - Phương thức chiếu sáng chung. - Phương thức chiếu sáng cục bộ. - Xác định công suất cần thiết để chiếu sáng theo phương thức chiếu sáng hỗn hợp. 4. Tính toán chiếu sáng điện: Tiêu chuẩn do nhà nước quy định. Trong kỹ thuật chiếu sáng thường dùng hai phương pháp: Phương pháp công suất đơn: Là phương pháp tính dựa vào tính chất lao động và các thông số của đèn để chiếu sáng. 1.3.7. Phòng chống phóng xạ 1.3.7.1. Các chất phóng xạ và tia phóng xạ. Nguyên tố phóng xạ là những nguyên tố có hạt nhân nguyên tử phát ra các tia có khả năng ion hóa vật chất, các tia đó gọi là tia phóng xạ. Hiện tại người ta biết được chừng 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Hạt nhân nguyên tử các nguyên tố phóng xạ có thể phát ra ngững tia phóng xạ như tia y... Rơnghen, tia notronnhững tia này mắt thường không nhìn thấy được; phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử và một số nguyên tố có khả năng ion hóa vật chất. Tia phóng xạ còn có khả năng đâm xuyên qua các vật chất, các đồng vị phóng xạ ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nông nhiệp, công nghiệp, y tế. 1.3.7.2. Tác hại của tia phóng xạ và phương pháp phòng ngừa Làm việc với các chất phóng xạ có thể bị nhiễm xạ. Nhiễm xạ do các nguồn bức xạ từ ngoài cơ thể gọi là ngoại chiếu. Nhiễm xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hay qua da gọi là nội chiếu. Có trường là tác dụng hỗn hợp cả nội chiếu và ngoại chiếu. Nhiễm xạ do nội chiếu nguy hiểm hơn vì sự đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể không dễ dàng, thời gian bị chiếu xạ lâu hơn. a. Tác hại của nhiễm xạ 38 Nhiễm xạ cấp tính xảy ra sớm hơn sau vài giờ hoặc vài ngày khi toàn thân nhiễm xạ một liều lượng trên 200 Rem. Khi nhiễm xạ cấp tính thường có những triệu chứng sau: + Bộ phận thần kinh trung ương bị rối loạn. + Da bị bỏng, tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu vào. + Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng. + Gầy, sút cân, chết dần mòn trong tình trạng suy nhược. Nhiễm xạ cấp tính thường ít gặp trong sản xuất và nghiên cứu mà chủ yếu xảy ra trong các vụ nổ khí hạt nhân hay các tai nạn cửa lò phản ứng nguyên tử. Nhiễm xạ mãn tính xảy ra khi liều lượng nhỏ hơn 200 Rem trong một thời gian dài, có các triệu chứng sau: + Thần kinh bị suy nhược. + Rối loạn các chức năng tạo máu. + Các hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương. Có một đặc điểm là các cơ quan cảm giác không thể phát hiện được các tác động của phóng xạ lên cơ thể, chỉ khi nào gây hậu quả mới biết được. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng chiếu xạ. Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ mỗi lần: tổng liều chiếu xạ càng lớn thì càng nguy hiểm. Nếu nhiễm 600 Rem trở lên sẽ dẫn đến tử vong, nếu nhiễm xạ khoảng 300 Rem thì có thể cứu chữa được. Diện tích cơ thể bị chiếu xạ càng lớn thì càng nguy hiểm. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào vùng bị chiếu xạ, nguy hiểm nhất là vùng đầu, vùng bong. Các tế bào ung thư, tế bào non của thai nhi mẫn cảm với tia phóng xạ hơn những tế bào già. Người ở lứa tuổi 25 - 30 chịu đựng phóng xạ tốt hơn ở trẻ em. c. Các biện pháp phòng chống phóng xạ Trước khi sử dụng các chất phóng xạ càng nắm vững yêu cầu về an toàn vệ sinh cần xác định liều lượng giới hạn cho phép. Một trong những con đường xâm nhập của các chất phóng xạ vào cơ thể là hô hấp. Vì thế cần khống chế nồng độ các chất phóng xạ không khí ở giới hạn cho phép. Làm việc với nguồn phóng xạ kín, đề phòng tia phóng xạ. Khi làm việc với những thiết bị có chùm tia định hướng, cần tránh trúng tia. Càng với những thiết bị mà chùm tia không định hướng, thì cảnh giác không những với tia xạ truyền thấu mà còn với cả những chùm tia nhiễu xạ. 39 CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG &YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẦN ÁO CHUYÊN DỤNG 2.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CÁC MÔI TR ƯỜNG 2.1.1. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI. 2.1.1.1. Các cơ quan chức năng. (thức ăn, nước uống....) a. Hệ thống thần kinh Y học phân 2 dạng. - Hệ thần kinh. Gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy Hệ thần kinh hoạt động dưới dạng xung điện truyền qua các dây thần kinh và có chức năng ghi nhớ và xử lý những thông tin đã tiếp nhận được, đồng thời tạo ra những tín lệnh cho các cơ quan chức năng khác của cơ thể hoạt động. Ví dụ: Thông tin nhận được khi được nghe về dự bào thời tiết. - Chất hoóc môn. Chất hoóc môn chức năng nuôi cơ thể và truyền theo mạch máu nhưng nó chỉ hoạt động cụ thể với cơ quan chức năng phù hợp với mã hiệu của nó. Ví dụ: Đau bụng, chất hoóc môn phù hợp với cơ quan nội tạng và báo cho hệ thần kinh biết về đau bụng. b. Nội tạng Bao gồm các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ chuyển hoá các chất dinh dưỡng (thức ăn, nước uống, không khí...) và cụ thể bao gồm các bộ phận gan, phổi, tim, dạ dày... Mỗi bộ phận hoạt động với chức năng riêng. Tim: thuộc hệ thống tuần hoàn làm chức năng lưu thông máu nuôi cơ thể. Dạ dày: Nhiệm vụ nhàu bóp thức ăn. Thông tin truyền vào Thông tin phát ra Thần kinh Cơ bắp Nội tạng Năng lượng 40 Gan và thận: Nhiệm vụ lọc để tạo ra các chất dinh dưỡng, chất thải. Phổi: Hô hấp để tiếp nhận ỗy trong không khí. Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động cơ thể người là cho dù môi trường bên ngoài luôn luôn thay đổi nhưng trạng thái của cơ thể lại phải luôn luôn ổn định không thay đổi và trạng thái ổn định đó được thể hiện bằng thông số cơ bản sau: - Nhiệt độ cơ thể: 36 – 370C - Nhịp thở: 14 – 16 lần/phút - Nhịp tim: 60 – 70 lần/phút - Mức đường trong máu: 0.8 – 1.0 g/l - Nồng đọ canxi: 90 – 110 mg/l c. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch). 2.1.1.2. Ví dụ. a. Tác động cơ học. Kim - da tay - dây thần kinh truyền cảm giác - cơ quan thần kinh - dây thần kinh truyền tín hiệu - cơ bắp. Khi da bị kim châm thì lúc đó cảm giác đau truyền lên dây thần kinh 3 cơ quan thần kinh 4 và cơ quan thần kinh truyền tín lệnh theo dây thần kinh 5 đến phần cơ bắp 6 làm cho tay co rút lại. b. Tác động nhiệt. Nhiệt tác động - Da - Dây thần kinh truyền cảm giác - Cơ quan thần kinh - Dây thần kinh truyền tín lệnh - Mạch máu - Cơ quan hô hấp - Tuyến mồ hôi. Khi nhiệt độ không khí lên cao bằng hoặc vượt quá nhiệt độ cơ thể thì lúc đó nhiệt sẽ tác động vào da cơ thể 2 và cảm giác nóng truyền theo dây thần kinh 3 đến cơ quan thần kinh 4 tại đây thông tin được xử lý thông qua thần kinh hoạt động để bảo tồn cho nhiệt độ cơ thể không thay đổi thì lúc đó cơ quan thần kinh truyền tín lệnh làm cho các mạch máu 6 nở dãn ra (để tăng cường sự thải nhiệt độ cơ thể ra bên ngoài) đồng thời cơ quan hô hấp làm việc nhiều hơn để tăng cường tiếp nhận ôxy từ không khí bên ngoài. Mặt khác các tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh hơn để thoát mồ hôi từ cơ thể ra bên ngoài và đó là hình thức thải nhiệt tích cực nhất. 2.1.2. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT 2.1.2.1. Các chất dinh dưỡng. Theo báo Lao Động Cơ thể nặng 50kg bao gồm các chất: 41 1. Nước: 32Kg, chiếm 65% 2. Prôtít (chất đạm) 11 Kg 3. Lipít (chất béo) 4 Kg 4. Gluxít (bột, đường) 0.3 – 0.5 Kg 5. Chất khoáng: 2.5 Kg và các chất khác. Một người sống 70 tuổi cần 10 tấn gạo, 25 tấn thực phẩm, 65 tấn nước. 1 Kg cơ thể không hoạt động gì, 1h tiêu thụ 1 (kcal) 2.1.2.2. Quá trình trao đổi chất Các loại thức ăn hàng ngày khi chuyển vào trong cơ thể thì bị biến đổi và phân giải tạo ra các chất dinh dưỡng và các chất thải, quá trình chuyển hoá các chất thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và tích trữ lại 1 phần thì gọi là quá trình đồng hoá. Khi phân giải các chất tạo ra các chất thải ra ngoài cơ thể (VD tiết mồ hôi) đồng thời toả ra năng lượng thì gọi là quá trình dị hoá Quá trình đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục không ngừng trong toàn bộ hoạt dộng cơ thể. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà cơ thể duy trì sự tồn tại và phát triển và liên hệ mật thiết các loại trang phục sử dụng trong các mùa thời tiết khác nhau (VD: khi thời tiết nóng thì quá trình dị hoá sẽ tạo ra các chất thải chủ yếu mồ hôi, vì vậy phải tạo quần áo mặc thoáng mát, thấm nứơc, hút mồ hôi. Ngược lại khi thời tiết lạnh cơ thể cần bảo tồn năng lượng giữ nhiệt, vì vậy lại cần phải có những loại trang phục dày và ấm để cản nhiệt ra bên ngoài) Quá trìng trao đổi chất do hệ thần kinh đóng vai trò điều khiển sự điều khiển này làm cho lượng chất trao đổi các tế bào nhanh hoặc chậm tuỳ theo những yêu cầu cần thiết. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực hiện được nhờ các loại enzim (nhờ các loại men đặc biệt và thực hiện ở nhiệt độ bình thường phù hợp nhiệt độ cơ thể) 2.1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ CỦA LAO ĐỘNG NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP 2.1.3.1. Khái niệm Ngành May công nghiệp không những đóng vai trò đáng kể cho nền kinh tế quốc dân (dầu khí - dệt may - da giầy) đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều người, ngoài ra đó là ngành chuyên môn làm đẹp cho xã hội Theo thống kê của những năm trước đây thì số công nhân trong ngành May chiếm 13 – 15% chiếm giá trị xuất khẩu tổng thu nhập của bộ công nghiệp 42% nói lên giá trị xuất khẩu ngành May rất lớn. Lao động nữ chiếm tới hơn 80% (điều đó nói lên cần phải quan tâm đến họ trong ngành công nghiệp May) 42 Ngành May cho đến nay đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại với năng suất rất cao. Trên cơ sở đó phải nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ cũng như người lao động trong dây chuyền để đáp ứng tính kỹ thuật của máy và của sản phẩm tạo ra. 2.1.3.2. Đặc điểm lao động a. Thao tác lao động Ngồi trong dây chuyền may đòi hỏi chính xác nhanh nhẹn khéo léo bởi vì do tính chất lao động của dây chuyền, đồng thời sản phẩm đòi hỏi tính mỹ thuật cao, cho nên bản thân của từng người lao động trong dây chuyền phải đáp ứng đựoc những yêu cầu đó Mặt khác do tính chất lao động theo dây chuyền sản phẩm làm ra mang tính chất của tập thể cho nên đòi hỏi người lao động phải có tính kỷ luật cao có ý thức trách nhiệm lớn bởi vì mỗi một sai sót nhỏ của các chi tiết sản phẩm đều có thể làm hỏng cả sản phẩm đó và thậm chí có thể liên quan đến cả lô hàng. Ngoài ra do sự chậm trễ của cá nhân có thể làm ùn tắc toàn bộ dây chuyền may sản phẩm. b. Nhịp độ lao động - tần suất (s) Nhịp độ lao động đòi hỏi rất khẩn trương rất chính xác phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân tay và mắt (VD trong dây chuyền may bình thường thì quy định may 1 áo sơ mi trong 20’ cho nên phải phối hợp mắt nhìn để điều chỉnh vải, chân điều chỉnh máy bắt độ nhịp nhàng. Ngoài ra các loại vật liệu may rất khác nhau các laọi vải khác nhau, màu sắc khác nhau và mức độ phức tạp may khác nhau, đồng thời đường may đòi hỏi rất chính xác cho nên hệ số bận việc trong ca đạt tới 90 - 95%) c. Tư thế lao động Trong dây chuyền may phải giữ tư thế nhất định trong suốt thời gian dài phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân tay và mắt. Độ cúi của đầu >50% trong ca, góc cúi của đầu 57°. Mặt khác trong quá trình may phải quay người để lấy hàng(quay góc 60 - 90°) đồng thời phải chịu tải trọng tĩnh do cơ thể dồn ép xuống và từ đó ức chế hệ thần kinh, hệ hô hấp của cơ thể. 2.2. Chức năng của quần áo trong bảo hộ lao động - Bảo vệ cho thân nhiệt không đổi VD: Về mùa hè nhiệt độ nâng cao thì cần sử dụng các loại quần áo tạo ra từ vải mỏng, thoáng khí, thấm mồ hôi để tăng cường thoát nhiệt cho cơ thể. Ngược lại về mùa đông nhiệt độ môi trường thấp phải sử dụng loại vải dày để tăng cường chống thoát nhiệt cho cơ thể - Quần áo có tác dụng chống lại các yếu tố tác động của môi trường như nhiệt độ VD: Công nghiệp luyện kim phải có tác dụng chống lại các dòng điện có nhiệt độ cao cũng như những hạt kim loại bắn vào cơ thể - Quần áo còn có tác dụng bảo vệ trước các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài 43 VD: Công nghiệp Cơ khí (tiện), công nghiệp làm đường sử dụng quần áo bảo hộ với mục đích chống lại phoi sắt bắn vào cơ thể. - Quần áo có chức năng quan trọng làm đẹp cho con người cũng như làm đẹp cho xã hội. Quần áo chống tích điện Quần áo chống hóa chất Quần áo chống cháy 2.3. Yêu cầu 2.3.1. Yêu cầu chung đối với quần áo - Quần áo phải đảm bảo được tính ổn định trong quá trình khoảng thời gian nhất định (độ bền, co, nhàu màu sắc và có độ bền nhất định) - Khi sử dụng quần áo không tạo ra phản ứng phụ (VD: không gây dị ứng đối với cơ thể) - Quần áo phải đảm bảo tính mỹ thuật (may đẹp) - Quần áo phải phù hợp với tính chất của nghề nghiệp chuyên môn - Quần áo phải phù hợp với trang phục tập quán, sinh hoạt và điều kiện sống của địa phương Phân loại - Quần áo thông dụng - Quần áo chuyên dụng Trong đó quần áo thông dụng bao gồm: - Quần áo sử dụng trong giờ làm việc: quần áo công sở, làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp 44 - Quần áo sử dụng ngoài giờ làm việc: mặc theo sở thích như quần áo mặc ở nhà, ngủ, lễ hội, thể thao. Những loại quần áo này có thể được may theo sở thích rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc 2.3.2. Yêu cầu đối với quần áo chuyên dụng Quần áo chuyên dụng đựơc sử dụng trong các môi trường khác nhau bao gồm: - Môi trường lao động phổ thông: VD công nhân cơ khí, công nhân giao thông vận tải... - Môi trường lao động nóng nhiệt: thường xuyên tiếp xúc với luyện kim - Môi trường lao động ở nông – lâm trường - Môi trường lao động độc hại (thường xuyên tiếp xúc với hoá chất hoặc tiếp xúc với sóng siêu cao tần) - Môi trường lao động đặc biệt Yêu cầu đối với quần áo chuyên dụng Do đặc điểm lao động trong các môi trường khác nhau cho nên phải sử dụng vật liệu cũng như kiểu may đối với từng chủng loại phải phù hợp môi trường lao động đó. Môi trường lao động phổ thông thì quần áo phải tạo ra từ nhiều loại vải thấm mồ hôi, thải nhiệt tốt và có khả năng chống lại đất đá hoặc chi tiết khác của vật thể bắn vào cơ thể, ngoài ra còn phải may quần áo ít túi Môi trường lao động nóng nhiệt nên may từ loại vải dày hơn để chống lại các luồng nhiệt cơ thể và đồng thời chống lại hạt kim loại bắn vào cơ thể. VD: Những loại quần áo thường xuyên tiếp xúc với hoả hoạn với lửa phải may dưới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09200007_1014_1984599.pdf