Tài liệu Đề cương bài giảng Kế toán quản trị: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Hưng Yên
1
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Trước khi nghiên cứu khái niệm kế toán quản trị, cần phải tìm hiểu về
khái niệm kế toán nói chung.Theo quan điểm nêu trong luật kế toán, kế toán là
việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán từ khi ra đời đã trở thành công cụ hữu dụng để cung cấp các
thông tin kinh tế tài chính về doanh nghiệp cho các đối tượng trong và ngoài
doanh nghiệp ra quyết định kinh tế. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa
học quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có những bước phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển
trên thế giới đã đi sâu ng...
96 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bài giảng Kế toán quản trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Hưng Yên
1
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Trước khi nghiên cứu khái niệm kế toán quản trị, cần phải tìm hiểu về
khái niệm kế toán nói chung.Theo quan điểm nêu trong luật kế toán, kế toán là
việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán từ khi ra đời đã trở thành công cụ hữu dụng để cung cấp các
thông tin kinh tế tài chính về doanh nghiệp cho các đối tượng trong và ngoài
doanh nghiệp ra quyết định kinh tế. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa
học quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có những bước phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển
trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu, áp dụng và sử dụng những thông tin kế toán
phục vụ cho yêu cầu quản lý. Sự phát triển mạnh cả về quy mô lẫn phạm vi
hoạt động của các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu ngày càng cao với các thông
tin kế toán cung cấp. Các thông tin kinh tế tài chính mà hệ thống kế toán trong
doanh nghiệp cung cấp cần phải được chuyên môn hóa theo các mục tiêu khác
nhau, cho các đối tượng khác nhau. Xét theo chức năng cung cấp thông tin, kế
toán trong một đơn vị kinh doanh được chia thành kế toán tài chính và kế toán
quản trị.
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, ra đời nhằm
mục đích phục vụ cho các nhà quản trị ra quyết định kinh tế. Các nhà quản trị
mà chúng ta đề cập đến chính là những đối tượng bên trong doanh nghiệp/ tổ
chức, trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp/ tổ chức. Các nhà quản trị
có thể là nhà quản trị cấp cao như hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, hoặc
có thể ở những cấp quản lý thấp hơn như trưởng phòng kinh doanh, trưởng
phòng marketing, quản lý phân xưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ sản xuất
Kế toán tài chính với chức năng công khai các thông tin tài chính của
doanh nghiệp đã được chuẩn hóa theo các quy định của Bộ tài chính cho các
đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: cơ quan thuế, nhà đầu tư, chủ nợ, cổ
đông Kế toán tài chính cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên
ngoài giúp họ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian đã
qua trong khi kế toán quản trị cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những
nhà quản lý bên trong với mục đích điều hành doanh nghiệp.
Khoản 3 Điều 4 Luật Kế toán quy định: “Kế toán quản trị là việc thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến hình thành những nhận thức khác
nhau về kế toán quản trị. Tuy nhiên về cơ bản, kế toán quản trị là một quy
trình định dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung
cấp thông tin kinh tế tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà
quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị. Nói một cách ngắn gọn,
kế toán quản trị quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Đó
là những người bên trong tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của tổ chức
2
đó. Kế toán quản trị cung cấp những số liệu cần thiết cho hoạt động của tổ
chức.
Cụ thể, kế toán quản trị có bản chất như sau:
- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung trong
các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh.
- Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Các
cấp quản trị từ tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng
ban đến Ban giám đốc và hội đồng quản trị doanh nghiệp;
- Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng
nhiều vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;
- Thông tin kế toán quản trị đuược cụ thể hóa thành các chức năng cơ
bản của các nhà quản trị như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích
đánh giá và ra quyết định.
1.2. Chức năng thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Thông tin kế toán quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt
động kinh doanh của các tổ chức hoạt động. Đó là cơ sở quan trọng để đưa ra
các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
bền vững của nền kinh tế thị trường.
Muốn tìm hiểu chức năng của thông tin kế toán quản trị ta phải tìm hiểu
về chức năng cơ bản mà nhà quản trị đảm nhận:
- Kế hoạch
- Tổ chức các hoạt động
- Kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện
- Ra quyết định
Tương ứng với từng công việc mà kế toán quản trị phải cung cấp thông
tin phù hợp cho các nhà quản trị.
- Trước hết kế toán quản trị phải thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu,
mở tài khoản, sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ
thống chỉ tiêu, mở tài khoản phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng
thông tin và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh thì các
thông tin đó mới có hiệu quả về mọi mặt. Ví dụ phân loại nguyên
vật liệu theo sản p hẩm sản xuất để ghi chép chi tiết hóa công nợ
theo thời gian, theo đối tượng, khi đó ta phản ánh chính xác chi phí
theo sản phẩm, biện pháp thu hồi công nợ phù hợp
- Phản ánh các thông tin kế toán thực hiện vào các tài khoản, các sổ
sách đã thiết kế theo nhu cầu các cấp quản trị;
- Từ các thông tin trên, kế toán quản trị tiến hành tính toán các chi
phí theo yêu cầu quản trị nội bộ và tổng hợp thành các báo cáo của
các cấp quản trị khác nhau;
- Kế toán quản trị tiến hành kiểm tra các thông tin trên các báo cáo,
phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và trợ giúp các nhà
quản lý đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Ta có thể khái quát chức năng quản trị và vai trò thông tin kế toán quản
trị qua sơ đồ sau:
3
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị với chức năng
quản trị doanh nghiệp
1.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu của kế toán quản trị
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một phân hệ của kế toán, vì vậy cũng có đối tượng
nghiên cứu chung là tài sản, nguồn vốn và sự vận động của vốn kinh doanh.
Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn nghiên cứu những đối tượng đặc thù
và cụ thể hóa nhằm cung cấp các thông tin nhanh, chính xác cho các cấp quản
trị đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận:
- Chi phí: Kế toán quản trị nghiên cứu chi phí theo các góc độ khác
nhau như phân loại chi phí, dự toán chi phí, xây dựng định mức chi
phí, phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận
nhằm mục đích kiểm soát và quản lý chi phí chặt chẽ và dự toán chi
phí chính xác nhằm tối thiểu hóa chi phí.
- Xem xét các yếu tố sản xuất như lao động, hàng tồn kho, tài sản cố
định nhằm khai thác tối đa các yếu tố sẵn có, đảm bảo chi phí thấp
nhất và lợi nhuận cao nhất, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của thị
trường.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận thông qua
hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh trong việc hình thành các quy
định điều hành, hoạt động của doanh nghiệp;
- Xây dựng các trung tâm trách nhiệm, phân tích doanh thu, lợi nhuận
theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư
them hay thu hẹp hoặc chấm dứt hoạt động của từng bộ phận nhằm
phát triển và đảm bảo an toàn của vốn kinh doanh. Đồng thời xác
định trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong tổng thể doanh nghiệp;
- Kiểm soát việc thực hiện từng khâu công việc, làm rõ các nguyên
nhân gây ra sự biến động giữa chi phí theo dự toán và thực tế. Từ đó
Xác định mục tiêu
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
Kiểm tra đánh giá
Chính thức hóa các chỉ tiêu
kinh tế
Triển khai bản dự toán chung
và các bản dự toán chi tiết
Thu thập kết quả thực hiện
Soạn thảo các báo cáo thực
hiện
Các chức năng quản trị Thông tin kế toán quản trị
4
phát hiện những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh và có biện
pháp ngăn chặn những điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả của từng
hoạt động kinh doanh.
- Cung cấp các thông tin cần thiết để làm sáng tỏ việc đưa ra quyết
định kinh doanh hiện tại và tương lai. Xây dựng các dự toán chi phí,
doanh thu và kết quả tài chính nhằm dự báo cáo các kết quả kinh
doanh diễn ra theo kế hoạch.
- Phân tích và lựa chọn các phương án đầu tư ngắn hạn và dài hạn
đảm bảo an toàn và phát triển vốn trong hoạt động kinh doanh có
hiệu quả nhất.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị
Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tất nhiên
cũng áp dụng phương pháp của kế toán nói chung là phương pháp chứng từ kế
toán, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp
tổng hợp cân đối. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này có đặc điểm
khác so với kế toán tài chính.
- Phương pháp chứng từ: Kế toán quản trị thường yêu cầu tính trung
thành của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong khi đó chứng từ của kế
toán tài chính thường ưu tiên tính pháp lý của nghiệp vụ phát sinh.
Vì vậy, ngoài việc sử dụng những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh và hực sự đã hoàn thành trên các chứng từ bắt
buộc, mang tính pháp lý cao, kế toán còn sử dụng rộng rãi hệ thống
chứng từ hướng dẫn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế “nội sinh”
trong nội bộ doanh nghiệp. Các chứng từ này do doanh nghiệp quy
định trên cơ sở hướng dẫn của Nhà nước hoặc doanh nghiệp tự lập
ra theo các yêu cầu quản lý cụ thể ở doanh nghiệp. Việc thu thập,
kiểm tra, xử lý và luân chuyển chứng từ cũng được xác lập theo
cách riêng nhằm đảm bảo cung cấp các thông tin cụ thể, nhanh
chóng và thích hợp cho việc ra quyết định quản lý.
- Phương pháp đối ứng tài khoản: Trong kế toán tài chính, tài khoản
được mở nhằm phục vụ cho mục tiêu lập báo cáo tài chính, cung
cấp thông tin cho bên ngoài doanh nghiệp, theo hệ thống tài khoản
thống nhất do Bộ tài chính quy định (Quyết định 15). Trong khi đó,
kế toán quản trị sử dụng các tài khoản không bắt buộc, xuất phát từ
nhu cầu của các nhà quản trị để theo dõi và điều hành hoạt động
kinh doanh. Ví dụ, tài khoản có thể được chi tiết thành tài khoản cấp
2, 3, 4 theo các tiêu chí như sản phẩm, địa điểm, thời gian, nhóm
hàng, mặt hàng, thị trường mà Nhà nước không quy định để đáp
ứng yêu cầu quản trị từng cấp.
- Phương pháp tính giá: Tính giá dưới góc độ kế toán tài chính
thường hướng tới xác định giá thực tế, giá gốc của hàng tồn kho, chi
phí cho mục tiêu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Song tính
giá dưới góc độ kế toán quản trị thường hướng tới xác định chính
xác đối tượng chịu chi phí phục vụ cho việc ra quyết định tối ưu cho
những phương án tương lai.
- Phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán: Báo cáo trong kế toán tài
chính thường đòi hỏi thống nhất về hình thức và các chỉ tiêu báo
5
cáo trong khi hệ thống báo cáo của kế toán quản trị rất đa dạng,
phong phú, cụ thể xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của các doanh
nghiệp và nhu cầu quản trị của từng cấp.
Ngoài các phương pháp chung của kế toán đã nêu trên, kế toán quản trị
còn sử dụng các phương pháp đặc thù để làm sáng tỏ thông tin kế toán, phục
vụ cho nhu cầu quản lý:
- Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được: Thông tin chỉ có ý
nghĩa khi có các tiêu chuẩn so sánh. Hệ thống kế toán quản trị
không có một quy chuẩn pháp lý nào về hình thức lẫn nội dung báo
cáo. Do vậy, doanh nghiệp phải tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu
kế toán quản trị cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu này
phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các
đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo các mô
hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của các tập đoàn kinh tế trên thế giới
để áp dụng phù hợp với thực tế của mình. Ví dụ, kế toán quản trị
cung cấp các thông tin thực hiện, so sánh với các kế hoạch, định
mức hoặc dự toán chi phí để từ đó đưa ra các phương án lựa
chọn.
- Phương pháp phân loại chi phí: Kế toán quản trị sử dụng nhiều tiêu
thức khác nhau để phân loại chi phí nhằm tạo ra các thông tin phù
hợp cho việc ra quyết định. Ngoài các tiêu thức phân loại chi phí
như: phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế, công dụng
của chi phí, kế toán quản trị còn sử dụng nhiều các tiêu chí khác
như: Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng
hoạt động.
- Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán dưới dạng phương
trình: Dạng phương trình rất thuận tiện cho việc tính và dự toán một
số quy trình sản xuất chưa xảy ra nhằm để phân tích dự toán chi phí
sản xuất.
- Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị, mô hình: Phương pháp này
cũng được kế toán quản trị sử dụng khá thông dụng. Đồ thị là cách
thể hiện dễ thấy và rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến thiên
mang tính quy luật của các thông tin do kế toán quản trị cung cấp và
xử lý.
1.4. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính
Vậy kế toán quản trị khác kế toán tài chính như thế nào? Cả hai đều
cung cấp thông tin cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế. Một điểm
khác biệt giữa hai loại kế toán này là những người sử dụng thông tin là ai. Kế
toán tài chính cung cấp thông tin cho các cổ đông, chủ nợ, ngân hàng, và
những đối tượng khác ở ngoài công ty. Kế toán quản trị tập trung vào những
đối tượng bên trong công ty. Những đối tượng đó bao gồm các nhà quản lý ở
tất cả các cấp, và đôi khi bao gồm cả các nhóm nhân viên.
1.4.1. Những điểm giống nhau
- Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế-tài chính và pháp
lý diễn ra trong quá trình tồn tại và hoạt động của tổ chức;
6
- Cùng thể hiện các thông tin kinh tế tài chính trong mối quan hệ với
trách nhiệm, quyền lợi vật chất và pháp lý của một tổ chức hoặc nhà quản trị;
- Đều dựa trên hệ thống thông tin ghi chép ban đầu của kế toán.
1.4.2. Những điểm khác nhau
STT Tiêu chí so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị
1 Đối tượng sử dụng
thông tin
Cả bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp
nhưng chủ yếu là
bên ngoài doanh
nghiệp
Bên trong doanh
nghiệp
2 Phạm vi Toàn doanh nghiệp Chú trọng đến từng
bộ phận
3 Các nguyên tắc kế
toán được thừa nhận
Tuân thủ nghiêm
ngặt
Không yêu cầu tuân
thủ nghiêm ngặt
4 Tính chính xác Thông tin cần chính
xác và chặt chẽ
Thông tin gần đúng
và thích hợp
5 Tính kịp thời Thông tin chậm,
thường là khi kết
thúc một niên độ kế
toán
Thông tin nhanh
6 Tính bắt buộc và
tính pháp lý
Có tính bắt buộc và
tính pháp lý cao
Không có tính bắt
buộc và tính pháp lý
Hình thái biểu hiện Giá trị Giá trị, hiện vật,
thời gian lao động
8 Tính linh hoạt Không cao Tính linh hoạt cao
9 Đặc điểm thông tin Phản ánh quá khứ Hướng đến tương
lai
1.5. Sự cần thiết, yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong
doanh nghiệp
1.5.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của thông tin kế toán quản trị ngày
càng được mở rộng và khẳng định vị thế phát triển. Lý do cơ bản dẫn đến kế
toán quản trị phát triển là do sự cạnh tranh khốc liệt của cá doanh nghiệp, các
tập đoàn, các quốc gia với nhau. Môi trường cạnh tranh buộc các doanh
nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát triển thị trường, giảm chi phí,
nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà
quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ
phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả.
Mặt khác, các mô hình tổ chức quản lý cũng thay đổi theo sự phát triển
của công nghệ thông tin và các công cụ phân tích hiện đại thông qua hệ thống
máy tính. Thông tin kinh tế ngày càng hội nhập cao, mang tính chất toàn cầu,
do vậy quá trình thu thập, xử lý thông tin đòi hỏi phải nhanh, chính xác và
mang tính chuẩn mực của các thông lệ quốc tế. Trước sự đòi hỏi khách quan
7
của nền kinh tế, trình độ của các nhà quản trị ngày càng nâng cao để đáp ứng
và thỏa mãn các thông tin của nên kinh tế hội nhập và phát triển.
Từ những nguyên nhân trên có thể coi tổ chức kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường có thể coi như một quy luật khách
quan vốn có của nền kinh tế. Tính tất yếu khách quan đó được thể hiện qua
những điểm sau:
- Các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải tự
chủ tài chính, được quyền tự do quyết định mọi hoạt động, giao lưu
và hội nhập quốc tế. Do vậy tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
càng mạnh mẽ, để đảm bảo mọi quyết định đưa ra có độ tin cậy cao
cần phải dựa vào hệ thống thống tin kế toán quản trị.
- Hệ thống kế toán tài chính của doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thị
trường phù hợp với các thông lệ quốc tế, đó là nguyên nhân dẫn đến
tình hội nhập cao, dẫn đến kế toán quản trị phát triển và hoàn toàn
độc lập với kế toán tài chính.
1.5.2. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
* Yêu cầu
- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn,
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp cho các cấp quản trị
- Cung cấp kịp thời và đầy đủ về định mức chi phí, dự toán, kế hoạch
để các nhà quản trị có phương hướng phân tích, đánh giá, đưa ra các
quyết định phù hợp;
- Các thông tin cung cấp đều phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà
quản trị và đặc thù kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp;
- Thông tin cung cấp phải thuận tiện cho quá trình phân tích, đánh giá
đưa ra các quyết định phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau.
* Nhiệm vụ
- Xây dựng các định mức chi phí chuẩn, hệ thống dự toán ngân sách
khoa học, kế hoạch phù hợp trong một kỳ xác định;
- Tổ chức, phối hợp thực hiện tốt các khâu công việc trong doanh
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu như tối đa hóa doanh thu, lợi
nhuận, tối thiểu hóa chi phí;
- Thu thập, xử lý thông tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các quan hệ tài chính khác
theo phạm vi bộ phận và toàn doanh nghiệp;
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự toán
ngân sách, kế hoạch đã xây dựng;
- Phân tích đánh giá thông tin, cung cấp cho các nhà quản trị thông
qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Tư vấn cho các nhà quản trị
đưa ra quyết định.
1.6. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.6.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chức năng thông
tin kế toán
Trong doanh nghiệp, thông tin kế toán quản trị thường được tổ chức
theo hai nội dung cơ bản: thu nhận thông tin và phân tích, xử lý thông tin.
Thu nhận thông tin kế toán quản trị thường được tiến hành tại các bộ
phận như phân xưởng, cửa hàng, tổ sản xuất Thông tin kế toán gồm có
8
thông tin hiện tại và thông tin tương lai. Thông tin hiện tại chính là các chỉ tiêu
kinh tế, tài chính chi tiết thuộc các bộ phận như hàng tồn kho, chi phí, doanh
thu và kết quả đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin này đều xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị các cấp
nhằm theo dõi, đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp.
Thông tin tương lai là hệ thống thông tin quan trọng mà các nhà quản trị cần
phải dự đoán, phán đoán những hoạt động kinh doanh sắp xảy ả dựa trên
những cơ sở khoa học hiện tại và quá khứ. Độ tin cậy của các thông tin tương
lai phụ thuộc vào trình độ quản lý của các cấp quản trị và ảnh hưởng đến hiệu
quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
Tổ chức phân tích thông tin kế toán quản trị: Trên cơ sở những thông
tin thu nhận được, các chuyên gia kế toán tiến hành so sánh, đối chiếu giữa
thực tế với định mức, dự toán, kế hoạch để từ đó xác định những nhân tố ảnh
huưởng theo các chiều hướng tích cực và tiêu cực từ đó đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Mặt khác quá trình phân tích cũng
thường sử dụng các công cụ hiện đại để dự đoán những hoạt động kinh doanh
có khả năng xảy ra từ đó có các quyết định ứng xử kịp thời.
1.6.2. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chu trình thông
tin kế toán
Chu trình thông tin kế toán thường thể hiện qua những khâu cơ bản
trong các tổ chức hoạt động: tổ chức hạch toán thông tin ban đầu thông qua hệ
thống chứng từ, tổ chức tài khoản kế toán, tổ chức tính giá và tổ chức hệ thống
báo cáo kế toán quản trị.
Tổ chức hạch toán thông tin kế toán quản trị ban đầu thông qua hệ
thống chứng từ. Chứng từ là phương tiện ghi nhận và phản ánh toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Tổ chức chứng từ thường dựa
và hệ thống chứng từ bắt buộc và hướng dẫn của Bộ tài chính quy định. Tuy
nhiên xuất phát từ yêu cầu quản trị khi tổ chức chứng từ ta có bổ sung thêm
các chỉ tiêu cho phù hợp với tính hình thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác
có thể thiết kế mới những mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
từng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho từng cấp
quản trị. Ví dụ: Phiếu xuất kho sử dụng vật liệu cho sản xuất sản phẩm có thể
bổ sung các chỉ tiêu như định mức tiêu hao vật liệu cho một sản phẩm, từ đó
có thể đánh giá và so sánh định mức thực tế với dự toán hoặc kế hoạch để nhà
quản trị có các quyết định kịp thời.
Tổ chức tài khoản kế toán quản trị. Tài khoản kế toán và sổ kế toán có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất sổ kế toán là phương tiện thể hiện
tài khoản kế toán. Do vậy khi tổ chức tài khoản kế toán cần xuất phát từ nhu
cầu của các nhà quản trị gắn với điều kiện thực tiễn kinh doanh để mở các tài
khoản, hệ thống sổ cho phù hợp. Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng
ở nhiều thị trường khác nhau trong điều kiện phân cấp cơ chế quản lý tài chính
theo các cửa hàng thì tài khoản doanh thu thường được mở đồng thời theo 3
tiêu thức trên: doanh thu theo mặt hàng, doanh thu theo thị trường, doanh thu
theo cửa hàng.
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị
chính là sản phẩm cuối cùng của các chuyên gia kế toán trong quá trình thu
9
thập và xử lý các thông tin cung cấp cho nhà quản lý. Báo cáo kế toán quản trị
cũng đa dạng và phong phú, xuất phát từ nhu cầu, sự am hiểu thông tin của
các nhà quản trị nhằm đảm bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định hiệu quả
cao trong các tình huống hoạt động kinh doanh hàng ngày.
1.6.3. Mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
* Mô hình kết hợp
Theo mô hình này, các chuyên gia kế toán đồng thời đảm nhiệm hai
nhiệm vụ: thu nhận và xử lý thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mô
hình này thường được vận dụng ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số
lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tuần suất ít. Mô hình này có ưu
điểm là kết hợp chặt chẽ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị, tiết
kiệm được chi phí, thu nhận thông tin nhanh. Song có hạn chế là chưa chuyên
môn hóa hai loại kế toán theo công nghệ hiện đại. Các công việc của kế toán
được thực hiện cho mỗi phần hành kế toán thường cụ thể hóa như sau:
- Căn cứ và chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán tài chính và
kế toán quản trị;
- Cuối kỳ, hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị kế toán tiến hành lập
các báo cáo kế toán (báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị);
- Phân tích, đánh giá kết quả thu được so với các dự toán, định mức
đã xây dựng;
- Xử lý thông tin, cung cấp kịp thời để phục vụ ra quyết định cho mọi
đối tượng.
* Mô hình tách biệt
Theo mô hình này, các chuyên gia kế toán quản trị độc lập với chuyên
gia kế toán tài chính. Mô hình này thường được vận dụng ở các doanh nghiệp
có quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều,
kinh doanh đa ngành, đa nghề. Mô hình này có ưu điểm là tách biệt thông tin
kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị theo hướng cả hai đều có thể
hiện đại hóa. Song có hạn chế là chưa khái quát được thông tin của hai phân
hệ với nhau. Các công việc cụ thể của kế toán quản trị được cụ thể hóa như
sau:
- lập dự toán, định mức chi phí, ngân sách cho các bộ phận và toàn
doanh nghiệp;
- Căn cứ vào chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán quản trị theo
nhu cầu của nhà quản trị;
- Tiến hành lập các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu của nhà
quản lý và thực tế các doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá kết quản thu được so với các dự toán, định mức
đã xây dựng để đưa ra các thông tin thích hợp;
- Thu nhận thông tin thích hợp để phục vụ ra quyết định kinh doanh
tối ưu.
Như vậy, kế toán quản trị là một phương pháp xử lý các dữ kiện để đạt
được các mục tiêu sau đây:
Một mặt:
- Đo lường toàn bộ các chi phí theo từng loại hoạt động mà doanh
nghiệp thực hiện (biết được từng thành phần chi phí, tính toán và
10
tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng
loại công trình dịch vụ);
- Xác định cơ sở đề đánh giá các yếu tố của bảng cân đối kế toán
doanh nghiệp;
- Xác định kết quả của từng loại hoạt động thông qua việc tính toán
chi phí sản phẩm, dịch vụ và so sánh nó với giá bán tương ứng.
Mặt khác:
- Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt
động như dự toán chi phí, dự toán doanh thu
- Tính toán và giải trình các khoản chênh lệch giữa chi phí theo dự
toán và thực tế;
- Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh
hợp lý.
11
Chƣơng 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP
2.1. Khái niệm chi phí kinh doanh
Chi phí có thể được định nghĩa từ nhiều khía cạnh khác nhau:
- Theo quản điểm của các nhà kinh tế chính trị thì chi phí kinh doanh là
sự tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định.
- Theo quan điểm của các nhà quản trị thì chi phí kinh doanh là sự mất
đi của nguyên vật liệu, tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác
để tạo ra các kết quả của một tổ chức hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của
thị trường.
- Dưới góc độ của kế toán tài chính, chi phí được coi là những khoản
phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ
hạch toán.
- Dưới góc độ của kế toán quản trị: Chi phí là sự tiêu hao các yếu tố sản
xuất, các nguồn lực trong một tổ chức hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
đã xác định. Mục đích của kế toán quản trị là cung cấp các thông tin thích hợp,
hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, với kế táon
quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính, chi
phí còn đợc nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Lý
do này, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện
một hoạt động sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương
án, hy sinh cơ hội kinh doanh Như vậy trong kế toán quản trị, chi phí bao
giờ cũng gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ, bộ phận cụ thể.
Dù được định nghĩa theo quan điểm nào thì chi phí cũng có chung một
bản chất kinh tế: Chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát
sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
2.2.1. Ý nghĩa của cách phân loại này
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động nhằm chia chi phí thành hai
dạng cơ bản đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Cách phân loại này giúp kế toán quản trị thực hiện được những nhiệm
vụ sau:
- Xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm là cơ
sở xác định lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của các bộ phận và toàn doanh
nghiệp.
- Xác định vai trò, vị trí của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá
thành sản xuất và giá thành toàn bộ, là cơ sở xây dựng hệ thống báo cáo kết
quả kinh doanh theo khoản mục. Đồng thời đó là nguồn thông tin quan trọng
để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức hoạt động.
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động còn là cơ sở để các nhà
quản trị xây dựng hệ thống dự toán chi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm
phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí, đó là nguồn thông tin kiểm soát
chi phí trong doanh nghiệp.
12
2.2.2. Nội dung cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động, chi phí gồm hai loại là chi phí sản xuất và
chi phí ngoài sản xuất
* Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có thể được khái quán là sự tiêu hao của các
yếu tố sản xuất như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các chi phí
khác để tạo ra giá thành của sản phẩm hay dịch vụ trong kỳ. Chi phí sản xuất
thường được chia thành ba mục cơ bản:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đó là các khoản chi phí về vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho các đối tượng
chịu chi phí. Chi phí này thuộc các ngành nghề khác nhau thì khác nhau. Đặc
điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường mang tính chất biến phí, nó
cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉ tiêu giá
thành sản phẩm. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể định
mức cho một đơn vị sản phẩm, vừa là cơ sở xây dựng dự toán, vừa là cơ sở
kiểm soát chi phí.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp
và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Đặc điểm của khoản mục chi phí này thường mang tính chất biến phí,
thường xây dựng định mức cho một đơn vị sản phẩm nhằm góp phần kiểm
soát chi phí, xây dựng dự toán chi phí. Các khoản chi phí nhân công trực tiếp
kế toán có thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí nhân công trực
tiếp. Khoản mục chi phí này cũng phụ thuộc vào đặc thù của từng doanh
nghiệp, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, cơ chế tài chính của các doanh
nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất thủ công, sử dụng lao động
nhiều thì cơ cấu chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ
tiêu giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ hiện đại,
sử dụng lao động ít thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong
chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
- Chi chí sản xuất chung: Đó là các khoản chi phí phục vụ cho phân
xưởng, tổ, đội trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Trong thực
tế quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung thường bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất: Đó là tiền lương, phụ
cấp, các khoản trích theo lương và chi phí khác phải trả cho các quản đốc, phó
quản đốc phân xưởng, đội trưởng, đội phó các đội sản xuất, nhân viên kinh tế,
thủ kho các phân xưởng và đội sản xuất.
+ Chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng và đội sản xuất. Chi phí này
bao gồm: văn phòng phẩm, các vật liệu khác cần thiết khi sửa chữa, bảo
dưỡng phân xưởng
+ Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho phân xưởng và đội sản xuất.
Các khoản chi phí này tùy theo đặc điểm hoạt động của các phân xưởng, tổ
đội sản xuất khác nhau thì khác nhau. Chi phí này có thể bao gồm quần áo bảo
hộ lao động của công nhân, các dụng cụ phục vụ công nhân sản xuất như búa,
cưa, que hàn
+ Chi phí khấu hao các tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng hay đội sản xuất thường có nhiều
13
tài sản cố định tham gia quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết
bị Mỗi tài sản cố định có những đặc điểm khác nhau do vậy việc sử dụng
các phương pháp khấu hao cho các tài sản cũng khác nhau nhằm thu hôi vốn
đầu tư. Thông thường các máy móc có công nghệ biến đổi nhanh thường áp
dụng phương pháp khấu hao nhanh, tài sản cố định như nhà xưởng thường áp
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện nước phục vụ cho
quá trình sản xuất của các phân xưởng, đội.
+ Chi phí khác bao gồm các khoản tiền như tiếp khách, thiệt hại trong
quá trình sản xuất
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí, có yếu tố có tính
chất của chi phí cố định, có yếu tố mang tính chất của chi phí biến đổi, cũng
có yếu tố mang cả hai tính chất này. Do vậy muốn kiểm soát các yếu tố trong
khoản mục chi phí này cần tách các yếu tố chi phí thành hai bộ phận định phí
và biến phí.
+ Trong các doanh nghiệp xây lắp, ngoài các khoản mục chi phí trên,
chi phí sản xuất còn bao gồm chi phí sử dụng máy thi công. Đó là các khoản
chi phí phục vụ đội máy tinh công hoặc mua ngoài để thi công các công trình
và hạng mục công trình. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí nhân
công trực tiếp điều khiển máy, chi phí vật liệu sử dụng cho máy, dụng cụ sản
xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác
bằng tiền. Khoản mục chi phí này cũng vừa bao gồm định phí và biến phí.
* Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh không trực tiếp
liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phục vụ cho vieecj tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi phí này bao
gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố chi phí thường bao gồm cả phần biến phí và
định phí, do vậy để kiểm soát các khoản mục chi phí cần phải tách biệt từng
yếu tố chi phí thành biến phí và định phí. Trong thực tế, chi phí bán hàng
thường bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu phụ, chi phí công
cụ, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ
cho bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: : Là các khoản chi phí phục vụ cho bộ
máy điều hành của các tổ chức. Chi phí quản lý doanh nghiệp thường được coi
là chi phí gián tiếp và nó bao gồm cả định phí (lương của bộ phận quản lý, chi
phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ) và biến phí (chi phí nguyên
vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác dùng cho bộ phận quản lý).
2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động
2.3.1. Ý nghĩa cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động
Việc dự đoán một khoản chi phí sẽ ứng xử như thế nào khi có sự thay
đổi trong hoạt động của tổ chức là rất quan trọng. Ví dụ, một giám đốc của
công ty AT&T có thể muốn ước tính sự ảnh hưởng đến tổng hóa đơn thanh
toán tiền điện hoặc đến tổng quỹ lương của công ty khi các cuộc gọi đường
dài tăng lên 5%. Khi mức độ hoạt động tăng hoặc giảm, một số chi phí cũng
tăng, giảm theo hoặc chúng giữ nguyên. Khi lập kế hoạch, một nhà quản lý
14
cần phải ước tính được trường hợp nào sẽ xảy ra với các khoản chi phí, và nếu
thay đổi thì chúng sẽ thay đổi bao nhiêu. Để phục vụ cho mục đích đó, chi phí
thường được phân loại thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Việc phân
loại này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị như sau:
- Việc phân chia chi phí thành biến phí và định phí góp phần cho các
nhà quản trị doanh nghiệp hiểu ddugns bản chất sự vận động của các yếu tố
chi phí, từ đó góp phần kiểm soát các khoản chi phí theo tính chất biến phí
định phí.
- Xây dựng báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí,
báo cáo kết quả kinh doanh theo các bộ phận nhằm phân tích và đánh giá hiệu
quả của từng bộ phận để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động hàng
ngày.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu
thụ và lợi nhuận của các tổ chức hoạt động. Thông tin từ kết quả phân tích để
đưa ra các quyết định đầu tư, lựa chọn các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ nhằm
đạt các mục tiêu tối đa cho doanh nghiệp.
2.3.2. Nội dung cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành ba loại như sau:
* Biến phí
Biến phí là khoản chi phí biến đổi theo một tỷ lệ trực tiếp khi mức độ
hoạt động thay đổi. Hoạt động của doanh nghiệp có thể được biểu hiện theo
nhiều cách, như số sản phẩm sản xuất được, số sản phẩm tiêu thụ, số km
(dặm) đã đi, số giường đã sử dụng, số giờ công Một ví dụ tiêu biểu của biến
phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử
dụng trong một kỳ sẽ thay đổi, theo một tỷ lệ trực tiếp với sản lượng sản xuất.
Ví dụ tại chi nhánh Saturn của Công ty GM, mỗi chiếc ô tô cần một pin. Do
lượng ô tô sản xuất biến động tăng giảm, số pin sử dụng cũng biến động tăng
giảm theo cùng một tỷ lệ. Nếu sản lượng ô tô tăng lên 10%, số lượng pin sử
dụng cũng tăng lên 10%.
Cần lưu ý rằng khi chúng ta nói một khoản chi phí là biến phí, có nghĩa
là tổng biến phí đó tăng lên hoặc giảm xuống theo mức độ hoạt động. Điều
này được minh họa dưới đây, giả sử chi phí của một pin là $24:
Số lượng ô tô sản xuất Chi phí của 1 pin ô tô Tổng chi phí pin ô tô
1 $24 $24
500 $24 $12.000
1.000 $24 $24.000
Biến phí gồm 2 loại cơ bản là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến
phí tỷ lệ là biến phí hoàn toàn tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất hoặc quy mô
hoạt động. Ví dụ vật liệu chính trong các doanh nghiệp sản xuất như xi măng,
sắt thép trong các doanh nghiệp xây lắp, vải trong các doanh nghiệp may mặc,
pin ô tô ở ví dụ trên cũng là biến phí tỷ lệ. Biến phí cấp bậc là biến phí chỉ
thay đổi khi quy mô hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định. Chi phí này
không tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất một cách rõ nét, ví dụ, chi phí bảo
dưỡng máy móc. Cụ thể, công ty may mặc ABC cứ 40 máy may cần 1 thợ bảo
trị ứng với mức lương 1.500.000 đồng/ tháng. Như vậy nếu công ty mở rộng
lên 50 máy may, chi phí lương thợ bảo trì là 3.000.000 đồng/tháng. Nếu số
máy là 60 thì chi phí lương thợ bảo trì vẫn là 3.000.000 đồng/tháng nhưng khi
15
số máy may được tăng lên là 90 máy thì chi phí lương thợ bảo trì là 4.500.000
đồng/tháng. Đây chính là biến phí cấp bậc của công ty, chi phí tăng lên khi
mưac độ hoạt động vượt quá quy mô tăng 40 máy.
Sơ đồ 2.1. Đồ thị minh họa biến phí
Một khoản chi phí có thể biến đổi theo các yếu tố khác, ví dụ như chi
phí lương cho nhân viên bán hàng tại quầy bán băng đĩa biến đổi theo số giờ
mở cửa chứ không theo số lượng băng đĩa bán ra. Trong trường hợp này,
chúng ta nói rằng chi phí lương nhân viên bán hàng biến đổi theo số giờ hoạt
động. Tuy nhiên khi một khoản chi phí được gọi là biến phí có nghĩa là nó
biến đổi theo sản lượng sản xuất hoặc số dịch vụ thực hiện.
* Định phí
Định phí là khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi. Khác với biến phí, định phí không bị ảnh hưởng khi mức độ hoạt động
của doanh nghiệp thay đổi. Thậm chí định phí vẫn giữ nguyên trước các tác
động bên ngoài như giá cả. Ví dụ về chi phí thuê văn phòng của bệnh viện
Mayo Clinic. Giả sử bệnh viện này thuê một máy thử máu để phát hiện các tế
bào bệnh bạch cầu với giá $8.000/tháng. Chi phí này không thay đổi cho dù số
lượng ca thử máu trong tháng là nhiều hay ít.
Rất ít chi phí hoàn toàn cố định. Hầu hết các định phí đều thay đổi nếu
có sự thay đổi lớn trong quy mô hoạt động. Ví dụ, giả sử công suất của máy
thử máu trên tại bệnh viện Mayo Clinic là 2.000 ca thử một tháng. Nếu bệnh
viện muốn thực hiện nhiều hơn 2.000 ca thử trong tháng thì sẽ cần phải thuê
thêm một máy khác, dẫn đến chi phí cố định sẽ tăng đột biến. Khi chúng ta nói
một khoản chi phí là cố định, có nghĩa là nó chỉ cố định trong một giới hạn về
quy mô hoạt động. Giới hạn về quy mô hoạt động chính là quy mô hoạt động
(thường nói đến sản lượng sản xuất) trong đó giả định về biến phí và định phí
là đúng. Ví dụ, chi phí thuê máy $8.000/tháng là đúng nếu số lượng ca thử
nằm trong khoảng từ 0 đến 2.000.
Một số nhầm lẫn có thể xảy ra khi xem xét định phí trên một đơn vị sản
phẩm. Đó là vì định phí trên một sản phẩm biến động tăng giảm theo tỷ lệ
nghịch với mức độ hoạt động. Ví dụ ở bệnh viện Mayo Clinic, chi phí trung
bình của một ca thử sẽ giảm nếu số ca thử tăng lên vì chi phí $8.000 được
trang trải cho nhiều ca thử hơn và ngược lại. Điều này được minh họa ở bảng
sau:
Biến phí tỷ lệ
Y = aX
Biến phí cấp bậc
Y = aiXi
Tổng
chi phí
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Tổng
chi phí
16
Chi phí thuê máy hàng
tháng
Số lần thử thực hiện Chi phí trung bình một
lần thử
$ 8.000 10 $800
8.000 500 16
8.000 2.000 4
Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và có thể chia ra thành 2
loại cơ bản là định phí bộ phận (định phí trực tiếp) và định phí chung (định phí
bắt buộc).
Định phí không bắt buộc (định phí tùy ý ) (discretionary fixed costs):
Chi phí này phát sinh gắn liền với các quyết định hàng năm của nhà quản trị
như chi phí quảng cáo, nghiên cứu, . Mỗi năm, nhà quản trị phải xem xét để
điều chỉnh mức độ chi phí, có thể điều chỉnh tăng, điều chỉnh tăng giảm hoặc
cắt bỏ chi phí này. Một số sách gọi loại chi phí này là định phí bộ phận,
thường gắn với sự tồn tại và phát sinh của các bộ phận trong một tổ chức hoạt
động. Khi bộ phận trong tổ chức hoạt động không tồn tại thì định phí đó cũng
không tồn tại. Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương phá
bình quân, chi phí thuê nhà xưởng hàng tháng
Định phí bắt buộc (định phí chung) (commited fixed costs) của một tổ
chức hoạt động đó là định phí thường liên quan đến cơ sở hạ tầng của một
doanh nghiệp, do vậy khi một bộ phận trong một tổ chức không tồn tại thì
định phí đó vẫn phát sinh. Ví dụ như chi phí thuê văn phòng của công ty, chi
phí xây dựng nhà xưởng, Một khi đã đầu tư, dự án đã đuược thực hiện thì
định phí sẽ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp và bị ràng buộc trong
nhiều năm dù doanh nghiệp tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất. Vì vậy khi
đầu tư những tài sản có tính chất định phí bắt buộc, nhà quản trị cần phải xem
xét một cách tỉ mỉ về công dụng, kinh phí đầu tư, khả năng thu hồi vốn
Cần lưu ý sự khác biệt giữa định phí không bắt buộc và biến phí cấp
bậc:
- Biến phí cấp bậc có thể điều chỉnh, thay đổi rất nhanh khi các điều
kiện sản xuất kinh doanh thay đổi. Trong khi đó, định phí không bắt buộc đã
được xác định thì khó thay đổi hơn mặc dù bản chất nó là có thể điều chỉnh
theo hành vi quản trị trong từng năm. Ví dụ, có thể điều chỉnh tiền lương của
thợ bảo trì theo quy mô sản xuất nhanh chóng nhưng ngược lại, chi phí quản
Định phí bắt buộc
Y = B
Tổng
chi phí
Mức độ hoạt động
Sơ đồ 2.2. Đồ thị minh họa định phí
Định phí
khôngbắt buộc
Y = Bi
Tổng
chi phí
Mức độ hoạt động
Y = aiXi
17
cáo lại bị ràng buộc với ngân sách quản cáo đã hoạch định và cam kết với nhà
quảng cáo trong năm.
- Khi mức độ hoạt động tăng giảm thì biến phí cấp bậc gia tăng hoặc
giảm theo nhưng định phí tùy ý không nhất thiết tăng giảm.
* Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định
phí. Ở mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc
điểm của định p hí; ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định
phí, biến phí, mang đặc điểm của cả biến phí và định phí.
Sơ đồ 2.3. Dồ thị minh họa chi phí hỗn hợp
Trong thực tế hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, chi phí hỗn hợp
thường bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy hầu hết các khoản mục chi
phí phát sinh của doanh nghiệp thường mang tính chất chi phí hỗn hợp là chủ
yếu, các khoản chi phí này thường khó kiểm soát. Trong thực tế các nhà quản
trị muốn kiểm soát các khoản chi phí hỗn hợp cần phải xác định quy mô hoạt
động của doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp tách chi phí hỗn hợp
thành 2 bộ phận biến phí và định phí.
2.3.3. Các phƣơng pháp tách chi phí hỗn hợp
2.3.3.1. Phương pháp cực đại, cực tiểu
Phương pháp này được sử dụng để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí
và định phí. Trình tự áp dụng như sau:
- Xác định điểm cực đại, cực tiểu của chi phí hỗn hợp gắn với quy mô
hoạt động
- Xác định tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp so với quy mô hoạt
động (b)
Xác định tỷ lệ biến phí trong chi phí
hỗn hợp so với quy mô hoạt động
(b)
=
∆ Chi phí hỗn hợp
∆ Quy mô hoạt động
- Xác định biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp
Biến phí ở điểm cực đại = Quy mô hoạt động ở điểm cực đại x b
Định phí ở
điểm cực đại
=
Tổng chi phí hỗn
hợp ở điểm cực đại
-
Biến phí ở điểm
cực đại
Biến phí ở điểm cực tiểu = Quy mô hoạt động ở điểm cực tiểu x b
Chi phí
Biến phí
Định phí
Mức hoạt động
Chi phí
Biến phí
Định phí
Mức hoạt động
18
Định phí ở
điểm cực tiểu
=
Tổng chi phí hỗn
hợp ở điểm cực tiểu
-
Biến phí ở điểm
cực tiểu
- Xây dựng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp có dạng
Y = a +bx
a: Định phí
b: Tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp
x: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Ví dụ1: Hãy áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu để tách biến phí và
định phí dựa vào tài liệu về chi phí năng lượng của một đơn vị trong sáu tháng
đầu năm 2011 như sau:
Tháng Số giờ máy hoạt động (giờ) Tổng chi phí năng lƣợng
(đ)
Tháng 1 500 2.250.000
Tháng 2 750 2.375.000
Tháng 3 1.000 2.500.000
Tháng 4 1.100 2.550.000
Tháng 5 950 2.475.000
Tháng 6 700 2.350.000
Cộng 5.000 14.500.000
Hệ số b
=
2.550.000 – 2.250.000
= 500
1.100 - 500
Định phí cực đại a = 2.550.000 – 500x1.100 = 2.000.000 đ
Định p hí cực tiểu b = 2.250.000 – 500x500 = 2.000.000 đ
Phương trình dự toán chi phí năng lượng như sau:
Y = 2.000.000 + 500X
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán song chỉ đúng
khi mức độ hoạt động trong giới hạn xác định. Như ở ví dụ trên giới hạn đó là
số giờ máy hoạt động từ 500 giờ đến 1.100 giờ.
Như vậy tổng định phí trong 6 tháng đầu năm = 2.000.000 x 6 =
12.000.000 đ
Tổng biến phí trong 6 tháng đầu năm = 14.500.000 – 12.000.000 =
2.500.000 đ
2.3.3.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Đây là phương pháp tách biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp
dựa trên sự biến thiên của hàm chi phí tuyến tính có dạng:
Y = a +bx
a: Định phí
b: Tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp
x: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau:
Y1 = b + aX1
Y2 = b + aX2
Yn = b + aXn
19
Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (thuật toán thống kê hồi quy
hai biến) thì hệ phương trình tuyến tính trên có nghiệm chính là nghiệm của
phương trình chuẩn sau:
∑XY = a∑X2 + b∑X
∑Y = nb + a∑X
Cũng ví dụ 1 đã nêu ở trên, áp dụng phương pháp bình phương bé nhất
ta có bảng thống kê như sau:
Tháng Số giờ máy
hoạt động
(giờ)
Tổng chi phí
năng lƣợng
(đ)
XY X
2
Tháng
1
500 2.250.000
1.125.000.000 250.000
Tháng
2
750 2.375.000
1.781.250.000 562.500
Tháng
3
1.000 2.500.000
2.500.000.000 1.000.000
Tháng
4
1.100 2.550.000
2.805.000.000 1.210.000
Tháng
5
950 2.475.000
2.351.250.000 902.500
Tháng
6
700 2.350.000
1.645.000.000 490.000
Cộng 5.000 14.500.000 12.207.500.000 4.415.000
Ta có hệ phương trình chuấn sau:
12.207.500.000 = 4.415.000a + 5.000b
14.500.000 = 5.000a +6b
Giải hệ phương trình trên được b = 500, a = 2.000.000
Phương trình dự toán như sau: Y = 2.000.000 + 500X
Đây có thể coi là phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp tốt nhất vì có
độ chính xác cao và sai sót thấp nhất bởi lẽ độ chênh lệch giữa đường hồi quy
y = a + bx mà chúng ta thiết lập so với những điểm chi phí hỗn hợp từng vị trí
yi = a +bxi đạt chênh lệch |x-xi| có giá trị nhỏ nhất. Tuy nhiên phương pháp
này lại có nhược điểm tính toán phức tạp.
2.3.3.3. Phương pháp hồi quy bội
Phương pháp hồi quy là đi ngược về quá khứ để tìm ra quy luật của các
số liệu. Hồi quy bội là phương pháp áp dụng cho nhiều biến. Phương trình có
dạng như sau:
Y = a + b1X1 + b2X2++ bnXn
Trong đó a là định phí, b1, b2, bn là hệ số của các biến phí trong chi
phí hỗn hợp.
Trong thực tế các hoạt động kinh doanh có nhiều chi phí hỗn hợp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ: chi phí vận chuyển hàng hóa phụ
thuộc vào khối lượng hàng vận chuyển, quãng đường vận chuyển, giá xăng
dầu, kết cấu hàng... Để tách biến phí và định phí của những chi phí hỗn hợp
như vậy người ta phải dụng phương pháp hồi quy bội.
20
Ví dụ: tài liệu về chi phí sản xuất chung của Phân xưởng 2 quan hệ với
các yếu tố qua nghiên cứu 12 tháng năm N của Công ty Hương Sơn như sau:
- Số giờ lao động trực tiếp tỷ lệ với tiền phúc lợi, thưởng của nhân viên
phân xưởng
- Chi phí xăng dầu tỷ lệ với số giờ máy hoạt động
- Chi phí bảo quản kho tỷ lệ với khối lượng nguyên vật liệu sử dụng.
Qua khảo sát số liệu thực tế, phân tích và đánh giá có các kết quả sau:
- Định phí sản xuất chung: 130.000.000 đ/tháng
- Phần biến phí:
+ Số giờ lao động trực tiếp (X1) 9,6 h (b1)
+ Số giờ máy hoạt động (X2) 7,2 h (b2)
+ Lượng nguyên vật liệu sử dụng (X3) 1,2 kg (b3)
Vậy công thức dự toán chi phí sản xuất chung của Phân xưởng 2 có
dạng:
Y = 130.000.000 + 9,6 X1 + 7,2 X2 + 1,2 X3
Hãy dự toán chi phí sản xuất chung cho tháng tới biết:
- Số giờ lao động trực tiếp: 5.000 h
- Số giờ máy hoạt động: 3.500 h
- Khối lượng vật liệu sử dụng: 12.000 kg
Thay vào công thức dự toán trên, ta tính được chi phí sản xuất chung
trong tháng tới là 217.600.000đ
2.3.3.4. Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan
sát và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí
hỗn hợp. Trước hết, quan sát, thống kê chi phí hỗn hợp và quy mô hoạt động
trong các kỳ khác nhau và thể hiện một số điểm với chi phí và mức độ hoạt
động tương ứng trên đồ thị. Sau đó, ước lượng và kẻ một đường thẳng sao cho
chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng thể hiện đặc trưng
nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau . Đường thẳng này
cắt trục tung (trục chi phí) ở điểm nào thì đó là định phí. Và từ đó, xác định
biến phí đơn vị, tổng biến phí.
Các bước của phương pháp này:
- Xác định phương trình dự toán chi phí có dạng Y = a + bx
- Vẽ đồ thị đường thẳng, xác định giao điểm với trục tung để xác định
định phí a
- Xác định hệ số biến phí b = (Y-a)/x
Ví dụ: Tại phân xưởng 3 của Công ty Than Vàng Danh đang nghiên
cứu để xây dựng phương trình dự toán chi phí khai thác than quan hệ với số
tấn than được khai thác. Kết quả nghiên cứu 6 tháng cuối năm N như sau:
Tháng Chi phí khai thác than (triệu đồng) Số tấn than thành phẩm (tấn)
7 500 160
8 420 120
9 460 140
10 520 170
11 540 180
12 580 200
21
Yêu cầu: Áp dụng phương pháp đồ thị phân tán để tách chi phí hỗn hợp
(chi phí khai thác than) thành biến phí và định phí?
Sơ đồ 2.4. Phương pháp đồ thị phân tán
Căn cứ vào đồ thị ta xác định được a = 180 triệu đồng, đó là định phí
cho mỗi tháng. Biến phí 1 tấn than là b = (420 – 180)/120 = 2 triệu/tấn
2.4. Phân loại chi phí để đánh giá hàng tồn kho và xác định lợi nhuận của
doanh nghiệp
2.4.1. Các tiêu thức phân loại chi phí
Để đánh giá hàng tồn kho và xác định lợi nhuận, doanh nghiệp phân
loại chi phí dựa trên những tiêu thức như sau:
* Mối quan hệ của chi phí với kỳ hạch toán
Theo mối quan hệ của chi phí với kỳ hạch toán, chi phí được chia
thành:
- Chi phí kết thúc: Là các khooản chi phí phát sinh và liên quan trực
tiếp tới việc tạo ra thu nhập trong kỳ hạch toán, khoản chip íh này thường ánh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp mà không ảnh hưởng
tới những kỳ tiếp theo. Thuộc chi phí kết thúc thường bao gồm chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán.
- Chi phí chưa kết thúc: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình
sản xuất hay quá trình mua hàng. Chi phí chưa kết thúc thường liên quan và
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều kỳ tiếp theo mà không ảnh
hưởng đến hiện tại. thuộc chi phí này bao gồm chi phí sản phẩm dở dang,
hàng hóa, thành phẩm tồn kho, chi phí trả trước. Cách phân chia này giúp cho
các nhà quản trị kinh doanh xác định tương đối chính xác lợi nhuận của doanh
nghiệp trong kỳ hạch toán.
* Mối quan hệ của chi phí với các báo cáo kế toán tài chính
Theo mối quan hệ này, chi phí được chia thành 2 dạng:
- Chi phí thời kỳ: Là các khoản chi phí phát sính trong kỳ hạch toán và
để tạo ra lợi nhuận của kỳ đó. Chi phí thời kỳ chỉ liên quan đến kỳ hiện tại mà
không ảnh hưởng đến kỳ tiếp theo. Thuộc chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán. Chi phí thời kỳ thường
thuộc các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh.
580
540
500
460
420
180
Chi phí
Tấn than 120 140 180 200 0
Y = 180 + 2X
22
- Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí gắn liền với quá trình sản
xuất, thu mua hàng hóa. Các khoản chi phí này thường liên quan đến nhiều kỳ
kế toán và ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhiều kỳ. Thuộc các khoản chi phí này
thường bao gồm: vật liệu tồn kho, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước. Các
chỉ tiêu này thường thuộc các chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán.
2.4.2. Đánh giá hàng tồn kho
Việc xác định chính xác giá trị hàng tồn kho có tác dụng giúp nhà quản
trị biết được giá trị của hàng hóa tiêu thụ, từ đó có thông tin chính xác để xác
định lợi nhuận.
Giá trị hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho x Đơn giá hàng tồn kho
Số lượng hàng tồn kho được xác định thông qua kiểm kê thường xuyên
hoặc bất thường. Đơn giá hàng tồn kho có thể được xác định thông qua một
trong các phương pháp: Thực tế đích danh, nhập trước, xuất trước, nhập sau
xuất trước, bình quân gia quyền. Mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho có
ưu nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp nhất
với đặc điểm của hàng tồn kho, quy mô cũng như yêu cầu quản lý trong doanh
nghiệp.
Ví dụ: Tình hình thu mua hàng hóa A của Công ty Thương mại Phát
Đạt trong tháng 9 năm N như sau: (đvt: 1.000 đ)
Ngày nhập Số lƣợng
(cái)
Đơn giá ổn
định
Đơn giá tăng
lên
Đơn giá giảm
xuống
1/9 20 100 100 100
10/9 40 100 102 97
25/9 30 100 105 94
Đầu kỳ không có hàng tồn kho, cuối kỳ hàng tồn kho 20 cái.
Yêu cầu: Xác định giá trị hàng hóa A tồn kho và tiêu thụ trong kỳ theo
3 phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân cả kỳ
dự trữ trong cả 3 trường hợp: giá ổn định, giá biến động tăng, giá biến động
giảm.
Chỉ tiêu PP
FIFO
PP
LIFO
PP bình quân
cả kỳ dự trữ
1. Mức giá ổn định
- Giá trị hàng hóa tồn cuối kỳ 2.000 2.000 2.000
- Giá trị hàng hóa A xuất kho trong kỳ 7.000 7.000 7.000
2. Mức giá tăng lên
- Giá trị hàng hóa A tồn cuối kỳ 2.100 2.000 2.051
- Giá trị hàng hóa A xuất trong kỳ 7.130 7.230 7.179
3. Mức giá giảm xuống
- Giá trị hàng hóa A tồn kho cuối kỳ 1.880 2.000 1.993
- Giá trị hàng hóa A xuất kho trong kỳ 6.820 6.700 6.767
Từ kết quả trên, ta có những nhận xét sau:
- Khi mức giá ổn định, các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết
quả
- Khi mức giá theo hướng tăng, phương pháp nhập sau-xuất trước cho
giá vốn tiêu thụ trong kỳ cao nhất, giá hàng tồn kho cuối kỳ thấp nhất, do vậy
lợi nhuận trong kỳ thấp nhất
23
- Khi mức giá theo hướng giảm, phương pháp nhập sau-xuất trước cho
giá vốn tiêu thụ trong kỳ thấp nhất, giá hàng tồn kho cuối kỳ cao nhất, do vậy
lợi nhuận trong kỳ cao nhất.
Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy việc lựa chọn phương pháp xác
định giá vốn hàng xuất kho rất quan trọng trong việc xác định giá thực tế hàng
tồn kho và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó cũng chính là thông tin quan trọng
để đưa ra các quyết định điều hành doanh nghiệp theo các mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên để đảm bảo tương đối chính xác chi phí và lợi nhuân trong kỳ, khi
kế toán lựa chọn phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho cần căn cứ vào
các tiêu chuẩn như trình độ kế toán viên, đặc điểm hàng tồn kho, và yêu cầu
thông tin kế toán của nhà quản lý.
2.4.3. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Việc xác định lợi nhuận và hàng tồn kho có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình hoạt động của kế toán quản trị. Các tiêu thức phân loại chi phí
khác nhau giúp cho kế toán và các đối tượng đó có liên quan nhìn nhận một
yếu tố chi phí phát sinh ở mọi góc độ. Chính vì vậy cách nhận dạng chi phí
khác nhau cũng tạo ra các kết quả lợi nhuận khác nhau.
Ví dụ: Công ty TNHH phát triển nhanh mới thành lập vả đi vào hoạt
động đợc 6 tháng rất khả quan. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu
năm cửa công ty bị lỗ theo Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 30/6/N. Giám
đốc công ty nghi ngờ báoc cáo kết quả kinh doanh do kế toán viên thiếu kinh
nghiệm lập:
Báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết tháng 6 như sau: (đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu tiêu thụ 500.000
2. Các khoản chi phí 521.000
a. Tiền lương của nhân viên quản lý 20.000
b. Tiền lương của nhân viên bán hàng 14.000
c. Tiền thuê máy móc, phương tiện sản xuất 26.000
d. Tiền mua nguyên vật liệu 176.000
e. Tiền khấu hao thiết bị bán hàng 14.000
f. Tiền bảo hiểm máy móc thiết bị sản xuất 6.000
g. Tiền chi phí dịch vụ mua ngoài 30.000
h. Chi phí nhân công trực tiếp 80.000
i. Tiền lương quản lý phân xưởng 82.000
k. Tiền khấu hao TSC Đ cho sản xuất 56.000
l. Chi phí bảo trì phân xưởng 9.000
n. Chi phí 8.000
3. Lợi nhuận trong kỳ -21.000
Sau khi xem xét báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết, giám đốc không
thỏa mãn với kết quả này và yêu cầu kế toán kiểm tra lại báo cáo kết quả kinh
doanh và cho biết một số thông tin khác có liên quan tới hoạt động như sau:
Tiền thuê phương tiện và chi phí bảo hiểm tài sản được sử dụng 12
tháng, chi phí quản cáo dự kiến phân bổ 24 tháng.
Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ được xác định như sau:
24
Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ
1. Nguyên vật liệu tồn kho 10.200 20.200
2. Sản phẩm dở dang 36.000 54.000
3. Thành phẩm tồn kho 18.000 34.000
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí theo khoản mục?
2. Lập lại báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng hoạt động?
3. Nhận xét về 2 phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh?
Bài giải:
1. Xác định chi phí theo khoản mục
Chỉ tiêu Số tiền
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (1=a+b-c) 166.000
a. Vật liệu tồn kho đầu kỳ 10.200
b. Vật liệu mua trong kỳ 176.000
c. Vật liệu tồn cuối kỳ 20.200
2. Chi phí nhân công trực tiếp 80.000
3. Chi phí sản xuất chung 163.000
a. Tiền thuê phương tiện 13.000
b. Lương nhân viên phân xưởng 82.000
c. Khấu hao TSC Đ cho sản xuất 56.000
d. Chi phí bảo hiểm tài sản sản xuất 3.000
e. Chi phí bảo trì phân xưởng 9.000
4. Tổng chi phí sản xuất trong kỳ (4=1+2+3) 409.000
5. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 36.000
6. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 54.000
7. Tổng giá thành sản xuất hoàn thành 391.000
8. Thành phẩm tồn kho đầu kỳ 18.000
9. Thành phẩm tồn kho cuối kỳ 34.000
10. Thành phẩm tiêu thụ trong kỳ 375.000
11. Chi phí bán hàng 30.000
a. Lương nhân viên bán hàng 14.000
b. Khấu hao thiết bị bán hàng 14.000
c. Chi phí quảng cáo 2.000
12. Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.000
a. Lương nhân viên quản lý 20.000
b. Chi phí dịch vụ mua ngoài 30.000
13. Tổng chi phí trong kỳ (13=10+11+12) 455.000
14. Tổng doanh thu 500.000
15. Lợi nhuận (15=14-13) 45.000
25
2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng hoạt động
Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu tiêu thụ 500.000
2. Giá vốn hàng bán 375.000
3. Lợi nhuận gộp 125.000
4. Chi phí bán hàng 30.000
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.000
6. Lợi nhuận sau thuế 45.000
7. Chi phí thuế TNDN (25%) 11.250
8. Lợi nhuận sau thuế 33.750
3. Nhận xét về 2 phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh
- Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh ban đầu của kế toán viên
thiếu chính xác vì có các khoản chi phí liên quan đến nhiều kỳ kế toán được
đưa cả vào một kỳ. Mặt khác kế toán chưa quan tâm tới các thông tin về hàng
tồn kho, cih phí sản phẩm dở dang do vậy dẫn tới xác định kết quả kinh doanh
thiếu chính xác.
- Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh mới có độ chính xác cao
hơn vì phân chia chi phí theo khoản mục, quan tâm tới các thông tin về sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, phân bổ chính xác các khoản chi phí có liên
quan tới hoạt động trong kỳ.
2.5. Các tiêu thức phân loại chi phí khác
2.5.1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí
được chia thành 2 dạng: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng
cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ: vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp Một đối tượng chịu chi phí mà có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ
chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh của các đối
tượng càng cao.
- Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí mà kế toán không thể tập
hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy đối với từng yếu tố chi phí
gián tiếp, kế toán phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ: lương
của nhân viên phân xưởng Độ chính xác của chi phí gián tiếp phân bổ phụ
thuộc vào tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ lựa chọn thường dựa vào
những căn cứ khoa học như: thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả kỳ
hạch toán, có tính đại diện, chi phí gián tiếp cần phân bổ.
2.5.2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà
quản trị, chi phí được chia thành 2 dạng là chi phí kiểm soát được và chi phí
không kiểm soát được.
- Chi phí kiểm soát được là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi
quyền kiểm soát của các nhà quản trị đối với khoản chi phí đó. Như vậy các
nhà quản trị cao có phạm vi quyền hạn rộng rãi đối với chi phí hơn nhà quản
trị cấp thấp.
- Chi phí không kiểm soát được là các khoản chi phí phát sinh ngoài
phạm vi kiểm soát của các cấp quản trị doanh nghiệp
26
2.5.3. Chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí không chênh lệch, chi phí tránh
được và chi phí không tránh được
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh chi
phí chia thành nhiều dạng: chi phí cơ hội, chi phí chìm, cih phí không chênh
lệch, ch phí tránh được và chi phí không tránh được.
* Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án kinh doanh này
thay cho phương án hành động khác.
* Chi phí chênh lệch
Chi phí chênh lệch là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ
có một phần hoặc không có ở phương án khác. Chi phí chênh lệch có thể là
biến phí, định phí hay chi phí hỗn hợp.
* Chi phí chìm
Chi phí chìm là những khoản chi phí mà doanh nghiệp vẫn cứ phải chịu
mặc dù các nhà quản trị chọn bất kỳ một phương án kinh doanh nào. Thông
thường chi phí chìm không thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh vì
thông tin không có tính chênh lệch. Ví dụ: chi phí thuê mặt bằng sản xuất,
* Chi phí tránh được và chi phí không tránh được
Chi phí tránh được là các khoản chi phí mà các nhà quản trị có thể giảm
đuợc khi thực hiện các quyết định kinh doanh tối ưu. Chi phí khong tránh
được là các khoản chi phí cho dù nhà quản trị chọn phương án kinh doanh nào
vẫn cứ phải chịu.
27
Chƣơng 3
CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM,
DỊCH VỤ
Việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra mọi quyết định kinh
doanh. Mục đích xác định chi phí nhằm cung cấp thông tin về giá thành đơn vị
sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho nhà quản trị để điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh như:
- Định giá bán sản phẩm cho phù hợp với thị trường nhằm tối đa hóa
lợi nhuận và đảm bảo được sự cạnh tranh phát triển bền vững.
- Định giá hàng tồn kho cuối kỳ có căn cứ để lập kế hoạch thu mua
hàng tồn kho cho phù hợp.
- Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả kinh doanh
trong các bộ phận và toàn doanh nghiệp một cách chính xác.
- Ứng xử các tình huống và đưa ra các quyết định hàng ngày.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau, do vậy
nhiều khoản chi phí phát sinh cũng khác nhau, phương pháp tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Trong thực tế các doanh
nghiệp thường vận dụng một trong hai phương pháp xác định chi phí dưới
đây:
- Phương pháp xác định chi phí theo công việc (hay gọi là đơn đặt
hàng), ghi chép lại một cách chi tiết thông tin của từng sản phẩm riêng biệt
hoặc từng nhóm nhỏ sản phẩm tương tự như nhau.
- Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (theo công
nghệ), theo từng phân xưởng sản xuất khi sản phẩm được chuyển từ phân
xưởng sản xuất này qua phân xưởng sản xuất khác.
3.1. Phƣơng pháp xác định chi phí theo công việc (đơn đặt hàng)
3.1.1. Đối tượng vận dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc
Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được vận dụng tại
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo đơn đặt hàng,
quy trình công nghệ sản xuất khép kín. Để áp dụng phương pháp này thì sản
phẩm thường có những đặc điểm dưới đây:
- Sản phẩm thường mang tính chất đơn chiếc, do sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách, ví dụ: bưu thiếp, công trình xây dựng...
- Sản phẩm thường có giá trị cao, Ví dụ: kim loại quý, máy bay, tàu
biển...
- Giá bán sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã
ký kết;
- Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ
thuật, tính thẩm mỹ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí,
ví dụ: công trình xây dựng, đồ gỗ làm theo đơn đặt hàng của khác...
Tóm lại, phương pháp xác định chi phí theo công việc đuược áp dung
cho những sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu của từng
khách hàng riêng biệt. Sản phẩm dễ nhận diện, có giá trị cao và kích thước
lớn.
3.1.2. Nội dung và quá trình tập hợp chi phí theo công việc
28
Thông thường mỗi sản phẩm gồm ba khoản mục chi phí sản xuất chủ
yếu sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Theo phương pháp này đối tượng được tập hợp chi phí là từng sản
phẩm (hay từng đơn hàng). Kế toán tập hợp chi phí cho các đối tượng này dựa
vào các chứng từ kế toán liên quan. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác
định trên cơ sở phiếu xuất kho nguyên vật liệu hoặc các chứng từ mua trực
tiếp của người bán khi vật liệu sử dụng trực tiếp không qua nhập kho. Chi phí
nhân công trực tiếp đuợc xác định dựa trên bảng chấm công của công nhân
hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán công việc. Chi phí sản
xuất chung được xác định theo mức phân bổ dự toán, mức phân bổ chi phí sản
xuất chung thường được xác định như sau:
Tất cả các chi phí sản xuất được tập hợp vào phiếu chi phí công
việc/đơn đặt hàng. Như vậy, phiếu chi phí công việc hoặc đơn đặt hàng là một
chứng từ chi tiết dùng để tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh khi đơn đặt
hàng được thực hiện. Phiếu tập hợp chi phí sẽ được lưu tại phân xưởng sản
xuất trong quá trình sản xuất, sau đó là căn cứ để tính tổng giá thành sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Thông thường phiếu tập hợp chi phí theo
công việc có mẫu sau:
Mức phân bổ ước
tính cho từng công
việc (ĐĐH1)
Hệ số phân bổ
chi phí sản xuất
chung
Mức hoạt động ước
tính chung của từng
công việc (ĐĐH1)
= x
Hệ số phân bổ chi
phí sản xuất chung
=
Tổng chi phí sản xuất chung ước tính
Tổng mức hoạt động chung ước tính
29
PHIẾU TẬP HỢP CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC
Tên doanh nghiệp: Công ty X
Bộ phận thực hiện: Phân xưởng 2
Tên khách hàng: Công ty A
Loại sản phẩm: Sản phẩm B
Số đơn đặt hàng: 20
Số lượng sản xuất: 100 Sp
Ngày đặt hàng: 10/6/20XX
Ngày bắt đầu sản xuất: 15/6/20XX
Ngày giao hàng: 15/7/20XX
Ngày tất toán HĐ: 16/7/20XX
Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp Mức phân bổ ước tính
chi phí sản xuất chung
Ngày
tháng
Số
phiếu
xuất
kho
Số tiền Ngày
tháng
Phiếu
theo dõi
LĐ số
Thành
tiền
Căn cứ
phân bổ
Thành
tiền
15/6 200 5.000.000 15/6 300 900.000 Nguyên
vật liệu
trực tiếp
1.200.000
10/7 205 7.000.000 10/7 306 1.100.000
Cộng 12.000.000 Cộng 2.000.000 Cộng 1.200.000
Nơi giao hàng:
Tại phân xưởng 2
Phần do bộ phận kế toán ghi:
Giá bán chưa thuế GTGT: 20.000.000
Chi phí sản xuất: 15.200.000
Nguyên vật liệu trực tiếp: 12.000.000
Lao động trực tiếp: 2.000.000
Sản xuất chung: 1.200.000
Thu nhập gộp: 4.800.000
Chi phí BH và QLDN ước tính:
12.000.000
Lợi nhuận ước tính: 3.600.000
3.1.3. Quá trình phản ánh chi phí vào sổ kế toán
Cùng với sự vận động của chứng từ và việc tập hợp chi phí vào phiếu
chi phí của từng đơn hàng độc lập, chi phí còn được bộ phận kế toán phản ánh
vào các tài khoản có liên quan.
(Sơ đồ trong giáo trình trang 72)
3.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất
3.2.1. Đối tượng sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản
xuất
Phương pháp này thường được vận dụng trong các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều công đoạn
chế biến. Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có
đặc điểm như sau:
- Sản phẩm thường đồng nhất, do sản xuất đại trà với khối lượng lớn
nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước. Sản phẩm thường được sản
xuất theo quy luật số lớn của nhu cầu xã hội. Ví dụ: các doanh nghiệp may,
giầy dép, xi măng...
- Sản phẩm thường có giá trị không cao, ví dụ: đường, sữa,...
30
- Giá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được
doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất rồi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Ở phương pháp này, nguười ta không xác định chi phí cho từng lô sản
phẩm cụ thể nào, thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân
xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất ở cách doanh nghiệp thường được tổ chức theo hai
quy trình công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song
song.
* Quy trình sản xuất liên tục
Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất diễn ra ở các phân
xưởng, nguyên vật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên, sau đó
chuyển sang phân xưởng 2 và cứ như thế cho tới phân xưởng cuối cùng tạo ra
thành phẩm kết quả của quá trình sản xuất.
* Quy trình sản xuất song song
Với quy trình sản xuất song song, quá trình sản xuất diễn ra đồng thời
tại các phân xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân
xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm.
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất phù hợp với các
ngành chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, thép, lọc dầu. Việc tập hợp chi phí
Thành
phẩm
Nguyên
liệu chính
Phân
xưởng 1
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 3
Các chi phí chế
biến sản xuất
phát sinh
Sơ đồ 2.5. Mô hình quá trình sản xuất liên tục
Nguyên
liệu chính
Phân
xưởng 1
Thảnh
phẩm
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 3
Phân
xưởng 4
Phân
xưởng 5
Sơ đồ 2.6. Mô hình quá trình sản xuất song song
31
theo từng phân xưởng, theo giai đoạn công nghệ góp phần tăng cường công
tác hạch toán nội bộ.
3.2.2. Quá trình tập hợp chi phí và phản ánh chi phí vào tài khoản
Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được tập hợp theo từng phân
xưởng (giai đoạn công nghệ), thể hiện khái quát ở sơ đồ sau:
\Sơ đồ 2.7. Sơ đồ phản ánh chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất
liên tục vào tài khoản
Từ sơ đồ hạch toán này ta rút ra một số điều cần chú ý như sau:
- Mỗi phân xưởng sản xuất có một tài khoản ”Chi phí sản xuất sản
phẩm dở dang” riêng để tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng, trên cơ sở
đó xác định chi phí đơn vị của sản phẩm thuộc phân xưởng đó. Tất cả được
tổng hợp và trình bày trên báo cáo sản xuất từng phân xưởng.
- Các khoản mục chi phí sản xuất được phân bổ trực tiếp vào bất kỳ
phân xưởng nào mà chúng phát sinh, không nhất thiết phải theo trình tự bắt
đầu từ phân xưởng đầu tiên. Chi phí sản xuất của phân xưởng đứng sau luôn
bao gồm chi phí sản xuất của phân xưởng trước nó.
- Bán thành phẩm của phân xưởng đứng trước trở thành đối tượng chế
biến của phân xưởng sau và cứ thế sản phẩm vận động qua các phân xưởng
sản xuất để tạo ra thành phẩm. Thành phẩm của phân xưởng cuối cùng là
thành phẩm của doanh nghiệp được đưa vào kho chờ tiêu thụ. Khi thành phẩm
đuược chuyển từ phân xưởng này qua phân xưởng khác, chúng sẽ mang theo
chi phí cơ bản và tại đây chúng lại tiếp tục kết tinh thêm chi phí chế biến để
hoàn tất công việc của phân xưởng đó, rồi lại tiếp tục chuyển qua phân xưởng
tiếp theo cho đến khi hoàn tất chuyển vào kho.
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất cũng sử dụng các
tài khoản ”Chi phí nguyên vật liệu”, ”chi phí nhân công trực tiếp” và ”Chi phí
sản xuất chung” để phản ánh chi phí sản xuất. Ngoài ra, từng phân xưởng sản
Chi phí nguyên
liệu trực tiếp
Chi phí nhân
công trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung
Sản phẩm dở
dang PX 1
Thành phẩm Sản phẩm dở
dang PX 2
Giá vốn
hàng bán
Báo cáo sản
xuất PX 1
Báo cáo sản
xuất PX 2
32
xuất hoặc công đoạn sản xuất có một tài khoản ”Sản phẩm dở dang” riêng để
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của phân
xưởng đó. Thành phẩm hoàn thành của phân xưởng cuối cùng, chuyển vào
kho thành phẩm tiêu thụ, sẽ được phản ánh qua tài khoản ”Thành phẩm”. Giá
vốn của thành phẩm tiêu thụ được phản ánh vào tài khoản ”Giá vốn hàng
bán”.
Cách đơn giản nhất để tập hợp chi phí sản xuất chung theo quá trình
sản xuất là hạch toán theo chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Do chi phí
sản xuất chung được hạch toán ngay vào tài khoản ”Sản phẩm dở dang” của
các phân xưởng sản xuất khi chúng phát sinh nên tài khoản ”Chi phí sản xuất
chung” không có số dư (không bị chênh lệch). Tuy nhiên, cách làm này được
thực hiện khi khối lượng sản phẩm sản xuất ổn định từ kỳ này qua kỳ khác và
chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh đều đặn không biến động giữa các kỳ.
Nếu sản lượng sản xuất không ổn định và chi phí sản xuất chung biến
động giữa các kỳ thì ta có thể phân bổ chi phí sản xuất chung như phương
pháp xác định chi phí theo công việc, nghĩa là mỗi phân xưởng xác định đơn
giá phân bổ chi phí sản xuất chung riêng để phân bổ cho sản phẩm của phân
xưởng.
Khi quá trình sản xuất đã hoàn thành ở phân xưởng, thành phẩm của
phân xưởng đó sẽ được chuyển qua phân xưởng kế tiếp. Quá trình lưu chuyển
sản phẩm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng
là thành phẩm của doanh nghiệp, được chuyển vào kho chờ tiêu thụ.
Khi thành phẩm trong kho được tiêu thụ, giá vốn của hàng hóa đã tiêu
thụ được phản ánh vào tài khoản ”Giá vốn hàng bán”.
Tóm lại, quá trình phản ánh vào tài khoản của hai phương pháp tập hợp
chi phí theo công việc và tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất về cơ bản
giống nhau, chỉ khác ở một số điểm:
- Phương pháp xác định chi phí theo công việc chỉ sử dụng một tài
khoản ”Sản phẩm dở dang” để tập hợp tất cả chi phí sản xuất của mọi công
việc đang thực hiện. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất,
mỗi phân xưởng sử dụng một tài khoản ”Sản phẩm dở dang” để tập hợp chi
phí sản xuất của phân xưởng.
- Trong phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, mỗi
phân xưởng sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh tại phân
xưởng còn phải chịu các chi phí sản xuất được chuyển sang từ phân xưởng
đứng trước. Phương pháp xác định cih phí theo công việc, mỗi đơn đặt hàng
chỉ phải chịu những chi phí sản xuất truược tiếp phát sinh của công việc,
không có các chi phí sản xuất được mang từ các đơn đặt hàng khác.
- Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại các phân xưởng thường lập
thêm các báo cáo sản xuất để tăng cường công tác hạch toán nội bộ.
3.3. Báo cáo sản xuất
3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất
Báo cáo sản xuất là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại
phân xưởng nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị ra quyết định thích
hợp.
Thông thường mỗi phân xưởng sản xuất lập một báo cáo chi tiết chi phí
sản xuất, sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang để cung cấp cho cấp quản
33
trị cấp cao hơn biết tình hình chi phí của phân xưởng mình. Báo cáo sản xuất
có vai trò như các phiếu chi phí công việc trong việc tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Từ những thông tin đó, nhà quản trị biết được kết
quả sản xuất của toàn doanh nghiệp để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và
tiêu thụ với một mức sản lượng thích hợp. Nó là tài liệu chủ yếu của các
phương pháp xác định chi phí sản xuất, có ý nghĩa quan trong đối với các nhà
quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản
xuất cuuar từng phân xưởng. Đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để xây
dựng các định mức, dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo.
3.3.2. Nội dung báo cáo sản xuất
Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, đội sản xuất
gồm 3 phần:
Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng tương
đương
Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (Tổng giá
thành và giá thành đơn vị)
Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất
Sau đây là chi tiết của từng phần:
Phần 1: Kê khai sản lượng hoàn thành và sản lượng tương đương
Phần này phản ánh số sản phẩm hoàn thành và số sản phẩm sở dang
được quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương đầu kỳ và cuối kỳ.
Sản lượng tương đương được tính toán khác nhau tùy thuộc vào các
phương pháp tính giá vốn xuất kho mà doanh nghiệp áp dụng
* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ
Theo phương pháp này số sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi ra
sản phẩm hoàn thành tương đương theo công thức sau:
Phương pháp này coi sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn hoàn thành trong
kỳ hiện hành nên không cần tính đến sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Độ chính xác của phương pháp này không cao, nhưng thuận tiện cho
quá trình tình toán.
* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước, xuất
trước
Theo phương pháp này, sản lượng tương đương của phân xưởng bao
gồm: Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, sản lượng tương
đương của sản phẩm mới bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ, và loại trừ
đi sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vì vậy phương pháp
này có độ chính xác cao hơn phương pháp bình quân cả kỳ.
Trong đó:
Sản lượng tương đương
của SPDD cuối kỳ = Số SPDD cuối kỳ
Tỉ lệ hoàn thành
tương đương x
Sản lượng
tương đương =
Sản lượng hoàn
thành trong kỳ
Sản lượng tương đương
của SPDD cuối kỳ +
Sản lượng
tương đương
=
Sản lượng bắt đầu
sản xuất và hoàn
thành trong kỳ
Sản lượng tương
đương của SPDD
cuối kỳ
-
Sản lượng tương
đương của SPDD
đầu kỳ
+
34
Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm
Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm
nhằm phản ánh tổng chi phí sản xuất trong kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó
tính giá thành đoăn vị sản phẩm chuyển đi và cho sản phẩm dở danh cuối kỳ.
Trình tự tính toán như sau:
- Theo phương pháp bình quân cả kỳ tổng hợp chi phí sản xuất gồm 2
bộ phận: Chi phí của sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất
của sản phẩm phát sinh trong kỳ.
- Theo phương pháp nhập trước, xuất trước, tổng hợp chi phí sản xuất
gồm các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc giá thành sản xuất
phân xưởng sản phẩm bằng cách lấy chi phí đã tổng hợp theo từng yếu tố chi
phí chia theo sản lượng tương đương theo từng yêu tố. Từ đó tổng hợp các chi
phí đơn vị tính theo từng yêu tố ta được cih phí đơn vị sản phẩm hoàn thành
chuyển đi.
Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất
Phân này thường phản ánh 2 nội dung như sau:
- Chỉ rõ nguồn chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát
sinh trong kỳ
- Chỉ rõ phần phân bổ chi phí như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành,
chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Nội dung quá trình cân đối chi phí được tiến hành dựa trên nội dung
của tài khoản ”Chi phí sản phẩm dở dang” như sau:
Sản lượng bắt đầu sản xuất
và hoàn thành trong kỳ =
Sản lượng hoàn
thành trong kỳ Số SPDD đầu kỳ -
Sản lượng tương đương của
SPDD đầu kỳ =
Số sản phẩm
dở dang đầu kỳ Tỉ lệ chưa hoàn thành x
Sản lượng tương đương của
SPDD cuối kỳ =
Số sản phẩm dở
dang cuối kỳ Tỉ lệ hoàn thành x
Chi phí
được tính
trong kỳ
(Nguồn chi phí)
TK Chi phí sản phẩm dở dang
Số dư đầu kỳ xx
Nguyên liệu trực tiếp xx (di chuyển)
Nhân công trực tiếp xx
Sản xuất chung xx
Số dư cuối kỳ xx
Chi phí được phân bổ cho:
- Sản phẩm chuyển đi
- Sản phẩm dở dang cuối
kỳ chuyển sang kỳ sau
35
Việc cân đối chi phí sản xuất cung được thực hiện tương ứng với hai
phương pháp xác định sản lượng tương đương. Phần nguồn chi phí được xác
định giông nhau theo 2 phương pháp. Phần phân bổ chi phí, các phương pháp
phân bổ chi phí phụ thuộc vào từng phương pháp xác định sản lượng tương
đương, cụ thể:
- Phương pháp bình quân cả kỳ phân bổ chi phí cho hai bộ phận:
+ Sản lượng sản phẩm chuyển đi, chi phí phân bổ cho bộ phận này
được xác định theo công thức:
+ Sản lượng tương đương dở dang cuối kỳ, cih phí phân bổ cho bộ
phận này được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại theo công
thức:
- Phương pháp FIFO phân bổ chi phí sản xuất cho 3 bộ phận:
+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ: Chi phí sản
xuất phải tiếp tục kết tình vào để hoàn tất sản lượng này được xác định theo
từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại. Cách tính tương tự như đối với sản
lượng dở dang cuối kỳ ở phương pháp bình quân cả kỳ.
+ Sản lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ: chi phí xác
định theo công thức:
+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí phân
bổ cho sản lượng này cũng được xác định tương tự như đối với sản lượng dở
dang cuối kỳ ở phương pháp bình quân cả kỳ.
Ví dụ: Sách giáo trình trang 87
Chi phí phân bổ cho
sản phẩm chuyển đi
Số sản phẩm
chuyển đi
Chi phí đơn vị
phân xưởng =
x
Chi phí phân bổ cho sản lượng
tương đương dở dang cuối kỳ
Sản lượng
tương đương
Chi phí đơn vị
theo từng yếu tố =
x
Chi phí sản lượng mới đưa vào
SX và hoàn thành trong kỳ
Sản lượng hoàn
thành
Chi phí đơn vị
phân xưởng =
x
36
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ, SẢN LƢỢNG VÀ LỢI
NHUẬN
4.1. Ý nghĩa phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lƣợng và lợi nhuận
Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận giúp
nhà quản trị thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Cụ
thể, việc phân tích mối quan hệ trên chính là cơ sở khoa học để giải quyết cho
việc ra các quyết định như:
- Định giá bán đơn vị sản phẩm để phù hợp với thu nhâp của khách
hàng, thị trường tiêu thụ và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm để nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ nhằm thích nghi với nhu cầu khách hàng
- Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh về công suất, chất lượng sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường
- Xác định sản lượng sản phẩm tiêu thụ như thế nào để đạt tới lợi nhuận
tối đa và khai thác hết công suất của máy móc thiết bị và các tài sản đã đầu tư
nhằm giảm chi phí bình quân thấp nhất
- Xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm khai
thác khả năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Từ việc phân tích trên giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp, nhằm phát huy những mặt tích cực, từ đó sử dụng và
huy động tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao nhất.
Thông qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao
kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất, đạt được mục tiêu tối ưu của các nhà
quản trị.
4.2. Các khái niệm phục vụ cho phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản
lƣợng và lợi nhuận
4.2.1. Số dư đảm phí (Contribution margin)
Số dư đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện chênh lệch giữa thu nhập
(doanh thu) với biến phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư đảm phí trước
hết dùng để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận.
Nếu gọi:
X: sản lượng
g: Đơn giá bán
a: Biến phí đơn vị
B: Định phí
- Số dư đảm phí đối với 1 đơn vị sản phẩm: g-a
- Số dư đảm phí một loại sản phẩm: (g-a)X
- Số dư đảm phí của một bộ phận/doanh nghiệp: ∑(gi-ai)Xi
- Số dư đảm phí bình quân của một bộ phận/doanh nghiệp: ∑(gi-
ai)Xi/∑Xi
Số dư đảm phí thể hiện kết quả kinh doanh của từng bộ phận hay của
toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng:
- Nếu số dư đảm phí < chi phí cố định thì doanh nghiệp lỗ do không đủ
để trang trải định phí
- Nếu số dư đảm phí > định phí thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi vì
thừa trang trải định phí.
37
Để phân tích kết quả kinh doanh của từng hoạt động, từng sản phẩm, ta
cần tính tổng số dư đảm phí, số dư đảm phí bình quân, số dư đảm phí theo
từng loại sản phẩm, và số dư đảm phí đơn vị sản phẩm. Sản phẩm nào có số
dư đảm phí cao thì sẽ hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm đó. Khi cơ
cấu sản xuất thay đổi thì số dư đảm phí bình quân cũng thay đổi theo.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mỗi
sản phẩm có mức số dư đảm phí khác nhau. Do vậy khi tăng cùng một sản
lượng, những sản phẩm có số dư đảm phi cao hơn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận
hơn. Khi giảm cùng một lượng sản phẩm, sản phẩm nào có số dư đảm phí thấp
sẽ làm giảm ít hơn lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy khi cần phải giảm sản
lượng, doanh nghiệp nên lựa chọn những sản phẩm có số dư đảm phí thấp.
Khi điểm hòa vốn đã đạt được thì lợi nhuận sẽ tăng tỷ lệ theo số dư
đảm phí quan hệ với doanh thu. Cụ thể:
Lợi nhuận tăng thêm khi sản
xuất vượt điểm hòa vốn
=
Số sản phẩm bán trên
điểm hòa vốn
x
Số dư đảm phí
đơn vị sản phẩm
Hoặc:
Lợi nhuận tăng thêm khi
sản xuất vượt điểm hòa
vốn
=
Số sản phẩm bán
trên điểm hòa
vốn
x
Số dư đảm phí
đơn vị sản
phẩm
-
Chi
phí cố
định
Ví dụ: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí và
xác định lợi nhuận tiêu thụ 500 và 550 sản phẩm biết các số dliệu tiêu thụ sản
phẩm của công ty X như sau: (đvt: đồng)
1. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm 150.000
2. Giá bán đơn vị sản phẩm 250.000
3. Tổng chi phí cố định 1 tháng 51.000.000
4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa số dư
đảm phí và doanh thu.
Tỷ lệ số dư đảm phí của một sản phẩm chính là tỷ lệ giữa số dư đảm phí
của sản phẩm đó trên doanh thu của sản phẩm đó:
Tỷ lệ số dư đảm phí
của một loại sản
phẩm
=
Tổng số dư đảm phí một loại
SP =
(g-a)X
=
g-
a
Tổng doanh thu một loại SP gX g
Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thường áp dụng cho những doanh nghiệp
sản xuất nhiều loại sản phẩm:
Tỷ lệ số dư đảm phí có ý nghĩa như sau:
- Tỷ lệ này cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng
dùng để trang trải chi phí khả biến và còn lại bao nhiêu đồng để bù đắp chi phí
cố định.
- Tỷ lệ số dư đảm phí cho phép các doanh nghiệp xác định khả năng sinh
lời của từng loại sản phẩm. Trong trường hợp cùng tăng một mức doanh thu
như nhau, những sản phẩm có tỉ lệ số dư đảm phí cao thì tốc độ tạo ra lợi
nhuận nhanh.
Tỷ lệ số dư
đảm phí bình
quân
=
Tổng số dư đảm phí
=
∑(gi-ai)Xi
Tổng doanh thu tiêu
thụ
∑ giXi
38
- Tỷ lệ số dư đảm phí là một kênh thông tin quan trọng khi đánh gái hiệu
quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ, phương án đầu tư, dùng để so sánh
với các chỉ tiêu khác khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối
ưu.
- Khi doanh nghiệp hòa vốn, tỷ lệ số dư đảm phí cũng chính là tỷ lệ tăng
lợi nhuận khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên. Ta có thể xác định lợi
nhuận của doanh nghiệp dựa vào các công thức sau:
Lợi nhuận =
Doanh thu tiêu thụ
trên điểm hòa vốn
x
Tỉ lệ số dư đảm phí của
một loại sản phẩm
Hoặc:
Lợi nhuận =
Doanh thu tiêu
thụ
x
Tỉ lệ số dư đảm phí của
một loại sản phẩm
-
Chi phí
cố định
Ví dụ: Lấy số liệu ở bài trên. Giả sử doanh nghiệp có kế hoạch tăng thêm
doanh thu là 45.000.000 đ trong tháng tới. Hãy xác định tỷ lệ số dư đảm phí và
cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm bao nhiêu?
4.2.3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
Các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng, sản phẩm. Mỗi
mặt hàng thường có vai trò khác nhau trong việc tạo ra lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp. Vì vậy các nhà quản trị cần phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm tối
ưu, vừa đem lại lợi nhuận cao nhất, vừa đảm bảo các mục tiêu kinh tế khác
cho doanh nghiệp.
Cơ câu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong
tổng số các mặt hàng tiêu thụ. Cơ cấu sản phẩm có thể tính theo doanh thu
hoặc theo khối lượng tiêu thụ.
Cơ cấu tiêu thụ
của một mặt hàng
=
Doanh thu tiêu thụ của một mặt
hàng
Tổng doanh thu tiêu thụ
Hoặc:
Cơ cấu tiêu thụ
của một mặt hàng
=
Sản lượng tiêu thụ của một mặt
hàng
Tổng sản lượng tiêu thụ
Cơ cấu tiêu thụ có ý nghĩa như sau:
- Phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thiết lập
được một cơ cấu hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường và khai thác tố đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời
là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm cũng như thu mua hàng hóa
một cách hợp lý.
- Do mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí và số dư đảm phí đơn vị
khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm tỷ lệ đảm phí bình
quân và số dư đảm phí bình quân sản phẩm thay đổi theo. Sự thay đổi này ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy các nhà quản trị
kinh doanh phải biết lựa chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hợp lý đẻ làm tăng lợi
nhuận. Thông thường những sản phẩm được chú trọng là những sản phẩm có
số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất để sản xuất và tiêu thụ.
Số dư đảm phí bình quân có thể được tính theo cơ cấu tiêu thụ như sau:
39
=
∑(Số dư đảm phí từng sản phẩm x cơ cấu tiêu thụ theo doanh
thu)
Ví dụ: Một công ty sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm A, B, C. Các sản
phẩm này đồng chất, thông tin về các sản phẩm như sau:
Chỉ tiêu A B C
1. Giá bán đơn vị SP (1.000 đ) 2 3 5
2. Chi phí khả biến đơn vị sp (1.000 đ) 1.2 1.5 2
3. Cơ cấu SP tiêu thụ theo DT tiêu thụ 0.6 0.3 0.1
4. Chi phí cố định (ngàn đồng/tháng) 90.000.000
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
2. Giả sử cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tính theo số lượng là 50%, 30%,
20%. Hãy xác định số dư đảm phí bình quân đơn vị sản phẩm.
4.3. Phân tích điểm hòa vốn
4.3.1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp
chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có thể hiểu lợi nhuận tại điểm hòa vốn
bằng không, doanh thu bằng chi phí, hay nói cách khác là tổng số dư đảm phí
bằng tổng chi phí cố định.
Điểm hòa vốn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giúp cho các nhà quản
trị biết được ngưỡng cần sản xuất và tiêu thụ đạt được mức lợi nhuận như dự
kiến. Thông tin phân tích điểm hòa vốn có vai trò quan trọng trong các doanh
nghiệp, được các nhà quản trị quan tâm.
Phân tích điểm hòa vốn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ
động xác định tại mức doanh thu nào thì tương ứng với sản lượng sản xuất,
tiêu thụ. Đồng thời cũng biết được cần một khoảng thời gian bao nhiêu để đạt
được điểm hòa vốn và mức lợi nhuận dự định. Từ đó doanh nghiệp chủ động
lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Trên cơ sở đó để xây
dựng các giá bán, các chi phí phát sinh phù hợp...
Mặt khác, phân tích điểm hòa vốn cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị doanh nghiệp về các chỉ tiêu an toàn từ đó nhận diện mức độ rủi ro của các
phương án đầu tư.
4.3.2. Nội dung phân tích điểm hòa vốn
a. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm
hay các sản phẩm đồng nhất
Khi phân tích điểm hòa vốn, trước hết phải xác định điểm hòa vốn.
Điểm hòa vốn có thể được xác định theo 2 cách:
* Cách 1: Xác định điểm hòa vốn thông qua phương trình
Doanh thu = Chi phí
= Tổng biến phí + Tổng định phí
Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí = 0
Tỷ lệ số dư
đảm phí bình
quân
=
Tổng số dư đảm phí
Tổng doanh thu tiêu
thụ =
∑Số dư đảm phí từng sản phẩm x Doanh thu
Tổng doanh thu
40
X
*
g – X*a – B = 0
X
*
= B/(g-a)
Gọi c là số dư đảm phí đơn vị sản phẩm, ta có:
X
*
= B/c
Khi đã xác định được sản lượng hòa vốn X*, ta có thể tính được doanh
thu hòa vốn:
Doanh thu
hòa vốn
= X
*
g =
Bg
=
B
(g-a) d
Trong đó, d là tỉ lệ số dư đảm phí của một sản phẩm.
Từ đó xác định được thời gian hòa vốn:
Thời gian
hòa vốn
=
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu của 1 kỳ
Hoặc:
Thời gian
hòa vốn
=
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng của 1 kỳ
Ví dụ: Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí của Công
ty cổ phần Hoàng Sơn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
năm N như sau: (ĐVT: ngàn đồng)
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ %
1. Doanh thu (8.000 x 100)
2. Biến phí
a. Biến phí sản xuất
b. Biến phí bán hàng và QLDN
3. Số dư đảm phí
4. Định phí
a. Định phí sản xuất
b. Định phí ngoài sản xuất
800.000
560.000
480.000
80.000
240.000
300.000
220.000
80.000
100
70
60
10
30
37,5
27,5
10
5. Lợi nhuận -60.000 -7.5
Dựa vào Báo cáo trên năm N của Công ty bị lỗ 60.000 (ngàn đồng).
Hãy xác định điểm hòa vốn.
Cách 2: Xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị
Ngoài phương pháp trên, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng
phương pháp đồ thị. Có hai cách sử dụng đồ thị để xác định điểm hòa vốn: đồ
thị chi phí, sản lượng và lợi nhuận và đồ thị sản lượng và lợi nhuận.
Ta giả thiết trục hoành Ox thể hiện sản lượng tiêu thụ, Trục tung thể
hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điểm hòa vốn là giao điểm của đường
doanh thu và đường chi phí. Lợi nhuận có thể xác định dựa vào các mức
doanh thu bất kỳ trên đồ thị.
Theo các số liệu cho ở ví dụ trên ta có thể vẽ đồ thị như sau:
300
1.000
10
0
Tổng chi phí
Doanh thu
Y = ax
Y = B
Lãi
Lỗ
41
Căn cứ vào đồ thị, ta thấy đường biểu diễn doanh thu và biểu diễn chi
phí cắt nhau tại điểm có sản lượng là 10.000SP, tương ứng doanh thu 1.000
triệu đồng, đây chính là điểm hòa vốn.
b. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng.
Phân tích điểm hòa vốn vì thế mà phức tạp hơn. Chúng ta có thể vận dụng
những cách sau:
* Cách 1: Phân tích điểm hòa vốn của nhiều sản phẩm chuyển thành
phân tích điểm hòa vốn của một sản phẩm. Cách này áp dụng cho những
doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh mỗi sản phẩm riêng biệt, vì vậy mà
các khoản định phí, biến phí cho từng sản phẩm có thể tách biệt với nhau. Chi
phí quản lý không phân bổ cho các sản phẩm. Như vậy phân tích điểm hòa
vốn tương tự như trường hợp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.
* Cách 2: Được xem xét trong trường hợp cơ cấu sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ ổn định. Khi đó ta có thể xác định được tỷ lệ số dư đảm phí bình quân,
doanh thu hòa vốn:
Doanh thu hòa vốn =
Tổng định phí
Tỷ lệ số dư đảm phí
Tổng định phí trong công thức trên bao gồm tổng định phí của toàn
doanh nghiệp. Với doanh thu đã xác định, ta có thể tính được doanh thu hòa
vốn của từng loại sản phẩm và dịch vụ:
Doanh thu hòa vốn
của sản phẩm A
= DT hòa vốn chung x Cơ cấu DT của sản phẩm A
Cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm điểm hòa vốn thay đổi theo, do đó các
nhà quản trị cần phải biết lựa chọn cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý để làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường cơ cấu sản phẩm thay đổi
theo hướng tăng số lượng sản phẩm có số dư đảm phí hoặc tỉ lệ số dư đảm phí
cao.
Ví dụ: Công ty kinh doanh 2 mặt hàng A, B có số liệu sau:
Chỉ tiêu/Năm
Năm N Năm N+1
A B A B
1. Doanh thu (ngàn đồng) 20.000 80.000 80.000 20.000
2. Tỷ lệ CP khả biến/Doanh thu
(%)
75 50 75 50
3. Tổng chi phí cố định (1.000 đ) 27.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quản kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
2. Cho biết sự ảnh hưởng của thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đến
doanh thu hòa vốn, số dư đảm phí và lợi nhuận của công ty?
4.3.3. Lập kế hoạch sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mong muốn
Trong thực tế, nhiều trường hợp doanh nghiệp cần phải xác định mức
lợi nhuận dự đoán trước, sau đó mới tính doanh thu và sản lượng tương ứng.
Việc xác định lợi nhuận theo kế hoạch giúp cho các nhà quản trị lựa chọn
phương án kinh
doanh tối ưu. Để đạt được các chỉ tiêu dự đoán này, ta sử dụng một số
phương trình dự đoán lợi nhuận sau:
42
= Số dư đảm phí BQKH x Số SP tiêu thụ KH
= Doanh thu KH x Tỉ lệ số dư đảm phí BQKH
Sản lượng tiêu thụ để
đạt lợi nhuận KH
=
Tổng CPCĐ + Lợi nhuận KH
Số dư đảm phí bình quân KH
Doanh thu để đạt lợi
nhuận KH
=
Tổng CPCĐ + Lợi nhuận KH
Tỉ lệ số dư đảm phí bình quân KH
Công thức trên áp dụng đối với lợi nhuận trước thuế. Đối với lợi nhuận
sau thuế, ta phải sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận KH
trước thuế
=
Lợi nhuận KH sau thuế
1-Thuế suất thuế TNDN
Ví dụ: Một công ty kinh doanh mỹ phẩm ở thị trường truyền thống tình
hình sản xuất và tiêu thụ như sau:
Chỉ tiêu Trị số
1. Số lượng SP tiêu thụ 1 tháng (SP) 6.000
2. Đơn giá SP (1.000 đ) 120
3. Biến phí đơn vị SP (1.000 đ) 30
4. Tổng định phí 1 tháng (1.000 đ) 450.000
5. Năng lực sản xuất 1 tháng tối đa (SP) 9.000
Yêu cầu: Xác định số sản phẩm cần tiêu thụ để đạt được lợi nhuận sau
thuế hàng tháng 225 triệu đồng, biết thuế suất thuế TNDN là 25%.
4.3.4. Các chỉ tiêu an toàn
Các chỉ tiêu an toàn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương
án kinh doanh và xác định mức độ rủi ro của các hoạt động, nhằm đưa ra các
thông tin thích hợp. Các chỉ tiêu an toàn gồm doanh thu, sản lượng, thời gian
an toàn thể hiện bằng con số tương đối và tuyệt đối.
- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện với dự
toán so với doanh thu hòa vốn. Ngoài ra chúng ta còn sử dụng chỉ tiêu tương
đối là hệ số doanh thu an toàn.
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế (dự toán) – Doanh thu hòa vốn
Hệ số doanh thu an toàn =
Doanh thu an toàn
Doanh thu thực tế (dự toán)
- Sản lượng an toàn là phần chênh lệch giữa sản lượng dự toán so với
sản lượng hòa vốn
Sản lượng an toàn = Sản lượng thực tế (dự toán) - Sản lượng hòa vốn
Hệ số sản lượng an toàn là tỷ số giữa sản lượng an toàn và sản lượng
thực tế
Hệ số sản lượng an toàn =
Sản lượng an toàn
Sản lượng thực tế (dự toán)
- Thời gian an toàn là phần chênh lệch giữa thời gian thực tế/ dự toán
so với thời gian hòa vốn.
Thời gian an toàn = Thời gian thực tế (dự toán) - Thời gian hòa vốn
Hệ số thời gian an toàn =
Thời gian an toàn
Thời gian thực tế (dự toán)
Tổng số dư đảm phí kế hoạch = Tổng chi phí cố định KH + Lợi nhuận KH
43
Các chỉ tiêu an toàn càng cao chứng tỏ mức hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp càng ổn định và ít rủi ro và ngược lại. Đây là những chỉ tiêu
thường hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên các chỉ tiêu này thường tác động tới
đòn bẩy kinh doanh và phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.
Ví dụ: Hãy xác định điểm hòa vốn và doanh thu an toàn theo số liệu
sau:
1. Giá bán đơn vị sản phẩm (đ) 40.000
2. Chi phí NVL TT đơn vị SP (đ) 8.000
3. Chi phí NCTT đơn vị SP (đ) 10.000
4. Chi phí SX chung đơn vị SP (đ) 6.000
5. Chi phí cố định bán hàng 1 tháng (đ) 25.000.000
6. Ch phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07200047_2803_1982815.pdf