Tài liệu Đề cương bài giảng Đề cương bài giảng thuế: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THUẾ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
`
Hưng Yên
1
MỤC LỤC
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ ................................................................................................................ 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế ............................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của thuế .............................................................................................................................. 4
1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí ............................................................................................................. 4
1.2. Vai trò của thuế ........................................................................
85 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bài giảng Đề cương bài giảng thuế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THUẾ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
`
Hưng Yên
1
MỤC LỤC
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ ................................................................................................................ 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế ............................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của thuế .............................................................................................................................. 4
1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí ............................................................................................................. 4
1.2. Vai trò của thuế ......................................................................................................................................... 5
1.2.1. Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước ................................................................... 5
1.2.2. Điều tiết kinh tế vĩ mô ........................................................................................................................ 5
1.3. Hệ thống thuế ............................................................................................................................................ 5
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 5
1.3.2. Phân loại ............................................................................................................................................. 5
1.3.3. Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế ............................................................................................. 6
1.4. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế ................................................................................................ 7
1.4.1. Tên gọi ............................................................................................................................................... 7
1.4.2. Đối tượng nộp thuế ............................................................................................................................ 7
1.4.3. Đối tượng chịu thuế ........................................................................................................................... 7
1.4.4. Căn cứ tính thuế ................................................................................................................................. 7
1.4.5. Chế độ miễn thuế, giảm thuế ............................................................................................................. 8
1.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế (Theo luật quản lý thuế) .............................. 8
1.5.1. Đăng ký thuế ...................................................................................................................................... 8
1.5.2. Kê khai, nộp các loại thuế .................................................................................................................. 8
1.5.3. Quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế ................................................................................................... 8
1.6. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế .............................................................................................. 8
1.6.1. Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc ............................................................................................ 9
1.6.2. Tổng cục Hải Quan và các đơn vị trực thuộc ..................................................................................... 9
1.6.3. Kho bạc nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ....................................................................... 10
1.7. Một số sắc thuế, phí lệ phí ...................................................................................................................... 10
1.7.1. Thuế Nhà đất .................................................................................................................................... 10
1.7.2. Thuế tài nguyên ................................................................................................................................ 14
1.7.3. Thuế môi trường .............................................................................................................................. 20
2
1.7.4. Môn bài ............................................................................................................................................ 20
1.7.5. Thuế, phí, lệ phí khác ....................................................................................................................... 23
Chương 2: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU ............................................................................ 24
2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế xuất nhập khẩu (XNK) .................................................................................. 24
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 24
2.2. Nội dung cơ bản của thuế XNK hiện hành ở Việt Nam .......................................................................... 24
2.2.1. Phạm vi áp dụng:.............................................................................................................................. 24
2.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 25
2.2.3. Tỷ giá tính thuế: ............................................................................................................................... 26
2.2.4. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế XNK .............................................. 26
2.2.5 Đăng ký ,kê khai, nộp thuế ............................................................................................................... 30
Chương 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT .................................................................................................... 32
3.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ........................................................................ 32
3.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................................................ 32
3.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 33
3.2. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB ở Việt Nam hiện nay .......................................................................... 33
3.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TTĐB ........................................................................................................... 33
3.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 35
3.2.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .................................................................................... 38
3.2.4. Miễn, giảm, hoàn thuế TTĐB .......................................................................................................... 41
Chương 4: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...................................................................................................... 44
4.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT ..................................................................................................... 44
4.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................................................ 44
4.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 44
4.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam ........................................................................ 45
4.2.1. Phạm vi áp dụng ............................................................................................................................... 45
4.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 47
4.2.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ............................................................................................. 48
4.2.4. Hoá đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ ................................................................................. 50
4.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .................................................................................... 50
4.2.6. Hoàn thuế GTGT ............................................................................................................................. 51
Chương 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 53
3
5.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế TNDN ..................................................................................................... 53
5.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 53
5.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 53
5.1.3. Vai trò .............................................................................................................................................. 54
5.2. Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................................................... 54
5.2.1. Đối tượng nộp thuế .......................................................................................................................... 54
5.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 55
5.2.3. Thuế thu nhập từ quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất .......................................................... 63
5.2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN ........................................................................ 67
5.2.5. Miễn, giảm thuế TNDN ................................................................................................................... 70
Chương 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN................................................................................................... 74
6.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................... 75
6.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 75
6.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 75
6.2. Nội dung thuế thu nhập cá nhân .............................................................................................................. 75
6.2.1. Đối tượng nộp thuế .......................................................................................................................... 75
6.2.2. Thu nhập chịu thuế ........................................................................................................................... 76
6.2.3. Thu nhập không chịu thuế ................................................................................................................ 77
6.2.4. Biểu thuế và phương pháp tính thuế ................................................................................................ 78
6.2.5. Đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế ......................................................................... 80
4
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ
và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
1.1.2. Đặc điểm của thuế
- Tính Bắt buộc: Để Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của
mình thì cần phải có các nguồn lực tài chính. Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành
pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp một phần của cải mà họ làm ra
và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước gọi là ngân sách Nhà nước. Chốn thuế, hay gian lận
thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt hành chính hoặc hình sự.
- Tính không hoàn trả trực tiếp: Trước khi thu thuế Nhà nước không cam kết cung ứng trực tiếp một
dịch vụ công nào cho người nộp thuế, sau khi nộp thuế Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực
tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa
vụ thuế với lý do không được hoặc được hưởng ít những lợi ích từ Nhà nước.
- Tính kinh tế: Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế và được xây dựng trên nền tảng giá trị thặng dư
do nền kinh tế tạo ra. Do vậy cách tốt nhất để tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định chính là phát triển
kinh tế, chăm lo cho sự thịnh vượng của đất nước, cuộc sống của nhân dân, đó chính là nuôi sức dân.
1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối
với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một
số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây
dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.
Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng
giữa chúng có sự khác biệt như sau:
Nội
dung
Thuế Lệ phí Phí
Khái
niệm
Thuế là hình thưc đóng
góp nghĩa vụ theo luật
định của các pháp nhân thể
nhân cho nhà nước nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của nhà nước
Là số tiền tổ chức, cá nhân phải nộp
khi được các cơ quan nhà nước hoặc
các tổ chức uỷ quyền phục vụ công
việc quản lý hành chính nhà nước
Là số tiền tổ chức, cá nhân
phải nộp khi được 1 tổ
chức cung cấp dịch vụ
CQ ban
hành
Quốc hội UBTV quốc hội, các bộ, các cấp
chính quyền địa phương
UBTV quốc hội, các bộ,
các cấp chính quyền địa
phương
Tính
pháp lý
Cao nhất Thấp hơn thuế, vì chỉ khi tổ chức cá
nhân làm các thủ tục hành chính mới
phải nộp
Thấp nhất
Tính chất Là khoản đóng góp bắt
buộc và không hoàn trả
trực tiếp cho người nộp
Mang tính chất là một khoản thù lao
nhằm hoàn trả trực tiếp các chi phí
phát sinh
Mang tính chất giá cả
Đối
tượng
Tất cả các đối tượng theo
quy định của nhà nước
phải nộp thuế
Chỉ khi được thực hiện các thủ tục
hành chính mới phải nộp
Chỉ khi được các tổ chức
cung cấp dịch vụ mới phải
nộp
5
1.2. Vai trò của thuế
1.2.1. Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước
Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo
cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. Nhà nước tiến hành tham gia
phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Chức năng phân
phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình
thức tiền tệ vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có thu
nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó laiỷ
được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế-xã hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã
hội.Trong một chừng mực nhất định, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra
đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Ðiều này được giải thích
bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc thực hiện nhiều chính sách khác
nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các qúa trình kinh tế.
1.2.2. Điều tiết kinh tế vĩ mô
Chức năng điều tiết của thuế được thực hiện thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác
nhau, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và mức thuế khác nhau, sử dụng các mức ưu đãi miễn
giảm khác nhau. Trên cơ sở đó Nhà nước khuyến khích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung,
phù hợp lợi ích của xã hội.
- Thuế góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư
- Thuế góp phần phân phối lại của cải của xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng
- Thuế góp phần bảo hộ sản xuất nội địa, duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Hệ thống thuế
1.3.1. Khái niệm
Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối quan hệ thống nhất, biện chứng,
phụ thuộc lẫn nhau, cùng hướng vào một mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định của
Nhà nước. Tùy trong từng thời kỳ mà nhà nước đặt ra các loại thuế khác nhau phù hợp với nhu cầu
tài chính của Nhà nước và khả năng đáp ứng của nền kinh tế.
Mỗi sắc thuế có cơ sở đánh thuế khác nhau, tuy nhiên nó đều dựa trên các hoạt động kinh tế
xã hội. Các sắc thuế này không tồn tại độc lập mà hợp thành một thể thống nhất trong đó sắc thuế
này có thể là cơ sở ràng buộc hoặc đặt ra yêu cầu đối với sắc thuế khác.
1. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
2.1 Thuế nhà thầu (gồm thuế GTGT và thuế TNDN hoặc thuế TNCN)
2.2 Thuế cước (hệ quả từ thuế TNDN)
3. Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
4. Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK)
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB)
6. Thuế tài nguyên
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
9. Thuế môn bài
1.3.2. Phân loại
Hệ thống pháp luật thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Ðể định hướng xây dựng và quản lý
hệ thống thuế, chúng ta tiến hành sắp xếp các Luật thuế có cùng tính chất thành những nhóm khác
nhau, gọi là phân loại thuế.
6
Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm
khác nhau theo những tiêu thức nhất định.
1.3.2.1. Phân loại theo phương thức đánh thuế (gồm thuế trực thu và thuế gián thu)
a/ Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản
xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. Tức là người
nộp thuế không phải là người chịu thuế.
- Người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế cho nhà nước, thay mặt Nhà nước
thu thuế của người mua hàng hóa, thay mặt người mua hàng hóa nộp thuế cho Nhà nước.
- Người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ cuối cùng là người chịu thuế, họ nộp thuế cho Nhà
nước thông qua người bán.
Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt...
b/ Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc
thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là
người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế.
ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp...
Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng
chính sách pháp luật thuế.
1.3.2.2.Phân loại theo đối tượng đánh thuế
Theo cách phân loại này thuế được chia thành:
Thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
Thuế thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài sản như thuế nhà đất.
Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát huy tác dụng riêng
của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và
vai trò của hệ thống pháp luật thuế.
1.3.3. Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế
1.3.3.1. Tiêu chuẩn công bằng
Có hai hình thức công bằng đó là công bằng ngang và công bằng dọc
Công bằng ngang là: Mọi cá nhân có điều kiện về mọi mặt ngang nhau thì phải có trách nhiệm nộp
thuế như nhau.
Công bằng dọc là: Cá nhân có điều kiện về kinh tế và thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn.
Thể hiện qua việc anh phải nộp thuế thu nhập cá nhân càng cao khi có thu nhập càng cao, nộp thuế
tiêu dùng càng nhiều khi anh có khả năng mua sắm nhiều hàng hóa giá trị cao hơn những người có
thu nhập thấp hơn.
Tiêu chuẩn công bằng này thường được thể hiện rõ nét hơn khi xét cả hệ thống thuế.
1.3.3.2. Tiêu chuẩn hiệu quả
Hiệu quả của hệ thống thuế được xét trên các mặt sau:
a/ Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường là phân bố các nguồn lực, thu nhập xã hội không đồng đều và
mang tính tự phát, vì vậy Nhà nước cần dùng hệ thống công cụ điều tiết vĩ mô của mình, trong đó có
công cụ thuế để can thiệp giảm thiểu các tác động tiêu cực trên, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động
hiệu quả cao nhất.
b/ Hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất
Khi Nhà nước thu thuế thì xã hội phải chịu các loại chi phí đó là:
- Chi phí hoạt động của bộ máy thu thuế của Nhà nước như thuế và Hải quan
- Chi phí tuân thủ của các đối tượng nộp thuế
Hiệu quả tổ chức thu thuế chỉ đạt được khi chi phí hành thu này là thấp nhất trên cơ sở số thuế thu
được là cao nhất. Muốn vậy thì hệ thống thuế phải đơn giản, dễ hiểu, ít các mục tiêu xã hội, ít miễn
giảm
7
1.3.3.3. Tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch
Hệ thống thuế phải chỉ rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế cũng như đối tượng nộp thuế
và các đối tượng có liên quan khác. Từ ngữ phải dễ hiểu, phương pháp xác định thuế phải đơn giản.
Mỗi sắc thuế phải chỉ rõ Mỗi sắc thuế phải chỉ rõ đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và các mức
thuế suất, các điều khoản miễn giảm, đảm bảo cho cơ quan thuế cũng như đối tượng nộp thuế dễ
dàng thực hiện.
1.3.3.4. Tiêu chuẩn linh hoạt
Một hệ thống thuế được thiết kế sao cho linh hoạt thích ứng và can thiệp vào nền kinh tế một
cách tự động là một hệ thống thuế có sức sống tốt. Khi nền kinh tế phát triển nóng thì hệ thống thuế
có tác dụng can thiệp như hệ thống phanh tự động giảm sức nóng của nền kinh tế và ngược lại. Khi
có sự độc quyền thì hệ thống thuế có tác dụng giảm sự độc quyền.
1.4. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế
Mỗi sắc thuế được quy định dưới dạng một văn bản pháp luật về thuế như luật, pháp lệnh,
nghị quyết do các cơ quan lập pháp, hành pháp cao nhất ban hành. Dưới nó có các văn bản dưới luật
hướng dẫn thực hiện như Nghị định, thông tư
Bất kỳ một sắc thuế nào cũng có các yếu tố cơ bản sau đây:
1.4.1. Tên gọi
Tên gọi của mỗi sắc thuế thường đơn giản, ngắn gọn, phản ánh tính chất chung nhất của sắc
thuế đó và để phân biệt với các sắc thuế khác. Như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân
1.4.2. Đối tượng nộp thuế
Là các pháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện
được dự liệu trong Luật thuế.
Ðối tượng không thuộc diện chịu thuế là trường hợp các thể nhân và pháp nhân có các hoạt
động tương tự các điều kiện được dự liệu nhưng Luật thuế quy định không thuộc phạm vi điều chỉnh
thì các hoạt động đó không thuộc diện chịu thuế theo quy định trong Luật thuế.
1.4.3. Đối tượng chịu thuế
1.4.4. Căn cứ tính thuế
Trong các Luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dưạ trên căn cứ nào. Tùy
thuộc nội dung, tính chất của từng loại thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn
cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra trong một số
loại thuế, căn cứ tính thuế còn được quy định bao gồm một số yếu tố khác như số lượng hàng hoá,
giá tính thuế...
a/ Ðối tượng tính thuế:
Là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế, phản ánh nội dung kinh tế - xã hội, nguồn gốc của bộ
phận của cải được tập trung vào qũy ngân sách Nhà nước, thể hiện tính chất độc lập của một loại
thuế trong hệ thống pháp luật thuế. Do đó, các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi loại
thuế có tính độc lập. Chẳng hạn, đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế...
b/ Mức thuế:
Mức thuế là đại lượng xác định số thu trên cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế
suất hay định suất thuế.
+ Thuế suất: Được tính theo tỷ lệ % trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Tuỳ theo từng Luật
thuế mà người ta áp dụng các mức thuế suất khác nhau.
+ Định suất thuế: Là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo một đơn vị vật lý của đối tượng chịu
thuế.
8
1.4.5. Chế độ miễn thuế, giảm thuế
Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong các Luật thuế. Chế độ giảm thuế, miễn
thuế được áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân là đối tượng nộp thuế nhưng có các dấu hiệu và
sự kiện được dự liệu trong Luật thuế thì được giảm một phần số thuế phải nộp hoặc được miễn nộp
thuế theo thời hạn do từng Luật thuế quy định.
Chế độ giảm, miễn thuế thường được quy định thành một chương riêng trong Luật thuế nhằm
thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
1.4.6. Điều khoản thi hành
Ðể đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trung đúng, đủ, kịp thời
nguồn thu từ thuế vào ngân sách Nhà nước, các Luật thuế đều có quy định thời điểm có hiệu lực, các
biện pháp chế tài của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân vi phạm Luật thuế, khen thưởng
đối với các thể nhân, pháp nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế.
Các biện pháp chế tài được áp dụng để đảm bảo sự tuân thủ Luật thuế bao gồm các biện pháp
cưỡng chế hành chính và cưỡng chế tư pháp.
Mỗi Luật thuế sẽ quy định cụ thể cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong qúa trình áp dụng Luật thuế.
1.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế (Theo luật quản lý thuế)
1.5.1. Đăng ký thuế
Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế
- Chế độ kê khai thuế quy định trong Luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp
thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán,
chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối
với từng loại thuế mà Luật thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý
về nghĩa vụ kê khai củ đối tượng nộp thuế.
- Thu thuế:
Là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong Luật thuế có các quy định về trách
nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nước Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động thu thuế như cơ
quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, trong các Luật thuế còn quy định trách
nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cơ quan Nhà nước có liên quan
trong qúa trình thực hiện việc thu thuế hoặc trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân thực
hiện ủy nhiệm việc thu thuế.
1.5.2. Kê khai, nộp các loại thuế
- Chế độ thu, nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phương thức thu nộp thuế.
Hành vi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế được thể hiện ở việc nộp đủ và
đúng thời hạn số thuế phải nộp. Thời hạn nộp thuế quy định trong các Luật thuế và các văn bản pháp
luật thuế được xác định phù hợp với nội dung, tính chất của từng loại thuế.
1.5.3. Quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế
1.6. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế
Bộ tài chính thống nhất quản lý hệ thống thuế trong phạm vi cả nước, trong đó chia làm 2 tổng
cục. Tổng cục Thuế làm nhiệm vụ quản lý thuế nội địa. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu do Tổng
cục Hải quan thực hiện. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung
ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước.
9
1.6.1. Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc
Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế trong nội địa. Theo quyết định thành lập,
Tổng cục thuế có nhiệm vụ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn
thi hành các Luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ
chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các Luật thuế trong cả nước; nghiên cứu hoàn
thiện cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm
tra qúa trình chấp hành các Luật thuế để việc thực hiện các Luật thuế đạt được kết qủa cao; giải
quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế...
Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu
trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy Của cục thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số
phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế.
Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực
hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu
khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
Các Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ
máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu
thuế.
Chi cục thuế có nhiệm vu, quyền hạn sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn
Huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối
tượng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế.
Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong
việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được
giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất
định.
1.6.2. Tổng cục Hải Quan và các đơn vị trực thuộc
Tổng cục Hải quan là đơn vị trực thuộc bộ Tài Chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh, mượn đường Việt
Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua
biên giới. Các hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản
khác xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều chịu sự quản lý Nhà nước về hải quan theo
quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan.
Cục Hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Hải quan cửa khẩu, Ðội kiểm soát hải quan.
- Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm quy định thủ tục khai báo, kiểm hóa, tính thuế, nộp thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thống nhất trong toàn ngành Hải
quan. Hải quan tỉnh, thành phố và hải quan cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thủ
tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp đủ các chứng từ hợp lệ để tính thuế, tính
đúng số thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế.
Ðảm bảo thực hiện quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển
trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của
Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan.
Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh, mượn đường Việt Nam, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định
của Nhà nước về hải quan.
Ðào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân vi
Hợp tác quốc tế với Hải quan các n
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của m
chính quyền địa phương các cấp, các lực l
vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
1.6.3. Kho bạc nhà nước, các cấp chính quyền địa ph
Bộ máy thu thuế
1.7. Một số sắc thuế, phí lệ phí
1.7.1. Thuế Nhà đất
1.7.1.1. Khái niệm
Trong lịch sử nước ta thuế đất đã
vào đất ở, đất vườn của các chủ đất. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, thuế đất ở v
bãi bỏ. Năm 1956 Nhà nước ban h
xã. Khi thực hiện xong công cuộc cải tạo, ở th
từ năm 1961 nguồn thu của thuế thổ trạch c
Trong cải cách thuế bước 1 năm 1990, thu
thuế nhà đất chính thức được ban h
hình hiện nay mới chỉ thực hiện phần thuế đất, tạm thời ch
thuế nhà. Ngày 19/5/1994 Nhà nư
ên hải quan.
ước.
ình, Hải quan Việt Nam phối hợp chặt chẽ với
ượng vũ trang, cơ quan Nhà nước khác, tổ chức x
ương
được áp dụng từ thời Pháp thuộc với tên gọi là thu
ành thuế thổ trạch đánh vào đất ở và nhà ở trong các th
ành phố, thị xã không còn đất thuộc sở hữu ri
òn lại không đáng kể.
ế nhà đất đã được nghiên cứu và ngày 31/7/1992 Pháp l
ành. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong tình
ưa thu thuế nhà và chưa có quy đ
ớc tiếp tục ban hành Pháp lệnh sửa đổi thuế nh
10
ã hội, dựa
ế " điền thổ " thu
ùng tự do đã bị
ành phố, thị
êng nên
ệnh
ịnh vế
à đất.
11
Như vậy: Thuế đất hiện nay ở nước ta là thuế thu vào việc sử dụng đất vào việc xây dựng công trình
để ở và các công trình không sản xuất kinh doanh.
Mục đích của việc áp dụng thuế đất:
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thực hiện công bằng xã hội: trước đây chỉ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, chưa thu thuế đất để ở,
đất xây dựng công trình. Ðối tượng nào sử dụng nhiều đất ở vị trí tốt phải nộp thuế cao.
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có hiệu qủa qũy đất ở, đất xây dựng công trình, hạn chế việc
chuyển qũy đất sản xuất nông nghiệp sang xây dựng nhà ở.
1.7.1.2. Phạm vi áp dụng
Ðối tượng nộp thuế:
Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành quy định: các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để làm nhà ở và xây
dựng công trình đều là đối tượng nộp thuế đất, cho dù đất đó có giấy chứng nhận hay không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó có một số trường hợp cá biệt được quy định như sau:
Trường hợp các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng
được ủy quyền quản lý, sử dụng thì tổ chức và cá nhân đó là đối tượng nộp thuế đất.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất do tịch
thu của đối tượng khác thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng nộp thuế đất.
Cán bộ, công nhân viên chức mua nhà đất hóa giá từ các nguồn hoặc được cấp nhà, cấp
đất để làm nhà ở có kèm theo quyền sử dụng đất, nay nhà này thuộc sở hữu riêng của cán
bộ công nhân viên chức thì cán bộ công nhân viên chức này phải nộp thuế đất.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân đang thực tế sử dụng đất tranh chấp chưa giải quyết
xong thì cá nhân, tổ chức đó là đối tượng nộp thuế đất.
Trường hợp cá nhân, tổ chức đang thực tế sử dụng đất lấn chiếm bất hợp pháp thì cá
nhân, tổ chức đó được coi là đối tượng nộp thuế đất nhưng không được xem là hợp pháp
hóa quyền sử dụng đất đó.
Trường hợp cá nhân có nhà cho thuê là đối tượng nộp thuế đất của phần đất thuộc nhà
cho thuê.
Trường hợp các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài sử
dụng đất tại Việt Nam để xây dựng nhà ở và công trình là đối tượng nộp thuế đất. Trừ
trường hợp Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Trường hợp bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh được Nhà nước cho góp
vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, thì tổ chức hoặc người đại diện bên Việt Nam phải nộp thuế đất.
Ðối tượng không phải nộp thuế.
Theo Pháp lệnh thuế đất hiện hành, những đối tượng đang thực tể sử dụng đất thuộc diện không
thu thuế đất thì không phải nộp thuế đất, cụ thể các đối tượng sử dụng đất sau đây không phải là đối
tượng nộp thuế đất:
Ðất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng vì mục đích công
cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện chung không vì mục đích kinh doanh hoặc không
dùng để ở như: đất làm đường sá, cầu cống...
Ðất dùng vào việc thờ cúng chung của các tôn giáo, các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu,
nhà thờ chung. Riêng đền, miếu, nhà thờ tu vẫn phải nộp thuế đất.
Ðối với các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam, tiền thuê đất đã nộp vào ngân sách Nhà nước thì không phải nộp thuế đất.
12
Các cá nhân, tổ chức trong nước hay nước ngoài thuê đất thì không phải nộp tiền thuế đất.
Bên cho thuê đất phải nộp thuế đất.
Ðối tượng sử dụng đất vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế sử
dụng đất nông nghiệp.
Ðối tượng chịu thuế
Ðối tượng chịu thuế đất là đất ở, đất xây dựng công trình không phân biệt là đã xây dựng hay
chưa xây dựng, có giấy chứng nhận hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ðất ở: là đất thuộc các khu dân cư thành thị và nông thôn gồm: đất đã xây dựng nhà (kể
cả mặt sông, hồ, ao, kênh rạch làm nhà nổi); đất làm vườn, đào ao thả cá; là sân phơi, làm
chuồng trại chăn nuôi; trồng cây, làm đường đi hoặc để trống trừ phần đất đã nộp thuế sử
dụng đất nông nghiệp.
Ðất xây dựng công trình: là đất xây dựng các công trình khoa học kỹ thuật, giao thông,
thủy lợi, nuôi trồng thủy sản (không thuộc diện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp), văn
hóa, xã hội, dịch vụ, quốc phòng an ninh và các khoảnh đất phụ thuộc ( trừ đất thuộc diện
nộp tiền thuê đất).
1.7.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế
Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của một đơn vị diện
tích.
Diện tích đất tính thuế
Diện tích làm căn cứ tính thuế là toàn bộ diện tích thuộc khuôn viên đất thực tế đang sử dụng (trừ
phần diện tích thuộc diện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nằm trong khuôn viên đó).
Hạng đất tính thuế
Thuế đất thực tế là thuế đánh vào khả năng sinh lời của đất dùng vào việc xây dựng nhà ở và xây
dựng công trình. Khả năng sinh lời của đất lại phụ thuộc vào vị trí của đất và những điều kiện hưởng
thụ các phúc lợi xã hội. Những điều kiện đó càng tốt thì khả năng sinh lời của đất càng cao. Chỉ số
đánh giá khả năng sinh lời của đất là giá cả quyền sử dụng đất hình thành trên thị trường thông qua
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để thuận tiện khi tính
thuế, Pháp lệnh thuế nhà đất quy định lấy hạng đất nông nghiệp và định suất thuế của hạng đất nông
nghiệp làm căn cứ tính thuế đất.
Hạng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất được quy định khác nhau cho từng vùng.
Ðất thuộc khu vực đô thị, lấy hạng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng và định suất thuế
của hạng đất đó làm căn cứ tính thuế.
Ðất thuộc khu vực ven đô thị loại I, lấy hạng đất và định suất thuế cao nhất trong xã làm
căn cứ.
Ðất ven đô thị loại II trở xuống, lấy hạng đất và định suất thuế cao nhất trong thôn ấp làm
căn cứ tính thuế.
Ðất thuộc khu vực trung tâm công nghiệp, thương mại nằm ngoài và đất ven đầu mối giao
thông, ven đường giao thông chính lấy hạng đất và định suất thuế cao nhất trong vùng
làm căn cứ tính thuế.
Ðất thuộc khu vực nông thôn, đồng bằng trung điều ước quốc tế, miền núi lấy thuế sử
dụng đất nông nghiệp bình quân ghi thu của xã làm căn cứ tính thuế.
13
Mức thuế đất
Ðể hạn chế việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang làm nhà ở, Pháp lệnh thuế đất quy định
hệ số tính thuế nhằm mục đích nâng mức động viên thông qua thuế đối với đất ở, đất xây dựng công
trình cao hơn mức động viên thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Ðối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn là toàn bộ diện tích đất
thuộc nội thành, nội thị theo địa giới hành chính.
Mức thuế đất được quy định cho một đơn vị diện tích tại từng vị trí, từng loại đường phố của
từng loại đô thị.
Việc phân loại đô thị, loại đường phố, vị trí để xác định mức thuế căn cứ vào các quy định hiện
hành của Chính phủ.
Mức thuế đất được quy định như sau:
Ðô thị loại I, mức thuế đất từ 9 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng
đất cao nhất trong vùng.
Ðô thị loại II, mức thuế đất từ 8 đến 30 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng
đất cao nhất trong vùng.
Ðô thị loại III, mức thuế đất từ 7 đến 26 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng
đất cao nhất trong vùng.
Ðô thị loại IV, mức thuế đất từ 5 đến 13 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng
đất cao nhất trong vùng.
Thị trấn, mức thuế đất từ 3 đến 13 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong
vùng.
+ Ðối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven đầu mối giao thông và ven trục
giao thông chính, mức thuế quy định như sau:
Ðối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình vùng ven đô thị, loại I là diện tích đất
của toàn bộ ngoại thành có mặt tiếp giáp trực tiếp với đất nội thành. Mức thuế đất bằng
2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong xã.
Ðối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình vùng ven đô thị, loại I, II, III, IV, V là
toàn bộ diện tích đất của thôn ấp có mặt tiếp giáp trực tiếp với đất nội thị, mức thuế đất
bằng 2 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong thôn ấp.
Ðối với đất khu công nghiệp thương mại ngoài đô thị và đất ven đầu mối giao thông ven
đường quốc lộ chính mức thuế đất là 1,5 lần.
Ðối với đất nông thôn đồng bằng trung du, miền núi, mức thuế đất bằng 01 lần mức thuế
sử dụng đất nông nghiệp ghi thu bình quân trong xã.
+ Thuế đất đối với nhà nhiều tầng và khu tập thể thuộc nhiều tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng được
quy định như sau:
Ðối với nhà nhiều tầng do một tổ chức hay cá nhân quản lý thì tổ chức hoặc cá nhân phải
nộp thuế cho toàn bộ diện tích đất trong khuôn viên. Trường hợp tổ chức, cá nhân này
cho một tổ chức, cá nhân khác thuê thì người thuê không phải nộp thuế đất.
Trong một khoảnh đất có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng, nguyên tắc tính thuế là: tổng
diện tích đất chịu thuế của các tổ chức, cá nhân này phải bằng tổng diện tích đất của toàn
bộ khoảnh đất đó.
Ðối với đất xây dựng nhà nhiều tầng, do nhiều tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ở các
tầng khác nhau thì tầng thứ 5 trở lên không phải nộp thuế đất.
14
+ Phương pháp tính thuế
1.7.1.4. Miễn, giảm thuế
Tạm miễn thuế:
Ðất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội, công trình văn
hóa, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và an ninh. Nếu sử dụng vào mục đích
kinh doanh thì phải nộp thuế.
Ðất nhà ở thuộc vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thuộc diện được miễn
thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ðất nhà ở thuộc vùng định canh, định cư, đồng bào xây dựng vùng kinh tế mới được miễn
thuế 5 năm kể từ khi chuyển đến.
Ðất ở của gia đình thương binh hạng 1/4, 2/4, gia đình liệt sĩ có người được hưởng trợ cấp
của Nhà nước, đất xây nhà tình nghĩa, đất ở của người tàn tật, sống độc thân, người chưa
đến tuổi thành niên, người già cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế.
Các trường hợp được xét giảm, miễn thuế.
Bị thiên tai,tai nạn bất ngờ: giảm 50% số tiền thuế khi bị thiệt hại từ 20% - 50% tài sản.
Miễn thuế khi tài sản bị thiệt hại trên 50%.
1.7.1.5. Quản lý Nhà nước về thuế nhà đất
Quản lý đối tượng nộp thuế là vấn đề phức tạp, liên quan đến hàng chục triệu hộ gia đình thuộc
nhiều tầng lớp dân cư. Thuế đất lại gắn với một loại tài sản rất đa dạng về vị trí, diện tích. Vì vậy cần
phải tổ chức chặt chẽ công tác quản lý thuế để tránh thất thu thuế. Những vấn đề trọng tâm trong
quản lý thuế đất:
Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế.
Tăng cường quản lý diện tích tính thuế.
Tăng cường công tác tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu.
1.7.2. Thuế tài nguyên
1.7.2.1. Khái niệm
Thuế tài nguyên là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của
người khai thác.
Ơớ hầu hết các nước trên thế giới, vai trò của thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên được
đặc biệt coi trọng. Ơớ nước ta trước năm 1990 chưa áp dụng thuế tài nguyên nhưng đã áp dụng một
số hình thức thu mang tính chất của thuế tài nguyên như chế độ thu tiền nuôi rừng, chế thu đối với
vàng sa khoáng...
Năm 1990 những mục tiêu và yêu cầu quan trọng của công cuộc cải cách thuế bước I đã đòi hỏi
hệ thống thuế đã bao quát đầy đủ các nguồn thu trong nước và có tác động tích cực đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vì vậy Pháp lệnh thuế tài nguyên đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/1991. Qua 06 năm thực hiện, Pháp lệnh thuế tài nguyên đã bộc lộ một số nhược điểm về
phạm vi và phương pháp xác định.
15
Ngày 16/4/1998, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
X thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/6/1998. Chính phủ đã có Nghị định số 68/1998/NÐ-CP
ngày 03/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). Bộ tài chính đã ra
thông tư 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NÐ-CP của
Chính phủ.
1.7.2.2. Phạm vi áp dụng
Ðối tượng nộp thuế:
Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đều là đối
tượng phải nộp thuế tài nguyên ( trừ đối tượng được miễn, giảm theo quy định của Pháp lệnh thuế tài
nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành).
· Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên
cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức cụ thể quy định trong
giấy phép đầu tư cấp trước ngày01/6/1998 thì tiếp tục được nộp tiền tài nguyên hay nộp thuế tài
nguyên theo mức quy định đó cho đến hết thời hạn của giấy phép được cấp. Sau đó phải thực
hiện theo Pháp lệnh thuế tài nguyên này nếu được gia hạn giấy phép đầu tư.
· Trường hợp doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt độnng theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam mà bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên được ghi trong
giấp phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên mà bên Việt Nam
dùng để góp vốn pháp định. bên Việt Nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo
cáo Bộ tài chính để ghi vốn ngân sách Nhà nước và quản lý vốn theo chế độ hiện hành.
· Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh,
hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh
nghiệp liên doanh hay bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh và tính vào
phần sản phẩm chia cho bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm bên Việt Nam có trách nhiệm nộp
thuế tài nguyên cho ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Ðối tượng chịu thuế
Ðối tượng thuộc diện chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền,
hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng
Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Bao
gồm:
· Khoáng sản kim loại.
· Khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng thông thường; đất
được khai thác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng được quy định tại Luật
khoáng sản.
· Dầu mỏ.
· Khí đốt.
· Sản phẩm của rừng tự nhiên.
· Thủy sản tự nhiên.
16
· Nước thiên nhiên ( trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đã nêu ở phần trên.)
· Tài nguyên thiên nhiên khác.
1.7.2.3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và
thuế suất.
Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác
Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác dùng làm căn cứ tính thuế tài nguyên được
quy định là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế,
không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên.
· Ðối với loại tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai
thác do nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng,
trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại.
· Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, khó
khăn trong công tác quản lý thì có thể khoán số lượng tài nguyên khác theo mùa vụ hoặc định kỳ.
Giá tính thuế
Gía tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác và được xác định
cụ thể trong từng trường hợp sau:
· Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai
thác thì giá tính thuế tài nguyên là giá thực tế bán ra tại nơi khai thác chưa bao gồm thuế giaẽ trị
gia tăng (nếu có) phải nộp. Nếu phát sinh chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi từ nơi khai
thác đến nơi tiêu thụ thì các chi phí đó được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên. Trường
hợp này nếu không bán ra (đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo) thì áp dụng giá tính thuế do ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
· Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng chưa thể bán ra được mà phải
qua sàng tuyển, chọn lọc...mới bán ra thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua
sàng tuyển, phân loại trừ đi các chi phí phát sinh từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ và quy đổi theo
hàm lượng hay tỷ trọng để xác định giá tính thuế là giá bán của tài nguyên thực tế khai thác
không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
· Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác tạp chất lớn, có nhiều chất
khác nhau thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất tại nơi khai thác không bao gồm thuế
giá trị gia tăng.
· Loại tài nguyên khai thác và được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm thì giá tính
thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm cuối cùng trừ đi các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (bao
gồm cả thuế giá trị gia tăng phải nộp nhưng không bao gồm chi phí khai thác tài nguyên) nhưng
mức tối thiểu không thấp hơn gía tính thuế do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
· Gía tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên sản xuất thủy điện là giá bán điện thương
phẩm.
17
· Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định tại luật
dầu khí và văn bản hướng dẫn thi hành Luật dầu khí..
Thuế suất thuế tài nguyên.
Thuế suất thuế tài nguyên được thực hiện theo biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số
68/1998/NÐ-CP ngày 3/9/1998 cuả Chính phủ. Tùy theo loại tài nguyên khác nhau mà thuế suất thuế
tài nguyên được quy định là từ 1% đến 40%.
1.7.2.4. Các trường hợp miễn, giảm
Các trường hợp được miễn thuế:
· Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được
phép khai thác như gỗ cành, củi, tre, nứa ...phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt hằng ngày.
· Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thủy điện đối với trường hợp
sản xuất thủy điện không hòa vào mạng điện quốc gia.
· Miễn thuế tài nguyên đối với đất được khai thác để sử dụng vào các mục đích sau:
- San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh quốc phòng.
- San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thủy lợi trực tiếp phục vụ nông, lâm, ngư,
nghiệp, làm đường giao thông.
- San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi phục vụ cho phát triễn đời
sống kinh tế xã hội trong vùng.
- San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối
với người có công với cách mạng.
- Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, đắp, xây dựng tại chổ trong
phạm vi diện tích đó.
- San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia theo quyết định của Chính phủ
cho từng trường hợp cụ thể.
Các trường hợp được xét miễn, giảm thuế tài nguyên.
· Các dự án đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật khuyến khính đầu tư
trong nước có khai thác tài nguyên (trừ dầu khí) thì được giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong
03 năm đầu kể từ khi bắt đầu khai thác.
· Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến
số tài nguyên khai thác đã kê khai nộp thuế thì được xét miễn thuế đối với số tài nguyên đã bị
tổn thất.
· Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công
suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 05 năm đầu kể từ khi được cấp giấy phép khai thác và
giảm 50% thuế tài nguyên trong 05 năm tiếp theo.
18
Sau thời gian miễn và giảm thuế tài nguyên nêu trên (10 năm), nếu tổ chức, cá nhân khai thác thủy
sản ở vùng biển xa bờ còn bị lỗ thì sẽ được xét giảm thuế tài nguyên tương ứng với với số lỗ của
từng năm trong thời gian không qúa 05 năm liên tục tiếp theo.
1.7.2.5. Quản lý nhà nước về thuế tài nguyên
Việc áp dụng thuế tài nguyên góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách quản lý, kiểm
soát, hướng dẫn, điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Ðồng thời việc thực hiện tốt thuế tài nguyên sẽ phát huy được các tác dụng quan trọng của nó
trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay.
Vấn đề đặt ra là phải thực hiện như thế nào để đạt được hiệu qủa cao nhất. Ðây là yêu cầu cơ bản
đặt ra cho công tác tổ chức, quản lý thuế tài nguyên.
Quản lý thuế tài nguyên được hiểu là việc tổ chức thực hiện những nội dung công việc liên quan
đến thuế tài nguyên của chủ thể quản lý (cơ quan quản lý thuế) và đối tượng quản lý (các tổ chức, cá
nhân thuộc đối tượng nộp thuế tài nguyên ) để đạt được hiệu qủa cao nhất của việc áp dụng thuế tài
nguyên.
Các nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuế tài nguyên
Quản lý đối tượng nộp thuế: Ðối tượng nộp thuế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ
của mình đối với Nhà nước. Quản lý tốt các đối tượng nộp thuế là yếu tố quan trọng đầu
tiên dẫn đến sự thành công trong việc áp dụng pháp luật thuế. Ðể thực hiện tốt các công
tác này đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý đầy đủ các đối tượng nộp thuế về số lượng, quy
mô, cách thức tổ chức, phương tiện khai thác, địa bàn khai thác và loại tài nguyên khai
thác,... Công việc này được thực hiện thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế, cũng như kiểm tra tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng
nộp thuế.
Quản lý nội dung căn cứ tính thuế: Ðây là công tác quan trọng liên quan đến việc xác
định số thuế tài nguyên phải nộp của các đối tượng nộp thuế. Quản lý nội dung căn cứ
tính thuế bao gồm quản lý số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ
tính thuế; quản lý, xác định đúng đắn giá tính thuế của từng loại tài nguyên; áp dụng thuế
suất cho từng loại tài nguyên đúng theo quy định của biểu thuế hiện hành; ...Xác định
chính xác số thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ tính thuế đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng nộp thuế.
Quản lý công tác thu nộp thuế tài nguyên: Việc thu thuế tài nguyên được đầy đủ, chính
xác, kịp thời là yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý thu nộp thuế. Công tác này đòi hỏi cơ
quan thuế phải có những biện pháp hữu hiệu để các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời.
Ngoài ra, việc quản lý các trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên, thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành pháp lệnh thuế tài nguyên, ...là những nội dung
cần thiết của công tác quản lý thuế tài nguyên.
Ðế thực hiện tốt các nội dung công tác kể trên, đảm bảo thực hiện pháp lệnh thuế tài nguyên đạt
hiệu qủa cao nhất, yêu cầu cơ bản nhất là các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện tốt các chức
năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp lệnh thuế tài nguyên.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên.
Ðăng ký hoạt động khai thác tài nguyên với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ
ngày được phép khai thác tài nguyên hoặc chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự sáp nhập,
19
hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hay có sự thay đổi trong hoạt động khai thác tài
nguyên.
Bảng đăng ký phải lập thành 02 bản, một bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế,
một bản lưu giữ tại cơ sở khai thác tài nguyên.
Chấp hành đúng chế độ lập chứng từ, hóa đơn, chế độ sổ sách kế toán theo quy định hiện
hành.
Hàng tháng, trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, tổ chức, cá
nhân khai thác tài nguyên phải kê khai thuế tài nguyên phải nộp của tháng trước, kể cả
trường hợp không phát sinh thuế tài nguyên vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ
quan thuế.
Tờ khai dược lập thành 02 bản, có xác nhận của cán bộ trực tiếp quản lý thu thuế, một bản gửi
cho cơ quan thu thuế, một bản lưu tại cơ sở.
Trường hợp khai thác khoáng sản không có điều kiện kê khai hàng tháng thì thời gian kê khai có
thể dài hơn, phù hợp với đặc thù hoạt động khai thác theo hướng dẫn bằng văn bản của Cục thuế
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủ công, phân tán, hoạt động không thường xuyên...được
cơ quan thuế chấp thuận nộp thuế theo phương thức khoán thì cơ quan thuế phải căn cứ vào tờ khai
của cơ sở khai thác tài nguyên kết hợp với tài liệu điều tra thực tế về nguồn tài nguyên, vốn, lao
động, phương tiện khai thác, giá cả tài nguyên để xác định đúng sản lượng tài nguyên khai thác thực
tế và số thuế thi công tài nguyên phải nộp. Việc ấn định mức khoán phải đảm bảo công khai, dân
chủ, đúng với khả năng hoạt động khai thác tài nguyên. Việc khoán thuế tài nguyên có thể được tính
toán để gắn liền với việc gắn liền với việc khoán thu các loại thuế khác.
Cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Thuế tài nguyên phải nộp đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, nhưng
chậm nhất không qúa ngày 25 của tháng tiếp theo phát sinh thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên là khoản thu của ngân sách Nhà nước được nộp vào Kho bạc Nhà nước tại địa
phương nơi khai thác tài nguyên. Trường hợp cơ sở khai thác nhỏ, phân tán, số thuế tài nguyên nhỏ
và ở nơi xa Kho bạc Nhà nước thì cơ quan thuế có thể trực tiếp thu thuế để chuyển nộp vào kho bạc.
Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan thuế phải quy định rõ lịch nộp tiền theo số ngày và số tiền thuế
thu được.
Mọi tổ chức, cá nhân khi vận chuyển tài nguyên thiên nhiên đều phải có hóa đơn bán hàng hoặc
chứng từ chứng minh đã thực hiện chính sách thuế tài nguyên.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc năm hoạt động hoặc hợp đồng khai thác, tổ chức,
cá nhân khai thác tài nguyên phải quyết toán việc nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế.
Trong thời hạn 10 ngày sau khi cơ quan thuế kiểm tra và thông báo, tổ chưcù, cá nhân
khai thác tài nguyên phải nộp đủ số thuế còn thiếu (nếu có) vào ngân sách; số thuế nộp
thừa sẽ được hoàn trả cũng trong thời gian quy định đó hoặc tính trừ vào số thuế tài
nguyên phải nộp của kỳ tiếp theo.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
Hướng dẫn, đôn đốc cơ sở khai thác tài nguyên đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên.
Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở khai thác tài
nguyên.
20
Tính thuế hoặc tổ chức công tác điều tra, giám sát, ấn định mức khoán thuế, lập và duyệt
sổ bộ thuế; thông báo kịp thời số thuế tài nguyên phải nộp và thời hạn nộp theo đúng quy
định, cung cấp chứng từ thu thuế hợp pháp.
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế tài nguyên.
Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác
có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế tài nguyên; yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân
hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc
tính thuế và nộp thuế tài nguyên.
Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác tài nguyên và các đối tượng khác
cung cấp theo chế độ quy định.
Cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tài nguyên phải nộp đối với các cơ sở khai thác tài
nguyên trong các trường hợp sau:
· Cơ sở khai thác tài nguyên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hoá đơn, chứng
từ.
· Không kê khai hoặc qúa thời hạn quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắc nhở nhưng
vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ kê khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định
số thuế tài nguyên.
· Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc
tính thuế tài nguyên.
· Có hoạt động khai thác tài nguyên nhưng không đăng ký mà bị phát hiện.
Cơ quan căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động khai thác tài nguyên của cơ sở hoặc
căn cứ vào số thuế tài nguyên phải nộp của cơ sở khai thác cùng loại tài nguyên, có quy mô khai
thác tương đương để ấn định thuế tài nguyên phải nộp đối với từng cơ sở khai thác trong các
trường hợp nêu trên đây.
Trong trường hợp cơ sở khai thác không đồng ý với số thuế tài nguyên phải nộp được ấn định thì
có quyền khiếu nại tới cơ quan ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan ấn định
thuế. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở khai thác vẫn phải nộp theo mức thuế đã được ấn định.
1.7.3. Thuế môi trường
1.7.4. Môn bài
1.7.4.1. Khái niệm
Thuế môn bài là một loại thuế thu vào khai trương nghề nghiệp trong một năm, được tính vào
đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực ra đây là một
khoản thu lệ phí có tính chất thuế, một loại lệ phí nghế nghiệp mà các thể nhân và pháp nhân phải
nộp trước khi bắt đầu hành nghề. Sở dĩ gọi tên là thuế môn bài vì khi đóng thuế, các cơ sở được cấp
một thẻ để treo ở cửa tiệm, nên người dân quen gọi theo chử Hán " môn là cửa", " bài" là thẻ, lâu
ngày quen gọi là thuế môn bài vì loại thuế này có từ lâu. Thuế môn bài là một loại thuế trực thu.
1.7.4.2. Phạm vi áp dụng
Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh không
phân biệt hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay hạch toán báo sổ đều là đối tượng nộp thuế
môn bài.
21
Trường hợp một cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc hay báo sổ còn có các cửa hàng, quầy
hàng, cửa hiệu cùng hoạt động kinh doanh trên địa bàn một quận, huyện thì chỉ nộp thuế môn bài tại
cơ sở chính.
Các cá nhân kinh doanh bao gồm các hộ cá thể, cá nhân và nhóm kinh doanh, kể cả cán bộ công
nhân viên, nhóm cán bộ công nhân viên nhận khóan tự chịu trách nhiệm về vốn, tổ chức sản xuất
kinh doanh, phải đăng ký kinh doanh đều là đối tượng nộp thuế môn bài.
1.7.4.3. Căn cứ tính thuế, biểu thuế
Căn cứ tính thuế môn bài:
Căn cứ tính thuế môn bài là thu nhập bình quân tháng, năng lực và kết qủa kinh doanh của cơ sở.
Cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập ước lượng thực hiện bình quân tháng trong năm nộp
thuế của cơ sở để xác định được thu nhập làm căn cứ định từng bậc thuế cho cơ sở kinh
doanh, cơ quan thuế phải dựa vào các yếu tố như vốn, tài sản, nhà xưởng, máy móc dụng
cụ đồ nghề sử dụng, số nhân công làm việc, kết qủa kinh doanh...
Ðối với các cơ sở mới xin phép hoạt động, cơ quan thuế sẽ xác định quy mô hoạt động,
tính chất ngành nghề hoạt động, căn cứ vào số vốn và tài sản cố định của cơ sở khai, đồng
thời so sánh với các cơ sở cùng ngành nghề cùng khu vục đang hoạt động, cùng quy mô
tương đương để định bậc thuế môn bài cho cơ sở.
Ðối với các cá nhân, tổ chức kinh tế có thực hiện chế độ thu thuế thu nhập doanh nghiệp
hàng tháng, hàng qúy và quyết toán thuế cuối năm thì cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập
bình quân một tháng của cơ sở đã quyết toán năm trước để làm căn bản định bậc thuế
môn bài cho năm tiếp theo.
Ðối với cơ sở không giữ sổ sách kế toán hoặc sổ sách kế toán giữ không đúng quy định
thì cơ quan thuế sẽ ước tính thu nhập bình quân một tháng của cơ sở để tính bậc thuế môn
bài.
Biểu thuế:
Áp dụng một biểu thuế và mức thuế do Bộ tài chính quy định. Biểu thuế và mức thuế này có thể
được bộ tài chính quy định lại hàng năm tùy theo tốc độ phát triễn kinh tế, nhu cầu ngân sách Nhà
nước và mức trượt giá.
Mức thuế và biểu thuế hiện hành được quy định như sau:
Ðối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp thuế môn bài theo mức thống nhất là
850.000 đ/ 1 năm.
Các cơ sở kinh doanh, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán
báo sổ và các hợp tác xã, các tổ sản xuất nộp thuế môn bài theo mức 550.000 đ/ 1 năm.
Nếu các cơ sở kinh doanh (nộp theo mức 550.000 đ/ 1năm) nêu trên còn có các quầy
hàng, cửa hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh, dịch vụ...ở những địa điểm khác, không cùng
địa điểm vớ cơ sở chính thì mỗi cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch
vụ...phải nộp thuế môn bài theo mức 325.000 đ/ 1 năm.
Ðối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, cán bộ công nhân viên, xã viên hợp tác xã,
người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận khoán được xác định căn
cứ vào thu nhập ước tính và nộp thuế môn bài theo biêu sau:
Ðối với những nghề hoạt động có tính chất thời vụ như đánh bắt thủy sản, sản xuất muối,
nước mắm, dù chỉ hoạt động 5, 6 tháng cũng phải nộp thuế môn bài cho cả năm.
22
Ðối với những cơ sở kinh doanh lưu động sẽ ước tính doanh thu bình quân tháng và tỷ lệ
nguyên lãi có đối chiếu tỷ lệ lãi của các đối tượng kinh doanh cố định cùng ngành nghề,
để trên cơ sở đó xác định thu nhập bình quân/ tháng để định bậc thuế môn bài.
Trường hợp chỉ có một người đăng ký kinh doanh, có địa điểm kinh doanh rồi cho người
khác đến mướn, thuê địa điểm để cùng kinh doanh thì thuế môn bài tính riêng cho từng
người.
1.7.4.4. Khai báo và nộp thuế
Khai báo:
Các cơ sở đã được cấp thẻ môn bài và đang hoạt động, hàng năm phải khai báo với cơ quan thuế
trong thời hạn và theo mẫu của Bộ tài chính, kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thể thức thu nộp thuế môn bài:
Thuế môn bài được thu mỗi năm một lần vào đầu năm tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm
cơ sở sản xuất kinh doanh.
Cơ sở ra kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả
năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
Những cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu năm dương
lịch, cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh.
Cơ sở đã nộp thuế môn bài, nếu di chuyển sang địa phương khác hoặc thay đổi ngành
nghề, mặt hàng kinh doanh thì phải khai báo lại và phải nộp thuế môn bài như mới ra kinh
doanh.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các địa điểm
khác nhau trong cùng một địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế môn bài của bản
thân cơ sở đồng thời còn phải nộp thuế cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc đóng trên
cùng địa phương.
Các cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi
có cửa hàng, cưả hiệu kinh doanh.
Trường hợp cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định, như kinh doanh buôn chuyến,
kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác v.v thì nộp thuế môn bài với
cơ quan thuế nơi người kinh doanh cư trú hoặc nơi cơ sở được cấp giấp phép kinh doanh.
Sau khi nộp thuế môn bài, cơ sở kinh doanh sẽ được cơ quan thuế cấp cho một thẻ có ghi
rõ ngành nghề kinh doanh làm cơ sở xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra.
1.7.4.5. Quản lý nhà nước về thuế môn bài
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế
Hàng năm, cơ quan thuế phải lập sổ thuế và phải được thủ trưởng cơ quan duyệt trước khi
công bố, sau đó số thuế được trưng thu, khi đã thu đủ số thuế theo giấy báo nộp thuế thì
cơ quan thuế phải cấp biên lai thu tiền và cấp thẻ môn bài cho cơ sở đương sự.
Ðể tránh sự man khai, cơ quan thuế được quyền kiểm tra tờ khai đăng ký nộp thuế môn
bài và kiểm tra tại cơ sở hành nghề của đối tượng nộp thuế, yêu cầu chứng minh giải trình
các chứng từ nếu thấy cần thiết. Ðợt kiểm tra thuế môn bài thường vào đầu năm để ấn
định mức thuế hàng năm. Tuy nhiên cơ quan thuế cũng được quyền kiểm tra đột xuất.
Xử lý vi phạm
23
Các trường hợp kinh doanh không có giấy phép, không đăng ký nộp thuế môn bài, trốn tránh
hoặc gian lận trong việc khai báo, dây dưa trong việc nộp thuế, cản trở việc thi hành của nhân viên
thuế v.v tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử phạt như sau:
Bị phạt tiền đến 3 lần số thuế thiếu.
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh và môn bài.
Nếu tái phạm nhiều lần hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Nếu nộp chậm thì bị phạt 0,2 % trên số thuế phải nộp cho mỗi ngày nộp chậm.
1.7.5. Thuế, phí, lệ phí khác
24
Chương 2: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU
Luật số 45/2005/QH11 thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã được Quốc hội khoá XI,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 - 6 -2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 2006.
Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu
Luật Hải quan số 29/2001/QH10, Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế xuất nhập khẩu (XNK)
2.1.1. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được
phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế XNK là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu
chế xuất đưa ra thị trường trong nước.
2.1.2. Đặc điểm
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá
xuất khẩu. Vì vậy thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá xuất
nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Giá tính thuế là giá trị
cuối cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất đối với hàng xuất, cửa khẩu đầu tiên với hàng nhập.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như sự biến động
kinh tế quốc tế, xu hướng thương mại quốc tế...
2.2. Nội dung cơ bản của thuế XNK hiện hành ở Việt Nam
2.2.1. Phạm vi áp dụng:
2.2.1.1. Đối tượng chịu thuế:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận
quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào
thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo
thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực
kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi
hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.1.2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định
của pháp luật.
25
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính
phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược
lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các
văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo,
cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế
quan này sang khu phi thuế quan khác.
4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
2.2.1.3. Ðối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế XNK, bao gồm:
a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng
hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong
trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý
thuế.
2.2.2. Căn cứ tính thuế
2.2.2.1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giá tính thuế
- Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.
Thuế XK, NK
phải nộp
Số lượng hàng
hoá XK, NK
Giá tính thuế đơn
vị từng mặt hàng
Thuế suất thuế XK,
NK từng mặt hàng =
X X
(1). Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ
quan hải quan .
(2). Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
a/ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (Giá FOB hoặc
giá DAF ), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.
DAF (Delivered At Frontier- Giao tại biên giới)
FOB (Free on Board - Giao hàng trên phương tiện vận chuyển)
b/ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập,
bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF.
CIF- (Cost Insurance and Freight- giá thành cộng bảo hiểm và cước phí vận chuyển )
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ
điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
26
+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp
đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá
do Chính phủ quy định.
Giá tính thuế được áp dụng tuần tự một trong 6 cách sau:
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu của hàng hóa giống hệt.
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
- Phương pháp trị giá khấu trừ.
- Phương pháp trị giá tính toán.
- Phương pháp suy luận.
(3). Thuế suất:
*Thuế suất đối với hàng xuất khẩu phần lớn bằng 0%, còn một số hàng hóa không khuyến khích xuất
khẩu mới chịu đánh thuế xuất khẩu.
*Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi
đặc biệt:
- Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận
đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định
bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
- Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ
quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và
nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
* Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định như trên còn
phải chịu thuế bổ sung
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông
thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triễn ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả
Việt Nam .
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông
thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá
tương tự cuả Việt Nam.
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về
thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá cuả Việt Nam.
2.2.2.2. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là:
a. Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
b. Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa.
2.2.3. Đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế, căn cứ tính thuế
là: số lượng, giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của mặt hàng đã được
miễn thuế, xét miễn thuế.
2.2.3. Tỷ giá tính thuế:
Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế.
Đối với những ngoại tệ chưa được ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá giao dịch thì xác định theo
nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do NHNN công bố.
2.2.4. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế XNK
Miễn thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn
trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
27
Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp
thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo
đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì Mục
đích nhân đạo, từ thiện.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong
định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu
dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép
kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh
nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì
không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong
sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính
trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất
khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên,
khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được
miễn thuế.
7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh
kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới
thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm
nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề
nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc
phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương
tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư,
thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài
hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái
xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian
gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một Khoản tiền tương đương số tiền thuế
nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
28
10. Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô
hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định
của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng
bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh
kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản
xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản này được áp dụng cho cả
dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được,
cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án
đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp
khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05
năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại Khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác
khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng
lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản
xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời
hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu
khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;
b) Linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc,
thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ
phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí;
c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được.
16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư
được miễn thuế đối với:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh
kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị;
nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời,
phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp
cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong
nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
c) Tàu biển xuất khẩu.
17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động
in, đúc tiền.
29
18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất
được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi
trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường;
b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.
21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất
được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ,
đổi mới công nghệ.
22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương
tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
24. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.
Thủ tục miễn thuế
1. Trường hợp quy định tại các Khoản 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 18 Điều 16 của Luật này, người nộp
thuế thực hiện thông báo hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu với cơ quan hải quan.
2. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Giảm thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư
hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Hoàn thuế
1. Các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế
xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế
nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa
vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các
tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư,
thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu
phi thuế quan.
30
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái
xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử
dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng,
gia công, chế biến.
3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Truy thu thuế:
Khi lý do cuả các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế, xét miễn thuế, xét
giảm thuế đã thay đổi thì cơ quan hải quan sẽ truy thu đủ sổ thuế đã được miễn, giảm. Cụ thể gồm
các trường hợp sau đây:
- Hàng hoá viện trợ sử dụng vào các mục đích khác ngoài chương trình dự án.
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập để dự hội chợ, triển lãm, nhưng không tái xuất khẩu
hoặc không tái nhập khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu cuả các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế theo
chế độ tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu nhưng không tái xuất mà tiêu thụ, chuyển nhượng tại thị trường
Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân không được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế.
- Hàng hoá xuất khẩu để trả nợ nước ngoài cuả Chính phủ đã được miễn thuế nhưng thực tế là không
phải xuất khẩu để trả nợ nước ngoài.
- Hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào
tạo đã được miễn thuế nhập khẩu nhưng không sử dụng đúng mục đích mà bán lại trên thị trường
Việt Nam.
- Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài đã được miễn thuế nhập
khẩu nhưng đem bán lại trên thị trường Việt Nam hoặc không xuất khẩu sản phẩm hàng hoá ra nước
ngoài mà bán lại trên thị trường Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu cuả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cuả bên nước ngoài hợp tác
kinh doanh tại Việt Nam đã được miễn thuế nhập khẩu nhưng lại đem bán trên thị trường Việt Nam.
- Hàng hoá trên danh nghiã là bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển, bốc xếp nhưng sau đó
xác định lại là không bị hư hỏng, mất mát.
2.2.5 Đăng ký ,kê khai, nộp thuế
a/ Ðăng ký kê khai thuế:
+ Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế mỗi lần có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam phải đến cơ quan hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc
những cơ quan đã được Tổng Cục hải quan cho phép để làm thủ tục đăng ký tờ khai hàng hoá.
+ Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
+ Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm hoá xong lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu
hàng hoá có thay đổi thừa hay thiếu so với lúc đăng ký tờ khai hàng hoá, cơ quan hải quan sẽ điều
chỉnh lại số thuế phải nộp và đồng thời thông báo lại cho đối tượng nộp thuế chính thức sau khi đã
kiểm hoá.
+ Quá thời hạn 15 ngày đối với hàng hoá xuất khẩu và 30 ngày đối với hàng hoá nhập khẩu, kể từ
ngày cơ quan hải quan xác nhận đăng ký tờ khai hàng hoá, nhưng tổ chức, cá nhân vẫn chưa có hàng
hoá thực xuất khẩu hoặc thực nhập khẩu thì việc đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và
thông báo số thuế đối với lô hàng hoá ấy không còn giá trị. Khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập
khẩu thì phải làm lại thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mới.
b/ Nộp thuế:
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính
thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
31
+ Ðối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được nộp thuế
trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan
thu thuế về số thuế phải nộp. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế có thể được gia hạn phù
hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu cuả doanh nghiệp theo quy định cuả Chính phủ.
+ Ðối với hàng hoá tạm xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm
xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất theo quy định cuả cơ quan có thẩm quyền.
+ Ðối với hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phương tiện vận tải nhập
khẩu để phục vụ cho sản xuất là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính
thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
+ Ðối với hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng.
Trong trường hợp có bảo lãnh về số tiền nộp thuế cuả các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác
được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định cuả Luật các tổ chức tín dụng thì
thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ
quan thu thuế về số thuế phải nộp. Quá thời hạn nộp thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp
thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp thuế đó thay cho đối tượng nộp thuế.
32
Chương 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THUẾ TTĐB
Thuế TTĐB được sử dụng phổ biến trên thế giới với các tên gọi khác nhau:
- Thuế tiêu dùng đặc biệt ở Pháp
- Thuế đặc biệt ở Thụy Điển
- Thuế hàng hóa ở các nước Đông Nam Á
Ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành năm
1951. Ðến năm 1990 Bộ tài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đổi thuật ngữ thuế hàng hóa thành
thuế tiêu thụ đặc biệt và được Quốc hội thông qua ngày 30- 6- 1990, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/10/1990. Sau đó được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 9 và thông qua ngày 5- 7 -
1993. Ðến tháng 10- 1995 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt lại được sửa đổi, bổ sung lần nữa. Ðể phát huy
vai trò của luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết sản xuất, tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của
người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh
đối với một số hàng hóa, dịch vụ; ngày 20- 5- 1998 Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1- 1- 1999 thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và hai
đạo luật sửa đổi, bổ sung ban hành năm 1993 và năm 1995. Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 11 kỳ họp
thứ 3 tháng 5 năm 2003 đã thông qua luật thuế TTĐB và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004.
- Quốc hội hóa 12 kỳ họp thứ tư ban hành luật số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, có
hiệu lực từ ngày 01/04/2009, riêng rượu bia được áp dụng từ ngày 01/01/2010.
- Chính phủ ban hành nghị định số 26/2009/NĐ- CP, ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật thuế TTĐB.
- Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2009, hướng dẫn thi hành nghị định số
26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/ 2009 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thuế TTĐB
3.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
3.1.1. Khái niệm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm
trong danh mục Nhà nước quy định.Thuế TTĐB được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và
do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ ở mỗi quốc gia thùy thuộc vào
phong tục, tập quán, lối sống và mức thu nhập bình quân dầu người của quốc gia đó. Nhìn chung các
hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để thu thuế TTĐB có các tính chất sau:
- Hàng hóa dịch vụ cao cấp vượt trên nhu cầu phổ thông của đời sống xã hội. Các loại hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước qui định hầu như giống nhau gồm : rượu, bia,
thuốc lá, xe ô tô, xăng...; kinh doanh cá cược, đua ngựa, đua xe, sòng bạc...
- Các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, môi trường gây lãng phí cho xã
hội và cá thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa xã hội.
- Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá
cả.
Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng trong hệ thống thuế, do các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
TTĐB có khối lượng tiêu thụ lớn, lượng cầu ít biến động theo giá cả, dễ xác định và ít có khả năng
thay thế. Mức sống và thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đặc biệt càng lớn.
Trong khi đó, thuế TTĐB lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ra số
thu đáng kể cho NSNN và là loại thuế thường có năng suất cao hơn các sắc thuế khác.
Thuế TTĐB còn được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế
những hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên
phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
33
Thuế TTĐB còn góp phần quan trọng trong việc tái tạo phân phối thu nhập của người có thu nhập
cao, đảm bảo công bằng xã hội.
3.1.2. Đặc điểm
Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng đặc biệt nên ngoài tính
chất gián thu, thuế TTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, hoặc kinh doanh dịch vụ.
Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình
luân chuyển hàng hóa vì vậy có tác dụng giảm chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra giám sát
thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế việc gian lận về số lượng hành hóa sản xuất và tiêu thụ.
- Mức thuế suất thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước quy định rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07200064_7905_1982820.pdf