Đề án Vấn đề đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đề án Vấn đề đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay: A. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về số lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ .Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều bất cập chủ yếu là về nguồn nhân lực. Nhận thực được vai trò quan trọng hàng đầu có tính quyết định của yếu tố con người trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 đa chỉ rõ nhiệm trọng tâm của công tác dạy nghề: " Tiếp tục đổi mới chương trình nội dung , phương pháp giảng dạy và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với các ...

doc31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Vấn đề đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về số lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ .Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều bất cập chủ yếu là về nguồn nhân lực. Nhận thực được vai trò quan trọng hàng đầu có tính quyết định của yếu tố con người trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 đa chỉ rõ nhiệm trọng tâm của công tác dạy nghề: " Tiếp tục đổi mới chương trình nội dung , phương pháp giảng dạy và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lí hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước mở rộng các hình thức đào taọ đa dạng linh hoạt, năng động với số học sinh công nhân kĩ thuật tăng 11%-12%/năm ” Thực hiện nghị quyết trung ương 2 ( khoá VIII) , trong những năm qua công tác dạy nghề tuy đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu CNKT , nhân viên nghiệp vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Tính đến năm 2000 , tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 20% ( qua dạy nghề là 13,4%) để đạt được mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2005 đạt 30% ( qua dạy nghề là 19%), vào năm 2010 đạt 40%( qua dạy nghề là 26%) đòi hỏi phải đánh giá thực trạng công tác dạy nghề hiện nay dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến 2010 từ đó đề ra định hướng phát triển dạy nghề đến năm 2010 và các giải pháp thực hiện . Từ những hình tình nêu trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài đánh giá thực trạng công tác dạy nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta , đề ra định hướng phát triển công tác dạy nghề đến năm 2010 để gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và các giải pháp thực hiện là hết sức cấp thiết 2.Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng dạy nghề tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 1996_2003 , phân tích những thành tựu , yếu kém và nguyên nhân - Trên cơ sở phân tích thực trạng này và dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến 2010 để đưa ra những định hướng và giải pháp đến năm 2010 3.Đôí tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động , số liệu lấy trong giai đoạn 1996_2003 đề tài: Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở việt nam hiện nay 4.Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: A.Đặt vấn đề B.Nội dung Chương I : Cơ sở lí luận về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động Chương II:Phân tích thực trạng đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở VN Chương III: Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2010 C.Kết luận TàI liệu tham khảo Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thiện nhưng không tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện rất mong được sự xem xét và bổ sung của thầy giáo để đề tài hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Mai Quốc Chánh đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình hoàn thành đề án này . Hà Nội ngày 30/12/2003 Sinh viên :Đỗ Thanh Bình NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG I. Khái niệm về đào tạo nghề 1. Nghề Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường ĐH KTQD thì kháI niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hẹe thống phân công lao động của xã hội ,là toàn bộ kiến thức ( hiểu biết) và kĩ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định 2.Đào tạo nghề Theo Cac_Mac công tác dạy nghề phảI bao gồm các thành phần sau: Một là :giáo dục trí tuệ Hai là: Giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự Ba là:dạy kí thuật nhăm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm sau: Theo giáo trình KTLĐ của trường ĐH KTQD thì kháI niệm đào tạo nghề được tác giả trình bày là :” Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động,để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định” Theo tàI liệu của bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002 thì kháI niệm đào tạo nghề được hiểu :” Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động nhừng kiến thức ,kĩ năng và tháI độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội” Như vậy ,khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản .Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực “,coi công nhân như cáI máy sản xuất .Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động –một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất vơí công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay 3.Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề a.Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Dạy nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nhân kĩ thuật nhân viên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội .Do đó sự phát triển của công tác dạy nghề gắn với sự phát triển kinh tế xã hội .Thực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kì khủng hoảng , nhu cầu CNKT ,NVNV cũng giảm theo .ĐIều đó đã tác động và làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm .Đến năm 1996 khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trường khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật , nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng. đòi hỏi công tác dạy nghề phảI phát triển theo . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.Sự chuyển dịch này đòi hỏi phảI đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở kĩnh vực công nghiệp xây dung,và dịch vụ b.Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế . Trong những năm gần đây Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh .Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là Việt Nam có một lực lượng lao động có chất lượng thấp.Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết .Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo,trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng.Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phảI phát triển nhanh cả về quy mô lần chất lượng c. Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề Những đường lối và chủ trương ,chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là đIều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ( 12/1996) đã đánh giá :” Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kĩ thuật có lúc suy giảm mạnh mất cần đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều nghành sản xuất.Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn quá bé nhỏ ,trình độ,thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu CNH HĐH “.Từ đó nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đảy mạnh đào tạo công nhân lành nghề ,tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề,xây dung một số trường trọng đIúm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ,có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động. Như vậy ta thấy đầy là một sự ưu tiên rất lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác dạy nghề d. Các yếu tố dân số Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng ,quy mô và cơ cấu của các trường dạy nghề .Nứoc có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phảI lớn còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu e. TháI độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề Xu hướng vào được ĐH mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề trong các trường CNKT .Học sinh không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên ĐH .ĐIều này làm cho đầu vào của các trường dạy nghề có thể khá đông nhưng đầu ra lại ít .Tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” 4.Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự phát triển nền kinh tế đất nứơc.Họ là những người đưa lí thuyết đến thực hành ,đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển Cac Mac đã viết rằng :”Những người công nhân tiên tiến hoàn toàn nhận thực được rằng tương lai của giai cấp mình mà cũng chính là tương lai của loàI người tuỳ thuộc vào công tác giáo dục thế hệ công nhân trẻ " (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Công tác đào tạo nghề cho mọi người để họ đI vào lao động sản xuất luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc táI sản xuất sức lao động vì thế mà công tác đó là một đIều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội .Vì vậy ở nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không ,đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên ,vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên ,công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc,là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội XHCN ,đặt biệt là trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới .ở VN hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt.Một trong những công tác hàng đầu để hình thành con người mới XHCN đó chính là đào tạo nghề cho người lao động. II. Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu lao động 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể hiểu là sự di chuyển của lao động từ ngàhnh này qua nghành khác ,từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác và từ vùng này sang vùng khác .Từ đó tạo ra sự thay đổi về quy mô lao động giữa các nghành,vùng,thành phần kinh tế. 2.Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động: - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo chất lượng lao động . 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động: a.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đây là đIều kiện tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động.Sự chuyển dịch cơ cấu lao động càng mạnh mẽ thì kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng càng nhanh . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm xuất hiện cân đối mới về nhu cầu lao động về cả số lượng lẫn chất lượng lao động.Quá trình công nghiềp hoá hiện đại hoá sẽ làm xuất hiện các nghành mới trong cơ cấu nghành kinh tế của vùng.Cùng với việc mở rộng khu vực công nghiệp ,xây dựng,dịch vụ se thu hút thêm lao động nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật .ĐIều này làm cho cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nghành kinh tế khác và có sự phân công lại lao động theo lãnh thổ b.Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Khi nước ta còn ở trong thời kì bao cấp nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể thì lao động tập trung chủ yếu ở các thành phần kinh tế này nhưng khi chuyển sang thanh phần kinh tế thị trường với đủ các loại thành phần kinh tế thì lao động sẽ chuyển một phần từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể sang các thành phần kinh tế khác Các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dich cơ cấu lao động .Các chính sách mở rộng và phát triển các khu công nghiệp ,đắc khu kinh tế ,các nghành kinh tế mũi nhọn ,các nghành mới sẽ tạo ra nhu cầu về lao động để đáp ứng,giảI quyết các chính sách này . c.ĐIều kiện kinh tế xá hội và chính trị Các đIều kiện về kinh tế và xã hội cho phép biết được tình hình hiện tại cũng như dự đoán được môt tương lai gần .Mức thu nhập ,các ưu đãI ,trợ cấp,địa vị xã hội là động lực cho người lao động lựa chọn nghành nghề ,địa đIểm lao động ….nên ảnh hưởng đến việc chọn nghề .Từ đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. ĐIều kiện chính trị ổn định thì số người tham gia vào các thành phần kinh tế tư nhân ,liên doanh,hộ gia đình càng tăng nên dẫn đến sự di chuyển lao động từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể ra các thành phần kinh tế khác ĐIều kiện chính trị ổn định cũng là đIều kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động giữa các vùng nhanh và liên tục làm cho chuyển dịch cơ cấu lao động có tốc độ nhanh và có chiều sâu hơn d.Các đIều kiện dân số , tự nhiên, môI trưòng Các đIều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự di chuyển .ĐIều kiện tự nhiên và môI trường khó khăn là động lực cho sự ra đI tìm một vùng mới thuận lợi hơn . Khi dân cư tập trung đông đúc vào một vùng ,tàI nguyên suy giảm ,cuộc sống của cộng đồng sẽ gặp khó khăn hơn là động lực để họ đI tìm một nơI mới hoặc làm các nghành nghề có thu nhập cao hơn. Ví dụ: ở đồng bằng sông Hồng sự tập trung dân cư đông đúc chủ yếu làm nông nghiệp nhưng có thu nhập thấp dần dần họ đã chuyển sang làm như thủ công nghiệp,dịch vụ,xây dựng hoặc đI xây dựng vùng kinh tế mới … III. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động Lao động của con người là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất ,hơn thế nữa lại là nhân tố thực hiện kết hợp các yếu tố khác để tao ra sản phẩm .Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì kéo theo nhu cầu về lao động cũng sẽ thay đổi để phù hợp với sản xuất .Tức là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động .Vậy trước khi có sự chuyển dịch này thì đã có sự dư thừa lao động ở các nghành ,vùng ,thành phần kinh tế này nhưng lại có sự thiếu hụt ở nghành,vùng kinh tế khác và số lao động dư thừa này sẽ phảI trảI qua một qua trình đào tạo lại để phù hợp với nghành,vùng thành phần kinh tế khác.Và như vậy công tác đào tạo nghề phảI nhanh chóng kịp thời để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo cuộc sống cho người lao động . Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể hiểu là quá trình tổ chức lại lao động theo hướng hiện đại hơn ,tiên tiến hơn để tần dụng tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội .Vì vậy người lao động luôn phảI học hỏi kiến thức kĩ năng mới nên công tác đào tạo nghề luôn phảI bám sát ,đón trước xu hướng vận động của nền kinh tế . Khi có sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang nghành mới áp dụng những kiến thức khoa học cần có những lao động tay nghề cao đIều này bắt buộc phảI mời những trường dạy nghề công nghệ cao thì mới có lao động để phục vụ sản xuất . Như vậy ta thấy đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết hợp rác và bổ sung cho nhau .Đào taọ nghề vừa là nền tảng vừa động lực cho chuyển dịch cơ cấu lao động .Còn chuyển dịch cơ cấu lao động lại quyết định trở lại về quy mô ,cơ cấu , và chất lượng cho đào tạo nghề. CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM I. Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề đã có những đóng góp lớn ,góp phần tạo nên sự tăng trưởng cuả đất nước .Công tác đào tạo nghề đã dần đi vào nề nếp ,bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp ,khu chế xuất và các nghành kinh tế mũi nhọn. Đã hình thành mạng lưới cơ sở dạy nghể trong toàn quốc bao gồm các trường dạy nghề ,các trường THCN và cao đẳng có tham gia đào tạo nghề ,các trung tâm dạy nghề ,trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề …Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá về loại hình đào tạo ,nghành nghề và các phương thức đào tạo được đẩy mạnh bước đầu đã thu được kết quả,huy động được các nguồn lực cho đào tạo nghề. 1.Mạng lưới cơ sở dạy nghề Trong những năm qua, với những thay đổi có tính đột phá trong công tác tổ chức quản lý hoạt động dạy nghề ,hệ thóng các trường dạy nghề đang được phục hồi và phát triển ,đào tạo dạy nghề được quan tâmm , mở rộng bước đầu đã được một số kết quả . Các bộ nghành địa phương đã thể hiện được sự quan tâm đối với dạy nghề thông qua các nghị quyết , chỉ thị và tăng đầu tư cho dạy nghề.Do đó,số lượng thanh niên,học sinh có nhu cầu học nghề ngày càng tăng làm giảm áp lực đào tạo đại học cho xã hội. Về số lượng đào tạo : - Năm 1975 có 185 cơ sở đào tạo dạy nghề công tác đào tạo nghề gắn với giảI quyết việc làm phục vụ công cuộc táI htiết đất nước sau chiến tranh và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.Bước đầu chúng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở trường lớp đào tạo công nhân kĩ thuật rộng khắp ỏ tất cả các bộ nghành địa phương và cơ sở dạy nghề bên cạnh xí nghiệp ,công nông lâm trường đáp ứng nhu cầu học nghề ở trong cả nước. Thời kì từ năm 1987 đến 1992 công tác quản lí dạy nghề do vụ dạy nghề đảm nhiệm .Từ năm 1992 đến tháng 6/1998 công việc này chỉ còn một phần trong vu trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đảm nhiệm .Thời kì này công tác dạy nghề ít được quan tâm, đầu tư và phát triển,hệ thống dạy nghề ngày càng thu hẹp lại cả về số lượng lẫn quy mô đào tạo,năm 1998 số trường dạy nghề chỉ còn 129 trường (giảm 56% so với năm 1986) Trước nhu cầu cấp bách phát triển nguồn nhân lực của công cuộc đổi mới và bước vào giai đoạn đâỷ mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,tổng cục dạy nghề được thành lập theo nghị quyết số 33/1998 ngày 23/5/1998 nhằm giúp bộ trưởng bộ LĐTB và XH quản lí nhà nước về công tác đào tạo nghề trên phạm vi cả nước .Sau một số năm thực hiện, tính đến cuối năm 2001 mạng lưới trưòng dạy nghề đã được mở rộng và đa dạng hoá với nhiều hình thức,trong đó: + 137 trường trung hoc chuyên nghiệp và cao đẳng có chức năng nghiệp vụ dạy nghề + 149 trung tâm dạy nghề trong đó có 78 trung tâm dạy nghề quận ,huyện + 150 trung tâm dich vụ việc làm có dạy nghề + Trên 300 trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp và thị trường giáo dục thường xuyên tham gia đào tạo nghề ngắn hạn +Hàng nghìn lớp dạy nghề của các doanh nghiệp các tổ chức và của các nghành nghề . Tuy nhiên sự phân bố các trường theo nghành cũng chưa hợp lí,các nghành chủ yếu ở nghành công nghiệp xây dựng .Năm 1998 ,số lượng trường thuộc nghành công nghiệp chiếm 38,5% ,nghành xây dựng là 18,5% ,nghành giao thông là 16,4% trong khi đó nghành nông nghiệp là nghành chiếm trên 62% lực lượng lao động xã hội nhưng chỉ có 13,7% số lượng dạy nghề (Nguồn :Bộ LĐTB và XH:”Định hướng phát triển đào tạo nghề đến năm 2010”.Hà Nội/2002) Về nguồn từ ngân sách Nhà nước công tài chính dành cho giáo dục trong 10 năm gần đây đã được tăng lên rõ rệt ,ngân sách nhà nước dành cho đào tạo nghề có xu hướng tăng lên từ 9,3% năm 1992 lên 11,3% năm 1997 và 15% năm 2000. Trong khi đó tỷ lệ ngân sách chi cho đào tạo nghề trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo lỉên tục giảm từ 7% năm 1991 ,3,7% năm 1992 ;4,5% năm 1994; 4,2% năm 1995 ;3,7% năm 1997 ; 3,7% năm 1998 . Theo nội dung quy định tại nghị định02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của chính phủ hướng dẫn Bộ Luật lao động và Luật GD tài chính đảm bảo cho hoạt động dạy nghề bao gồm : +Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giữ vai trò chủ yếu trong nguồn đầu tư cho dạy nghề. +Vốn của các tổ chức cá nhân cho dạy nghề . +Học phí xây dựng trường lớp. +Các nguồn tài trợ của các tỏ chức cá nhân nước ngoài và quốc tế ,đóng góp của các tổ chức cá nhân trong nước +Nguồn kinh phí đầu tư hoặc đóng góp cho dạy nghề của các doanh nghiệp ,các dự án trong nước và nước ngoài khi xây dựng các công trình công nghiệp và dịch vụ . +Các khoản thu của cơ sở dạy nghề từ hội đồng tư vấn ,chuyển giao công nghệ ,sản xuất dịch vụ. +Các nguồn khác. Trong thực tế những năm qua,ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề chủ yếu là nguồn kinh tế thường xuyên ,vốn đầu tư cơ bản xây dựng ,thực chất gân sách nhà nước mới chỉ đảm bảo được một phần rất nhỏ so với nhu cầu kinh phí cho đào tạo nghề ,phần lớn số kinh phí cần thiết cho đào tạo dạy nghề là do cơ sở đào tạo tự lo liệu.Đây là một hạn chế rất lớn đối với hoạt động đào tạo nghề và ít nhiều làm giảm chất lượng đào tạo . Như vậy có thể thấy hệ thống dạy nghề đang nổi lên một số bất cập: +Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn nghiêm trọng cả thiết bị dùng chung và thiết bị phục vụ giảng dạy . +Chương trình giáo án lạc hậu . +Đội ngũ giáo viên thiếu nghiêm trọng về số lượng và hạn chế về chất lượng. +Phần kinh phí ngân sách nhà nước dành cho đào tạo nghề còn hạn hẹp 1.2. Quy mụ đào tạo nghề: Tương ứng với số cơ sở dạy nghề trong mỗi thời kì, quy mô đào tạo nghề cũng có sự biến động tương đối đáng kể. Năm 1975 quy mô đào tạo là 80.000 học sinh chưa kể CNKT được đào tạo tại các địa phương .Tại miền Bắc chỉ tính số công nhân kĩ thuật trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể đã là 600.000 người .Số học sinh này đã góp một phần tương đối lớn trong sản xuất và xây dựng đất nước sau chiến tranh ,trở thành những công nhân chủ chốt cho những giai đoạn sau ,do vậy mà số công nhân kĩ thuật của chúng ta năm 1083 đã tăng 640.000 trong tổng số 2.014.000 lao động thuộc khu vực quản lí nhà nước . Qua đó ta thấy cũng có thể những công nhân kĩ thuật chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể ,phù hợp với cơ cấu kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nước là chủ yếu. Năm 1980 các trường dạy nghề trên cả nước có quy mô đào tạo vào khoảng 250.000 học viên/năm ,bình quân các trường có quy mô đào tạo 700 học viên/năm.Tuy nhiên do những điều kiện khách quan và chủ quan mà những năm tiếp theo nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh tế bị thu hẹp .Nhu cầu về CNKT đã giảm đi rất nhiều đã ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề. Đến năm 1986 quy mô đào tạo dài hạn chỉ còn 120.000 học sinh/năm.Cho đến ngày 31/7/1998 sau một thời gian dài công tác đào tạo nghề bị lãng quên, quy mô đào tạo nghề dài hạn của cả nước chỉ còn 62.500 học sinh/năm, thực sự trở thành một thách thức mới cho sự nghiệp dạy nghề trong thời đại công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. Nhận thức ra những sai lầm , để kịp thời sử chữa , áp dụng những biện pháp và chính sách phù hợp với quy luật khách quan chúng ta đã kịp khắc phục được một phần khó khăn trong đào tạo nghề.Quy mô đào tạo nghề trong khoảng 5 năm trở lại đây tăng khá nhanh ,quy mô tuyển sinh hệ dài hạn tăng từ 57.000 người năm 1997 lên 126.000 người năm 2001 ( tăng bình quân hàng năm là 22%); quy mô đào tạo nghề ngắn hạn tăng từ 390.000 người năm 1997 lên 761.000 người năm 2001 ( tăng bình quân hàng năm là 19%) 1975 1980 1986 1998 2001 80 250 120 62,5 126 (Bộ LĐTBXH, "Định hướng phát triển đào tạo nghề đến năm 2010" ) Chúng ta có số liệu về học sinh các trường chuyên nghiệp cả nước trong những năm 1997-2000 như trong bảng dưới đây : N¨m sè häc sinh (1000 ng­êi) Sè häc sinh tèt nghiÖp (1000) CNKT THCN C§, §H CNKT THCN C§, §H 1997 138,6 164,1 662,8 90,3 68,3 74,1 1998 144,7 177,6 682,3 93,2 52,1 103,1 1999 172,1 159,9 734,9 113,9 49,1 113,6 2000 370,8 250,9 795,6 174 71,9 149,8 (Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam, Sè 70 ngµy 2/5/2003) Qua những số liệu trên ta thấy chỉ trong vòng 4 năm từ 1997 đến năm 2000 số học sinh cuả các trường CNKT đã tăng gấp 2.5 lần từ 138,6 nghìn lên 370,8 nghìn .Trong khi đó số học sinh ĐH,CĐ tăng không đáng kể từ 662,8 nghìn lên 795,6 nghìn .Nó thể hiện sự chuyển hướng trong công tác đào tạo và phân luồng học sinh ngay trong cấp cơ sở để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đào tạo dẫn đến thừa thầy thiếu thợ trong sản xuất.Thực tế sản xuất ở các khu công nghiệp ,các khu chế xuất hay các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cho thấy rằng trình độ lành nghề của công nhân tốt nghiệp cũng chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của sản xuất ,nhiều chủ doanh nghiệp ngay sau khi tuyển dụng lại phải tiếp tục bỏ tiền ra đào tạo công nhân .Như vậy thì con số về quy mô đào tạo chưa thực sự phản ánh được những thay đổi trong hoạt động của các trường dạy nghề ,cần thiết phải xem xét đến cả chất lượng của đào tạo ,chất lượng học sinh sau khi tốt nghiệp . 1.3 Chất lượng đào tạo nghề A. Nội dung chương trình đào tạo Trong thời gian qua nội dung, chương trình đào tạo nghề đã và đang được biên soạn để phù hợp với sự thay đổi kỹ thuật ,công nghệ sản xuất. Đã tiếp cận và triển khai xây dựng chương trình đào tạo nghề theo mô đun. Nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn theo Mô đun do dự án Tăng cường trung tâm dạy nghề xây dựng đã được thẩm định và phổ biến, áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên ,ngoài một số ít cơ sở đào tạo nghề được sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị hiện đại cũng như cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ,thì hầu hết các cơ sở đào tạo nghề vần đang áp dụng các chương trình và tài liệu đào tạo quá cũ kỹ lạc hậu được biên soạn theo những tiêu chuẩn cấo bậc thợ do Bộ lao động ban hành từ những năm 70. Ở các trường này ngoài trang thiết bị lạc hậu ,cơ sở vật chất tồi tàn thì giáo trình dùng trong giảng dạy tại các trường này ;aok được xây dựng theo phương pháp truyền thống lạc hậu ,chậm cập nhật kiến thức mới nên phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.Hầu hết các trường vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống,tỷ lệ sử dụng máy vi tinh trong giảng dạy còn ít. Cho đến nay Nhà nước chỉ có giáo trình khung cho một số nghề ,còn lại chủ yếu do các cơ sở tự biên soạn ,các giáo trình đào tạo nghề ngắn hạn thiếu sự kiểm tra chuẩn bị , bổ sung và thống nhất giữa các cơ sở dạy nghề. Qua đó ta có thể thấy rõ hơn về vấn đề là tại sao phần lớn số lượng học sinh ,sinh viên ra trường thường không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng về trình độ cũng như khả năng cập nhật thông tin mới. Sở dĩ các học sinh, sinh viên thường không áp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì những gì họ được học trong trường thì thường khác xa hơn rất nhiều so với những gid mà người tuyển dụng mông muốn mà một trong những nguyên nhân không nhỏ của vấn đề này đó là việc chậm cập nhật thông tin cũng như đưa các thiết bị hiện đại áp dụng vào việc học tập và giảng dạy trong các trường học nghề. B, Đội ngũ giáo viên dạy nghề Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong thời gian qua đã được cũng cố và phát triển.Các Bộ,nghành, địa phương đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ,nghiệp vụ sư phạm ,ngoại ngữ mtin học ở trong cả nước và nước ngoài cho đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các trường công lập được nâng lên một bược ,năm 2001 số giáo viên có trình độ trên ĐH chiếm 2%; đại học ,cao đẳng chiếm 69% ,trung học chuyên nghiệp 25%,công nhân kỹ thuật 14% .Như vậy trình độ giáo viên còn ở mức thấp ,có tới 39% giáo viên dưới trình độ ĐH ( vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tới 60%) .Trong khi đó các số liệu tương ứng vào năm 97 là 1,8%; 55,6%; 23,3%;19,1%.Sau 5 năm thực hiện những đường lối chính sách mới về đào tạo nghề nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn trong việc nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề. §¬n vÞ : % N¨m Trªn §H §H-C§ THCN CNKT 1997 1,8 55,6 23,3 19,1 2000 2 69 25 14 (Nguån : Bé L§TBXH) Tuy nhiên trong khi nhu cầu về đào tạo nghề đang đặt ra như một vấn đề khẩn cấp cả về số lượng lẫn chất lượng thì cơ cấu đội ngũ giáo viên như trên vẫn cón thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu cấn thiết của xã hội .Bên cạnh những giáo viên có trình độ và tâm huyết với nghề thì vẫn còn không ít giáo viên có trình độ kém và không tâm huyết với nghề. Sở dĩ như vậy là vì chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên này còn quá thấp,và hạn chế; chưa có chế độ riêng , đặc thù cho giáo viên dạy nghề mà vẫn còn vận dụng chế độ của giáo viên đào tạo nói chung .Hiện nay có 5 trường cao đẳng , ĐH sư phạm kĩ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề và 5 khoa sư phạm kĩ thuật thuộc các trường đại học kĩ thuật mới được hình thành năm 1998 có chức năng tham gia đào tạo giáo viên dạy nghề. Có 50% giáo viên trong các trường đào tạo nghề thiếu những kiến thức kĩ năng về sư phạm và thực hành và chỉ dạy được lí thuyết.Một bộ phận khác có trình độ về lí thuyết nhưng chưa được đào tạo về sư phạm. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì yêu cấu về nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật cao trong những nghành mới hiện đại được đạt ra rất bức thiết .Nó đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề phải không ngừng nghiêm cứu khoa học nâng cao trình độ giảng dạy bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội. Ở đây yếu tố tuổi trẻ chính là then chốt .Những giáo viên trẻ nắm vững kiến thức khoa học, hăng say nghiên cứu học hỏi và tâm huyết với nghề chính là lời giải cho bài toán đào tạo nghề trong những năm tới .Một lần nữa vấn đề đãi ngộ và sử dụng nhân tài lại được đặt ra cho những nhà lập chính sách . Khi có được những người thầy giỏi thì chúng ta mới có thể có được những công nhân giỏi,những người thợ giỏi tham gia vào công cuộc xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại những bất cập hiện nay đang còn tồn tại để sớm khắc phục mới mong thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH C,Cơ sở vật chất kỹ thuật ,trang thiết bị dạy nghề, Trang thiết bị sử dụng cho luyện tập , kỹ năng thực hành ở các trường thực hành nghề còn thiếu cả về số lượng lần chất lượng.Có khoảnh 19% số thiết bị là tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay ,trong đó có tới 14% số thiết bị đã quá cũ và lạc hậu .9,75% thiết bị sản xuất được sản xuất từ năm 1975-1985 , 36,14% số thiết bị được sản xuất từ năm 1986-1995, 39% số thiết bị được sản xuất từ năm 1996-2000 Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số trường và cơ sở mới thành lập được trang bị máy mọc thiết bị đồng bộ tương đối hiện đại phù hợp với công tác dạy nghề,sát với thực tế sản xuất , đặc biệt là các cơ sở dự án được tài trợ hoặc giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế .Nhưng nhìn chung về tổng thể trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và lạc hậu so với kỹ thuật ,công nghệ sản xuất. Trong giai đoạn 1997-2000 kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề tăng từ 240,8 tỷ đồng lên tới 530 tỷ đồng ;kinh phí chương trình mục tiêu nâng cấp thiết bị dạy nghề của Nhà nước tăng từ 30 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng.Ngoài ra trong thời gian qua kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề của các Bộ ,nghành , địa phương, tổ chức ,cá nhân ,hỗ trợ của nước ngoài cũng tăng thêm nhiều so với trước. 2. Thùc tr¹ng chuyÓn dÞch c¬ cÊu lao ®éng ë ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m qua 2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo độ tuổi Đơn vị : 1000 người 1989 Tû träng(%) 1999 Tû träng(%) Tæng DS 64.376 100 76.328 100 DS d­íi tuæi L§ 25.223 39,18 25.562 33,5 DS trong tuæi L§ 33.496 52,03 43.556 57,1 DS trªn tuæi L§ 5.657 8,79 7.210 9,4 (Nguồn : Số liều điều tra dân số 1989-1999, TCTK) Ta nhân thấy dân số trong 10 năm tăng gần 12 triệu nghĩa là hơn 1 triệu người 1 năm, tốc độ này gần bằng tốc độ của dân số trong độ tuổi lao động : từ 33.496 (năm 1989) lên 43.556 (năm 1999) nhưng tỷ trọng lao động trong độ tuổi lao động lai thay đổi từ 52,03% lên 57,1% dân số dưới độ tuổi lao động hầu như không thay đổi nhưng tỷ trọng giảm. Dân số trong độ tuổi lao động tưng lên tức là nguồn nhân lực nước ta tăng lên về số lượng nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về giải quyết việc làm cho họ nếu chất lượng lao động kém thì sẽ tạo ra thất nghiệp ở lao động phổ thông. Như vậy vấn đề đào tạo nghề trở nên rất quan trọng. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ Đơn vi : 1000 1990 % 1995 % 1998 % Tổng số 33133,4 100 33468,1 100 35961,6 100 Vùng núi phía bắc 3988,7 12,03 4591,5 13,7 4515,4 13,67 KTTĐ bắc bộ 4355,2 13,14 4825,1 14,4 5033,7 13,9 KTTĐ miền trung 1704,9 5,14 1842,8 5,5 2027,5 5,64 Tây nguyên 1201,6 3,62 1444,2 4,31 1512,9 4,2 KTTĐ nam bộ 3056,8 9,2 3092,6 9,24 3158,9 8,78 ĐBSCL 6611,1 19,52 7342 21,94 7833,4 21,78 (Nguồn : Điều tra lao động việc làm 1990-1998, TCTK) Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời là quá trình diễn ra sự tích tụ chuyên môn hoá sản xuất và chuyên môn hoá lao động trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các khu đô thị mới xuất hiện dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động giữa các vùng. Trong thời gian qua trên phạm vi cả nước đã có những tiến bộ trong việc phân bố lao động cho các vùng lãnh thổ theo chiều hướng tích cực ở các vùng chậm phát triển khó khăn, dân cư thưa thớt, thiếu lao động nhưng lại tài nguyên phong phú có chiều hướng tăng lên. Tỷ trọng lao động của Tây nguyên tăng lên từ 3,62% năm 1990 lên 4,2 năm 1998. Còn các vùng động dân cư lại có xu hướng giảmnhw đồng bằng sông hồng. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghành Đơn vị : 1000 1996 1998 2000 Tổng số % 33819,9 100 34941,4 100 36395,7 100 Nông lâm ngư nghiệp % 23601,9 69,8 22184,1 63,49 22965,6 63,1 Công nghiệp-Xây Dựng % 3566,5 10,55 4169,9 11,93 4731,4 13 Thương mại-Dịch vụ % 6643,5 19,65 8587,4 24,58 8698,5 23,9 (Nguồn : Niên giám thống kê 1996-2000, NXB Thông kê) Qua biểu ta thấy cơ cấu lao động theo ghành kinh tế nước ta đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực : Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 69,8%(1996) xuống 63,1%(2000), lao động các nghành Công nghiệp xây dựng, TMDV tăng lên trong đó nhanh nhất là lao động dịch vụ từ 19,65%(1996) lên 23,9%(2000). 2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ơn vị : 1000 người LĐ làm việc nền KTQD Khu vực nhà nước Khu vực ngoà nhà nước Số TĐ % Số TĐ % Số TĐ % Năm 1995 1/4/1999 34606 36419 100 100 3011 4013 8,5 11 31595 32406 91,5 89 (Nguồn : điều tra lao động việc làm 1995-1999, TCTK) Nhìn chung việc chuyển đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế giữa khu vực nhà nước và ngoài nhà nước theo các kết quả điều tra nói trên chưa có gì biến đổi lớn. Khu vực nhà nước trong 5 năm qua (1995-1999) tăng từ 8,5% lên 11%. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Ở Việt nam khi kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này tất yếu dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào trình độ của người lao động. Trong những năm qua đào tạo nghề đã đạt được một số những kết quả đáng khích lệ phần nào đã đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động : Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu lao động cho sản xuất công nghiệp xây dựng và các nghành dịch vụ, giảm lao độngnông nghiệp từ 72,6% (1991) xuống 63%(2000) trung bình mỗi năm giảm gân 1% lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ đào tạo tăng liên tục từ 10% (1996) lên 20%(2000) trong đó đào tạo nghề khoảng 13,4% Cơ cấu lao động vùng cũng có sự biển đổi rõ rệt: vùng đồng bằng sông hồng cơ cấu lao động giảm từ 22,7% (1995) xuống 17%(1999), còn vùng tây nguyên tăng từ 4,31% (1995) lên 5,36% (1999). Như vậy ta thấy đào tạo nghề đã tạo ra 1 lực lượng lao động lớn có trình độ (số lao động có chuyên môn kỹ thuật năm 2000 là 5992,5 nghìn người chiếm 15,51% tổng số lao động. Thành quả này của đào tạo nghề đã giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tác động đến công tác đào tạo nghề, sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh và sâu sẽ tạo ra một mạng lưới đào tạo nghề rộng khắp và ngày càng có chất lượng. Tính hết năm 2001 nước ta đã có 248 trường tăng 119 trường so với năm 1998, quy mô học sinh đào tạo nghề dài hạn tăng từ 57.000 người năm 1997 lên 126.000 năm 2001( tăng bình quan là 22%/năm). Quy mô đào tạo nghề ngắn hạn tăng từ 390.000 người (1997) lên 761.000 người (2001). Ta thấy đào nghề có một vai trò rất quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rộng và sâu hơn. Còn chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tạo ra một nhu cầu về lao động có trình độ giúp tạo ra một mạng lưới rộng khắp các trường đào tạo nghề với số lượng người tham gia đông đảo. Như vậy đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ rất mật thiết và hợp tác lẫn nhau. Thiéu một cái thì cái kia khó có thể đạt được kết quả như mong muốn. CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010 I. Quan điểm đặt ra - Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu .Đào tạo nghề có nhiệm vụ cung cấp phần lớn công nhân kĩ thuật cho sự nghiệp CNH_HĐH ,góp phần phát triển đội ngũ công nhân vì thế nếu không phát triển đào tạo nghề sẽ không thể thực hiện được tiến trình CNH_HĐH Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội .Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp .Đào tạo nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn vì thế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tu trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở đào tạo nghề ,đặt biệt là đối với những nghành kinh tế mũi nhọn ,những nghành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân ,cho xuất khẩu lao động và cho những vùng kinh tế khó khăn ,đồng thời tạo điều kiện và môi trường để mọi tổ chức ,các nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề ,đăc biệt là những nghành kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp ,nông thôn. - Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.Phát triển đồng thời đào tạo những nghành mũi nhọn và đào tạo đại trà ,song đặt trọng tâm vào đào tạo mũi nhọn ,nhằm vừa đáp ứng nhu cầu CNKT-NVNV trình độ cao của các khu công nghiệp khu chế xuất và xuất khẩu lao động vừa đáp ứng phổ cập nghề cho đại bộ phận lao động - Gắn đào tạo với sản xuât công nghiệp (Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất ,vì sản xuất và phụ thuộc vào sản xuất ) - Phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt .Liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo (bán lành nghề,lành nghề ,lành nghề trình độ cao ) ngay trong hệ thống dạy nghề và liên thông giữa các cấp trình độ trong hệ thống đào tạo nhân lực nhằm tạo động lực ,điều kiện ,con đường phấn đấu vươn lên của người học nghề. II. Mục tiêu của đào tạo nghề : - Về mục tiêu chung : +Đào tào và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật với chất lượng cao,với quy luật và cơ cấu nghành nghề hợp lí phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập . +Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với đào tạo việc làm ,với sử dụng phấn đấu đến năm 2010 sẽ có khoảng 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo . +Cải tổ hệ thống giáo dục nghề nghiệp để (1) Hình thành mạng lưới rộng khắp với quy mô và số cơ sở trọng điểm hợp lí nhằm vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo đại trà vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo mũi nhọn .(2) Tổ chức đào tạo đa dạng ,linh hoạt ,liên thông để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động .(3)Bộ máy quản lí được tổ chức năng động ,đơn giản ,gọn nhẹ nhưng đủ mạnh để quản lí hệ thống và phải dành quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo trong điều kiện luôn biến động của thị trường. - Về mục tiêu cụ thể : +Phấn đấu đến năm 2005 mỗi địa phương có ít nhất một trường dạy nghề và đế năm 2010 mỗi quận huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề trên địa bàn +Đến năm 2005 phấn đấu có 20 trường trọng điểm và đến năm 2010 có 45 trường trọng điểm. +Nâng tỷ lệ thu hút học sinh sau THCS vào học nghề từ 6% năm 2000 lên 15% năm 2010 +Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 18-19% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của nghành công nghiệp là 32% ,nông nghiệp là 12-13% và dịch vụ là 25% .Đến năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là 26% ,42%,20% và 32% (Lưu ý :đào tạo nghề không tính đến đào tạo ở các trường ĐH và CĐ ) +Đến năm 2005 quy mô tuyển mới đạt 0.93 triệu người/năm ,tăng 1,3 lần so với năm 2000 và đạt 1,3 triệu người /năm 2010 ,tăng 1.8 lần so với năm 2000.Trong đó tỷ lệ đào tạo dài hạn tăng từ 18% năm 2000 lên 22% vào năm 2005 và 27% vào năm 2010. + Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của các nghành: Đến năm 2005 tỷ lệ qua đào tạo nghề trong nghành công nghiệp là 31%-32% , trong nông nghiệp là 12%-13% và dịch vụ là 24%-25% . +Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong nghành công nghiệp là 40%-41% nghành nông nghiệp là 17%-18% và dịch vụ là29%-30%. + Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của các nghành những năm cụ thể (xin xem phụ lục). III. Các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược : 1.Các giải pháp chung: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống :hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống theo 3 cấp trình độ đào tạo: - Cấp I :Bán lành nghề -đào tạo ngắn hạn .Tổ chức đào tạo cấp trình độ này nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển nghành nghề giản đơn ,doanh nghiệp vừa và nhỏ ,chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ ,phát triển kinh tế trang trại ,kinh tế gia đình và tăng cơ hội có việc làm cho người lao động .Tỷ trọng lao động được đào tạo ở cấp độ này sẽ giảm dần trong kế hoạch đào tạo ,song vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động được đào tạo hàng năm. - Cấp II:Lành nghề-đào tạodài hạn .Lao động được đào tạo ở cấp độ này chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng cho các khu công nghiệp,khu chế xuất ,những dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ cao ,phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia. - Cấp III: Lành nghề trình độ cao -đào tạo kĩ sư thực hành ,kĩ thuật viên cao đẳng,thợ cả .Theo yêu cầu phát triển của công nghệ sản xuất ,theo xu thế quốc tế ,để hội nhập ,cạnh tranh trên thị trường lao động trong và ngoài nước,trong một số lĩnh vực có trình độ tay nghề cao cùng với chuyên môn kỹ thuật ở bậc trung cấp và cao đẳng .Vì vậy hệ thống đào tạo nghề cần sớm tổ chức đào tạo lao động ở cấp trình độ này.Lao động được đào tạo ở cấp trình độ này có khả năng vận hành các thiết bị tiên tiến, hiện đại và có năng lực xử lí các tình huống trong sản xuất. Theo hướng này các cơ sở đào tạo nghề sẽ bao gồm các trung tâm ,các trường dạy nghề và một số trường trung học kĩ thuật ,cao đẳng công nghệ đào tạo lao động kỹ thuật đa hệ. b.Quy hoạch mạng lưới : Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo hướng xã hội hoá,đa dạng hoá ,linh hoạt ,năng động thiết thực ,thích ứng với cơ chế thị trường và bao gồm các cơ sở đào tạo công lập ,ngắn hạn và dài hạn .Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề không chỉ đảm bảo tính hợp lí về quy mô đào tạo, nghành nghề đào tạo ,trình độ đào tạo mà còn phải đáp ứng nhu cầu theo vùng ,phát triển với một quy mô và tốc độ hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng sau THCS và THPT,đáp ứng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại của người lao động.Lựa chọn và xây dựng một số trọng điểm.Hình thành và phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao theo yêu cầu phát triển của một số nghành ,theo chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế.Đồng thời cũng cần xây dựng nguyên tắc đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo và khả năng tài chính.Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề sẽ phát triển theo định hướng Đối với các trường dạy nghề công lập :Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống trường công lập,đặt biệt là các trường trọng điểm theo quy hoạch ,làm nòng cốt trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật ,nhân viên nghiệp vụ lành nghề và lành nghề trình độ cao cho các nghành kinh tế mũi nhọn, cho các khu công nghiệp tập trung và xuất khẩu lao động.Các trường này sẽ đảm bao tiếp nhận khoảng 26-28% số tuyển sinh vào năm 2010 - Đôí với các trung tâm dạy nghề :tiếp tục phát triển mạng lưới,mở rộng quy mô đào tạo của các trung tâm dạy nghể nhằm tăng cơ hội học nghề cho người lao động,từng bước thực hiện phổ cập nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động.Chính quyền địa phương,các cơ quan chủ quản giữ vai trò chính trong việc đầu tư phát triển các trung tâm dạy nghề .Nhà nước có chính sách khuyến khích và hỗ trợ một phần trang thiễt bị ,đào nội dung cho các trung tâm ,đặc biệt cho các trung tâm dạy nghề ở khu vực nông thôn ,vùng sâu,vùng xa ... Phát triển cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp :khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cở đào tạo nghề phục vụ nhu cầu lao động phù hợp với công nghệ sản xuất.Phát triển đào tạo nghệ theo huớng này sẽ gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động ,khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu thiết bị đào tạo . Duy trì và phát triển hình thúc kèm cặp, truyền nghề dạy nghề tu nhân :tạo điều kiện và môi truờng đê duy trì và phát triển hình thúc kèm cặp truyền nghề dạy nghề tại các làng nghề ,các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt là trong lĩnh vục tiểu thủ công nghiệp ,chế biến nông lâm thuỷ sản-lĩnh vục mà các cơ sở dạy nghề hiện nay chua có điều kiện thực hiện. Phát triển đào tạo thông qua hợp tác quốc tế: Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các trờng trọng điểm chất lợng cao ; đào tạo công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ cho một số nghành mũi nhọn;đào tạo giáo viên;trao đổi chuyên gia,cán bộ quản lí ;gửi học sinh đi đào tạo ở nớc ngoài.... Hoàn thiện hệ thống chính sách và các văn bản pháp quy * Chính sách đầu t cho đào tạo nghề:Hoàn thiện chính sách đầu t cho đào tạo nghề nhằm khắc phục tình trạng phân tán ,dàn trải kém hiệu quả nh hiện nay,đảm bảo thực hiện quy hoạch kế hoạch phát triển đào tạo nghề đã đợc phê duyệt .Xây dựng các chính sách cơ chế khuyến khích thu hút đầu tu trong và ngoài nuớc cho lĩnh vục dạy nghề. Hoàn thiện và đổi mới các chính sách về đãi ngộ ,đào tạo và bồi duỡng cho giáo viên .Hoàn chỉnh nhũng quy định về chơng trình giáo trình theo hớng tạo thế chủ động cho cơ sở đào tạo ,gắn đào tạo với nhu cầu.Xây dựng chính sách về quy định trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của các đơn vị sản xuất kinh doanh, ngời sủ dụng lao động đối với đào tạo nghề . *Chính sách tạo động lực cho ngời học :Xây dựng và ban hành chính sách thu hút học sinh vào học nghề đặc biệt là những nghề nặng nhọc và độc hại. *Xuất phát từ những nhu cầu đặt thù của đào tạo nghề ,để hệ thống đào tạo nghề vận hành và phát triển đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng cần thiết phải tiến hành xây dựng và ban hành luật dạy nghề. Xây dựng năng lực đào tạo và quản lí hệ thống - Đào tạo và bồi dỡng đội ngũ giáo viên : đào tạo và bồi dỡng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn quy định ,bổ sung giáo viên cho lĩnh vực ,lành nghề mới thực hiện việc luân phiên, bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo chu kì 5 năm/lần .Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kĩ thuật,nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp ,các giảng viên của các trờng ĐH,CĐ ,các viện nghiên cứu công nghệ ... - Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm khắc phục tình trạng dạy chay ở một só cơ sở đào tạo đặc biệt là các cơ sở đào tạo ở địa phơng .Thực hiện theo các hớng :thứ nhất sử dụng các nguồn vốn theo chơng trình ,dự án để nâng cấp cơ sở ,mua sắm những tranh thiết bị thiết yếu,những thiết bị hiện đại.Thứ 2 :xây dựng cơ chế để thực hiện việc chuyển giao các thiết bị thanh lí do đổi mới công nghệ, đổi mới sản xuất từ các doanh nghiệp về cơ sở dạy nghề phục vụ cho việc thực hành những kĩ năng cơ bản. Xây dựng và ban hành danh mục nghề đào tạo đổi mới nội dung chơng trình phơng pháp đào tạo theo dịnh hống thị trờng trên cơ sở danh mục nghề đào tạo ,nguyên tắc xây dựng chơng trình ,các cơ sở đào tạo tơ chức biên soạn giáo trình đào tạo phù hợp với nhiệm vụ đợc giao và nhu cầu của ngời học ,ngời sử dụng lao động.Phơng pháp đào tạo sẽ đợc cải tiến theo hớng tập trung,nâng cao kĩ năng thực hành của ngời học . - Xây dựng tiêu chí đánh giá ,kiểm định chất lợng đào tạo.Từng bớc áp dụng việc kiểm định chất lợng đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá ,kiểm định trong hệ thống .Hình thành mạng lơí kiểm định chất lợng đào tạo trên phạm vi toàn quốc - Đồng thời với việc cơ cấu lại việc đào tạo nghề sẽ tiến hành hoàn thiện phân cấp trong quản lí đào tạo từ trung ơng đến địa phơng trên cơ sở đó kiện toàn hệ thống quản lí đaò tạo nghề , tiến tới xoá bỏ tình trạng chồng chéo kém hiệu quả của hệ thống quản lí hiện nay. - Cơ chế quản lí ,điều hành hệ thống đợc đổi mới theo hớng vừa phát huy tính tự chủ ,năng động của từng cơ sở đào tạo,từng nghành ,từng địa phơng ,vừa phải tuân thủ và thực hiện những quy định chung .Đa nhanh công nghệ thông tin vào công tác quản lí.Có kế hoạch thờng xuyên bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lí các cấp Đa dạng hoá nguồn lực ,tăng cờng hợp tác quốc tế trong đào tạo Nguồn lực cho đào tạo nghề đợc huy động theo mô hình tồng hợp,bao gồm: -Ngân sách nhà nớc ( Trung ơng và địa phơng ) -Đóng góp của ngời học ,ngời sử dụng lao động -Nguồn lực tự có của cơ sở đào tạo -Nguồn lực của các nhà đầu tửong nứơc -Nguồn vốn nớc ngoài:nguồn vốn ODA,FDI -Các nguồn tại trợ khác. Trong số các nguồn đầu t cho dạy nghề ,nguồn nhân sách của Nhà nứơc là chủ yếu.Đồng thời hoàn chỉnh những chính sách khuyến khích và thu hút đầu t nớc ngoài cho đào tạo nghề .Tạo điều kiện và môi trờng thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề trong nớc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nớc ngoài .Tăng tỷ lệ vốn ODA cho đào tạo nghề . Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề dơí các hình thức:trao đổi chuyên gia ,gửi cán bộ ra nứơc ngoài đào tạo.Đối với một số nghành đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao sẽ thực hiện đào tạo thông qua hợp tác quốc tế theo các hợp định đa lao động đi đào tạo ở nớc ngoài ,liên doanh trong đào tạo,hoặc mở rộng cơ hội để ngơì lao động tự đầu t tham dự các khoá đào tạo ở nớc ngoài . Đẩy mạnh đào tạo nghề ở các cơ sở sản xuất: Phát triển đào tạo nghề ở các sơ cở sản xuất nhằm gắn đào tạo với sử dụng ,tạo sự thích ứng với công nghệ,kĩ thuật sản xuất. Xây dựng và ban hành các chính sách để khuyến khích ,tạo điều kiện với môi trờng thuận lợi để các tổng công ty,các công ty,các doanh nghiệp lớn,các khu công nghiệp ,khu chế xuất thành lập cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho bản thân đơn vị mình và đáp ứng một phần nhu cầu cho xã hội. * Giải pháp đột phá: Hoàn thịên tổ chức và quản lí hệ thống,phát triển mạng lới theo quy hoạch -Hoàn thiện hệ thống quản lí nhà nớc về dạy nghề -Nâng cao năng lực đào tạo ,mở rộng vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề. -Đổi mới cơ chế kế hoạch và cơ chế tài chính -Kiện toàn và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề . -Phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển đào tạo nghề ,trong đó đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện và nâng cao chất lợng thông tin về thị trờng lao động. Mạng lới các cơ sở đào tạo đợc phát triển theo hớng đảm bảo : _Đa cấp đào tạo _Đa nghành đào tạo _Đa hình thức sở hữu ,đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế,các doanh nhiệp tham gia đào tạo ,thành lập cơ sở đào tạo _Phân bố hợp lí theo địa bàn và theo nghành nghề đào tạo ,đặc biệt chú trọng lựa chọn và đầu t phát triển các trờng trọng điểm Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách tạo động lực phát triển đào tạo nghề -Hoàn thiện chính sách đầu t -Hoàn thiện chính sách đãi ngộ,sử dụng và thu hút giáo viên -Hoàn thiện chính sách tạo động lực cho ngời học Tăng cường nguồn lực đầu t cho đào tạo nghề _Đa dạng hóa nguồn lực đầu t cho đào tạo nghề . _Nguồn lực đầu t t ngân sách Nhà nơc giữ vai trò chủ đạo _Tăng cờng sử dụng nguồn vồn ODA cho đào tạo nghề C. KẾT LUẬN Đào tạo và phát triển (trong đó đào tạo nghề luôn là một nhân tố quan trọng trong quán lí và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề mà bất cứ nhà quản lí nào cũng quan tâm. Nhân thức được điều đó trong nghị quyết IV Ban chấp hành trung ương Đẳng khoá VII nêu rõ: "Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội". Tuy nhiên đầy là một đề tài rộng, trong phạm vi bài này, với điều kiện trình độ kiến thức và thời gian có hạn em chỉ nêu lên các lý luận cơ bản và các giải pháp chung. Em rất mong được sự xem xét và đóng góp ý kiến thêm của thầy giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo GS. TS Mai Quốc Chánh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản đề án này. Hà nội 10/1/2004 Phô lôc 1 BiÓu 1 : Dù b¸o nhu cÇu lao ®éng lµm viÖc trong nÒn kinh tÕ quèc d©n (2001-2010) Đơn vị: 1000 người Năm Tổng số lao động Trong đó Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2000 38643 24198 5062 9383 2001 39300 24204 5465 9631 2002 39968 24182 5899 9886 2003 40647 24130 6368 10148 2004 41338 24046 6874 10417 2005 42040 23926 7421 10693 2006 42755 23767 8011 10977 2007 43481 23566 8648 11268 2008 44220 23319 9335 11566 2009 44972 23022 10077 11873 2010 45736 22670 10879 12187 DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Quốc Chánh - Giáo trình kinh tế lao động - NXB Giáo Dục 1998 2. Mai Quốc Chánh - Toàn cầu hoá: " Cơ hội và thách thức đối với nền lao động Việt Nam" - NXB Chính trị QGHN - 1999 3. Mai Quốc Chánh - Nâng cao chất lượng nguồn nhần lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước - NXB Chính trị QGHN - 1999 4. Lê Khắc Đoá - Một số vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong tổ chức đào tạo và quản lý công tác dạy nghề ở Việt Nam - Luận án PTS kinh tế - 1998, 428 trang. 5. Đỗ Huân - Tiếp cận Modul trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề - Luận án PTS khoa học sư phạm tâm lí - 1995, 136 trang. 6. Tạp chí lao động và xã hội, + Số 166 tháng 9/2000. + Số tháng 4/2000. + Số tháng 12/2001. + Số 192 năm 2002. + Số 197 năm 2002. - MỤC LỤC - A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG I. Khái niệm về đào tạo nghề 2 1. Nghề 2 2. Đào tạo nghề 2 3.Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề 3 4.Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề 5 II. Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu lao động 6 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động 6 2.Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động: 6 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động: 6 III. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động 7 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 9 I. Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua 9 1.Mạng lưới cơ sở dạy nghề 9 1.2. Quy mô đào tạo nghề: 12 1.3 Chất lượng đào tạo nghề 13 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong những năm qua 16 2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo độ tuổi 16 2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ 17 2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghành 17 2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 18 III. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và cuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam 18 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2010 I. Quan điểm đặt ra 20 II. Mục tiêu của đào tạo nghề 20 III. Các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược : 21 C. KẾT LUẬN 27 PHỤ LỤC 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA190.DOC
Tài liệu liên quan