Tài liệu Đề án Tìm hiểu đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn (Đông Anh - Hà Nội): ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn (Đông Anh - Hà Nội)
A) LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong hơn 10 năm gần đây tương đối nhanh. Dân số đô thị mới có 11.87 triệu người, chỉ đến 19.3% tổng dân số. Năm 2002 đã tăng lên khoảng 20 triệu người, chiếm trên 25,3% tổng dân số. Năm 1991 mới có 1 khu công nghiệp mới đến 2003 tòan quốc đã thành lập 82 khu công nghiệp.
Đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh đã gây áp lực cho môi trường, nguồn tài nguyên không những bị khai thác nhiều hơn, tăng nguy cơ cạn kiệt mà còn thải ra môi trường những chất thải nguy hại mà việc khắc phục chúng thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, nan giải, không dễ giải quyết. Hà Nội - thủ đô xinh đẹp của chúng ta cũng bị cuốn vào dòng xoáy ấy. Để gìn giữ môi trường, tạo môi trường sống trong sạch, phục vụ tốt sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch lành mạnh cần phải có những dựán liên quan tới giải quyết vấn đề ô nhiễm ...
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Tìm hiểu đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn (Đông Anh - Hà Nội), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn (Đông Anh - Hà Nội)
A) LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong hơn 10 năm gần đây tương đối nhanh. Dân số đô thị mới có 11.87 triệu người, chỉ đến 19.3% tổng dân số. Năm 2002 đã tăng lên khoảng 20 triệu người, chiếm trên 25,3% tổng dân số. Năm 1991 mới có 1 khu công nghiệp mới đến 2003 tòan quốc đã thành lập 82 khu công nghiệp.
Đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh đã gây áp lực cho môi trường, nguồn tài nguyên không những bị khai thác nhiều hơn, tăng nguy cơ cạn kiệt mà còn thải ra môi trường những chất thải nguy hại mà việc khắc phục chúng thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, nan giải, không dễ giải quyết. Hà Nội - thủ đô xinh đẹp của chúng ta cũng bị cuốn vào dòng xoáy ấy. Để gìn giữ môi trường, tạo môi trường sống trong sạch, phục vụ tốt sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch lành mạnh cần phải có những dựán liên quan tới giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố, trong đó xử lý rác thải được ưu tiên xem xét trước hết.
Dự án xây dựng bãi xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc S ơn - Đông Anh - H à N ội) được xây dựng.Với tư cách là một người đi sau học hỏi, em xin phép được đưa ra một số phân tích của mình về hiệu quả đầu tư , hiệu quả kinh t ế - xã hội của dự án dưới góc nhìn là cá nhân, học tập, tham khảo.
B.CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
*Các khái niệm liên quan:
Khái niệm:
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí lợi ích là kỹ thuật để quyết định phân bổ nguồn lực, thường trong lĩnh vực công cộng.các công ty tư nhân quan tâm đến lợi nhuận thu được từ cấc hoạt động của họ (tổng thu trừ chi phí, khấu trừ lợi nhuận và chi phí trong tương lai), để ra quyết định.Chi phí - lợi ích là một phương pháp tương tự đối với lĩnh vực công cộng, nhưng thay cho việc sử dụng chi phí lợi ích cá nhân là khái niệm chi phí lợi ích công cộng. Kỹ thuật này có tác dụng rất tốt trong các lĩnh vực chính sách công về xã hội và môi trường, ở đó chi phí và lợi ích cá nhân và lợi ích công khác nhau xa.
Theo quan điểm kinh tế chất thải thì rác không phải là những gì vất đi hoàn toàn mà chúng ta có th ể tận dụng giá trị của chúng dưới nhiều hình thức (vật chất hay năng lượng) nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác hại với môi trường. Lựa chọn phương án xử lý rác trước hết cần căn cứ trênthành phần của chúng và sau đó dựa trên nhu cầu sử dụng dản phẩm có thể tạo ra từ chất thải
I.Thực trạng hệ thống quản lý rác thải ở Hà Nội
Hệ thống quản lý rác thải tại thủ đô Hà Nội có 11 đơn vị thành viên đảm nhận công tác duy trì vệ sinh của 7 quận nội thành trên các lĩnh vực: rác thải sinh hoạt, tưới rửa đường, thu gom vận chuyển bùn bể phốt. Khối lượng rác thải hàng ngày khoảng 1.000 tấn được chuyển đến bãi xử lý Nam Sơn – Sóc Sơn.
Trước tháng 7 -1997 tất cả rác thải sinh hoạt của thành phố được tập trung về bãi rác Mễ Trì. Từ tháng 7 -1997 đến tháng 9 – 1999 , rác được xử lý tại bãi Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Do bãi rác Tây Mỗ quá tải xảy ra ùn tắc trong tháng 9 – 1999,bãi Nam Sơn vừa xây dựng vừa tiếp nhận rác từ tháng 1 -2000. Bãi Nam Sơn cách thành phố 55 km, đây là khu liên hiệp xử lý rác tại Hà Nội với diện tích 150ha. Ở đây có nhà máy xử lý chất thải bệnh viện,chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân loại và tái chế, có hai lò đốt chất thải rắn. Năm 2004 đã được đầu tư lắp đặt thêm 3 dây chuyền xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ hoá học và hoá lý và một dây chuyền công nghệ xử lý tận thu bùn cặn của công nghiệp điện tử Hanel để tái chế thành gạch màu không nung. Đây là một bước tiến bộ lớn trong hoạt động đưa các công nghệ xử lý ô nhiễm vào thực tiễn. Về rác thải bệnh viện, mỗi ngày có khoảng hơn 12m3 rác từ 36 bệnh viện của Hà Nội. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã đưa dây chuyền đốt rác tập trung vào hoạt động từ tháng 1 – 2000. hiện nay đã có 8 bệnh viện ký hợp đồng đốt rác tại trung tâm, tuy nhiên khối lượng rác bệnh viện được xử lý bằng phương pháp đốt vẫn còn rất khiêm tốn.
II)Tác hại của rác thải :
1 .Khái quát về chất thải rắn
Chất thải nói chung tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng và khí. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xem xét đến chất thải rắn và quản lý chất thải rắn như thế nào, quy trình xử lý ra sao, cũng như hiệu quả đầu tư, kinh tế xã hội của quá trình xử lý chất thải, mà điển hình nghiên cứu là bãi rác thải Nam Sơn.
Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn sau đây:
*Thu gom chất thải:
*Tái sử dụng và tái chế chất thải:
*Xử lý chất thải:
Tác hại của chất thải rắn:
Chất thải ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng trên nhiều khía cạnh, quy mô rộng lớn và nhiều cấp độ khác nhau.Những khía cạnh của Chất thải ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng như:
-Chất thải gây ra ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
-Chất thải gây ra ô nhiễm không khí
-Chất thải ảnh hưởng tới tầng khí quyển, phá vỡ tầng ôzôn
-Chất thải mang theo mần bệnh(đặc biệt là chất thải sinh lý và chất thải bệnh viện…)
-Chất thải gây các tổn thương như hoá chất, vật sắc nhọn…
-Chất thải làm xấu cảnh quan môi trường.
nguy cơ ảnh hưởng của chất thải đến sức khoẻ của con người có thể xảy ra trong mọi công đoạn của quá trình quản lý chất thải: gây ô nhiễm ở điểm tập kết rác thải, gây tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển rác thải, gây ô nhiễm ở bãi chôn lấp, gây tai nạnở bãi chôn lấp, gây tai nạn ở nhiều nơi thiêu chất thải do thiếu kiểm soát và giám sát chặt chẽ…
Hậu quả của chất thải gây nên nhiều loại bệnh khác nhau:
-Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh đường hô hấp, dị ứng, tim mạch, giảm trí thông minh ở trẻ em…
-Ô nhiễm nước gây ra các bệnh tiêu hoá, bệnh ngoài da, bệnh gắn liền với kí sinh trùng…
-Sự suy giảm tầng ôzôn dẫn tới tác hại đối với da(rối loạn phát triển của các tế bào da, ung thư sắc tố…) tác hại đối với mắt, ức chế miễm dịch, các bệnh truyền nhiễm…
-Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng tới thần kinh
-Chất thải phá hoại các cảnh quan ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của con người.
Nạn nhân chụi tác động của chất thải bao gồm nhiều thành phần, cấp độ và có quy mô rất lớn.những người chụi ảnh hưởng nhiều nhất từ chất thải là những công nhân làm việc trong lĩnh vực tiếp xuc thường xuyên, trực tiếp với chất thải. chẳng hạn, khảo sát tình hình sức khoẻ của công nhân Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, ở thời điỉem năm 1993. đã cho kết quả:36% công nhân có biểu hiện kích thích đường hô hấp, trong đó kích thích mức 3 là 2,3%;28,27% mắc bệnh tai mũi họng;34,72% mắc bệnh răng hàm mặt; 38,06% bệnh về mắt; 13,15 % mắc bệnh da liễu…
2. Các tác động cụ thể.
2.1. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường nước:
Một thực trạng cần phải nói lên ở đây là ảnh hưởng của rác thải tới môi trường nước mặt và nước ngầm của thành phố. Trên thực tế các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp phần lớn chưa có thùng rác, bể chứa rác riêng, cộng với ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung còn chưa cao nên rác thải thường bị đổ bừa bãi. với năng lực thu gom như hiện nay thì hàng ngày có đến 20% lượng rác trôi nổi ở khắp nơi.Hà Nội là một trung tâm ở châu thổ Sông Hồng, có lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Hệ thống mặt nước Hà Nội tập hợp tất cả hệ thống kênh mương, ao hồ, chúng nối với nhau thành một chuỗi tạo thành một thể thống nhất ngoài chức năng điều tiết khí hậu, điêù hoà nước mưa, hệ thống này còn là cảnh quan giải trí, nuôi cá và xử lý một phần lượng nước thải do con người tạo ra. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường nước có thể thấy như sau:
Lòng sông hồ bị lấp khiến dòng chảy bị cản trở, đáy hồ bị nâng dần lên, dẫn đến giảm khả năng tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố. Vì vậy, thành phố Hà Nội thường bị ngập úng cục bộ hoặc lâu dài mỗi khi trời mưa to, đặc biệt tình trạng này càng nặng nề mỗi khi triều lên.
Những thành phần rác hữu cơ dễ bị phân huỷ trong môi trường nước sẽ tác động mạnh làm cạn kiệt lượng oxi có trong nước gây hại đến các loại thuỷ sinh, cũng như các loại động vật trong nước; còn các chất thải xây dựng làm cản trở sự chuyển ánh sáng vào nước gây khó khăn cho sự quang hợp dần dần làm cho các động thực vật không giúp ích cho việc tự xử lý nước của ao hồ. Các kim loại nặng nếu tồn tại trong nước sẽ tiêu diệt các loại thuỷ sinh, hoặc tác động tích luỹ vào cơ thể chúng theo chuỗi thức ăn.
Những vi trùng có trong rác thải khi xâm nhập vào môi trường nước cũng gây ra các dịch bệnh lan tràn như: đau mắt hột, sốt xuất huyết, giun sán, bệnh ngoài da…
Trên đây chúng ta chỉ mới quan tâm đến nước mặt con nước ngầm thì sao? Chất lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, chẳng hạn như: hàm lượng các chất hữu cơ sau khi bị phân huỷ sẽ ngấm vào nước ngầm làm hạn chế nguồn nước ngầm được sử dụng vào truyền nhiễm những bệnh nguy hiểm, nếu chúng ta sử dụng chúng để sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy, cần phải thu gom kịp thời và xử lý một cách hợp lý thì mới có thể ngăn chặn sự lây lan bệnh tật cho con người
2.2) Ảnh hưởng của rác tới môi trường không khí.
Cùng với quá trình đô thị hoá trong cả nước thì thủ đô Hà Nội đang chịu sức ép nặng nề về môi trường từ nguồn rác thải sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất. Rác thải thành phố ra môi trường đã không qua xử lý, đồng thời người dân không có ý thức thường đổ rác ra đường trước hoặc sau khi công nhân thu gom đến. Như đã nghiên cứu ở trên, nguồn rác thải ở đây chủ yếu là rác sinh hoạt nên có tỷ lệ thực phẩm cao trong toàn bộ khối lượng rác thải, cộng với thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đã trở thành điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ thúc đẩy nhanh quá trình gây men, thối rữa, tạo nên mùi khó chịu cho con người. Lượng khí H2S, NH4, SO2,CO,…thải ra ở các nơi này thường cao hơn các nơi khác khiến cho không khí ở một số mơi vượt quá mức cho phép. Ở một số quận hay cụ thể hơn là một số phường do cơ sỏ hạ tầng yếu kém nhiều ngõ ngách, đồng thời lượng khói và bụi cũng ảnh hưỏng rất lớn tới môi trường không khí – nó là thành phần của nhiều loaị chất thải – nó được sinh ra trong quá trình đô thị hoá về cơ sở vật chất cũng như về kinh tế, mặt khác những ngưòi dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn thường xuyên đổ đất đá ra đường, đặc biệt lượng rác đổ ra có cọng rau, hoa quả,xác động vật theo thời gian bị thối rữa hoặc do xe cộ đi lại tạo thành một hỗn hợp khí độc hại gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Một nguyên nhân khác nữa là do thành phố tập trung rất nhiều tuyến dường vành đai nên khối lượng động cơ qua lại rất nhiều. Trung bình hàng ngày có khoảng 20.000 đến 40.000 xe máy, và 2.000 đến 4.000 xe ô tô/ngày đêm cộng thêm với đường xa hay bị đào bới sửa chữa nên giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm một cách nghiêm trọng cho môi trường không khí. Bên cạnh đó, lượng rác thải thu gom nhiều khi mui bạt phủ chưa kín nên một lượng rác thải bay theo chiều gió làm ảnh hưỏng tới không khí, sức khoẻ của ngưòi đi đường.
2.3) Ảnh hưởng của rác thải tới sức khoẻ con người.
Tình hình bệnh tật có liên quan tới nhiều yếu tó khác nhau. Môi trường mà trong đó con người đang sống có tác động rất lớn tới sức khoẻ con người, tốt hay xấu tuỳ thuộc vào sự biến đổi đó có lợi hay có hại.
Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy: nếu chỉ quan tâm tới phát triển nền kinh tế mà không chú trọng bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả không lường trứơc được gây thiệt hại to lớn về vật chất và con người,
Hà Nội trong 10 năm trở lại đây đang trong giai đoạn đầu tư và phát triển, nền kinh tế cùng với cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa. Hà Nội tăng trưỏng nhanh với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cùng du nhập với lối sống mới đã tác động mạnh tới đời sống và đặc biệt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Sự đô thị hoá, công nghiệp hoá không những ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng sống trong thành phố mà còn ảnh hưỏng rất nhiều tới sức khoẻ cộng đồng sống ven đô thị. Vấn đề sức khoẻ cộng đồng biến đổi theo hưóng xấu chính là kết quả của sự tăng trưỏng kinh tế nhưng không chú trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước. Như đã nói ở trên, sự ô nhiễm rác thải đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, đó là sự xuất hiện của các chất lạ trong môi trường nước. Những chất này đến một giới hạn nhất định sẽ là tác nhân gây ra bệnh tật cho con người. Mọi người phải sinh sống trong khu vực bị ô nhiễm, khi đó nguồn nước sinh hoạt của người đó bi nhiễm các chất bẩn. Thông qua quá trình sinh hoạt, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm con người sẽ bị lan truyền các chất bẩn vào cơ thể. Cơ thể con người cũng có thể bị nhiễm các chất độc hại khi họ sử dụng những loại thức ăn chế biến từ các loại sinh vật bị nhiễm độc do ô nhiễm nước. Chính sự tồn tại của các chất độc hại đó trong cơ thể sẽ làm rối loạn các quá trình sinh - lý - hoá diễn ra bên trong cơ thể và từ đó dẫn đến các loại bệnh tật.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của sức khoẻ, con người từ lâu đã biết ngăn chặn và giảm tối thiểu các nguyên nhân gây bệnh. Tại các nước đang phát triển thì một nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người là do rác thải mang lại nên công việc quản lý chất thải chính là loại bỏ những mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học thì nguồn dịch bệnh nguy hiểm thường là những bãi rác, vi khuẩn với thời tiết thuận lợi tồn tại rất lâu, ở trạng thái gây bệnh sẽ phát huy tác dụng. Theo một số tài liệu về vệ sinh môi trương thì những xác động vật bị thối rữa chứa chất amin và các dẫn xuất sunfua hiđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải khích thích sự hô hấp của con người, kích thích tim mạch đập nhanh, ảnh hưỏng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Khi hít phải mọi người đều có phản ứng giống nhau là hạn chế quá trình hô hấp, gây tổn hại đến hệ thần kinh khứu giác. Mặt khác rác thải bệnh viện cũng là nguồn tiềm ẩn trong nó nhiều mầm bệnh nguy hiểm, nguy cơ lây lan cao, khả năng lây lan có thể vượt ra ngoài bệnh viện và nó coá thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể người hay qua các vật chủ trung gian không nằm trong dự kiểm soát của con người. Đối tượng thường bị mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với rác, đó là những người công nhân và người nhặt rác.
Tóm lại, chỉ cần nhìn thấy rác thải ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường nước và không khí cũng đủ biết nó sẽ tác động như thế nào tới sức khoẻ cộng đồng, chính vì vậy, muốn quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng, trước hết cần phải giải quyết vấn đề rác thải một cách có hiệu quả cả tầm vĩ mô và vi mô.
2.4) Ảnh hưởng của rác thải tới cảnh quan xung quanh
Hà Nội là một trung tâm chính trị văn hoá của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì lượng rác thải không đựoc thu gom cũng tăng lên một cách đáng kể làm ảnh hưởng đến cảnh quan và kiến truc đô thị, làm mai một cách nhìn của khách nước ngoài về hình ảnh một Hà Nội “ nghìn năm văn hiến”. Đôi khi sự xuống cấp của xe gom rác làm cho rác lộ ra ngoài tạo sự bừa bãi, bẩn thỉu cho điểm tập kết. Hiện tượng vứt rác bừa bãi vừa làm cho cảnh quan luôn có cảm giác mất vệ sinh, không sạch sẽ, làm khách du lịch không hứng thú với cảnh đẹp mà chỉ chăm chú tránh các bãi rác “ bất đắc dĩ” trên đường phố. Bên cạnh đó, những thùng rác nằm lộ thiên trên lối đi gây khó chịu khi đi ra đi vào khu tập thể, đôi khi làm hỏng những công trình kiến trúc xây dựng quanh đó.
Chính vì vậy, chúng ta cần tìm những giải pháp có thể giảm bớt sự mất cảnh quan do rác thải gây ra ở Hà Nội bằng những biện pháp quản lý chặt chẽ rác thải tạo nên sự yên tâm thoải mái đối với khách hàng đi đường và có thể trả lại cái tên yêu quý “Hà Nội nghìn năm văn hiến”.
Thực ra mà nói môi trường rác thải tác động đối với môi trường không khí,môi trường nước, môi trường cảnh quan đô thị cũng chính là sự tác động đến sức khoẻ của con người làm nảy sinh nhiều vấn đề trong cuộc sống của cộng đồng người, họ phải bỏ ra nhiều loại chi phí: như chi phí chữa bệnh, chi phí nghỉ việc, …dẫn đến chất lượng cuộc sông kém, ngoài ra ô nhiễm môi trường rác thải còn ảnh hưỏng đến các hoạt động kinh tế của con người. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt, đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bảo vệ môi trường rác thải.
III)Thực trạng và hoạt động của khu xử lý rác thải Nam Sơn
3.1) Khu xử lý chất thải công nghiệp
Diện tích dành cho xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp là 5 ha trên đồi Phú Thịnh. Đây là một vị trí cao nhất của toàn khu Nam Sơn. Theo đặc thù của khu xử lý này, một phần chất thải sau xử lý sẽ được chôn lấp, do vậy nó được nối tiếp với các ô chôn lấp ở phần thấp hơn. Nhiệm vụ của khu này là xử lý các thành phần độc hại trong chất thải công nghiệp, một phần tro, cặn bã sau khi xử lý sẽ được chôn lấp và một phần được chế biến thành vật liệu xây dựng. Phạm vi phục vụ là các xí nghiệp công nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân cận. Công suất xử lý chất thải công nghiệp vào khoảng 35-50 tấn/ngày.
3.2) Khu chế biến phân Compost.
Diện tích dành cho khu này là 7,5 ha thuộc khu vực I của khu liên hợp xử lý chất thải rắn (đồi Phú Thịnh) để xây dựng nhà xưởng, phần diện tích mở rộng cho khu vực đảo trộn và ủ phân sẽ sử dụng trên diện tích đã chôn lấp chất thải bên cạnh. Quy mô công suất: 20.000tấn/năm. Dự kiến khu này sẽ đi vào hoạt động năm 2006. Công nghệ lựa chọn xử lý chất thải hữu cơ thành phân Compost là phương pháp vi sinh lên men hiếu khí có sự thúc đẩy bằng quá trình đào trộn.
3.3) Khu chôn lấp.
Theo như kết quả dự tính khối lượng chât thải rắn được tiếp nhận ở khu Nam Sơn đến năm 2020là 15.305.045 tấn và lượng rác tích luỹ đến năm 2018 là 34.011.211 m3 (tính với khối lượng riêng của rác là 0,45tấn/m3). Quá trình chôn lấp do các phương tiện đầm nén kỹ nên thể tích rác giảm đi 3,5 lần là 9.717.489m3.
Lượng đất phủ chiếm 20% và bằng 1.943.500m3.
Tổng thể tích chôn lấp là : 11.660.986m3.
Diện tích bãi chôn lấp yêu cầu là : 11.660.986/18= 61,4 ha.
Diện tích phụ trợ là 11.1 ha.
Tổng diện tích của khu chôn lấp là 72,5ha, được bố trí ơ khu vực thấp.
Giai đoạn 1 có diện tích khoảng 13,067ha sẽ chôn lấp trong 3 ô (A-
B-C). giai đoạn 2 chôn lấp trong 8 ô, diện tích khoảng 59,44ha (kể cả diện tích cho đắp đường bao và đê bao). Các ô chôn lấp có độ cao tự nhiên từ +7.00 đến +26.00m. Đáy bãi chôn lấp dự kiến can lấp từ cốt +6.20 đến +9.00m.
Khu chôn lấp hợp vệ sinh giai đoạn 1.
+ San nền :
Ô số 1 có diện tích 25.670m2, cao độ mặt đê bao +15m, cao
độ đáy bãi trung bình +6,2m. Dung tích ô 1 băng 225.896m3.
Ô số 2 có diện tích 30.704m2, cao độ mặt đê bao +15m,cao độ đáy bãi trung bình +6,2m. Dung tích ô 2 bằng 270.195m3.
Ô số 3 có diện tích 24.360m2, cao độ mặt đê bao +15m, cao độ đáy bãi trung bình +9,2m, Dung tích ô 3 bằng 141.288m3.
San nền khu xử lý nước rác ( cạnh ô số 2 ) : 7464m3
Để bao quanh các ô chôn lấp rác được đắp từ độ cao thiên nhiên hiện nay đến độ cao nhiệt kế trong giai đoạn 1 là +15m.
Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc 1%, như vậy nước mưa và nươc rác sẽ chảy vào các mương thu nước và chảy vào ga thu sau đó chảy về hố tập trung và đươc bơm lên khu xử lý nước rác .
Mương thu nước rác có kích thước B x H=800mm x 750mm ( chiều cao H thay đổi theo trắc dọc ). Tường mương xây gạch đặc mác 75, đáy và giăng tường lỗ, đặt 2 lớp cốt thép chịu lưc, bê tông tấn đan mác 250 chịu tải xe 30 tấn.
Ngoài ra tại chân đường đê bao giữa 2 ô chôn lấp đặt cống bê tông D1000 nối giữa 2 mương của 2 ô kề nhau.
Các lớp đất ở đáy ô chôn lấp phân bố không đồng đều, để đảm bảo ngăn nước rác không thấm xuống các lớp đất phía dưới, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đồng thời tạo dung tích của các ô chôn lấp chất thải lớn nên thời gian hoạt động của bãi chôn lấp sẽ tăng.
+Giếng thu thoát khí ga :
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành các ô chôn lấp, tránh gây cháy nổ, trong các ô chôn lấp sẽ đặt các giếng thu thoát tán khí ga. Tổng số giếng thu thoát khí ga giai đoạn 1 là 18 cái, các giếng bố trí cách đều.
+Trạm xử lý nước rò rỉ :
Dạng container di động được kiến nghị áp dụng để có thể tái sử dụng khi đóng cửa một phần và hoàn toàn bãi chôn lấp.
IV) Phân tích chi phí - lợi ích của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn – Hà Nội.
1. Chi phí.
*1.1.Chi phí trước đầu tư:
Ta có bảng hạch toán chi phí trước đầu tư như sau:
tên công việc
đơn vị
sản lượng
đơn giá
số tiền
đền bù đất đai:
đất thổ cư
ha
18
340
6120
đất nông nghiệp
ha
45
310
13950
đất rừng
ha
20
160
3200
đất khác
ha
17
250
4250
đền bù di dân
hộ
25
155
3875
các chi phí #(tính theo% vốn đầu tư)
CP giám sát địa hình, địa chất
300
lập DA khả thi và thiết kế kỹ thuật
2000
Thẩm định kỹ thuật
58
Thẩm định dự toán
53
Chi phí giám sát thi công
656
Chi phí ban quản lý dự án
1843
Phương tiện ban quản lý
250
Tổng
36555
Phí dự phòng(5% tổng chi phí tr,đầu tư)
1827
Tổng
38362
Đơn vị tính:triệu đồng
*1.2.Chi phí đầu tư xây dựng.
- Chi phí đầu tư cho khu chôn lấp. Chi phí này theo dự tính được đầu tư cùng thời điểm với chi phí chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư (năm 0),chi phí này gồm các khoản đầu tư cho thiết bị và xây dưng khu chôn lấp hợp vệ sinh giai đoạn 1 để đi vào hoạt động ngay từ năm thứ nhất. Chi phí này được khái toán cụ thể trong bảng sau:
Khái toán chi phí đầu tư cho khu chôn lấp giai đoạn I
Tên công việc
Trong đó
Số tiền
Xây dựng
Thiết bị
Tổng số đất phải đào
23.437
23.437
Tổng số đất đắp
7.865
7.865
lớp vải nhựa lót đáy
8450
8450
điện chiếu sáng khu chôn lấp
1365
1365
Làm mặt đường cấp 4
658
658
hệ thống thu nước rác khu chôn lấp
750
3420
4170
trạm thu và xử lý nước rác
1735
4.619
6354
Tổng
42895
10062
52957
Phí dự phòng(5%)
2144,75
503,1
2647,85
Tổng
45039,75
10565,1
55604,85
đơn vị tính :triệu đồng
-Chi phí xây dựng cho khu chế biến phân compost và xử lý chất thải công nghệp, đồng thời hoàn tất khu chôn lấp giai đoạn 2. Chi phí này theo dự tính được đầu tư vào năm thứ 4 kể từ khi thực hiện dự án .
Bảng khái toán chi phí đầu tư xây dựng cho khu chế biến phân Compost và xử lý chất thải công nghiệp
Tên công việc
Trong đó
Số tiền
Xây dựng
Thiết bị
Xây dựng trạm cấp nước
654
2085
2739
Hệ thống thu hồi khí ga
600
4375
4975
vành đai cây xanh
1860
1860
Máy móc thiết bị chôn lấp
15795
15795
Giếng quan trắc
343
461
804
Thiết bị kiểm soát môi trường
297
1349
1628
Phòng thí nghiệm
310
945
1255
Khu chế biến phân Compost
52095
200.043
252.138
Khu xử lý rác thải công nghiệp
38566
124.537
163.103
Tổng
94725
349590
444315
Phí dự phòng(5%)
4736,25
17479,5
22215,75
Tổng
99461,25
367069,5
466530,75
Đơn vị tính:triệu đồng
1.3. Chi phí vận hành hàng năm.
Chi phí vận hành hàng năm đối với khu chôn lấp là khoản chi phí theo dự tính sẽ đầu tư vào thời điểm năm thứ nhất khi dự án bắt đầu thực hiện.Chi phí này được khái toán trong bảng sau:
Chi phí hàng năm đối với khu chôn lấp:
Đơn vị tính:triệu đồng
Tên công việc
Đơn vị
Số lượng
Đơn gia
Thành tiền
Lương công nhân
Người
80
0.85*12
816
Lương cán bộ quản lý
Người
10
1.5*12
180
Chi phí điện năng
Số
450*365
550
90.3375
Chi phí chất xúc tác
254
BHXH,BHYT,Bảo hộ LĐ,Độc hại(5%phí tài sản)
154.9
chi phí sửa chữa(5% phí khấu hao tài sản năm)
154.9
Tổng
1650.1338
Chi phí vận hành hàng năm đối với khu chế biến phân compost ( theo dự tính được đầu tư vào năm thứ 6 kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động ).Chi phí này được khái toán ở bảng sau:
Bảng chi phí hàng năm cho khu chế biến phân Compost
Tên công việc
Đơn vị
Sản lượng
Đơn giá
Thành tiền
Lương công nhân
Người
34
0.85*12
346.8
Lương cán bộ quản lý
Người
4
1.5*12
72
chi phí sửa chữa
5% khấu hao tài sản/năm
1065
BHXH,BHYT,Độc hại…
5% khấu hao tài sản/năm
1065
Các chi phí khác
1783
Tổng
4331.8
Đơn vị tính:triệu đồng
Chi phí vận hành hàng năm đối với khu xử lý chất thải công nghiệp, được đầu tư cùng thời điểm với khu chế biến phân bón. Chi phí này được khái toán trong bảng sau:
Bảng chi phí hàng năm đối với khu xử lý chất thải công nghiệp
đưon vị tính: triệu đồng
tên công việc
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Lương công nhân
Người
40
0.85*12
408
Lương cán bộ quản lý
Người
5
1.5*12
90
chi phí điện năng
Số
310*365
550đ
62.2325
chi phí nhiên liệu
Lít
195*365
154đ
10.96
BHXH,BHYT,Độc hai…
5%khấu hao tài sản/năm
596.8
Chi phí sửa chữa
5%khấu hao tài sản/năm
596.8
Chi phí khác
413.2
Tổng
1581.223
2.Lợi ích .
2.1. Lợi ích kinh tế :
Đây là những khoản lợi ích đem lại giá trị tiền tệ cụ thể mà ta có thể thấy ngay trong quá trình hoạch toán.
-Lợi ích thu đươc từ việc thu lệ đối với công tác vệ sinh môi trường. Theo quyết định mới nhất của Công ty môi trường đô thị thì phí vệ sinh bây giờ sẽ là 1000đ/người/tháng
Một năm sẽ là :12000đ
Dân số nội thành Hà Nội hiện nay : 1.709.300 người
Tỷ lệ thu phí : 70%
Vậy doanh thu sẽ là :12000 x 1.709.300 x 0,7=14.358.120.000đ
Lợi ích thu được từ doanh thu hàng năm đem lại của khu chế biến phân bón hưu cơ:
Theo như dự tính của các nhà hoạch định chính sách, tư năm
thứ sáu tính từ thời điểm dự án bắt đầu thì khu chế biến phân bón compost hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất là 25.000tấn/năm
Giá một tấn phân bón hữu cơ trên thị trường hiện nay là:2,5 triệu
Doanh thu : 25.000 x 2,5=62.500 (triệu đ)
-Lợi ích thu được từ khu xử lý chất thải rắn công nghiệp dư kiến chi tiết trong bảng khái toán sau :
Doanh thu d ự kiến cho khu xử lý chất thải công nghiệp
STT
Loại chất thải xử lý
Số lượng chất thải
xử lý (Tấn/năm)
Doanh thu
/năm(tr.đồng)
1
chất thải lỏng
5670
20966,4
2
Chất thải axit và kiềm
840
3057,6
3
Chất thải có dầu và cặn
1710
6224,4
4
Bùn
3570
12994,8
cộng
43243,2
2.2. Lợi ích xã hội và môi trường.
-Dự án Nam Sơn đã nâng cấp 3km đường liên xã , điều này đã tránh được lũ lụt vào những mùa mưa. Lợi ích thu được chính là khoản chi phí đáng lẽ phải bỏ ra hàng năm để duy tu lai đường sau mỗi mùa mưa bão. Lợi ích này được tính bằng 10% chi phí ban đầu làm đường
Lợi ích = 10% x 553= 55,3 (triệu đồng)
-Dự án Nam Sơn đã đem lại công việc cho người dân ở đây, với mức thu nhập đó họ co thể giải quyết được nhiều việc như đầu tư cho con cái học hành, xây dựng lại nhà cửa tránh được hiện tượng bão lụt, giảm được các tệ nạn phá rừng để kiếm thêm thu nhập, không những thế họ đem lại cho xã hội một khoản lợi ích không nhỏ ước tính khoảng 63 triệu.
-Môi trường được cải thiện, khuấy động phong trào sinh hoạt văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần, mức dân trí từ đó cũng được phát triển, người dân ở đây sẽ thực hiện tốt hơn các biện pháp sinh đẻ kế hoạch đồng thời hạn chế các tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó giúp cho năng suất lao động đạt ở mức cao hơn, cụ thể ở đây (chủ yếu là cây lương thực ) tăng lên so với trước là 0,5 tấn /1ha. Tổng diện tích trồng cây lương thực của 3 xã thuộc dự án vào khoảng (253 x3) 759ha. Vậy tổng sản lượng tăng lên trong một năm (gồm cả 2 vụ) sẽ là : 0,5 x759 x2=759ha
Giá lúa trên thị trường hiện nay la : 2 triệu
Doanh thu : 759 x2 =1518 (triệu đ)
-Dự án Nam Sơn đã đem lại hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân ở 3 xã , điều này hạn chế được số người mắc bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Lợi ích đem lại cho xã hội đó chính la khoản chi phí đáng lẽ phải bỏ ra để điều trị bệnh .
Theo thống kê của viện vệ sinh dịch tễ thì co khoảng 8 loại bệnh phát sinh do ô nhiễm nguồn nước . Để xác định được một cách chính xác tổng chi phí cho các loại bệnh này chúng ta phải xác định được các loại chi phí sau :
+Chi phí trọn gói cho những người mắc bệnh điều trị : Bao gồm chi phí cho việc chữa thị bệnh, đồng thời cả người thân chăm sóc. Qua điều tra chi phí điều trị ở bệnh viện cũng như thống kê cụ thể số lượng người mắc bệnh.
+ Chi phí cho những người bắt buộc phải đi khám bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm
+ Chi phí của những người bị mắc bệnh mà họ có thể không đi điều trị trực tiếp tại bệnh viện mà họ có thể tự điều trị bằng cách mua thuốc để uống. Chi phí này không thể thống kê được chi tiết mà qua phỏng vấn chỉ co thể ước lượng được vào khoảng 2,8 triệu đ
+ Còn một khoản chi phí sức khỏe đó là chi phí phòng bệnh nhưng hiện nay chi phí này do các chương trình bảo vệ sức khoẻ cộng đồng của nhà nước tiến hành nên ta không tính vào chi phí.
vậy lợi ích làm giảm bệnh do ô nhiễm nguồn nước chính là chi phí sức khoẻ của người dân nơi đây đối với việc chữa bệnh. lợi ích này chính bằng
65,2976 + 14,972 + 2,8 = 83,0696 (triệu đồng)
Ngoài ra còn một số lợi ích khác mà chưa có cơ sở để lượng hoá được.
*3) Các thông số khác:
Để tính được dòng tiền, các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án cần thiết phải đưa vào các thông số sau:
trong thời gian gần đây đồng tiền rất ổn định, do vậy ta không cần tính tỷ lệ lạm phát.
Hệ số chiết khấu 10%/năm.
Khấu hao tài sản: đối với các công trình xây dựng nhà xưởng Khấu hao tài sản được tính là 20 năm(vừa hết đời dự án).Còn đối với các máy móc thiết bị cho công trình tính khấu hao 10 năm.
Năm đầu tư là năm 0
Đời dự án là 20 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng.
Tóm lại:
Sau khi xem xét ta thấy: lợi ích > chi phí. Suy ra, dự án là khả thi, nên đầu tư thực hiện
C: Kết luận
Ở trên chúng ta đã sơ lược đi xem xét khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn. Đi đến kết luận đ ây là một dự án khả thi cho lợi ích lớn hơn chi phí, nên đầu tư xây dựng. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý và sửa chữa thêm . Em xin cảm ơn.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình kinh tế chất thải NXB Chính trị Quốc gia
Giáo trình kinh tế đầu tư NXB Thống kê
Bài giảng của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Sách Việt Nam - môi trường và cuộc sống của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Sách báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA265.doc