Tài liệu Đề án Quản lý công nghiệp: Mục lục:
I. Liên kết kinh tế.................................................................................... 3
1.1. Tính tất yếu khách quan của việt liên kết kinh tế............................. 4
1.2. Các hình thức liên kết kinh tế .......................................................... 4
2. Khái quát chung về ngành dệt may ...................................................... 5
2.1. Các lĩnh vực trong ngành dệt may .................................................... 5
2.2. Lịch sử phát triển ngành may ............................................................ 7
II. Thực trạng hoạt động liên kết kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .................................................................................................. 9
1. Sự cần thiết ........................................................................................... 9
2. Đánh giá chung tình hình liên kết dệt may ........................................ 11
2.1. Thượng vùng ngành may ...
28 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Quản lý công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
I. Liên kết kinh tế.................................................................................... 3
1.1. Tính tất yếu khách quan của việt liên kết kinh tế............................. 4
1.2. Các hình thức liên kết kinh tế .......................................................... 4
2. Khái quát chung về ngành dệt may ...................................................... 5
2.1. Các lĩnh vực trong ngành dệt may .................................................... 5
2.2. Lịch sử phát triển ngành may ............................................................ 7
II. Thực trạng hoạt động liên kết kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .................................................................................................. 9
1. Sự cần thiết ........................................................................................... 9
2. Đánh giá chung tình hình liên kết dệt may ........................................ 11
2.1. Thượng vùng ngành may Việt Nam ................................................ 12
2.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .................. 13
3. Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ dệt may không hiệu quả............... 16
3.1. Ý kiến của các doanh nghiệp dệt ...................................................... 16
3.2. Ý kiến của các doanh nghiệp may .................................................... 17
3.3. Ý kiến của các nhà nghiên cứu và quản lý ....................................... 18
III. Kiến nghị và giải pháp ...................................................................... 19
1. Một số giải pháp ................................................................................. 19
1.1. Các giải pháp pháp triển thượng nguồn may và tăng cường liên kết.19
1.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................ 22
2. Kiến nghị ............................................................................................23
Đặt vấn đề
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu là năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình này.
Ngành dệt may có thể nói là ngành đi đầu trong các ngành công nghiệp nhẹ. Từ khi đổi mới, ngành đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế, vài năm gần đây, ngành đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, hiện nay năng lực cạnh tranh của ngành lại chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường xuất khẩu Hoa Kì, EU ... Ngay trên thị trường nội địa cũng bị sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ ... chiếm lĩnh thị phần .Có rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như : Tình trạng thiết bị máy móc cũ kĩ,công nghệ lạc hậu , năng suất lao động thấp , chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng… Nhưng theo tôi, nguyên nhân tổng hợp của các nguyên nhân nói trên là xuất phát từ vấn đề tổ chức sản xuất trong ngành. Hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau. Nước ta lại vừa gia nhập tổ chức WTO nên các ngành khác cũng như dệt may cần liên kết kại với nhau là tất yếu.
Việc xây dựng đề án được sự giúp đỡ chi tiết và nhiệt tình của cô Trần Thị Thạch Liên.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội tháng 5 năm 2007
Sinh Viên
Nguyễn Tuấn Hiệp
I. Liên kết kinh tế
1. Liên kết kinh tế là gì .
Liên kết kinh tế là phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định , nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia .
Liên kết kinh tế diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như ở trong cùng khu công nghiệp ,một điạ phương, vùng kinh tế . Nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng như toàn quốc gia , giữa các quốc gia với nhau ...Nó có thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra một cách liên tục , thường xuyên ,nhiều năm
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc liên kết
- Do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình tái sản xuất - xă hội, tái sản xuất mở rộng là một quá trình thống nhất. Đảm bảo tính thống nhất quá trình tái sản xuất xã hội đòi hỏi phải kết hợp các khâu. Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp trên , sự kết hợp thông qua quan hệ liên kết kinh tế thường mang tính chặt chẽ và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
- Do tác động của quy luật tích tụ , tập trung hóa sản xuất và xã hội hóa sản xuất. Mỗi doanh nghiệp độc lập là một tế bào của nền kinh tế nó không ngừng vận động phát triển dưới sự tác động của quy luật kinh tế khách quan . Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp để tích lũy vốn tăng khả năng sản xuất nâng cao trình độ xã hội hóa của nền sản xuất là xu thế khách quan.
- Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hóa lợi nhuận . Cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật vốn có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Liên kết kinh tế là hoạt động có quan hệ gắn bó mật thiết với cạnh tranh . Các doanh nghiệp phát triển quan hệ liên kết kinh tế để tăng sức mạnh thực hiện cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ khác trong nước .
- Do tác động của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiên đại . Trong mấy thập kỷ lại đây cuộc cách mạng khoa học công nghệ có bước phát triển mới sâu rộng chưa từng có trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các doang nghiệp phải tăng cường liên kết kinh tế để nắm bắt ứng dụng nhanh các thành tựu mới. Liên kết kinh tế để tăng khả năng sản xuất ra các sản phẩm mới đapfs ứng nhu cầu kịp thời mới phát sinh
1.2 Các hình thức liên kết kinh tế
1.2.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của hoạt động liên kết kinh tế theo trình tự thực hiện các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng
a. Liên kết kinh tế để tạo các yếu tố đầu vào:
- Liên kết để tạo nguồn vốn : Có nhiều phương thức để tạo nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp. Các chủ thể sở hữu vốn liên kết kinh tế với nhau liên doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần.
- Liên kết để tạo và sử dụng nguyên liệu : Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến công nghiệp với cơ sở khai thác sản xuất nguyên liệu nguyên thủy
- Liên kết để tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc : Dể có nguồn thiết bị phụ tùng cung ứng thường xuyên cho công tác sửa chữa , hiện đại hóa máy móc thiết bị, doanh nghiệp sử dụng thiết bị có thể thiết lập quan hệ liên kết kinh tế với doanh nghiệp chế tạo thiết bị
- Liên kết để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động , cán bộ kỹ thuật quản lí
b. Liên kết kinh tế ở khâu sản xuất
- Liên kết ngang : Liên kết giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất mặt hàng , nhóm sản phẩm tương tự
- Liên kết dọc : Liên kết giữa các doang nghiệp sản xuất bán thành phẩm cung cấp cho nhau để tiếp tục chế biến ra sản phẩm cuối cùng
-Liên kết hỗn hợp : Liên kết "ngang" & "dọc" giữa các doanh nghiệp khai thác,chế biến tiêu thụ
- Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến từng bộ phận chi tiết để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Liên kết để thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ
1.2.2 Căn cứ hình thức tổ chức thực hiện liên kết kinh tế
a. Liên kết thông qua hợp đồng kinh tế
b. Liên kết thông qua việc hình thành tổ chức thực hiện liên kết kinh tế
- Liên kết chặt : Sự hình thành tổ chức liên kết kinh tế gắn liền với sự tập trung quản lí có sự phân cấp quản lí . Tất cả các thàn viên đều chịu sự chỉ huy của mọt đầu mối . Mức độ độc lập các thành viên được xác định theo vị trí và tính chất của chúng.
- Liên kết lỏng : Các thành viên tham gia loại hình này vẫn giữ nguyên tính độc lập trong kinh doanh. Tổ chức liên kết kinh tế chỉ điều hành những quan hệ liên kết mà các thành viên nhất trí phối hợp thực hiện theo nghị quyết chung.
2. Khái quát chung về ngành dệt may.
2.1 Các lĩnh vực trong ngành dệt may
Ngành công nghiệ dệt may được chua thành ba lĩnh vực dệt , nhuộm và may.
2.1.1.Lĩnh vực dệt sợi (sợi tự nhiên sợi hóa học).
Hoạt động cụ thể của lĩnh vực này là sản xuất sợi và chỉ.Sợi có thể chia làm sợi tự nhiên và sợi hóa học.Sợi tự nhiên gồm sợi thực vật , sợi động vật,sợi khoáng vật còn sợi hóa học gồm sợi tái sinh sợi tổng hợp , sợi vô cơ. Sản xuất sợi tự nhiên có liên quan mật thiêt với lĩnh vực nông nghiệp, khoang sản. Sản xuất sợi hóa học thì lại liên quan nhiều tới lĩnh vực công nghiệp hóa học.
Sợi tùy theo độ dài có thể chia làm sợi loại ngán và sợi loại dài.Sợi ngắn (Staple) la sợi có độ dài ngắn, được chế biếnthành chỉ, bao gồm nhiều loại sợi tự nhiên như bong, lông cừu, đay. Nhưng lụa la một loại sợi tự nhiên được xếp vào loại sợi dài (trừ tơ lụa đã dệt). Trái với sợi ngắn, loại sợi có nguyên liệu dài gọi là sợi dài(filament- sợi nhân tạo).Đặc trưng của sợi dài là không gồm sợi trong công đoạn làm chỉ. Rất nhiều sợi nhân tạo là sợi tổng hợp như là polieste, nilon hay sợi tái sinh như la leon, axetat. Nhưng cũng có khi người ta cắt ngắn các sợi dài như là polieste, nilon để làm sợi ngắn. Ví dụ như loại sợi pha giữa bong và polieste(T/C) được tổng hợp từ sợi dài nhân tạo và sợi bong ngắn.Trong gia công dệt có nhiều công đoạn quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của chỉ mà còn quyết định khả năng cung cấp. Trong ngành dệt may, đây là lĩnh vực cần ưu tiên tập trung vốn, đặc biệt lĩnh vực sản xuất sợi dài. Lĩnh vục này có tính quy mô nên đòi hỏi đầu tư cho thiết bị lớn hơn so với các lĩnh vực khác.
2.1.2. Lĩnh vực nhuộm: dệt vải, dệt kim.
So với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực này tốn niều nhân công hơnvà có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi đầu tư nhiều vốn để hoạt động mang tính quy mô về kinh tế. Nhưng đối với sợi tư nhiên như bông thì không liên quan nhiều tới quy mô, nhất là sản xuất dệt kim với quy mô nhỏ cũng có thẻ triển khai được. Ở đây ta gộp dệt vải và dệt kimvào lĩnh vực nhuộm. lĩnh vực nhuộm ngòai đặc điểm tập trung nhiều nhân lục so với lĩnh vực dệt còn có đặc điểm về tỏ chức sản suât mang tính quy mô hóa. Việc chuyên môn hóa được thực hiện thông qua các công đoạn nhuộm, hiêu chỉnh, gia công in và hoàn thiện sản phẩm.
2.1.3 Lĩnh vực may.
Lĩnh vực may yêu cầu nhân lực ít nhất và tinh quy mô về kinh tế thấp nhất nên thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản xuất trong lĩnh vực nàyđòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhỏ, không bị ứ đọng nên được đầu tư nhiều ở các nước đang phát triển. Nội dung hoạt động chủ yếu của lĩnh vực này là sản xuất hang dệt may với công đoạn: Cắt vải, may, hoàn thiện sản phẩm( giặt là).
2.2 Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may là một trong nhũng ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài ở Việt Nam. Đặc biệt, ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnh trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu. Khi cai trị, thực dan Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại nước ta gặp nhiều khó khăn.Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đã được thành lập. Năm 1889, nhà máy dệt đầu tiên được Pháp xây dựng tại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hàn Nội và sau đó là tại Hải Phòng. Năm 1912, ba nhà máy hợp nhất thành “ Công ty dệt vải Đong KInh”. Chín phủ thực dân Pháp thu được nhiều lợi nhuận nhờ việc kinh doanh độc quyền ngành này.
Sau đại chiến thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Vào thời gian đó, các doanh nghiệp ở miền Bắc nhập máy móc thiết bị dệt sợi từ Trung Quốc, Liên Xôvà các nứoc Đông Âu, trong khi đó các doanh nghiệp miền Nam nhập máy móc thiết bị từ các nước phương Tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Năm 1975 sau khi nước ta thống nhất, các công ty dệt may quy mô lớn của miền Nam được quốc hữu hóa và đưa vào hệ thống kinh doanh bao cấp. Ủy ban Kế Hoạch nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất cho các doanh nghiệp dệt nhuộm, may nên hoạt động sản xuất lưu thông hoàn toàn dựa vào kế hoạch. Kế hoạc và việc sản xuất hàng dệt may được sản xuất theo quá trình: trước tiên. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ tiêu cho cácn doanh nghiệp may về kế hoạch sản xuất, lượng và giá. Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó để tính số lượng nguyên vật liệu đầu vào rồi trình lên ban Ủy ban Kế hoạchvề các doanh nghiệp dệt có thể đáp ứng yêu cầu. Sau đó căn cứ vào các đề nghị này, Ủy ban Kế hoạch lại giao các chỉ tiêu sản lượng cho các doanh nghiệp dệt nhuộm ấn trình về giá và ngày giao hàng. Dụa vào giá cả và ngày giao hàng, các daonh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình lên ban Kế hoạch về nhà sản xuất sợi có thể đáp ứng yêu cầu. Cuối cùng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thiết như kế hoạch được trình bày ở trên.
Trong nèn kinh tế kế hoạch, nối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm, may rất mật thiết. Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng và giá đã được Ủy ban Kế hoạch nhà nước quy định. Các doanh nghiệp này thường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì sản xuất ở doanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm. Đơn giá, mẫu mã,… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định, nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may trình lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nên thực chất quyết định cuối cùng là do các doanh nghiệp này đưa ra.Đồng thời cá doanh nghiệp nhuộm cũng giữ mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp dệt. Xết trên toàn ngành, mối quan hệ khăng khít cùng chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp được duy trì khá tốt.Tuynhiên, mối quan hệ khăng khít này đã có sự thay đổi lớn từ khi có Hiệp định thương mại gia công ủy thác được ký kết giữa chính phủ Liên Xô cũ và Chính phủ ViệtNam vào năm 1986. Theo hiệp định này, Chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu tuqf Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may măc tại cácn daonh nghiệp nhà nứớc, sau đó xuất khẩu trở lại Liên Xô.Quy định này đã làm giảm hẳn nhu cầu đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệ mật thiế giữa các doanh nghiệp cũng bị rạn nứt. Viếc các doanh nghiệp dệt, nhuộm đầu tư vào ngành may đã đẩy nhanh rạn nứt này.Các nhà doanh nghiệp dệt nhuộm cùng hoạt động trong cả lĩnh vực may và để tồn tại họ cần nhận được những đơn đặt hàng gia công ủy thác từ Liên Xô. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt, nhuộm, may từ mối quan hệ hợp tác đã trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Người ta cho rằng đó là nguyên nhân lịch sử chủ yếu cho sụ phân ngành trong ngành dệt may Việt Nam chưa phát triển.
II. Thực trạng hoạt động liên kết kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
1. Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam.
Quan hệ chiều dọc của ngành dệt may có thể biể thị như sau:
Nguyên liệu -> Kéo sợi -> Dệt vải -> In nhuộm -> May
Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết phải phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, nhưng nếu tạo ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trong điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động to lớn trong việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới .
Sự cần thiết tăng cường mối quan hệ dệt may có thể thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
- Liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu cửa ngành may về các nguyên liệu. Ngành may mặc, mặc dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh , chủ yếu vẫn thể hiện phương thức gia công xuất khẩu( CMT), do dố cần chuyển dần sang phương thức tự sản xuất và xuất khẩu(FOB) để đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng ngoài khó khăn về nhãn mác, thương hiệu, nguồn vải và phụ liệu ổn định, kịp thời và đam bảo chất lượng cũng là một trở ngậi lớn đối với ngành dệt may hiệ nay.
- Tăng cường liên kết dệt may tạo điều kiện giảm chi phí do giảm được các chi phí trung gian. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu xem xét số liệu về cơ cấu hàng dệt may nhập khẩu. Chẳng hạn, tỷ lệ vải nguyên liệu trong hàng hóa dệt-may năm 1994 là 99,9%, đến năm 1997, tỷ lệ này giảm đi nhưng vẫn ở chiếm đến 90%. Theo đánh giá của hiệp hội Dệt May Việt Nam, sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam đang đắt hơn sản phẩm cùng loại trong khu vực từ 10-15%. Do trong nước chưa chủ động được nguyên liệu hoặc nguyên liệu sản xuất trong nước có giá cao.
- Liên kết dệt may cho phép giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng cho ngành dệt may và tăng đóng gốp của ngành vào nên kinh tế quốcdân.
Bảng 1. Tỷ trọng ngành dệt- may trong tổng kim nhạch xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế.
1994
1995
1997
1998
1998
2000
2001
2002
Xuất khẩu
14
16
17
15
15,1
13,1
13,2
16,7
Nhẩp khẩu
6,7
8,7
9,1
15,0
9,6
9,1
9,8
9,9
Nguồn: Viện kinh tế khoa học Hà Nội, trang 29.
Viện ngiên cứu thương mại, Bộ thương mại.
Các số liệu trong bảng 1 cho thấy, mặc dù đóng góp của ngành dệt may trong xuất khẩu của cả nước đang tăng lên, nhưng phần nhập khẩu của ngành cũng tăng tương ứng. Vì vậy, tăng cường liên kết giữa dệt may là nhu cầu cấp thiết hiện nay.
- Liên kết dệt- may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may xuất khẩu. Thực tế cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến các doanh nghiệp gặp bất lợi, không chủ động được thời gian giao hàng.Có những doanh nghiệp do vải và phụ kiện chậm, chịu chi phí bổ sung cao do phải vận chuyển hàng bằng đường không nhằm bảo đảm thời hạn giao hàng. Vì vậy, nếu được cung cấp vải và phụ liệu ổn địnhtrong nước, các doanh nghiệp may sẽ giảm bót được rủi ro trông xuất khẩu.
- Liên kết dệt may tạo đièu kiện mở rộng thị trường của ngàn dệt từ đó tăng quy mô để đạt lợi thế về quy mô, giảm giá ngành, tăng súc cạnh tranh của ngành dệt, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.
2 Đánh giá chung tình hình liên kết dệt may Việt Nam
2.1 Thượng nguồn ngành may Việt Nam .
Hiện nay nguyên liệu cho công nghiệp dệt sợi Việt Nam chủ yếu phải nhập từ nước ngoài. Từ năm 1997 trở lại đây , trung bình mỗi năm cả nước nhập từ 91 triệu đến 109.7 triệu USD bông xơ tương đương với 5-6 vạn tấn bông xơ
Chỉ tiêu
Đ/vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Sản xuất
Bông xơ
Ng.tấn
4.08
4.52
4.52
5.66
6.45
7.39
10.5
Tơ nguyên liệu
Tấn
155
155.2
228.4
650
700
1500
Nhập khẩu
Bông xơ
Ng.tấn
682
37
42
68
83.3
90.4
113.1
Sợi tổng hợp
Ng.tấn
Sợi
Ng.tấn
93.8
74.68
113
183
160
237.8
210.7
Vải
Tr.USD
108.6
529.5
710.6
774.7
561.8
Nguyên phụ liệu
Tr.USD
488
710
1096
1422
1589
Nguồn : Niên giám thống kê 2001.
Bông và xơ tổng hợp là 2 loại nguyên liệu chính cho công nghiệp dệt. Ngành dệt Việt Nam hiện phải nhập hơn 90% nguyên liệu bông xơ 100% xơ sợi tổng hợp thuốc nhuộm và chất phụ trợ . Sự phụ thuộc về các yếu tố đầu vào không những làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ngành dệt may mà còn gay nên tình tràn bị động trong điều hành sản xuất tổ chức các quan hệ liên kết dệt may.
Để giả quyết khó khăn trên từ các kết quả điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, chính phủ Việt Nam đã có định hướng phát triển cây bông để tạo nguồn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp sợi dệt và đã triển khai những chính sách cụ thể.
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng bông hạt (tấn)
1995
7610
5.67
4351
1996
11640
7.21
8390
1997
10774
6.2
6660
1998
11245
9.62
10820
1999
11984
9.75
22020
2000
115823
10
16551
2001
16596
11.15
18596
2002
29573
9.8
29000
Nguồn : Cục khuyến nông ,Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2002
Trong 5 năm qua tốc độ tăng bình quân của sản xuất bông là 16% / năm cả về diện tích và sản lượng . Vụ bông năm 2001- 2002 cả nước trồng 29573 ha bông đạt sản lượng 29000 tấn bông hạt chế biến được 10500 tấn bông xơ so năm 2001 tăng 27.2 % về diện tích và tăng 59.93% về sản lượng . Sản lượng này đủ cho 12% nhu cầu trong nước .
Tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng ngành trồng bông Việt Nam vẫn có nhiều bất cập bảo đảm của công nghiệp sợi dệt trong nước cả về sản lượng chất lượng và chi phí . Để bảo đảm chất lượng sợi, các doanh nghiệp sợi không thể sử dụng bông Việt Nam mà phải nghiên cứu để đưa ra công thức pha trộng giữa bông nhập ngoại và bông nội địa. Việc mở rộng diện tích tăng năng suất nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất đòi hỏi phải có đầu tư lớn. Mặt khác việc thu mua và chế biến bông xơ cũng còn bất cập , năng lực chế biến bông xơ còn thấp kém so với nhu cầu
2.2 Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt và may Việt Nam.
Điểm yếu nhất của ngành dệt nước ta hiện nay là chưa đủ khả năng đáp ứng các loại vải cho các doanh nghiệp may hàng xuất khẩu cả về số lượng chủng loại và chất lượng. Theo đánh giá các chuyên gia trong nước thì vải Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng giá thành lại cao hơn. Tỷ lệ vải trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngành may xuất khẩu chỉ khoảng 10 tới 15 % còn các loại nguyênphuj liệu như xơ , sợi , hóa chất, thuốc nhuộm hầu hết là phải nhập khẩu. Chính vì vậy , mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD vào năm 2001 nhưng giá trị làm ra trong nước chỉ chiếm 1/4 còn lại là vải và phụ liệu nhập từ nước ngoài. Theo đánh giá của các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan mối quan hệ dệt may ở Việt Nam hiện nay còn thấp và chưa hiệu quả .
Quan hệ dệt may được thể hệ qua nhiều hình thức các doanh nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp may, các doanh nghiệp may tự cung cấp cho mình bắng sản phẩm tự sản xuất, quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp dệt với nhau và với các doanh nghiệp may nhằm đảm bảo nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nhau hỡ trợ lẫn nhau.
Bảng 4 cho thấy nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp may chiếm 50 % tổng nguồn nguyên liệu tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu về nguyên liaauj của các doanh nghiệp dệt trong nước đối với các doanh nghiệp may thực tế còn thấp hơn nhiều so với cong số nói trên nhất là đối với các sản phẩm may xuất khẩu .
Các nguồn
Nguồn trong nước
Nguồn nhập khẩu
Kênh nhập khẩu
Trong nước
Nhập khẩu
Mua nội bộ
Nguồn khác
C.ty mẹ/chi nhánh
Nguồn khác
Trực tiếp
Ủy thác
Tổng
Trong đó:
- DNNN
- DNNQD
- ĐTNN
47
48
55
30
53
52
45
70
8
13
3
12
92
87
97
88
21
16
4
50
79
84
96
50
58
63
45
80
42
37
55
20
DN Dệt
Trong đó:
- DNNN
- DNNQD
- ĐTNN
45
48
57
24
55
52
43
76
15
13
12
25
85
87
88
75
30
23
9
59
70
77
91
41
57
58
34
97
43
42
66
13
DN May
Trong đó:
-DNNN
- DNNQD
-ĐTNN
48
47
54
33
52
53
46
67
5
13
1
6
95
87
99
94
16
11
3
44
84
89
97
56
58
65
48
77
42
35
52
23
Nguồn: Tham khảo.
Theo ông Lê Quốc Ân cả nước có năng lực sản xuất 500 triệu m vải 1 năm nhưng chỉ có 20 % đạt tiêu chuẩn cung cấp cho ngành may xuất khẩu . Các nhà nghiên cứu cũng đều đồng ý rằng không chủ động được nguyên liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước là một trong những nguyên hạn chính hạn chế sức cạnh tranh và gia tăng giá trị công nghiệp dệt may .
Bông và xơ tổng hợp là 2 nguyên liệu dệt chính. Hiện nay ngành dệt Việt Nam phải nhập hơn 90 % nguyên liệu bông xơ, 100 % xơ sợi tổng hợp thuốc nhuộm và chất trợ. Trong những năm gần đây hàng năm ngành dệt may nhập vải với giá trị trên 550 triệu USD . Theo đánh giá các chuyên gia trong nước hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm may xuất khẩu bao gồm cả vải và phụ liệu là chỉ 25% phần còn lại là nhập khẩu . Việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế toàn ngành dệt may . Không những không tận dụng được liên kết dệt may mà còn gay mất chủ động trong quá trình hoạt động của cả doanh nghiệp dệt và may .
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việ Nam Tổng công ty dệt may Việ Nam giữ vị trí chủ đạo của ngành với sản lượng sợi chiếm 88.2% , vaỉ lụa chiếm 45.5% , sợi dệt kim chiếm 27.7% và sản phẩm may chiếm 27.5 % tổng sản lượng cả nước. Trong thời gian qua các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đã quan tâm và thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh trong hệ thống Tổng công ty như các doanh nghiệp dệt mua bông của các công ty bông Việt Nam , các công ty may mua vải các công ty dệt mhuwng số lượng và giá trị mua bán vẫn còn khiêm tốn chỉ đạt 10 đến 15 % giá trị toàn bộ. Điều này cho thấy ngay trong Tổng công ty thì mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt và các doanh nghiệp may cũng chưa được khăng khít.
Về liên kết thượng nguồn các doanh nghiệp dệt kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp dệt tự sản xuất sợi đặc biệt là các doanh nghiệp dẹt Nhà nước . Số này chiềm đến 11/14 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này còn cho rằng vải sợi trong nước không đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp may. Mặt khác các dệt mua sợi trong nuocs hoặc nước ngoài cho rằng vải sợi trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp may trong nước .
20 trong số doanh nghiệp được điều tra cho biết họ đã thiết lập được quan hệ với các doanh nghiệp sợi trong nước . Các quan hệ đó chủ yếu là mua bán và phân phối sản phẩm. Nhưng 15 doanh nghiệp trong số này cho biết mối quan hệ của họ từ trước đến nay thường không được suôn sẻ . Lý do chủ yếu là do chất lượng của sợi không đảm bảo đúng yêu cầu , cac doanh nghiệp cho rằng sản phẩm sợi trong nước nói chung không đpas ứng được yêu cầu đối với các doanh nghiệp dệt .
Về liên kết hạ nguồn của các doanh nghiệp dệt . Hầu hết các doanh nghiệp dệt với các doanh nghiệp may tronng nước . Trong đó 80 % cho rằng họ có mối quan hệ lâu dìa vói các doanh nghiệp may. Các doanh nghiệp còn lại phân phối sản phẩm thông qua hình thức bán sỉ hoặc xuất khẩu toàn bộ . Cũng giống như mối quan hệ thượng nguồn mối quan hệ hạ nguồn cũng thường bị trục trặc mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hàng hóa không đảm bảo yêu cầu.
Kết quả tìm hiểu ý kiến các doanh nghiệp dệt về chất lượng vải sợi nội địa cho thấy : Gần 50% số doanh nghiệp dệt cho rằng hiện tại vải sợi nội địa không đáp ứng được yeu cầu các doanh nghiệp may. Ý kiến này được các doanh nghiệp may khẳng định là chính xác.Theo các doanh nghiệp này chất lượng vải sợi nội địa không dáp ứng được những đơn hàng có yêu cầu chất lượng cao đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu. Điều đáng chú ý là 80 % số doanh nghiệp trong mẫu điều tra cho rằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt và may đang được khai thác ở mức thấp và không hiệu quả.
Như vậy , có thể thấy rằng mối quan hệ giữa ngành dệt và ngành may rất lỏng lẻo, mặc dù đã có sự cố gắng để thắt chặt mối quan hệ này thông qua Tổng công ty dệt may. Mới có rất ít doanh nghiệp chú trọng gắn kết khâu dệt và may tronhg hệ thống riêng của mình trong khi nhiều doanh nghiệp có thể kiên kết với nhau để tạo sự kết nối của hai khâu dệt may nhằm tạo thị trường nội bộ và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may
3. Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ dệt may không thành công
3.1 Ý kiến doanh nghiệp dệt
Theo ý kiến tự đánh giá về khả năng của các doanh nghiệp dệt cung ứng vải cho các doanh nghiệp may, những nguyên nhân cơ bản sau đây dẫn đến tỷ lệ thấp kém của tiêu thụ hàng hóa (vải) trong nội bộ ngành dệt may :
- Các doanh nghiệp dệt tự cho rằng họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và hiết kế mẫu mới . Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước , hoạt động marketing còn thụ động , thậm chí có doanh nghiệp còn bộc lộ chưa thực sự hiểu lợi ích của hoạt động marketing ;
- Các đơn hàng về mỗi loại vải của doanh nghiệp may ở Việt Nam có số lượng nhỏ , mầu sắc nhiều, hoa văn phức tạp , thời gian ngắn ... gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt trong tổ chức sản xuất và bảo đảm giá bán cạnh tranh ;
- Chất lượng vải chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp may do bông, xơ, sợi chất lượng thấp, năng lực hoàn tất kém .
- Một số khách hàng nước ngoài có khuynh hướng chỉ định nhà cung cấp vải ở nước thứ ba làm cho các doanh nghiệp dệt vải trong nước mất cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp may
3.2 Ý kiến của doanh nghiệp may
Các doanh nghiệp may mua vải của các doanh nghiệp dệt đưa ra những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Giá cả của vải sợi trong nước kém sức cạnh tranh . Nếu so sánh các sản phẩm cảu các doanh nghiệp dệt vải sợi trong nước với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại thì thông thường các sản phẩm nội địa có giá cao hơn từ 5% - 7% ; thậm chí có ý kiến cho rằng có trường hợp các sản phẩm sợi vải nội địa có giá cao hơn khoảng 30% so với giá của hàng nhập khẩu cùng loại .
- Chất lượng vải chưa cao . Chất lượng vải sợi nội địa chưa cao thể hiện ở nhiều điểm. Thứ nhất là độ bền: Vải sợi nội địa có độ bền thấp hơn vải sợi nhập khẩu. Thứ hai là cấp độ hóa : vải sợi trong nước có cấp độ hóa thấp. Khi khách hàng yêu cầu vải bông không được chứa một loại chất hóa học nhất định thì các doanh nghiệp đệt Việt Nam nhiều khi không thể khử được chất đó . Thứ ba là khả năng đáp ừng yêu cầu cấp độ sản phẩm không cao . Ví dụ các doanh nghiệp trong nước không thể dệt được những loại vải như Rincofi, một loại vải chống nhăn để may áo sơ mi. Thứ tư là mầu sắc : mầu sắc cảu loại vải sợi trong nước ít đa dạng.
Bên cạnh đó, chất lượng cảu vải sợi trong nước giữa các lô hoặc các mẻ thường không ổn định do doanh nghiệp dệt không có công thức chính xác về pha mầu nhuộn. Ngoài ra thời gian cung cấp cũng không ổn định, có nhiều trường hợp doanh nghiệp dệt không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất cảu doanh nghiệp may nào đó nhưng do không có nguyên liệu.
Khả năng đáp yêu cầu khách hàng . Các doanh nghiệp dệt trong nước thứ chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm. Trình dộ hoàn thiện cảu doanh nghiệp trong nước yếu , nhiều trường hợp doanh nghiệp may đưa mẫu vải , doanh nghiệp dệt thử nhiều lần vẫn không đạt yêu cầu.
Các doanh nghiệ dệt trong nước cũng chưa đủ điều kiện đáp ứngmoij yêu cầu khách hàng về quy mô khác nhau, gây khó khăn cho công ty may khi họ phải hoàn thành những đơn hàng nhỏ .
Về phương thức thanh toán . ó ý kiến cho rằng các doanh nghiệp trong nước có phương thức thanh toán thuận tiện hơn: doanh nghiệp may có thể trả tiền sau khi lấy hàng.Đồng thời nếu như chất lượng vải không đạt yêu cầu, doanh nghiệp doanh nghiệp dệt lam lại, hoặc yêu cầu giảm giá. Điều này không dễ thực hiện doanh nghiệp dệt nước ngoài do các doanh nghiệp may phải trả tiền trước khi nhận hàng. Nếu vải nhận được không đúng yêu cầu thì việc trả lại hết sức khó khăn do khoảng cách địa lý và do các lý do như bất đồng ngôn ngữ.
Tuy vậy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá rằng các doanh nghiệp dệt trong nước có hình thức thanh toán chưa hợp lí: vải chỉ được giao cho khách hàng khi có đặt cọc, thậm chí thanh toán toàn bộ số tiền . Rất nhiều công ty yêu cầu doanh nghiệp may trả trước ít nhất là 30% giá trị đơn hàng, cá biệt có công ty yêu cầu trả trước 100% giá trị đơn hàng thì mới giao vải .
3.3 Ý kiến của nhà nghiên cứu và quản lí.
Những nhà nghiên cứu và quản lí có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân hạn chế quan hệ dệt may ở Việt Nam :
- Sản phẩm của ngành dệt còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành may về mẫu mã, chất liệu, màu sắc..., mặt hàng vải còn thiếu cả về số lượng và chủng loại.Các doanh nghiệp dệt hiên nay mới chỉ đáp ứng được một số loại vải như cotton, jean, vải dệt kim nhưng chất lượng không ổn định .
- Giá thành vải sản xuất trong nước còn cao do năng suất lao động thấp (năng suất ở ngành kéo sợi thấp hơn 2-3 lần so năng suất lao động ở các nước khác, ở ngành dệt kim thấp hơn 4-5 lấn ) . Chính vì vậy, giá thành vải Việt Nam cao hơn 30% so với giá thành vải của Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Indonesia.
Các doang nghiệp dệt không đủ sức đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp may về chủng loại, số lượng và thời gian giao hàng. Do bị độngtron sản xuất và quản lí chưa tốt, các doanh nghiệp dệt không đáp ứng được cácdown hàng nhỏ, chủng loại nhiều (là xu hướng hiện nayddoiws với nhu cầu may mặc ), thời gian ngắn .
- Các doanh nghiệp dệt không thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng về điều chỉnh mẫu mã , các yếu tố kỹ thuật.
Tóm lại, mặc dù nhu cầu về vải trong nước rất cao nhưng các doanh nghiệp dệt không đáp ứng được. Hầu hết vải của các doanh nghiệp dệt Việt Nam chỉ đáp ứng những nhu cầu nội địa ở trình độ thấp và trung bình.
III Kiến nghị và giải pháp.
1.Một số giải pháp.
1.1. Các giải pháp phát triển thượng nguồn ngành may và tăng cường liên kết dệt may.
- Chính sách phát triển nguyên liệu trong nước
Hiện nay , Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 90% bông cho công nghiệp kéo sợi .Phát tiển thượng nguồn là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm tính chủ động và hiệu quả của việc phát triển công nghiệp dệt sợi . Theo tôi để phát triển được cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau :
- Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung . Việc lựa chọn vùng trồng bông phải đảm bảo rằng vùng lựa chọn phải thích ứng với đặc điểm sinh thái cây bông.
- Giải quyết vấn đề giống . Giống cây bông vải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu, đặc biệt là yêu cầu thích ứng với điều kiện sinh thái tự nhiên, dễ chăm sóc , năng suất cao , ổn định.
- Định hướng đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư. Đầu tư cho phát triển trồng bông phải được coi là một nội dung trọng yếu của đầu tư phát triển công nghiệp dệt - may, nhằm bảo đảm " thượng nguồn " cho công nghiệp sợi dệt . Việc huy động tài chính từ các hộ trồng bông là điều gần như không thể thực hiện được do vùng quy hoạch trồng bông là những vùng có trình độ phát triển thấp. Trong điều kiện này việc liên kết 4 nhà (Nhà nông - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nước) đóng vai trò hết sức quan trọng : nhà nông trực tiếp thực hiện việc trồng bông, nhà doanh nghiệp ứng vốn , hợp đồng bao tiêu sản phẩm; Nhà khoa học nghiên cứu các loại giống , hướng dẫn kỹ thuật thâm canh; Nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế chính sách .Ngoài việc định hướng như vậy, cần có những chính sách ưu đãi đầu tư với trong sản xuất nguyên liệu bông , chẳng hạn như ưu đãi tín dụng cho các hộ trồng bông , ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua chế biến bông , ưu đãi về thuế nhập khẩu giống bông , thiết bị chế biến bông ...
Chính sách đầu tư
So với ngành may, ngành dệt có công nghệ sản xuất phức tạp hơn và suất đầu tư lớn hơn, mức dộ hấp dẫn với các nhà đầu tư thấp hơn. Để pháttrieenr mạnh ngành dợi dệt, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ngành may, cần tăng mức đầu tư cho phát triển công nghiệp sợi dệt. Vốn đầu tư phát triển ngành cần được huy động từ những nguồn sau đây :
- Nguồn lực tài chính tự có của Tổng công ty dệt - may và các doanh nghiệp có bằng việc phát huy nỗ lực bản thân các doanh nghiệp và sự trợ lực Nhà nước ;
- Cho phép Tổng công ty dệt may, đơn vị chủ lực của ngành dệt may Việt Nam được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển công nghiệp sợi dệt ;
- Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với ngành sợi dệt đẻtaoj động lực khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào pháttrieenr công nghiệp sợi dệt , không hạn chế hình thức và lĩnh vực đầu tư
Việc đầu tư phát triển công nghiệp sợi dệt nên tập trung theo những vùng lãnh thổ nhất định . Nếu các doanh nghiệp may mặc có thể phân bố tương đối tự do thì các doanh nghiệp sợi dệt cần được phân bố tập trung theo các cụm (chẳng hạn trong các khu công nghiệp). Điều này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cả về kinh tế và xã hội như hạ thấp suất đầu tư nhờ sự dụng chung hệ thống hạ tầng; Tạo thuận lợi cho việc xác định quy mô doanh nghiệp , phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và (10 - 15 triệu m vải / năm) ; dễ thu hút lao động; tạo khả năng kết hợp giữa nghiên cứu và triển khai; giảm thiểu đầu tư cho xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái ...
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực và công tác đào tạo nhân lực cho công nghiệp sợi dệt hiện nay còn bất cập quá lớn với yêu cầu phát triển của ngành . Đào tạo nhân lực được coi là vấn đề cơ bản, vừa cấp thiết nhằm phát triển ngánh sợi dệt với tốc đọ dệt nhanh, quy mô lớn và trình dộ công nghệ ngày càng được nâng cao . Trong việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho công nghiệp sợi dệt, cần chú ý đến hai vấn đề lớn là bảo đảm yêu cầu cân đối trên cả hai mặt cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ chất lượng đào tạo .
Về cơ cấu ngành nghề , phải bảo đảm đào tạo số lượng lao động theo các khâu của qua trình công nghệ. Về cơ cấu trình độ, cần phát triển đội ngũ công nhân cán bộ kỹ thuật, bên cạnh đó, cần đặc biệt coi trọng việ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Đọi ngũ này có vị trí quan trọng không phải chỉ trong việc điều hành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, mà còn cả trong việc cải tiến, hoàn thiện công nghệ, thiết bị vá sản phẩm hiện có , làm các công nghệ, , thiết bị ngoại thích ứng với điều kiện Việt Nam. Ngoài ra cần coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp học. Có thể nói đay là biện pháp có hiệu quả đẻ tít kiệm chi phí đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, việ thiết lập mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo và tăng cường đầu tư trang bị lại cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên cần được coi là giải pháp trọng tâm. Bên cạnh công tác giáo dục, ngành dệt may cần có chính sạhs với người lao động. Hiện tại đang có xu hướng dịch chuyển lao đọng từ các doanh nghiệp dệt may nhà nước sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước và dịch chuyển lao động từ ngành dệt may sang các ngành kinh tế khác .Sự chênh lệch về mức thu nhập, điều kiện lao động và cường độ lao động .. là những lý do cơ bản gây nên tình trạng này. Từ đó để có đội ngũ lao động có chất lượng cao và ổn định cho phát triển công nghiệp sợi dệt , cần quan tâm đến việc xem xét chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội thích ứng. Chế đọ tiền lương và mức lương được trả sẽ tạo nên động lực thu hút lao dọng vào ngành sợi dệt, giữ chân họ với công việc và với doanh nghiệp. Ngoài ra cần chú ý trong cải thiện lao động, giảm nhẹ cường đọ lao động bằng việc tăng cường đầu tư hiện đại hóa thiết bị công nghệ , các thiết bị xử lí chất thải, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp
1.2. Giải pháp cụ thể
- Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến liên kết kinh tế
- Tuân thủ nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các mối liên
- Thiết lập một trung tâm thông tin doanh nghiệp
- Phát triển thị trường chứng khoán
- Tổ chức phổ biến các thông tin về pháp luật và chính sách của Nhà nước trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết.
- Nâng cao vai trò của trọng tài kinh tế trong thực hiện việc giám sát và thực thi Pháp lệnh
- Đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của người lao động
- Xây dựng và quản lý thương hiệu
-Chọn từ 3 đến 4 doanh nghiệp Nhà nước đủ mạnh làm nòng cốt ở các khâu: Sợi, dệt, may. Đây là những doanh nghiệp đầu đàn giữ vai trò chủ đạo để thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm vệ tinh.
- Mỗi doanh nghiệp cần chuyên môn hoá, làm chủ một vài công nghệ để tạo ra những mặt hàng có chất lượng cao.
* Trong khâu dệt.
- Khu vực kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hàm lượng chế biến và kỹ thuật cao như: Sợi các loại, vải chất lượng cao, sản phẩm dệt kim, nhuộm hoàn tất và in hoa, thiết kế, tạo mẫu cho vải.
- Khu vực kinh tế dân doanh sản xuất các sản phẩm cần đến kỹ thuật thủ công và sự khéo léo: Lụa tơ tằm, thảm len và làm vệ tinh sản xuất sợi, vải thô cung cấp cho doanh nghiệp lớn hoàn thiện.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cần phát huy ưu thế về kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm: Sợi chất lượng cao, vải chất lượng cao, sản phẩm dệt kim chất lượng cao, thiết kế thời trang cho may, tạo mốt cho vải.
* Trong khâu may.
- Kinh tế quốc doanh tập trung sản xuất sản phẩm: Quần áo may sẵn có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu như: áo sơ mi, quần tây, áo jacket, comple, quần áo thời trang cao cấp.
- Khu vực kinh tế dân doanh sản xuất các sản phẩm: Quần áo may sẵn phục vụ thị trường trong nước và làm vệ tinh may quần áo xuất khẩu, thực hiện khâu cuối nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm như thêu tay và thêu máy...
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Kêu gọi đầu tư hợp tác hoặc 100% vốn nước ngoài để sản xuất nguyên phụ liệu may xuất khẩu, thiết kế mẫu và hợp tác với doanh nghiệp trong nước về thiết kế mẫu thời trang
2. Kiến nghị
Theo thông kê, lượng vải do các doanh nghiệp dệt của Vinatex sản xuất hàng năm vào khoảng 200 triệu m2 - trong đó vải cho áo sơ mi khoảng 15%, vải quần 20%, vải dệt kim 30%, còn lại là các loại vải khác và lượng vải sử dụng may xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng ở mức tương đương. Để khai thác được tiềm năng của thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên, liên tục trong những năm qua, Tổng công ty đã triển khai nhiều biện pháp để các doanh nghiệp dệt, may xích lại gần nhau hơn thông qua hội nghị, hội thảo, hội chợ nội bộ, thành lập các tổ công tác, hình thành các nhóm liên kết mềm để tìm hiểu, trao đổi, cung cấp thông tin, ký kết hợp đồng nguyên tắc, cam kết giữa doanh nghiệp dệt, may.. Tuy vậy, kết quả của những hoạt động này còn rất hạn chế, quá nhỏ bé so với nhu cầu và tiềm năng. Cho đến nay, lượng vải mà các doanh nghiệp dệt cung cấp cho các doanh nghiệp may để sản xuất hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoàng 30% - trong đó chủ yếu là vải dệt kim, còn vải dệt thoi (và dệt kiểu thoi) chỉ trên dưới 15% - đặc biệt, lượng vải bán nội bộ các thành viên Vinatex chỉ hơn 10 triệu m2/năm. Báo cáo cũng chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng trên là do thực lực của các doanh nghiệp dệt còn hạn chế, khả năng làm mẫu và chào mẫu của các doanh nghiệp dệt chậm và chất lượng, màu sắc thường không ổn định (làm đi làm lại nhiều lần); xử lý những tồn tại sau khi giao hàng cũng chưa tốt và các doanh nghiệp may cũng chưa mặn mà trong việc chào mẫu nguyên phụ liệu trong nước sản xuất cho khách đặt hàng.
Do đó cần:
- Lập một chương trình kế hoạch tổng thể và phải tổ chức nắm bắt trước được xu hướng và nhu cầu thị trường hàng năm thì chúng ta mới chủ động trong liên kết hợp tác sử dụng vải nguyên phụ liệu trong nước. Còn cách làm thụ động như hiện nay chỉ khi khách hàng giao vải để sản xuất rồi chúng ta mới lấy mẫu "nghiên cứu" thì luôn đi chậm hơn khách hàng một chu kỳ sản phẩm nên khó đón bắt được cơ hội cung cấp vải, phụ liệu trong nước sản xuất.
Phải thấy rằng giữa các công đoạn sản xuất sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất còn khoảng cách lớn về chất lượng và thời gian cung ứng; phải tổ chức sản xuất thế nào (?) để có thể đưa ra chào mẫu vải cho doanh nghiệp may (cho người đặt hàng) trước từ 6 - 9 tháng thì mới có thể chào vải cho mùa may mặc hàng năm. Các doanh nghiệp dệt cần chủ động tổ chức các phòng giới thiệu vải và phụ liệu chung để khi có khách hàng may thì cả hai bên (dệt và may) cùng chào mẫu vải để khách hàng lựa chọn một cách thuận tiện nhất.
- Chúng ta cũng phải đánh giá đúng thực lực và chất lượng sản phẩm cảu các đơn vị dệt trong nước chỉ mới ở mức trung bình, thậm chí ở mức thấp và thường không ổn định nhưng để nâng cao được chất lượng thì đòi hỏi phải giải quyết quá nhiều vấn đề từ công nghệ, nhân lực đến quản lý nên không dễ gì khắc phục.
- Các doanh nghiệp phải chuyển từ thế bị động sang thế chủ động để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài. Phải đặt mục tiêu cung cấp vải, phụ liệu cho may xuất khẩu mới có hướng phát triển mạnh, tiêu thụ khối lượng lớn và đa dạng. Phải xây dựng được mối quan hệ từ trong hoạt động tiếp thị, khảo sát thị trường thì mới định hướng được cho sản xuất; việc chuẩn bị sản xuất vải theo mùa đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp dệt thì mới làm được. Chất lượng và trên hết là rào cản về giá cả cũng không hề nhỏ. Ví như vải bông họ không chê về chất lượng nhưng giá lại cao mà giá cao vì sản xuất số lượng ít. Đáp ứng nhanh cũng là một đòi hỏi của thị trường hiện nay nên doanh nghiệp may không đủ thời gian đi hỏi các doanh nghiệp dệt nên các doanh nghiệp dệt phải chuẩn bị sẵn sàng mẫu chào, có đủ thông tin dữ liệu, trả lời nhanh và trả lời làm sao để khách hàng quan tâm.
Còn dịch vụ hậu mãi theo một lãnh đạo của Công ty May Phương Đông cho hay khi mua vải trong nước có vấn đề về chất lượng thì phải mất vài ba ngày nhà cung cấp mới có biện pháp giải quyết trong khi các đối tác nước ngoài chỉ trong vòng 24 giờ. Rõ ràng là đã nhiều năm nay, Vinatex đã rất quan tâm đến mối liên kết nội bộ giữa các doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may nhưng xem ra các giải pháp đưa ra vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi bởi vì chất lượng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước không theo kịp đòi hỏi của thị trường.
Để đảm bảo sự thành công của các liên kết kinh tế, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; có một thị trường tăng trưởng và quy mô đủ lớn; Chính phủ phải đóng vai trò tích cực, tạo điều kiện cho các mối liên kết. Mức độ phát triển liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ, thiện chí hợp tác của các chủ doanh nghiệp, trình độ quản lý doanh nghiệp...
Khi tổ chức xắp xếp lại hoạt động sản xuất trong ngành cần đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi thành phần kinh tế để khai thác tốt nhất những thế mạnh của họ.
.
Kết Luận
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp may nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, mặt hàng dệt may đã trở thành mặt hàng đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu. Nó đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều công nhân, đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước.
Song hiện nay, việc liên kết kinh tế của các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự đạt được hiệu quả mong muốn. Nguồn vải, sợi dệt trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu cửa các ngành may trong nước nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ không hiệu quả này gồm trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật, quản lý. Nếu không tăng cường được mối quan hệ này sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của ngành dệt may trong tương lai.
Nước ta vừa chính thức gia nhập tổ chức thượng mại quốc tế WTO, cả nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Điêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn để có thể nắm lấy cơ hội, đương đầu với thách thức. Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp dệt may càng cần phải liên kết chặt chẽ hơn, tự hoàn thiện, đổi mới nâng cao mình để hàng may mặc Việt Nam có thể cạnh tranh và đững vững trên thị trường thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp.
Tạp chí May công nghiệp
Trang web của Bộ Công nghiệp
Tạp chí May thời trang
Diễn đàn kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA67.docx