Tài liệu Đề án Quản lí nhà nước đối với FDI: Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: Quản lí nhà nước đối với FDI
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 2
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................ 3
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI. ................................................................................................. 4
I. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ................................. 4
Khái niệm và tính tất khách quan của FDI ..................................... 4
Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển........................... 6
II.Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 12
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung ................. 12
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài . 13
Kinh nghiệm quản lý nhà nước với FD...
63 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Quản lí nhà nước đối với FDI, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: Quản lí nhà nước đối với FDI
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 2
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................ 3
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI. ................................................................................................. 4
I. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ................................. 4
Khái niệm và tính tất khách quan của FDI ..................................... 4
Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển........................... 6
II.Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 12
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung ................. 12
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài . 13
Kinh nghiệm quản lý nhà nước với FDI của một số nước trên thế
giới ............................................................................................... 19
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................... 22
Thực trạng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua. ...... 22
Thực trạng thu hút FDI ................................................................ 22
2. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam...................................................................................... 26
II. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước với FDI .. 26
Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư............................................. 26
Quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện dự án FDI ................ 36
Đánh giá về việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước với FDI ...... 46
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI . ........... 50
Quan điểm và phương hướng nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý
nhà nước đối với FDI ....................................................................... 50
Quan điểm. ................................................................................... 50
Giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI
......................................................................................................... 54
Đề ra các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý. ................ 54
C. KẾT LUẬN ..................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 3
A. LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam xác lập quan hệ quốc tế trong đầu tư là một tất yếu khách quan, là
đòi hỏi bức xúc của đất nước. Sau bao nhiêu năm đấu tranh chống Pháp rồi chống
Mĩ , cho đến khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước về cơ bản
nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ,
manh mún, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn , thu nhập bình quân đầu người
vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam đang rất cần nhiều thứ cho việc khôi phục và
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người lao động. Để thoát khỏi tình trạng
khó khăn, tận dụng thế mạnh của hợp tác quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nwuwocs là hết sức cần thiết. Nhà nước Việt Nam cũng đã nhận thức
được sự cần thiết phải mở cửa nền kinh tế và từ sau đại hội Đảng Cộng Sản Việt
Nam lần thứ VI (1986) chính sách mở cửa của Việt Nam được thực hiện. Năm
1987, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ra đời .
Trong thời gian gần đây, hoạt động FDI vào Việt Nam đã đạt được những
thành công đáng kể . Trong đề án này, em không đi sâu vào nghiên cứu những
thành công đạt được hay những tồn tại của hoạt động FDI tại Việt Nam trong
những năm qua nói chung mà chỉ nghiên cứu một khía cạnh của hoạt động FDI .
Đó là vấn đề Quản lí nhà nước đối với FDI. Đây là một yếu tố rất quan trọng
quyết định đến hiệu quả của FDI. Trong thời gian qua, việc thực hiện vai trò quản
lí nhà nước với FDI đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn
tại một số tồn tại
Đề án này có thể có những thiếu xót, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn
sinh viên cho ý kiến để em có thể sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ đã hướng dẫn em
hoàn thành đề tài !
Sinh viên : Nguyễn Thuỳ Thương
Lớp: Đầu tư 43A
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 4
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
I. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)
Khái niệm và tính tất khách quan của FDI
1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư
và người sử dụng vốn là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân
người nước ngoài ( các chủ đầu tư ) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lí, sử
dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn bỏ ra.
1.2 Tính tất yếu khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong lịch sử thế giới, đầu tư nước ngoài đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền tư
bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đi
đầu trong lĩnh vực này dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước châu Á để khai
thác đồn điền và cùng với ngành khai thác đồn điền là những ngành khai thác
khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành côngn ghiệp ở chính quốc.
Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ,
các nước công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản
khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Theo nhận
định của Lênin trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ
nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu nói chung đã trở thành đặc trưng cơ bản của sự
phát triển mới nhất về kinh tế thời kỳ “đế quốc chủ nghiã”. Tiền đề của việc xuất
khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất
của vấn đề đó là mnột hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà
quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu
đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến
đọ đac vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành lên quy mô
sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông thường, nền kinh tế ở các nước công nghiệp
đã phát triển, việc đầu tư ở trong nước không còn nữa. Để tăng thêm lợi nhuận,
các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thương là
vào các nước lạc hậu hơn vì ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên
lợi nhuận thu được thường cao hơn. Chẳng hạn như vào thời điểm đầu thế kỷ XX,
lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư ở nước ngoài ước tính khoảng 5%
trong một năm, cao hơn đầu tư ở trong các nước tiên tiến. Sở dĩ như vậy là vì
trong các nước còn lạc hậu, tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiên công
hạ và nguyên liệu rẻ. Mặt khác, các công ty tư bản lớn đang cần nguồn nguyên
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 5
liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy
cho viẹc sản xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn thu được
lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ vững vị trí độc quyền.
Theo Lênin thì “xuất khẩu tư bản” là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ
nghĩa tư bản, thông qua xuất khẩu tư bản, các nước tư bản thực hiện viêc bóc lột
đối với các nước lạc hậu và thường là thuộc địa của nó. Nhưng cũng chính Lênin
khi đưa ra “chính sách kinh tế mới” đã nói rằng: những người Cộng sản phải biêt
lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của Chủ nhĩa Tư bản thông
qua hình thức “ tư bản nhà nước”. Theo quan điểm này nhiều nước đã “chấp nhận”
phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế, như thế có thể còn
nhanh hơn là tự thân vận động hay đi vay vốn đẻ mua lại những kỹ thuật của các
nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, mức độ “bóc lột” của các nước tư bản còn
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư tư bản. Nếu
như trước đây, hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân
theo pháp luật của chính họ thì ngày nay các nước tiếp nhận đầu tư đã là các quốc
gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo
pháp luật, sự quản lý của chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế. Nếu các chính phủ
của nước sở tại không phạm những sai lầm trong quản lý vĩ môt thì có thể hạn chế
được những thiệt hại của hoạt dộng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài.
Muốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước nào đó, nước nhận
đầu tư phải có các điều kiện tối thiểu như: cơ sở hạ tầng đủ đảm bảo các điều kiện
cần thiết cho hoạt động sản xuất và hình thành một số ngành dịch vụ phụ trợ phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Chính vì vây, các nước phát triển thường
chọn nước nào có điều kiện kinh tế tương đối phát triển hơn để đầu tư trước. Còn
khi phải đầu tư vào các nước lạc hậu, chưa có những điều kiện tối thiểu cho việc
tiếp nhận đầu tư nước ngoài thì các nước đi đầu tư cũng phải dành một phần vốn
cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực dịch vụ khác ở mức
tối thiểu đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và một phần nào đó cho cuộc sống sinh
hoạt của bản thân những người nước ngoài đang sống và làm việc ở đó.
Sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước côngnhiệp phát triển lại rơi
vào một cuộc suy thoái kinh tế. Chính lúc này, để vượt qua giai đoạn khủng hoản
và tạo những điều kiện phát triển, đòi hỏi phải đổi mới tư bản cố định. Thông qua
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước công nghiệp có thể chuyển các
máy móc, thiết bị cần thay thế, sang các nước kém phát triển hơn và sẽ thu hồi một
phần giá trị để bù đắp những khoản chi phí khổng lồ cho việc mua các thiết bị máy
móc mới. Những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng đi vào áp dụng trong sản xuất và đời sống, các chu kỳ kinh tế ngày
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 6
càng rút ngắn lại. Vì vậy, yêu cầu đổi mới máy móc, thiết bị ngày càng cấp bách
hơn. Ngày nay, bất kì trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cần phải có thị trường
tiêu thụ công nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thường xuyên đổi mới kỹ
thuật- công nghệ mới.
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép hoạt động đầu tư nước ngoài lợi dụng
được những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên
đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Những thuận lợi về kỹ thuật của các công ty cho
phép nó so sánh với các công ty con của nó ơ những vị trí khác nhau do việc tận
dụng tư bản chuyển dịch cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất của nước
ngoài tới những nơi mà giá thành thấp.
Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công
lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và
các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó,
chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách này kìm hãm quá
trình phát triển của xã hội. Một quốc gia hay vùng lãnh thổ khó tách biệt khỏi thế
giới vì những thành tựu khoa học kỹ thuật đã lôi kéo con người ở khắp nơi trên thế
giới xích lại gần nhau hơn và dưới tác động của quốc tế hoá khác buộc các nước
phải mở của với bên ngoài. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong
những hình thức kinh doanh quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay, đã và đang trở thành
phổ cập như một phương thức tiến tạo.
Ngày nay, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ đã và đang trở thành phương thức hữu hiệu nhất, một yếu
tố quan trọng bậc nhất trong cơ cấu ngân sách phát triển của một quốc gia, một
hình thức quan trọng và phổ biến trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài sẽ bù đắp sự thiếu hụt về vốn, công nghệ và lao động giữa các
nước đang phát triển và các nước phát triển. Một nước đang phát triển sẽ khai thác
tiềm năng vốn có của mình một cách có hiệu qủa hơn khi nhận dược nguồn vốn và
công nghệ từ các nước phát triển thông qua việc liên doanh, hợp doanh và các
dạng đầu tư BOT,BT,BTO… Mặt khác, các nước phát triển sẽ thu được lợi nhuận
cao hơn khi bỏ vốn đầu tư ra nước ngoài- nơi có chi phí đầu vào thấp hơn trong
nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần cải thiện mối quan hệ chính trị
giữa các quốc gia, các quan hệ về hợp tác thương mại, vấn đề môi trường, các
quan hệ văn hoá xã hội khác, tạo lên tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu
vực. Như vây, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố khách quan.
Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển.
2.1 Các tác động:
- Tăng trưởng kinh tế:
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 7
Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các
yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước
và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại,
kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn
nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế
giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp.
- Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại
tê của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Hầu hết cac nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu
nhập thấp dẫn đên tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập
thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước
này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều
nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra
được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại
lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ
thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng
tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ
trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát
triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần
đột pá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục
tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luông vốn
này có lợi thé hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định
và dôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường
linh hoạt hơn.
Theo mô hình lý thuyết “ hai lỗ hổng” của Cherery và Strout, có hai cản trở
chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: (1) Tiết kiệm không đủ đáp ứng
cho nhu cầu đầu tư được gọi là: “ lỗ hổng tiết kiệm”. (2) Thu nhập của hoạt động
xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi
là: “ lỗ hổng thương mại”. Hầu hết ở các nước đang phát triển hai lỗ hổng trên rất
lớn, vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói
chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả
năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một
phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ
phục vụ cho FDI.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 8
- Chuyển giao và phát triển công nghệ:
FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước
chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công
nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở
nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được
nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các
TNCs, dưới các hình thức: Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một
TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các
hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng.
Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang
nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên
doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ
công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra
chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting.
Nhìn chung, các TNCs rât hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính
cạch tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất
bản quyền công nghệ do việc bắt trước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các
công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được yêu cầu
sử dụng công nghệ của các TNCs.
Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp
phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của
nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi
nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử
dụng của địa phương. Dù vây, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh
nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ
các cơ sỏ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng
cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong qúa trình sử
dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ nước ngoài,
các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế
tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa
phương và biến chúng thành công nghệ của minh. Nhờ có những tác động tích cực
trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng
suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng.
- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuát, các vấn đè
xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sông thông
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 9
qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp
và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng
suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn
góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rât
lớn dến tốc độ tăng trưởng.
FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung
cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ
hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hang
háo dịch vụe từ các nhà sản xuất trong nước, hoạc thuê họ thông qua các hợp đông
gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo
ra viẹc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao đọng như ngành may mặc, điện tử,
chế biến.
Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI
còn góp phần quan trọng đối vơí phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các
lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà
ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết
biết giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình
phổ cập kiém thức có bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong
đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài).
FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các
khoá học chính quy, không chính quy, và hoc thông qua làm.
Tóm lai, FDI đem lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Đât là mọt tác dộng kép:
tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao đông, từ đó
tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đỗi với
việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả
năng kỹ thuật của nước đó.
- Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới
Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh té. Mối quan hệ
này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so
sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập
khẩu bổ sugn các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất
nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch
vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ
vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 10
Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới
bởi vi, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà
các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp
đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng
sản phẩm và giao hàng đúng hẹn.
- Liên kết các ngành công nghiệp
Liên kết giữa các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá
trị hàng hoá (tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào), dịch vụ trao đổi trực tiếp
từ các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà. Việc hình thành các liên kết này là cơ
sở quan trọng để chuỷen giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy
xuất nhập khẩu của nước chủ nhà.
Cụ thể: Qua các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ cho các công ty
nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực
sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất và mẫu mã
hàng hoá…). Sau một thời gian nhât định các doanh nghiệp trong nước có thể tự
xuất nhập khẩu được.
- Các tác động quan trọng khác
Ngoài những tác động kể trên, FDI còn tác động đáng kể đến các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế như: chất lượng môi trường, cạnh tranh và độc
quyển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế.
Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài, nhất là trong các ngành khai thác
và chế tạo, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển tuy nhiên có nhiều nghiên cứu
cho thấy các TNCs rất chú trọng và tích cực bảo vệ môi trường hơn các công ty
nội địa. Bởi vì, quy trình sản xuất của họ thường được tiêu chuẩn hoá cao nên dễ
đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước chủ nhà. Hơn nữa, các
TNCs thường có tiềm lực tài chính lớn do đó có điều kiện thuận lợi trong xử lý các
chất thải và tham gia góp quỹ, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi
trường.
FDI tác động mạnh đến cạnh tranh và độc quyền thông qua việc thêm vào các
đối thủ cạnh tranh hoặc sử dụng sức mạnh của mình đẻ khống chế thị phần ở nước
chủ nhà. Từ thúc đẩy cạnh tranh, FDI góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động có
hiệu quả hơn, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhờ có FDI, cơ cấu nền kinh tế của nước chủ nhà chuyển dịch nhanh chóng
theo chiều hưóng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ
trọng các ngành nôngnghiệp, khai thác trong GDP.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 11
FDI là một trong những hình thức quan trọng của các hoạt động kinh tế đối
ngoại và nó có liên quan chặt chẽ đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hoá- xã hội của các quốc gia, do đó sự phát triển của lĩnh vực này thúc đẩy sự hoà
nhập khu vuẹc và quốc tế của nước chủ nhà.
2.2 Các tác động đặc biệt
Bên cạnh tác động đến ác yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, FDI còn tác
động đến các khía cạnh quan trọng khác của đời sống văn hoá, xã hội và chính trị
của nứoc chủ nhà.
- Văn hoá - xã hội
Văn hoá- xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của mỗi quốc
gia. Khi tiếp nhận FDI, có nghĩa là nước chủ nhà đã mở của giao lưu với nền văn
hoá các dân tộc trên thế giới. ĐTNN tác động mạnh vào mối quan hệ giữa giữ gìn
bản sắc của dân tộc và itếp nhận nền văn hoá bên ngoài ở các mặt quan trọng như:
đổi mới tư duy; thái độ và đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tập quán; giao tiếp ứng
xử; bình đẳng giới và các vấn đề xã hội.
Chất lượng của tư duy là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Đổi mới tư
duy tức là đổi mới cách nghĩ, cách làm. FDI tác động rât tích cực vào quá trình
này thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh
hiện đại, những lao động làm việc trong các công ty nước ngoài, tiếp xúc với công
nghệ hiện đại và gián tiếp tạo ra trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, một lối nghĩ mới
có hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lứon đén hành vi và chất
lượng lao động của mỗi cá nhân. Do hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay
gắt, những người làm việc trong cac dự án ĐTNN phải có thái độ nghjiêm túc với
công việc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng. Nhờ đó, góp phần quan
trọng hình thành nên phong cách kinh doanh có văn hoá.
Đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể lối sống, tập quán của các tầng lớp
dân cư theo kiểu hiện đại, tiêu dùng công nghiệp. Tác phong công nghiệp đã buộc
người lao động phải tiết kiệm thời gian cho gia đình và sinh hoạt cá nhân
Đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến văn hoá giao tiếp, ứng xử ở nước chủ
nhà. Những người làm việc trong khu vực ĐTNN hoặc có quan hệ với các công ty
nước ngàoi thường có phong cách giao tiếp lịch sự và thái độ ứng xử hoà nhã, tôn
trọng đồng nghiệp và khách hàng. Phong cách này dần đần lan toả ra các cá nhân
trong toàn xã hội.
- Chủ quyền an ninh quốc gia
ĐTNN chủ yếu được thực hiện bởi TNCs có tiềm lực mạnh về tài chính, khoa
học công nghệ và mạng lưới phân phối trên phạm vi toàn cầu. Do đó, khi tiếp nhận
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 12
ĐTNN các nước đang phát triển rất lo ngại trước sức mạnh của các công ty này có
thẻ can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ, đe doạ đến an ninh chính trị và làm lũng
đoạn nền kinh tế của mình.
Về mặt lý thuyết, ĐTNN có đe doạ đên an ninh kinh tế của nước chủ nhà
thông qua thao túng một số ngành sản xuất quan trọng, những hàng hoá thiết yếu
hoặc đẩy mạnh đầu cơ, buôn lậu, rút chuyển vốn đi nơi khác… Vì mục tiêu theo
đuổi lợi nhuận cao, nên không loại trừ một số TNCs có thể can thiệp một cách
gián tiếp vào các vấn đề chính trị của nước chủ nhà. Do đó, đảm bảo tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong các chính sách, luật pháp
thu hút ĐTNN của nước chủ nhà. Hơn nữa, mặc dù có tiềm lực mạnh nhưng các
TNCs là những nhà kinh doanh và tài sản lịa bị phân tán ở nhiều nước, trong khi
đó nước chủ nhà lại có quân đội và các sức mạnh cần thiết để đảm bảo chủ quyền
quốc gia.
Tuy có những đóng góp tích cực không thể phủ nhận đối với những nước đang
phát triển như đã kể trên nhưng ĐTNN vẫn còn những hạn chế: chuyển giao công
nghệ cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, giá
cả đắt hơn thực tế; sản xuất và quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức
khỏe con người như ( rượu, bia, nước giải khát có ga, thuốc lá, thực phẩm sử dụng
nhiều hoá chât…); xúc phạm nhân phẩm người lao động, khai thác cạn kiệt sức lao
động của người làm thuê; làm tăng khoảng cách giầu nghèo giữa các các nhân,
giữa các vùng.
II.Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung
1.1. Khái niệm.
Quản lí đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá
trình đầu tư và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế
- xã hội , tổ chức kĩ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả
đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định và trên
cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vf quy luật đặc thù của đầu tư.
1.2. Sự cần thiết phải có sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động đầu tư
nói chung và các dự án nói riêng.
Đối với các dự án dân lập :
- Đầu ra của các dự án là sản phẩm, dịch vụ và chất thải các loại .Với đầu ra
là chất thải , rất có hại cho sức khoẻ của cộng đồng, nhà nước không thể bỏ qua.
Ngay cả những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra từ dự án cũng không đương
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 13
nhiên là có lợi cho cộng đồng mà vẫn có thể có hại. Vì vậy, nhà nước phải quản lí
dự án dân lập để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của đầu ra do dự án gây nên.
- Đầu vào của dự án là các yếu tố mà sự hoạt động dự án sẽ sử dụng : tài
nguyên, lao động, máy móc, thiết bị. Việc sử dụng các đầu vào đó của dự án sẽ
ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt. Vì vậy, nhà nước cần phải quản lí các dự
án dân lập để cân đối các nguồn lực trong nền kinh tế, tránh rối loạn, thừa thiếu
trong nền kinh tế.
- Các đặc tính của mỗi công trình do dự án tạo ra, chỉ tiêu kiến trúc, kết cấu,
địa điểm phân bố… có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… rất
sâu sắc. Vì vậy, nhà nước củng phải quản lí các dự án dân lập trên các mặt quy
hoạch , xây dựng …
- Nhà nước quản lí dự án dân lập để ngăn ngừa các hiện tượng áp bức, bóc
lột, bất công xảy ra trong lòng dự án tư nhân.
Đối với dự án quốc gia
Dự án nhà nước là những dự án sử dụng vốn nhà nước bỏ ra hoặc coi nhu nhà
nước bỏ ra. Chính vì thế, mọi dự án quốc gia đều có một ban quản lý dự án kèm
theo. Các ban này có thể là lâm thời tồn tại cùng dự án nếu là dự án lớn, quan
trọng, kéo dài nhiều năm. Ban này cũng có thể thường nhiệm tồn tại ngay cả khi
không có dự án nào hoặc cùng lúc quản lý nhiều dự án. Nhưng sự quản lý của các
ban quản lý dự án chưa phải là tất cả sự quản lý của nhà nướcđối với dự án quốc
gia mà các ban quản lý này vẫn phải chịu sự quản lý của nhà nước bởi hai lý do
sau:
- Ban quản lý dự án chỉ chuyên quản với tư cách là chủ đầu tư. Họ là người
đại diện cho nhà nước về mặt vốn đầu tư, có sứ mạng làm cho vốn đó sớm biến
thành mục tiêu đầu tư. Cho nên các ảnh hưởng khác của dự án không được họ
quan tâm hoặc không có trách nhiệm và không đủ khả năng quan tâm. Do đó, nếu
không có sự quản lý của nhà nước với các ban quản lý này thì các dự án quốc gia
trong khi đeo đuổi các mục đích chuyên ngành có thể làm tổn hại đén quốc gia ở
các mặt họ không lường hết được hoặc không quan tâm.
- Bản thân các ban quản lý dự án cũng không thực hiện trọn vẹn trong trách
nhiệm đại diện sở hữu vốn. Từ đó, sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm
chí chiếm công vi tư.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước với FDI
Môi trường quốc tế là như nhau với mỗi quốc gia. Như vậy, cơ hội và khả
năng huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế là nhu nhau. Nhưng thực tế
việc huy động vốn phụ thuộc có tính quyết định vào vai trò quản lý của nhà nước
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 14
đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt với hoạt động FDI. Vai trò đó trước hết thể
hiện ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hấp dẫn của môi trường
đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ
mô, môi trường pháp lý an toàn, các thủ tục hành chính đơn giản, cơ sở hạ tầng
kinh tế – xã hội phát triển và có những định hướng đúng đắn khuyến khích các nhà
đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an toàn.
Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn FDI. Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức năng của mình mới có
khả năng tạo lập được môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao so với các
nước trong khu vực và thế giới để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Vai
trò quản lý nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vai trò của nhà nước
trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận động
có hiệu quả FDI.
Ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô cho sự vận động vốn FDI:
Các nhà đầu tư chỉ có thể sẵn sàng bỏ vốn vào kinh doanh tại một quốc gia mà
ở đó có sự ổn định chính trị và ổn định kinh tế vĩ mô. Ổn định chính trị là điều
kiện trước tiên đảm bảo an toàn cho sự vận động của các hành vi kinh tế. Vì vậy
ổn định chính trị là yêu cầu đặt ra đầu tiên đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài khi
lựa chọn một nước là địa bàn đầu tư. FDI là hoạt động đầu tư tư nhân. Nhưng hoạt
động đầu tư dù trong nước hay nước ngoài đều được nhà nước hỗ trợ dưới nhiều
hình thức khác nhau. Hoạt động này hơn nữa còn tạo đựoc sự đảm bảo, hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cua các tổ chức kinh tế và tổ chức quốc tế. Nhà nước có vai trò
quyết định trong việc lựa chọn , thực thi chính sách kinh tế và chương trình đối
ngoại theo hướng mở rộng các quan hệ song phương và đa phương với các nước
và các tổ chức quốc tế cũng như đảm bảo uy tín của các quốc gia trong cộng đồng
quốc tế. Quan hệ đối ngoại của nhà nước như chiếc chìa khoá mở cửa cho nhà đầu
tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội để đầu tư cũng như để đảm bảo an toàn và hỗ trợ
cho hoạt động đầu tư của họ.
Một quốc gia kém phát triển ở giai đoạn đầu cảu quá trình phát triển kinh tế
thường phải đương đầu với những khó khăn và thử thách là cán cân thương mại và
cán cân thanh toán quốc tế luôn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, mâu thuẫn giữa
khả năng thanh khoản thấp và nhu cầu đầu tư lớn , mất cân đối giữa thu chi ngân
sách. Ở đây thể hiện vai trò của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề lạm
phát, chính sách tài khoá, tiền tệ, tỉ giá hối đoái và xây dựng, củng cố hệ thống tài
chính vững mạnh, tạo lập cân đối cung cầu trong ba lĩnh vực trên để ổn định kinh
tế vĩ mô tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả của nhà đầu tư trong
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 15
và ngoài nước, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu cao, ổn
định trên cơ sở đó đảm bảo sự ổn định các cân đối vĩ mô.
Tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và khuyến khích FDI định hướng theo
chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế:
Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch và các công cụ quản lý khác. Nhà nước
đóng một vai trò điều hành kinh tế vĩ mô ( định hướng, điều tiết, hỗ trợ) nhằm phát
huy các mặt tích cực ngăn ngừa các mặt tiêu cực của hoạt động FDI. Các nhà đầu
tư nước ngoài, các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam mang tư cách pháp
nhân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Do vậy, các định hướng kinh tế
quan trọng đối với hoạt động FDI để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phát triển kinh tế của đất nước cần được thể hiện thông qua các quyết
định của luật pháp, chính sách của nhà nước. Khi luật pháp, chính sách được xây
dựng đúng đắn, phù hợp, công tác chỉ đạo điều hành thực thi nghiêm túc thì sẽ đạt
được các định hướng và mục tiêu quản lý của nhà nước đối với hoạt động FDI.
Ngược lại, nếu những định hướng và mục tiêu quản lý không được thực hiện đầy
đủ thì trước hết là do sự chưa hoàn chỉnh trong chế định pháp luật, chính sách và
trong công tác điều hành thực hiện các chế định được ban hành.
Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, phù hợp với các thông lệ của khu vực và
quốc tế, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong hay ngoài nước, công
tác quản lý của nhà nước ngày càng đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư thì môi trường đầu tư càng có tính cạnh tranh cao và càng có khả năng hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn
cho sự vận động của FDI:
Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư, là cơ sở hình thành các chỉ tiêu kinh tế- kỹ
thuật của các dự án đầu tư. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển tạo điều kiện
cung cấp các dịch vụ thông tin để mở rộng quan hệ thương mại, giao lưu hàng hoá,
giảm chi phí sản xuất đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho nhà đầu
tư. Vì vậy, đây là yếu tố tác động mạnh mẽ vào sự quyết định của nhà đầu tư khi
lựa chọn địa điểm đầu tư.
Đối với quốc gia đang phát triển, trình độ cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội yêu
kém. Vì vậy vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc huy động và
phân bổ các nguồn vốn tập trung đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 16
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính rủi ro và ở chừng mực nhất định có
tính mạo hiểm, càng rủi ro và mạo hiểm hơn, khi đầu tư ở nước ngoài. Vì vậy, một
đất nước có sự đảm bảo cao về trật tự an toàn xã hội sẽ làm cho các nhà đầu tư yên
tâm về sự an toàn tính mạng và tài sản của mình khi bỏ vốn kinh doanh ở một
quốc gia khác.
Nhà nước với vai trò quan trọng trong việc xây dựng một triết lý kinh doanh
hiện đại, tiến tiến mang bản sắc văn hoá Việt Nam, thấm nhuần tư tưởng của
đảng:” Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
1.4. Chức năng quản lý nhà nước với FDI
Dự báo
Chức năng dự báo được thể hiện trên cơ sở các thông tin chính xác và các kết
luận khoa học. Dự báo là điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng và thực
hiện công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Có thể nói nếu thiếu chức năng dự báo, công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI sẽ không mang đầy đủ tính chất của một hoạt động
quản lý khoa học cũng nhu không thể thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý.
Hoạt động dự báo bao gồm dự báo tình hình thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao
động, thị trường vốn trong và ngoài nước, xu hướng phát triển, tình hình cạnh
tranh trong khu vực và thế giới, chính sách thương mại của các chính phủ … Để
tiến hành tốt chức năng dự báo cần sử dụng các công cụ dự báo khác nhau và nên
tiến hành dự báo từ những nguồn thông tin khác nhau.
Định hướng
Kinh tế thị trường không đồng nghĩa với việc loại trừ vai trò của kế hoạch hoá
mà trái lại rất cần sự định hướng và điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ,
chiến lược, mục tiêu, chương trình, kế hoạch, qui hoạch. Chức năng định hướng
của nhà nước trước hết thể hiện ở việc xác định đúng đắn chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn và kế
hoạch trong từng thời kỳ xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành
động quốc gia, qui hoạch và kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế. Từ đó tiến
hành qui hoạch thu hút các nguồn vốn cho việc thực hiện các phương án, mục tiêu,
chương trình quốc gia. Công tác định hướng của nhà nước với FDI phải được cụ
thể hoá bằng việc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài,
xác định các lĩnh vực ưu tiên, địa điểm ưu tiên FDI. Để đạt được mục tiêu định
hướng thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên thực hiện mục tiêu
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 17
phát triển kinh tế, nhà nước cần vận dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài.
Bảo hộ và hỗ trợ
Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất là người đại diện cho quyền lợi của cả
cộng đồng quốc gia. Vì vậy chỉ có nhà nước mới có đủ tư cách, sức mạnh, tiềm
lực để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và của các nhân người nước ngoài. Chức năng bảo hộ của nhà nước được
thực hiện trước hết ở việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản và lợi nhuận hợp pháp của
nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì sở hữu là nguồn gốc là động lực mạnh mẽ thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh chức năng bảo hộ nhà nước còn có chức
năng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đều là các nhà kinh doanh có
kinh nghiệm nhưng khi họ kinh doanh ở một quốc gia khác vẫn cần có sự hỗ trợ
của nước chủ nhà. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển giao công
nghệ nhà đầu tư nước ngoài cần có sự hỗ trợ của nhà nước về thị trường tiêu thụ
sản phẩm, thị trường vốn, thị trường lao động.
Tổ chức và điều hành
Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản
lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản
lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI. Đồng thời cần có sự phối
hợp tốt nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các
qui phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các dự án và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích, bảo hộ sản xuất trong nước và
khuyến khích hoạt động FDI.
Kiểm tra và giám sát
Căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và các qui định của pháp luật, các cơ
quan quản lý nhà nước kiểm tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình
đàm phán triển khai và thực hiện dự án đầu tư để có biện pháp đưa các hoạt động
này vận động theo qui định thống nhất. Hoạt động kiểm tra, giám sát còn là công
cụ phản hồi thông tin quan trọng để chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý
của những chính sách, qui định đã được ban hành. Ngoài ra hoạt động kiểm tra,
thanh tra giám sát còn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài tháo
gỡ những khó khăn trong khi triển khai và đưa dự án vào hoạt động.
Các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài không tồn
tại độc lập mà tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ có thể quản lý tốt các hoạt động đầu
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 18
tư nước ngoài khi các chức năng quản lý được thực hiện một cách đồng bộ và
thuần nhất.
1.5. Nội dung của quản lý nhà nước với FDI
Để đạt được mục tiêu, thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong
việc định hướng, tạo dựng môi trường, điều tiết hỗ trợ và kiểm tra kiểm soát các
hoạt động FDI, nội dung quản lý nhà nước đối với FDI bao gồm những điểm chủ
yếu sau:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp luật liên quan
đến FDI bao gồm sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các văn
bản hướng dẫn thực hiện cũng như các văn bản pháp qui các để điều chỉnh bằng
pháp luật các quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm định hướng FDI theo
mục tiêuu đề ra.
Xây dựng quy hoạch theo từng ngành, từng sản phẩm, từng địa phương
trong đó có quy hoạch thu hút FDI đương nhiên phải dự trên qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế đất nước. Từ đó xác đinh danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi
vốn đầu tư nước ngoài, ban hành các định mức kinh tế kĩ thuật, chuẩn mực đầu tư.
Vận động hướng dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây
dựng dự án đầu tư, lập hồ sơ dự án, đàm phán, kí kết hợp đồng, thẩm định và cấp
giấy phép.
Quản lí các dự án đầu tư sau khi cấp giấy phép
- Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động, giải
quyết những ách tắc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp các, các
nghành có liên quan đến hoạt động đầu tư, kiểm tra kiểm soát và xử lý những vi
phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo qui định của nhà nước về
giấy phép đầu tư, các cam kết của các nhà đầu tư.
Đào tạo đội ngũ lao động Việt Nam đáp ứng nhu cầu của quá trình hợp tác
đầu tư từ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư đến đội ngũ các nhà quản lý kinh tế tham gia trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh của khu vực này.
Cán bộ quản lý là khâu trọng tâm của hoạt động quả lý, có vai trò cực kì quan
trọng trong quản lý về đầu tư. Mục tiêu đặt ra đối với FDI, chủ trương, đường lối,
chính sách của đảng và nhà nước, các quan hệ pháp luật có liên quan đên khu vực
FDI có được thực hiện hay không phụ thuộc vào năng lực tổ chức, điều hành, trình
độ hiểu biết về luật pháp, khả năng vận dụng sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này cần được tuyển
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 19
chọn phù hợp với yêu cầu và thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ,
kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tinh thần tự hào, tự cường dan tộc,
dám hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của đất nước.
1.6. Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động FDI
Quốc hội: là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm phê chuẩn và
ban hành hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư, quyết định đường lối, chiến
lược và các chủ trương đầu tư.
Chính phủ: có trách nhiệm quản lý toàn diện và thống nhất lĩnh vực đầu
tư.
Các bộ:
- Bộ kế hoạch đầu tư:
+ Trình Chính phủ các dự luật, pháp lệnh, văn bản qui phạm có liên quan đến
đầu tư.
+ Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu tư để đảm bảo sự cân đối giữa
đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Quản lý nhà nước về việc lập, kiểm tra,xét duyệt các dự án quy hoạch, phát
triển kinh tế-xã hội.
- Bộ xây dựng:
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế,
chính sách về quản lý xây dựng, qui hoạch đô thị và nông thôn.
+ Ban hành các tiêu chuẩn qui phạm, qui chuẩn xây dựng.
+ Theo dõi, kiểm tra chất lượng các công trình
- Bộ tài chính:
+ Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân
hàng trong đầu tư và xây dựng.
+ Giám sát các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính thực hiện các nhiệm
vụ, huy động vốn, cho vay vốn, bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực
hiện hợp động, bảo lãnh dự thầu.
- Các bộ có liên quan:
+ Các bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương
mại, bảo tồn bảo tàng di tích di sản văn hoá, quốc phòng, an ninh, phòng cháy
chữa cháy… Có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có
liên quan đến dự án.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước với FDI của một số nước trên thế giới
1.7. Thái Lan
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 20
Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về
điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên…), về xã hội (một số tập quán,
nhan văn, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm
năng lớn…) và về trình độ phát triển kinh tế (có ưu thế phát triển một nên nông
nghiệp nhiệt đới, công nghiệp còn ở trình độ phát triển thấp…).
Những thập niên gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt nđược sự phát triển
thuộc loại nhanh trong khu vực. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp đáng kể
của đầu trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan có học giả
đã cho rằng:” nếu không có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 20 năm qua,
Thái Lan không thể xây dựng được một nền tảng kinh tế vững mạnh như hiện
nay”[17,381].
Chúng ta cũng thừa nhận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
yếu tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan trở thành những “ngôi sao” mới
của khu vực Đông Á. Chính phủ Thái Lan đã rất khéo léo trong việc kết hợp đầu
tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược công nghiệp hoá của từng thời kì. Để có thể
triển khai các dự án đầu tư nhanh, thuận lợi và có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã
có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn tron nước cùng tham gia đâu tư
với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ vốn trong nước trong các dự án này
lên tới 71,7% (thời kì 1960-1985) và 71,6% (thời kì 1986-1995)[47,134]. Về chính
sách tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan được đánh giá là một
trong những chính sách khá thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.8. Trung Quốc
Sau 20 năm (1979-1999) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung
Quốc đã dạt đựoc nhiều thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của nhiều ngwofi trên
thế giới. Thời kỳ 1979-1994 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,3%/năm; tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 16,2%/năm; Sản lượng các sản phẩm
chủ yếu cũng đều tăng với tốc độ nhanh. Cho dến nay, tưong ứng với các thời kỳ,
nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh
hưởng của Trung Quốc đang ngày càng nâng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận
định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh
mẽ của kinh tế Trung Quốc. Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát
triển kinh tế Trung Quốc 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài. Đối với Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự trở thành
động lực của sự phát triển và chính nó đã làm đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá.
Nếu đến năm 1991, Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong
các nước đang phát triển về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chỉ 2 năm sau
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 21
(1993) Trung Quốc đã đứng thứ 2 trên thế giới ( sau Mỹ ) và đứng đầu các nước
đang phát triển về lĩnh vực này. Năm 1993 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí
vào Trung Quốc là 111,436 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện là 33, 767 tỷ USD.
Đây là một kỷ lục chưa từng có trên thế giới. Nếu lượng vốn đầu tư trực tiếp thực
hiện ở Trung Quốc tính đến năm 1992 đạt mức 50,9 tỷ USD thì đến năm 1998 đã
lên tới 259,858 tỷ USD. Như vây, trong thời kỳ 20 năm (1979-1998) tính bình
quân ở Trung Quốc mỗi năm có tới gần 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài được thực hiện ( bằng 11,8 lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
bình quân trong thời kì 1988-1999 tại Việt Nam).
Nói đến sự thành công của Trung Quốc trong những thập niên gần đây cũng có
nghĩa là nói đến sự thành công trong việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp
nước ngoài và việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa của họ. Việc mở cửa với
bên ngoài được Trung Quốc xác định “ là một quốc sách cơ bản lâu dài”, nên họ
chủ trương “ ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”, “ tích cực lợi dụng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả”… Thực tế cho thấy, nhờ có
chính sách mở cửa hợp lý nên việc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Trung Quốc rât hiệu quả.
Một số chủ trương, biện pháp lớn mà Trung Quốc đang sử dụng đối với đầu tư
trực tiếp nước ngoài hiện nay theo hướng sau:
- Tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước phù hợp với tốc độ mở cửa
đối ngoại, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Lập qui hoạch ngành nghề và vùng lãnh thổ đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đa dạng
hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Có chính sách thoả đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người Hoa
ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung Quốc. Mở rộng địa bàn hoạt động,
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với
yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 22
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Thực trạng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua.
Thực trạng thu hút FDI
Đến hết năm 2003 đã co 4986 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giây
phép đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 44.533 triệu USD. Tính
bình quân mỗi năm Việt Nam cấp phép cho 311 dự án với mức binh quân 1 dự án
2.783,3 triệu USD vốn đăng ký.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 16 năm qua biểu hiện khá rõ
nét của một động thái thiếu ổn định: Từ khi bắt đầu triển khai (1988) vận đông
theo xu hướng tăng nhanh đến 1995, 1996 ( cả về số dự án cũng như vốn đăng ký).
Nhưng bắt đầu từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lại vận
động theo xu hướng giảm dần, cho đến năm 1999 là năm có lượng vốn FDI đăng
ký ở mức thấp nhất kể từ năm 1992. Đến năm 2000, năm 2001 tình hình FDI vào
Việt Nam tuy đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn, nhưng sang năm
2002 thì chiều hướng đó không những không được duy trì mà lại diễn biến xấu đi
một cách khá rõ. Năm 2002 tuy là năm đạt đỉnh cao về số lượng dự án nhưng lại là
đạt điểm “cực tiểu” về lượng vốn đầu tư. Vì vậy đây cũng là năm có qui mô bình
quân của dự án ở mức cực tiểu kể từ trước tới nay.
Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam năm 2002 bằng 49,55% mức bình quân
của cả thời ký 16 năm (1998-2003) và chỉ bằng 16,2% của năm có mức vốn đăng
ký cao nhất ( 1996). Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì qui mô dự án bình quân
của thời kỳ 1998-2003 là hơn 8,93 triệu USD /1 dự án. Mặc dù đây cũng chỉ thuộc
loại qui mô trung bình nhưng lại có vấn đề rất đáng quan tâm là qui mô bình quan
dự án theo vốn đăng ký của nhiều năm vẫn ở mức thấp hơn, đặc biệt qui mô bình
quân của các dự án được phê duyệt năm 2002 lại nhỏ đi một cách đột ngột (1,99
triệu USD/ 1dự án). Về qui mô của các dự án FDI năm 2002, bằng 22,35% qui mô
bình quân của thời kỳ 1988-2003 và chỉ bằng 7,6% mức bình quân của năm cao
nhất (1996).
Năm 2003 tình hình đã có chuyển biến khả quan hơn năm 2002 (tuy số dự án
có giảm đi, nhưng số vốn đầu tư đã tăng lên), nhưng cũng chưa đạt được mức như
năm 2001 (năm 2003 so với năm 2001 tuy có số dự án đầu tư bằng 123,51%;
nhưng do tổng số vốn đăng ký chỉ bằng 61,93% nên quy mô bình quân của một dự
án cũng chỉ bằng 50,14%).
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 23
Quan sát bức tranh tổng thể về mức độ hấp dẫn của các ngành đối với FDI của
cả thời kì 1988-2003 ta thấy: Công nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất
(chiếm 56,8% tổng lượng vốn đăng ký, 66,8% tổng số dự án), trong đó chủ yếu là
công nghiệp nặng (chiếm 22,2% vốn đăng ký và 27,6% số dự án). Tiếp đến là dịch
vụ (chiếm 36,2% tổng số vốn đăng ký và 19,4% số dự án) và thấp nhất là nông-
lâm nghiệp, thuỷ sản (xem bảng 1)
Bảng 1: FDI tại Việt Nam 1988-2003 theo ngành kinh tế (Các dự án
còn hiệu lực)
Ngành
Số dự
án
Vốn đầu tư
(USD)
% tổng
vốn
% tổng
dự án
Vốn thực hiện
(USD)
% vốn
thực hiện
1.Công nghiệp 2.849 22.983.233.183 56,8 66,8 16.212.762.451 68
Dầu khí 29 1.931.109.730 4,8 0,7 4.552.178.963 19
CN nhẹ 1.155 6.050.109.730 14,9 27,1 2.712.071.794 11
CN nặng 1.177 8.981.951.724 22,2 27,6 5.462.140.476 23
CN thực phẩm 209 2.540.121.426 6,3 4,9 1.547.295.061 6
Xây dựng 279 3.479.417.082 8,6 6,5 1.939.076.157 8
2. Nông lâm nghiệp 586 2.860.016.748 7,1 13,7 1.528.314.192 6
Nông lâm nghiệp 492 2.600.812.095 6,4 11,5 1.403.801.769 6
Thuỷ sản 94 259.204.653 0,6 2,2 124.512.423 1
3. Dịch vụ 829 14.655.682.435 36,2 19,4 6.274.054.931 26
GTVT Bưu chính 115 2.585.280.396 6,4 2,7 1.036.128.951 4
Kh/sạn-Du lịch 143 3.283.535.635 8,1 3,4 2.007.161.210 8
Tài chính-ngân
hàng
47 606.050.000 1,5 1,1 599.934.640 2
VH- Y tế – Giáo
dục
145 626.366.412 1,5 3,4 227.525.006 1
XD khu đô thị mới 3 2.466.674.000 6,1 0,1 6.294.598 0,03
XD văn phòng căn
hộ
99 3.460.501.161 8,5 2,3 1.598.424.136 7
XD hạ tầng KCN,
KCX
19 895.625.046 2,2 0,4 521.225.700 2
Dịch vụ khác 258 731.649.785 1,8 6,1 277.360.690 1
Tổng số 4.264 40.498.932.366 100 100 24.015.131.574 100
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.
So sánh FDI vào các lĩnh vực ta thấy:
Về qui mô bình quân của dự án thì các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
thường có qui mô lớn hơn, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, còn
các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường có quy mô nhỏ hơn cả.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 24
Về tiến độ thực hiện dự án cho thấy: các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có
tiến độ thực hiện nhanh nhất, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ và chậm
nhất là các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp .
Về địa bàn đầu tư: Đặc điểm tương đối nổi bật và có lẽ cũng giống một số
nước đang phát triển khác là các dự án đầu tư nước ngoài vẫn gthường tập trung
chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng vàmôi trưòng
kinh tế – xã hội. Mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài là tương đối lớn và đồng thuận với mức thuận lợi của các yếu tố kinh
tế- xã hội và cơ sở hạ tầng.
Nếu tính theo số vốn đầu tư còn hiệu lực của cả thời kì 1988-2003, thì chỉ sáu
địa phương có điều kiện thuận lợi hơn đã chiếm tới 70,95% tổng số vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam [TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký 10.734 triệu USD
(chiếm 24,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước) sốliệu tương ứng của các địa
phương tiếp theo như sau: Hà Nội: 7.578,9 (17,02%); Đồng Nai: 6.422,7
(14,42%); Bình Dương 3.357,4 (7,54%); Bà Rịa – Vũng Tàu: 2.051,4 (4,61%); và
Hải Phòng: 1.453,8(3,26%)
Về các hình thức đầu tư: Vào thời kì đầu Việt Nam thực thi chính sách kêu gọi
đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh là hình thức được các nhà đầu tư sử dụng
phỏ biến nhất. Hình thức này thường chiếm tới khoảng 40% số dự án và 59% vốn
đăng ký. Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án
còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc, và rất phức
tạp, trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế- xã họi
và phát luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng
một lúc với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các
điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
Tronghoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lụa chọn hình thức liên doanh
để đối tác bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của
doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đâu tư ở Việt Nam, các nhà đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu á có điều kiện để hiểu biết hơn về
pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ
tục cấp phép của Việt Nam đang từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng
đơn giản hơn trước, và cùng với sự xuất hiện những tổ chức tư vấn giúp các nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện cac thủ tục triển khai, tổ chức sản xuất kinh doanh
của các dự án tương đối có hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu có đối tác có đối tác Việt
Nam để tiến hành thủ tục, đối với nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đi một cách đáng
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 25
kể. Không những thế, khi tham gia liên doanh do khả năng của phía Việt Nam
thường yếu cả về vốn đóng góp lẫn cán bộ quản lý, mặt khác nhiều nhà đầu tư
nước ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với bên VIệt Nam
nên họ thấy không cần thiết phải có đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư. Do
đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức liên daonh
đã giảm xuống (chỉ còn 26,99% số dự án và 44,97% vốn đầu tư), đồng thời hình
thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên cả
tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu thời kỳ đầu chỉ có gần 10% số dự án và vốn đăng ký
hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đến nay con số
đó đã tăng lên tới 69,21% số dự án và 42,10% vốn đăng ký.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 3,66% số dự án và
9,54% số vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và
dịch vụ viễn thông, in ấn và phát hành báo chí.
Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức “hợp đồng xây dựng- kinh
doanh- chuyển giao (BOT), cho đến nay hình thức đầu tư này cũng chỉ chiếm
0,14% số dự án và 3,38 vốn đầu tư.
Về các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thời kỳ 1988 – 2003: Nếu tính
theo các dự án FDI còn hiệu lực thì đến nay hiện còn 64 nước và vùng lãnh thổ có
các dự án đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó, có bảy nước có tổng
số vốn đầu tư đăng ký và đã được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trên 2 tỷ USD là:
Xinhgapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, British Virgin
Islands. Tổng số vốn đầu tư của bảy đối tác này đã chiếm tới 71,43% tổng lượng
vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam (trong đó Xinhgapo chiếm 18,18%, Đài
Loan chiếm 14,54%, Nhật Bản chiếm 11,04%, Hàn Quốc chiếm 9,97%, Hông
Kông chiếm 7,43%, Pháp chiếm 5,22%, British Virgin Islands chiếm 5,05%). Nếu
theo tổng mức đầu tư trên 1tỷ USD thì có thêm năm nước: Hà Lan, Thái Lan,
Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Malaixia (trong đó Hà Lan chiếm 4,35%, Thái Lan
chiếm 3,47%, Vương quốc Anh chiếm 2,91%, Hoa Kỳ chiếm 2,81%, và Malaixia
chiếm 2,73%). Như vậy nếu chỉ tính riêng 12 nước có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD
trên đây đã chiếm tới 87,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Số liệu trên cho thấy đã có nhiều nhà đầu tư xuất phát từ các nước tương đối
phát triển có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các
tập đoàn kinh tế lớn chưa nhiều. Đây chính là một trong những chỉ báo quan trọng
khi chúng ta thực thi các chính sách có liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu
tư của Việt Nam.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 26
2. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Đến hết năm 2003, có 1.200 dự án sau một thời gian triển khai sản xuất kinh
doanh có hiệu quả đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp phép tăng vốn, mở rộng
sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 8,825 triệu USD (bằng
19,82% tổng số vốn đăng ký và bằng 24,07% số dự án được cấp giấy phép)
Tổng số vốn của các dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng 628 triệu USD
(bằng 1,46% tổng số vốn đăng ký); số vốn thuộc các dự án đã giải thể là 9.974
triệu USD (bằng 23,2% tổng số vốn đăng ký).
Đến hết năm 2003 tổng số vốn đã thực hiện bằng 53,58% của tổng số vốn
đăng ký. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc
hậu, ccác nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến
động, thị trường phát triển chưa đầy đủ……. thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện được ở mức như vậy là không thấp. Về tình hình hoạt động, các
dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí theo hình thức hợp đồng phân chia
sản phẩm và dịch vụ viễn thông theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là
những dự án hoạt động đạt kết quả tốt nhất. Sở dĩ như vậy là nhờ các dự án loại
này, các nhà đầu tư không phải mất nhiều thời gian giải quyết các thủ tục đất đai,
xây dựng,… còn về năng lực thì hầu hết các dự án loại này đều do các nhà đầu tư
là các công ty xuyên quốc gia có thế mạnh về tài chính và công nghệ. Về loại hình
doanh nghiệp, các dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh có tiến độ thực hiện nhanh
hơn cả, tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh, còn các doanh nghiệp thuộc các
hình thức BOT và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tiến độ thực hiện
chậm nhất .
II. Thực trạng về việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước với FDI
Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư
1.1. Tạo lập môi trường chính trị ổn định.
Đứng trước khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế
giới và khu vực, Đảng và nhà nước ta đã luôn kiên định mục tiêu cách mạng và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó
xây dựng các chủ trương, chính sách đổi mới. Đảng và Nhà nước đã không ngừng
củng cố quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng
hợp của khối Đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Chính vì vây, theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt
Nam có đường lối chính trị, chính sách kinh tế nhất quán, nội bộ lãnh đạo , Đảng
và nhà nước đoàn kết nhất trí ( khác với một số nước trong khu vực có những thời
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 27
đỉêm khác nhau trong tiến trình phát triển, các phe phái lãnh đạo tiến hành lật đổ
bắt bớ gây mất ổn định cho sự phát triển chung). Đây là yếu tố có tính chất quyết
định cho sự thành công của quá trình cải cách nền kinh tế, cải tiến cơ chế quản lý,
cải tổ bộ máy hành chính, thực hiện nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm
tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
1.2. Môi trường pháp luật
Qúa trình hình thành hệ thống văn bản pháp luật về FDI.
Văn bản đầu tiên của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam quy
định các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ FDI tại Việt
Nam là điều lệ đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam ( ban hành kèm nghị dịnh 115-
CP ngày 18/4/1977).
Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường mở quốc hội
khoá 8 đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 29/12/1987.
Thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, việc thu hút FDI vào Việt Nam càng có ý
nghĩa quan trọng. Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài đứng trước những cơ
hội và thách thức mới. Luật đầu tư nước ngoài tiếp tục được hoàn thiện và được
quốc hội khóa IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngay
12/11/1996.
Cùng với quá trình hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài, nhà nước Việt Nam đã
ban hành các văn bản luật như: luật dầu khí, luật đất đai, luật dân sự, luật ngân
sách, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại..., pháp luật về quyền và nghĩa vụ
tổ chức của cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, đồng thời ban hành các văn
bản pháp quy hướng dẫn thi hành pháp luật như các nghị định quy định chi tiết thi
hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các thông tư hướng dẫn của bộ, ngành.
Đặc biệt trong những năm từ 1997-2000, trước tình hình FDI vào Việt Nam
liên tục suy giảm, nhà nưỡ tiếp tục đổimới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP
ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành luật đàu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996, nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích
và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn
khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đàu tư, nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày
15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới với hoạt động
FDI.
Để nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý của các chính sách đảm bảo và chính
sách đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính , tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp có vốn đầu
tư nước ngoài, xoá bỏ sự can thiệp không cần thiết cảu các cơ quan nhà nước vào
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 28
hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi
trường đầu tư Việt Nam.
Cho đến nay, có trên 100 văn bản pháp quy cụ thể hoá hướng dẫn luật đầu tư
nước ngoài. ngoài các văn bản luật và văn bản pháp quy trong nước quản lý về
FDI, nhà nước đã ký kết những điều ước liên quan. Đáng chú ý là các hiệp định
cấp chính phủ về tránh đánh thuế 2 lần, công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu
tư đa biên ( MIGA), công ước Niuoóc năm 1958 về công nhận thi hành các quyết
định của trọng tài nước ngoài, các hiệp định tín dụng, tài chính kí kết giữa chính
phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế hoặc với chính phủ
nước ngoài. Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC , tham gia AFTA và ký kết hiệp
định khung về đầu tư ASEAN, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ và đệ đơn xin
gia nhập WTO, tất cả những cố gắng đó của Việt Nam nhằm nâng cao tính pháp lý
của môi trường đầu tư ở Việt Nam hoà nhập với thông lệ quốc tế.
Thời kỳ vừa qua, như nhận xét của ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có những
bước đi vững chắc trong cải cách pháp luật và tạo ra khung pháp lý phục vụ cho sụ
nghiệp đổi mới kinh tế, trong đó có khung pháp luật đối với FDI.
Tình hình thực hiện.
Cùng với các hoạt động tạo lập môi trường chính tri, kinh tế vĩ mô ổn định,
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, các hoạt động điều hành trực tiếp (như quy
hoạch thu hút FDI, xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp giấy phép đàu tư và tạo điều
kiện để triển khai thực hiện dự án đầu tư), quá trình xây dựng và phát triển hệ
thống pháp luật Việt Nam đã tạo ra khung pháp lý đảm bảo và khuyến khích cho
các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo mục tiêu và định hướng của nhà
nước.
Các kết qủa đạt được về số dự án được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đầu tư,
địa bàn đầu tư, các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là khá khách quan.
Về quan hệ pháp luật hình thành với các dự án đầu tư:
Luật đầu tư nước ngoài quy đinh ba hình thức đầu tư chủ yếu. Đó là: hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Cả ba hình thức trên đều đước các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vận
dụng.
Trong những năm gần đây có hiện tượng là nhiều doanh nghiệp liên doanh
chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn trong nước.
Trong thời gian qua, FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài có xu
hướng tăng lên cùng với sự chuyển đổi hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh
sang loại hình 100% vốn nước ngoài. Điều đó phần nào phản ánh môi trường kinh
doanh ở nước ta là khá thuận lợi. Bởi vì thông thường khi môi trường kinh doanh
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 29
khó khăn phức tạp về thủ tục hành chính, độ rủi ro cao, nhà đầu tư nước ngoài
thường lựa chọn hình thức liên doanh để phía đối tác nước chủ nhà đứng ra giải
quyêt các thủ tục hành chính và chia sẻ rủi ro. Còn khi môi trường kinh doanh
thuận lợi hơn, đảm bảo kinh doanh có lãi, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình
thức kinh doanh 100% vốn nước ngoài.
Theo bộ kế hoạch - đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh sau khi
chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tiếp tục triển khai thực hiện
dự án. Ví dụ: công ty Cocacola Chương Dương chuyển đổi hình thức đầu tư từ
tháng 10/1998, năm 1999 tăng trưởng 30%, nộp ngân sách trên 3 triệu USD. Công
ty bia Poster Đà Nẵng ( trước đây là công ty bia BGI Đà Nẵng) sau khi chuyển đổi
vẫn tiếp tục tăng trưởng 60%/năm đang chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng và Miền
Trung. Việc chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài đều xảy ra ở các doanh nghiệp liên doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo
dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đền thua lỗ trong các doanh nghiệp liên doanh là do
đối tác nưóc ngoài đeo đuổi những mục tiêu chiến lược dài hạn, do trình độ quản
lý của cán bộ Việt Nam trong liên doanh chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản
lý dẫn đến tình trạng hoặc là không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nên không bảo vệ được lợi ích của phía Việt Nam hoặc là đấu
tranh bất hợp tác với nước ngoài. Nhưng dù thua lỗ do nguyên nhân nào thì đồng
vốn của đối tác Việt Nam mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nướcvẫn bị tiêu hao và
ngan sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả của các liên doanh sau khi chuyển đổi
trong khi doanh nghiệp 100% vốn nứoc ngoài sau chuyển đổi đều tiếp tục triển
khai thực hiện dự án và mở rộng sản xuất.
Về tình hình htực hiện pháp luật trong quảnlý tài chính, ngoại hối, chuyển
giao công nghệ và bảo vệ môi trưòng, quản lý sử dụng lao động… cũng đã đạt
được những kết qủa nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Điều nay sẽ được
nêu kỹ hơn trong thực trang về quản lý nhà nước trong quá trình triển khai dự án.
1.3. Môi trường kinh tế vĩ mô
Kiềm chế có hiệu quả nạn lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Chỉ số lạm phát là chỉ tiêu tổng quát đánh giá mức độ ổn định kinh tế vĩ mô.
sau một thập niên lạm phát cao( 2 con số) liên tục trong 3 năm (1986 – 1989) lạm
phát 3 con số với hiệu quả tiêu cực, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng kéo
dài những năm 1980. Từ năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới được đặc
trưng bởi hai cơn sốt lạm phát. Cho đến nay lạm phát đã giảm xuống còn một con
số. Điều đáng chú ý là nhà nước có thể kiểm soát được lạm phát. So với năm
1996, mức tăng giá năm 1997 chỉ là 3,6%. Năm 1998 tuy gặp những khó khăn về
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 30
thiên tai mức lạm phát chỉ dừng lại ở 9,2%. Trong đó yếu tố chủ yếu làm tăng giá
năm 1998 là do tăng giá lương thực (+23,1%) tăng giá USD (+16,2%)
Như vậy cho đến năm 1998 chúng ta đã đạt được mục tiêu khống chế và kiểm
soát lạm phát. Mức lạm phát giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ năm 1999 chỉ ở
mức 2%, ở khía cạnh ổn định kinh tế vĩ mô, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và thậm
chí vượt kế hoạch dự kiến. Bội chi ngân sách giữ ở mức dưới 5% GDP, cán cân
xuất khẩu gần như cân bằng. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt mức 11,2 tỷ USD,
tăng hơn 20% so với năm 1998. có thể nói trên bề nổi của đời sống kinh tế – xã
hội những chỉ tiêu phản ánh sự ổn định kinh tế vĩ mô dường như rất vững vàng.
Tuy nhiên, đằng sau sự ổn định đó lại ẩn chứa những nguy cơ xuất hiện triệu
chứng thiểu phát, một căn bệnh chưa từng gặp ở Việt Nam. Thật ra, tình hình giảm
giá cũng đã từng xuất hiện từ vài ba năm nay nhưng trong thời gian rất ngắn và
tổng mức lạm phát cả năm cao, duy năm 1999 thời gian rớt giá liên tục kéo dài
hơn 8 tháng , lại gắn liền với tình trạng giá cả hầu hết mọi loại hàng hoá ( trừ dầu
mỏ) trên thị trường thế giới đều giảm còn ở trong nước hàng hoá tồn kho khá
nhiều. Sự nguội lạnh của thị trường và giá cả gây ra những khó khăn về mặt công
ăn việc làm, thu nhập và đời sống. Nhà nước đã thực hiện một số các biện pháp
khuyến khích cầu như hạ lãi suât ngân hàng, thực hiện chính sách đại đầu tư thông
qua các chương trình được nhà nước tài trợ… nhưng vẫn chưa khắc phục được
hiện tượng thiểu phát. Đây là vấn đề cần sớm có các biện pháp giải quyết để khởi
động lại nhịp độ đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thực thi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước
Trong nhiều thập niên ( đặc biệt là những năm đầu thập niên 80) nhà nước
Việt Nam đã thực thi một chính sách tỉ giá cố định và cố gắng ổn định theo tỉ giá
danh nghĩa đã làm cho tỉ giá hối đoái phản ánh giá trị đồng tiền dân tộc quá cao so
với giá trị thực tế dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu, kìm hãm xuất khẩu phát triển.
Đây là một bài học thực tiễn trong thập niên 80 của nước ta.
Từ năm 1989 Việt Nam đã thực thi một cơ chế tỉ giá thả nổi có sự điều tiết của
nhà nước, tức là không cứng nhắc theo một tỉ giá cố định và cũng không để tỉ giá
biến động một cáchd đột ngột gây tác hại cho hoạt động kinh tế đối ngoại. việc
thực thi một chính sách tỉ giá hối đoái như vậy. đã thực sự giúp các nhà xuất nhập
khẩu có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích sản xuất kinh doanh
phát triển. Từ đó tạo triển vọng cho vấn đề huy động vốn nước ngoài.
Giải quyết thâm hụt ngân sách
Trong thời gian qua. đối với Việt Nam việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân
sách đã được nhà nước đặt lên hàng đầu trong nỗ lực của chính phủ nhằm từng
bước thực hiện có hiệu quả chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 31
Nhà nước đã thực hiện chủ trương kiểm soát chặt chẽ ngân sách. Biểu hiện
sinh động là việc ban hành luật ngân sách – là cơ sở pháp luật cho hoạt động thu
chi ngân sách, từng bước cố gắng giảm mức thâm hụt ngân sách. Đặc biêt trong
năm 1997 và 1998 trước tình trạng hết sức khó khăn của hoạt động thu ngân sách
trong bối cảnh đang xảy ra khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nhà nước đã liên
tục có các giải pháp để đảm bảo đủ vốn cho đầu tư phát triển, kinh tế tăng trưởng
ở mức tối đa.
Tuy tình hình thâm hụt ngân sách có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao. Để bù đắp
bội chi ngân sách nhà nước, chính phủ đã phải tăng cường vay vốn trong và ngoài
nước, trong đó vay vốn nước ngoài chiếm một tỉ trọng tương đối lớn. Tuy nhiên,
về dài hạn, biện pháp vay vốn nước ngoài để đầu tư nếu không quan tâm đến hiệu
quả toàn diện của đầu tư, không có biện pháp thu hồi vốn một cách kiên quyết thì
sẽ làm cho nợ nước ngoài tăng dẫn đến mất uy tín trong thanh toán quốc tế và
cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ. Khi đó
sẽ không thể vay tiếp để bù đắp bội chi ngân sách.
Phát triển hệ thống tài chính làm cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô
Hệ thống tài chính có một vài trò quan trọng trong việc huy động các khoản
tiết kiệm từ các nguồn dư thừa và phân bổ các nguồn vốn cho các đối tượng sản
xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước
ngoài.
Trong thời gian qua ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, hệ
thống tài chính chủ yếu là hệ thống ngân hàng được cải cách thành hai cấp
1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho sự vận động FDI
Tăng tỷ trọng ngân sách cho XD cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua nhà nước đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở
rộng các mối quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước, tạo mối quan hệ thiện
cảm với Việt Nam trong cộng đồng tổ chức quốc tế. Vì vậy, nguồn ODA mà các
nước và các tổ chức quốc tế tài trọ cho nước ta ngày càng tăng. Do đó, nguồn vốn
trực nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế không ngừng tăng lên.
Nếu năm 1990, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chỉ là 2418,6 tỉ
VND thì năm 1999 tăng lên 48720,5 tỉ VND. Tốc độ tăng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của nhà nước bình quân trong thời kì này là 118,4%/năm. Có những năm tốc
độ tăng tới 170,9% so với năm trước.
Tuy nhiên phần lớn vốn đầu tư của nhà nước là dành cho khu vực đô thị và các
khu công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản khác. Chính vì vậy các khu vực
đô thi của nước ta có nhiều điều kiện để phát triển và phồn vinh. Trong khi đó
nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông thôn tuy tăng về mặt tuyệt đối nhưng tỷ
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 32
trọng ngày càng giảm. Nếu tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp
năm 1998 là 15,2% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước thì năm
1999 chỉ còn 9,7%. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của cả nước là hơn 20 lần. Sự sút giảm này là nguyên nhân của sự trì trệ, kém phát
triển về cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm qua so với đô thị. Đồng thời đó
cũng là nguyên nhân của sự kém hấp dẫn đối với các nguồn vốn đầu tư khác của
xã hội trong đó có FDI.
Tăng cường huy động FDI cho ĐT XDCB dưới hình thức BOT
Để tăng cường huy động vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà nước
đã không ngừng hoàn thiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới hình thức BOT.
Đầu tư dưới hình thức BOT được nhà nước cho phép từ khi ban hành luật sửa
đổi, luật đầu tư nước ngoài năm 1992 và được cụ thể hoá bằng nghị định số 27/CP
ngày 23/11/1993 của chính phủ ban hành qui chế đầu tư theo hình thức hợp đồng
xây dựng- kinh doanh- chuyển giao.
Để khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, luật đầu
tư nước ngoài 1996 đã đa dạng hoá các hình thức đầu tư theo loại hình này. Đó là
hình thứ BOT, BTO, BT. Trong nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1998 ban
hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển
giao, hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh và hợp đồng xây dựng –
chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy chế này những điều kiện ưu đãi nhất đối với hoạt động FDI đã được
giành cho nhà đầu tư dưới hình thức này.
Do những điều kiện ưu đãi và đa dạng hoá hình thức đầu tư cùng với những
điều kiện khác về đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo
hình thức BOT.
Xây dựng KCX - KCN để khuyến khích đầu tư
Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng của hình thức đầu tư này,
ngay từ những năm đầu mở cửa, nhà nước đã chú trọng quan tâm hoàn thiện môi
trường pháp lý, quy hoạch phát triển và tổ chức xây dựng KCX-KCN.
Tính đến hết tháng 12 năm 1999, cả nước có 67 KCN, KCX và KCNC được
thành lập với diện tích là 10454 ha( chưa kể KCN Dung Quất có diện tích là
14000 ha) trong đó:
+ 3 KCX ( Tân Thuận-Linh Trung – Hải Phòng)
+ 1 KCNC Hoà Lạc
+ 63 KCN.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 33
KCN được cấp giấy phép tập trung cả 3 miền, nhiều nhất là Nam Bộ 40 còn
Miền Bắc chỉ có 13 và Miền Trung có 14 KCN. 27 trong 61 tỉnh thành phố có
KCN trong đó tập trung nhiều ở vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía nam thành
phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.
Có thể nói, đến nay các KCN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
cơ cấu kinh tế Việt Nam. Hoạt động của nó đã và đang đem lại những kết quả
đáng khích lệ cả về kinh tế và xã hội.
Trong cac KCN và KCX hiện đã có 548 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 6363 triệu USD (chưa kể dự án liên doanh
với Nga xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có số vốn đầu tư 1,3 tỉ USD),
vốn thực hiện khoảng 2820 triệu USD, một số chi nhánh của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và gần 250 doanh nghiệp tư nhân với vốn đầu tư 13 nghìn tỉ
VND.
Ngoài ra, khu công nghiệp và khu chế xuất còn tạo ra sự tác động qua lại với
doanh nghiệp ngoài KCN và KCX. Quan hệ kinh tế giữa hai khu vực này la quan
hệ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và hàng hoá tiêu dùng. Mối quan hệ này ngày
càng phát triển.
Tuy nhiên sự phát triển của KCN, KCX ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế:
+ Trước hết, quy hoạch KCN, KCX chưa hợp lý dẫn đến việc xây dựng và
phát triển không theo quy hoạch phát triển chung mà chạy theo số lượng, phong
trào, chưa tính đến hiệu quả, dẫn đến tỉ lệ diện tích đất quy hoạch và cơ sở hạ tầng
cho thuê thấp, khoảng 20% so với diện tích đất quy hoạch (2000ha/10000ha) và
32% so với quỹ đất dành cho KCN. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến gây
lãng phí và ứ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lãng phí nguồn nhân lực.
Trong 25 ban quản lý KCN được thành lập thì chỉ có 10 ban quản lý được đi vào
hoạt động số còn lại không có việc làm.
Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh, các vùng trong
nước và ngay cả trong cùng tỉnh cũng có sự cạnh tranh giữa các cơ quan cấp giây
phép cho các dụ án trong và ngoài KCN. Với tình hình cạnh tranh như vậy , có thể
làm giảm căn bệnh quan liêu, thủ tục rườm rà của các cấp chính quyền địa
phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư. Mặt khác sự cạnh
tranh không lành mạnh cũng có thể phá vỡ quy hoạch đầu tư của tình, của vùng và
cả nước nếu không có sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cơ quan quản lý cấp trung ương.
+ Quy hoạch phát triển KCN không gắn với quy hoạch đầu tư nguôn nhân lực
và bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu ngoài KCN
phục vụ ăn ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập… của người lao động. Vì vậy
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 34
phát sinh các vấn đề như: thiếu lao động cung cấp cho KCN, KCX gây ô nhiễm
môi trường, gây tác động tiêu cực nhiều mặt.
Phát triển nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh cho môi trường đầu tư
Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước đã không ngừng quan tâm phát
triển nguồn nhân lực. Trước hết, được thể hiện ở việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho
giáo dục-đào tạo từ 1% (năm 1991) lên 2,3% (năm 1996) và 2% trong các năm từ
1997-1999.
Cùng với việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo, nhà nước đã có
cơ chế chính sách để huy động nguồn vốn trong dân cũng như của nhà nước để
đầu tư cho giáo dục-đào tạo. Có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
giành những ưu tiên thích đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục - đào
tạo để có được đội ngũ giáo viên yêu nghề và không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Chính vì vậy, chất
lượng lao động nước ta được nâng cao đáp ứng phần nào nhu cầu về lao động có
chuyên môn, kỹ thuật cho nền kinh tế nói chung cũng như khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực nước ta còn có những
vấn đề bất cập sau:
+ Thứ nhất, nguồn nhân lực tăng nhanh, cơ cấu trẻ nhưng chất lượng không
cao: dân số tuổi lao động nước ta tăng nhanh từ 33,9 triệu người năm 1999 lên gần
50 triệu năm 2003 bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người ( gần 2,65%/năm) tạo
mức cung lớn về lực lượng lao động. Trong số lao động có trên 26 triệu người
thuộc nhóm từ 15-34 tuổi (nhóm có nhiều ưu thế về sức khoẻ, học vấn, tính năng
động). Đây là một yếu tố lợi thế trong phân công lao động quốc tế.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội. Tình trạng thể lực, trình độ học vấn và kỹ năng lao động của
người lao động còn nhiều bất cập. Trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động
đã tăng lên và ở mức khá nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng. Tỷ lệ biết chữ chung của cả nước là tương đối cao, số năm đi
học văn hoá phổ thông đã tăng nhưng số năm đào tạo nghề lại rất thấp nên lao
động có chuyên môn kỹ thuật (gồm từ sơ cấp đến chuyên môn sau đại học) tuy có
xu hướng tăng lên hàng năm (4.4 triệu năm 1996 đến 5.2 triệu năm 1999) nhưng tỷ
lệ đó so với tổng số lao động lại thấp ( 12.29% năm 1996 và13.87% năm 1999).
Điều đó cho thấy sau 4 năm, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật chỉ tăng được
thêm 1.56%. Như vậy cho đến nay vẫn còn gần 86% lao động không có chuyên
môn kĩ thuật. Tỉ lệ lao động không qua đào tạo so với tổng lao động làm việc
trong nền kinh tế nước ta con quá thấp.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 35
Tóm lại, trình độ kĩ thuật, tay nghề kĩ năng, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ
lao động Việt Nam còn rất thấp đồng thời ý thức kỷ luật và tinh thần hợp tác làm
việc tập thể chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học tuy có tiềm năng trí tuệ cao, tiếp
thu nhanh tri thức mới nhưng còn thiếu sự liên kết, thiếu tinh thần hợp tác và thiếu
cán bộ đầu đàn, cán bộ giỏi về kinh tế, quản lý, tài chính, ngân hàng, những công
trình sư, kỹ sư thực hành giỏi…
+ Thứ hai, cơ cấu nguồn nhân lực nước ta phát triển không phù hợp với nhu
cầu về cơ cấu lao động của nền kinh tế cũng như không đáp ứng nhu cầu về lao
động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Một nghịch lý là: trong khi tỉ lệ lao động thất nghiệp của nền kinh tế cao, hàng
năm số sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm thì rất nhiều doanh
nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài) có nhu cầu
tuyển dụng lao động kỹ thuật và quản lý có trình độ nhưng không được đáp ứng.
Ví dụ: KCN Đồng Nai mỗi năm cần 60000 lao động có tay nghề trong đó 10% là
trung cấp kỹ thuật, 60% là thợ lành nghề, 25-30% là lao động phổ thông nhưng
trên thực tế chỉ đáp ứng 9,2% lao động kỹ thuật. ở Đồng Nai các doanh nghiệp cần
tuyển 35000 lao động làm việc nhưng 6 trung tâm xúc tiến việc làm chỉ giới thiệu
10000 người. ở thành phố HCM, theo điều tra của viện kinh tế ở 400 doanh nghiệp
và của sổ lao động thương binh xã hội tại 650 doanh nghiệp về nhu cầu lao động
năm 1998-2000 cho thấy thiếu trên 27% chuyên gia kỹ thuật và 33% công nhân kỹ
thuật. Trong khi đó, doanh nghiệp thừa 17% lao động không có tay nghề, riêng
doanh nghiệp nhà nước thừa trên 30%.
Nguyên nhân của tình hình trên là do công tác dự báo của nhà nước về nhu cầu
lao động kể cả số lượng và cơ cấu chưa tốt dẫn đến việc qui hoạch đào tạo nguồn
nhân lực cho nền kinh tế chưa hợp lý, đặc biệt là quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán
bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về FDI. Số cán bộ có năng lực
trong lĩnh vực này càng thiếu do nhà nước thực hiện chủ trương uỷ quyền cấp giấy
phép đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương và ban quản lý các KCN-KCX.
Không chỉ thiếu cán bộ quản lý nhà nước có trình độ chuyên môn năng lực và
phẩm chất trong các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, số lao động
tham gia quản lý trong các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như lao
động kỹ thuật, đội ngũ công nhân lành nghề cũng không dáp ứng được nhu cầu
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là một trong những nguyên nhân
dẫn đến những thiệt hại lớn của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hạch toán kinh doanh…
Người lao động chỉ được hưởng lương thấp vì do năng suất lao động thấp vì không
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 36
có trình độ chuyên môn cao. Cũng chình vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài phải sử dụng lao động nước ngoài và họ được hưởng lương cao hơn so với
lao động Việt Nam rất nhiều. Cuối cùng là sự thiệt hại của nhà nước Việt Nam về
thất thu ngân sách. Nhìn một cách tổng thể là sự thiệt hại của đất nước Việt Nam
khi tham gia hợp đầu tư với nước ngoài.
Quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện dự án FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động dưới hình thức dự án đầu tư. Như vậy,
dự án đầu tư là đối tượng quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước về
đầu tư nước ngoài. Quản lý dự án đầu tư được thực hiện theo một chu kỳ từ quản
lý khâu hình thành dự án đầu tư đến khâu thẩm định cấp giấy phép, triển khai thực
hiện dự án theo giấy phép đã được cấp, quản lý khi dự án đi vào hoạt động và kết
thúc dự án. trong những năm qua, hoạt động quản lý trực tiếp của nhà nước với
FDI đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động của các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài nhằm thực thi chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về FDI.
1.5. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Ban hành danh mục dự án kêu gọi hợp tác đầu tư với nước ngoài:
Xây dựng và ban hành danh mục dự án kêu gọi hợp tác đầu tư với nước ngoài
là hoạt động cực kỳ quan trong của các cơ quan quản lý nhà nước để định hướng
hoạt động FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
Theo đánh giá chung, danh mục dự án do bộ kế hoạch - đầu tư, cách ngành, sở
kế hoạch đẩu tư, địa phương xây dựng còn ở dạng sơ sài chưa đủ hấp dẫn để thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung của các dự án đầu tư còn quá chung
chung, chưa đưa ra được thông số kỹ thuật chính xác để tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư. Các dự án mới chỉ dừng lại ở việc đánh
giá sơ bộ, nêu lên cơ hội đầu tư.
Do thiếu qui hoạch đồng bộ và chính sách bảo hộ trong nước, không có chính
sách định hướng rõ ràng, FDI chỉ tập trung vào một số ngành có khả năng sinh lợi
nhanh, những ngành không thực sự cần thiết, những ngành mà trong nước đã có
khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, đã tạo ra áp lực không đáng có của
các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này như ngành
sản xuất thực phẩm, đồ uống, bột giặt, lắp ráp điện tử. Trong cuộc cạnh tranh với
các chàng khổng lồ, doanh nghiệp trong nước nếu không được chuẩn bị sẽ bị mất
thị phần của mình. Ví dụ: công nghiệp điện tử liên doanh với nước ngoài tăng
30%, lập tức khu vực trong nước giảm 5 % và tương tự như vậy với các ngành
khác.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 37
Như vậy công tác ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã có
những biến chuyển nhưng chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Hiện trạng đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam đòi hỏi công tác này phải có sự chuyển biến về chất.
Xúc tiến đầu tư, và hướng dẫn hợp tác đầu tư nước ngoài
- Xúc tiến đầu tư là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư
nước ngoài để gọi vốn cho các dự án đầu tư theo dự định. Nó bao gồm hoạt động
tuyên truyền, quảng cáo về chính sách thu hút đầu tư của nhà nước Việt Nam, các
dự án kêu gọi vốn đầu tư của Việt Namđối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian qua, bộ kế hoạch đầu tư đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến
đầu tư một cách độc lập hoặc phối hợp với các bộ các ngành có liên quan như bộ
Thương Mại, bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, phòng công nghệ và
thương mại Việt Nam, báo đầu tư, đài truyền hình Việt Nam, mang internet để tổ
chức các diễn đàn, hội thảo và triển lãm, tuyên truyền, giới thiệu các văn bản đầu
từ nước ngoài, sách hưỡng dẫn đầu tư nước ngoài.
Năm 1999 triển khai thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các bộ, ngành, tổng
công ty, các cơ quan đại diện của nước ta tại một số địa bàn trọng điểm của nước
ngoài để chủ động vận động thu hút FDI.
- Hướng dẫn phía Việt Nam hợp tác đầu tư nước ngoài
Để hoạt động hớp tác đầu tư nước ngoài tiến hành nhanh chóng và có hiệu
quả, quản lý nhà nước phải hướng dẫn phía Việt Nambao gồm các bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp Việt Namđược phép hợp tác đầu tư nước ngoài.
Theo quy đinh tại điều 2 nghị định 12/CP ngày 18-2-1997, các doanh nghiệp
Việt Namthuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức của Viêt Nam thuộc đối
tượng nêu tại điều 65 của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Namđáp ứng các điều
kiện do chính phủ quy định đựơc quyền chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước
ngoài. Đối với những dự án quan trọng, các bộ, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm
lựa chọn, bố trí đối tác Việt Namđủ năng lực chuyên môn và tài chính để hợp tác
với đối tác nước ngoài, cần phải tổ chức tốt việc lựa chọn đối tác nước ngoài bằng
các biện pháp thích hợp như đấu thầu, lựa chọn, sử dụng nhiều biện pháp để kiểm
tra năng lực tài chính, tư cách pháp lý của đối tác.
Nhà nước quy định các điều kiện về tư cách pháp nhân, sở hữu tài sản góp
vốn, trình độ quản lý với doanh nghiệp nhà nước thuộc các thành phần kinh tế hợp
tác với nước ngoài. Đối với một số ngành nghề đòi hỏi chuyên mông sâu như tài
chính, ngân hang và một số ngành công nghiệp then chốt, doanh nghiệp Việt
Namphải có kinh nghiệm và có khả năng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này.
* Nhà nước thực hiện thẩm định và cấp giấy phép đầu tư nhằm định hướng
hoạt động FDI theo chiến lược phát triển kinh tế.
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 38
Công tác thẩm định hồ sơ dự án là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền tiến hành nhằm xem xét một cách khách quan khoa học và toàn diện
các nội dung của dự án ảnh hưởng trực tiếp tới tính hớp pháp, khả thi và tình hiệu
quả của dự án để ra quyết định đầu tư.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước có
những cải tiến về thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, quy định rõ trách nhiệm
quyền hạn và thời gian cụ thể đối với từng cấp được quyền thẩm định cấp giấy
phép đầu tư với dự án FDI. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đã có những cải
cách mang tính đột phá. Việc cấp giấy phép đầu tư được thực hiện theo một trong
hai quy trình:
+ Đăng kí cấp giấy phép đầu tư
+ Thẩm định cấp giấy phép đầu tư
2.2.Điều hành của nhà nước trong giai đoạn thực hiện dự án .
Trong giai đoạn này, hoạt động quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư đã được cấp giấy phép tổ chức triển khai dự án đầu tư. Trong thời gian
qua, hoạt động diều hành của cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn này còn
nhiều bất cập. Do phân công trách nhiệm không rõ rang, lúng túng dẫn đến buông
lỏng quản lý làm cho dự án hoạt động không đúng mức, gấy khó khăn phiền hà
cho triển khai dự án. Hoạt động quản lý nhà nước còn thiếu hoặc chưa chú ý tới
việc sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu như kiểm toán giám định, nghiệm thu,
đấu thầu. Một số vấn đề về thủ tục cấp đất, thủ tục xây dựng cũng là những nổi
cộm gây chậm chễ trong triển khai dự án.
Về tổ chức bộ máy nhân sự:
Quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức nhân sự của doanh nghiệp và đại diện
cho các bên trong hợp doanh thông qua hoạt động của phía Việt Nam trong liên
doanh, đặc biệt là khi phía Việt Nam là cơ quan hoặc doanh ghiệp nhà nước.
Thành viên bên Việt Nam trong hội đồng quản trị doanh nghiệp và trong điều
phối hợp tác kinh doanh chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp Việt Nam hợp tác
với nước ngoài về việc thực thi các quyết định của doanh nghiệp và của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền liên doanh, trong việc thực thi pháp luật và theo dõi kiểm
tra hoạt động của liên doanh theo đúng quy định của giấy phép đầu tư, của pháp
luật vn .
Thành viên của Việt Nam trong liên doanh giữ trọng trách lớn, vùa phái cùng
đối tác nước ngoài điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa phải đại diện
cho Việt Nambảo vệ quyền lợi phía Việt Nam và của nhà nước VN .
Đề án môn học
Nguyễn Thuỳ Thương Đầu tư 43A 39
Việc bố trí nhân sự là thành viên của bên Việt Nam trong hội đồng quản trị của
doanh nghiệp liên doanh là do đề bạt từ doanh nghiệp hoặc do từ cơ quan Việt
Namđược nhà nước cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đối với nhiều dự
án bên Việt Nam liên doanh hoạt động trọng lĩnh vực không liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh với nước ngoài. Mặt khác lĩnh vực hợp tác đầu tư với
nước ngoài là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, các nhà đầu tư nước ngoài là những
người vừa giàu kinh nghiệm trong quản lý điều hành, vừa lắm thủ thuật. Vì vậy,
cán bộ Việt Namđược bố trí nhiều người nhưng không đáp ứng được nhu cầu và
không làm tròn được nhiệm vụ.
Cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin phép sử dụng
đất theo quy định tại chương IV nghị định 12/CP và thông tư 679/TT của tống cục
địa chính ngày 15/5/1997. Vấn đề cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư theo phản
ánh của nhà đầu tư nước ngoài còn có những tồn tại sau:
+ Giá thuê đất ở Việt Namcòn ở mức cao so với nhiều nứơc trong khu vực.
Nếu tính cả chi phí đền bù, giải toả thì giá đất bị đấy lên cao. Đây là một yếu tố
làm giảm sực cạnh tranh thu hút đầu tư.
+ Thủ tục cấp đất còn phức tạp, kéo dài. Theo sự phản ánh của một số doanh
nghiệp tại Hà Nội, để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ
quan với 8 chữ kí, trùng lặp nhiều lần của các nhà lãnh đạo cơ quan chức năng
thành phố như phó chủ tịch thành phố (2 người) – 3 lần, giám đốc sở địa chính – 3
lần, kiến trúc sư trưởng thành phố - 2 lần.
2.2.Điều hành của nhà nước khi dự an FDI đi vào hoạt động.
* Điều hành của nhà nước về xuất nhập khẩu đối với dự án FDI.
Công tác quản lý xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đã đảm bảo thực hiện được chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước đối với
khu vực FDI, đảm bảo được những ưu đãi khuyến khích của nhà nước về nhập
khẩu thiết bị, máy móc, vật tư và các phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cũng như ngày càng tạo điều kiện thuật lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu
nguyên phụ liệu để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.
Trong những năm qua, công tác điều hành xuất nhập khẩu của Việt Namđã có
những cải tiến đáng kể như xoá bỏ giấy phép xuất nhập khẩu theo từng chuyến
hang, cho phép các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chỉ cần có giấy phép kinh doanh là có thể tham gia xuất nhập khẩu hang hoá
theo giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh sau khi đã đăng kí mà số doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI- Quản lí nhà nước đối với FDI.pdf