Đề án Những tác động của công nghệ mới đến nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp

Tài liệu Đề án Những tác động của công nghệ mới đến nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp: Mục lục Lời mở đầu………………………………………………………………………2 Chương 1: Những tác động của công nghệ mới đến nâng cao NLSX trong các DNCN…………………………………………………………………3 CN và đổi mới CN………………………………………………………...3 CN trong các doanh nghiệp ……………………………………………….3 Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ………………4 NLSX và nâng cao NLSX trong các doanh nghiệp ……………………….6 NLSX trong các doanh nghiệp ……………………………………………6 Nâng cao NLSX trong các doanh nghiệp …………………………………6 Vai trò của đổi mới công nghệ tới NLSX…………………………………7 Chương 2: Thực trạng ở Việt nam……………………………………………….8 2.1. Những kết quả đạt được về đổi mới công nghệ trong các DNCN những năm qua…………………………………………………………..8 2.1.1. Thực trạng đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được……………….8 2.1.2. Thực trạng và ảnh hưởng của ĐMCN tới nâng cao NLSX trong một số ngành……………………………………………………………...8 2.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động ĐMCN….11 2.2.1. Tồn tại về ĐMCN trong các doanh nghiệp Việt nam …………………..1...

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Những tác động của công nghệ mới đến nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu………………………………………………………………………2 Chương 1: Những tác động của công nghệ mới đến nâng cao NLSX trong các DNCN…………………………………………………………………3 CN và đổi mới CN………………………………………………………...3 CN trong các doanh nghiệp ……………………………………………….3 Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ………………4 NLSX và nâng cao NLSX trong các doanh nghiệp ……………………….6 NLSX trong các doanh nghiệp ……………………………………………6 Nâng cao NLSX trong các doanh nghiệp …………………………………6 Vai trò của đổi mới công nghệ tới NLSX…………………………………7 Chương 2: Thực trạng ở Việt nam……………………………………………….8 2.1. Những kết quả đạt được về đổi mới công nghệ trong các DNCN những năm qua…………………………………………………………..8 2.1.1. Thực trạng đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được……………….8 2.1.2. Thực trạng và ảnh hưởng của ĐMCN tới nâng cao NLSX trong một số ngành……………………………………………………………...8 2.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động ĐMCN….11 2.2.1. Tồn tại về ĐMCN trong các doanh nghiệp Việt nam …………………..14 2.2.2. Những tác động chưa tốt của ĐMCN tới NLSX………………………...16 2.3. Những thách thức………………………………………………………….17 2.3.1. Về vai trò………………………………………………………………...17 2.3.2. Biểu hiện…………………………………………………………………17 2.3.3. Người sử dụng công nghệ ……………………………………………….18 2.3.4. Chất lượng của công tác đổi mới………………………………………...18 Chương 3: Một số giải pháp ĐMCN nâng cao NLSX trong các doanh nghiệp ..19 Lời mở đầu Trong một thế giới mà toàn cầu hoá đang là xu thế chủ đạo, chưa bao giờ người ta thấy cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giưã các doanh nghiệp với nhau nói riêng lại gay gắt như ngày nay. Đặc biệt trong thời đại thông tin đang chi phối gần như toàn bộ nền thương mại thế giới buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường không còn con đường nào khác là phải đổi mới các trang thiết bị ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì công cuộc đổi mới càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì thiết bị phục vụ cho sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp của ta còn rất lạc hậu, năng suất lao động rất thấp, giá thành sản phẩm còn cao nên chưa đạt được những kết quả mong muốn, bên cạnh đó việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất ở các doanh nghiệp công nghiệp nước ta nhiều bất cập. Chính những lý do trên làm chúng ta hiểu rằng đường lối của đảng và nhà nước ta trong vấn đề đổi mới công nghệ để tăng trưởng kinh tế ( nghị định 27 CP ) là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Là một sinh viên được sống và làm việc trong chế độ Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, đồng thời cũng là chủ nhân tương lai của đất nước thì việc nghiên cứu vấn đề ĐMCN sẽ giúp em có được hiểu biết sâu sắc hơn về nền kinh tế đất nước. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Phán đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đề án này. Chương 1 : Những tác động của công nghệ mới tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp Công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1. Công nghệ trong các doanh nghiệp Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá người ta quan tâm đến công nghệ là các phương pháp giải pháp kĩ thuật trong các dây truyền sản xuất. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản. - Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ. - Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết. Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý. - Con người. ( ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ). Bât kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần trang thiết bị được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng nó lại do con người lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là nhân tố chìa khoá của nhân tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động theo hướng dẫn do thành phần thông tin cung cấp. Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị và đưa ra các quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kêt các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Vào thế kỷ 17 – 18, khoa học kỹ thuật tiến hoá theo những con đường riêng, có những mặt kỹ thuật đi trước khoa học. Ví dụ, năm 1784 máy hơi nước của Giêm Oat ra đời trước khi có nguyên lý “ nhiệt động học “ của Các nô. Hoặc kỹ thuật nên men rượu đã được sử dụng từ lâu trước khi có khoa học vi trùng của Paster. Vào thế kỷ 19 khoa học kỹ thuật bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của kỹ thuật gợi ý cho sự nghiên cứu khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho nghiên cứu ứng dụng. 1.1.2. Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh phát triển và dựa vào thị trường những sản phẩm mới, quá trình đổi mới công nghệ mới. Hoạt động đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản. 1.1.2.1. Đổi mới sản phẩm Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm mới rất khó khăn.Trước hết phải đảm bảo được những điều kiện tiền đề. Đó là, có đầy đủ thông tin về yêu cầu của thị trường cũng như thông tin về kết quả đã đạt được của các công ty khác, phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động. Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tiền đề hoạt động này thường trải qua 4 giai đoạn : Trước hết, nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Tiếp theo tiến hành thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ. Sau đó tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất. Cuối cùng thăm dò thị trường và sản xuất hàng loạt. S P1 Pp P0 D0 Q0 Q1 Qp D1 Kết quả cải tiến sản phẩm 1.1.2.2. Đổi mới quy trình sản xuất S0 S0 Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất của người lao động. Điều này thể hiện qua việc kết quả cải tiến quy trình sản xuất chuyển dịch sang phải của đường cung phản ánh khả năng nâng cao năng lực sản xuất. S1 Q0 Q1 P0 P1 Qp Pp D D Kết quả cải tiến quy trình sản xuất năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp 1.2.1. Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng hay trình độ doanh nghiệp đó trong việc phối , kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất và lực lượng lao động công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải chú ý năng lực sản xuất của một doanh nghiệp không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp đó mà năng lực sản xuất chính là biểu hiện bằng những chỉ tiêu hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh như năng suất lao động , suất hao phí vốn , thời hạn hoàn vốn đầu tư … Một doanh nghiệp có thể có quy mô lớn chưa chắc đã có năng lực sản xuất, nó chỉ có năng lực sản xuất khi hiệu quả sản xuất của nó cao. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào …ở đây chúng ta chỉ xem xét tới yếu tố máy móc thiết bị với tư cách là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất. 1.2.2. Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động... Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như trình độ người lao động, trình dộ quản lý và đặc biệt là khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất , từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp . Vai trò của đổi mới công nghệ tới năng lực sản xuất Như đã giới thiệu ở trên, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng. Chương 2 : Thực trạng ở Việt Nam Những kết quả đạt được về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp những năm qua 2.1.1. Thực trạng về đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được Bước vào đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam được tổ chức sắp xếp lại và giảm đáng kể. Về công nghệ hết sức lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đổi mới với sự cố gắng, lỗ lực tập trung đầu tư ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất mà trực tiếp là việc đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ phù hợp, đã tạo được bước tiến mới nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao chất lượng sản phẩm được cải tiến, là cơ sở để mở rộng thị trường hàng công nghiệp Việt Nam cả trong nước và ngoài nước. Nếu nhìn nhận về xu thế đổi mới công nghệ dưới góc độ hướng đi của các doanh nghiệp thì hai xu thế chủ yếu đang được chú trọng hiện nay ở Việt nam là ứng dụng công nghệ tự động hoá vào sản xuất và tăng cường kỹ thuật an toàn. Tự động hoá đã thực sự xâm nhập vào nước ta theo hai hướng rõ rệt. Một là các doanh nghiệp ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội có nhu cầu nâng cấp trình độ hiện có , cải tiến trang thiết bị theo hướng hiện đại hơn. Hai là các doanh nghiệp trong nước, các khu công nghiệp, các liên doanh đã có và đang xây dựng mới các nhà máy thiết bị với các trang thiết bị nhập khẩu tiên tiến và có trình độ công nghệ cao. Tự động hoá đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Do tầm quan trọng của công nghệ tự động hoá. Ngày 28/3/1997 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 27 CP về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 27 CP của Chính phủ đã đề ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn đến năm 2000. + Về mục tiêu ngắn hạn : Các doanh nghiệp công nghiệp phải lựa chọn tiếp thu giám định, làm chủ và khai thác có hiệu quả công nghệ tự động hoá tiên tiến của nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. + Về mục tiêu dài hạn, nghị quyết khẳng định đến năm 2010 trình độ tự động hoá ở Việt Nam phải tiếp cận được với các nưóc trong khu vực và thế giới, tiến tới làm chủ và phát huy cơ bản trong lĩnh vực này. Tiếp đó là quyết định 54 / QĐ - TTG ngày 3/3/1998 của Thủ tướng chính phủ, việc triển khai ứng dụng tự động hoá đã thực sự đi vào hoạt động và bước đầu mang lại hiệu quả. Trong kế hoạch năm 2000 –2001 Nhà nước cho phép triển khai 11 dự án của các doanh nghiệp với tổng mức đầu tư là 220,893 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ tự động hoá qua chương trình kỹ thuật, kinh tế về tự động hoá là 18,602 tỉ đồng ( tương ứng khoảng 8% ). Hiện nay các dự án đang cơ bản hoàn thành giai đoạn I . Để đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá ở Việt Nam đạt được những mục tiêu như trong nghị quyết 27 / CP đã đề ra cần dựa trên những cơ sở sau : Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh doanh kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đến năm 2002 nước ta phải cơ bản hoàn thành công nghệ với trình độ sản xuất tiên tiến. Thứ hai, hiện trạng về trình độ công nghệ tự động hoá và mức độ ứng dụng trong nền kinh tế của Việt Nam. Thứ ba, xu thế phát triển của công nghệ tự động hoá trên thế giới và khu vực với các dự báo và tầm nhìn phát triển toàn diện. Thứ tư, ban hành những cơ chế chính sách ổn định , tập trung nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực công nghệ tự động hoá và một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng và nhà nước, bộ công nghiệp đã chú trọng tới vấn đề đảm bảo an toàn, coi đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đầu tư để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về an toàn vệ sinh lao động phân, công công nghệ có một số ngành công nghiệp trọng điềm nặng nhọc, độc hại, phức tạp, nguy hiểm như khai thác mỏ, xây dựng, thép, hoá chất …. đã được bộ công nghiệp tập trung chú ý đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng tăng cường kỹ thuật an toàn, ngăn cản khả năng xảy ra tai nạn cho người lao động. Trong lĩnh vực : S T T Tên đơn vị Mua sắm trang bị bảo hộ lao động , chi phí y tế bảo vệ sức khoẻ cho người lao động . Mua sắm trang bị dụng cụ , kỹ thuật an toàn phục vụ sản xuất và cải tạo môi trường . Kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống cháy , nổ . Tổng số 2000 5 năm 2000 5 năm 2000 5 năm 2000 5 năm 1 Tổng cty điện lực 40000 200000 50000 250000 5000 2500 95000 475000 2 Tcty XDCN 6000 30000 2000 6000 32000 3 Tcty than 201709 109140 310849 4 Tcty hoá giấy 7933,18 857675 1759,17 10550 5 Tcty hoá chất 27435 6 Tcty thép 4216,3 21080 67700 350 1750 16107 90530 7 Tct máy &TBCN 920 5066 10000 70 360 2740 15426 8 Tct CNL và mỏ 440,3 2128,25 2327 10,54 1,142 761 5597 9 Tct máy ĐL & máy VN 880 7300 10000 3600 120000 6980 29300 10 Tct CP thiênlương 805 ồ 99729 Cục kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp. Nếu ta nhìn nhận việc đổi mới công nghệ dưới góc độ quy mô đổi mới thì quá trình này được diễn ra với quy mô rộng lớn trên tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. 2.1.2. Thực trạng và ảnh hưởng của đổi mới công nghệ tới nâng cao năng lực sản xuất trong một số ngành Ngành cơ khí được coi là lạc hậu trước đây, nhờ quá trình đổi mới công nghệ năng lực sản xuất đã tăng lên có thể đáp ứng được 60% nhu cầu máy nông nghiệp trong nước, 25% máy loại nhẹ phục vụ nông nghiệp, 30% máy xây dựng và khai thác mỏ, 60% thiết bị điện, 20% phương tiện vận tải. Một đơn cử là công ty cơ khí Hà nội mặc dù là doanh nghiệp từng có thời vang bóng và được mệnh danh là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam, ngay từ năm 97 đã mạnh dạn nhanh chóng bắt tay vào triển khai dự án thử nghiệm công nghiệp hoá các máy gọt hiện có của công ty, dự án mang mã số KHCN – 05 – DA1 do tiến sĩ Trần Việt Hùng – giám đốc công ty làm chủ nhiệm. Với đề tài này, bằng kinh nghiệm và năng lực hiện có cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nướ ngoài và trong nước, cán bộ công nhân viên công ty đã nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng các kĩ thuật điều khiển số lập trình bằng máy CNC, kĩ thuật điều khiển logic, khả năng lập trình PLC kĩ thuật đo lường và vi tính hoá, kĩ thuật điều khiển truyền động điện số hoá. Dự án này đã hược hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá xuất sắc đạt được giải Ba giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam – Vi FOTEC 2000 và cũng chính nhờ dự án này mà đến nay, công ty đã hiện đại hoá được 30 thiết bị ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có 6 lò nhiệt luyện được lắp đặt hệ thống PLC. Việc điều khiển tự động hoá quá trình nhiệt đã nâng cao chất lượng nhiệt luyện các sản phẩm cơ khí, giảm hàng sai hỏng do nhiệt luyện từ 4% xuống còn 1% . Việc thay thế các bộ phận điều khiển vô cấp bán dẫn đã làm giảm mức tổn thất điện năng từ 20% - 25% xuống dưới 6%. Đặc biệt có 2 thiết bị : máy doa 2B460 với kích thước bàn quay 1200mm được CNC có khả năng gia công các bề mặt khuôn mẫu lớn các cánh tua bin thuỷ lực … và máy tiện SUT66 CNC có khả năng gia công các trục pro. Trong ngành sản xuất giày dép, phần lớn tiến bộ công nghệ dựa vào việc sử dụng thành quả khoa học của bốn ngành chủ yếu sau : - Thứ nhất, là sự tiến bộ về chế tạo máy. Máy thay thế bàn tay, sức lực của con người để thực hiện các thao tác tinh xảo, sản xuất ra được nhanh những đôi giày sát với mẫu thiết kế thời trang làm cho năng suất lao động tăng lên đột biến. Các nhà chế tạo máy sản xuất giày đã và sẽ còn chế tạo ra các máy thực hiện được những công đoạn khó khăn tỉ mỉ, khéo léo, tưởng chừng chỉ có bàn tay con người mới làm được. Hiện tại và trong tương lai việc sản xuất giày được cơ giới hoá ngày càng cao và ngày càng chuyên sâu, được máy tính hoá. Tuy nhiên có sự trợ giúp của máy tính đã đưa năng suất lên rất cao chỉ chủ yếu ở hai công đoạn cắt , chặt vật liệu và vò sáp giầy. Công đoạn vò sáp giầy bằng rôbốt đã làm cho năng suất đạt đến gần 200 đôi / người / ngày, tăng gấp 5 – 6 lần gò ráp theo dây truyền bằng tải dài, cổ điển, cần đông nhân công. - Thứ hai là áp dụng những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực toán học, vật lí, hoá học ….vào các công nghệ pha cắt nguyên vật liệu nhằm giảm được từ 3 – 4 % vật tư tiêu hao, đặc biệt là giảm được nhiều chi phí thiết kế, chế tạo khuôn mẫu chi tiết giày, các loại giày … Đặc biệt là sử dụng rộng rãi áp lực tia nước, tia la de, lập trình mẫu trong pha cắt vật liệu, áp dụng các thành tựu mới trong công nghệ ăn mòn hoá học, chế tạo cơ khí, các cấu trúc của CAD / CAM … - Thứ ba, áp dụng các thành tựu sản xuất vật liệu mới. Chính nhờ các thành tựu này mà giầy dép, đồ dùng bằng da đã trở nên phong phú hấp dẫn gây ấn tượng thích thú cho người dùng. Các vật liệu mới về mũ giầy và đế giầy còn lưu ý đến cả hiệu quả cao trong sử dụng, an toàn và tiện lợi trong mọi hoạt động, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, góp phần cho các vận động thể thao , có thể đạt được những thành tích “ cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, xa hơn “. - Thứ tư , công ty đang hướng tới hoàn thiện phương pháp thiết kế giầy với CAD3D vì nó gần gũi nhất với các phương pháp của nhà tạo mẫu truyền thống và có các lợi thế như : chỉ sử dụng một yếu tố hình học chung và duy nhất cho các thành phần chủ yếu của giày, đảm bảo được tính đồng dạng của các bộ phận khác nhau trên những đôi giày kích cỡ hoặc đối xứng trên cùng một đôi giày, một chiếc giày, đảm bảo độ chính xác cao khi đúc khuôn, dựa trên mẫu toán học của vật thiết kế được thể hiện trên chương trình CAD3D mà nhà thiết kế có thể tự mình vẽ thành khuôn mẫu, phương pháp 3D cho phép giảm được nhiều thời gian, công sức lập công nghệ triển khai sản xuất mẫu giầy thật. Ngành dệt may đầu tư thêm 121.222 cọc sợ tăng sản lượng sợi lên 10000 – 12000 tấn / năm. Năng lực dệt được đầu tư 1087 máy khổ rộng , hiện đại của Nhật và các nước Châu âu, sản lượng có thể đạt thêm 50 triệu m/ năm. Thành công nhất trong quá trình đổi mới công nghệ phải kể đến những ngành, những doanh nghiệp phát triển công nghệ cao như : điện tử tin học, viễn thông, dầu khí, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…..Trong đó đáng kể nhất là ngành Bưu chính viễn thông nhờ đi thẳng vào công nghệ hiện đại nệ doanh số tăng lên 0,4 tỉ đồng năm 2000. Tóm lại, những kết quả đạt được về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nước ta là đáng khích lệ. Theo phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm thì : “ nhìn chung công nghệ được chuyển vào trong nước thờigian qua có trình độ cao hơn công nghệ ta hiện có hoặc trong nước chưa có “. Việc đổi mới công nghệ không những làm tăng năng lực sản xuất, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng hả năng cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước mà còn góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ kỹ thuật cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân phù hợp với yếu cầu của công nghệ mới. Thông qua việc ký kết mua hợp đồng công nghệ, cá doanh nghiệp Việt Nam làm quen với thị trường công nghệ quốc tế. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động đổi mới công nghệ 2.2.1. Tồn tại về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam Một là, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm so với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, của ngành và yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Theo đánh giá chung hệ số đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất còn thấp mới chỉ đạt dưới 10% . Cơ cấu trình độ công nghệ còn đơn giản chậm đổi mới trong nhiều ngành. Ví dụ như ngành cơ khí, hiện tại chỉ đạt 6 –7 % hệ số đổi mới do đó sản xuất mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của đất nước. Ngành dệt may có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ, nhưng tỉ lệ thiết bị hiện đại trung bình mới chỉ đạt 43,5 %. Ngành mía đường phát triển mạnh nhưng thiết bị chủ yếu nhập từ Trung quốc là loại trung bình tiên tiến, chỉ có một số ít thiết bị đạt trình độ tiên tiến. Các doanh nghiệp công nghiệp ở Hà nội và TP. Hồ Chí Minh có yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ cao hơn các khu vực khác cũng chỉ đạt 6 –7% so với yêu cầu 13 – 15 %. Đánh giá chung, trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nước ta còn ở mức thấp, đổi mới chậm trong nhiều ngành . Đến nay công nghệ tiên tiến hiện đại mới chỉ đạt 20,4 – 22,6 %. Công nghệ trung bình trên 50 % như ngành nhựa và cao su 54%, chế biến thực phẩm 65,5%. Hai là, trình độ quản lý và năng lực chuyên môn thấp thiếu tinh thần, trách nhiệm của một số ít cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và chuyển giao công nghệ, gây nên tình trạng nhiều thiết bị cũ, lạc hậu được nhập vào nước ta với giá thành cao, không phát huy được hiệu quả, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội. Do khả năng hạn chế nên các hợp đồng chuyển giao thường do một bên soạn thảo và trách nhiệm không rõ ràng. Khi có những trục trặc thường bên giao không chịu trách nhiệm thua thiệt, các doanh nghiệp nước ta hứng chịu. Đã có không ít trường hợp công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, hàng tân trang được nhập vào nước ta ( một cuộc khảo sát 700 thiết bị , 3 dây truyền tại 42 nhà máy cho thấy : 76% số máy mới nhập thuộc những năm 1950 – 1960 . 70% số máy đã hết khấu hao , 50 % là do tân trang lại ). Về giá cả, nhiều dự án đầu tư được phát hiện bị nâng cao giá, giá bán cao hơn giá trị thực tế, có những dự án bị phía nước ngoài nâng nên gấp 2 – 2.5 lần. ( khảo sát 30 dự án FDI phía Việt Nam bị thua thiệt 50 triệu USD do phía nước ngoài nâng giá thiết bị nên từ 15 – 20 % ). Nhiều hợp đồng không được trình duyệt theo đúng quy trình nhằm trốn tránh thuế và các quy định của pháp luật. Theo báo cáo của bộ khoa học – công nghệ – môi trường chỉ có khoảng 1/10 dự án được trình duyệt hợp đồng đúng quy định. Hậu quả của những yếu kém trên dẫn đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị kém , nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vốn tồn đọng không có khả năng chi trả, đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn. Một số doanh nghiệp công nghiệp đi vào hoạt động được thì mức độ ô nhiễm môi trường và độc hại cao ( tình trạng ô nhiễm tại 14 doanh nghiệp liên doanh có nhập dây truyền công nghệ : ngàng vật liệu xây dựng nồng độ bụi ô nhiễm vượt qua tiêu chuẩn cho phép 1,21 lần, ngành hoá chất nồng độ hơi khí độc cao hơn tiêu chuẩn cho phép 4,8 – 28,5 lần, điều kiện đảm bảo an toàn lao động kém ). Ba là, đổi mới công nghệ còn mang tính tự phát chưa có môi trường pháp lí và quy hoạch tổng thể về chiến lược phát triển khoa học – công nghệ. Sự phối kết hợp giữa doanh nghiệp ngành và cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ chưa được chặt chẽ. Các doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ rất lớn, nhưng khi triển khai lại rất lúng túng khi gặp phải các vấn đề cần giải quyết như : lựa chọn lĩnh vực đầu tư, loại trình độ công nghệ và thiết bị kỹ thuật, đối tác, giá cả và hợp đồng. Một phần vì quy hoạch chiến lược phát triển chung về công nghệ của nhà nước của ngành chưa được triển khai gắn kết với kế hoạch của doanh nghiệp. Một mặt chưa có sự hướng dẫn giúp đỡ tư vấn từ phía các cơ quan cấp trên đối với doanh nghiệp. Cơ chế kiểm tra, giám sát các hợp đồng chuyển giao công nghệ chưa được đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên do đó để lọt nhiều trường hợp không đạt yêu cầu thẩm định, khó quy kết trách nhiệm thuộc về ai. Một điểm đáng lưu ý hiện nay là các cơ quan nghiên cưú triển khai và các doanh nghiệp được tổ chức độc lập với nhau, và kế hoạch nghiên cứu lại chủ yếu do cấp trên giao hoặc do đề xuất từ các bản nghiên cứu , nên quan hệ giữa cơ sở sản xuất và cơ quan nghiên cứu còn rất nhiều trở ngại, . Thực tế có nhiều đề tài nghiên cưú được nhà nước cấp kinh phí, thu hút lực lượng đông đảo các nhà khoa học tham gia và được đánh giá tốt nhưng công tác xã hội hoá kèm ( do cơ chế hoặc nội dung nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp ). Nên không được áp dụng vào sản xuất gây lãng phí lớn. Trong khi đó các doanh nghiệp rất cần sự giúp đỡ từ các cơ quan nghiên cứu về tư vấn kế hoạch, giải pháp công nghệ triển khai thì không có kinh phí hoặc cơ chế pháp lý về việc sử dụng vốn đầu tư cho nghiên cứu triển khai không rõ ràng cũng không được thực hiện. Tóm lại, những tồn tại trên là lực cản làm giảm tốc độ đổi mới công nghệ so với yêu cầu của thực tế doanh nghiệp công nghiệp, cần có những giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp kịp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.2.2. Những tác động chưa tốt của đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Thời gian qua các doanh nghiệp Việt nam đã tiến hành đổi mới công nghệ nhưng còn rất nhiều bất cập. Thứ nhất, một số doanh nghiệp nhập phải các công nghệ quá lạc hậu so với thế giới thậm chí là so với ngay cả trong nước. Dẫn đến nước ta có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển đồng thời không những không nâng cao được năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp mà còn hạn chế nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sự thiếu hiểu biêt, thiếu thông tin thậm chí có hiện tượng tiêu cực của người giao dịch trong chuyển giao, đổi mới công nghệ … Thứ hai, một số các doanh nghiệp lại nhập các công nghệ tiên tiến nhưng lại không thích hợp với các doanh nghiệp Việt nam vì trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu vận hành các công nghệ đó. 2.3. Những thách thức Do những đòi hỏi cấp bách hiện nay nên công tác đổi mới công nghệ ở nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn. Về vai trò Công tác chuyển giao khoa học – công nghệ đóng một vai trò quan trọng và là nhu cầu lớn trong quá trình phát triển , đổi mới vùng nông thôn miền núi : ngày nay người nông dân có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy phương thức và hình thức chuyển giao cũng phải rất đa dạng và phong phú. Biểu hiện Sự thành công của công tác chuyển giao khoa học – công nghệ không phải là những tập báo cáo mang tính toàn diện mà phải là những dịch vụ, kết quả của quá trình ứng dụng nghiên cứu mà người lao động được hưởng trực tiếp. Người sử dụng công nghệ . Cơ sở của việc chuyển giao thành công chính là sử dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu . Như vậy , người sử dụng là kết quả rất quan trọng, quyết định đến việc chuyển giao thành công hay không. Không nên để người sử dụng thụ động mà tốt nhất là tạo cho họ điều kiện tham gia vào quá trình nghiên cứu. Chính những đề xuất đánh giá cảu họ xẽ góp phần làm cho quá trình nghiên cứu thành công. Chất lượng của công tác đổi mới công nghệ Trong thế giới ngày nay khi mà công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong quá trình tạo ra máy móc thiết bị hiện đại có tính chất tiên tiến thì yêu cầu đặt ra cho công tác đổi mới công nghệ là phải sử dụng được một cách có hiệu quả những tính năng siêu việt của máy móc từ đó mới có thể thực sự nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Chương 3 : một số giải pháp cho vấn đề đổi mới công nghệ ở Việt Nam 3.1. Phải xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ, đảm bảo cho các doanh nghiệp công nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, giành thắng lợi trong cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để giải quyết vấn đề này về phía nhà nước cần phải xây dựng một chiến lược phát triển khoa học – công nghệ nói chung và quy hoạch tổng thể về phát triển công nghệ dựa trên những dự báo khoa học về mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2005, 2010, 2020. Về phía các ngành và các doanh nghiệp công nghiệp phải bám sát vào chiến lược quy hoạch tổng thể của nhà nước, chủ động xây dựng kế hoạch cũng như lộ trình đổi mới và phát triển công nghệ của mình. Trong đó ngoà những chỉ tiêu định tính, dứt khoát phải nêu được những chỉ tiêu định hướng về các giai đoạn đổi mới và phát triển công nghệ ( như kế hoạch 1 năm, 2 năm, 5 năm ngành và doanh nghiệp phải làm gì ? đạt được kế hoạch mục tiêu gì ? và các bước đổi mới công nghệ tăng từng phần hay toàn bộ ). Phần quan trọng hơn là kế hoạch để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đã đề ra. Phần này yêu cầu phải được thiết kế một cách chi tiết, cụ thể, dựa trên các thông số dự báo khoa học về kinh tế – kỹ thuật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu vừa phù hợp với khả năng phát triển của doanh nghiệp vưà đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch của ngành là một công việc khó, đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, bàn bạc dân chủ công khai, đặc biệ là cần có sự tham khảo của các nhà khoa học chuyên ngành, các chuyên gia tư vấn công nghệ. Làm được như vậy thì tính khả thi của kế hoạch mới cao, mới động viên được sức mạnh tập thể phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. 3.2. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động chuyển giao đổi mới và phát triển công nghệ. Hoạt động đổi mới công nghệ ở nước ta hiện nay, chủ yếu thông qua các hình thức kinh tế đối ngoại như các dự án đầu tư , liên doanh liên kết, nhập ngoại trực tiếp các thiết bị kỹ thuật theo tổ chức hay cá nhân. Nhà nước phải tăng cường vai trò kiểm soát chặt chẽ đối với các hình thức này , nhằm chấm dứt tình trạng nhập thiết bị công nghệ lạc hậu kém hiệu quả trong thời gian qua. Cần lưu ý rằng, kiểm soát chặt chẽ không có nghĩa là gây trở ngại cho doanh nghiệp mà vấn đề cơ bản là tăng cường công tác thẩm đinh các dự án, trong đó thẩm định về mặt công nghệ phải được coi là yêu cầu rất quan trọng không thể bỏ qua. Thẩm định kiểm tra phải làm rõ mức độ tiên tiến hiện đại của công nghệ, tính thích hợp và hiệu quả kinh tế xã hội của nó. Muốn vậy nhà nước phải tăng cường vai trò của cơ quan kiểm địn , mà trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ chuyên môn cao , có đạo đức tốt , có tinh thần trách nhiệm đảm nhận công việc này . Đồng thời cần tạo ra cho cơ quan kiểm định có đủ các quyền hạn và điều kiện để thu thập xử lý thông tin, đề xuất các kiến nghị cần thiết. Tuy nhiên, cơ chế phải được đơn giản phù hợp, tránh tình trạng cửa quyền, phiền hà và đảm bảo được tính khách quan. Công tác kiểm tra, thẩm định đặc biệt phải được đánh giá nghiêm túc, về mặt kỹ thuật phải trả lời đầy đủ các vấn đề cơ bản như sự cần thiết phải đầu tư đổi mới; các căn cứ về thị trường, tư cách pháp nhân và tài chính khả năng đảm bảo các yếu tố cung cấp đầu vào, địa điểm, công nghệ – kỹ thuật, tổ chức lao động. Tính nghiêm túc trong kiểm tra, thẩm định là cơ sở cho hoạt động đổi mới công nghệ theo đúng quỹ đạo và đạt được các chỉ tiêu kế hoạch mong muốn. 3.3. Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Giải pháp này cần phải thực hiện một số công việc sau : Phân tích thực trạng của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình công nghệ của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành , của khu vực để đánh giá. Từ đó chỉ ra được khả năng thực sự về công nghệ của doanh nghiệp mình ( mạnh, trung bình hay yếu ) để có phản ứng kịp thời thích nghi với sự biến động trước các cơ hội và nguy cơ. - Thực hiện tổng hợp các việc phân tích nội bộ doanh nghiệp với tình hình môi trường kinh tế – xã hội. Có thể đưa ra thang tiêu chuẩn để so sánh đánh giá, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến trình độ đổi mới công nghệ. - Xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư đổi mới công nghệ , tìm giải pháp phù hợp. Mục tiêu tối thiểu phải thoả mãn các yêu cầu : + Tăng sản lượng và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm + Phát huy được sản phẩm truyền thống nhằm tăng thị phần thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường mới. + Tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hạn chế thấp nhất ảnh hưởng môi trường tự nhiên và xã hội. - Phải tính toàn sát các chỉ tiêu kế hoạch, kinh tế đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ chính xác và thực hiện khách quan, căn cứ để tính toán phải xuất phát từ hệ thống tiêu chuẩn, định mức đúng đắn, phương pháp tính toán khoa học. 3.4. Phải tạo sự phối hợp liên kết thường xuyên dưới nhiều hình thức, giữa cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ với doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ cần tăng cường các hình thức hợp tác đầu tư liên doanh liên kết. Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp là cơ sở khởi xướng các vấn đề cần nghiên cứu đặt hàng, đồng thời là nơi thử nghiệm các kết quả nghiên cứu, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp công nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như : chuyên gia, tư vấn, mục tiêu là tìm giải pháp đổi mới công nghệ một cách cụ thể và hiệu quả nhất. Hoạt động này chỉ có kết quả khi nhà nước ban hành quy chế phù hợp, vừa động viên khuyến khích, vừa hướng dẫn hoạt động liên kết nghiên cứu với ứng dụng khoa học – công nghệ theo đúng quỹ đạo. Đồng thời đòi hỏi sự tích cực, chủ động, tự giác của cả hai phía. 3.5. Đổi mới công nghệ phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển công nghệ của đất nước cũng như chiến lợc phát triển của doanh nghiệp . Chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược công nghệ quốc gia đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển công nghệ cũng như đầu tư đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp nhằm một mặt có được những ưu đãi và hỗ trợ nhất định ( về vốn , thông tin …) của chính phủ, mặt khác đảm bảo cho doanh nghiệp được hướng đi đúng, tiết kiệm nguồn lực tránh được rủi ro không đáng có. 3.6. Đổi mới công nghệ phải nhằm mục tiêu từng bước bắt kịp trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới tiến tới chủ động sáng tạo công nghệ theo mô hình nghiên cứu ( R ) – Triển khai ( D ). Ơ Việt Nam hiện nay, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ, mức tiêu hao nhiên liệu cao gấp 1,5 đến 2 lần, năng suất lao động công nghiệp chỉ đạt 30 % so với thế giới. Một là nông nghiệp chỉ nuôi được 3 người trong khi đó ở Mỹ là 30 người. Các loại vật liệu mới chỉ chiếm 5% tổng số các loại vật liệu, hệ số cơ giới hoá trong công nghiệp chỉ bằng 50% mức thế giới. Ngành công nghiệp máy lạc hậu 50 – 100 năm so với các nước phát triển cao. Vì vậy ở những năm đầu con đường duy nhất đúng là tiếp cận công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó tích cực chuẩn bị điều kiện kỹ thuật vật chất con người … để tiến tới thực hiện nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới cho chính chúng ta. 3.7. Đổi mới công nghệ phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Một mục tiêu hết sức quan trọng của đổi mới công nghệ là thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thường xuyên ở mức cao. Tuy nhiên, đạt được điều đó thôi chưa đủ, đổi mới công nghệ còn phải nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, nâng cao trình độ trí tuệ của người lao động, làm cho họ thích nghi và làm chủ máy móc thiết bị công nghệ mới, đồng thời có khả năng sáng tạo hơn trong hệ thống sản xuất kinh doanh. Kết luận. Nước ta là nước đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNXH chúng ta không thể xem nhẹ công tác đổi mới công nghệ, và nó thực sự là xu thế tất yếu khách quan. Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đã đạt được nhờ đổi mới công nghệ, chúng ta cũng không tránh khỏi những tiêu cực hạn chế. Trong thời gian tới theo nhận định của nhiều người thì Việt Nam xẽ là điểm đến của nhiều dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, Việt Nam có thể xẽ trở thành “ con rồng Châu á ” và công tác đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất ngày càng được coi trọng theo từng bước phát triển của nền kinh tế – xã hội đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo Trần Đình Phu – Phát triển công nghiệp và CGCN ở Châu á. Siyamashita – Chuyển giao công nghệ và quản lí của Nhật Bản sang các nước Asean. Hỏi đáp về CGCN nước ngoài nước ngoài đàm phán và thực hiện hợp đồng. Hồ Sĩ Hùng – khía cạnh thương mại trong lĩnh vực phát triển và CGCN ở Việt Nam. Phạm Ngọc Lãng - Đổi mới cơ chế quản lý CGCN mới ( ứng dụng ở công ty CGCN cao à tin học viễn thông ) . Thanh Bình – Cần đẩy mạnh CGKH và CN cho nông nghiệp nông thôn. Nguyễn Thanh Thịnh – Quy hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở Việt Nam. Phạm Xuân Nam – Quá trình phát triển CN ở Việt Nam triển vọng công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Nguyễn Văn Dân – Một số vấn đề về chính sách phát triển Khoa học – công nghệ . Goroono – Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới , một số kinh nghiệm của Nhật Bản. Nguyễn Văn Linh - Đổi mới để tiến lên. Hoàng Xuân Long – Kinh nghiệm của Trung Quốc và vấn đề thương mại hoá các hoạt động khoa học và công nghệ. Hoàng Xuân Long – Những lợi ích và các lực lượng trong quá trình đổi mới cơ chế hoạt động khoa học ở Việt Nam. TS . Hoàng Xuân Long - Đặc điểm của thương mại hoá các hoạt động thương mại và công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Công nghệ và quản lý công nghệ ( bộ môn quản lý công nghệ trường ĐHKTQD ) . Tạp chí công nghiệp - Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp thực trạng và những vấn đề cần giải quyết. Tạp chí công nghiệp số 3, 5, 7, 10, 15, 19, 23 năm 2001 , số 1, 2 năm 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA310.doc
Tài liệu liên quan