Tài liệu Đề án Nâng cao chất ượng chương trình xóa đói giảm nghèo: Phần A
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, bất kể ai sử dụng hầu như đều sử dụng công cụ tìm kiếm khổng lồ và lớn nhất thế giới Internet trên hiện nay “GOOGLE”. Thế nhưng ít ai biết được, lãnh đạo của Google chỉ là một thanh niên chưa tới 30 tuổi. Vậy làm thế nào mà vị lãnh đạo này làm được điều đó, trở thành chủ của một tập Đoàn, là một tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi? Có phải anh này nhận được sự ưu đãi của chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính hay tự nội lực bản thân, sự nhạy bén với nền kinh tế.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra những thành công quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó hình thành những lớp lãnh đạo mới, có tư duy, khả năng kinh doanh nhaỵ bén, làm chủ bản thân, doanh nghiệp và làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, có lẽ ai cũng nói khá nhiều về những vị này, những tập Đoàn, những doanh nghiệp...có những nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế học để nghiên cứu trên diện rộng như: cả nước, vùng kinh tế, t...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Nâng cao chất ượng chương trình xóa đói giảm nghèo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, bất kể ai sử dụng hầu như đều sử dụng công cụ tìm kiếm khổng lồ và lớn nhất thế giới Internet trên hiện nay “GOOGLE”. Thế nhưng ít ai biết được, lãnh đạo của Google chỉ là một thanh niên chưa tới 30 tuổi. Vậy làm thế nào mà vị lãnh đạo này làm được điều đó, trở thành chủ của một tập Đoàn, là một tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi? Có phải anh này nhận được sự ưu đãi của chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính hay tự nội lực bản thân, sự nhạy bén với nền kinh tế.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra những thành công quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó hình thành những lớp lãnh đạo mới, có tư duy, khả năng kinh doanh nhaỵ bén, làm chủ bản thân, doanh nghiệp và làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, có lẽ ai cũng nói khá nhiều về những vị này, những tập Đoàn, những doanh nghiệp...có những nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế học để nghiên cứu trên diện rộng như: cả nước, vùng kinh tế, thành phố hay quận...nhưng hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về thực trạng thanh niên làm kinh tế ở một cấp độ quản lý hành chính thấp nhất hiện nay “phường, xã, thị trấn”.
Do hiện nay đang công tác tại Ủy ban nhân dân phường Phú Thọ Hòa, nhìn thấy những thực trạng của thanh niên tại phường trong quá trình làm kinh tế có đôi lúc, đôi nơi còn thiếu sự hỗ trợ từ các cấp có thẩm quyền để hỗ trợ thanh niên như: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường (UBND) và đặc biệt là nguời bạn của thanh niên “tổ chức Đoàn” – nguời đồng hành với thanh niên trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, tinh thần, các hoạt động vui chơi giải trí và đặc biệt là làm kinh tế phát triển đời sống gia đình.
Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa (XHCN); đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Cấp uỷ Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. (điều 44, điều lệ Đảng)
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề:
Thanh niên làm kinh tế, việc này không mới nhưng vấn đề hỗ trợ thanh niên, định hướng, tư vấn nghề nghiệp, việc làm là vấn đề hết sức cần thiết, chính vì vậy nó đã nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta và các bộ ngành, từ trung ương đến địa phương. Thấy được thanh niên là một lực lượng hết sức quan trọng và có vai trò to lớn trong công cuộc “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” (CNH - HĐH) đất nước nên Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” hay trước đó là “Luật thanh niên”
Việc ban hành Nghị quyết này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời kỳ CNH – HĐH hiện nay, thể hiện sự nhìn nhận, thấy rõ tầm quan trọng của các tầng lớp thanh niên. Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành ủy đã xây dựng các kế hoạch để thực hiện nghị quyết này một cách cụ thể cho từng địa phương. Ngoài ra còn một số bài báo quan trọng khác cũng đề cập xung quanh vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên trong hỗ trợ thanh niên xóa đói giảm nghèo” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ giải quyết:
a. Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với Đoàn thanh niên trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo (XĐGN) tại phường nhằm phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Thực trạng của thanh niên tại phường, sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên đối với thanh niên, việc thực hiện vai trò đồng hành cùng thanh niên theo chương trình hành động từ Trung ương Đoàn cho đến Đoàn cơ sở.
b. Nhiệm vụ giải quyết:
Để đạt được những mục đích nêu trên, đề tài này cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn phường.
- Tính tất yếu của việc đổi mới cơ chế quản lý, và sự cần thiết đưa dân chủ vào quản lý ở cấp cơ sở xã (phường) nói riêng và các cấp chính quyền nói chung.
- Tìm hiểu đẩy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về thanh niên.
- Tìm hiểu thực trạng thanh niên của phường, của việc tổ chức quản lý thanh niên hiện nay.
- Tìm ra và đề xuất những kiến nghị và giải pháp thích hợp để thực hiện việc XĐGN góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội ở cơ sở địa phương phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở triết học Mác - Lênin. Đó là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp này được vận dụng cụ thể trong khi nghiên cứu đề tài là phải xuất phát từ tình hình thực tiễn, từ bản thân chế độ dân chủ và những đặc trưng của công việc quản lý.
Ngoài ra trong bản tiểu luận tôi cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau nhằm làm rõ vấn đề như: phương pháp phân tích, so sánh…
Phần B
NỘI DUNG
Chương 1:
Cơ sở lý luận của vấn đề “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên xóa đói giảm nghèo”
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Khái niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, Đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
1.1.2 Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh :
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên Đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các Đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
1.1.3 Khái niệm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân:
- Đảng hoạch định được đường lối, chủ trương đúng đắn để định hướng phong trào họat động của quần chúng cách mạng. Như chúng ta đã biết, cách mạnhg là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, sự nghiệp đó chỉ đi đến thành công khi có sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện của nuớc mình mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Muốn vậy “Đảng là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng”. Để lãnh đạo được quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, Đảng phải xây dựng được đường lối đúng. Đường lối, chủ trương của Đảng phải được đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Đảng ta vuợt qua mọi thử thách, nhờ vậy Đảng ta không những giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó.
- Đảng lãnh đạo quần chúng bằng phương pháp tổ chức quần chúng thực hiện đường lối của Đảng đề ra.
- Đảng lãnh đạo quần chúng thông qua vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ - Đảng viên của mình trong các tổ chức chính trị - xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng chỉ có thể thực hiện và đạt hiệu quả khi thông qua các tổ chức Đảng cũng như vai trò của từng Đảng viên trong tổ chức được phát huy. Các tổ chức Đảng phài vừa là người lãnh đạo trực tiếp đối với các hoạt động của quần chúng đồng thời là cầu nối để cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng vào trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng lãnh đạo quần chúng còn thông qua đội ngũ Đảng viên của Đảng. các Đảng viên của Đảng không chỉ là người nhận thức về quan điểm của Đảng một các sâu sắc, mà còn là những chiến sỹ tiên phong trong hoạt động thực tiễn, lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nuớc.
1. 2 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên nói chung:
- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn:
+ Đề ra các chủ trương, quyết định về hoạt động của Đoàn thanh niên.
+ Cụ thể hóa các chủ trương, quyết định và lãnh đạo Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện.
+ Lãnh đạo Đoàn thanh niên tổ chức các phong trào của thanh niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nuớc.
+ Lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn.
+ Lãnh đạo Đoàn thanh niên thực hiện công tác đội thiếu niên tiền phong.
+ Lãnh đạo Đoàn thanh niên thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội theo quy định.
+ Lãnh đạo Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta:
+ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển,thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
+ Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
+ Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đường lối, chủ truơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.
+ Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận Đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng của công tác Đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. 3 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo:
Nhằm thực hiện tốt cuộc vận đồng “Vì người nghèo”; chương trình mục tiêu “xóa đói giảm nghèo”; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”....hàng năm, tổ chức Đảng đều xây dụng nghị quyết trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt trong tiểu luận này, tôi chỉ trình bày chủ yếu về nghị quyết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới.
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam tuy đã là nước không còn là nước nghèo nhưng thực tế, tình hình hộ dân nghèo, có mức thu nhập bình quân thấp còn tương đối nhiều. Các hộ nghèo chủ yếu tập trung các tỉnh có vị trí địa lý không thuận lợi, cư dân thưa thớt, thiếu diện tích đất để canh tác cũng như thực hiện phát triển kinh tế địa phương.
Ngay tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – là trung tâm kinh tế của cả nước, đóng góp vào ngân sách quốc gia 1/3 tổng ngân sách – vẫn còn một số lượng lớn các hộ nghèo, có mức thu nhập bình quân còn thấp (dưới 12 triệu đồng/người/năm). Các hộ này có mặt khắp các quận, huyện của thành phố nhưng trong đó tập trung chủ yếu các quận và huyện vùng ven, cở sở hạ tầng chưa phát triển hoặc phát triển không đồng bộ. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng nhanh tốc độ đô thị hóa cũng góp phần làm gia tăng khỏang cách giàu và nghèo thêm sâu sắc.
Chính vì lẽ đó, các chương trình nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo luôn được đề ra và là mục tiêu hàng đầu của các cơ sở Đảng và được thực hiện một cách triệt để, quyết liệt của các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền đến các Đoàn thể chính trị xã hội. Torng đó thể hiện nổi bật vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bằng chức năng và với vai trò nhiệm vụ của mình, hàng năm thành Đoàn đã xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện mục tiêu chung của cả thành phố mà nổi bật trong số đó là chương “Đồng hành với thanh niên trong mưu sinh lập nghiệp”. Thông qua các chương trình hành động của mình, Trung ương Đoàn đã đề ra các chương trình cụ thể về hỗ trợ thanh niên làm kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo cụ thể như: chương trình hợp tác với ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ thanh niên vay vốn là kinh tế, chương trình đồng hành cùng các xã nghèo mà chủ yếu là chăm lo cho thanh niên, chương trình tuyên dương “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, các giải thưởng cao quý của Đoàn dành cho các tập thể, các thanh niên làm kinh tế giỏi hoặc hỗ trợ phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo....dưới sự lãnh đạo và định hướng của Đảng thông qua các nghị quyết, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Ví dụ như Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Với tất cả những nỗ lực của tổ chức Đoàn, sự lãnh đạo của Đảng và sự nỗ lực của bản thân thanh niên, hàng năm đã có hàng ngàn hộ gia đình, trong đó hộ gia đình có thanh niêm chiếm hơn 80% từng bước vượt nghèo và trở thành các hộ có mức sống khá. Điển hình ở một số tỉnh thành như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Lào Cai, Lạng Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Chương 2:
Thực trạng của vai trò lãnh đạo của Đảng dối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo
2. 1 Đặc điểm chung:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
- Phường Phú Thọ Hòa được thành lập vào tháng 12/2003 theo Nghị định 130/2003/NĐ - CP của Chính phủ.
- Phường có diện tích gần 123 ha.
- Dân số khoảng: 42.000 người, mật độ dân số là 26,73 m2/ người.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm là 0,6%. Phần lớn lao động chủ yếu là phi nông nghiệp.
- Mức phát triển cơ sở hạ tầng có tập trung nhưng so với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định là chưa đạt.
- Cơ cấu kinh tế và tỷ trọng giữa các ngành cũng không cân đối do năng suất sản xuất kinh doanh thực tế của từng cơ sở theo từng ngành nghề là khác nhau và định hướng cơ cấu kinh tế chưa cụ thể.
Khi mới thành lập, phường có 05 khu phố với tổng số dân khoảng hơn 35.000 dân (6.526 hộ gia đình) trong đó dân tạm trú chiếm tỷ lệ khoảng 57%.
Phường Phú Thọ Hòa tiếp giáp với các phường: Tân Thành, Hòa Thạnh, Phú Thạnh quận Tân Phú và phường Bình Hưng Hòa A quận Bình Tân.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Phương Phú Thọ Hòa chủ yếu tập trung các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các đại lý tiêu dùng, các chi nhánh công ty doanh nghiệp. Phần còn lại chủ yếu là buôn bán nhỏ, một phần lại dân cư là cán bộ công chức, buôn bán, công nhân và cán bộ hưu trí...
Hiện nay theo kết quả điều tra dân số tháng ngày 01/4/2009 thì dân số phường có khoảng 49.000 dân, 8.552 hộ gia đình (trong đó tỷ lệ dân tạm trú chiếm 57%) và địa bàn phường hiện có 07 khu phố, 103 tổ dân phố.
Từ ngày mới thành lập, trên địa bàn phường có khoảng 50% các tuyến đường được bê tông hóa, nhựa hóa phần còn lại là đường đất và hẻm đất. Tỷ lệ hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm qua điều tra khảo sát năm 2004 chiếm khoảng 5,47% (357 hộ, trong đó hộ gia đình có thanh niên chiếm khoảng 80%, khoảng 285 hộ). Đây chính là vấn đề gây nhiều sự quan tâm của Đảng ủy, UBDN phường, mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể.
Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,11 % trong khi đó tỷ lệ tăng dân số cơ học khoảng 4%. Do đặc điểm của phường và quận Tân Phú chủ yếu phát triển về cơ cấu kinh tế tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ cũng như các doanh nghiệp may mặc, tiểu thủ công nghiệp, lắp ráp hàng diện tử, gia công hàng tiêu dùng nên thu hút đông đảo lao động từ các địa phương khác về đây sinh sống và lập nghiệp mà phần lớn là thanh niên. Một bộ phận những lao động này với những điều kiện thuận lợi cũng như nghề nghiệp bản thân nên phát triển được. Bộ phận còn lại mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa thể hòa nhập với cuộc sống, vẫn còn sống trong tình trạng nghèo. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiên tai lũ lụt nên các hộ nghèo có khuynh hướng ngày càng khó khăn hơn.
Qua thống kê của Đoàn phương, tổng số thanh niên hiện có của phường là 11.077 thanh niên (độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi). Trong đó:
- Thanh niên là học sinh, sinh viên: 5.562 bạn
- Thanh niên là công chức, giáo viên: 1.538 bạn
- Thanh niên lực lượng vũ trang: 285 bạn.
- Thanh niên là công nhân: 568 bạn.
- Phần còn lại là lao động tự do: 3.124 bạn.
- Thanh niên nhập cư chiếm: 6.313 bạn
2.2 Thực trạng:
2.2.1 Thực trạng:
Đa số các hộ trong diện xóa đói giảm nghèo đều là những hộ thiếu lao đông, thiếu phương tiện lao động, hoặc có lao động nhung không có tay nghề, một số hộ do gặp thiên tai hỏa họan nên cũng lâm vào cảnh hộ nghèo. Bên cạnh đó, còn có những hộ mặc dù có lao động, có nguồn vốn nhưng không biết cách làm ăn nên dân dần trở thành hộ nghèo.
Chính vì thế, đoàn phường thường xuyên tiến hành khảo sát các hộ nghèo này nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất, vận dụng và tranh thủ kịp thời sự lãnh đạo của Đảng ủy để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
+ Ưu điểm:
Hơn 05 năm kể từ ngày chia tách và thành lập phường, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của UBND phương, vai trò tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các chương trình, kế hoạch của Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể đối với việc góp phần xóa đói giảm nghèo của phường đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, tỷ lệ hộ gia đình có thanh niên vượt nghèo có mức thu nhập từ 12 triệu đồng/người/năm từng bước tăng (từ 285 hộ xuống còn 82 hộ).
Xác định được vai trò của tổ chức Đoàn nên Đảng ủy phường đã xây dựng nhiều nghị quyết về công tác thanh niên trên địa bàn phường trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần vào mục tiêu chung của phường là xóa đói giảm nghèo. Đoàn phường Phú Thọ Hòa từng bước xác định được vai trò, trách nhiệm của tổ chưc nên đã tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình hành động chăm lo cho thanh niên mà đặc biệt là giúp đỡ thanh niên làm kinh tế hộ gia đình góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của phường.
Từng đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn phường, từng chi Đoàn đều xác định được mục tiêu và vai trò của Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp, làm kinh tế gia đình góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo của phường; không ngại khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho thanh niên làm kinh tế, giới thiệu việc làm cho thanh niên.
Đa số các hộ gia đình có thanh niên đều tích cực làm ăn, học nghề, siêng năng làm ăn nên từng bước có tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của nhà nước, của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức Đoàn thể mà cụ thể là Đoàn phường nhằm mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình cá thể, vay vốn học tập, vay vốn xuất khẩu lao động, vay vốn giải quyết việc làm... dễ dàng hơn, thủ tục cho vay đơn giản.
Một vài số liệu thể hiện sự lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với Đoàn thanh niên trong việc xóa đói giảm nghèo tại phường:
Năm
Giới thiệu việc làm
Vay vốn học tập
Vay vốn làm kinh tế
Số hộ nghèo trong độ tuổi thanh niên/hộ nghèo toàn phường
2005
46 TN
00
34 triệu
285/357
2006
78 TN
00
128 triệu
221/315
2007
126 TN
895 triệu
675 triệu
184/278
2008
148 TN
1.125 triệu
1.250 triệu
102/168
2009
176 TN
1.250 triệu
986 triệu
82/142
Qua những số liệu trên cho ta thấy Đoàn thanh niên ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng ủy trong việc hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế hộ gia đình; vay vốn học tập, học nghề; vay vốn xuất khẩu lao động cũng như giới thiệu việc làm tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn quận và phường.
Chính vì có sự quan tâm lãnh chỉ đạo kịp thời cũng như sự định hướng trong các phong trào đồng hành cùng thanh niên nên số lượng hộ nghèo của phường ngày càng giảm, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng, của chính quyền, của Đoàn thanh niên trong việc chăm lo cho hộ nghèo, thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng bộ phường nhiệm kỳ XI (2005 - 2010)
+ Khuyết điểm:
Có lúc, có giai đọan Đảng ủy chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển Đảng trong thanh niên. Nhà nước chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ. , việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế.
Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn phường và Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên phường chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa cao, tỉ lệ tập hợp thanh niên thấp, tính tiên phong; gương mẫu của một số cán bộ Đoàn, hội và Đoàn viên, hội viên chưa cao. Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể phường chưa phối hợp chặt chẽ giúp đỡ thanh niên làm kinh tế gia đình.
Một bộ phận hộ gia đình thanh niên còn ỷ lại, không chú tâm làm ăn, chỉ trông đợi và sự hỗ trợ của nhà nước, của các Đoàn thể.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo có lúc, có nơi còn chưa được thể hiện nhiều.
Trình độ học vấn và chuyên môn của thanh niên còn thấp nên rất khó khăng khi vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn.
Tính chủ động, sáng tạo của thanh niên chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu CNH – HĐH của đất nước.
Ở một vài khu phố, vai trò của chi Đoàn còn mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc đồng hành cùng thanh niên.
2.2.2 Nguyên nhân:
Về lãnh, chỉ đạo và điều hành đôi lúc còn thiếu tập trung, sự vận dụng chủ trương chính sách còn thiếu sáng tạo, còn ít biện pháp mang tính đột phá vì vậy hiệu quả đạt được trên một số lĩnh vực chưa cao.
Một số chi bộ khu phố còn chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối chi Đoàn, chưa hỗ trợ chi Đoàn thực hiện các hoạt động đồng hành cùng thanh niên.
Do địa bàn rộng, dân cư đông, số lượng thanh niên ngoài tổ chức Đoàn – Hội còn nhiều. Trong khi đó công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên địa bàn phường còn chưa đủ sức lan toả để tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội.
Một bộ phận, cán bộ Đoàn trình độ năng lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa làm hết trách nhiệm được phân công làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ làm việc chưa sâu, chưa sát với chi Đoàn, với thanh niên; làm việc thiên nội bộ của tổ chức hơn, giao khoán việc cho chi Đoàn khu phố, tổ thanh niên và thiếu sự quan tâm giúp đỡ.
Chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ Đoàn nhìn chung còn thấp, làm giảm sự kích thích năng động sáng tạo của cán bộ Đoàn.
Các nguồn vốn vay để làm kinh tế hộ gia đình tuy các hộ nghèo có thể tiếp cận dễ dàng, hình thức vay linh hoạt, không cần nhiều thủ tục nhưng thời gian thì quá lâu. Chính vì thế gặp những thời cơ để kinh doanh, buôn bán nhưng không nhận được sự hỗ trợ vốn kịp thời nên gây nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc liên kết các nguồn quỹ của các đoàn thể nhằm tạo nguồn lực mạnh nhất cho việc chăm lo, hỗ trợ hộ nghèo là chưa cao.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm:
* Phải xây dựng nghị quyết sát với tình hình thực tế và phù hợp với tâm tư nguyện vọng chính đáng của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Những thành tựu về công tác xóa đói gảm nghèo trong thời gian qua đã cho thấy việc đạt được những kết quả như phát triển kinh tế, văn hóa, phong trào vận động quần chúng, phong trào xóa hộ nghèo, nâng hộ khá…
* Cán bộ Đoàn phải gắn bó, hỗ trợ nhau, phải xông xáo dám nghĩ, dám làm; biết dựa vào các đồng chí lão thành cách mạng nhận được sự tư vấn, kinh nghiệm và là nòng cốt trong công tác vận động thanh niên.
* Khơi dậy lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng của quần chúng, sức dân là vô địch. Làm việc gì cũng phải đặt lợi ích của dân lên trên hết, dân thông hiểu, dân nhiệt tình tham gia, dân thực hiện thì sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại.
Chương III
Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng dối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo
3.1 Quan điểm và phương hướng:
3.1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta:
Xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ khi nước ta mới dành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ "giặc", như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người căn dặn phải làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì đủ khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm. Tư tưởng đó đã xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách về công tác xoá đói giảm nghèo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp.
Thực hiện chương trình mục tiêu đa quốc gia xoá đói, giảm nghèo, Quyết định 133 và Quyết định 135 của Thủ tưởng Chính phủ giao cho các cấp, các ngành thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo đồng thời đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu. Đây là nhiệm vụ cấp mắt, thường xuyên và lâu dài. Làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo sẽ góp phần đem lại sự công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và nhà nước ta luôn xác định rõ vai trò của thanh niên, cụ thể:
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Cấp uỷ Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. (điều 44, điều lệ Đảng).
- Xây dựng tổ chức Đoàn chính là xây dựng Đảng trước một bước (trích báo cáo xây dựng Đảng của BCH Trung ương Đảng khóa X)
- Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (trích Nghị quyết 25)
3.1.2 Quan điểm của Quận ủy và Đảng ủy phường:
Ngày 30/3/2009 Ban Thường vụ Quận ủy đã ban hành kế hoạch số 91-KH/QU về tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, Đảng ủy phường đã xây dựng kế hoạch số 28-KH/ĐU nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết 25 cũng như đề ra những biện pháp nhằm tăng cương vai trò lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên.
Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tại phường, Đảng ủy phường nhấn mạnh: phường có phát triển, có giàu mạnh thì nhân dân phải giàu, mạnh. Muốn cho nhân dân giàu, mạnh thì trước hết phải tập trung và kiên quyết xóa hết hộ nghèo, nâng tỷ lệ hộ khá đặc biệt là các hộ thuộc độ tuổi thanh niên. Thanh niên là người chủ của đất nước, là người xung kích tình nguyện đi đầu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, do vậy không thể chấp nhận tình trạng hộ thanh niên nghèo, thuộc diện xóa đói giảm nghèo của phường. Do vậy, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo trong độ tuổi thanh niên bằng những việc làm cụ thể.
3.2 Giải pháp và kiến nghị:
3.2.1 Những giải pháp cơ bản:
Đưa chủ trương xóa đói giảm nghèo mà dặt biệt trong thanh niên vào chương trình hành động cụ thể hàng năm của Đảng ủy, của Đoàn phường. Có như thế mới xác định được tầm quan trọng và tính chất cấp thiết của việc xóa đói giảm nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh cho vay các nguồn vốn ưu đãi của quỹ hổ trợ giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng của hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… Gắn cho vay vốn với việc hướng dẫn hộ nghèo làm ăn một cách có hiệu quả theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy mô quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của phường và theo khả năng, quy mô của hộ gia đình, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nghèo.
Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách thích hợp và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, hộ nghèo; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
Hỗ trợ miễn, giảm chi phí khi khám và điều trị bệnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đẩy mạnh các vận động cộng đồng xã hội ủng hộ chăm lo cho những hộ nghèo không có điều kiện và khả năng tổ chức cuộc sống có tích lũy để vượt qua mức chuẩn nghèo (hộ già yếu, neo đơn, không còn khả năng lao động…), thực hiện bình đẳng về giới, chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp cho hộ nghèo, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với Chương trình mục tiêu “3 giảm”; phòng, chống các loại tệ nạn xã hội…; từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, làm nền tảng vững chắc cho người nghèo ổn định việc làm và xây dựng cuộc sống mới…
Phát triển hệ thống giáo dục thông qua vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng phường và Trung tâm Dạy nghề quận gắn với đào tào nghề, tăng cường mối liên kết giữa hệ thống giáo dục, đào tạo nghề với các thị trường lao động trong và ngoài quận. Khuyến khích và hỗ trợ Đoàn phường thành lập trung tâm giới thiệu việc làm nhằm tạo nguồn cũng cũng như nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.
Tổ chức khảo sát tình hình lao động trên địa bàn phường từ đó liên kết với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn phường và các phường lân cận nhằm tổ chức “Ngày hội việc làm”. Đây là giải pháp không mới nhưng đối với phường thì giải pháp này có tính khả thi và khả năng giải quyết tốt lao động của phường cũng như đáp ứng như cầu tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp ….
Kiến nghi lên các cấp có thẩm quyền giảm hoặc miễn học phí đối với các em thuộc hộ gia đình nghèo hoặc các thanh niên học nghề tại các trung tâm day nghề, các trường dạy nghề.
Kiến nghị có chính sách giảm thuế hoặc miễn thuế một cách hợp lý cho các doanh nghiệp, công ty có dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nghèo. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể kiến nghị giảm 50% hoặc miễn thuế trong 02 năm đầu tiên.
Vận động cán bộ, công chức, viên chức, các mạnh thường quân, các hộ dân tiếp tục ủng hộ xây dựng quỹ giảm nghèo của phường.
Đối với những hộ có lao động, chăm chỉ làm ăn, nhưng vì đông con đang tuổi học hành hay phải nuôi cha, mẹ già hay bản thân hay gia đình có người chẳng may ốm đau, bệnh tật; nên dùng hình thức tín chấp để giúp họ vốn sản xuất hay buôn bán nhỏ tại nhà nhằm tăng thu nhập.
Đối với những hộ có lao động nhưng vì chây lười không chịu lao động, ham mê cờ bạc, hay rượu chè say xỉn quậy phá làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương; thì kiên trì động viên, giáo dục; thậm chí nếu tái phạm nhiều lần phải đưa ra trước cuộc họp khu dân cư để giáo dục, làm bản cam kết với chính quyền địa phương là không tái phạm thì mới giúp đỡ.
Ủy ban nhân dân phường tiếp tục xây dựng những chương trình, kế hoạch phù hợp với từng từng hộ để tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí của Nhà nước để hỗ trợ một cách thiết thực cho các hộ nghèo và cận nghèo
Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công tác viên, các nhóm hộ tự quản trên địa bàn các khu phố.
Bên cạnh các giải pháp trên, cũng cần quan tâm hơn đến công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả cán bộ đảng, chính quyền và đoàn tham gia chỉ đạo và thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo; các hộ nghèo vươn lên làm giàu chính đáng).
3.2.2 Kiến nghị:
Qua thực tế tại phường, qua những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo được các cấp đề ra, của các đoàn thể mà đặc biệt là của tổ chức đoàn, từ những kinh nghiệm thực tế, tôi đề ra một số kiến nghị nhằm làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo như sau:
3.2.2.1 Về cơ chế:
Đảng ủy phường nên thường xuyên kiểm tra giám sát việc vận động các nguồn quỹ nhằm hỗ trợ việc làm.
Xây dựng và ban hành nghị quyết lãnh đạo của Đảng đối với đoàn trong việc xóa đói giảm nghèo hàng năm, tạo tiền đệ cho đòan phường có nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ thanh niên.
Ủy ban nhân dân phường xin ý kiến cấp trên trích từ nguồn quỹ vận động trong nhân dân để hình thành quỹ Xóa đói giảm nghèo đặc biệt dành cho hộ gia đình thanh niên. Thường xuyên kiện tòan bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo từ phường đến khu phố.
Xây dựng hệ thống kênh thông tin thích hợp để các hộ nghèo có thể tiếp cận như: bảng tin, tờ tin, phát loa...
Địa bàn phường rộng lớn, các hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều nhưng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo qua ít (01 người) nên mặc dù là một chủ trương của cả hệ thống chính trị, được xác định tầm quan trọng cực kỳ trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa được quan tâm và tăng số lượng người làm công tác này.
3.2.2.2 Về hoạt động:
Tạo điều kiện hình thành nguồn quỹ cho các hộ nghèo vay. Nếu như vậy thì việc tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện nhất cho các hộ nghèo.
Tổ chức khảo sát một cách chặt chẽ các hộ nghèo để có những kế hoạch hỗ trợ khả thi nhất về vốn, việc làm, nghề...
Tổ chức ngày hội việc làm cấp phường nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo tìm kiếm những việc làm thích hợp tăng thu nhập cho gia đình.
Tổ chức nhiều họat động, phong trào “tình làng nghĩa xóm” góp sức, góp kinh nghiệm giúp đỡ hộ nghèo, xây dựng các nhóm, tổ tiết kiệm thanh niên nhằm góp phần chăm lo cho các hộ thanh niên nghèo với phương châm “lấy sức dân, lo cho dân”.
Phần C
KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, hết sức đúng đắn và hợp lòng dân của Đảng ta. Đây vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu phán đấu lâu dài của đảng và nhân dân ta để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội – con đường mà đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta kiên trì thực hiện.
Đã từ lâu và cho đến nay, tổ chức Đoàn đã luôn là người bạn đồng hành của thanh niên trong con đường mưu sinh lập nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo đượ đảng và nhân dân đánh giá rất cao.
Trong bối cảnh ngày nay, khi mà nền kinh tế có thể bị chao đảo bởi các tác động của một vài nền kinh tế lớn trên thế giới thì việc ảnh hưởng này tác động đến nước ta là có thể, và mặc dù những tác động này có thể không lớn nhưng cũng có ảnh hương rất lớn đến các hộ nghèo, việc tái nghèo có thể diễn ra.Do vậy, công tác xóa đói giảm nghèo, giảm hộ nghèo nâng hộ khá, tăng trưởng bền vững là một việc làm thường xuyên và cấp bách của đảng, chính quyền và các đoàn thể mà trong đó có tổ chức Đoàn. Đoàn phải nhạy bén, kiên quyết và đồng hàn cùng thanh niên một các tòan diện hơn, hỗ trợ nhiều hơn nữa dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng đề luôn xứng đáng là tổ chức của thanh niên, là người bạn của thanh niên.
Mục lục
Trang
Phần A: Lời mở đầu
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Tình hình nghiên cứu vấn đề
2
3.
Mục đích nghiên cứu và nhệm vụ giải quyết
2
a.
Mục đích nghiên cứu
2
b.
Nhiệm vụ giải quyết
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần B: Nội dung
4
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên xóa đói giảm nghèo”
4
1.1
Một số khái niệm cơ bản:
4
1.1.1
Khái niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam
4
1.1.2
Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
5
1.1.3
Khái niệm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân:
6
1. 2
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên nói chung
7
1. 3
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo
9
Chương 2: Thực trạng của vai trò lãnh đạo của Đảng dối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo
11
2. 1
Đặc điểm chung
11
2.1.1
Điều kiện tự nhiên
11
2.1.2
Đặc điểm kinh tế – xã hội
11
2.2
Thực trạng
13
2.2.1
Thực trạng
13
2.2.2
Nguyên nhân
16
2.2.3
Bài học kinh nghiệm
17
Chương III: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng dối với Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo
18
3.1
Quan điểm và phương hư ớng
18
3.1.1
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta
18
3.1.2
Quan điểm của Quận ủy và Đảng ủy phường
19
3.2
Giải pháp và kiến nghị
20
3.2.1
Những giải pháp cơ bản
20
3.2.2
Kiến nghị
23
Phần C: Kết luận
25
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
1./ Giáo trình Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
2./ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
3./ Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2009 của Đảng ủy phường Phú Thọ Hòa.
4./ Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo năm 2004 - 2009 của Ủy ban nhân dân phường Phú Thọ Hòa.
5./ Báo các minh họa công tác hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm kinh tế gia đình của BCH Đoàn phường Phú Thọ Hòa.
6./ Báo các số liệu hoạt động phong trào của BCH Đoàn phường Phú Thọ Hòa năm 2004 - 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_vai_tro_lanh_doa_cua_dang_doi_voi_don_trong_viec_ho_tro_thanh_nien_lam_kinh_te_9439.doc