Đề án Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam

Tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam: Mục lục Nội dung Trang Chương I: Cơ sở lí thuyết 3 1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 3 1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước: căn cứ luật ngân sách năm 2002 3 1.2 Đăc điểm của NSNN 3 1.3. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. 4 1.4 Phân loại thâm hụt ngân sách 5 1.5 Nguyên nhân của bội chi ngân sách. 5 2. Lạm phát. 6 2.1 Khái niệm lạm phát. 6 2.2 Các loại lạm phát. 6 2.3 Cách tính lạm phát 7 2.4 Nguyên nhân lạm phát 8 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát 9 Chương II: Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 2005-2010 11 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2005-2010 11 2. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam từ 2005-2010. 13 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. 17 III) Giải pháp xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19 1. Những vấn đề đặt ra về xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19 2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát. 21 2.1 Tập trung các...

docx34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Nội dung Trang Chương I: Cơ sở lí thuyết 3 1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 3 1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước: căn cứ luật ngân sách năm 2002 3 1.2 Đăc điểm của NSNN 3 1.3. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. 4 1.4 Phân loại thâm hụt ngân sách 5 1.5 Nguyên nhân của bội chi ngân sách. 5 2. Lạm phát. 6 2.1 Khái niệm lạm phát. 6 2.2 Các loại lạm phát. 6 2.3 Cách tính lạm phát 7 2.4 Nguyên nhân lạm phát 8 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát 9 Chương II: Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 2005-2010 11 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2005-2010 11 2. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam từ 2005-2010. 13 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. 17 III) Giải pháp xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19 1. Những vấn đề đặt ra về xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19 2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát. 21 2.1 Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. 22 2.2 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. 23 2.3 Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. 23 2.4 Tăng thu giảm chi 23 2.5 Biện pháp vay nợ 27 2.6 Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước. 30 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết ,bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia đều gặp phải .Việc Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đua bội chi đến một mức nhất định .Chính phủ Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ . Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? các giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiên nay là gì ? Những ưu nhược điểm của các giải pháp đó đối với sự pháp triển kinh tế Việt Nam hiên nay ? Chương I: Cơ sở lí thuyết 1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước: căn cứ luật ngân sách năm 2002 Căn cứ luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, được sửa đổi và có hiệu lực từ 01/01/2004 thì Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phẩn chủ đạo, là điều kiện cật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước do hiến pháp quy định, nó còn là công cụ quan trọng của nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế xã hội, muốn sử dụng tốt công cụ ngày phải nhận thức được những vấn đề lí luận cơ bản của NSNN. Mặt khác NSNN còn phản ánh các quan hệ kinh tế giữa một bên là NN một bên là các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và NN sử dụng chúng để điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế. Từ những phân tích trên, ta có thể xác định được ‘’NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định’’ 1.2 Đăc điểm của NSNN Thứ nhất:Tạo lập và sử dụng NSNN gắn liền quyền lực với việc thực hiện các chức năng của NN, đây cũng chính là điểm khác biệt giữa NSNN với các khoản tài chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính chất pháp lý, còn chi NSNN mang tính cấp phát ‘’không hoàn trả trực tiếp’’. Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-Xã hội NN đã sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho NN với tư cách là một chủ thể. Thứ hai: NSNN luôn gắn chặt với NN chứa đựng lợi ích chung và công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện các mặt KT-XH của NN, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa NN và XH thể hiện qua các khoản cấp phát từ NSNN cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư. Quan hệ kinh tế giữa NN và XH dó đó thể hiện ở phạm vi rộng lớn. Thứ ba: Cũng như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm riêng của một quỹ tiền tệ, nó tập chung lớn nhất của NN là nguồn tài chính nên NSNN là giá trị thặng dư của xã hội do đó nó mang đặc đIểm khác biệt. Thứ tư: Hoạt động thu cho của NSNN được thể hiện theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoản thời gian giữa người giàu và nghèo để công bằng xã hội 1.3. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. Bội chi Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về Ngân sách Nhà nước hằng năm như sau: Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Tổng Thu Tổng Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới - thu nợ gốc). C. Bù đắp thâm hụt - Viện trợ. - Lấy từ nguồn dự trữ. - Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc). Nguyên tắc cân bằng ngân sách là: A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi Ngân sách Nhà nước của một năm sẽ như sau: Bội chi Ngân sách Nhà nước = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C (khoản bù đắp thâm hụt) Bội chi ngân sách Nhà nước có thể do ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có thể nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. 1.4 Phân loại thâm hụt ngân sách Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thánh hai loại: Thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì. *) Thâm hụt cơ cấu Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi nhưng chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi cho giáo dục-đào tạo, quốc phòng… *) Thâm hụt chu kì: Là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng cảu chu kì kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấy của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn dến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. 1.5 Nguyên nhân của bội chi ngân sách. Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN: - Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. - Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. 2. Lạm phát. 2.1 Khái niệm lạm phát. Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. 2.2 Các loại lạm phát. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)… Lạm phát một con số (single-digit inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3% đến 7% một năm. Lạm phát phi mã (galloping inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ hai con số tới ba con số một năm nhưng vẫ thấp hơn siêu lạm phát. Siêu lạm phát (hyper inflation): là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có khái niệm siêu lạm phát được chấp nhất tổng quát, một cách hiểu đơn giản về siêu lạm phát đó là cứ một tháng thì giá cả lại tăng gấp đôi. Có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát. (1) Người dân không muốn giữ tài sản ở dạng tiền mặt,(2) Giá cả trong nước không tính bằng nội tệ nữa mà tính bằng ngoại tệ ổn định, (3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời hạn tín dụng ngắn, (4) Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và lạm phát cộng dồn lên tới 100%. 2.3. Cách tính lạm phát Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước). Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". *)Tính theo CPI Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là: Tỷ lệ lạm phát = 100% x Po – P-1 P-1 2.4. Nguyên nhân lạm phát. Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, lạm phát do ba nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy và quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông. Tuy nhiên trong thực tế, lạm phát gia tăng còn do một số nguyên nhân nữa, thí dụ: Tâm lý của dân chúng, sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư... 2.4.1. Lạm phát do cầu kéo. Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. 2.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy. Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. 2.4.3. Lạm phát do cung ứng tiền tệ. Cung tiền tăng (chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua [công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo xã hội. ÁP lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên. 2.4.4. Nguyên nhân khác gây lạm phát. Chính sách tiền tệ: Nếu điều tiết lạm phát ở mức độ ổn định và hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hay nói cách khác là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, điều kiện cần là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật..... Nghiên cứu bước đầu của IFM (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam á cũng đã chỉ ra răng, mức lạm lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6% trong khi các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Lạm phát cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm phát đẻ lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây ra lạm phát. ……………. 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. Thậm hụt ngân sách và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: Bội chi ngân sách cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại. Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy. Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà ngân sách nhà nước lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, Nhà nước có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên việc tăng chi tiêu của Chính phủ trong trường hợp này sẽ gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN thì sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiền tệ. Ngược lại, khi lạm phát cao, nhà nước phải cung tiền để kích cầu đảm bảo quan hệ cân bằng tiền-hàng ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ dẫn đến chi nhiều hơn thu trong bẳng cân đối kế toán và sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách. Chương II: Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 2005-2010 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2005-2010 Nguồn HSBC Nhìn vào số liệu cho thấy tình hình lạm phát tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng cao từ giữa cuối năm 2007 và đạt đỉnh cao vào tháng 8/2008 với mức tăng CPI là hơn 30%. Tính trung bình tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 8.86% và năm 2008 là 22,97%. Đây có thể nói là mức tăng cao nhất kể từ năm 2004. Đến 2009-2010 tình hình phát có xu hướng giảm và trở về mức trên 10 %. Năm 2005 tuy CPI cuối kỳ giảm so với năm 2004 nhưng tính chung cả năm 2005, CPI bình quân ở mức 8,3%, cao hơn mức 7,7% của năm 2004. Nguồn: Tổng cục thống kê Lạm phát năm 2006 có xu hướng giảm, lạm phát cuối kỳ giảm từ mức 8.4% năm 2005 xuống 6.6% năm 2006; lạm phát bình quân giảm từ 8.3% xuống 7.4% do tác động của các nhân tố làm giảm lạm phát mạnh hơn các nhân tố làm tăng lạm phát. Lạm phát năm 2007 có mức tăng đột biến, tăng 12,63%, cao hơn mức 6.6% của năm 2006, đồng thời lạm phát bình quân cũng tăng từ mức 7,45% lên mức 8,3%. Năm 2008 là 1 năm đáng nhớ đối với kinh vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. Chỉ số CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm.Nỗi lo lạm phát thực sự đã xuất hiện vào thời điểm Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2008 đạt mức tăng 3,56% so với tháng trướctháng Năm đạt đỉnh tăng của năm 2008 với 3,91%. Nguồn:Tổng cục thống kê Sau chiều hướng giảm dần CPI ở những tháng cuối năm 2008, sang đầu năm 2009, chỉ số giá đã được điều chỉnh. Lạm phát bình quân cả năm tăng 6.88 so với năm 2008. Con số lạm phát năm 2010 là 11,75%vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm (không quá 7%), chỉ tiêu được điều chỉnh (không quá 8%) và yêu cầucuối cùng của Chính phủ: không tới mức 2 con số. 2. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam từ 2005-2010. Do việc xem xét là căn cứ thực tế tại Việt Nam, do đó các số liệu về bội chi ngân sách được nghiên cứu ở đây là lấy số liệu được tính theo cách tính riêng của Việt Nam và công bố trong nước, không sử dụng số liệu công bố quốc tế ( số liệu của Bộ tài chính công bố tại website: . Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư Từ năm 2005-2010, tình hình bội chi NSNN tăng lên qua các năm và về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5,5% GDP và nằm trong mức mà quốc hội đã thông qua từ đầu năm. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của nó trong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP). Tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, trung bình ở mức 18%/ năm trong các năm 2005- 2006 và đột biến ở năm 2007 với mức là 33% so với năm 2006. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát từ 2004 – 2007 (năm 2004: 7,8%; năm 2005: 8,3%; năm 2006: 7,4%; năm 2007: 8,86% ). Riêng năm 2008 tốc độ tăng bội chi giảm hẳn xuống so với 2007, đây là do chính sách cắt giảm chi tiêu của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Về bù đắp bội chi ngân sách, trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên. Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư Bội chi ngân sách Nhà nước cả năm 2005 bằng 15,5% tổng số chi, chiếm khoảng 4,86% GDP và bằng mức dự toán cả năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 80% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 20 % từ nguồn vay nước ngoài. Bội chi ngân sách Nhà nước cả năm 2006 bằng 15,8% tổng số chi, chiếm khoảng 5,64% GDP và bằng mức dự toán cả năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 74,2% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay nước ngoài. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 bằng 16,2 % tổng số chi, chiếm khoảng 5% GDP và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 23,9% từ nguồn vay nước ngoài. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 bằng 13,6% tổng số chi chiếm 4.95% GDP và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 bằng 18,34% tổng số chi và chiếm 5.02% GDP. Bội chi ngân Sách nhà nước năm 2010 bằng 5,8% GDP giảm 0,4% so với mục chỉ tiêu của quốc hội là 6,2%. Tình hình bội chi ngân sách tại Việt Nam tăng lên qua các năm cũng là dễ hiểu khi Việt Nam là đất nước đang phát triển. Để khẳng định điều này hãy xem xét việc chi từ ngân sách cho 3 nội dung chủ yếu đó là: Chi đầu tư phát triển, Chi trả nợ và viện trợ, Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể. Ta có thể nhận thấy rằng chi cho hoạt động thường xuyên là chiếm chủ yếu và có sự gia tăng khá mạnh, tốc độ tăng trung bình là 23% /năm trong giai đoạn 2005 – 2010 ; các khoản trả nợ vay cũng như viện trợ cũng chiếm đáng kể trong số chi của Chính phủ (nhằm trả các khoản nợ vay nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách), ngoài ra chi cho đầu tư phát triển (chi cho đầu tư xây dựng cơ bản là chủ yếu) tuy không phải chiếm chủ yếu trong nguồn chi ngân sách nhưng lại có tốc độ tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng trung bình là 25%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010, đặc biệt năm 2008 đã tăng 43% so với 2007. Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư 3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. Số liệu thống kê cho thấy khi mức bội chi ngân sách nhà nước tăng thì tỷ lệ lạm phát cũng có chiều hướng gia tăng. Nếu như tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2006 là 7,4 %, mức bội chi ngân sách ở mức 48,61 ngàn tỷ đồng, đến năm 2007 tỷ lệ lạm phát trung bình tăng lên là 8,9% thì mức bội chi ngân sách cũng tăng lên 64.56 ngàn tỷ đồng và năm 2008 tỷ lệ lạm phát trung bình tăng đột biến lên 22,97% thì mức bội chi ngân sách cũng tăng lên 66,2 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra khi nhìn vào khoản bù đắp thâm hụt ngân sách cho thấy phần lớn nguồn bù đắp là từ nguồn vay trong nước (trung bình chiếm trên 75%), phần còn lại là từ nguồn vay nước ngoài và hoàn toàn không có việc bù đắp thâm hụt thông qua việc phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt NSNN phải đổi ra VND để chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN lại cung ứng tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN quá lớn. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta trong năm 2007 và năm 2008. Còn phần bù đắp thâm hụt NSNN từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ thu tiền từ trong lưu thông vào NSNN và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm tăng lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng nhanh hơn, tạo ra hệ số nở tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này, cũng tạo ra tăng cung tiền tệ do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát, nhưng không lớn bằng vay vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt NSNN. Tuy nhiên nhìn nhận một cách thẳng thắn thì ngay từ đầu năm 2006, những dấu hiệu của lạm phát đã xuất hiện, nhưng trong quản lý và điều hành NSNN vẫn chưa đánh giá hết tác động của nó nên việc đầu tư công vẫn còn quá lớn và chưa hiệu quả. Chi thường xuyên chưa được giám sát chặt chẽ nên còn lãng phí, xử lý bội chi NSNN vẫn còn chưa quyết liệt. Cụ thể là bội chi ngân sách còn tăng qua các năm. Do vậy, để kiềm chế lạm phát, ngoài các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đang thực thi, vấn đề quản lý chặt tình hình chi NSNN như: chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đầu tư công... thông qua việc xử lý bội chi NSNN là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề này ngay từ những tháng đầu năm 2010, Chính phủ áp dụng các biện pháp cắt giảm đầu tư công và chi tiêu thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ thứ 4, quốc hội khóa XII ngày 16/10/2010, trong năm 2010 Chính phủ đã đình hoãn, giãn tiến độ thi công trên 3.100 công trình dự án với khoảng 31.000 tỷ đồng vốn từ nguồn ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm khoảng 9.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ, tiết kiệm 2.700 tỷ đồng chi thường xuyên của các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách. Những động thái này đã góp phần làm cho tỷ lệ lạm phát 3 tháng cuối năm 2010 giảm so với những tháng giữa năm 2010. III) Giải pháp xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 1. Những vấn đề đặt ra về xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý bội chi NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau trong việc xử lý bội chi NSNN: - Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Nhưng, trên thực tế số tiền vay, đặc biệt của nước ngoài, chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay (cả trong và ngoài nước) cần bảo đảm các quy định của Luật NSNN và mức bội chi cho phép hằng năm do Quốc hội quyết định. - Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không. - Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách, để công trình vận hành và phát huy tác dụng, luôn phải đòi hỏi nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Để có nguồn kinh phí này hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN. - Liệu có tồn tại vấn đề bội chi ngân sách địa phương ở Việt Nam hay không? Biện pháp xử lý ra sao? Quản lý vấn đề này thế nào? Đó là những vấn đề cần được xem xét kỹ càng hơn. Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối vào ngân sách địa phương để trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (không phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư. Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận dụng hết, các địa phương vẫn tiến hành vay vốn; tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư phát triển. Trong khi phải đi vay thì ngân sách địa phương lại để kết dư lớn, có tỉnh cuối năm kết dư bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và bằng 24,9 % so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay không cân đối vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu chi ngoài ngân sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi. Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là bội chi NSNN. Một trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo theo nguyên tắc thống nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp, điều đó đòi hỏi các khoản bội chi của ngân sách địa phương phải được tổng hợp để tính bội chi NSNN. Tuy nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể hiện đầy đủ bội chi khi quyết toán NSNN. Mức bội chi NSNN hằng năm trình Quốc hội mới chỉ phản ánh được mức bội chi của ngân sách trung ương. Đây là một trong những mắt xích cần phải được giải quyết trong việc xử lý bội chi NSNN. 2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát. Xử lí bội chi ngân sách là vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động lâu dài tới sự phát triển lâu dài của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều bất ổn như: khủng hoảng nợ công Châu Âu, chính trị thiếu ổn định ở các quốc gia…vấn đề ổn định ngân sách để kiềm chế lạm phát càng trở lên hết sức quan trọng với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Vấn đề thâm hụt ngân sách thường làm các nhà chính trị gia đau đầu giữa một bên là tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững với một vền là nguồn lực có hạn. 2.1 Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương. 2.2 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách. 2.3 Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Bội chi NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả. 2.4 Tăng thu giảm chi Đây là biện pháp cơ bản nhất mà chính phủ thường dùng để sử lí thâm hụt ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát. Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình Chính phủ phải tính toán để tăng các khoản thu và giảm các khoản chi. Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ truyền, nhưng không phải lúc nào cũng thành công được bởi vì ở đây xảy ra hai nghịch lý khó giải quyết. Một là, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chưa lớn sẽ ảnh hướng đến đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân bị hạn chế, tức là sẽ làm giảm động lực phát triển kinh tế. Hai là, khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn cũng làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP và ảnh hưởng không tốt tới nội tại nền kinh tế nước nhà. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là Chính phú phải tính toán, cân đối thu chi thế nào cho hợp lí để vừa đảm bảo các mục tiêu giảm thâm hụt kìm chế lạm phát đồng thời giữ nguyên tốc độ tăng trưởng kinh tế. 2.4.1 Tăng thu. Nguồn tổng cục thống kê Năm Tông thu(Tỷ đồng) 2005 228287 2006 279472 2007 315915 2008 316783 2009 442340 2010 478521 Công tác thu ngân sách nàh nước phải đảm bảo mức động viên vào ngân sách nhà nước hợp lí, tăng nhanh tỷ trọng nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước tập trung thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo pháp luật nhầm động viên một cách hợp lý, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng là phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế chủ động ứng phó với các tác động của thị trường giá cả trong và ngoài nước. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hải quan và mở rộng cơ chế tự khai tự nộp, tăng trách nhiệm người nộp thuế và cơ quan thu, tăng cường kiểm tra chống thất thu, nợ đọng tạo môi trường thuận lợi, bình đảng cho mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Có cơ chế khuyến khích tăng thu được hưởng hợp lý kết quả tăng thu so với nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Hiện nay tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm tra chặt chẽ. Vì vậy chính phủ cần phải có giải pháp kiên quyết hơn trong việc kiểm soát nguồn thu từ thuế, có biện pháp kiểm soát hiệu quả thì sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu viết và tự giác về nghĩa vụ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu cho ngân sách nhà nước. Chính phủ cũng cần đẩy mạnh các nguồn thu ngân sách này, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều ( tới hơn 40% từ các nguồn thu không bền vững như dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay). Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện này chiếm khoang 2% ngân sách của Việt Nam, trong đó con số này ở các nền kinh tế hiện đại là hơn 20%) và thuế bất động sản. Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo bền vững cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp nhà nước thực hiện được các công trình cơ sở hạ tầng vì quốc tế nhân sinh. Chính phủ điều chỉnh tăng mức thuế suất, thuế nhập khẩu bằng mức trần tối đa theo cam kết của WTO năm 2008 đối với các hành hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu ( oto nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng oto, một số mặt hành điện tử, điện lạnh…); giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hành thiết thực phục vụ sản xuất (linh kiện một số mặt hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất, tiêu dùng…) để góp phần bình ổn giá và tăng thuế xuất khẩu đối với các hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản ( than đá, dầu thô, quặng kim loại…) điều chỉnh tăng lệ phí trước bạ đối với oto con dưới mười chỗ nguyên chiếc; thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời gian nộp thuế và giảm thuế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện cho tất cả cá doanh nghiệp vượt qua khó khăn do giá đầu vào tăng cao, duy trì và tăng sản xuất, xuất khẩu. 2.4.2 Giảm chi Bảng tình hình chi Việt Nam qua các năm Năm Tổng chi(Tỷ đồng) 2005 262697 2006 308508 2007 399402 2008 494600 2009 584695 2010 673500 Triệt để tiết kiệm các khoản chi công và chi thương xuyên của ngân sách nhà nước. Đây là một giải phấp tuy mang tính tình thế, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xay ra thâm hụt ngân sách và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả cao nhằm tạo ra sự đột phá trong viếc phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt đối với các dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải nhanh chóng cắt giảm thậm chí là không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, nhưng khoản chi thường xuyên của cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu các khoản chi này chưa thực sự hiệu quả hoặc là chưa cần thiết. Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội thông qua là cơ cấu lại chi ngân sách nàh nước theo hướng ưu tiên cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là các huyện có tỷ lệ nghèo cao trên cả nước. Quốc hội quyết định: cần rà soát kĩ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực của ngân sách nàh nước đầu tư. Chính phủ Việt Nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách tài khóa của chính phủ trong thời gian qua chỉ hướng đến mục tiêu giảm chi tiêu công ( gồm đầu tư công và chi thường xuyên) qua đó giảm tổng cầu. Cụ thể chính phủ Việt Nam chỉ định như sau: Cắt giảm nguồn đầu tư từ tín dụng và ngân sách nhà nước. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước. Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Tổng đầu tư nhà nước ( từ ngân sách và tín dụng nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước) luôn chiếm trên 50% tổng đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy không nghi ngờ gì, nếu nàh nước cắt giảm một số hạng mục đầu tưu kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Cũng tương tự vậy, lạm phát sẽ được kìm chế ở mức thấp nếu các cơ quan nhà nước cắt giảm chi thường xuyên.( Chiếm 56% tổng chi ngân sách). Mặc dù cắt giảm chi tiêu là hoàn toàn đúng đắn, nhưng hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu còn chưa chắc chắn vì còn bốn lý do: Thứ nhất, việc cắt giảm, thậm chí giãn tiến độ đầu tư công là không dễ dàng nhất là khi cá dự án này đã được các cơ quan lập các cấp quyết định, đã được đưa vào quy định của bộ, ngành địa phương, đã được triển khai, và nhất là chúng gắn với lợi ích thiết thực của cơ quan có dự án. Thứ hai, nhà nước gần như là không thể kiểm soát các khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước một mặt do chính sách phân câp trong quản lí đầu tư và mặt khác do một số tập đoàn lớn đã thành lập ngân hàng riêng. Thứ ba, với tốc độ lạm phát như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng mức đầu tư công theo đúng dự toán cũng được coi là thành tích đáng kể. Thứ tư, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng việc giẩm chi thường xuyên là rất khó khăn nên đây là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm. Hơn nữa với thực tế ở Việt Nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều. Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương ( chiếm khoang 2/3 tổng chi thương xuyên), sau đó trừ đi các khaonr phụ cấp mang tính chất lương, chi chính sách chế độ, tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện… Theo ước lượng của bộ kế hoạch và đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3000 tỷ đồng chi hội họp và mua sắm xe, tức là giảm được khoảng 0,8 chi ngân sách nhà nước. 2.5 Biện pháp vay nợ 2.5.1 Vay nợ trong nước. Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho nhu cầu phát triển cảu nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển đất nước. Nhưng trên thực tế số tiền vay, đặc biệt là của nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tưu dàn trải ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia vẫn còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, những khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay cả trong và ngoài nước cần đảm bảo các quy định của ngân hàng nhà nước và mức bội chi cho phép hằng năm do quốc hội quyết định. Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy, tránh được đầu tư tràn lan kém hiệu quả và để tổn thât ngân sách quá lớn. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mẫu thuẫn giữa vốn cho vay để đầu tư và nguồn nhân lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vay vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của ngân sách nàh nước, nhất là vay vốn của ngân sách địa phương thì nguy cơ ảnh hưởng tới nền an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngân sách nàh nước là rất lớn. Thực hiện đầu tư tập trung cùng có lợi là bảo đảm phát triển hài hòa cân đối giữa các vùng miền trong toàn quốc. Khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy cá địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên phải bổ sung ngân sách nhà nước. Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là các chứng chỉ ghi nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Năm Số tiền vay trong nước(tỷ đồng) 2006 36000 2007 43000 2008 47500 2009 56000 2010 75000 *) Ưu điểm - Đây là biện pháp cho phép chính phủ giảm bội chi ngân sách mà khổng phải tăng cơ sở tiền tệ và dự trự quốc tế. Vì vậy đây được coi là một biện pháp hiệu quả để giảm thâm hụt ngân sách, kiềm chế lạm phát. *) Nhược điểm Việc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát ngay trước mắt nhưng nó có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lê nợ trong GDP liên tục tăng. Mặt khắc, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. Đặc biệt đối với nhưng nước đang trải qua lạm phát cao như Việt Nam hiện nay. Giá trị thực của trái phiếu chính phủ sẽ giảm nhanh chóng, làm cho chúng chở lên ít hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữu trái phiếu. Tuy nhiên, việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ và khiến cho hoatj động huy động vốn qua kênh này sẽ trở lên khó khăn hơn vào các năm sau đó. *) Một số điểm đã đạt được dối với vay nợ trong nước. Hàng năm, ngân hàng phải huy động một lượng tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách, để việc huy động lớn không ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất. Bộ tài chính thực hiện chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như: bảo hiểm, quỹ tích lũy trả nợ… phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành tín phiếu và trái phiếu chính phủ. Đối với tín phiếu ( loại thời hạn một năm) thực hiện phối hợp với ngân hàng nàh nước đấu thầu ( đấu thầu về lãi suất) qua ngân hàng nhà nước., đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân sách nhà nước, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi chưa cho vay được thực hiện mua trái phiếu này ( thực tế cho thấy trong năm qua nhiều doanh nghiệp đã mua tín phiếu kho bạc). 2.5.2 Vay nợ nước ngoài Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giời như ngân hàng thế giơi (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế… Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng… Năm Dư nợ nước ngoài(Triệu USD) 2006 15641 2007 19252 2008 21816 2009 27928 2010 29002 *) Ưu điểm Đây là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu, có thể bù đặp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép về lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. *) Nhược điểm Nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia, giá trị nợ nần tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Đồng thời, nó cũng khiến cho nền kình tế trở lên dễ dàng phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi theo đó là các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. *) Một số điểm đã đạt được của vay nợ nước ngoài. Nhờ thực hiện tốt quá trình cơ cấu lại nợ, cũng như chính sách vay mới mà dư nợ của chính phủ hiện nay là gần 35% GDP, mức an toàn, đảm bảo an ninh quốc gia. 2.6 Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước. Tăng cường vai trò của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước phải sử dụng một hệ thống chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển và tác động vào đời sống kinh tế- xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa công bằng kinh tế và môi trường kinh doanh… Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạ của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cương vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa rất quan trong. Kết luận Nhìn lại toàn bộ quá trình nhiều năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa bội chi NSNN với lạm phát có thể rút ra một số kết luận sau: NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMoi quan he giua tham hut ngan samp225ch va lam phat o VN.docx
Tài liệu liên quan