Tài liệu Đề án Bàn về tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay: z
ĐỀ ÁN: " BÀN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ
TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
HIỆN NAY"
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Ra quyết định - đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản trị.
Thường thì những quyết định của người quản trị có ảnh hưởng tới hiệu quả
của đơn vị mình quản lý. Nếu có thể tổng hợp thành một từ để nói lên phẩm
chất của một nhà quản trị giỏi, ta có thể nói rằng đó là “tính quyết định”.
Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương
trình và tính chất hoạt động của tổ chức nhằm để giải quyết vấn đề đã chín
muồi. Trên cơ sở sự hiểu biết các qui luật vận động khách quan của hệ thống
quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó.
Để ra quyết định nhà quản trị phải hiểu được quy luật để đưa ra quyết
định trên cơ sở khoa học. Lý thuyết quyết định thống kê trên lý thuyết là một
cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị chưa hiểu hết tác dụng và
vận dụng nó làm cơ sở tiền đề cho việc ra...
28 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Bàn về tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
ĐỀ ÁN: " BÀN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ
TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
HIỆN NAY"
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Ra quyết định - đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản trị.
Thường thì những quyết định của người quản trị có ảnh hưởng tới hiệu quả
của đơn vị mình quản lý. Nếu có thể tổng hợp thành một từ để nói lên phẩm
chất của một nhà quản trị giỏi, ta có thể nói rằng đó là “tính quyết định”.
Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương
trình và tính chất hoạt động của tổ chức nhằm để giải quyết vấn đề đã chín
muồi. Trên cơ sở sự hiểu biết các qui luật vận động khách quan của hệ thống
quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó.
Để ra quyết định nhà quản trị phải hiểu được quy luật để đưa ra quyết
định trên cơ sở khoa học. Lý thuyết quyết định thống kê trên lý thuyết là một
cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị chưa hiểu hết tác dụng và
vận dụng nó làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. Áp dụng lý thuyết quyết
định này sẽ đưa ra việc lựa chọn hành động và cả việc lựa chọn có ý tưởng
hợp lý về các hậu quả kinh tế, xã hội, chính trị của việc lựa chọn hành động
đó.
Đề án của em viết về vấn đề này còn nhiều thiếu xót. Em mong thầy
xem xét và cho em những lời khuyên xác đáng. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Chí.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2004
Sinh viên
Mai Văn Hùng
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 1
Đề án môn học
1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm
Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong quá trình quản trị. Để giải quyết các vấn đề này người ta thường
phải xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu.
Việc này tất yếu đòi hỏi các nhà quản trị cân nhắc, lựa chọn và đi đến
quyết định.
1.2. Bản chất
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra
chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã
chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ
thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống
đó.
1.3. Vai trò
Các quyết dịnh về quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt
động về quản trị. Bởi vì:
- Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi
hoạt động về quản trị. Không thể nói đến hoạt động về quản trị mà thiếu việc
ra các quyết định, cũng như không thể nói đến việc kinh doanh mà thiếu dịch
vụ và hàng hóa.
- Sự thành công hay thất bại trong các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào
các quyết định của các nhà quản trị.
- Xét về mặt tổng thể thì không thể thay thế các quyết định về quản trị
bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự đồng
bằng máy móc tinh xảo nào.
- Mỗi quyết định về quản trị là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống các
quyết định của một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với
nhau là cực kỳ phức tạp và hết sức quan trọng. Không thận trọng trong việc ra
quết định thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 2
Đề án môn học
1.4. Chức năng của các quyết định
Quyết định là trái tim của mọi hoạt động về quản trị, nó cần phải thực
hiện được những chức năng chủ yếu sau:
- Lựa chọn phương án tối ưu
- Định hướng
- Bảo đảm các yếu tố thực hiện
- Phối hợp hành động
- Chức năng động viên, cưỡng bức
- Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.
- Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh
- Bảo đảm tính hiệu lực
2. LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH LÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH
Từ xưa đến nay quản lý xã hội, quản ly nhân sự là một nghề nghiệp và
cộng việc quan trọng nhất của những người quản lý là ra các quyết định.
Không phải chỉ có quan chức cấp Chính phủ hay giám đốc một đơn vị sản
xuất kinh doanh là râ các quyết định, mà các nhà quản lý ở cấp cơ sở, địa
phương đều phải ra các quyết định. Vậy cơ sở của việc ra các quyết định ở
những con người này là gì? Thực tế từ lâu đã chứng tỏ rằng các quyết định
thiếu cơ sở khoa học thường phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Nghiên cứu những cơ sở của việc ra quyết định một cách khoa học sẽ
giúp ta nhận thức đúng đắn những cơ sở khoa học, những quy luật chi phối và
lường trước được những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra nếu như các quyết định
được chấp nhận.
Hầu hết những quyết định quản lý đều phải thực hiện trong những điều
kiện bất định vì các nhà quản trị hầu như không có thông tin hoàn chỉnh về
những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Trong 25 năm gầy đây các nhà quản lý đã sử dụng phương pháp và kỹ
thuật suy luận thống kê để giải quyết nhiều vấn đề mà thông tin nó bị thiếu,
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 3
Đề án môn học
bất định, hoặc một số trường hợp hầu như thiếu hoàn chỉnh. Lĩnh vực thóng kê
mới này có tên gọi: Lý thuyết quyết định thống kê hoặc đơn giản là Lý thuyết
quyết định.
Lý thuyết này là công cụ khoa học nhất mà các nhà quản lý cần hiểu
biết và dùng để ra quyết định. Khi đưa ra một vấn đề cần phải quyết định, cần
phải kiểm định giả thiết các mặt chính của vấn đề, ta phải xem xét vấn đề
kiểm định là chấp nhận hay bị bác bỏ. Trong lý thuyết quyết định chúng ta
phải quyết định lựa chọnv ấn đề trong những điều có thể (được gọi là hành
động), nhờ vào việc tính toán ảnh hưởng của hành động dưới dạng tiền đề.
Một nhà quản lý, người phải lựa chọn từ trong số những việc đầu tư có giá trị,
cần phải xem xét những lợi nhuận hoặc những thiệt hại mà nó có thể là hậu
quả của mỗi hành động. Áp dụng lý thuyết quyết định hợp lý về các hậu quả
kinh tế của việc lựa chọn hành đồng đó. Bởi vậy, các phương pháp thường
được dùng để tính toán lợ nhuận hoặc thiệt hại của từng hành động.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH
3.1. Môi trường quyết định
Môi trường ra quyết định là những lực lượng và yếu tố bên ngoài hệ
thống ra quyết định, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra quyết định.
Ví dụ: một nhà quản lý trong một tình huống gay cấn khi tình hình tài
chính thì eo hẹp của đơn vị mình, không thỏa mãn về điều kiện làm việc,
không yên ổn về gia đình, nội bộ thì không đoàn kết... thì sẽ không thể nào lại
bình tĩnh đưa ra được các quyết định sáng suốt, chính vì thế việc nhận thực
đúng đắn ảnh hưởng của môi trường để cải tạo, thích nghi và để tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra được những quyết định đúng đắn và khoa
học là một việc cần quan tâm.
Các yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định là:
Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: xã hội, thu nhập quốc dân, tự
nhiên,...
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 4
Đề án môn học
Môi trường bên trong: văn hóa của đơn vị, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật
chất, quan hệ...
- Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng,
người trung gian, gia đình người ra quyết định.
Để tạo ra được môi trường ra quyết định được thuận lợi, thoải mái
người ta phải biết cách phân tích ảnh hưởng của môi trường tới quá trình ra
quyết định.
Nội dung của những cuộc phân tích này là nhằm vào việc phân tích cơ
chế, quy luật ảnh hưởng của từng yếu tố, môi trường đến các khâu, các mặt
của hoạt động ra quyết định. Trên cơ sở những kết luận về môi trường ra quyết
định người ta sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để cải tạo, biến đổi, thích nghi và
tồn tại chung với chúng một cách có lợi nhất.
3.2. Những yếu tố chung của lý thuyết quyết định
3.2.1. Mục tiêu của quyết định
Khác với các loài động vật trong tự nhiên mọi hoạt động con người
(bình thường chứ không phải là những người mất trí) đều cần nhằm vào một
hay một số mục tiêu nào đó. Các hoạt động về quyết định trong quản trị cũng
vậy, muốn không bị lạc đường, mất phương hướng đèu cần phải xác định rõ
mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề gì? Thông thường mục tiêu được hiểu
là cái đích để nhằm vào hay cần đạt tới để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy mục
tiêu của các quyết định là cái đích cần đến trong các quyết định về quản trị.
Trong thực tế chúng ta cũng gặp thuật ngữ “mục đích” của các quyết định.
Vậy mục đích là gì? Và quan hệ của nó với mục tiêu ra sao? Theo quan điểm
của tôi thì chúng ta nên thừa nhận quan điểm “mục đích” là cái đích cuối cùng
cần đạt tới, còn mục tiêu là cái đích cụ thể cuối cùng cần đạt tới.
Sự cần thiết khách quan của mục tiêu là ở chỗ không thể ra quyết định
quản lý mà không có mục tiêu. Vì mục tiêu là lĩnh vực hoạt động tất yếu, là cơ
sở, là điểm xuất phát của mọi hoạt động quản trị khác.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 5
Đề án môn học
Vai trò quan trọng của mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là ở
chỗ nó có tính định hướng cho các hoạt động, là cơ sở để đánh giá các phương
án, các quyết định và là căn cứ để đề ra các quyết định về quản trị.
Việc xác định đúng đắn mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là
một yêu cầu hết sức quan trọng. Như vậy cần phải giải quyết vấn đề xác định
mục tiêu như thế nào là khoa học nhất. Muốn làm được việc này phải xuất
phát từ cơ sở khoa học của nó. Sau đây là những cơ sở khoa học chủ yếu:
- Những vấn đề cốt lõi cần giải quyết khi phải ra quyết định là gì?
- Đòi hỏi của việc sử dụng các quy luật khách quan trong lĩnh vực ra
quyết định và thực hiện các quyết định về quản trị.
- Khả năng tổ chức thực hiện các quyết định của những người thừa
hành.
Những yêu cầu cơ bản đối với các mục tiêu ở đây thường là:
- Phải rõ ràng
- Có tính khả thi
- Có thể được kiểm soát được.
- Phải phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan.
- Phải nhằm giải quyết những vấn đề then chốt quan trọng.
Hệ thống mục tiêu: trước khi ra quyết định cần phải xem xét toàn diện
những vấn đề có liên quan để đề ra các mục tiêu có tính hệ thống khoa học là
một đòi hỏi khách quan đối với các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định về
quản trị.
Các bước xác định mục tiêu trong việc ra quyết định được mô tả theo sơ
đồ sau:
Ý thức vấn đề Thu thập thông tin
Lựa chọn và quyết
định mục tiêu
Xác định mục tiêu
dự kiến
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 6
Đề án môn học
3.2.2. Những chiến lược
Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hóa cách thực hiện mục
tiêu, là cơ sở quan trọng trong lĩnh vực ra quyết định quan trọng.
Chức năng của chiến lược là:
- Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức.
- Bảo đảm thế chủ động khi thực hiện các mục tiêu.
- Huy động, khai thác và tập trung sử dụng mọi nguồn lực trong cơ sở.
- Đảm bảo tính thích nghi với mọi điều kiện của môi trường tác động
đến quyết định.
- Phòng ngừa chiến lược rủi ro và nguy cơ nếu nó có khả năng xuất hiện
và tận dụng mọi cơ hội, thời vận trong tương lai.
Nội dung của chiến lược phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung của các
quyết định.
2.3.2. Tình huống hậu quả
Những sự kiện xẩy ra ngoài sự kiểm soát của người ra quyết định
thường gọi là những hậu quả hay những tình huống tự nhiên và sự tồn tại của
chúng tạo nên nhiều khó khăn hơn thuận lợi trong điều kiện bất định.
Để đưa ra những quyết định sáng suốt các nhà quản trị cần đưa ra những
giả thiết về những tình huống có thể xẩy ra đối với những quyết định của mình
từ những giả thiết về các tình huống có thể xảy ra, để đưa ra các biện háp khắc
phục những hậu quả xấu có thể xảy ra và phát triển những mặt tích cực của
hậu quả
2.2.4. Xác suất của tình huống hậu quả
Tính bất định gắn với những hậu quả hay tính huống tự nhiên sẽ xuất
hiện một cách thực sự.
Những nhà quản trị cần đặt ra những giả thiết về những tình huống bất
định có thể xẩy ra. Qua việc thu thập các thông tin về các yếu tố của môi
trường có tác động đến quyết định, từ những thông tin đó cần xử lý các thông
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 7
Đề án môn học
tin bằng các phân tích định tính và định lượng rồi tính xác suất rủi ro của tình
huống hậu quả có thể xảy ra.
2.2.5. Những kết quả hay những kết toán
Những quyết định đưa ra có khoa học thì quyết định đó phải dựa trên cơ
sở của một bản kế hoạch. Bản kế hoạch đó phải đặt ra các mục tiêu cần đạt
được. Mục tiêu của các nhà chính trị là xã hội, còn mục iêu của các doanh
nhân đặt lên hàng đầu đó là lợi nhuận.
Đo lường, tính toán lợi nhuận hay giá trị của những hành động khác
nhau, ta có được những kết quả hay những kết toán. Trong tính toán cần phải
tính doanh thu sẽ thu được so với mức chi phí bỏ ra. Chi phí có thể có hiệu
quả hoặc không có hiệu quả.
3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ XÁC SUẤT LỢI NHUẬN
Dự đoán trong điều kiện bất định và xác định để đưa ra những quyết
định
3.1. Tính xác suất của hành động (sự kiện) của một quyết định
Trong hoạt động kinh doanh lợi nhuận thường đi với rủi ro. Những
ngành có lợi nhuận lớn thì mức rủi ro về thua lỗ lại cao và ngược lại thì những
ngành đem lại lợi nhuận thấp thì rủi ro về thua lỗ thường lại thấp. Điều này
dẫn đến nhà quản trị trước khi ra quyết định cần phải tính toán mức độ xác
suất thành công, có đủ dũng cảm để đưa ra các quyết định để đạt hiệu quả tối
ưu.
Sau đây là một thí dụ: Người bán báo mua một tờ báo là 800 đồng và
bán nó với giá 1.000đ. Bất cứ tờ bào nào không được bán trong ngày đều hoàn
toàn không còn giá trị đối với anh ta. Vấn đề đặt ra với người bán báo là xác
định số báo mua tối ưu trong ngày.
Người bán báo đã thực hiện ghi chép tình hình bán hàng của anh ta
trong 100 ngày qua bảng 1 như sau:
Số lượng báo bán
hàng ngày (tờ)
Số ngày bán báo
mức tương ứng
Xác suất bán báo của
từng mức bán (lần)
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 8
Đề án môn học
300 15 0,15
400 20 0,2
500 45 0,45
600 15 0,1
700 5 0,005
10 1
Như vậy, để đạt được quyết định tối ưu anh ta sẽ quyết định mua 500 tờ
báo vào ngày mai để bán lại. Bởi vì xác suất anh ta bán được hết 500 tờ báo là
0,45 là xác suất cao nhất đối với mức báo mà anh ta đặt khác có mức xác suất
bánhết hàng là thấp hơn.
3.2. Trong mỗi quyết định đưa ra phải đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
thay cho tối thiểu hóa thiệt hại.
3.2.1. Trước mỗi sự thay đổi của môi trường cần có những quyết định hợp
lý để thích nghi với môi trường.
Cách đây hơn một năm, khi cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc nổ ra. Giá của
các nguyên liệu đầu vào tăng, một số doanh nghiệp chịu sức ép của thương
trường.
Giá một số nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng, dầu, điện, ga, sắt
thép, giá các dịch vụ sinh hoạt... tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhà sản
xuất.
Khi các Nhà nước điều chỉnh giá xăng dầu các doanh nghiệp đã phải
chuẩn bị tâm lý về việc giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng giá thành các sản phẩm,
dịch vụ. Cụ thể, giá thành vận tải đường sông tăng 0,7%; đường biển tăng
1,2%; xi măng tăng từ 0,73 đến 1,1% tùy loại; thép tăng 0,35%; giấy tăng
2,4%; cá xa bờ tăng 100đồng/kg và lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng 3 đ/kg.
Điều này có nghĩa là khi đó chiến tranh Mỹ - Irắc đang xẩy ra ác liệt. Giá dầu
thô trên thị trường thế giới đã tăng lên đến 38 USD/thùng, nếu chiến tranh kéo
dài thì giá dầu thô sẽ tăng vọt.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 9
Đề án môn học
Chịu tác đông của giá dầu, giá nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu gốc
hóa dầu tăng vọt. Giá các loại nhựa như PEHD, PELD, PP, PVC chủ yếu dùng
trong sản xuất nhựa gia dụng, bao bì nhựa công nghiệp đang đồng loạt tăng
giá với mức chóng mặt. Giá nguyên liệu nhập khẩu PEAB từ 670 USD/tấn đã
tăng lên 750 USD/tấn, PELD từ 700 lên 770 USD/tấn, PP từ 800 lên 900
USD/tấn, PVC từ 550 USD/tấn lên 750 USD/tấn. Và không chỉ có hạt nhựa,
nhiều loại nguyên liệu có gốc hóa dầu khác cũng tăng giá. Các loại dung môi
chiết xuất từ xăng dầu phục vụ ngành sản xuất sơn cũng đang tăng lên từ 30
đến 40% so với trước, mà giá dung môi chiếm khoảng 30% giá thành sản
phẩm. Trước sép ép phải tăng giá sản phẩm do giá đầu vào sẽ tăng lên do cuộc
chiến tranh Mỹ - Irắc có thể kéo dài. Nhưng theo phân định tình hình thì xác
suất cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc kéo dài là rất thấp, bởi vì tiềm lực quân lực
của Mỹ rất mạnh so với Irắc, cuộc chiến tranh sẽ sớm kết thức, giá dầu mỏ sẽ
sớm bình ổn trở lại như cũ.
Có một số doanh nghiệp đã quyết định tăng giá thành làm giảm năng
lực cạnh tranh với hàng hóa từ nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã quyết
định giảm sản lượng sản xuất xuống để hạn chế mức thiệt hại. Một số doanh
nghiệp đã hủy bỏ các đơn đặt hàng từ nước ngoài, khi các đơn đặt hàng này
được đặt hợp đồng cách đây vài tháng. Những doanh nghiệp này đã làm mất
dần thị trường của mình.
Nhưng có một số doanh nghiệp quyết định giữ nguyên giá cũ để tăng
khả năng cạnh tranh, không hủy bỏ, từ chối các đơn đặt hàng xuất khẩu với giá
cách thời điểm đó vài tháng, chấp nhận những thiệt hại trước mắt. Khi cuộc
chiến tranh Mỹ - Irắc sớm kết thúc, giá dầu mỏ bình ổn trở lại, giá các nguyên
liệu đầu vào giảm trở lại. Những doanh nghiệp này vẫn giữ được thị trường
trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Những doanh
nghiệp này đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ở mức cao.
Nước ta vẫn được xếp là nước có tiềm năng tăng trưởng cao về kim ngạch
trong năm 2003.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 10
Đề án môn học
3.2.2. Trong hoạt động thương mại
Quyết ra quyết định phải tính trước mức tối đa hóa lợi nhuận thay cho
sự tối thiểu hóa thiệt hại.
Trong hoạt động thương mại, những hàng hóa tồn kho đang thường gây
ra thiệt hại. Do chi phí bảo quản, lưu kho cao, hàng hóa bị hư hỏng, số vòng
quay của vốn chậm. Nhưng cái đòi hỏi nhà quản trị phải có quyết định đúng
đắn về số lượng hàng hóa để đạt được mức lợi nhuận tối đa thay cho tối thiểu
hóa thiệt hại nói trên. Quyết định đó phải có cơ sở khoa học thì mới đem lại
hiệu quả. Sau đây là một thí dụ điển hình. Người bán rau quả mua ra tươi với
giá 35.000đ một giỏ và bán lại với giá 50.000đ một giỏ. Ta giả định sản phẩm
sẽ không còn giá trị nếu không bán được vào ngày đầu tiên. nếu người mua
ngày mai yêu cầu số giỏ nho nhiều hơn mức người bán dự trữ thì lợi nhuận sẽ
bị mất theo mỗi giỏ mà không có bán là 15.000đ (= 50.000 - 35.000). Mặt
khác, cũng phải tính chi phí do thiệt hại do dự trữ quả giỏ nho cho một ngày
nào đó. Nếu người bán dự trữ 13 giỏ nhưng chỉ bán được 10 giỏ thì mức lợi
nhuận của anh ta là 150.000đ (= 15.000 x 10 giỏ). Nhưng lợi nhuận phải đi là
105.000đ. Đó là chi phí của 3 giỏ nho không bán được và không còn giá trị.
Quan sát 100 ngày bán hàng cho những thông tin trong bảng sau:
Bảng 11.2: Tình hình bán nho trong 10 ngày
Số giỏ bán được
trong 1 ngày
Số ngày bán được
hàng mức tương ứng
Xác suất bán hàng ở
mức tương đương
10 15 0,15
11 20 0,20
12 40 0,40
13 25 0,25
100 100
Xác suất dùng để tính lợi nhuận
* Lợi nhuận có điều kiện
Bảng 11.3: Bảng lợi nhuận có điều kiện
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 11
Đề án môn học
Mức dự trữ có thể được Khả năng nhu
cầu về nho (giỏ) 10 giỏ 11 giỏ 12 giỏ 13 giỏ
10 150.000 1.150.000 30.000 45.000
11 150.000 165.000 130.000 95.000
12 150.000 165.000 180.000 145.000
23 150.000 165.000 18.000 195.000
Trình bày mức lợi nhuận tạo ra do kết hợp giữa cung và cầu. Nó có thể
dương hoặc âm. Nó có điều kiện ở chỗ một mức lợi nhuận nhất định thu được
là do thực hiện mức dự trữ (10, 11, 12, 13 giỏ).
Bảng lợi nhuận có điều kiện như vậy không ra cho người bán bao nhiêu
giỉo nho anh ta cần phải dự trữ mỗi ngày để tối đa mức lợi nhuận thu được. Nó
chỉ nhấn mạnh đến kết quả tương ứng giữa số lượng giỏ dự trữ nhất định (với
số lượng giỏ được bán nhất định).
* Lợi nhuận dự đoán
Bảng 11.4: Lợi nhuận dự đoán trường hợp chỉ dự trữ 10 giỏ
Mức nhu cầu thị
trường về nho (giỏ)
Lợi nhuận
có điều kiện
Xác suất bán hàng theo
mức nhu cầu thị trường
Lợi nhuận
dự đoán
1 2 3 (4) = (3)x(2)
10 150.000 0,15 22.500
11 150.000 0,20 30.000
12 150.000 0,40 60.000
13 150.000 0,25 37.500
100 150.000
Bảng 11.5: Lợi nhuận dự đoán trường hợp dự trữ 11 giỏ
Mức nhu cầu thị
trường về nho (giỏ)
Lợi nhuận
có điều kiện
Xác suất bán hàng theo
mức nhu cầu thị trường
Lợi nhuận
dự đoán
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 12
Đề án môn học
1 2 3 (4) = (3)x(2)
10 115.000 0,15 17.250
11 165.000 0,20 33.000
12 165.000 0,40 66.000
13 165.000 0,25 41.250
100 15.700
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 13
Đề án môn học
Bảng 11.6: Lợi nhuận dự đoán trong trường hợp dữ trữ 12 giỏ
Mức nhu cầu thị
trường về nho (giỏ)
Lợi nhuận
có điều kiện
Xác suất bán hàng theo
mức nhu cầu thị trường
Lợi nhuận
dự đoán
1 2 3 (4) = (3)x(2)
10 80.000 0,15 12.000
11 130.000 0,20 26.000
12 180.000 0,40 72.000
13 180.000 0,25 450.000
100 155.000
Bảng 11.6: Lợi nhuận dự đoán trong trường hợp dữ trữ 13 giỏ
Mức nhu cầu thị
trường về nho (giỏ)
Lợi nhuận
có điều kiện
Xác suất bán hàng theo
mức nhu cầu thị trường
Lợi nhuận
dự đoán
1 2 3 (4) = (3)x(2)
10 45.000 0,15 6.750
11 95.000 0,20 19.000
12 145.000 0,40 58.000
13 195.000 0,25 48.750
100 132.500
Ta vừa mới tính được lợi nhuận dự đoán của mỗi hành động thuộc bốn
hành động dự trữ một cách rõ ràng. Các mức này là:
- Nếu 10 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đóan hàng ngày là
150.000đ
- Nếu 11 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đoán hàng ngày là
157.500đ.
- Nếu 12 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đoán hàng ngày là
155.000đ.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 14
Đề án môn học
- Nếu 13 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đoán hàng ngày là
132.500đ.
Mức dự trữ tối ưu là mức sẽ cho lợi nhuận dự đoán lớn nhất. Mức lợi
nhuận bình quân ngày lớn nhất.
3.2.3. Mức lợi nhuận dự đoán do có thông tin hoàn hảo.
Từ ví dụ trên, trong trường hợp có thông tin hoàn hảo, người ta có thể
tính lợi nhuận dự đoán trong điều kiện xác định kết quả trình bày trong bảng
117
Bảng 11.7
Mức nhu cầu thị
trường về nho (giỏ)
Lợi nhuận
có điều kiện
Xác suất bán hàng theo
mức nhu cầu thị trường
Lợi nhuận
dự đoán
1 2 3 (4) = (3)x(2)
10 150.000 0,15 22.500
11 165.000 0,20 33.000
12 180.000 0,40 72.000
13 195.000 0,25 48.750
100 176.250
Giả sử người bán hàng nho có thể có được kết quả dự đoán rất chính
xác về tương lai. Vậy, điều này có ý nghĩa gì đó với anh ta. Anh ta phải so
sánh giữa khoản thu và khoản chi phí với thông tin trên để có lợi nhuận cao.
Người bán hàng trong thí dụ trên có thể thu khoản lợi nhuận trung bình
ngày là 176.250đ nên anh ta có được thông tin hoàn hảo về tương lai, lợi
nhuận dự đoán thu hàng ngày lớn nhất mà anh ta có thể thu được khi không có
thông tin hoàn hảo là 157.500đ chênh lệch 18.700đ là mức tối đa ước tính mà
người bán hàng sẵn sàng chi trả mỗi ngày để mua những thông tin hoàn hảo.
Vì đó là mức tối đa anh ta có thể thu thêm do sử dụng thông tin hoàn hảo.
Chênh lệch này gọi là giá trị dự đoán của thông tin hoàn hảo.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 15
Đề án môn học
4. PHÂN PHỐI LIÊN TỤC TRONG LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH, PHÂN TÍCH
BIÊN
Phân tích biên là công cụ tính toán xem khi người bán hàng bổ sung
thêm một đơn vị hàng hóa thì khả năng thiệt hại là bao nhiêu và kết quả thu
được là bao nhieu.
Khi một đơn vị hàng hóa bổ sung được đem bán thì hai trường hợp có
thể xẩy ra: đơn vị hàng hóa này bán được hoặc không bán được. Tổng xác suất
hai trường hợp này phải bằng 1.
Trong thí dụ trước về người bán nho, lợi nhuận biên do bán một đơn vị
bổ sung là 15.000đ. Vấn đề này được phản ánh như sau: Nếu ta dự trữ 10 giỏ
hàng mỗi ngày và nhu cầu hàng ngày lại từ 10 giỏ trở lên thì lợi nhuận có điều
kiện là 150.000đ mỗi ngày. Bây giờ ta quyết định dự trữ 11 đơn vị mỗi ngày.
Nếu đơn vị 11 được bán đi (khi đó nhu cầu là 11, 12, 13 đơn vị) thì lợi nhuận
có điều kiện tăng đến mức 165.000đ mỗi ngày.
Ta cũng cần phải xem xét lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào do dự trữ
thêm một đơn vị hàng hóa mà không bán được. Trường hợp này gọi là giảm
lợi nhuận có điều kiện. Mức lợi nhuận bị giảm gọi là thiêt hai bên hoặc ML.
Bảng sau phản ánh thiệt hại biên
Lợi nhuận có điều kiện
Mức dự trữ có thể được Khả năng nhu
cầu về nho (giỏ)
Xác suất bán hàng theo các
mức nhu cầu thị trường 10 giỏ 11 giỏ 12 giỏ 13 giỏ
10 0,15 150.000 1.150.000 30.000 45.000
11 0,20 150.000 165.000 130.000 95.000
12 0,40 150.000 165.000 180.000 145.000
23 0,25 150.000 165.000 180.000 195.000
100
Ta quyết định dự trữ 1 đơn vị. Nếu đơn vị thứ 1 (đơn vị biên) không bán
được thì lợi nhuận có điều kiện bị giẩm xuống còn 115.000đ
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 16
Đề án môn học
Số đơn vị được dự trữ tăng thêm với điều kiện lợi nhuận biên dự đoán
do tăng thêm mỗi đơn vị này phải lớn hơn thiệt hại biên dự đoán do tăng thêm
một đơn vị. Đây là phương pháp khoa học để cho nhà quản trị quyết định số
lượng hàng tối ưu cần nhập để đem lại hiệu quả cao nhất.
4.2. Sử dụng phân phối xác suất chuẩn.
Giả thuyết có số liệu ghi chép tình hình bán hàng hàng ngày, được coi là
tuân theo phân phối chuẩn sau đây:
- Trung bình bán hàng ngày: 60 đơn vị
- Độ lệch tiêu chuẩn của phân phối
- Tình hình bán hàng ngày trước đây: 10 đơn vị.
- Chi phí cho một đơn vị: 20.000 đơn vị
- Giá bán cho một đơn vị: 32.000
- Giá trị tận dụng 1 đơn vị không bán được sau ngày đầu trước tiên ta
phải tính xác suất đòi hỏi tối thiểu P*
P* = Error! = Error!
= Error! = 0,6
Ta có thể biểu diễn xác suất này theo đường cong phân phối chuẩn 0.35
0
độ
lệch
chuẩn
60 120
Hình 11.1. Phân phối xác suất chuyển với phần diện tích dưới đường cong
có chấm bằng 0,6 diện tích chung.
Nhà quản lý muốn tăng qui mô bán hàng cho đến khi đạt được điểm Q.
Vậy phải tính điểm Q.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 17
Đề án môn học
Bảng cho thấy điểm Q là điểm cách trung bình bằng 0,25 độ lệch chuẩn.
Ta tìm Q như sau:
0,25 độ lệch chuẩn = 0,25 x 10 = 2,5 đơn vị
Điểm Q = trung bình - 25 đơn vị
= 60 – 2,5 = 57,5 ≈ số đơn vị
4.3. Lợi ích - một chỉ tiêu ra quyết định của nhà quản trị
Hình dạng đường lợi ích của mỗi người là sản phẩm của sự phát triển
tâm lý, là kết quả của việc dự đoán tương lai của người đó và là kết quả của
những quyết định đặc biệt hoặc những hành động được đánh giá. Một người
có thể có một đường lợi ích cho tình huống này và một đường lợi ích khác cho
tình huống khác.
Đường lợi ích của từng người biểu hiện thái độ đối với rủi ro của họ.
Các đường lợi ích của những quyết định thuộc ba nhà quản lý khác nhau trong
hình 11.2 cho thấy điều đó. Thái độ của họ dễ dàng biểu lộ ra từ sự phân tích
đường lợi ích của họ. T là một nhà kinh doanh thận trọng, bảo thủ. Một sự
chuyển dịch sang phải điểm lợi nhuận ) chỉ làm tăng một lượng nhỏ lợi ích của
anh ta, nhưng một sự dịch chuyển sang trái điểm lợi nhuận 0 làm giảm lợi ích
của anh ta rất nhanh. Lợi nhuận hoặc thiệt hại bằng tiền 5
4
-60 40
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-100 -80 -40 -20 0 20 60 80
T
K
A
Hình 11.2: Ba
đường lợi ích
của ba người
khác nhau
100
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 18
Đề án môn học
Phân tích biểu hiện về lượng đường cong lợi ích của T ta thấy đi từ )
đến 100 triệu đồng lợi nhuận thì làm tăng lợi ích của anh ta 1 đơn vị theo trục
đứng. Trong khi chuyển dịch sang phía thiệt hại chỉ 40 triệu đồng làm giảm lợi
ích của anh ta cũng 1 đơn vị theo trục đứng. T sẽ tránh những tình huống có
thể xảy ra thiệt hại lớn. Người ta nói anh ta không thích mạo hiểm.
A lại là người hoàn toàn khác từ đường lợi ích của anh ta, thấy một mức
lợi nhuận nhất định làm tăng lợi ích của anh ta nhiều hơn cùng một mức thiệt
hại làm giảm lợi ích. Đặc biêt tăng lợi nhuận của anh ta 20 triệu đồng (từ 80
đến 100 triệu đồng) làm tăng lợi ích của bà ta từ 0 đến +5 đơn vị trên trục
đứng. Trong khi giảm lợi nhuận của bà cũng 20 triệu đồng (từ 0 đến 20 triệu
đồng) chỉ làm giảm lợi nhuận của bà ta 0,25 đơn vị (từ -4 đến -4,25). A là
người chịu chơi. Anh ta nhận thức rõ ràng thiệt hại lớn cũng sẽ không làm cho
mọi việc trở nên xấu hơn so với tình cảnh hiện tại, nhưng một khoản lợi nhuận
lớn lại rất đáng giá. Anh ta dám mạo hiểm để thu được lợi nhuận cao.
Ta nhận thấy người K về mặt tài chính rất sung túc, lại là nhà kinh
doanh mà mất 60 triệu đồng hoặc được 60 triệu đồng cũng cho là chuyện
thường tình. Niềm vui do được 60 triệu đồng và nỗi đau do mất 60 triệu đồng
cũng bằng nhau vì đường lợi ích của ông ta trở thành một đường thẳng nên
ông ta có thể sử dụng một cách hiệu quả giá trị dự toán như là một tiêu chuẩn
quyết định trong khi T và A lại sử dụng tiêu chuẩn lợi ích. K sẽ hành động khi
giá trị dự đoán dương, T sẽ yêu cầu một giá trị dự đoán cao đối với kết quả,
còn A có thể hành động trong trường hợp giá trị dự đoán âm.
4.4. Phân tích cây quyết định
4.4.1. Cơ sở cây quyết định
Cây quyết định là mô hình đồ họa về quá trình ra quyết định. Với mô
hình này, sử dụng lý thuyết xác suất vào việc phân tích những quyết định phức
tạp bao gồm:
* Nhiều đơn vị cần lựa chọn.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 19
Đề án môn học
* Nhiều yếu tố chưa biết nhưng có thể biểu hiện thông qua một loạt xác
suất riêng rẽ hoặc phân phối xác suất liên tục.
Phân tích cây quyết định là công cụ rất hữu ích trong việc ra các quyết
định liên quan đến đầu tư, đến kết quả thu được, việc bán các tài sản vật chất,
quản lý dự án, chương trình nhân sự và chiến lược sản phẩm mới.
Thí dụ về cây quyết đinh: Mở dịch vụ khu bãi tắm thiên nhiên ở vùng
núi có cơ sở du lịch và nghỉ ngơi.
Ta sử dụng cây quyết định để giúp giám đốc khu dịch vụ này quyết định
xem dơn vị của ông sẽ hoạt động như thế nào trong mùa hè tới.
Trên cơ sở kinh nghiệm của những năm trước đây ông ta tin rằng phân
phối xác suất của lượng nước mưa và lợi nhuận thu được có thể tóm tắt trong
bảng dưới đây:
Phân phối lượng mưa và lợi nhuận của khu bãi tắm
Lượng nước
mưa (mm)
Lợi nhuận
(1.000đ)
Xác suất
xuất hiện
Trên 40 120.000 0,4
20-40 40.000 0,2
Dưới 20 -40.000 0,4
Gần đây ông giám đốc đã nhận được đề nghị của công ty khách sạn
trong vùng xem thuê khu bãi tắm trong mùa hè và trả 45.000 ngàn đồng lợi
nhuận. Ông ta cũng đang xem xét việc thuê các thiét bị bơm nước từ giếng lên.
Nếu thuê các thiết bị này thì khu bãi tắm có khả năng đầy đủ, bất kể lượng
nước mưa ít. Nếu quyết định sử dụng nước nhân tạo bổ sung nước mưa tự
nhiên, lợi nhuận của ông ta trong cả mùa hè 120 triệu đồng, chưa trừ chi phí
thuê và vận hành thiết bị bơm nước. Chi phí thuê khoảng 12 triệu đồng một
mùa không kể sử dụng nhiều hay ít. Chi phí sử dụng cho máy bơm là 10 triệu
đồng nếu mưa lớn hơn 40cm, 50 triệu đồng nếu mưa trong khoảng từ 20-4-
cm; 90 triệu đồng nếu mưa ít hơn 20cm.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 20
Đề án môn học
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 21
Đề án môn học
Hình dưới 11.3 trình bày vấn đề của ông giám đốc khu bãi tắm dưới
dạng một cây quyết định.
Cho thuê 45.000
> 40cm 120.000 0,4
20-40cm 40.000 0,2
< 20cm -40.000 0,4
> 40cm 98.000 0,4
20-40cm 58.000 0,2
< 20cm 18.000 0,4
Tự hoạt động không
bơm nước
Tự hoạt động
có bơm nước
Hình 11.3: Cây quyết định của ông giám đốc khu bãi tắm
4.4.2. Nguyên tắc phân tích cây quyết định
Có hai nguyên tắc thực hiện:
Thứ nhất, nếu phân tích điểm nút khả năng có thể xảy ra (vòng tròn) ta
tính các giá trị dự đoán tại điểm nút bằng cáh nhân xác suất trên mỗi nhánh bắt
đầu từ điểm nút ấy với mức lợi nhuận ghi cở tận cùng của nhánh. Sau đó cộng
tất cả các kết quả tính được của nhánh bắt nguồn từ nút này.
Thứ hai, nếu phân tích nút quyết định (hình vuông) thì ta đặt vào hình
vuông con số giá trị dự đoán lớn nhất trong tất cả các giá trị cra các cành bắt
nguồn từ nút này. Bằng cách ấy, ta chọn được cành có kết quả dự đoán tốt
nhất và loại bỏ các cành có giá trị dự đoán nhỏ hơn. Ta đánh dấu vào những
cành này bằng hai gạch nhỏ để tỏ ý rằng chúng bị loại bỏ.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 22
Đề án môn học
Vấn đề quyết định của ông Giám đốc khu bãi tắm được minh họa ở hình 11.4
Cho thuê 45.000
> 40cm 120.000 0,4
20-40cm 40.000 0,2
< 20cm -40.000 0,4
> 40cm 98.000 0,4
20-40cm 58.000 0,2
< 20cm 18.000 0,4
Tự hoạt động không
bơm nước
Tự hoạt động
có bơm nước
58.000
40.000
8.000
Hình 11.4. Phân tích cây quyết định của Giám đốc khu bãi tắm.
Như vậy, quyết định tối ưu của ông ta là độc lập mở khi dịch vụ bãi tắm
và có thuê thiết bị bơm nước.
5. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CẦN CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH KHOA HỌC ĐỂ THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ.
5.1. Đối với doanh nghiệp
Việc tìm vốn có thể do nhu cầu của một công ty muốn mở rộng hoạt
động sản xuất, và cũng có thể để lập một công ty mới nhằm triển khai một dự
án mới. Trước khi mang một dự án mới mẻ không bảo đảm thành công đến
nhà đầu tư để tìm vốn thì cần lưu ý những điểm gì? Trước tiên là bạn nên hỏi
xem nhà đầu tư có quan tâm đến ngành nghề cũng như địa bàn của bạn hoạt
động không? Từ đó nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, đưa dự án của
công ty mình đến đúng với nhà đầu tư có đủ tiềm lực và quan tâm đến dự án
của mình chứ không phải là cách mạng một dự án “kỹ thuật thấp đến một nhà
đầu tư chuêyên về kỹ thuật cao”, cũng như đem một dự án đầu tư ở Trung
Quốc đến viếng một nhà đầu tư chuyên về Ấn Độ.
Đã mạo hiểm bỏ vốn vào dự án của ban dĩ nhiên nhà đầu tư cần tin
tưởng vào những nhà quản trị, quản lý doanh nghiệp. Những nhà quản trị cần
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 23
Đề án môn học
nắm được những cơ hội khoa học để phân tích một cách rõ ràng và nghệ thuật
để đưa ra những quyết sách thuyết phục nhà đầu tư, đầu tư vào đơn vị là có
hiệu quả cao, dự án của bạn phải mang đầy tính thuyết phục.
5.2. Chính sách đầu tư của Việt Nam
* Đã tốt hơn nhưng chưa đủ:
Theo số liệu khảo sát, đến 80% các doanh nghiệp ở Việt Nam đã lên kế
hoạch mở rộng kinh doanh trong ba năm tới. Việc có nhiều doanh nghiệp
muốn mở rộng kinh doanh là do họ nhìn thấy thị trường Việt Nam có nhiều
triển vọng phát triển và cảm thấy an tâm khi đầu tư vào nước có nền chính trị
ổn định. Đồng thời hơn một nửa số nhà đầu tư còn hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam giờ đây đã thuận lợi hơn trước. Kết quả cho thấy nỗ lực cải thiện
môi trường đầu tư của Việt Nam đã được nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận.
Nhưng dưới mắt các nhà đầu tư Việt Nam vẫn là nơi có độ rủi ro cao do chính
sách và luật lệ thiếu ổn định, hay thay đổi bất ngờ. Tuy môi trường đã tốt hơn
trước nhưng vẫn chưa sánh bằng một số nước ASEAN khác và Trung Quốc,
do vậy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất nhỏ so với các nước trong khu
vực.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần làm gì để có thể thuyết phục nhà đầu tư
nước ngoài lựa chọn Việt Nam.
* Còn nhiều rào cản
Rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư là:
Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực như nhập khẩu, dịch vụ vận tải
nội địa, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, quảng cáo.
Bên cạnh đó còn có một số bất hợp lý trong quy định bắt buộc về tỷ lệ
nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, xóa bỏ giấy
phép xin nhập khẩu.
Bộ luật lao động hiện nay quy định người sử dụng lao động phải ký hợp
đồng lao động vô thời hạn đối với người lao động có hợp đồng lao động được
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 24
Đề án môn học
gia hạn lần thứ hai trở đi. Quy định này đã làm cho một số doanh nghiệp lo
lắng trong việc thuê lao động.
Theo Luật đất đai hiện nay, thời hạn thuê đất đối với nhà đầu tư ở Việt
Nam thường là 50 năm, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 70 năm.
Tuy nhiên đối với nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư giải phóng mặt bằng và xây
dựng cơ sở hạ tầng thường kéo dài, có khi đến 5-10 năm. Do vậy, thời gian
thực hiện kinh doanh giảm. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa
được chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp hoặc dùng đất thuê để góp vốn
đầu tư. Hạn chế này cũng góp phần làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam
kém hấp dẫn.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Đảng và Chính phủ Nhà nước ta là phải sớm
đưa ra quyết định: rà soát và thay đổi các quy định, luật lệ đang cản trở việc
thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các
cơ quan thực thi pháp luật; xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ tư
pháp.
Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta thực hiện tốt được những điều này thì
nước ta sẽ là tâm điểm thu hút đầu tư nước ngoài. Nước ta sẽ tiến nhanh để trở
thành một nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 25
Đề án môn học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết thống kê
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh
3. Thời báo Kinh tế Sài Gòn
4. Thời báo Kinh tế Việt Nam
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 26
Đề án môn học
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Khái niệm, bản chất và vai trò của quyết định trong quản trị .............2
1.1. Khái niệm ...............................................................................................2
1.2. Bản chất .................................................................................................2
1.3. Vai trò ....................................................................................................2
1.4. Chức năng của các quyết định...............................................................3
2. Lý thuyết quyết định là cơ sở khoa học của việc ra quyết định............3
3. Những vấn đề chung của lý thuyết quyết định .......................................4
3.1. Môi trường quyết định ...........................................................................4
3.2. Những yếu tố chung của lý thuyết quyết định........................................5
3.2.1. Mục tiêu của quyết định...................................................................5
3.2.2. Những chiến lược.............................................................................7
2.3.2. Tình huống hậu quả .........................................................................7
2.2.4. Xác suất của tình huống hậu quả .....................................................7
2.2.5. Những kết quả hay những kết toán ..................................................8
3. Xác định giá trị xác suất lợi nhuận ..........................................................8
3.1. Tính xác suất của hành động (sự kiện) của một quyết định ..................8
3.2. Trong mỗi quyết định đưa ra phải đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
thay cho tối thiểu hóa thiệt hại. ....................................................................9
3.2.1. Trước mỗi sự thay đổi của môi trường cần có những quyết định
hợp lý để thích nghi với môi trường. .........................................................9
3.2.2. Trong hoạt động thương mại ........................................................ 11
3.2.3. Mức lợi nhuận dự đoán do có thông tin hoàn hảo. ....................... 15
4. Phân phối liên tục trong lý thuyết quyết định, phân tích biên........... 16
4.2. Sử dụng phân phối xác suất chuẩn. .................................................... 17
4.3. Lợi ích - một chỉ tiêu ra quyết định của nhà quản trị......................... 18
4.4. Phân tích cây quyết định..................................................................... 19
4.4.1. Cơ sở cây quyết định..................................................................... 19
4.4.2. Nguyên tắc phân tích cây quyết định............................................ 22
5. Kinh tế thị trường cần có những quy định khoa học để thu hút vốn
đầu tư. .......................................................................................................... 23
5.1. Đối với doanh nghiệp.......................................................................... 23
5.2. Chính sách đầu tư của Việt Nam ........................................................ 24
SV: Mai Văn Hùng - Lớp: Thống kê - 43B 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ ÁN- BÀN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.pdf