Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường Sư phạm tương tác - Đặng Văn Đức

Tài liệu Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường Sư phạm tương tác - Đặng Văn Đức: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0008 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 69-76 This paper is available online at DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12 VỚI BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đặng Văn Đức1, Nguyễn Thị Ninh2 1Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung học Phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội Tóm tắt. Bản đồ khái niệm (Concept Map) dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một ý tưởng chính (hoặc khái niệm) và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể. Bản đồ khái niệm cũng như bản đồ tư duy (Mind Map) sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. Bài báo đề cập đến định nghĩa, lợi ích của bản đồ khái niệm, cách xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường Sư phạm tương tác - Đặng Văn Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0008 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 69-76 This paper is available online at DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12 VỚI BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đặng Văn Đức1, Nguyễn Thị Ninh2 1Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung học Phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội Tóm tắt. Bản đồ khái niệm (Concept Map) dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một ý tưởng chính (hoặc khái niệm) và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể. Bản đồ khái niệm cũng như bản đồ tư duy (Mind Map) sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. Bài báo đề cập đến định nghĩa, lợi ích của bản đồ khái niệm, cách xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích cực suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh. Bản đồ khái niệm là một trong những công cụ hữu ích để giảng dạy và học tập đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường học ở trên thế giới và Việt Nam. Từ khóa: Bản đồ khái niệm, dạy học Địa lí 12, sư phạm tương tác. 1. Mở đầu Định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW): “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý đến tích cực hoá hoạt động trí tuệ học sinh mà còn chú ý đến dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành phẩm chất và phát triển năng lực; tăng cường hoạt động tương tác giữa Thầy-Trò-Môi trường sư phạm; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả học tập từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn. “Bản đồ khái niệm” là một trong những công cụ mang tính trực quan cao, có nhiều ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, có nhiều hữu ích trong giảng dạy và học tập đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường học ở trên thế giới và Việt Nam. Ngày nhận bài: 15/10/2015. Ngày nhận đăng: 15/1/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Ninh, e-mail: thuyninhtqt@gmail.com 69 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh “Dạy và học địa lí với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác” là một cách tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất dạy học ở trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Định nghĩa bản đồ Khái niệm Bản đồ khái niệm là một loại hình đồ họa được sử dụng để giúp học sinh tổ chức và phát triển kiến thức về một chủ đề. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một ý tưởng chính (hoặc khái niệm) và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể [5,8]. Như vậy, về bản chất Bản đồ khái niệm, là một dạng sơ đồ hoá trong dạy học nhưng cái khác của nó là sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. 2.2. Lợi ích của bản đồ Khái niệm Bản đồ khái niệm có nhiều lợi ích cho hoạt động dạy và học [1,5]: - BĐKN giúp cho GV xây dựng cấu trúc bài giảng của mình hợp lí và hiệu quả hơn. Thông qua việc tìm hiểu mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài, BĐKN sẽ giúp người GV sắp xếp lại các ý chính theo một trình tự phù hợp, khoa học. Đồng thời nó cũng giúp cho việc làm mới, bổ sung các thông tin cần thiết vào bài giảng trở nên dễ dàng hơn thay vì được soạn lại từ năm này sang năm khác một cách cứng nhắc. Điều này rất quan trọng đối với mỗi GV bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi thứ luôn có sự biến đổi không ngừng thì yêu cầu về tính cập nhật, hiện đại, khoa học đối với mỗi bài giảng càng được đề cao hơn. - BĐKN là công cụ, phương tiện để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, thể hiện nội dung bài giảng trên lớp một cách hệ thống, trực quan gây hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, tích cực và hiệu quả hơn. Bởi khi nhìn vào BĐKN, học sinh có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Nó giống như một tấm bản đồ thành phố, mà trung tâm của BĐKN chính là trung tâm thành phố tượng trưng cho chủ đề chính. Và từ trung tâm ấy những con đường chính được toả ra tượng trưng cho các ý lớn của bài học. Do đó, BĐKN có tính trực quan cao, nhìn vào BĐKN học sinh có thể thấy được những mối quan hệ giữa các kiến thức của nội dung bài học. BĐKN còn mang tính hệ thống, khái quát thể hiện ở sự sắp xếp hợp lí thứ tự các ý tưởng với các nhánh chính, phụ. BĐKN không chỉ phản ánh các kiến thức mới học sinh cần lĩnh hội mà còn dùng để củng cố kiến thức của học sinh đã tiếp thu được sau mỗi bài học. Mặt khác, BĐKN sử dụng các từ khoá nên học sinh chỉ phải ghi chép, đọc, nhớ các từ khoá quan trọng, tập trung vào kiến thức trọng tâm của bài học, sẽ giúp học sinh học tốt hơn, hiệu quả hơn. - BĐKN kích thích học sinh động não và đưa ra những ý tưởng mới, khái niệm mới cùng các đề xuất kết nối chúng với nhau; cho phép học sinh thể hiện rõ ràng hơn những ý tưởng, suy nghĩ và thông tin trong học tập. Bản đồ khái niệm còn giúp học sinh tích hợp các khái niệm mới với các khái niệm cũ nhằm đạt được những kiến thức nâng cao về bất kì chủ đề nào qua các hoạt động học tập trong môi trường sư phạm tương tác. - BĐKN tăng cường khả năng hoạt động tích cực của mỗi học sinh. Thông qua sự hướng dẫn của GV, học sinh hình thành được kĩ năng lập BĐKN. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân học sinh đã biết sử dụng cả hai bán cầu não trái và não phải cùng một lúc, khai thác tối đa tiềm năng sức mạnh của vỏ não. Quá trình lập BĐKN sẽ giúp học sinh sắp xếp tổ chức, phân loại các kiến 70 Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác thức theo ý tưởng của bản thân. Ngoài ra học sinh có thể thoả sức sáng tạo với những hình ảnh do chính bản thân mình nghĩ ra và vẽ thêm những con đường mới, những mối liên hệ mới mà mình phát hiện ra được. Tác phẩm của họ không có sự giới hạn về không gian, mang tính sáng tạo và phong cách riêng. Như vậy, trong quá trình lập BĐKN, người học luôn có cơ hội khám phá, tìm hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểm dừng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng niềm ham mê học tập ở mỗi học sinh, tăng cường khả năng tự học [6, 8]. - Học sinh có thể sử dụng BĐKN trong các hoạt động học tập địa lí như: trình bày bài học trên lớp; tự ôn bài ở nhà; ghi chú khi đọc SGK, sách tham khảo địa lí; hệ thống hoá kiến thức đã học để chuẩn bị cho các kỳ thi, kiểm tra, sử dụng BĐKN khi cần trình bày, tìm hiểu một vấn đề địa lí cụ thể. Trong quá trình học tập nếu HS sử dụng BĐKN sẽ mang lại hứng thú học tập, ghi nhớ dễ dàng hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc tìm hiểu các kiến thức địa lí. Bởi vì trên BĐKN ý chính sẽ được tập trung và xác định rõ ràng, quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì sẽ nằm ở vị trí càng gần với ý chính, mối liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác [9,10]. Tóm lại, BĐKN thực sự là một công cụ hữu ích để tổ chức quá trình nhận thức của học sinh. Nó phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, niềm đam mê hứng thú, tự học của học sinh góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. 2.3. Làm thế nào để xây dựng một bản đồ Khái niệm (BĐKN) Bản đồ khái niệm thường có sự phân cấp rõ ràng, với các khái niệm cấp dưới bắt nguồn từ khái niệm hoặc ý tưởng chính. Tuy nhiên, luôn cho phép thay đổi và các khái niệm mới được thêm vào bản đồ. Các vị trí trên bản đồ khái niệm có thể liên tục thay đổi, trong khi luôn phải duy trì mối quan hệ cùng với những ý tưởng khác trên bản đồ [2,5]. Bước 1. Bắt đầu với một ý tưởng chính, chủ đề, hoặc vấn đề được tập trung vào giữa bản đồ. Một cách hữu ích để xác định bối cảnh của bản đồ khái niệm là chọn một trọng tâm câu hỏi - một cái gì đó mà cần phải được giải quyết hoặc một kết luận rằng cần phải đạt được. Một khi một chủ đề hoặc một câu hỏi được quyết định trên, sẽ giúp cho các cấu trúc phân cấp của bản đồ khái niệm được rõ ràng, mạch lạc. Bước 2. Sau đó, xác định các khái niệm then chốt Tìm các khái niệm quan trọng mà kết nối và liên quan đến ý tưởng chính của chủ đề và xếp hạng chúng; khái niệm bao quát chung nhất đi đầu tiên, sau đó liên kết đến nhỏ hơn, khái niệm cụ thể hơn. Bước 3. Kết thúc bởi khái niệm kết nối - tạo liên kết cụm từ và từ Một khi các liên kết cơ bản giữa các khái niệm được tạo ra, thêm liên kết chéo, nhằm kết nối các khái niệm trong các lĩnh vực khác nhau của bản đồ, để minh họa thêm các mối quan hệ và tăng cường sự hiểu biết kiến thức của học sinh về chủ đề này. Các nguyên tắc trong quá trình lập bản đồ khái niệm Mục tiêu của các nguyên tắc trong BĐKN là sự tự do tư duy chứ không phải kìm hãm tư duy. Như vậy điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giữa trật tự và cứng nhắc, tự do và hỗn độn. Tự do tư duy thực sự chính là khả năng xây dựng trật tự từ sự hỗn độn. - Nhấn mạnh: Luôn dùng một hình ảnh trung tâm; dùng hình ảnh mọi nơi trong BĐKN; dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ; sử dụng sự tương tác 5 giác quan; cách dòng có tổ chức. - Liên kết: Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh; dùng màu 71 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh sắc; dùng kí hiệu. - Mạch lạc: Mỗi dòng chỉ có một từ khóa (có thể là một ngữ hoặc nhiều ngữ); luôn dùng chữ in thẳng đứng; viết in từ khóa trên vạch liên kết; vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài; vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm; đường bao ôm sát các nhánh; BĐKN luôn nằm theo chiều ngang. - Tạo phong cách riêng: Mỗi chúng ta là một cá thể độc đáo, BĐKN phản ánh được các mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong bộ não riêng có ở mỗi con người. Để phát triển BĐKN với phong cách riêng thật sự, phải tuân theo quy tắc “1+”, nghĩa là mọi BĐKN sau mỗi lần thực hiện phải giàu sắc thái hơn, nổi bật hơn, nhiều logic liên kết hơn một chút [2,8]. 2.4. Sử dụng bản đồ khái niệm hỗ trợ các hoạt động học tập Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác 2.4.1. Cấu trúc của dạy học trong môi trường sư phạm tương tác Cấu trúc của dạy học tương tác là xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: Người học - Người dạy - Môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt mục đích học tập đề ra [1,3,4]. Cơ chế tương tác Phương pháp dạy học tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương tác tồn tại giữa 3 tác nhân. Ba tác nhân này luôn luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Có thể biểu diễn mối quan hệ tương hỗ này bằng sơ đồ tam giác hoạt động tương tác như sau: Hình 1: Các tương tác và các tương hỗ của chúng - Tương tác người dạy - người học là sự tương tác thể hiện tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Hoạt động dạy và học diễn ra đồng thời và song song. Người học trong phương pháp học của mình, truyền đều đặn các thông tin cho người dạy hoặc bằng lời, hoặc bình luận, bằng các suy nghĩ các câu hỏi. . . người học đã hành động, người dạy về phần mình đã phản ứng; một cách chính xác đó là loại tác động qua lại, mối quan hệ qua lại mà phương pháp sư phạm rất quan tâm. Tương tự với người dạy, trong phương pháp sư phạm của mình, gợi ý cho người học một hướng đi thuận lợi cho việc học; trong cách nhìn này, người dạy chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện phải sử dụng và các kết quả cần phải đạt được. Người học đi con đường do người dạy vạch ra. Lúc này, chính người dạy đã hành động và người học thì phản ứng; sự tác động tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của dạy học tương tác. - Tương tác người học - môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và hình thành phẩm chất đạo đức cho người học. Môi trường là nơi người học bộc lộ khả năng trí tuệ của bản thân. Tùy môi trường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng có lợi hay có hại cho sự phát triển nhân cách toàn diện của người học. 72 Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác - Tương tác người dạy - Người học - Môi trường: Phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Tuy nhiên, nhiều khi tác nhân thứ ba - yếu tố môi trường bị xem nhẹ trong quá trình vận hành hoạt động dạy học. Môi trường được xem xét trong trạng thái động, luôn có xu hướng biến đổi và tác động từ nhiều phía đến người dạy và người học [6, 7]. Tóm lại cơ chế tương tác trong môi trường sư phạm là sự giao thoa giữa ba tác nhân. Sự tương tác giữa ba nhân tố hay hai trong ba nhân tố tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. 2.4.2. Những yêu cầu sử dụng BĐKN trong dạy học Thông qua việc hướng dẫn HS sử dụng BĐKN chúng ta có thể xây dựng cho học sinh một phong cách học tập mới. Chúng ta không chỉ cung cấp cho các em hệ thống tri thức khoa học mà còn chỉ ra con đường để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí, hình thành nhân cách của con người lao động tự lực, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên để phát huy tối đa khả năng học tập của học sinh, trong khi sử dụng BĐKN chúng ta cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau đây: - GV phải thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng BĐKN, có như vậy mới thu hút được sự chú ý của HS trong giờ học, tạo cho HS hứng thú, tự giác, sáng tạo lĩnh hội tri thức mới. - GV cần hướng dẫn HS cách xây dựng và sử dụng BĐKN để tự học, có khả năng trình bày nội dung kiến thức cơ bản của bài học một cách có hiệu quả. - GV khi sử dụng BĐKN phải linh hoạt, phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức của HS, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí, phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo và phát triển năng lực của mình trong quá trình học tập [8,9,10]. 2.4.3. Minh hoạ một số bài học Địa lí 12 bằng bản đồ khái niệm Hình 2. Bản đồ khái niệm thể hiện nội dung Địa lí 12 73 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hình 3. Bản đồ khái niệm: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bài 21: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Hình 4. Bản đồ khái niệm: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 74 Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác 3. Kết luận Bản đồ khái niệm (Concept Map) dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới. Khi tạo ra “Bản đồ khái niệm” một cách chính xác, khoa học là một cách tác động mạnh mẽ để học sinh đạt được mức độ cao về khả năng nhận thức. Một bản đồ khái niệm không chỉ là một công cụ học tập, mà còn là một công cụ đánh giá lí tưởng cho các nhà giáo dục đo sự phát triển và đánh giá học sinh. Khi học sinh tạo ra bản đồ khái niệm, học sinh nhắc lại ý tưởng sử dụng những từ riêng của mình và cũng giúp xác định lại những ý tưởng và khái niệm không chính xác; các nhà giáo dục có thể nhìn thấy những gì học sinh không hiểu, cung cấp một cách khách quan để đánh giá chính xác các lĩnh vực mà học sinh chưa nắm bắt khái niệm hoàn toàn. BĐKN thực sự là một công cụ hữu ích để tổ chức quá trình nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, niềm đam mê hứng thú, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập địa lí ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường, 2012. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí. Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, 57(4), Trang 120. [2] Tony Buzan, Phạm Thế Anh dịch, 2007. How to mind map - Lập bản đồ tư duy. Nxb Lao động – Xã hội. [3] Jean- Marc Demommé, Madeleine Roy, 2000. Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Nxb Thanh Niên. [4] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn, 2011. Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Teaching and Learning with concept Maps. [6] T.Tungprapa, 2015. Effect of Using the Electronic Mind Map in the Educational Research Methodology Course for Master-Degree Student in the Faculty of Education. International Journal of Information and Education Technology, Vol 5, No11, pp.112-124. [7] Nadezhda O.Yakovleva, 2014. Interactive Teaching Methods in Contemporacy Higher Education. Pacific Science Review XX. [8] Paul Reitano and Nicole C Green, 2012. The value of Concept Mapping in Developing Professional Growth in a Geography Methods Course. International Journal of Multiple Rearch Approaches, 6 (2): 160-174. [9] Riswanto and P. P. Putra, 2012. The use of mind mapping strategy in the teaching of writing at SMAN 3 Bengkulu, Indonesia. International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 2, No. 21, pp. 60 - 68. [10] S. O. Adodo, 2013. Effect of mind-mapping as a self-regulated learning strategy on students’ achievement in basic science and technology. Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol. 4, No. 6, pp. 163 - 172. 75 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh ABSTRACT Teaching and Learning 12th Grade Geography using Concept Maps in the Pedagogical Interactive Environment A concept map is a type of graphic organizer that is used used to help students get organized and represent knowledge of a subject. Concept maps begin with a main idea (or concept) and then branch out to show how that main idea can be broken down into specific topics. Used as a learning and teaching technique, concept mapping visually illustrates the relationships between concepts and ideas. Often represented in circles or boxes, concepts are linked by words and phrases that explain the connection between the ideas, helping students organize and structure their thoughts to further understand information and discover new relationships. Most concept maps represent a hierarchical structure, with the overall, broad concept first with connected sub-topics and more specific concepts following. [nice copy-and-paste] The article mentions the Definition of a Concept map, benefits of Concept mapping, how to Build a concept Map, and teaching and learning Grade 12 Geography using concept Maps in an Interactive Pedagogy Environment. Keywords: Concept Map, Teaching and Learning Grade 12 Geography , the Pedagogical Interactive Environment 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3457_dvduc_8722_2134586.pdf
Tài liệu liên quan