Tài liệu Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay - Trần Sỹ Dương: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 6/8/2017; Ngày phản biện: 18/8/29017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017
(1) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; e-mail: tranduonghvqg@gmail.com
Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Dân chủ trực tiếp là mọi công dân trực
tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội; là việc cho phép mọi công
dân được tham dự vào mọi công việc trọng đại
của đất nước, quyền tham gia, bàn bạc các công
việc chung, mọi thành viên trong xã hội được tôn
trọng và thực hiện quyền lợi. Bộ máy nhà nước
đóng vai trò tổ chức và bảo đảm các điều kiện
để thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân. Nhà
nước được quản lý bởi nhân dân và thông qua nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tham
gia bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định
trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội Đó vừa là một hiện tượng xã hội - chính
trị, vừa là một hình thức dân chủ cơ bản ra đời rất
sớm, hiện đang tồn tại, ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay - Trần Sỹ Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ngày nhận bài: 6/8/2017; Ngày phản biện: 18/8/29017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017
(1) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; e-mail: tranduonghvqg@gmail.com
Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Dân chủ trực tiếp là mọi công dân trực
tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội; là việc cho phép mọi công
dân được tham dự vào mọi công việc trọng đại
của đất nước, quyền tham gia, bàn bạc các công
việc chung, mọi thành viên trong xã hội được tôn
trọng và thực hiện quyền lợi. Bộ máy nhà nước
đóng vai trò tổ chức và bảo đảm các điều kiện
để thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân. Nhà
nước được quản lý bởi nhân dân và thông qua nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tham
gia bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định
trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội Đó vừa là một hiện tượng xã hội - chính
trị, vừa là một hình thức dân chủ cơ bản ra đời rất
sớm, hiện đang tồn tại, phát triển ở nhiều nước,
thể hiện rõ nét nhất, cao nhất chủ thể quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân.
Ở nước ta “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là
bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thật sự phát triển đất nước.”1. Bản chất
của chế độ dân chủ ở nước ta là bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, phát huy tính tích cực, sáng
tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thông qua vai
trò quản lý của Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2011, tr. 84
của Đảng. Do đó, Đảng, Nhà nước ta đã thường
xuyên quan tâm, chú trọng hoàn thiện các hình
thức dân chủ. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta
khẳng định:“Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội”2. Điều này đã được Hiến pháp năm
2013 chỉ rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức”. Tại Điều 3, đã khẳng
định cam kết của nhà nước về quyền làm chủ của
nhân dân: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện”. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã quy định
rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua
các cơ quan khác của Nhà nước”. Hiến pháp năm
2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực
hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, không chỉ
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2016, tr 38
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ
TRỰC TIẾP Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
Trần Sỹ Dương(1)
Các hình thức dân chủ trực tiếp thể hiện rõ nét nhất, cao nhất chủ thể quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách để hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp, mở rộng dân
chủ trong đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả không
thể phủ nhận, quá trình xây dựng đời sống dân chủ ở vùng dân tộc thiểu số cũng còn bộc lộ
những hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần thực hiện đồng thời các giải pháp để đẩy mạnh thực hiện
các hình thức dân chủ trực tiếp, bảo đảm quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc thiểu số
được thực hiện trên thực tế.
Từ khóa: Dân chủ; quyền dân chủ; dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện, hệ thống chính trị
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
41Số 19 - Tháng 9 năm 2017
đồng nhân dân như trước đây mà còn thông qua
các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình
thức dân chủ trực tiếp. Hiện nay, các hình thức
dân chủ trực tiếp được ghi nhận trong hệ thống
các văn kiện của Đảng; phản ánh trong hệ thống
pháp luật của Nhà nước và từng bước được tổ
chức thực hiện trong cuộc sống, trong đó có các
hình thức dân chủ trực tiếp chủ yếu sau:
Một là, hình thức bầu cử và bãi miễn các
đại biểu dân cử. Bầu cử là một chế định pháp lý
thông dụng và phổ biến ở hầu hết các quốc gia
trong đó có Việt Nam, được sử dụng trong rất
nhiều trường hợp, có thể là tổng tuyển cử toàn
quốc bầu Quốc hội, cũng có thể là bầu cử đại
biểu Hội đồng địa phương hoặc cũng có thể là
bầu người lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức.
Bầu cử có thể được thực hiện trong các cơ quan
nhà nước, nhưng cũng có thể được thực hiện
trong các tổ chức, doanh nghiệp v.v... Thông qua
các cuộc bầu cử này, nhân dân thực hiện chủ
quyền qua trung gian là những người đại diện cho
mình, bao gồm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng địa phương. Điều 7 Hiến pháp năm 2013
quy định: “1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín. 2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng
nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với
sự tín nhiệm của Nhân dân”.
Hai là, hình thức trưng cầu ý dân hay còn
gọi là phúc quyết. Trưng cầu ý dân là một hình
thức cơ bản của dân chủ trực tiếp do cơ quan Nhà
nước hoặc địa phương tổ chức để nhân dân trực
tiếp quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng
cầu như sửa đổi Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh
và các vấn đề khác bằng hình thức bỏ phiếu. Giá
trị pháp lý của trưng cầu ý dân ở chỗ, những vấn
đề đưa ra khi được nhân dân quyết định theo số
đông thì bắt buộc cơ quan nhà nước phải thi hành
theo ý nguyện của nhân dân. Điều 53, Hiến pháp
năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 đã xác
lập quyền: “Công dân có quyền tham gia quản
lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các
vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến
nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Đến Hiến pháp
2013, Điều 120 quy định “Việc trưng cầu ý dân
về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”. Đây là
một điểm mới quan trọng, thể hiện chủ quyền của
Nhân dân. Như vậy, về nguyên tắc quyền và hình
thức trưng cầu ý dân hay còn gọi là sự phúc quyết
của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng
của đất nước đã được thiết lập; tuy nhiên đến nay,
kết quả xây dựng Luật trưng cầu ý dân còn rất
khiêm tốn.
Ba là, hình thức tự quản. Đây là hình thức
biểu hiện sự phát triển cao nhất của dân chủ trực
tiếp - đó chính là chế độ nhân dân lao động tự
quản lý nhà nước của mình mà trước hết là ở
cộng đồng dân cư cơ sở. Trong những năm đổi
mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý điều hành của các cấp chính quyền, nhiều mô
hình tự quản của đơn vị, cơ quan, tập thể, các
đoàn thể xã hội, đủ các thành phần xã hội, giai
cấp, tầng lớp dân cư, các giới, các lứa tuổi đi vào
hoạt động có hiệu quả thiết thực trên mọi lĩnh
vực. Các mô hình tự quản ở nông thôn, miền núi,
biên giới, hải đảo, đồng bào thiểu số, các tôn giáo
cũng được quan tâm xây dựng, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân ngay ở địa phương, cơ sở,
khu dân cư. Tự chăm lo nhu cầu rèn luyện sức
khỏe, tự giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp
nhỏ trong nội bộ nhân dân, tự bàn biện pháp bảo
vệ các công trình, cơ sở hạ tầng, bảo nhau giữ
gìn vệ sinh môi trường, xóa đói giảm nghèo là
những đặc điểm của chế độ tự quản xã hội đang
phổ biến ở khu dân cư.
Ngoài ra, dân chủ trực tiếp ở nước ta
còn được thực hiện với các nhiều hình thức khác
như: Quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của hệ thống chính trị mà trực tiếp
là hoạt động của chính quyền, đoàn thể quần
chúng ở cơ sở; đối thoại, chất vấn với cử tri hoặc
với nhân dân; lấy ý kiến đóng góp của nhân dân
với các văn kiện của Đảng
Thời gian qua, trong đời sống dân chủ ở
vùng dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được
mở rộng, các hình thức dân chủ trực tiếp đã được
tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Cùng với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân
trí có những chuyển biến tiến bộ, nhận thức về
quyền và nghĩa vụ của đồng bào được nâng lên.
Thông qua thực hiện các hình thức dân chủ trực
tiếp, quyền làm chủ của đồng bào ngày càng được
mở rộng, tạo động lực để đồng bào tham gia ngày
càng tích cực vào mọi công việc của đất nước, xã
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
42 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
hội và cộng đồng; làm trong sạch đội ngũ cán bộ,
đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở;
ngăn chặn các tư tưởng, hành động lợi dụng “dân
chủ”, vi phạm dân chủ, tạo sự đồng thuận trong
xã hội. Trong những kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử
tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường
chiếm tỷ lệ rất cao, là minh chứng rõ nét cho việc
thực hiện và bảo đảm quyền chính trị của công
dân nói chung. Việc tham gia bộ máy nhà nước,
tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân cũng đạt
được những thành tựu đáng kể, tăng cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu thành phần các cấp
qua các nhiệm kỳ. Về số lượng, đại biểu Quốc
hội người dân tộc thiểu số đã tăng theo các khóa;
đến Khóa XIII (2011 - 2016) chiếm tới 15,6%,
cao hơn tỷ lệ dân số DTTS. Về đại biểu hội đồng
nhân dân các cấp là người DTTS: nếu như Khóa
XI (2002 - 2007): có 14% ở cấp tỉnh, thành phố;
17% ở cấp huyện, 19% ở cấp xã, phường thì đến
Khóa XIII đạt tỷ lệ 18,0% cấp tỉnh; 20,10% ở cấp
huyện; 22,46% ở cấp xã3.
Tuy nhiên, chất lượng còn hạn chế, thực
hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn hình thức, hiệu quả
thấp; hình thức tự quản diễn ra tự phát Một số
cơ sở chưa thực hiện triệt để những điều dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra vào giải quyết
những vụ việc bức xúc đang đặt ra tại thôn, làng,
ấp, bản. Ở một số nơi, việc thực hiện quy chế
dân chủ ở một số nơi chưa gắn với thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng,
với xây dựng mặt trận và các đoàn thể. Hạn chế
đó, chủ yếu xuất phát từ nhận thức về dân chủ
còn nhiều mặt hạn chế, nhiều cán bộ đảng viên
nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa
sâu sắc tính cấp bách và lâu dài của vấn đề dân
chủ nói chung và thực hiện quy chế dân chủ nói
riêng; trình độ dân trí còn thấp; phần lớn đồng
bào còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp
luật; thông tin đến với đồng bào còn hạn chế
đã cản trở quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp
tại các địa phương. Do vậy, trước đòi hỏi của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vùng
DTTS, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, tạo điều
kiện thuận lợi và bảo đảm cho đồng bào được
3. Báo cáo giám sát của Hội đồng dân tộc, năm 2014
thực hành các hình thức dân chủ trực tiếp trên
thực tế. Để thực hiện được điều đó, cần tập trung
thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản là:
Thứ nhất, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các
quy định của pháp luật về dân chủ trực tiếp. Trên
thực tế, các quy định của pháp luật về dân chủ
trực tiếp ở nước ta còn nhiều bất cập, thiếu tính
khả thi, nên việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện
các quy định pháp luật về dân chủ trực tiếp vừa
là yêu cầu cấp thiết, khách quan, vừa là một giải
pháp quan trọng để phát huy quyền làm chủ của
đồng bào. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cần
nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật trưng cầu
ý dân; tiếp tục hoàn thiện Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân, Pháp lệnh thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn và các văn bản pháp luật
khác có liên quan, tạo cơ sở pháp lý thu hút, động
viên nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình,
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo
động lực to lớn để xây dựng và phát triển vùng
DTTS.
Thứ hai, nâng cao chất lượng dân chủ đại
diện. Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là
những hình thức thực hiện dân chủ khác nhau,
nhưng nó cùng chứa đựng nội dung của hình thái
dân chủ xã hội chủ nghĩa, cùng nhằm xây dựng
và hoàn thiện việc thực thi quyền dân chủ của
nhân dân. Nếu hoạt động của các cơ quan dân cử,
các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng với đội
ngũ cán bộ, công chức được nhân dân ủy quyền
không tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân thì
mọi hình thức dân chủ trực tiếp dù có đầy đủ và
hoàn thiện đến đâu cũng chỉ là hình thức. Để
hoàn thiện dân chủ đại diện, nâng cao hiệu quả
thực thi quyền lực của nhân dân, cần tập trung
đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan đại
diện trên các mặt chủ yếu sau đây: xây dựng cơ
chế tuyển chọn đại biểu và bãi miễn đại biểu; đổi
mới phương pháp hoạt động của cơ quan đại diện
theo hướng công khai, chất vấn, đối thoại; kịp
thời giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân
và việc thu thập thông tin qua các phương tiện
thông tin đại chúng; đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan dân cử, các bộ
phận hợp thành hệ thống chính trị gắn liền với đổi
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
43Số 19 - Tháng 9 năm 2017
mới kinh tế - xã hội. Chỉ trên cơ sở đó, hệ thống
chính trị mới vận hành thông suốt, có hiệu lực, thực
sự là đại biểu cho quyền lực của nhân dân.
Thứ ba, nâng cao ý thức và năng lực thực
hành dân chủ cho đồng bào. Đây là giải pháp trực
tiếp quyết định đến quá trình thực hiện dân chủ
trực tiếp. Tuy nhiên, nhận thức, thái độ và khả
năng tổ chức thực hành dân chủ của mỗi người
dân bao giờ cũng được nảy sinh, phát triển trên
cơ sở cuộc sống hiện thực, phụ thuộc vào nhận
thức của đồng bào về dân chủ, pháp luật. Vì vậy,
cần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho đồng bào; cần sử dụng phổ biến các hình
thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với khả
năng nhận thức của đồng bào; đồng thời tích cực,
chủ động tạo điều kiện thuận lợi để người dân
tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của đất
nước, của địa phương. Chính việc thu hút đông
đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động chính
trị - xã hội của đất nước là “mảnh đất hiện thực”
để nảy sinh, phát triển nhận thức, tư tưởng, tình
cảm và năng lực thực hành dân chủcủa đồng bào.
Thông qua hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội
thực tiễn, các giá trị, nội dung, chuẩn mực dân
chủ xã hội chủ nghĩa được thấm nhuần đến từng
người dân, ăn sâu, bám rễ và ngày càng giữ vị trí
chủ đạo trong đời sống xã hội.
Thứ tư, chú trọng tăng cường các điều kiện
vật chất bảo đảm để đồng bào thực hiện quyền dân
chủ. Trình độ, tính hiệu quả trong việc thực hiện
quyền dân chủ của nhân dân luôn chịu sự chi phối
bởi điều kiện kinh tế - xã hội. Để nhân dân phát
huy quyền dân chủ, trước hết cần bảo đảm thông
tin đầy đủ, kịp thời. Trong thời đại bùng nổ thông
tin, không gì nhanh, nhạy, kịp thời tác động đến
mọi nhà, mọi người có hiệu quả bằng các phương
tiện thông tin - truyền thông đại chúng. Internet,
báo chí, phát thanh, truyền hình... đã thật sự là
cầu nối giữa Đảng - Nhà nước với nhân dân. Do
đó, các phương tiện thông tin đại chúng cần tích
cực giáo dục, tuyên truyền, phổ biến quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
thường xuyên phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện
vọng nhân dân. Báo chí, phát thanh, truyền hình
cũng là những chiến sĩ tích cực, dũng cảm trong
cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, văn hoá, đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực xã hội. Đồng
thời, cần bảo đảm quyền dân chủ về kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Do đó, cần đối xử bình đẳng với các hình thức sở
hữu, không phân biệt đối xử với những người làm
việc trong doanh nghiệp tư nhân;... bổ sung, ban
hành văn bản luật về hệ thống hợp đồng kinh tế, hợp
đồng lao động, bảo vệ quyền con người nhằm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực kinh tế với
quyền lực chính trị của nhân dân, phát huy quyền
lực chính trị của nhân dân lao động; thiết lập một
hệ thống cơ quan tư pháp với những thủ tục pháp
lý đầy đủ, dân chủ và tiến bộ để giải quyết những
tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, kiên quyết, chủ động đấu tranh
và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm dân chủ,
lợi dụng quyền dân chủ, dân chủ hình thức xâm
hại đến quyền dân chủ của công dân. Đây là biện
pháp có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần trực
tiếp giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình
hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp ở nước
ta hiện nay. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục, thuyết
phục kết hợp xử lý theo pháp luật những tổ chức,
cá nhân có tư tưởng, hành vi vi phạm dân chủ, vi
phạm pháp luật, lợi dụng dân chủ để thực hiện mục
đích cá nhân, tuyên truyền, kích động các phần tử
quá khích và quần chúng thiếu hiểu biết vi phạm
Hiến pháp, pháp luật nhà nước, vi phạm Quy chế
dân chủ ở cơ sở, coi thường kỷ cương phép nước
Từng bước đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các biểu hiện
của dân chủ hình thức, nặng về tuyên truyền, báo
cáo thành tích; xem nhẹ chất lượng, hiệu quả; đặc
biệt là bệnh hình thức trong công tác tổ chức bầu
cử, ứng cử ở các cấp cơ sở trong bầu cử Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đặc biệt, cần đấu tranh kiên quyết với các
thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội lợi dụng
dân chủ để chống pháp chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Để đấu tranh có hiệu quả cần tổ
chức, hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân học tập lý luận chính trị, tham
gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính
trị để họ dễ nhận diện những biểu hiện xâm nhập
hoặc mới nẩy sinh loại tư tưởng này trong cuộc
sống. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm theo
pháp luật các thế lực thù địch lợi dụng các chiêu
bài dân chủ, nhân quyền chống phá chế độ, chống
phá Đảng, Nhà nước ta, loại bỏ những nhóm lợi
ích, những phần tử cơ hội, bất mãn ra khỏi bộ
máy công quyền.
Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dân chủ
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
44 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
trực tiếp là phương thức kiểm soát quyền lực nhà
nước của chính người dân, qua đó làm giảm thiểu
khả năng tha hóa của quyền lực, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Trong điều kiên hiện nay,
việc hoàn thiện và tăng cường thực hiện các hình
thức dân chủ trực tiếp ở vùng DTTS là đặc biệt
cần cấp thiết, tuy nhiên, đó là một quá trình khó
khăn, lâu dài gắn liền với quá trình xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
bảo đảm quyền lực Nhà nước trên thực tế thuộc
về nhân dân; ý chí của Nhà nước phù hợp với ý
chí chung của nhân dân; thu hút, động viên đồng
bào các DTTS phát huy quyền làm chủ của mình,
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo
động lực to lớn để phát triển bền vững vùng dân
tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB.
Chính trị Quốc gia, H. 2011, tr. 84;
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB.
Chính trị Quốc gia, H. 2016, tr 38;
[3] Hoàng Chí Bảo, Hệ thống chính trị ở
nông thôn nước ta hiện nay, NXB. Chính trị Quốc
gia, H. 2005;
[4] Báo cáo giám sát của Hội đồng dân
tộc, năm 2014;
[5] Hiến pháp năm 2013;
[6] Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
STRENGTHENING THE DEMOCRACY DIRECTIONS
IN ETHNIC MINORITY AREAS NOW
Abstract: The forms of direct democracy show the most clearly, the highest power of
the state belongs to the people. Over the past years, the Party and State have implemented
many guidelines and policies to perfect the picture. In addition to the unmistakable results,
the process of building democratic life in ethnic minority areasare also limited and in the
lack of adequacy. Therefore, measures should be taken simultaneously to promote the
implementation of the forms of direct democracy, ensuring the ownership of ethnic minority
people is implemented in reality.
Keywords: Democracy; democratic rights; direct democracy; Representative
democracy, political system
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 190_818_1_pb_2672_2151988.pdf