Đẩy mạnh đổi mới hình thức thi, kiểm tra để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu Đẩy mạnh đổi mới hình thức thi, kiểm tra để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay: KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 39 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19 Chỉ thị 23-CT/TW ngày 9 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư đã xác định “Ðổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị theo hướng thực chất” là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới. Vì vậy, việc đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra kết thúc học phần tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Từ khóa: Đổi mới, thi, kiểm tra; đào tạo, bồi dưỡng,... Có thể khẳng định: Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để phục vụ công tác giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh, thành phố nói chung và tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai nói riêng Đẩy mạnh đổi mới hình thức thi, kiểm tra để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh đổi mới hình thức thi, kiểm tra để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 39 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19 Chỉ thị 23-CT/TW ngày 9 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư đã xác định “Ðổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị theo hướng thực chất” là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới. Vì vậy, việc đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra kết thúc học phần tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Từ khóa: Đổi mới, thi, kiểm tra; đào tạo, bồi dưỡng,... Có thể khẳng định: Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để phục vụ công tác giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh, thành phố nói chung và tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai nói riêng Đẩy mạnh đổi mới hình thức thi, kiểm tra để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay ThS. NGUYỄN ANH TRẠNG Trường Chính trị tỉnh Gia Lai hiện nay là công việc thường xuyên, liên tục; đòi hỏi sự chỉ đạo thường xuyên, tích cực của cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường. Đồng thời với việc giảng dạy, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học viên cũng là khâu rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng liên hệ thực tế để đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn đề ra của học viên mà hơn thế nữa nó phải tạo ra động lực thúc đẩy quá trình dạy và học; thông qua kết quả các bài kiểm tra, thi kết thúc các phần học, học viên điều chỉnh phương pháp học tập, nghiên cứu tài liệu, giảng viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với kiểm tra, đánh giá đó là tính khách quan, chính xác và công bằng. Điều này đòi hỏi việc đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra kết thúc học phần để đánh giá chất lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng là một việc làm cần thiết. Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới đã xác định: “Ðổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị theo hướng thực chất” là một trong những giải pháp căn cơ để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tăng cường xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ40 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững đất nước (1). Quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức thi, kiểm tra kết thúc phần học các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường và cơ sở: từ khâu ra đề thi đến việc phân công cán bộ có kinh nghiệm để coi thi, chấm thi... đến khâu lên điểm, công bố điểm trên Website nhà trường...Ngoài hình thức thi tự luận truyền thống từ trước đến nay, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ 1 Điểm 3.3, Mục 3, Chỉ thị số 23-CT/ TW ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. chức áp dụng lồng ghép các hình thức thi khác theo Quy chế đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính (ban hành kèm theo Quyết định 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) như: vấn đáp, trắc nghiệm và tự luận. Việc đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã tạo không khí mới trong việc đổi mới phương pháp học tập lý luận chính trị, đòi hỏi học viên phải tăng cường ý thức, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức từ bài giảng và nghiên cứu giáo trình; giảng viên phải đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, việc triển khai các hình thức thi mới hiện nay đang gặp phải một số boăn khoăn, thắc mắc từ phía giảng viên và học viên, cụ thể như sau: Một là, việc thi theo hình thức trắc nghiệm sẽ gây khó khăn cho học viên lớn tuổi - những người đã rời khỏi nhà trường quá lâu dẫn đến lúng túng, bị động trong quá trình làm bài thi; hơn nữa, thời gian làm một bài thi trắc nghiệm thường ngắn và số lượng câu hỏi dài dẫn đến chất lượng làm bài thi thường không cao. Hai là, hình thức thi vấn đáp đòi hỏi học viên ngoài việc dành nhiều thời gian để ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức đã được truyền thụ, tiếp thu qua các buổi học, học viên KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 41 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19cần phải được trang bị tâm lý vững vàng, tự tin khi tham gia buổi thi vấn đáp. Việc này cũng gây không ít khó khăn cho học viên cấp xã, học viên lớn tuổi. Ba là, tổ chức thi trắc nghiệm, chấm thi bằng máy sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước, song lại giảm giờ chấm bài của giảng viên và vì thế ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của giảng viên. Để áp dụng thành công, có hiệu quả các hình thức thi, kiểm tra qua đó đánh giá thực chất kết quả học tập lý luận chính trị của học viên theo tinh thần Chỉ thị 23-CT/TW ngày 9 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư, xin có một số đề xuất, kiến nghị như sau: Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên nhà trường và toàn thể học viên về việc đổi mới hình thức thi các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Tạo sự đồng thuận và thống nhất nhằm thực hiện nghiêm túc mục tiêu: “Đổi mới hình thức thi, kiểm tra các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị” trong cán bộ, giảng viên và học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng; xem việc đánh giá thực chất kết quả học tập là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp phần tạo nên uy tín và thương hiệu của Trường Chính trị tỉnh trong xã hội. Hai là, việc tổ chức các hình thức thi mới phải được tiến hành từng bước có hệ thống. Bài thi phải được thiết kế khoa học, phù hợp với các đối tượng học viên trong đó có học viên lớn tuổi, học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp sau khi biên soạn, được thẩm định thông qua cần có biện pháp kiểm tra, điều chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời, có kế hoạch cập nhật, bổ sung những kiến thức mới phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Ba là, việc tổ chức coi thi, kiểm tra cũng như công tác chấm thi, kiểm tra phải đảm bảo đúng quy trình, quy chế; yếu tố khách quan, chính sát, công bằng phải đặt lên hàng đầu bởi đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Có cơ chế giám sát việc coi thi, kiểm tra để điều chỉnh, xử lý những cá nhân thực hiện chưa nghiêm quy trình. Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất (máy vi tính, máy Scan, phần mềm chấm thi trắc nghiệm...) phục vụ cho việc đa dạng hóa các loại hình thi, kiểm tra. Trang bị camera một phòng học và dành riêng phòng học đó cho công tác coi thi, kiểm tra để tăng cường tính nghiêm túc trong kỳ thi. Năm là, chất lượng, kết quả bài làm của học viên một mặt thể hiện trình độ, năng lực tiếp thu, ghi nhớ bài giảng, kiến thức tự học, tự nghiên cứu giáo trình, thực tiễn của học viên, nhưng qua đó cũng đánh giá thực chất những nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên. Vì thế, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức coi thi, chấm thi để việc đánh giá đảm bảo đúng thực chất, công bằng, khách quan không sáo rỗng, thành tích. Sáu là, thông báo kết quả thi, kiểm tra của từng học viên về cơ quan, đơn vị có người đi học để có sự phối hợp trong khâu kiểm nghiệm, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng của học viên và giảng viên nhà trường. Kiểm tra, đánh giá chất lượng học viên là khâu quan trọng. Nếu việc đa dạng hóa hình thức thi, kiểm tra kết hợp với việc áp dụng đồng bộ các đề xuất, kiến nghị nói trên sẽ góp phần kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị theo hướng thực chất theo tinh thần Chỉ thị 23-CT/TW ngày 9 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư để Trường Chính trị tỉnh xứng đáng là trung tâm đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương nhiệm, kế cận của tỉnh trong thời gian đến./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf27_5217_2207533.pdf
Tài liệu liên quan