Dạy học tin học theo định hướng phát triển năng lực với mô hình B-Learning - một trường hợp nghiên cứu ở Đại học Sư phạm Huế

Tài liệu Dạy học tin học theo định hướng phát triển năng lực với mô hình B-Learning - một trường hợp nghiên cứu ở Đại học Sư phạm Huế: 39 DẠY HỌC TIN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VỚI MÔ HÌNH B-LEARNING - MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ Nguyễn Thế Dũng1 Dương Phương Hùng2 Tóm tắt: Dạy học kết hợp (B-learning) và dạy học định hướng năng lực đang là các xu hướng mới trong giáo dục ở Việt Nam. Bài báo này trình bày về việc sử dụng B-learning trong dạy học một số môn học cho sinh viên ở trường ĐHSP Huế, có định hướng đến khả năng của người học nhằm đạt được các năng lực mục tiêu. Một số trường hợp nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về chương trình học, mục đích đào tạo và các kỹ năng đặt ra, mô hình và môi trường học tập được sử dụng trong suốt khóa học. Các thảo luận về phương pháp sử dụng, kết quả đạt được, và những thách thức trong quá trình thực hiện cũng được đề cập. Kết quả cho thấy rằng B-learning tạo thuận lợi và thúc đẩy tính linh hoạt, tự chủ trong quá trình học tập của người học và sự phát triển các năng lực khác nhau của họ. Từ khóa: Dạy học kết hợp, ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tin học theo định hướng phát triển năng lực với mô hình B-Learning - một trường hợp nghiên cứu ở Đại học Sư phạm Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39 DẠY HỌC TIN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VỚI MÔ HÌNH B-LEARNING - MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ Nguyễn Thế Dũng1 Dương Phương Hùng2 Tóm tắt: Dạy học kết hợp (B-learning) và dạy học định hướng năng lực đang là các xu hướng mới trong giáo dục ở Việt Nam. Bài báo này trình bày về việc sử dụng B-learning trong dạy học một số môn học cho sinh viên ở trường ĐHSP Huế, có định hướng đến khả năng của người học nhằm đạt được các năng lực mục tiêu. Một số trường hợp nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về chương trình học, mục đích đào tạo và các kỹ năng đặt ra, mô hình và môi trường học tập được sử dụng trong suốt khóa học. Các thảo luận về phương pháp sử dụng, kết quả đạt được, và những thách thức trong quá trình thực hiện cũng được đề cập. Kết quả cho thấy rằng B-learning tạo thuận lợi và thúc đẩy tính linh hoạt, tự chủ trong quá trình học tập của người học và sự phát triển các năng lực khác nhau của họ. Từ khóa: Dạy học kết hợp, dạy học định hướng năng lực, dạy học dựa vào dự án; lớp học đảo ngược, khóa học trực tuyến 1. Mở đầu Dạy học định hướng năng lực (Competency Based Learning - CBL) đang là xu thế chung của giáo dục trên toàn cầu, đồng thời cũng là quan điểm trọng yếu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Khi thay đổi triết lý đào tạo, nhiều vấn đề trong dạy học định hướng năng lực như kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học... cần được đặt ra. Trong đó việc đề xuất một mô hình, một phương thức dạy học vận dụng tiến bộ của khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực của người học là vấn đề đã và đang được nhiều người quan tâm. Mô hình dạy học (Blended learning – B-learning) sự kết hợp giữa dạy học giáp mặt truyền thống với dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông trên nền tảng công nghệ Web, là mô hình dạy học đang được rất quan tâm cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Mối quan hệ giữa B-learning và CBL như thế nào? Mô hình dạy học B-learning sẽ hỗ trợ như thế nào cho CBL, qua đó người học hướng đến các năng lực cần thiết và 1. ThS, Khoa CNTT, trường Đại học Sư phạm Huế 2. ThS, Khoa CNTT, trường Đại học Quảng Nam 40 DạY HỌC TIN HỌC THEo ĐỊNH HướNG PHáT TRIểN NăNG LựC... ngược lại CBL có tác động như thế nào đến việc thực hiện phương thức dạy học mới B-learning? Đó là các câu hỏi được đặt ra trong bài báo này. Trong phần nội dung nghiên cứu, một số bàn luận về dạy học định hướng năng lực sẽ được trình bày trong phần 2.1. Phần 2.2 sẽ trình bày việc sử dụng mô hình B-learning trong dạy học một số môn học như Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [1] và Tin học đại cương [2] ở Khoa Tin học – ĐHSP Huế trong việc hướng đến phát huy khả năng của người học nhằm phát huy các năng lực mục tiêu của môn học. Một số kết quả khảo sát về cấu trúc khóa học, mục tiêu của môn học, tiến trình học tập, mô hình dạy học, môi trường học tập... thể hiện qua các mục: phương pháp; phương thức; kiểm tra đánh giá; năng lực thu nhận được qua môn học; vai trò của người dạy và người học. Bên cạnh đó một số thảo luận về mối quan hệ giữa B-learning và CBL sẽ được trình bày trong phần 3. Một số kết luận được đưa ra trong phần 4, phần kết luận. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học định hướng năng lực Tiếp cận năng lực trong giáo dục, xuất hiện ở Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ 20 gắn với một trào lưu giáo dục chủ trương xác định mục tiêu giáo dục bằng cách mô tả cụ thể để có thể đo lường được những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học cần phải đạt được sau khi kết thúc khóa học. Tiếp cận năng lực trong giáo dục cũng có thể được hiểu là một chiến lược giảng dạy, trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện (performance-based learning). Người học chứng minh mức độ nắm vững kiến thức của mình thông qua khả năng thực hiện những hành động cụ thể. Khi tổng kết các lý thuyết về các tiếp cận đào tạo dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển, Trong [9], Paprockđã chỉ ra các đặc tính cơ bản của tiếp cận này: 1. Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm. 2. Tiếp cận năng lực đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp. 3. Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật. 4. Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động. 5. Năng lực được hình thành ở người học một cách rõ ràng. Các năng lực là nội dung của tiêu chuẩn nghề nghiệp. Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những đặc điểm của đào tạo theo tiếp cận dựa trên năng lực trong mối quan hệ với quá trình cá nhân hóa học tập là: Đào tạo theo tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình. Chiến lược học tập cá nhân hóa giúp cho người học thể hiện được 41 NGUYễN THế DŨNG - DưƠNG PHưƠNG HÙNG các kiến thức có liên quan đến sở thích và nguyên vọng của họ. Mỗi người học cần có một kế hoạch học tập riêng. Mỗi cá nhân cần thể hiện sự trưởng thành năng lực để có thể chuyển qua một mức cao hơn bởi sự làm chủ các mục tiêu học tập trong kế hoạch của mình. Các chỉ dẫn khác nhau với các tương tác thích hợp cần được cung cấp đúng thời điểm mà người học mong đợi. Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra (outcomes). Năng lực được chuyển hóa từ mục tiêu học tập, cần phải được xác định rõ ràng và đo được. Người học được trao quyền để xác định mức độ năng lực cần đạt của mình. Mỗi người học đặt ra mục tiêu học tập với người dạy và tham gia vào việc định hướng tiến trình học của họ. Với tài nguyên và môi trường học tập linh hoạt, với học tập ở trong lẫn ngoài nhà trường, với các phương thức học tập, các kinh nghiệm học tập đa dạng... nhằm khuyến khích cho việc xếp hạng các mục tiêu học tập của người học dựa trên nhu cầu, năng lực cá nhân của họ. Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra, theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân. Người dạy và người học cần làm việc với nhau trong đánh giá quá trình để xác định điểm yếu, điểm mạnh của người học. Với phương pháp đánh giá dựa trên thành quả (performance-based assessment) giúp người học chứng minh năng lực của mình qua nhiều cách khác nhau. Hệ thống kiểm tra đánh giá cần được sử dụng để hỗ trợ cho việc phản hồi đến người học, với các phương pháp đánh giá quá trình, hệ thống cần hỗ trợ theo dõi tiến trình học tập của người học. Các phương pháp đánh giá qua thành quả hay qua dự án nhằm có thể theo dõi, phản hồi về kỹ năng, các khó khăn, các điểm mạnh, điểm yếu... của người học cũng cần được đặt ra. Tiếp cận năng lực tạo ra khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Các thành quả của học tập hướng đến năng lực, bao gồm sự ứng dụng và sáng tạo kiến thức cùng với sự phát triển kỹ năng và thiên hướng của người học. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan về những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này, là các quan điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm. 2.2. Mô hình B-learning cho dạy học định hướng năng lực Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã triển khai các khóa học trực tuyến và tiến hành thực hiện mô hình dạy học B-learning với hai môn học là: Nhập môn Hệ cơ sở dữ liệu [1] và Tin học đại cương [2]. Hai môn học này được triển khai dạy học trực tuyến với các lý do: Việc triển khai là hệ quả của một số đề tài khác của chúng tôi, đã có sự chuẩn bị kỹ về tài liệu, giáo trình, tài nguyên học tập và tài nguyên cho kiểm tra đánh giá cũng như đã triển khai trên hệ thống quản lý khóa học Moodle của Đại học Sư phạm Huế từ năm 2012. 42 DạY HỌC TIN HỌC THEo ĐỊNH HướNG PHáT TRIểN NăNG LựC... Môn Tin học đại cương được triển khai cho nhiều sinh viên trong trường và có nhu cầu giúp sinh viên kết hợp phương pháp học giáp mặt cũng như trực tuyến để có thể nâng cao khả năng truy cập mạng máy tính, các công cụ trao đổi trực tuyến, các phương tiện học tập của E-leaning. Cả hai môn học trên mang tính chất đặc thù của các môn học trong dạy học Tin học đó là vừa mang tính lý thuyết, vừa xen lẫn thực hành, vừa có tính tư duy logic, vừa có tính công nghệ... Hơn nữa, hai môn học này có thể dễ dàng triển khai phương pháp dạy học dự án trên các dự án gắn liền với môn học và thực tiễn, chẳng hạn như xây dựng các phần mềm quản lý nhỏ có đầy đủ các chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mục tiêu, tóm tắt nội dung của các môn học trên có thể tham khảo trong [1], [2], hay [3], [6]. Mục tiêu môn học được nêu rõ ngay từ đầu khóa học và được chi tiết hóa trong từng mô đun học tập của môn học. Chuẩn đầu ra cùng các tiêu chí đánh giá được đưa ra thảo luận với người học và được cụ thể hóa trong môn học ([6]). Chúng tôi đã vận dụng mô hình thiết kế giảng dạy ADDIE (Analyze; Design; Develop; Implement; Evaluete) ([10]) để thiết kế khóa học. Quy trình thiết kế cụ thể có thể xem thêm trong [8]. Với hệ quản lý khóa học Moodle, tiến trình học tập của người học được quản lý khá chặt chẽ. Số lần tham gia vào khóa học, kết quả của các bài tự đánh giá, các hoạt động học của người học, cũng như các tham gia tương tác giữa người học - người học, người học - tài nguyên học được lưu vết. Sự tiến triển của người học so với các tiêu chí đánh giá cũng được theo dõi. Đây là một trong những đặc trưng của CBL. Với quan niệm quá trình học trực tuyến với e-learning là quá trình dạy – tự học có hướng dẫn, chúng tôi đã vận dụng mô hình mô đun dạy học và phương pháp Webquest trong khi tổ chức nội dung dạy học của các khóa học trực tuyến nói trên. Mỗi một khóa học được xem như là một mô đun trong tổng thể chương trình học. Mô đun lớn sẽ được chia thành từng mô đun nhỏ. Các tính chất của mô đun dạy học được đảm bảo. Phương pháp dạy – tự học với Webquest được vận dụng trong tổ chức cho người học khi học trực tuyến [8]. Để có thể vận dụng quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm và dạy học dựa trên hành động, đồng thời giúp người học tăng cường năng lực giải quyết vấn đề. Hơn nữa với đối tượng là sinh viên Sư phạm Tin học, nên theo chúng tôi các bạn đã có ý thức cao trong học tập, có kỹ năng sử dụng máy tính và công nghệ truyền thông vững, có đam mê hiểu biết về lý luận dạy học nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được thực hiện qua dự án với mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom). Quy trình dạy học cho một giờ học giáp mặt và quy trình dạy học kết hợp giữa dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến có thể xem thêm trong [3], [5], [8]. 43 NGUYễN THế DŨNG - DưƠNG PHưƠNG HÙNG Với phương pháp dạy học dự án và với các công cụ của hệ quản lý khóa học trực tuyến quá trình đánh giá và dạy học xác thực (authentic learning - assessment) được thực hiện([4]). Việc làm rõ các tiêu chí, làm rõ sự tiến triển của người học so với các tiêu chí đánh giá năng lực là những quá trình rất khó thực hiện trong dạy học truyền thông. Với sự hỗ trợ của các công cụ trong e-learning, những quá trình trên được thực hiện tương đối đơn giản hơn ([6], [7]). Các cơ sở lý luận và chi tiết của việc thực hiện dạy học các môn học trên qua mô hình B-learning, xin xem thêm trong các tài liệu đã dẫn trong mục này. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Một số kết quả khảo sát Với nhiều lý do, trong đó có lý do là sự đánh giá kết quả học tập giữa các khóa học mà sinh viên học theo phương pháp dạy học truyền thống và học với B-learning được thực hiện theo hai cách khác nhau, với hai triết lý đánh giá cũng khác nhau. Nên chúng tôi chọn phương pháp thực nghiệm theo mục tiêu (thực nghiệm không có đối chứng). Mục tiêu khảo sát: - Khảo sát sự hiệu quả của việc sử dụng mô hình B-learning trong việc dạy học hướng đến năng lực của người học. - Đánh giá sự thay đổi nhận thức của người học, các tác động đến việc dạy và học khi tham gia khóa học trực tuyến. Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu khảo sát của trên hơn 110 người học, một số giảng viên tham gia giảng dạy môn học có liên quan qua 3 năm học, với các nguồn dữ liệu như: + Các dữ liệu có tính chất mấu chốt của môn học gồm chương trình môn học, kết quả học tập cuối cùng, phản ánh của sinh viên. + Các dữ liệu khảo sát qua phỏng vấn trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua bảng hỏi với công cụ Google form. Phương pháp dạy học đưa ra đã giúp cho người học trở thành nhân vật trung tâm của tiến trình học tập của mình, người học thực hiện các mục tiêu của môn học thông qua các nhiệm vụ học tập của từng hoạt động học được thiết kế trong từng mô đun của khóa học. Sinh viên cho rằng, họ tham gia vào các dự án ngoài mục đích học để có điểm số, họ còn mong muốn có được những hiểu biết thực tế cho nghề nghiệp tương lai. Chẳng hạn, với các dự án thiết kế và xây dựng các phần mềm quản lý các bài toán quản lý nhỏ, trong môn học Nhập môn hệ cơ sở dữ liệu. Sinh viên có mã số 12S1021039 nói rất thật: “Cách học này giúp chúng em phải làm việc nhiều và qua đó biết ra được nhiều điều”. 44 DạY HỌC TIN HỌC THEo ĐỊNH HướNG PHáT TRIểN NăNG LựC... Hầu hết các thành viên tham gia khảo sát đều cho rằng phương pháp giảng dạy giúp người học nâng cao kỹ năng tạo nhóm, đưa ra luật lệ trong nhóm, qui tắc giao tiếp, cộng tác nhóm... đây là các kỹ năng của năng lực hoạt động nhóm, một trong những năng lực quan trọng cần hình thành cho người giáo viên hiện nay. Với phương thức dạy học B-learning, người học có thêm các công cụ để truy cập các tài nguyên học tập phong phú hơn. Người học có một môi trường sư phạm tương tác, môi trường học tập cộng tác phong phú hơn trong quá trình học trực tuyến. Một mong muốn nữa đối với phương thức dạy học này là việc cá nhân hóa việc học của người học, người học cần được học theo một tiến trình riêng, một phong cách riêng ở trong không gian và thời gian khác nhau. Tuy vậy trong triển khai thực nghiệm của chúng tôi, các mong muốn ấy chỉ mới thực hiện được những ý tưởng ban đầu vì còn vướng nhiều cơ chế quản lý hiện nay. Bên cạnh đó, với quan điểm dạy học hướng đến năng lực mà người học tự đọc thêm và khai thác khá nhiều tài nguyên học tập nhằm phục vụ thiết thực hơn cho việc nâng cao năng lực của mình, hơn là chỉ đọc các tóm tắt bài giảng, các ý chính trong slide... sẽ có hiệu quả hơn nhiều trong việc học chỉ để lấy điểm số. Một sinh viên tham gia khóa học cho rằng “ngoài việc đọc tài liệu và xem các video ghi lại bài giảng, chúng em đã hiểu các khái niệm một cách rõ hơn nhờ các công cụ như tạo bảng thuật ngữ hay qua các ví dụ minh họa có tính thực tiễn”. (sinh viên có mã số 13S1021125). Một giảng viên tham gia khảo sát cho rằng “điều quan trọng là phải làm sao buổi dạy học giáp mặt thực sự có ý nghĩa, đó là buổi mà người học trình bày các kết quả học tập cũng như các thắc mắc của mình, người dạy thể chế hóa kiến thức và đặt vấn đề cho buổi học tiếp theo. Ngược lại nếu buổi dạy học trên lớp chỉ là dạy lại kiến thức, khi người học chưa học được gì thì xem như cách dạy kết hợp thất bại hoàn toàn”. Khó khăn trên chỉ khắc phục được khi người học thực sự học để phát triển năng lực của chính bản thân, muốn có một hành trang cho dù đó chỉ là một sản phẩm nhỏ nhưng có tính thực tế để đi vào nghề nghiệp. Mặc dù qua kết quả khảo sát, thời gian dành cho khóa học của người học là còn ít, nhưng kết quả đã thể hiện sự tích cực rõ rệt của các khóa học thực nghiệm của chúng tôi. Với thang đo 5 mức là: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý, Rất đồng ý. Qua khảo sát, số lượng đồng ý với các câu hỏi sau khá cao. - C1: Mục đích yêu cầu; các chủ đề; các hoạt động học; nhiệm vụ học tập trong từng họat động của khóa học đã được nêu rõ ràng (trên 70% số người khảo sát đã trả lời đồng ý và rất đồng ý). - C2: Tư liệu; tình huống học tập là phong phú và hữu ích (trên 70%). - C3: Khóa học trực tuyến (KH-TT) đã giúp nâng cao năng lực tự học; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao khả năng làm việc nhóm (trên 78%). - C4: KH-TT đã giúp nâng cao việc tự đánh giá bản thân trước mục tiêu môn học; 45 NGUYễN THế DŨNG - DưƠNG PHưƠNG HÙNG giúp người học hiểu ý nghĩa của kiểm tra đánh giá; mang lại nhiều công cụ kiểm tra đánh giá hữu ích hơn so với dạy học truyền thống (trên 70%). - C5: KH-TT giúp tìm hiểu thông tin trước và sau giờ học trên lớp; chiếm lĩnh được tri thức trong giờ học, thấy rõ được kiến thức và vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn (trên 72%). - C6: KH-TT nâng cao tính tương tác giữa người học vớingười học trên KH-TT; người học và giáo viên; người học và tài nguyên học tập trên KH-TT (trên 70%). Một số câu hỏi khảo sát về kỹ năng hoạt động nhóm (câu hỏi Có/Không): Q1: Bạn học tập tốt hơn nhờ hoạt động nhóm. Q2: Bạn thích học hỏi từ người khác. Q3: Bạn thích thú khi thảo luận các quan điểm khác nhau. Q4: Bạn cảm thấy có động lực khi làm việc trong 1 nhóm để cùng hướng tới một mục tiêu chung. Q5: Làm việc theo nhóm là có hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Các phạm trù C1...C5 được khảo sát với thang đo Likert 5 mức như đã nói trên và được gán Rất không đồng ý:=1, Rất đồng ý: =5. Điểm trung bình được thể hiện trong hình 1. Hình 2 thể hiện mức độ thay đổi về nhận thức trong kỹ năng hoạt động nhóm trước và và sau khóa học. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã khảo sát được một số ý kiến khá thú vị như: Tương tác trong học tập là hữu ích cho việc học tập, nhưng cũng có ý kiến cho rằng tương tác và học trực tuyến là chưa hiệu quả trước cách thi cử theo kiểu tái hiện và ghi chép lại như hiện nay. Họ lo lắng trong việc ghi chép bài vở; về cách kiểm tra đánh giá và cho rằng họ phải hoạt động nhiều trong khâu chuẩn bị trước khi lên lớp và trong giờ học giáp mặt Ngoài ra cũng cần nói thêm với dạy học định hướng năng lực, khi người học Hình 1. Điểm trung bình của các phạm trù C1... C5 Hình 2. Khảo sát về kỹ năng hoạt động nhóm trước và sau khóa học 46 DạY HỌC TIN HỌC THEo ĐỊNH HướNG PHáT TRIểN NăNG LựC... hướng đến việc đạt được năng lực thực hiện, năng lực nghề nghiệp của mình hơn là học để có được điểm số, khi đó một số khó khăn trong dạy học B-learning như việc nhờ người khác làm kiểm tra hộ, nhờ người khác truy cập vào khóa học... là không đáng để quan tâm. Với mô hình B-learning, người học có cơ hội để vận dụng kiến thức và xây dựng kỹ năng trong thế giới thực. Với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được tổ chức qua dự án, sinh viên có cơ hội để chuyển hóa kiến thức qua việc tích hợp kỹ năng cần mong đợi ở cả trong và ngoài lớp học. Với khả năng tương tác cao giữa người học – người học, người học và môi trường học tập, các hoạt động nhóm, mà các kỹ năng xã hội và biểu hiện thái độ xúc cảm của người học được thể hiện và phát triển, các yếu tố này là quan trọng trong việc hình thành nhân cách và văn hóa nghề nghiệp cho họ. Với mô hình dạy học B-learning, người giáo viên trở thành người hỗ trợ, hướng dẫn và tạo động lực đến người học. Hầu hết sinh viên đồng tình rằng, họ cảm thấy tự chủ hơn trong học tập. Người học từ chỗ học thụ động đối phó, trở nên chủ động hơn trong việc kiến tạo tri thức và hình thành năng lực cho bản thân. Bộ câu hỏi và kết quả khảo sát có thể xem thêm trong file ND-KH-TT.rar và DHDNuoc.rar trên địa chỉ: trang_danh_cho_sinhvien 3.2. Một số thảo luận về mối quan hệ giữa B-learning và CBL Dựa trên đặc trưng của B-learning và CBL, cũng như qua kết quả nghiên cứu có thể thấy B-learning hỗ trợ CBL theo các hướng chính sau: +Với sự hỗ trợ của nội dung học tập trực tuyến và hệ quản lý khóa học, người học có thể học theo một tiến độ riêng. Người học không bị bó buộc trong khái niệm “khóa học/bài giảng”của dạy học truyền thống. Việc học theo tiến độ riêng phụ thuộc vào mục đích, thời gian, lịch trình... của người học và quan trọng là phụ thuộc vào năng lực bản thân của họ. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của CBL. + Hơn nữa với hệ thống mục đích yêu cầu, các hoạt động học tập với các nhiệm vụ học tập trong từng hoạt động học tập được nêu một cách rõ ràng. Với quan niệm kiểm tra đánh giá không chỉ là kiểm tra đánh giá học tập (assessment learning)mà còn là kiểm tra đánh vì học tập (assessment as learning) và như là sự học tập (assessment for learning), kết hợp với các phương pháp dạy học hướng đến hành động và giải quyết vấn đề, cùng với hệ thông quản lý khóa học các bài kiểm tra xuất hiện theo yêu cầu khi người học sẵn sàng để thực hiện, khi họ đã làm chủ các khái niệm có liên quan mà không phụ thuộc vào lịch trình cố định. Những điều này hỗ trợ người học không chỉ thu nhận được kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn hướng đến hoàn thiện năng lực của bản thân. + Tiếp đến, nội dung học tập cần được cung cấp ở nhiều dạng khác nhau và có tính mô đun hóa cao, biến quá trình học với B-learning thành quá trình dạy-tự học có 47 NGUYễN THế DŨNG - DưƠNG PHưƠNG HÙNG hướng dẫn nhằm giúp cho người học có thể học theo nhiều cách học tốt nhất để làm chủ nội dung học tập. Các mô đun của nội dung học tập là một trong những cấu phần quan trọng để người dạy và người học tùy chọn“lắp ráp” nhằm hình thành nên năng lực của người học. 4. Kết luận B-learning không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa dạy học giáp mặt và e-learning mà còn là phương thức dạy học nhằm cá nhân hóa việc học tập hướng đến năng lực của người học. B-learning còn được xem là một tiếp cận sư phạm, ở đó kết hợp các phương pháp dạy học nhằm tích hợp các thế mạnh và tính tương tác xã hội của dạy học giáp mặt với sự tăng cường của sức mạnh công nghệ để nâng cao khả năng học tập tích cực trong môi trường trực tuyến, chứ không chỉ đơn thuần là việc quan tâm đến tỷ lệ tham gia cung cấp thông tin đến người học của hình thức dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến. Nói cách khác B-learning không chỉ là sự thay đổi cấu trúc của dạy học truyền thống và sự tăng cường công nghệ thông tin truyền thông trong B-learning không chỉ là sự cung cấp thêm máy tính và các công cụ học tập trên đó đến người học, mà đó là sự thay đổi của mô hình dạy học với các đặc trưng thể hiện rõ tính chất kết hợp/blended như sau: - Lấy người học làm trung tâm, trong đó người học được hoạt động và tương tác nhiều hơn. - Tăng cường môi trường sư phạm tương tác, bao gồm tương tác giữa người học – người dạy; người học – người học; người học và môi trường học tập. - Tích hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc. - Tích hợp giữa dạy học lý thuyết và thực hành. - Tích hợp các phương pháp dạy học và phương thức dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng (2015), “Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong b-learning”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 60, số: 8A, trang 222-230. [3] Nguyễn Thế Dũng (2015), “B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, tập: 60, Số: 8D, trang: 130-137. [4] Nguyễn Thế Dũng (2015), “Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập: 60, Số: 8D, Trang: 85-92. 48 DạY HỌC TIN HỌC THEo ĐỊNH HướNG PHáT TRIểN NăNG LựC... [5] Nguyễn Thế Dũng (2016), “Đánh giá với chuẩn đầu ra của môn học trong dạy học b-learning”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 110 6/2016, trang 39-41 và trang 24. [6] Nguyễn Thế Dũng, Lê Huy Tùng (2016), “Đánh giá và dạy học xác thực trong b-learning”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, 3/2016, số: 127, Trang: 5-8. [7] Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành (2016), “Một quy trình tổ chức dạy học Tin học với mô hình b-learning”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc “Giáo dục kỹ thuật – các xu hướng công nghệ và thách thức, ĐHBK Hà nội. [8] Paprock, K. E. (1996), Conceptual structure to develop adaptive competencies in professional, IPN Ciencia, Arte: Cultura, Nueva Epoca, 2 (8), 22-25.Wilson, B.G., Jonassen, D.H., & Cole, P. (1993). Cognitive aproaches to instructional design. The ASTD hanbook of instructional technology, 21.1-21.22. New York: McGraw- Hill. April 22, 2005. [9] Wilson, B.G., Jonassen, D.H., & Cole, P. (1993),Cognitive aproaches to instructional design. The ASTD hanbook of instructional technology, 21.1-21.22. New York: McGraw-Hill. April 22, 2005. TEACHING INFORMATIONS ACCORDING TO COMPETENCY - BASED ORIENTATION WITH B-LEARNING MODEL - A RESEARCH CASE AT HUE UNIVERSITY OF EDUCATION NGUYEN THE DUNG Hue University’s College of Education DUoNG PHUoNG HUNG Quang Nam University Abstract: Blended learning (B-learning) and competency based learning are the new trends in education in Vietnam. This article describes how using the B- learning in some of the courses for students in Hue University’s College of Education, particularly their ability to achieve target competencies. Some case studies were carried out to explore the curriculum structure, training purpose and skills, educational model and learning environments used during the course. Some discussions of the methods used, the results achieved, and the challenges encountered during the implementation process are also mentioned. Findings show that B-learning both facilitated and promoted flexibility and autonomy in students’ learning process and the development of various competencies of the learner. Key words: Blended learning, competency-based learning, project-based learning, flipped classroom, online course

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5123_3091_2134845.pdf
Tài liệu liên quan