Tài liệu “Dạy học tích hợp theo chủ đề” trong dạy Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông ở một số trường mần non vùng cao - Giàng Thị Gấm: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
77Ngày nhận bài: 20/7/2017; Ngày phản biện: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017(1) Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai; e-mail: gamcdsplc@gmail.com.
“DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ” TRONG DẠY
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI DÂN TỘC MÔNG Ở
MỘT SỐ TRƯỜNG MẦN NON VÙNG CAO
Giàng Thị Gấm(1)
Dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông vùng cao được cho là cách thức dạy học hiệu quả và linh hoạt nhất, giúp cho trẻ được
học tiếng Việt, được giao tiếp tiếng Việt một cách tích cực với cô giáo với bạn ngay trong hoạt
động học và các hoạt động khác trong ngày ở trường mầm non. Vì vậy giáo viên mầm non cần
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và áp dụng tích cực hình thức này trong quá trình
dạy tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông tại các trường mầm non vùng cao.
Từ khóa: Dạy học tích hợp; trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông; trường mầm non vùng cao
Trong giáo dục mầm non (GDMN), dạy
học tích h...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Dạy học tích hợp theo chủ đề” trong dạy Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông ở một số trường mần non vùng cao - Giàng Thị Gấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
77Ngày nhận bài: 20/7/2017; Ngày phản biện: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017(1) Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai; e-mail: gamcdsplc@gmail.com.
“DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ” TRONG DẠY
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5-6 TUỔI DÂN TỘC MÔNG Ở
MỘT SỐ TRƯỜNG MẦN NON VÙNG CAO
Giàng Thị Gấm(1)
Dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông vùng cao được cho là cách thức dạy học hiệu quả và linh hoạt nhất, giúp cho trẻ được
học tiếng Việt, được giao tiếp tiếng Việt một cách tích cực với cô giáo với bạn ngay trong hoạt
động học và các hoạt động khác trong ngày ở trường mầm non. Vì vậy giáo viên mầm non cần
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và áp dụng tích cực hình thức này trong quá trình
dạy tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông tại các trường mầm non vùng cao.
Từ khóa: Dạy học tích hợp; trẻ 5-6 tuổi dân tộc Mông; trường mầm non vùng cao
Trong giáo dục mầm non (GDMN), dạy
học tích hợp theo chủ đề được coi là cách thức
dạy học hiệu quả và linh hoạt nhất. Tích hợp
trong GDMN thể hiện đa chiều: Tích hợp theo
chủ đề, tích hợp nội dung dạy học, hình thức dạy
học... giáo viên (GV) luôn là người chủ động,
định hướng các hoạt động cho trẻ và trẻ là chủ
thể tích cực trong hoạt động ấy. Đặc biệt trong
hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc Mông thì việc dạy học theo hướng giáo dục
tích hợp theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối
với trẻ, giúp trẻ có nhiều cơ hội được phát triển
ngôn ngữ tiếng Việt, như mở rộng vốn từ, luyện
phát âm, thực hành giao tiếp GV luôn là nhân
tố đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc quyết
định chất lượng của của hoạt động đó. Nếu GV
biết tích hợp các hoạt động phù hợp trong dạy
tiếng Việt thì hiệu quả của hoạt động này sẽ cao.
Việc vận dụng quan điểm giáo dục tích hợp vào
dạy tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông là
rất cần thiết.
1.Thực trạng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm
non vùng cao thuộc huyện Bắc Hà, huyện
SaPa, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Hiện nay tại một số trường mầm non vùng
cao thuộc huyện Bắc Hà, SaPa, Mường Khương
của tỉnh Lào Cai, việc dạy tiếng Việt cho trẻ trong
trường mầm non cũng rất được quan tâm vì cán
bộ quản lý và GV nhận thức được tầm quan trọng
của tiếng Việt trong trong quá trình giáo dục trẻ.
Tuy nhiên hiệu quả của việc dạy tiếng Việt chưa
thực sự như mong muốn. Chúng tôi đã có cuộc
khảo sát về vấn đề này, cho thấy: Trẻ còn rất
nhút nhát trong khi nói tiếng Việt, nói ngọng còn
nhiều, phần lớn vốn từ tiếng Việt của trẻ còn rất
nghèo nàn và chủ yếu sử dụng những từ rất đơn
giản như mô tả về hành động hay công việc gì,
còn việc sử dụng tiếng Việt để miêu tả, giải thích
về vấn đề gì là rất hạn chế, chưa thực sự tích cực
sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với người khác.
Đối với GV, khi được hỏi về vấn đề “Anh chị có
quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho trẻ không”
thì 100% GV trả lời là “rất quan tâm”.“Anh chị
thường sử dụng những biện pháp nào để dạy
tiếng Việt cho trẻ?”, phần lớn GV trả lời: “chỉ
dạy trẻ nói theo”. “Anh chị thường dạy tiếng Việt
cho trẻ vào thời điểm nào” thì được trả lời: “Chủ
yếu dạy tiếng Việt trong một số giờ học”, “dạy
tiếng Việt giờ tăng cường tiếng Việt vào đầu buổi
học”. “Những giờ học nào mà anh chị hay dạy
tiếng Việt cho trẻ nhất?”. Đến 90% GV trả lời
đó là giờ Văn học. Đặc biệt khi được hỏi về việc
“Tích hợp trong dạy tiếng Việt cho trẻ” thì hầu
hết GV trả lời, chỉ chủ yếu dạy từ theo kế hoạch
và dạy trong giờ tăng cường tiếng Việt là chính.
Như vậy, chúng thấy GV đã rất quan tâm đến việc
dạy tiếng Việt cho trẻ nhưng việc tích hợp trong
các hoạt động để dạy tiếng Việt cho trẻ còn quá
hạn chế.
Từ thực trạng và các quan điểm về giáo
dục tích hợp theo chủ đề trên thì việc vận dụng
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
78 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
quan điểm tích hợp trong dạy tiếng Việt cho trẻ
5 - 6 tuổi dân tộc Mông ở một số trường trường
mầm non được xác định cụ thể và rõ ràng trong
các hoạt động nhất là hoạt động cho trẻ làm quen
với tiếng Việt.
2.Vận dụng quan điểm tích hợp trong
dạy tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông
2.1. Dạy tiếng Việt cho trẻ trong giờ học
Ở trường mầm non vùng cao, việc dạy tiếng
Việt cho trẻ trong giờ học là hoạt động không thể
thiếu qua đó cung cấp vốn từ tiếng Việt và rèn
luyện kỹ năng nói tiếng Việt cho trẻ. Có hai hình
thức, đó là: hoạt động làm quen với tiếng Việt và
dạy tiếng Việt cho trẻ ở trong các tiết học khác.
Việc vận dụng quan điểm tích hợp trong
dạy tiếng Việt cho trẻ ở trường mầm non được
thể hiện từ khâu lập kế hoạch, đến việc chuẩn
bị, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức
hoạt động.
2.1.1.Hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng
Việt
Hoạt động làm quen tiếng Việt là một trong
những hình thức cơ bản để tăng cường tiếng Việt
cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số. So với các hình
thức khác hoạt động làm quen tiếng Việt có ưu
thế hơn trong việc cung cấp vốn từ, rèn luyện
phát âm, dạy trẻ nói tiếng Việt một cách có hệ
thống. Các kĩ năng nhận thức và kĩ năng xã hội
của trẻ được rèn luyện tích cực hơn, tập trung
hơn. Đây là hoạt động có thời gian khoảng 15 -
20 phút đầu mỗi giờ học.
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen
với tiếng Việt cần có các yêu cầu sau: Thực hiện
được mục tiêu tăng cường tiếng Việt cụ thể cho
trẻ từng độ tuổi; Phù hợp với đặc điểm học tiếng
Việt của trẻ mầm non dân tộc thiểu số; Phối hợp
các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc
thiểu số một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp
với khả năng của trẻ; Tạo cơ hội cho trẻ được tích
cực hoạt động: nghe hiểu, phát âm, trả lời câu hỏi
của cô, của bạn...
* Mục tiêu của hoạt động làm quen tiếng
Việt là:
- Nghe hiểu được từ về tên gọi, đặc điểm
của các đồ vật, con vật và sự vật hiện tượng gần
gũi quen thuộc;
- Sử dụng được các từ và câu đơn giản
trong sinh hoạt hằng ngày phù hợp với ngữ cảnh;
- Biết trả lời và hỏi các câu hỏi: Tại sao?
Như thế nào? Làm bằng gì? Để làm gì?;
- Biết điều chỉnh giọng nói cho phù hợp
với ngữ cảnh giao tiếp và thể hiện hành vi văn
minh trong giao tiếp (chú ý lắng nghe người khác
nói, nhìn vào mắt người nói, giơ tay khi muốn nói
và biết chờ đến lượt);
- Thể hiện sự quan tâm, hứng thú đến chữ
viết trong môi trường xung quanh;
- Biết cầm sách đúng chiều, giở sách từ
trang đầu đến trang cuối “đọc” sách từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Nói được tên các chữa
cái, chữ số và phát âm đúng các âm tương ứng 29
chữ cái tiếng Việt; sao chép được kí hiệu, chữ cái,
từ, tên của mình.
* Lập kế hoạch hoạt động làm quen với
tiếng Việt
Lập kế hoạch là khâu quan trọng trong quá
trình cho trẻ làm quen với tiếng Việt, tính tích
hợp thể hiện trong việc GV phải lựa chọn các nội
dung làm quen tiếng Việt phù hợp với chủ đề và
các từ tiếng Việt được làm quen đó nằm trong
chủ đề đó.
* Tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Việt
+ Chuẩn bị kế hoạch (giáo án)
- Tên đề tài: Phải thể hiện nội dung hoạt
động GV lựa chọn để dạy trẻ. Tên đề tài cần ngắn
gọn, rõ ý, phù hợp với chủ đề, độ tuổi. Ví dụ: với
chủ đề “một số động vật nuôi trong gia đình” đối
tượng trẻ 5 - 6 tuổi, GV có thể chọn đề tài cho
hoạt động làm quen với tiếng Việt (chọn các từ và
mẫu câu cho trẻ làm quen trong hoạt động): con
chó, con mèo là động vật nuôi trong gia đình. Khi
lựa chọn từ, mẫu câu cần chú ý tới năng lực của
trẻ để củng cố, phát triển nâng cao dần trong hoạt
động tiếp theo.
- Mục đích, yêu cầu: Xác định nhiệm vụ
và yêu cầu mà hoạt động cần giải quyết. Phần
này gồm các nội dung: kiến thức, kĩ năng, thái
độ, kết quả.
- Chuẩn bị: ghi rõ các loại đồ dùng trực
quan (tranh ảnh, vật thật, các phương tiện và dụng
cụ khác...) phục vụ cho việc tổ chức hoạt động.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
79Số 19 - Tháng 9 năm 2017
- Hướng dẫn thực hiện: Là phần mô tả các
hoạt động chính của cô giáo và trẻ. Thứ tự của
các hoạt động về cơ bản dựa trên cấu trúc chung
của tiết học (cấu trúc 3 phần: giới thiệu bài; phát
triển bài; kết thúc). Phần hướng dẫn thực hiện cần
phải chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, thể hiện được ý
tưởng của người hướng dẫn.
+ Chuẩn bị kiến thức cho cô giáo và trẻ
Trước khi tổ chức hoạt động, ngoài việc
lập kế hoạch GV cần chuẩn bị chu đáo vốn kiến
thức tiếng Việt sẽ dạy trẻ. Cô phải hiểu chính xác
nghĩa của từ, tìm ra phương pháp, biện pháp giúp
trẻ hiểu và sử dụng từ trong lời nói hiệu quả.
Với một số nội dung cần đến vốn kinh
nghiệm, kĩ năng của trẻ GV cũng cần chuẩn bị
cho trẻ trước. Ví dụ: cách chơi một số trò chơi.
Hướng dẫn tổ chức: Ổn định tổ chức, gây
hứng thú; giới thiệu 3 từ mới; luyện đọc từ mới;
chơi trò chơi; kết thúc
Về cơ bản phần hướng dẫn tổ chức hoạt
động làm quen với tiếng Việt thực hiện như kế
hoạch đã chuẩn bị kết hợp với việc giải quyết,
tận dụng các tình huống xảy ra trong quá trình tổ
chức hoạt động làm quen với tiếng Việt.
*Xây dựng môi trường tiếng Việt theo chủ
đề
Xây dựng môi trường tiếng Việt có ý nghĩa
rất lớn trong quá trình dạy tiếng Việt cho trẻ. Bởi
môi trường tạo động lực và thúc đẩy trẻ tích cực
học tiếng Việt, cho nên GV cần chú ý đến việc
xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú cho
trẻ. Đây là yếu tố:
- Tạo cơ hội để trẻ được tham gia vào một
môi trường mới – môi trường học tập. Môi trường
mới khác với môi trường gia đình (vốn quen với
trẻ) ở chỗ: Có những con người mới (GV, các bạn
mới), có cảnh vật mới, đồ vật mới (lớp học, đồ
dùng học tập, đồ chơi), có hoạt động mới (hoạt
động học tập, hoạt động vui chơi với nhiều hình
thức mới, hoạt động tự phục vụ bản thân như tự
làm vệ sinh cá nhân, giữ trật tự trong lớp học ...).
- Tạo cơ hội để trẻ làm quen với hoạt động
học tập: làm quen với các hoạt động theo hướng
dẫn của GV, làm quen với các hoạt động học cụ
thể như quan sát bằng nhiều giác quan, nghe và
nói bằng tiếng Việt, một vài thao tác ban đầu của
việc đọc, viết, đếm.
- Tạo cơ hội để trẻ làm quen với môi
trường giao tiếp bằng tiếng Việt – ngôn ngữ thứ
hai sau này các em sẽ học tập bằng ngôn ngữ này
ở trường tiểu học.
- Tạo cho mỗi trẻ có cơ hội thể hiện hiểu
biết và khả năng của cá nhân để từ đó các em
được hỗ trợ, phát triển các năng lực cá nhân.
Môi trường học tiếng Việt theo chủ đề gồm:
Môi trường vật chất và môi trường tâm lí - xã hội.
Môi trường vật chất:
- Địa điểm học: Lớp học thoáng, sạch, có
chỗ ngồi phù hợp với việc học của trẻ, có chỗ
dành cho GV. Bàn ghế chắc chắn, vừa với tầm
vóc trẻ.
- Lớp học có các điều kiện đảm bảo vệ sinh
cho trẻ: Nước sạch, xà phòng và chậu để rửa chân
tay, nước sạch và ca để uống, lược, giá để giày
dép, mũ.
- Có nhà vệ sinh sạch, xa nơi học một
khoảng cách an toàn.
- Không gian lớp học được bố trí phù hợp
với hoạt động học tập:
+ Có bàn ghế được xếp hợp lí nhằm tạo ra
khoảng trống ở trung tâm phòng để sao cho tất cả
trẻ quan sát được hoạt động của GV, tất cả trẻ có
chỗ thực hiện các hoạt động chung của cả lớp như
bàn ghế của GV được xếp ở phía trên, bàn ghế trẻ
được xếp ở phía dưới. Cách sắp xếp bàn ghế trẻ
cần thay đổi để tiện trẻ học từng loại hoạt động:
Khi xem sách tranh, tô, vẽ cần xếp cho trẻ ngồi
theo bàn ghế tập trung thành từng nhóm; khi nghe
kể chuyện, kể chuyện theo sách khổ to cần xếp
ghế cho trẻ ngồi quanh GV hoặc ngồi trên chiếu
quanh GV; khi cho trẻ chơi, hát, múa cần xếp bàn
ghế sát vào hai phía tường tạo khoảng trống để
trẻ hoạt động...
+ Có góc học ngôn ngữ, trong góc có: Sách
cho trẻ xem (chủ yếu là sách có tranh ảnh treo
trên dây, vừa tầm tay trẻ), có các đồ dùng học
tiếng Việt do GV và trẻ tự làm (tranh ảnh học từ
và câu, các giấy hoặc bìa khổ to trang trí những
hình ảnh của các sự vật, sự việc để trẻ học từ, câu,
hội thoại, học kể chuyện, học đếm), có các thẻ
tranh để học từ, có các con rối tự làm để học nói.
+ Có góc trưng bày sản phẩm học tập của
trẻ, trong góc có: Các sản phẩm của trẻ sau khi
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
80 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
học đọc, học viết (vở tập tô, vẽ; các sách khổ to
do GV và trẻ tự vẽ hoặc tự xé dán ...).
+ Có góc văn hóa địa phương, trong đó có:
Một số mẫu trang phục của người dân tộc trong
vùng, đồ dùng, vật dụng nhỏ của người trong
vùng, một số hoa quả thật có ở địa phương, hình
ảnh bản làng, nơi sinh hoạt của cộng đồng ở bản
làng (ví dụ: ảnh ruộng bậc thang, ảnh nhà rông,
ảnh hội ném còn,...).
+ Có góc dành cho trẻ chơi, trong đó có:
Các đồ chơi cho trẻ nữ và trẻ nam, có một số
dụng cụ để tổ chức một số trò chơi (tấm bìa hình
các con vật để chơi đóng vai, có một số dây, sào
nhỏ để trẻ chơi nhảy dây, nhảy sạp, ...), có chiếu
để trẻ có thể trải ra ngồi chơi tự do, có chỗ để các
đồ chơi lớn như ngựa gỗ, cầu trượt, ghế đu.
+ Có chỗ để đồ dùng dạy học của GV và
trẻ: Giá để đồ dùng của GV, giá để sách vở, các
loại bút của trẻ, những chiếc rổ nhựa để đồ dùng
học tập do GV và trẻ tự làm.
Môi trường tâm lí – xã hội, gồm:
- Thái độ tôn trọng trẻ và thân thiện với
trẻ của GV: GV chào đón trẻ khi trẻ đến lớp, GV
chăm sóc trẻ tận tình, GV động viên, khích lệ trẻ
trong mọi hoạt động, GV là cầu nối để các trẻ
xích lại gần nhau, cùng hợp tác với nhau trong
học tập.
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện khi
học ở lớp: GV làm danh sách trẻ bằng hình ảnh và
bằng chữ, trưng bày nhiều sản phẩm học tập của tất
cả trẻ trong lớp (bài học của trẻ, các đồ dùng dạy
học do trẻ cùng GV tự làm hoặc sưu tầm).
- Tạo cho trẻ cảm giác là ngôn ngữ và văn
hóa dân tộc của trẻ được tôn trọng: Dùng tiếng
mẹ đẻ để giải thích nhiệm vụ khi trẻ không hiểu
tiếng Việt; khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau và
với GV bằng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ để trẻ
mạnh dạn, tự tin hơn, làm phong phú tiếng mẹ
đẻ cho các em từ đó vốn tiếng Việt của trẻ cũng
phong phú hơn; tạo cơ hội cho trẻ được hát, múa,
chơi các trò chơi quen thuộc của người dân tộc.
- Tạo cho trẻ cảm giác vui, thoải mái, tự tin
khi học ở lớp : GV tổ chức cho trẻ học bằng nhiều
hoạt động hấp dẫn với lứa tuổi của trẻ (chơi, hát,
múa, kể chuyện, xem triển lãm, thực hành làm
một số việc trẻ thích), luôn khen và thưởng cho
trẻ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, huy động tất cả
trẻ tham gia vào mỗi hoạt động để tạo cho các
em dịp thể hiện mình, khuyến khích trẻ hỗ trợ trẻ
trong mọi hoạt động.
* Đánh giá môi trường học tiếng Việt theo
chủ đề
Để có thể đánh giá môi trường học tiếng
Việt thân thiện và có hiệu quả cần phải căn cứ vào
các tiêu chuẩn đánh giá sau:
- Môi trường vật chất sạch, an toàn, tránh
được những tai nạn hoặc những ô nhiễm có hại
cho sức khỏe của trẻ.
- Bàn ghế, các góc học trong lớp được
bố trí hợp lí, phù hợp với mục tiêu dạy học phát
triển tiếng Việt, có thể sử dụng linh hoạt. Đồ
dùng dạy học dễ làm, có thể làm bằng vật liệu
dễ tìm ở địa phương.
- Các đồ dùng trong lớp, đồ dùng học tập
thể hiện được sự đóng góp công sức của GV, cha
mẹ trẻ, nhân dân trong cộng đồng và trẻ.
- Môi trường lớp học thể hiện được đặc
điểm văn hóa của dân tộc.
- Quan hệ giữa GV và trẻ thân thiện, trẻ
được tôn trọng và tự tin. GV biết dùng tiếng mẹ
đẻ để giúp trẻ hiểu tiếng Việt khi cần, để tăng
cường độ mạnh dạn, tự tin, làm giàu vốn ngôn
ngữ cho trẻ. Quan hệ giữa trẻ và trẻ vui vẻ, mọi
trẻ trong lớp tự tin tham gia vào các hoạt động
của lớp
- GV thường xuyên khích lệ động viên,
khen thưởng trẻ thì trẻ học tập hứng thú và tích
cực hơn. Quan hệ giữa trẻ và trẻ vui vẻ, mọi trẻ
đều tham gia vào các hoạt động của lớp.
Như vậy chúng ta thấy, trong dạy tiếng Việt
ở hoạt động làm quen với tiếng Việt cho trẻ 5-6
tuổi dân tộc ở một số trường mầm non vùng cao
đã vận dụng quan điểm giáo dục tích hợp trong
dạy học tiếng Việt cho trẻ rất rõ: Từ nội dung dạy
học, phương pháp và việc xây dựng môi trường
dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động này nhất thiết
phải sử dụng tích hợp theo chủ đề, nội dung và
cách thức thực hiện.
2.1.2.Dạy tiếng Việt thông qua hoạt động
học có chủ đích
Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non
thì hoạt động học của trẻ diễn ra hàng ngày ở
trường mầm non, mỗi ngày một hoạt động khác
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
81Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nhau. Hoạt động học cũng rất phong phú, đa
dạng, trong đó có một số hoạt động cốt lõi để dạy
tiếng Việt cho trẻ như: Khám phá khoa học về
môi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm
văn học, làm quen với toán... Trong giờ học trẻ
được tương tác với cô giáo, với bạn, qua đó trẻ
lĩnh hội biểu tượng về thế giới xung quanh. Có
thể nói đây là cơ hội thuận lợi nhất để dạy trẻ giao
tiếp tiếng Việt, trên cơ sở đó dạy tiếng Việt cho
trẻ. Do vậy GV nên tận dụng các giờ học trên lớp
để tổ chức cho trẻ học tập và giao tiếp tiếng Việt.
GV cần quan tâm nhiều đến những đối tượng trẻ
là người dân tộc đặc biệt là dân tộc Mông: yêu
cầu trẻ lắng nghe rồi gọi trẻ trả lời câu hỏi, nếu trẻ
chưa trả lời được thì GV cần cho trẻ nhắc lại ngay
sau khi cô nói, nói những suy nghĩ của mình về
nội dung bài học bằng tiếng Việt; thường xuyên
tổ chức hoạt động nhóm và sắp xếp cho trẻ dân
tộc Mông ngồi xen kẽ với trẻ em người kinh để
trẻ được học nói tiếng Việt từ bạn.
GV cần động viên khuyến khích, khen
ngợi trẻ kịp thời nếu trẻ biết sử dụng tiếng Việt để
trả lời, trao đổi về nội dung bài học hoặc chia sẻ
thông tin với bạn bè, tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh
dạn vào bản thân mình.
Khi trẻ nói sai, nói ngọng GV phải sửa sai
ngay với thái độ ân cần, gần gũi, yêu cầu trẻ nhắc
lại câu nói sai của mình để trẻ ghi nhớ. Tránh làm
cho trẻ xấu hổ trước mặt bạn bè khi trẻ nói ngọng
hoặc nói sai.
2.2.Dạy tiếng Việt cho trẻ ngoài giờ học
2.2.1.Dạy tiếng Việt trong hoạt động chơi
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non
thì chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu
giáo, trẻ thực sự hứng thú và tích cực khi tham gia
vào hoạt động chơi, trẻ có thể diễn tả sự hứng thú,
tích cực chơi bằng hành động hoặc bằng ngôn
ngữ để cho người khác thấy được điều đó và hiểu
được điều đó. Chơi là hoạt động tự do, tự nguyện
không mang tính bắt buộc cho nên trong quá trình
chơi trẻ có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông)
để giao tiếp với nhau. Tuy nhiên đây là lớp học
có nhiều dân tộc khác nhau cùng học cho nên
phải sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Việt
để cùng chơi, cùng chia sẻ. Vì vậy yêu cầu GV
khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
với bạn chơi, với cô giáo. Hơn nữa còn vừa tạo
cho trẻ thói quen trong việc sử dụng tiếng Việt
hàng ngày ở lớp học vừa tạo cơ hội cho trẻ được
tham gia hòa đồng với các bạn để xuất hiện nhu
cầu giao tiếp và trẻ có cơ hội thực hành, luyện tập
tiếng Việt được học từ cô giáo và các bạn. Định
hướng cho trẻ giao tiếp tiếng Việt trong khi chơi
cũng chính là việc GV tạo ra cho trẻ môi trường
giao tiếp tiếng Việt trong nhóm chơi, trong tập
thể. GV cần phải quan tâm đến những đối tượng
là học sinh dân tộc Mông để khuyến khích động
viên các em sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với
các bạn, nhất là ở góc phân vai. GV cần phải quan
tâm đến cảm xúc và sở trường chơi của trẻ để tạo
ra sự tích cực chủ động khi giao tiếp tiếng Việt
với cô giáo, với bạn. Cần sửa sai ngay cho trẻ
trong góc chơi nếu trẻ nói ngọng, nói sai, hoặc sử
dụng câu, từ tiếng Việt không phù hợp với ngữ
cảnh giao tiếp.
2.2.2. Dạy tiếng Việt trong hoạt động
tham quan, dạo chơi, lao động
Đây là hoạt động giúp trẻ được trải nghiệm
thực tiễn, được tiếp xúc trực tiếp với môi trường
xung quanh trên cơ sở đó trẻ có được kinh nghiệm.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ giao lưu, tiếp xúc
và trò chuyện, giao tiếp tiếng Việt với cộng đồng
như: đi chợ, đến trường tiểu học, đến Ủy ban xã,
trạm y tế, giúp trẻ mở rộng mối quan hệ giao
tiếp, mở rộng môi trường giao tiếp giúp trẻ tự tin,
mạnh dạn hơn trong quá trình giao tiếp tiếng Việt.
Ngoài ra mở rộng vốn từ tiếng Việt cho trẻ trên
cơ sở đó giúp trẻ biết diễn đạt rõ ràng ý hiểu của
mình cho người khác biết.
Nói đến hoạt động lao động của trẻ ở
trường mầm non chúng ta nghĩ ngay đến: lao
động tự phục vụ, lao động trong sinh hoạt chung,
lao động chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Trong
quá trình trẻ tham gia lao động, các con cần phải
sử dụng dụng cụ lao động phù hợp với loại hình
lao động mà GV lựa chọn cho trẻ. Bởi vậy cho trẻ
tham gia vào quá trình lao động cùng với cô, với
bạn và trò chuyện với trẻ về công cụ lao động hay
cách thức lao động bằng tiếng Việt, ví dụ: quét
sân thì phải cần chổi, quét lần lượt để trẻ có
thêm vốn từ tiếng Việt về các hoạt động lao động
hàng ngày, trẻ biết dùng từ, câu phù hợp với hoạt
động, với ngữ cảnh giao tiếp trong lao động
2.2.3. Dạy tiếng Việt trong hoạt động đón
trẻ, trả trẻ, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Trong chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
của trẻ thì hoạt động đón trẻ, trả trẻ, vệ sinh cá
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
82 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nhân là hoạt động lặp đi lặp lại các ngày trong
tuần. Vì vậy nó là điều kiện thuận lợi để dạy trẻ
giao tiếp tiếng Việt. Thông qua hoạt động này
chúng ta có thể dạy trẻ giao tiếp tiếng Việt cho
trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông một số mẫu câu như:
Chào hỏi lễ phép với thầy cô giáo, với cha mẹ
ông bà, trò chuyện về đồ dùng để ăn, ngủ hay các
loại thức ăn... Dạy trẻ câu nói đủ câu (chủ ngữ, vị
ngữ... ) GV cần tận dụng mọi cơ hội trong hoạt
động này để dạy trẻ giao tiếp tiếng Việt.
2.2.4. Phối hợp với gia đình trong việc dạy
trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông nói tiếng Việt
Gia đình là môi trường gần gũi, thân
thương đối với trẻ, là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn
lên vì vậy nó có tác động, có ảnh hưởng rất lớn
trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ. Người Mông có
những hạn chế nhất định về mặt nhận thức, rồi
điều kiện kinh tế khó khăn họ phải lo kiếm sống,
truyền thống văn hóa dân tộc nên đôi lúc họ chưa
thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề này. Bởi vậy
GV phải cho bố mẹ trẻ thấy được tầm quan trọng
của việc giao tiếp tiếng Việt đối với trẻ khi trẻ học
ở trường học bằng nhiều các khác nhau như: Trao
đổi chia sẻ với phụ huynh (nếu phụ huynh đến
đón con), hoặc trao đổi, phân tích thông qua các
cuộc họp, hoặc có thể đến tận nhà để giải thích và
hướng dẫn phụ huynh cách giao tiếp tiếng Việt
với trẻ. Như vậy để phụ huynh thấy được ngoài
việc giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, phụ huynh nên
tạo cơ hội cho con được giao tiếp tiếng Việt với
các thành viên trong gia đình giúp con nói tiếng
Việt trong các hoạt động ở gia đình.
Dạy trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông học tiếng
Việt là việc làm hết sức cần thiết ở trường mầm
non. Vì nó là điều kiện tiên quyết để trẻ tiếp cận
và lĩnh hội kiến thức cũng như kĩ năng ở trường
học. Nó còn là cơ sở, nền tảng cho việc học tập tốt
ở các bậc học tiếp theo của trẻ. Bởi vậy muốn dạy
tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Mông đạt hiệu
quả cao, GV cần vận dụng quan điểm tích hợp
trong các hoạt động cụ thể ở trường mầm non,
đặc biệt là hoạt động làm quen với tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Hoà, (2009), Giáo trình
giáo dục học mầm non, NXB. Đại học Sư phạm;
[2] Nguyễn Thị Hoà, (2010), Giáo trình
giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB. Đại
học Sư phạm;
[3] A. V. Petropxki, (1982), Tâm lí học lứa
tuổi và tâm lí học sư phạm (Đỗ Vân dịch). NXB.
Giáo dục;
[4] Hoàng Thị Phương, (2009), Giáo trình
lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen
với môi trường xung quanh, NXB. Đại học Sư
phạm;
[5] Đinh Hồng Thái, (2005), Giáo trình
phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXB. Đại
học Sư phạm;
[6] Nguyễn Ánh Tuyết, (2005), Giáo dục
mầm non - Những vấn đề lí luận và thực tiễn,
NXB. Đại học Sư phạm;
[7] Nguyễn Ánh Tuyết, (Chủ biên, 2012),
Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB. Đại
học Sư phạm;
[8] Đinh Văn Vang, (2008), Giáo trình
Giáo dục học mầm non, NXB. Giáo dục.
TEACHER-BASED INTEGRATED TEACHING IN VIETNAMESE FOR CHILDREN
5-6 YEARS IN KINDERGARTEN
Abstract: Integrated teaching in Vietnamese language for 5-6 year old Mong ethnic
children in the uplands is considered as the most effective and flexible way of teaching, helping
children learn Vietnamese and communicate in Vietnamese positively with the teacher in the
learning activities and others daily in kindergartens. Therefore, preschool teachers should
be aware of the importance of addressing this problem and actively apply this form in the
process of teaching Vietnamese for 5-6-year-old Mong children in kindergartens.
Key words: Integrated teaching; 5-6-year-old Mong children; Elementary schools in
highlands.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 198_847_1_pb_4342_2151992.pdf