Tài liệu Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học Cơ sở - Nguyễn Mai Hùng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0164
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 100-107
This paper is available online at
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Mai Hùng
Khoa Sư phạm Trung học, Trường Đại học Hạ Long
Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng
gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lượng gió, chủ đề, năng lực, giải quyết vấn đề.
1. Mở đầu
Hiện nay các cơ sở giáo dục ở các tỉnh trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh trên tinh thần ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học Cơ sở - Nguyễn Mai Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0164
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 100-107
This paper is available online at
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Mai Hùng
Khoa Sư phạm Trung học, Trường Đại học Hạ Long
Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng
gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lượng gió, chủ đề, năng lực, giải quyết vấn đề.
1. Mở đầu
Hiện nay các cơ sở giáo dục ở các tỉnh trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục – Đào
tạo tháng 7 năm 2015, hệ thống các môn học ở trường phổ thông được thiết kế theo định hướng
bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất
giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các
lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới. Tên của từng môn học được
gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội
dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn học trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể
thay đổi ở từng cấp học. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu
Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa
học Tự nhiên (trung học cơ sở) [1].
Để tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, trong thời gian qua một số giáo viên
ở các trường phổ thông đã thí điểm áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) với các chủ đề tự xây dựng
nhằm phát triển một số năng lực của học sinh [2].
Khi tổ chức dạy học một chủ đề tích hợp có thể hình thành và phát triển một số năng lực
của học sinh. Trong bài báo này chúng tôi muốn trao đổi về DHTH nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh.
Ngày nhận bài: 15/6/2016. Ngày nhận đăng: 18/9/216.
Liên hệ: Nguyễn Mai Hùng, e-mail: nguyenmaihung@daihochalong.edu.vn
100
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Dạy học tích hợp và tình hình dạy học tích hợp ở Việt Nam hiện nay
Có nhiều quan điểm về DHTH đã được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây, trong bài báo
chúng tôi sử dụng quan điểm như sau:
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học để học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong
học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ
năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [3].
Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống
của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh.
Các tình huống gắn với cuộc sống kích thích học sinh huy động các kiến thức đã có từ các môn
học, tìm kiếm thêm thông tin để giải thích vấn đề, có thể làm thí nghiệm hoặc xây dựng mô hình
để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp học sinh có điều
kiện hình thành và phát triển những phương pháp, kĩ năng như phân tích, tổng hợp thông tin, đề
xuất các giải pháp, đánh giá giải pháp... từ đó hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
DHTH không nặng về đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được mà quan tâm đến việc học
sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống cần giải quyết nhất là những tình huống
thực trong cuộc sống [3].
Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp theo chủ đề đã được áp dụng ở cấp học
mầm non và một số môn học ở cấp tiểu học. Ở cấp THCS và THPT việc áp dụng DHTH diễn ra
chủ yếu là lồng ghép nội dung cần tích hợp vào các bài học. Gần đây đã có một số giáo viên tự tìm
hiểu kiến thức của các môn học khác có thể tích hợp được với môn của mình để xây dựng chủ đề
DHTH, tổ chức dạy theo chủ đề nhằm mục tiêu phát triển năng lực của học sinh [2].
2.2. Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức,
hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có
sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.
Hình 1.
Số lượng cũng như tên các
thành tố của năng lực giải quyết
vấn đề có phần khác biệt giữa
các chuyên gia, tổ chức giáo dục,
tùy thuộc vào cách tiếp cận năng
lực. Chúng tôi sử dụng quan điểm
năng lực giải quyết vấn đề bao
gồm các thành tố cơ bản là: Khám
phá và hiểu vấn đề, Trình bày và
phát biểu vấn đề, Đề xuất giải
pháp và thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề, Đánh giá giải pháp
và Điều chỉnh giải pháp.
Với quan điểm về DHTH và năng lực giải quyết vấn đề như trên, chúng tôi xây dựng chủ đề
DHTH “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” cho học sinh trung học cơ sở (THCS) nhằm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh theo quy trình 7 bước [4].
Chủ đề gồm 6 nội dung được mô tả theo sơ đồ hình 1.
101
Nguyễn Mai Hùng
Nội dung của chủ đề tích hợp liên quan đến kiến thức của môn Địa lí ở các lớp 6, 7, 8, phần
gió, khí hậu, thời tiết. Chủ đề có liên quan kiến thức bức xạ nhiệt và đối lưu, công, cơ năng, hiện
tượng cảm ứng điện từ và phần năng lượng ở môn Vật lí các lớp 8, 9. Môn Sinh học có liên quan
kiến thức sinh thái môi trường ở lớp 9.
Các vấn đề học sinh cần giải quyết khi học chủ đề là:
Nguồn gốc của gió là gì? Năng lượng gió là gì? Làm thế nào để đo năng lượng gió?
Năng lượng gió sử dụng trong giao thông, Sử dụng trong nông nghiệp và trong sản xuất
điện như thế nào? Tiềm năng và tương lai sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam thế nào?
Để giải quyết được các vấn đề trên chúng tôi xây dựng 8 nhiệm vụ học tập (hoạt động) của
học sinh cụ thể là:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc của gió chính trên trái đất,
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo gió trong tự nhiên,
Hoạt động 3: Mô tả sức mạnh của gió,
Hoạt động 4: Chế tạo dụng cụ đo tốc độ của gió,
Hoạt động 5: Chế tạo mô hình thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió,
Hoạt động 6: Chế tạo mô hình bơm nước bằng sức gió,
Hoạt động 7: Chế tạo mô hình điện gió,
Hoạt động 8: Đánh giá tiềm năng gió ở Việt Nam, đánh giá việc sử dụng năng lượng gió tại
Việt Nam hiện tại và tương lai.
Để học sinh giải quyết được vấn đề nguồn gốc của gió là gì, chúng tôi xây dựng hoạt động
1 và hoạt động 2. Khi học Địa lí lớp 6 học sinh đã biết gió là sự chuyển động của không khí từ nơi
khí áp cao đến nơi có khí áp thấp nhưng không giải thích được tại sao lại có sự chênh lệch khí áp
nên không giải thích được nguồn gốc của gió trong tự nhiên. Khi học về đối lưu khí ở vật lí lớp
8 học sinh biết dòng đối lưu sinh ra do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng không khí nhưng
không biết dùng để giải thích nguồn gốc của gió. Chúng tôi xây dựng tình huống học tập để học
sinh tổng hợp các kiến thức của hai môn giải thích được nguồn gốc của gió trong tự nhiên. Qua
hoạt động học tập này thì học sinh đã vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của cuộc
sống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Hoạt động 1 làm nảy sinh vấn đề từ tình huống thực tế, học sinh quan sát hình ảnh của các
loại gió trên trái đất và hoàn lưu khí quyển trên trái đất. Từ hình ảnh quan sát học sinh xác định
vấn đề cần giải quyết và phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Hoạt động 2 là quá trình giải quyết và kết luận vấn đề từ đó giải quyết những vấn đề liên
quan. Ở hoạt động này học sinh đưa ra giả thuyết về sự tạo thành gió trong khí quyển, làm mô hình
tạo gió từ các vật liệu dễ kiếm để chứng minh cho giả thuyết đã đưa ra và kết luận vấn đề, từ đó
giải thích được sự tạo thành gió trên trái đất.
Hoạt động 3, hoạt động 4 nhằm giải quyết vấn đề Năng lượng gió là gì? Làm thế nào để đo
năng lượng gió. Ở hoạt động 3 học sinh được quan sát video về thang gió Beaufort từ cấp 1 đến
cấp 12 tương ứng với tác động lên cây, nhà, nước biển, từ đó thấy được sức mạnh của gió. Vấn
đề được đặt ra là đo sức mạnh của gió như thế nào. Học sinh sẽ chỉ ra được sức mạnh của gió là
động năng của khối không khí từ đó đưa ra phương án đo năng lượng gió thông qua đo tốc độ gió.
Hoạt động 4 học sinh chế tạo dụng cụ đo tốc độ gió từ những vật dụng dễ tìm kiếm để kiểm tra giả
thuyết đã đưa ra.
Hoạt động 5 giải quyết vấn đề Năng lượng gió sử dụng trong giao thông như thế nào?
Từ kiến thức thực tế học sinh thấy ngay con người đã sử dụng năng lượng gió để đẩy thuyền
102
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...
di chuyển, chúng tôi xây dựng tình huống làm thế nào để thuyền buồm di chuyển ngược chiều gió
là tình huống có vấn đề cho học sinh. Học sinh tìm hiểu về cấu tạo của thuyền buồm từ đó đưa
ra giả thuyết về cách di chuyển ngược chiều gió của thuyền buồm. Học sinh chế tạo thuyền buồm
từ các vật liệu dễ tìm để kiểm tra giả thuyết đã đưa ra, giải thích được hiện cách thuyền buồm di
chuyển ngược gió trong thực tế.
Hoạt động 6 giải quyết vấn đề Năng lượng gió sử dụng trong nông nghiệp như thế nào?
Trong nông nghiệp năng lượng gió được sử dụng để xay thóc, để bơm nước, chúng tôi xây
dựng tình huống bơm nước bằng sức gió để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thông tin về một
nông dân được cấp bằng sáng chế về máy bơm nước bằng sức gió sẽ kích thích học sinh tìm hiểu
và đưa ra vấn để làm máy bơm nước bằng sức gió như thế nào. Học sinh tìm hiểu và đưa ra giả
thuyết về hoạt động của máy bơm nước bằng sức gió sau đó làm mô hình để kiểm tra giả thuyết
đã đưa ra. Trong hoạt động này học sinh sẽ thấy được sự chuyển hóa năng lượng qua từng bộ phận
của máy bơm nước.
Hoạt động 7 giải quyết vấn đề sản xuất điện từ gió như thế nào?
Sản xuất điện từ gió hiện nay đang được phát triển ở Việt Nam. Chúng tôi xây dựng tình
huống là thông tin về nhà máy điện gió ở Bạc Liêu để học sinh đưa ra vấn đề sản xuất điện từ gió
như thế nào. Để giải quyết vấn đề này học sinh phải huy động kiến thức về chuyển hóa năng lượng,
kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để đưa ra giả thuyết về hoạt động của máy điện gió. Học
sinh làm mô hình máy phát điện bằng sức gió từ các vật tìm kiếm được để kiểm tra giả thuyết đã
đưa ra.
Hoạt động 8 đánh giá tiềm năng và tương lai sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam. Trong
hoạt động này học sinh trình bày bài báo cáo về tiềm năng gió và việc sử dụng năng lượng gió ở
Việt Nam. Học sinh sẽ huy động kiến thức về gió, khí hậu Việt Nam ở môn địa lí, kiến thức về
môi trường ở môn sinh học, tìm hiểu thông tin thực tế để đánh giá việc sử dụng năng lượng gió
có nên phát triển ở Việt Nam. Qua hoạt động nay học sinh biết những vùng miền ở Việt Nam có
thể khai thác tiềm năng gió, giải thích được việc người ta đặt nhà máy điện gió tập trung ở một số
vùng miền của Việt Nam.
Chúng tôi xây dựng các hoạt động theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, ví dụ
Tiến trình cụ thể giải quyết vấn đề nguồn gốc của gió như sau:
1. Làm nảy sinh vấn đề từ tình huống thực tế: Tìm hiểu về nguồn gốc của gió trên trái đất.
↓
2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào?
↓
3. Giải quyết vấn đề:
- Đề xuất giả thuyết: Khi không khí bị chiếu nóng giãn nở bốc lên cao sẽ tạo ra vùng có khí
áp thấp, không khí ở vùng lạnh hơn có khí áp cao. Sự chuyển động của không khí từ nơi áp
cao đến nơi áp thấp tạo ra gió.
- Thiết kế thí nghiệm kiểm tra giả thuyết
+ Dụng cụ: mô hình tạo gió gồm các chai nhựa, đèn dây tóc, que hương...
+ Tiến hành: lắp các chai nhựa để khí có chu trình tuần hoàn kín.
Chiếu sáng vào 1 chai nhựa làm nóng không khí trong chai, quan sát chiều chuyển động của
khói do que hương tạo ra.
+ Kết quả khói chuyển động theo chiều xác định, đúng với giả thuyết.
↓
103
Nguyễn Mai Hùng
4. Kết luận:
Do sự chiếu sảng không đồng đều của mặt trời tạo ra sự chênh lệch khí áp giữa các vùng
trên trái đất. Không khí chuyển động từ vùng khí áp cao sang vùng khí áp thấp tạo thành
gió.
↓
5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo: Giải thích sự tạo
thành gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực.
Để đánh giá năng lực của học sinh chúng tôi thông qua phiếu học tập, quan sát, và rubic.
Ví dụ rubic đánh giá năng lực giải quyết vấn đề nguồn gốc của gió
Thành tố Mức 1 (M1) Mức 2 (M2) Mức 3 (M3) Mức 4 (M4) Mức 5 (M5)
1. Khám
phá và
hiểu vấn
đề
Lựa chọn được
cẩu hỏi (vấn
đề) trong đoạn
thông tin cho
trước, chỉ ra
được nhiệm vụ
cần giải quyết.
-HS trả lời câu
hỏi 1,2 phiếu
HT1.
Phát hiện được
vấn đề trong
tình huống xác
định, nhưng
vấn đề chưa
được phát biểu
rõ ràng.
- HS trả lời
câu 1,2,3 phiếu
HT1.
Tự đặt ra vấn đề
trọng một tình
huống mới.
- HS đặt VĐ
trong tình
huống mới
2. Trình
bày, phát
biểu vấn
đề
Sử dụng được
ít nhất một
phương thức
(văn bản, hình
vẽ, biểu bảng)
để diễn đạt lại
vấn đề.
- HS tra lời câu
4 phiếu HT 1-
Phát biểu được
bằng 1 cách.
Sử dụng được ít
nhất 2 cách diễn
đạt lại vấn đề.
- HS trả lời câu
4 phiếu HT1
Phát biểu ít
nhất 2 cách.
Diễn đạt bằng ít
nhất 2 cách vấn
đề và các nhiệm
vụ bộ phận của
vấn đề.
- HS trả lời câu
4 phiếu HT1
Phát biểu ít
nhất 2 cách,
và có diễn giải
nhiệm vụ vấn
đề.
3. Đề
xuất giải
pháp
và thực
hiện giải
pháp
giải
quyết
vấn đề
3.1. Đề
xuất giải
pháp:
Nhận ra được
các bước thực
hiện giải quyết
vấn đề theo văn
bản có sẵn.
- HS nêu cách
thức giải quyết
VĐ nguồn gốc
gió khi GV
hướng dẫn cách
thức chung –
3.1 M1.
Lặp lại các
bước theo một
quy trình giải
quyết vấn đề
đã biết để giải
quyết một vấn
đề tương tự.
- HS hoàn
thành phiếu
HT2 khi có
phiếu trợ giúp
2.1 – 3.1M2.
Đề xuất các
bước để giải
quyết vấn đề đặt
ra (giả định).
- HS nêu được
cách thức giải
quyết vấn đề
khi GV hỏi –
3.1M3.
Đề xuất các
bước để giải
quyết vấn đề
mới (thực tiễn).
- HS Hoàn
thành tốt phiếu
học tập 2 –
3.1M4
Đề xuất được
nhiều giải
pháp khác
nhau, lựa
chọn ra giải
pháp tối ưu
(khả thi) để
giải quyết một
vấn đề mới.
104
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...
3.2 Thực
hiện giải
pháp:
Thực hiện được
giải pháp để
giải quyết vấn
đề cụ thể, giả
định (vấn đề
học tập) mà chỉ
cần(huy động
1 kiến thức cụ
thể hoặc tiến
hành một phép
đo cụ thể, tìm
kiếm đánh giá
1 thông tin cụ
thể).
Thực hiện được
giải pháp trong
đó huy động
ít nhất 2 kiến
thức, 2 phép
đo. . . để giải
quyết vấn đề
giả định.
- HS thức hiện
mô hình theo
phiếu 2.2, giải
thích được hoạt
động bằng kiến
thức khí áp, đối
lưu – 3.2M2.
Thực hiện được
nhiều kiến thức
để giải quyết 1
vấn đề thực.
- HS tự chế
tạo mô hình tạo
gió trong khí
quyển, tra lời
câu 1,2 phiếu
HT3 – 3.2M3.
Thực hiện giải
pháp một chuỗi
vấn đề liên
tiếp, trong đó
có những vấn
đề nảy sinh từ
trong chính quá
trình thực hiện
giải quyết vấn
đề ban đầu.
- HS thực hiện
chế tạo mô hình
và giải quyết
được vấn đề
phát sinh của
mô hình để mô
hình hoạt động
tốt – 3.2M4.
4. Đánh
giá giải
pháp
Điều
chỉnh
giải
pháp
So sánh kết quả
cuối cùng thu
được với đáp án
của giáo viên và
rút ra kết luận
(đúng hay sai)
khi giải quyết
những vấn đề
cụ thể - HS mô
tả được kết quả
TN, và kết luận
giả thuyết .
Đánh giá được
kết quả cuối
cùng và chỉ ra
được nguyên
nhân dẫn đến
những kết quả
thu được.
- HS đánh giá
được giải pháp
lựa chọn có hạn
chế gì .
Đánh giá được
từng giai đoạn
và điều chỉnh
được từng giải
pháp để hướng
tới kết quả cuối
cùng.
-HS đánh giá
được từng bước,
điều chỉnh được
các giải pháp để
đem lại kết quả.
M4- Đánh giá
được giải pháp,
kết quả cuối
cùng, đề ra giải
pháp tối ưu hơn
để nâng cao kết
quả giải quyết
vấn đề.
Chúng tôi thực hiện dạy thực nghiệm chủ đề này với đối tượng học sinh lớp 8 Trường Thực
hành Sư phạm – Uông Bí - Quảng Ninh với 5 buổi trong 3 tuần bằng hình thức dạy học ngoại khóa
và đánh giá bước đầu như sau:
Khi bắt đầu vào chủ đề học sinh còn chưa quen với cách học mới, các phát biểu vẫn ở trạng
thái sợ sai, vẫn chờ đợi giáo viên hướng dẫn. Học sinh chưa biết cách thức để giải quyết một vấn
đề, sau khi được giáo viên hướng dẫn cách thức giải quyết một vấn đề theo các bước là đưa ra giả
thuyết, kiểm tra giả thuyết, kết luận thì ở những nhiệm vụ sau học sinh đã thực hiện được theo các
bước của tiến trình giải quyết vấn đề.
Ở thành tố Khám phá và hiểu vấn đề, Trình bày và phát biểu vấn đề, học sinh đã thành thạo
hơn ở những nhiệm vụ sau của chủ đề tuy nhiên không có học sinh nào phát biểu vấn đề theo nhiều
cách, và chưa có tình huống mới.
Ở thành tố Đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề, học sinh còn gặp
nhiều khó khăn trong việc đề xuất giải pháp vì các nhiệm vụ sau đòi hỏi cao về ứng dụng kĩ thuật.
Một vài em đã có đề xuất mang tính chất ý tưởng như ở nhiệm vụ chế tạo bơm nước bằng sức gió
học sinh đã vẽ được cấu tạo hình khối của bơm gồm chong chóng gió, guồng nước, ống hút nước.
Các đề xuất giải pháp của học sinh chỉ ở mức ý tưởng, chưa thể hiện rõ sự tiến bộ qua các nhiệm
vụ học tập. Khi được giáo viên hướng dẫn hoặc giới thiệu các trang website có thể tham khảo để
105
Nguyễn Mai Hùng
thực hiện nhiệm vụ học tập thì các em tham khảo và làm được các sản phẩm
Ở thành tố Đánh giá giải pháp, Điều chỉnh giải pháp, học sinh đã có đánh giá việc thực hiện
giải pháp của nhóm mình và đề xuất điều chỉnh giải pháp. Ví dụ ở nhiệm vụ chế tạo mô hình sản
xuất điện từ gió, học sinh đánh giá chong chóng quay yếu là do cánh không đều, cách yếu, góc
lệch của cách không phù hợp và đã điều chỉnh bằng cách chọn chai Coca làm cách thay cho chai
Lavie, dùng máy sấy tóc để làm nóng và uốn cách lệch góc theo ý muốn.
Qua phân tích diễn biến giờ học, chúng tôi nhận thấy HS học tập với thái độ tích cực, hợp
tác và rất hào hứng với các nhiệm vụ được giao.
HS kiểm tra giả thuyết bằng mô hình tạo gió
trong khí quyển
HS chế tạo mô hình tạo gió trong khí quyển
3. Kết luận
DHTH chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” có thể hình thành và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kết quả quá trình dạy thực nghiệm chưa được phân tích
định lượng để cho thấy rõ sự phát triển của năng lực giải quyết vấn đề nhưng bằng phân tích định
tịch chúng tôi đã thấy được những biểu hiện của sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh. Phát triển năng lực của học sinh là một quá trình lâu dài do đó chúng tôi cho rằng nếu tổ chức
thường xuyên DHTH với các chủ để phù hợp sẽ góp phần phát triển các năng lực cần thiết của học
sinh nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
[2] Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Mai Hùng, 2016. Phân loại chủ đề tích hợp theo các phương diện.
Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số đặc biệt tháng 1-2016, trang 1-3.
[3] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thu Thủy,
Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh. Quyển 1 – Khoa học tự nhiên. Nxb Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Văn Biên, 2015. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(2), trang 61-66.
106
Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển...
ABSTRACT
Teaching integrated science topic “Wind energy and using wind energy” to develop
problem solving competence of lower secondary school student
Nguyen Mai Hung
Ha Long University
This article introduce structure of problem solving competence and how to develop this
competene of lower secondary school student by teaching integrated topic “Wind energy and using
wind energy”.
Keywords: Problem solving, competence, wind energy, integrated topic, science teaching.
107
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4326_nmhung_3317_2131910.pdf