Tài liệu Dạy học phần “Vật sống” môn khoa học tự nhiên Lớp 6 theo phương thức trải nghiệm - Nguyễn Đắc Thanh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
56
Email: thanhnd@hcmue.edu.vn
DẠY HỌC PHẦN “VẬT SỐNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM
Nguyễn Đắc Thanh - Phạm Đình Văn
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 22/4/2019; ngày chỉnh sửa: 02/5/2019; ngày duyệt đăng: 10/5/2019.
Abstract: Teaching Natural Science according to the experiential approach is a teaching tendency
that helps forming and developing qualities and natural science competency for students. This
article focuses on analyzing the natural science curriculum in grade 6 in the new general education
curriculum to identify the objectives, contents, methods, forms and conditions for teaching the
topic “Living things” according to the experiential approach. At the same time, this article
illustrates a lesson plan according to the experiential approach to teach the “Living things” section
as a basis for teachers to reference in order to design natural s...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học phần “Vật sống” môn khoa học tự nhiên Lớp 6 theo phương thức trải nghiệm - Nguyễn Đắc Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
56
Email: thanhnd@hcmue.edu.vn
DẠY HỌC PHẦN “VẬT SỐNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM
Nguyễn Đắc Thanh - Phạm Đình Văn
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 22/4/2019; ngày chỉnh sửa: 02/5/2019; ngày duyệt đăng: 10/5/2019.
Abstract: Teaching Natural Science according to the experiential approach is a teaching tendency
that helps forming and developing qualities and natural science competency for students. This
article focuses on analyzing the natural science curriculum in grade 6 in the new general education
curriculum to identify the objectives, contents, methods, forms and conditions for teaching the
topic “Living things” according to the experiential approach. At the same time, this article
illustrates a lesson plan according to the experiential approach to teach the “Living things” section
as a basis for teachers to reference in order to design natural science teaching plans according to
the experiential approach.
Keywords: Natural Science grade 6; Living things; experience, teaching according to experiential
approach.
1. Mở đầu
Ở Việt Nam giai đoạn gần đây, hoạt động dạy học
theo phương thức trải nghiệm được khá nhiều nhà khoa
học giáo dục, các giáo viên (GV) quan tâm nghiên cứu
và áp dụng trong thực tiễn dạy học. Vận dụng phương
thức trên vào giảng dạy môn Khoa học tự nhiên có vai
trò rất quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu phát
triển phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương
trình giáo dục phổ thông mới [1]. Vấn đề đặt ra là cần
phải xác định được quy trình thực hiện hoạt động dạy học
theo phương thức trải nghiệm và có những
minh họa cụ thể để làm cơ sở cho GV tham
khảo, qua đó họ chủ động thiết kế được các kế
hoạch dạy học theo định hướng trên.
2. Nội dung và kết quả nghiên cứu
2.1. Dạy học phần “Vật sống” môn Khoa học
tự nhiên theo phương thức trải nghiệm
2.1.1. Dạy học theo phương thức trải nghiệm
Học tập trải nghiệm (experiential learning)
là lí thuyết có lịch sử phát triển tương đối dài,
xuất phát điểm của lí thuyết này được truy
nguồn từ những công trình nghiên cứu của John
Dewey (1938), Piaget (1950), Kurt Hahn
(1957), Paulo Freire (1970), Vygotsky (1978),
Kolb (1984), Javis (1987) [2], [3], [4] và nhiều
nhà nghiên cứu khác như Bùi Thị Thanh Thủy
- Vũ Quốc Khánh (2017); Dương Đình Thắng
(2017); Nguyễn Thị Thu Hà (2017); Nguyễn
Thị Hằng (2016), Trong phạm vi bài viết,
chúng tôi tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa
học và David A.Kolb làm cơ sở xây dựng lí
luận. David A. Kolb (người Mĩ) được xem là cha đẻ của
thuật ngữ “học tập trải nghiệm” (experiential learning).
Khi nghiên cứu về lí thuyết học trải nghiệm, David
A.Kolb tin rằng, học tập là quá trình trong đó tri thức được
kiến tạo thông qua sự chuyển hoá của kinh nghiệm [5], [6].
Dựa trên những thành quả nghiên cứu của các tác giả
trước, David A.Kolb đã xây dựng mô hình học tập kinh
nghiệm được thực hiện thông qua 4 bước (pha): (1) Trải
nghiệm cụ thể; (2) Quan sát phản ánh; (3) Khái niệm trừu
tượng; (4) Thử nghiệm chủ động, được mô tả như sau:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
57
Dạy học theo phương thức trải nghiệm là hoạt động
dạy học được tổ chức dựa vào các bước học tập kinh
nghiệm nêu trên. Khi bàn về thuật ngữ này, tác giả
Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2017) cho rằng: “Tổ chức
dạy học theo phương thức trải nghiệm là việc vận hành
một quá trình dạy học từ xác định mục tiêu, nội dung dạy
học đến việc lựa chọn phương pháp, phương tiện để tổ
chức, hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng kinh nghiệm sẵn
có của bản thân, tham gia một cách tích cực vào các
nhiệm vụ học tập và qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng
và thái độ thích hợp” [4].
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động dạy
học và học tập qua trải nghiệm, chúng tôi xác định: dạy
học theo phương thức trải nghiệm là hoạt động trong đó
dưới vai trò chủ đạo của GV, HS chủ động, tự giác, tích
cực sử dụng kinh nghiệm sẵn có của bản thân để tham
gia giải quyết vào các nhiệm vụ học tập theo từng giai
đoạn trải nghiệm nhằm hình thành phẩm chất và năng
lực cụ thể theo yêu cầu dạy học đề ra.
Như vậy, từ mô hình bốn bước của David A.Kolb ở
trên và khái niệm dạy học theo phương thức trải nghiệm,
chúng ta có thể nhận thấy tổ chức hoạt động dạy học trải
nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience):
Trong bước này, GV yêu cầu HS tự tìm hiểu về chủ
đề sắp trải nghiệm để huy động, tổng hợp vốn kiến thức,
kinh nghiệm đã có. GV tổ chức cho HS trải nghiệm dựa
vào kinh nghiệm, kiến thức đã có, như: kể lại việc đã làm;
những hiểu biết của em về một vấn đề nào đó; thực hành
làm điều em đã biết. HS sử dụng kinh nghiệm cũ để học
qua các nguồn khác nhau nhằm tích lũy kinh nghiệm
mới. Qua đó, xác định được nhu cầu, hứng thú về vấn đề
trải nghiệm và đề xuất muốn trải nghiệm những nội dung
gì, qua phương thức nào.
Bước 2: Quan sát phản ánh (Reflective
Observation):
HS sử dụng kinh nghiệm ở bước 1 làm nền tảng để
suy ngẫm, đối chiếu, lập luận những gì đã lĩnh hội với
những gì quan sát được. Ở bước này, HS cũng phân tích
và ghi nhận những cái hiểu đúng cũng như lập luận để
loại bỏ những kinh nghiệm nhưng chưa đúng đắn hoặc
nhầm lẫn, thiếu sót đã được hình thành trước đây.
Bước 3: Trừu tượng hoá khái niệm (Abstract
Conceptualisation):
Từ hoạt động ở bước 1 và bước 2, HS tiến hành khái
niệm hóa các kinh nghiệm đã có, cụ thể là hình thành nên
khái niệm hay tri thức mới, hoàn thiện khái niệm.
Bước 4: Thử nghiệm tích cực (Active
Experimentation):
Việc chính ở bước này là HS vận dụng tri thức mới
(khái niệm đã hình thành tại bước 3) vào thực tiễn. Đây
cũng được xem như là khâu người học xác nhận hoặc
phủ nhận các khái niệm được hình thành ở bước 3. Sau
khi áp dụng và kiểm nghiệm những khái niệm trong
thực tiễn, nó trở thành kinh nghiệm mới của cá nhân,
làm “vốn liếng”, “kinh nghiệm cụ thể” cho chu trình
học tập tiếp theo.
Theo mô hình học tập của Kolb, quá trình học tập lí
tưởng là trong đó người học phải đi qua tất cả bốn
phương thức này nhằm giải quyết vấn đề trong tình
huống học tập thì sẽ đạt hiệu quả học tập cao nhất. Bản
thân mỗi cá nhân sẽ nỗ lực, cố gắng sử dụng, tiếp cận cả
bốn phương thức này, tuy nhiên không nhất thiết tổ chức
hoạt động dạy học từ “kinh nghiệm cụ thể” mà có thể bắt
đầu từ bất kì bước nào trong bốn bước đã phân tích.
2.1.2. Xác định chương trình dạy học phần “Vật sống”
môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo phương thức trải
nghiệm
Dạy học theo phương thức trải nghiệm đòi hỏi GV
phải sử dụng các phương pháp thiên về hướng tổ chức
cho HS quan sát, thực hành và kiểm nghiệm trong thực
tế. Căn cứ vào mục tiêu và nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên lớp 6 [2], chúng tôi xây dựng khung
chương trình để giảng dạy phần “Vật sống” theo phương
thức trải nghiệm như sau:
Bảng 1. Khung chương trình dạy học phần “Vật sống” môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo phương thức trải nghiệm
Mạch nội dung Mục tiêu Nội dung
Phương
pháp/hình thức
trải nghiệm
Điều kiện
VẬT SỐNG
1. Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
Tế bào
- Quan sát được hình dạng,
kích thước của tế bào và một
số bào quan.
- Vẽ được cấu tạo của cơ bản
tế bào
Quan sát hình
thái, cấu tạo,
phân loại tế bào
Thực hành quan
sát
Có kích hiển vi, kính
lúp và các dụng cụ
làm tiêu bản
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
58
- Phân biệt được tế bào thực
vật và động vật.
Từ tế bào đến cơ
thể
- Quan sát và vẽ được cơ thể
đơn bào
- Quan sát và vẽ được các cơ
quan của cơ thể đa bào
Quan sát cơ thể
đơn bào, thực vật,
động vật
Thực hành quan
sát
Có kích hiển vi, kính
lúp và các dụng cụ
làm tiêu bản
2. Đa dạng thế giới sống
- Phân loại thế giới sống
Phân loại
thế giới sống
Thu mẫu, thống kê được một
số loài sinh vật thuộc các giới
khác nhau
Phân chia sinh
vật theo quan
điểm 5 giới
- Nghiên cứu
khoa học
- Tham quan
Có môi trường để
tham quan, nghiên
cứu
- Đa dạng các nhóm sinh vật
Virus
và vi khuẩn
- Nêu được một số bệnh do
virus, vi khuẩn gây ra.
- Đề xuất được các biện pháp
phòng tránh
Tìm hiểu một số
bệnh do virus, vi
khuẩn gây ra và
cách phòng tránh
- Điều tra
- Thảo luận
nhóm
Kết hợp với trạm Y tế,
bệnh viện,... để thu
thập số liệu
Vận dụng hiểu biết về vi
khuẩn lên men để làm sữa
chua
Làm sữa chua Dự án học tập
Nguyên liệu, dụng cụ
để làm sữa chua; Tủ
lạnh
Đa dạng nấm
Tìm hiểu được quy trình
trồng một số loại nấm ăn
Tìm hiểu quy
trình trồng nấm Tham quan
Ở gần các cơ sở sản
xuất nấm
Đa dạng
thực vật
- Phân loại được các nhóm
thực vật
- Phân tích được vai trò của
thực vật trong việc bảo vệ
môi trường
- Phân loại các
nhóm thực vật
- Tìm hiểu vai trò
của thực vật
trong việc bảo vệ
môi trường
- Tham quan
- Thí nghiệm
- Gần các khu rừng,
khu du lịch sinh thái,
công viên
- Các dụng cụ thí
nghiệm liên quan
Đa dạng
động vật
Phân loại được các nhóm
động vật không xương và có
xương sống
Phân loại các
nhóm động vật Tham quan
- Có khu vực để tham
quan
- Tài liệu phân loại
động vật
- Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Vai trò của đa
dạng sinh học
+ Sự cần thiết
bảo vệ đa dạng
sinh học
- Nêu được vai trò của đa
dạng sinh học trong tự nhiên
và trong thực tiễn
- Giải thích được vì sao cần
bảo vệ đa dạng sinh học
Tìm hiểu và
chứng minh vai
trò của đa dạng
sinh học
- Diễn đàn
- Đóng vai
Hội trường, sân khấu
tổ chức diễn đàn
3. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Phương pháp
tìm hiểu sinh vật
ngoài thiên
nhiên
- Vai trò của sinh
vật trong tự
nhiên
- Thực hiện được một số
phương pháp tìm hiểu sinh
vật ngoài thiên nhiên.
- Quan sát và phân biệt được
một số nhóm thực vật ngoài
thiên nhiên.
- Chụp ảnh và làm được bộ
sưu tập ảnh về các nhóm sinh
vật
- Phương pháp
tìm hiểu sinh vật
ngoài thiên nhiên
- Làm các sản
phẩm giới thiệu
về sinh vật ở địa
phương
- Quan sát thiên
nhiên
- Nghiên cứu
khoa học
Có môi trường tự
nhiên để tổ chức cho
HS nghiên cứu, tìm
hiểu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
59
- Làm và trình bày được báo
cáo đơn giản về kết quả tìm
hiểu sinh vật ngoài thiên
nhiên.
2.2. Minh hoạ về hoạt động trải nghiệm trong chủ đề
“Vật sống”
Căn cứ vào bảng 1 và chu trình trải nghiệm của Kolb,
chúng tôi minh hoạ hoạt động trải nghiệm như sau:
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SỮA CHUA
I. Mục tiêu:
Sau khi tham gia xong chủ đề này, HS: - Nêu được
đặc điểm hoạt động của vi khuẩn lên men lactic; - Trình
bày được các ứng dụng của vi khuẩn lên men lactic trong
đời sống hằng ngày; - Liệt kê được các nguyên vật liệu
sản xuất sữa chua; - Phân tích được quy trình làm sữa
chua theo quy trình thủ công; - Lập và thực hiện được kế
hoạch sản xuất, kinh doanh sữa chua; - Có ý thức đảm
bảo an toàn thực phẩm; - Tích cực, chủ động tham gia
các hoạt động nhóm.
II. Nội dung, phương thức hoạt động
III. Chuẩn bị
- Thời gian: Tiến hành trong thời gian khoảng 3-7
ngày.
- Địa điểm: Lớp học; phòng thực hành; ở nhà.
- Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật: nguyên vật liệu
làm, bảo quản sữa chua
- Phân công nhiệm vụ: + Giáo viên: Dự kiến nguồn
kinh phí để mua những nguyên vật liệu cần thiết; Chuẩn
bị kiến thức về quy trình thực hiện, bảo quản sữa chua và
tự trải nghiệm việc làm sữa chua tại nhà (phải làm thành
công); Rèn luyện cho HS kĩ năng tổ chức hoạt động thảo
luận nhóm hiệu quả; + Học sinh: Tự tìm hiểu và nghiên
cứu quy trình làm, bảo quản sữa chua từ sách, báo,
internet, từ bố mẹ, người thân; Chuẩn bị các vật liệu để
làm sữa chua: hộp đựng sữa chua, thùng xốp, ấm đun
nước nóng,...; Bút, giấy, màu để làm tờ rơi, quảng cáo.
IV. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1. Khám phá thành phần của sữa chua
Hoạt động 1a. Trong hộp sữa chua có những chất gì?
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận
khoảng 5 phút để hoàn thành Phiếu hoạt động 1a. Dự
đoán những thành phần có trong hộp sữa chua Vinamilk:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG 1a
Những thành phần có trong hộp
sữa chua Vinamilk
......................................................
- GV chọn 1 HS tổ chức tổng hợp ý kiến của các bạn
trong lớp. Gọi 5 HS chia sẻ ý kiến, các bạn khác bổ sung
(chỉ tổng hợp ý kiến, chưa đánh giá là đúng hay sai).
- GV phát cho mỗi nhóm 01 hộp sữa chua Vinamilk,
trên hộp có ghi rõ thành phần của hộp sữa chua. Căn cứ
vào kết quả quan sát, các nhóm bổ sung vào phiếu hoạt
động 1a của nhóm mình cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 1b. Làm sữa chua - những điều em đã biết
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận
khoảng 10 phút để hoàn thành phiếu hoạt động 1b.
Các pha
TN
Nội dung Phương thức Địa điểm
học tập
Phương tiện/
công cụ
Sản phẩm
Trải
nghiệm
cụ thể
Khám phá thành phần của sữa
chua
Quan sát trực
quan
Lớp học Hộp sữa chua
Vinamilk
Các phiếu hoạt
động
Quan sát
phản ánh
Tìm hiểu về quy trình làm sữa
chua đơn giản tại nhà
Nghiên cứu
tài liệu; Thảo
luận
Lớp học
Tài liệu, phim
hướng dẫn
làm sữa chua
Các phiếu hoạt
động
Trừu
tượng hoá
khái niệm
Điều em nên biết về việc làm
sữa chua
Thực hành
thiết kế sản
phẩm
Lớp học
Ở nhà
Giấy roki,
màu hoặc
máy tính
Inforgraphic,
poster, sơ đồ tư
duy
Thử
nghiệm
tích cực
Xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất và kinh doanh
sữa chua
Thực hành;
Khảo sát;
Phòng thực
hành
Lớp học
Nguyên liệu,
dụng cụ làm
sữa chua
Sữa chua; tờ
quảng cáo; tiền
lãi; quà cho HS
khó khăn.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
60
Nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để làm, bảo quản sữa chua
và cách làm sữa chua:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG 1b
Nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để làm, bảo quản sữa
chua và cách làm sữa chua.
Nguyên liệu Dụng cụ, máy móc
.......................................... ...........................................
Cách làm:
- GV chọn 1 HS điều hành thảo luận: + Tổ chức cho
các nhóm chia sẻ ý kiến; + Thảo luận và tổng hợp ý kiến;
- Các nhóm bổ sung ý kiến chung của lớp vào phiếu
hoạt động 1b, thống nhất lựa chọn những nguyên vật liệu
cần thiết để làm sữa chua.
* Đánh giá hoạt động 1: Các nhóm tự đánh giá, GV
đánh giá hoạt động 1 bằng cách đánh dấu X vào các ô
trong bảng sau:
Tiêu chí
Liệt kê được các thành phần
cơ bản có trong hộp sữa chua
Trình bày được các nguyên
vật liệu để làm sữa chua
Tự đánh giá được mức độ
hiểu biết của mình về việc
làm sữa chua.
Lưu ý: : Mức tốt; : Mức đạt; : Mức
cần cố gắng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quy trình làm sữa chua
đơn giản tại nhà
Hoạt động 2a. Tìm hiểu chức năng của các nguyên
vật liệu làm sữa chua đơn giản tại nhà
- Các nhóm thảo luận trong 5 phút và hoàn thành
Phiếu hoạt động 2a. Chức năng của nguyên vật liệu làm
sữa chua:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG 2a
Chức năng của các nguyên vật liệu làm sữa chua
Nguyên
vật liệu Chức năng
Ví dụ:
Sữa đặc Làm cơ chất để lên men
- GV chọn 1 HS tổ chức thảo luận: + Tổ chức cho các
nhóm chia sẻ ý kiến; + Thảo luận (chú ý thảo luận về vai
trò, đặc điểm của vi khuẩn lên men lactic); + Tổng hợp ý
kiến.
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2b. Tìm hiểu về quy trình làm sữa chua
- GV cho HS xem clip về cách làm sữa chua đơn giản
tại nhà.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành Phiếu hoạt động
2b. Các bước làm và bảo quản sữa chua:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG 2b
Các bước làm và bảo quản sữa chua tại nhà
Tên
bước
Cách tiến hành Giải thích
- GV chọn 1 HS tổ chức thảo luận: + Tổ chức cho các
nhóm chia sẻ ý kiến; + Thảo luận: chú ý thảo luận sâu về
cơ chế, bản chất của quá trình lên men, bảo quản sữa
chua...; + Tổng hợp ý kiến
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2c. Bảo quản sữa chua như thế nào?
- GV yêu cầu các nhóm quan sát 02 hộp sữa chua:
Hộp số 1 bảo quản ở nhiệt độ thường; hộp số 2 bảo quản
trong ngăn mát tủ lạnh. Yêu cầu các nhóm so sánh hai
hộp sữa chua bảo quả theo 2 cách trên:
Điểm
so sánh
Hộp số 1 (bảo quản
ở nhiệt độ thường)
Hộp số 2 (bảo
quản trong ngăn
mát tủ lạnh)
Bề mặt
nắp hộp
Chất lượng
sản phẩm
- Tổ chức thảo luận: Để đảm bảo sử dụng sữa chua
an toàn, chúng ta chọn cách bảo quản nào? Vì sao?
- GV nhận xét và rút ra kết luận
* Đánh giá hoạt động: Các nhóm tự đánh giá, GV
đánh giá hoạt động bằng cách đánh dấu X vào các ô trong
bảng sau:
Tiêu chí
Giải thích được chức năng
của các nguyên vật liệu làm
sữa chua
Phân tích được các bước
trong quy trình làm sữa chua.
Giải thích được cách bảo
quản sữa chua an toàn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
61
Hoạt động 3. Điều em nên biết về việc làm sữa chua
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn một
trong các nhiệm vụ sau:
+ Thiết kế Inforgraphic về “Quy trình làm sữa chua”:
sử dụng các từ khoá ngắn gọn, súc tích; có hình ảnh minh
hoạ; bố trí logic theo các bước trong quy trình; có thể vẽ
trên giấy Roki hoặc thiết kế trên máy tính.
+ Thiết kế poster về “Cách bảo quản sữa chua an
toàn”: lựa chọn hình ảnh minh hoạ phù hợp; mô tả ngắn
gọn, dễ hiểu; có thể vẽ trên giấy Roki hoặc thiết kế trên
máy tính.
+ Thiết kế sơ đồ tư duy về “Giá trị dinh dưỡng và
cách sử dụng sữa chua an toàn”: lựa chọn nội dung cơ
bản; chọn từ khoá ngắn gọn, súc tích; có thể vẽ trên giấy
Roki hoặc thiết kế trên máy tính.
- Làm sản phẩm: thảo luận, thống nhất nội dung; thiết
kế nháp trên giấy; hoàn chỉnh và thiết kế.
- Triển lãm sản phẩm và giới thiệu về sản phẩm trước
lớp.
- GV nhận xét, góp ý và kết luận
* Đánh giá hoạt động 3: Các nhóm tự đánh giá kết
hợp với đánh giá của GV bằng cách đánh dấu X vào các
ô trong bảng sau:
Tiêu chí
Thiết kế được các sản phẩm
cụ thể, đúng, đẹp, logic
Giới thiệu được sản phẩm của
nhóm hấp dẫn, kích thích
người nghe.
Hoạt động 4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản
xuất và kinh doanh sữa chua
Hoạt động 4a. Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh
sữa chua
- Thảo luận về quy mô tổ chức sản xuất, kinh doanh
sữa chua: Làm bao nhiêu hộp sữa chua?; Bán cho đối
tượng nào?; Quảng cáo như thế nào?; Sử dụng tiền lãi để
gì?...
- Phân công nhiệm vụ: chia lớp thành 4 nhóm, với các
nội dung sau:
Nhóm Nội dung (gợi ý)
1 Sản xuất sữa chua
2 Quảng cáo, tiếp thị
3 Bán hàng
4 Tặng quà cho HS nghèo
- GV và HS có thể thảo luận để bổ sung, điều chỉnh
mục đích yêu cầu, các nhiệm vụ cho phù hợp với điều
kiện thực tiễn.
- Lập kế hoạch “sản xuất và kinh doanh sữa chua”:
+ Xác định các nhiệm vụ cụ thể của nhóm; + Phân công
nhiệm vụ cụ thể và cách thực hiện cho từng thành viên:
Nhóm
Các nhiệm
vụ cụ thể
Người
thực
hiện
Cách thực hiện
* Đánh giá hoạt động 4a: Các nhóm tự đánh giá, GV
đánh giá hoạt động 3 bằng cách đánh dấu X vào các ô
trong bảng sau:
Tiêu chí
Xác định được nhiệm vụ của
nhóm và phân công đồng đều
cho các thành viên.
Đề xuất được cách thực hiện
nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.
Hoạt động 4b. Thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh
doanh sữa chua
- Các nhóm tiến hành các công việc của nhóm mình
đã phân công ở hoạt động 3. Phối hợp giữa các nhóm để
đảm bảo kế hoạch của lớp diễn ra thành công.
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV tổng kết, nhận xét.
* Đánh giá hoạt động 4b: Các nhóm tự đánh giá, GV
đánh giá hoạt động bằng cách đánh dấu X vào các ô trong
bảng sau:
Tiêu chí
Thực hiện thành công và có
hiệu quả kế hoạch đã đề ra ở
hoạt động 3
Phối hợp tốt với các nhóm
khác để hoàn thành nhiệm vụ
V. Đánh giá chủ đề
- GV tổng hợp đánh giá của 4 hoạt động. Ghi mức
“Tốt”, “Đạt”, “Cần cố gắng” mà mỗi nhóm đạt được
tương ứng với các tiêu chí. Sau đó tổng cộng lại số tiêu
chí đạt 3 mức trên.
Tiêu
chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
...
Tổng
cộng
Tốt:.......
Đạt:......
Cần cố
gắng:......
Tốt:........
Đạt:........
Cần cố
gắng:......
Tốt:........
Đạt:........
Cần cố
gắng:......
Tốt:........
Đạt:......
Cần cố
gắng:......
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 458 (Kì 2 - 7/2019), tr 56-62
62
- Đánh giá mục tiêu chủ đề:
Mục tiêu
Đánh giá
Nêu được đặc điểm hoạt động
của vi khuẩn lên men lactic;
Trình bày được các ứng dụng
của vi khuẩn lên men lactic
trong đời sống hằng ngày;
Trình bày được các nguyên
vật liệu sản xuất sữa chua;
Phân tích được quy trình làm
sữa chua theo quy trình thủ
công;
Lập và thực hiện được kế
hoạch sản xuất, kinh doanh
sữa chua;
Có ý thức đảm bảo an toàn
thực phẩm;
Tích cực, chủ động tham gia
các hoạt động nhóm.
VI. Kết thúc hoạt động
- Sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề này, mỗi HS
tự rút ra: + Đặc điểm và các ứng dụng của vi khuẩn lên men
trong đời sống; + Quy trình làm sữa chua thủ công ở nhà;
+ Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm, bảo quản
sữa chua hoặc cách chọn mua sữa chua ở cửa hàng, siêu thị;
+ Những cảm xúc trong quá trình tham gia hoạt động.
- Phát triển chủ đề: + Tạo hương vị, bổ sung thành
phần vào hộp sữa chua: hương vị dâu, táo; sữa chua nha
đam, sữa chua trái cây,...; + Nghiên cứu tìm hiểu về các
ứng dụng lên men: nấu rượu; muối dưa, cà; làm giấm; ...
3. Kết luận
Chương trình dạy môn Khoa học tự nhiên mới 2018
có nhiều lợi thế trong việc tổ chức dạy học theo phương
thức trải nghiệm, mặt khác chỉ có qua phương thức dạy
học này các phẩm chất và năng lực được xác định trong
môn học mới có thể được hình thành và phát triển đầy
đủ. Bài báo trình bày những điểm chính về định hướng lí
luận dạy học trải nghiệm nói chung, qua đó xác định
khung chương trình gợi ý để dạy học phần “Vật sống”
môn Khoa học tự nhiên 6 theo phương thức trải nghiệm
làm cơ sở cho GV tham khảo và sử dụng. Chúng tôi thiết
kế một kế hoạch dạy học “Sản xuất và kinh doanh sữa
chua” theo phương thức trải nghiệm gồm bốn bước cụ
thể minh họa cho các bước trải nghiệm trong phần lí luận
đã phân tích. Dù vậy, dạy học theo phương thức trải
nghiệm hiện nay được thực hiện tương đối đa dạng và
phong phú, do đó, cách tiếp cận này không phải là duy
nhất mà có thể tổ chức thực hiện HĐ dạy học trải nghiệm
môn Khoa học tự nhiên bằng những cách khác, điều này
mở ra những xu hướng nghiên cứu mới, rõ ràng và cụ thể
hơn để thực hiện có hiệu quả yêu cầu cần đạt của môn
học trong chương trình giáo dục mới.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể.
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông môn Khoa học tự nhiên.
[3] Nguyễn Thị Thu Hà (2017). Giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở
trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2
tháng 10, tr 9-12.
[4] Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2017). Kinh nghiệm tổ
chức dạy học các môn Khoa học tự nhiên ở trường
Trung học cơ sở theo phương thức trải nghiệm sáng
tạo ở một số nước trên thế giới. Đề tài Khoa học cấp
cơ sở, mã số: SPHN 16-17 VNCSP, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, tr 16.
[5] Nguyễn Thị Hằng (2016). Những vấn đề lí luận cơ
bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 6, tr 36-40.
[6] Kolb, D. (1984), Experiential Learning: experience
as the source of learning and development,
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
[7] Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2017). Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[8] P. Marlow, Brad McLain (2011). Assessing the
impacts of experiential learning on teacher
classroom practice. Research in Higher Education
Journal, Vol. 14.
[9] Nguyễn Đắc Thanh - Đặng Ánh Hồng (2018). Đề
xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
dạy học các môn Khoa học tự nhiên ở trường trung
học cơ sở theo yêu cầu đổi mới. Tạp chí Khoa học
Quản lí giáo dục, Số Chuyên đề 9/2018, tr 104-112.
[10] Dương Đình Thắng (2017). Trải nghiệm làng nghề
- hình thức quan trọng trong dạy học trải nghiệm
hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bắc
Ninh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 10,
tr 138-140.
[11] Bùi Thị Thanh Thủy - Vũ Quốc Khánh (2017). Thiết
kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
các môn khoa học tự nhiên và toán học ở trung học
cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 10,
tr 145-148; 128.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11nguyen_dac_thanh_pham_dinh_van_546_2207986.pdf