Dạy học môn ngữ văn cấp Trung học Cơ sở theo mô hình trường học mới - Nguyễn Thị Hồng Vân

Tài liệu Dạy học môn ngữ văn cấp Trung học Cơ sở theo mô hình trường học mới - Nguyễn Thị Hồng Vân: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0154 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 89-97 This paper is available online at DẠY HỌCMÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌCMỚI Nguyễn Thị Hồng Vân Phòng Quản lý khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo mô hình trường học mới vừa đảm bảo nội dung và chuẩn của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, đồng thời có sự đổi mới theo hướng triển khai nội dung bài học theo các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tính tự chủ, sự chia sẻ, hợp tác trong quá trình học nhằm phát triển năng lực người học. Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ: những điểm kế thừa và những điểm mới của tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS; tiến trình tổ chức 5 hoạt động của mô hình theo quan điểm kiến tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh; tính mở và linh hoạt của mô hình. Từ khóa: môn Ngữ văn THCS, mô hình trường học mới, tiến trình ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học môn ngữ văn cấp Trung học Cơ sở theo mô hình trường học mới - Nguyễn Thị Hồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0154 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 89-97 This paper is available online at DẠY HỌCMÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌCMỚI Nguyễn Thị Hồng Vân Phòng Quản lý khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo mô hình trường học mới vừa đảm bảo nội dung và chuẩn của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, đồng thời có sự đổi mới theo hướng triển khai nội dung bài học theo các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tính tự chủ, sự chia sẻ, hợp tác trong quá trình học nhằm phát triển năng lực người học. Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ: những điểm kế thừa và những điểm mới của tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS; tiến trình tổ chức 5 hoạt động của mô hình theo quan điểm kiến tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh; tính mở và linh hoạt của mô hình. Từ khóa: môn Ngữ văn THCS, mô hình trường học mới, tiến trình hoạt động học, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Ngày 28 tháng 07 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể. Chương trình đã thể hiện quan điểm đổi mới, hướng tới mục tiêu "góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [4]. Đồng thời, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã có những bước chuẩn bị tích cực tạo sự chuyển đổi ngay trong quá trình thực hiện CT GDPT hiện hành, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trong đó có việc triển khai thí điểm mô hình trường học mới (THM). Điểm nổi bật của mô hình là quá trình dạy học được tiến hành trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, phát huy năng lực tự học của học sinh (HS) dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV); tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện, tránh lối dạy đọc-chép, áp đặt. Đối với các môn học, mô hình này thể hiện rõ nhất ở việc biên soạn tài liệu hướng dẫn học và tổ chức tiến trình học tập của học sinh theo các bài học. Trong quá trình triển khai thí điểm mô hình ở Việt Nam, đã có một số bài nghiên cứu về mô hình, về tài liệu hướng dẫn học trong mô hình, về quy trình xây dựng bài học môn Ngữ văn theo mô hình và thực tế triển khai mô hình như: Trường học mới Việt Nam, dân chủ-sáng tạo-hiệu quả [10], "Mô hình trường học mới Việt Nam" - một sáng kiến góp phần thực hiện đổi mới căn Ngày nhận bài: 5/4/2017. Ngày nhận đăng: 22/8/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Vân, e-mail: nhvan1965@gmail.com 89 Nguyễn Thị Hồng Vân bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [1], Tài liệu hướng dẫn học trong mô hình trường học mới [2], Thiết kế quy trình bài học môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh [9]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai mô hình những năm qua còn một số bất cập, cách nhìn nhận về mô hình chưa nhất quán, do vậy, cần có thêm những phân tích và thông tin cụ thể về việc thực hiện mô hình trong từng môn học, cấp học. Bài viết sẽ tập trung làm rõ những điểm nổi bật của tài liệu Hướng dẫn học môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (gọi chung là tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS) theo mô hình THM và việc tổ chức tiến trình học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Về cấu trúc và nội dung tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS Một trong những đặc điểm nổi bật của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Nội dung dạy học của môn Ngữ văn đảm bảo chính xác, khách quan và hệ thống, phản ánh những thành tựu mới, những tiến bộ của khoa học xã hội và nhân văn, thể hiện được những giá trị nhân văn mà các thế hệ đi trước đã xác lập. Mặt khác, thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hóa và những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, HS được phát triển khả năng tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn dựa trên nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, đồng thời có sự điều chỉnh, sắp xếp và tổ chức theo hướng hình thành và phát triển các năng lực của HS, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập để tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu và đặc trưng của môn học. 2.1.1. Những điểm kế thừa, tiếp nối chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS về cơ bản vẫn đảm bảo nội dung chương trình đã được thể hiện qua hệ thống các bài học của sách giáo khoa Ngữ văn. Cụ thể: - Tài liệu đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông (được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006), đảm bảo mục tiêu trong mỗi bài học. Những bài học chính thức theo CT và SGK vẫn được xác định theo các yêu cầu về nội dung cơ bản và trọng tâm kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh đó, theo yêu cầu giảm tải được quy định tại các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản lý, các bài hướng dẫn tự học, đọc thêm,... được sắp xếp hợp lý trong tiến trình tổ chức hoạt động, tuỳ theo độ khó về nội dung yêu cầu của mỗi bài học. - Cấu trúc các bài học trong tài liệu nhìn chung dựa trên trình tự sắp xếp các bài học theo từng tuần học trong sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, do một số nội dung học tập được điều chỉnh theo tinh thần giảm tải như đã nói ở trên, nên một số bài học có sự thay đổi, sắp xếp lại so với SGK Ngữ văn hiện hành. Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 7 thể hiện rõ nhất sự thay đổi trên. - Tài liệu vẫn đảm bảo tích hợp các phân môn đọc hiểu, tiếng Việt và tập làm văn; nội dung của cả 3 phân môn đều được triển khai trong một bài học. Sự tích hợp này dựa trên 2 trục năng lực cơ bản là đọc hiểu (tiếp nhận văn bản) và tập làm văn (tạo lập văn bản). Đây vừa là sự kế thừa tính tích hợp đã có trong CT và SGK hiện hành, tuy nhiên, trong mô hình THM, tính tích hợp thể hiện cao hơn, cụ thể, các đơn vị nội dung của từng phân môn đọc hiểu, tiếng Việt và tập làm văn không tách rời thành các bài học riêng như SGK hiện hành mà được gắn kết trong từng hoạt động của bài 90 Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới học, tránh sự trùng lặp trong một số nội dung dạy học, tạo điều kiện cho HS huy động tốt nhất các ngữ liệu để tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng. 2.1.2. Những điểm mới của tài liệu được biên soạn theo mô hình trường học mới Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn theo tinh thần đổi mới, nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mô hình THM, đó là: tạo điều kiện để HS được chủ động học theo tốc độ của riêng mình, được tự quản lí, tự đánh giá quá trình học của cá nhân; GV tổ chức quá trình học tập cua HS trên cơ sở trải nghiệm và kiến tạo, hướng tới dạy học phân hóa, cá thể hóa; nội dung và kế hoạch học tập được thực hiện linh hoạt; HS là chủ thể hoạt động trong môi trường học tập dân chủ và thân thiện; việc học tập của HS có sự hỗ trợ tích cực từ phía phụ huynh và cộng đồng. Những điểm mới của tài liệu được thể hiện cụ thể như sau: - Tài liệu thiết kế nội dung dạy học theo đơn vị bài học, mỗi bài học tích hợp nội dung của 3 phân môn (được sắp xếp trong một tuần học của chương trình hiện hành), được tổ chức theo 5 hoạt động: khởi động - hình thành kiến thức - luyện tập - vận dụng - tìm tòi mở rộng, với thời lượng 4 tiết (lớp 6, 7, 8) và 5 tiết (lớp 9). Mạch nội dung bài học được cấu trúc dựa trên trục thể loại và kiểu văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn được dạy tích hợp với đọc - hiểu. Cách sắp xếp này vừa thể hiện bước phát triển trong quan điểm dạy học tích hợp như đã nói ở trên, vừa hiện thực hóa lí thuyết kiến tạo theo quy luật của quá trình nhận thức và tiếp nhận tri thức đối với cá nhân người học, hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học được logic và hiệu quả. - Nội dung bài học được triển khai theo các hoạt động học tập, giúp HS rèn luyện khả năng tự học, tăng cường chia sẻ, hợp tác trong quá trình học thông qua việc thực hiện hệ thống các bài tập hoặc nhiệm vụ học tập, với các hình thức tổ chức đa dạng (hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng,. . . ). Nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được kết nối trong từng hoạt động, vừa đảm bảo sự phối hợp của các kiến thức cơ bản, vừa tăng cường hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp và cảm thụ văn học của học sinh, từng bước nâng cao khả năng tự học và sự chủ động của HS trong học tập, đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. - Các bài học được tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Định hướng này được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thông qua hệ thống mục tiêu bài học, triển khai nội dung và phương pháp, đánh giá cũng như việc quan sát và góp ý giờ học của giáo viên. Với quan niệm năng lực là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thái độ, động cơ,. . . của người học vào việc giải quyết những tình huống đặt ra trong học tập và trong thực tiễn, năng lực phải được thể hiện qua những chỉ số hành vi (những gì HS thể hiện qua nói, viết, làm, tạo ra), do vậy, trong mỗi bài học, việc xác định mục tiêu cho cả 3 nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập làm văn được thể hiện bằng những động từ hành động, cho biết mức độ thực hiện các yêu cầu của từng nội dung, bám sát các yêu cầu và đặc trưng của từng phân môn, từng thể loại văn bản. Mặt khác, mục tiêu của các bài học trong nhóm chủ đề cũng được kiểm soát, tạo ra sự kết nối và phát triển. Như vậy, theo hệ thống mục tiêu của bài học, HS vừa thực hiện những hoạt động theo các mức độ và biểu hiện năng lực, vừa có sự kết nối để từng bước hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn học. Chẳng hạn, bài học số 2, lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê xác định mục tiêu như sau: "Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng đau đớn và xúc động của hai anh em trong cuộc chia tay; trình bày được suy nghĩ về tình cảm anh em khăng khít, gắn bó và ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình; nhận thức được về quyền trẻ em. Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn bản; bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí. Chỉ ra được những biểu hiện 91 Nguyễn Thị Hồng Vân về tính mạch lạc trong văn bản, biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc" [5,15]. Mục tiêu bài học có sự gắn kết giữa kiến thức và kĩ năng về đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, được lượng hóa theo các chỉ số và sẽ được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong tiến trình tổ chức dạy học. - Coi trọng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực. Thay vì đánh giá kiến thức và kĩ năng như trong dạy học hiện nay, quan điểm đánh giá theo mô hình THM là xem xét quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS trong từng giai đoạn. Các năng lực và phẩm chất cần hình thành, phát triển cho HS qua mỗi bài học đã được xác định trong mục tiêu và triển khai trong toàn bộ nội dung bài học; đánh giá năng lực nhằm xác định mức độ hoàn thành của các mục tiêu đó. Để đánh giá năng lực, cần sử dụng các phương pháp đánh giá có hiệu quả như phỏng vấn, quan sát, tiểu luận, bài tập tình huống, kiểm tra, dự án, hồ sơ,... khi tiến hành đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả; do vậy đánh giá quá trình cần được coi trọng, đó là quan điểm đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình học tập của người học. Trong đánh giá quá trình, giáo viên quan tâm đến sự tiến bộ của từng học sinh trong học tập bằng các phương pháp và hình thức đánh giá đa dạng như đã nói ở trên. Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, tạo nhiều cơ hội để HS đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập, có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận phê phán,... Điểm mới trong đánh giá theo mô hình THM chính là tạo điều kiện tốt hơn để HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau) và đưa các thành viên trong gia đình vào quá trình đánh giá, để cùng với giáo viên có sự điều chỉnh cụ thể trong quá trình học tập của mỗi cá nhân. - Tên của từng bài học trong tài liệu nhìn chung được lấy tên của bài đọc hiểu (do bài đọc hiểu thường là nội dung học tập chính của mỗi bài). Một số khái niệm ngôn ngữ học được giảm tải theo hướng không đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết mà tăng cường luyện tập; mục Ghi nhớ trong sách giáo khoa hiện hành được giản lược hoặc chuyển thành bài tập rèn luyện, củng cố. Một số kiến thức trùng lặp với cấp Tiểu học hoặc ít tính thiết thực cũng được giản lược. Tăng cường nội dung thực hành cho chương trình địa phương. Theo yêu cầu chung, chương trình Ngữ văn THCS theo mô hình THM giảm thời lượng năm học từ tối thiểu 35 tuần xuống còn 33 tuần (dành 2 tuần còn lại cho các trường chủ động thực hiện những nội dung theo điều kiện của từng nhà trường). 2.2. Về tiến trình tổ chức hoạt động trong giờ học Ngữ văn Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn theo tinh thần coi HS là chủ thể trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực; GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của HS. Các bài học được biên soạn theo các hoạt động, thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dựa trên quan điểm dạy học kiến tạo. Mỗi bài học được tổ chức theo 5 hoạt động cơ bản: khởi động - hình thành kiến thức - luyện tập - vận dụng - tìm tòi mở rộng. Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức mỗi hoạt động trong môn Ngữ văn THCS được mô tả như sau: 2.2.1. Hoạt động khởi động Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, dựa trên quan điểm rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh 92 Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới bước vào bài học mới. Để tổ chức hoạt động này, có thể sử dụng một số nội dung và hình thức sau: - Câu hỏi, bài tập: Có thể nêu một tình huống, nhiệm vụ học tập; cung cấp thông tin có liên quan đến bài học, kết nối với bài học trước hoặc nhắc lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới, nhằm huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học - Thi đọc, kể chuyện, hát. . . : Có thể yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới. - Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học. Chẳng hạn, với bài số 2, lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê, có thể xây dựng tình huống khởi động như sau [5,15]: - Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của em (khơi gợi những cảm xúc, mong ước của HS về gia đình nhằm kết nối với nội dung bài học). - Chỉ rõ: Đoạn văn đã đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức như thế nào? (kết nối với nội dung của bài học trước, chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài học) 2.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Nội dung tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn đọc hiểu, tiếng Việt và tập làm văn. Với mỗi phân môn, HS sẽ được thu nhận những kiến thức của bài học để kết nối những gì đã biết với những gì chưa biết, điều chỉnh những quan niệm chưa chính xác, bổ sung những hiểu biết chưa đầy đủ, giải thích, chứng minh các tri thức khoa học,. . . Từng nội dung kiến thức của mỗi phân môn sẽ được tiến hành theo định hướng sau: a) Đọc hiểu văn bản Đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với tác phẩm, cũng là khâu đầu tiên của quá trinh đọc hiểu tác phẩm. Phương tiện biểu đạt của tác phẩm là ngôn ngữ, do vậy đọc văn bản chính là quá trình làm sống động thế giới ngôn từ của tác phẩm. Có hai hình thức đọc tác phẩm là đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc; còn đọc thành tiếng là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong một nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu. Hoạt động đọc được tiến hành đồng thời với hoạt động tìm hiểu văn bản. GV cần thiết kế những nhiệm vụ học tập cụ thể, hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu hỏi mang tính liên kết; thiết kế các bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận; các hoạt động kích thích khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản,. . . Đối với HS cấp THCS, khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV cần chú ý đến cách đọc văn bản theo đặc điểm thể loại và phương thức biểu đạt. Chẳng hạn, với những tác phẩm truyện dân gian, cần chú ý khai thác những đặc điểm thuộc về phương thức tồn tại của văn bản (tính truyền miệng, tính tập thể) và phương thức biểu đạt tự sự theo từng thể loại văn bản (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,. . . ); với văn học trung đại, chú ý khai thác một số đặc điểm của mỗi thể loại như tác dụng của luật, nghệ thuật đối, tương phản, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng “nhãn tự” và “câu thần” trong thơ; cách xây dựng 93 Nguyễn Thị Hồng Vân cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự (truyện, truyện thơ,. . . ). Chú ý đến cách khai thác văn bản văn học và các văn bản nhật dụng, đến đối tượng học sinh theo từng lớp học để lựa chọn những nội dung phù hợp trong từng văn bản. Chẳng hạn, với văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có thể tập trung các nhiệm vụ học tập yêu cầu HS chỉ ra được những chi tiết trong văn bản thể hiện tâm trạng đau đớn của bé Thủy trong hai khung cảnh, khi ở nhà và khi em đến lớp chào cô giáo và các bạn; những hình ảnh, chi tiết cho thấy một số nhân vật trong câu chuyện đã có những hình ảnh xoa dịu nỗi đau của Thủy; phát biểu nhận thức về những nội dung thuộc quyền trẻ em [5; 20]. b) Tích hợp kiến thức tiếng Việt Việc hình thành kiến thức tiếng Việt cần tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản. Các bài tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu kiến thức tiếng Việt theo hướng khai thác yếu tố ngôn ngữ gắn với việc đọc hiểu văn bản trước đó. Một số khái niệm lí thuyết ngôn ngữ được giản lược, chuyển hóa thành kĩ năng, giúp học sinh dễ tiếp nhận và thực hành hơn. c) Tích hợp kiến thức tập làm văn Kiến thức tập làm văn giúp HS chuyển hoá quá trình tiếp nhận văn bản sang qúa trình tạo lập văn bản, biết cách thể hiện tốt nhất những gì mình đã được tiếp nhận. Các kiến thức tập làm văn cũng cần được tích hợp với đọc hiểu và tiếng Việt. Cũng như phần kiến thức tiếng Việt, nhiều nội dung lí thuyết tập làm văn được chuyển hóa thành kĩ năng, được chuyển tải tới HS dưới dạng các nhiệm vụ, bài tập để HS chủ động hình thành kiến thức cho mỗi cá nhân. Trong bài học Cuộc chia tay của những con búp bê có nội dung tích hợp về tìm hiểu bố cục và mạch lạc trong văn bản. Thông qua việc phân tích bố cục của văn bản trên và một vài ví dụ khác, HS tiếp nhận các kiến thức về văn bản để chuẩn bị cho việc tạo lập các văn bản theo yêu cầu của các bài học tiếp theo. 2.2.3. Hoạt động luyện tập Mục đích của hoạt động này là hình thành và rèn luyện các kĩ năng trên cơ sở các kiến thức vừa tiếp nhận được. Các bài tập/ nhiệm vụ trong hoạt động này tập trung đến việc thực hành tiếp nối để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành phương pháp học tập. Do vậy cần chú ý đến sản phẩm học tập của học sinh và mức độ phân hóa người học, đó là các kiến thức, kĩ năng đã được chính xác hoá, được kết nối, mở rộng qua các câu trả lời cho các câu hỏi, bài tập định hướng giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Các bài tập/ nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự: đọc hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Quá trình học sinh thực hành để giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng là quá trình học sinh kiến tạo tri thức đối với cá nhân. Chẳng hạn, một trong các nội dung luyện tập của bài học nêu trên được thiết kế như sau [5; 23]: a) Các nhóm chuẩn bị bài nói trong khoảng 5 phút với yêu cầu: Nêu cảm nhận của nhóm em khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. b) Một, hai nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét về bài trình bày theo những gợi ý sau: Tính hấp dẫn của nội dung; Cách thể hiện bố cục; Tính mạch lạc, rõ ràng của bài; Sức thuyết phục trong cách nói. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trên, học sinh vừa thực hành kĩ năng thể hiện cảm nhận về văn bản đọc và khả năng hợp tác nhóm, vừa rèn kĩ năng trình bày văn bản đảm bảo tính mạch lạc. 94 Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới 2.2.4. Hoạt động vận dụng Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây có thể được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong sách vở, trong gia đình và trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng. Sản phẩm học tập là các câu trả lời, phiếu học tập, bài viết, bản trình chiếu. . . phản ánh kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội vào tình huống mới. Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt động này trong tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS là: - Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ: giải thích câu tục ngữ có liên quan đến nội dung văn bản, phân tích bài ca dao tương tự, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa, vận dụng phương pháp đọc văn bản để tìm hiểu một văn bản tương đương,. . . - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề, như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ, phong cách ngôn ngữ,. . . trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn để nói, viết, trình bày,... tạo lập các văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng với nội dung bài học. Thể hiện mục đích và yêu cầu trên, nội dung vận dụng của bài học Cuộc chia tay của những con búp bê được thiết kế như sau [5; 23]: a) Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này. b) Sử dụng một bài viết văn gần đây nhất của bản thân để phân tích bố cục và tính liên kết của bài văn, sau đó tự rút ra nhận xét. 2.3. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục đích của hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học sinh là không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể. Tăng cường ý thức tìm hiểu, ứng dụng kiến thức, ý thức và năng lực nghiên cứu, sáng tạo; hiểu giá trị của việc học, học tập suốt đời. Sản phẩm học tập là các tư liệu được sưu tầm, bản báo cáo, sản phẩm nghiên cứu khoa học. . . Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ của hoạt động này là: - Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan. - Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện, trao đổi về một vấn đề thực tiễn,. . . - Tìm đọc trên sách báo, mạng internet. . . một số nội dung theo yêu cầu. Với bài học Cuộc chia tay của những con búp bê, hoạt động tìm tòi, mở rộng khuyến khích học sinh tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em, trao đổi với người thân / bạn bè (và ghi lại nhanh những ý kiến trao đổi) về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương mình; sưu tầm và phân tích một ví dụ thực tế để thấy rằng nếu trong khi nói và viết, chúng ta không chú ý đến tính mạch lạc của văn bản thì người nghe, người đọc sẽ không thuận lợi trong việc theo dõi, tiếp nhận nội dung của văn bản đó [5; 23]. 95 Nguyễn Thị Hồng Vân Mô hình 5 hoạt động nêu trên thế hiện rõ quy trình tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo, coi HS là chủ thể của quá trình nhận thức. Để tổ chức tốt các hoạt động học cho HS trong bài học, giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: - Nghiên cứu kĩ mục tiêu, xây dựng kịch bản cho từng bài học, dự kiến các tình huống có thể diễn ra trong giờ học và cách giải quyết. - Hướng dẫn học sinh cách đọc và tự học theo nội dung tài liệu, đặc biệt chú ý những bài học đầu tiên để hình thành thói quen cho học sinh - Trong từng hoạt động, cần vận dụng tốt các hình thức tổ chức (học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp; học trong lớp, học ở thư viện, gia đình, cộng đồng) phù hợp với tình huống, nhiệm vụ học tập, đối tượng HS và các điều kiện thực tiễn khác. - Ghi lại những tình huống phát sinh trên lớp và cách giải quyết của bản thân hoặc của đồng nghiệp (mô tả tình huống, khó khăn, kinh nghiệm khi giải quyết), suy nghĩ thêm về các vấn đề liên quan; - Trao đổi, nhận xét cụ thể và trực tiếp về kết quả hoạt động của từng nhóm và cá nhân học sinh trong từng hoạt động. GV cần tạo điều kiện sao cho mỗi HS đều được trả lời và lắng nghe sự trả lời của từng HS, đưa ra những nhận xét mang tính khuyến khích, tạo động lực và thái độ cởi mở của học sinh trong giờ học. Có thể thấy, để thực hiện tốt mục tiêu của mô hình, GV cần linh hoạt trong việc sử dụng tài liệu sao cho phù hợp với thực tiễn dạy học. GV có thể chủ động điều chỉnh tài liệu khi thấy cần thiết, cần chú ý tận dụng được kinh nghiệm, vốn sống của học sinh để điều chỉnh các hoạt động, nhất là hoạt động khởi động. Có thể điều chỉnh một số câu hỏi/lệnh hỏi; một số ngữ liệu (văn bản, tranh/ảnh minh họa, thiết bị dạy học...); một số hoạt động trong tài liệu (nếu thấy cần thiết) để dễ thực hiện, giúp HS hình thành ý thức thường xuyên liên hệ kiến thức được học với thực tế đời sống của các em. 3. Kết luận Trong mô hình THM, "Điều quan trọng nhất là thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục để phát huy tiềm năng và sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, dân chủ giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với nhau và giữa nhà trường với giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng" [10]. Mỗi bài học trong tài liệu giống như một "bản thiết kế" chỉ dẫn cho HS các hoạt động tự học (với sự trợ giúp hợp lí của GV) đồng thời tài liệu cũng gợi ý GV triển khai các hoạt động dạy học. Để thực hiện mục tiêu trên, khi tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên cần chú ý đến những thành tố cơ bản của mô hình để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, đồng thời cần có sự chủ động, linh hoạt trong từng giờ dạy, theo những điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường và đối tượng người học, đảm bảo những phương pháp học tập bộ môn và đặc thù môn học. Do vậy, mô hình THM không phải là mô hình đóng mà là mô hình mở và linh hoạt. GV cần hiểu và vận dung mô hình này một cách hợp lý, đồng thời, mỗi giáo viên cũng cần có cơ hội làm việc nhóm để chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm, tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua trải nghiệm, tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi giữa các trường, các địa phương với nhau về kinh nghiệm và cách hướng dẫn HS tự học thông qua sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập hoặc về các nội dung giáo dục liên quan đến địa phương; tích cực chia sẻ thông tin trên "trường học kết nối" đã được Bộ GD&ĐT thiết lập trong thời gian qua. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phương An, 2014. “Mô hình trường học mới Việt Nam" - một sáng kiến góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạp chí Cộng sản, 6/2014, tr. 60-63. 96 Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới [2] Đặng Tự Ân, 2015. Tài liệu hướng dẫn học trong mô hình trường học mới. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 119, tháng 8/2015, tr.12-14. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Hướng dẫn học Ngữ văn 7 (tái bản lần thứ nhất). Nxb Giáo dục Việt Nam. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, 2016, 2017. Hướng dẫn học Ngữ văn 6, 8, 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình "Trường học kiểu mới" của Colombia. [8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Ngữ văn 6, 7, 8, 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. [9] Phạm Minh Diệu, 2016. Thiết kế quy trình bài học môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 128, tháng 5/2016, tr. 26-28. [10] Nguyễn Vinh Hiển, 2017. Trường học mới Việt Nam, dân chủ-sáng tạo-hiệu quả. Nxb Giáo dục Việt Nam. [11] Đỗ Ngọc Thống, 2011. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam. ABSTRACT Teaching and learning philology in lower secondary school following the new school model Nguyen Thi Hong Van Research Management Division, Vietnam Institute of Education Sciences The implemention of lower secondary Philology teaching following the new school model not only assures the content and standards of current Philology curriculum and textbook, as well as the innovation of teaching content based students’ learning activities, strengthening leaners’ self-control, sharing, coorpetation in learning process with aim to improve their competences. The article focuses on researching to clarify: inheritation and new lessons of Philology guiding textbooks in lower secondary; the implementation progress of five activities of the model following the constructivism and students’ competence development based orientation; the openess and flexibility of the model. Keywords: Philology for lower secondary school, new school model, learning process, competence development. 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4929_nthvan_6089_2127486.pdf
Tài liệu liên quan