Tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh Tiểu học trên ma trận liên kết logic ngữ nghĩa: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
106
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN MA TRẬN LIÊN KẾT LOGIC NGỮ NGHĨA
Reading comprehension teaching in primary schools based
on the semantic logical link matrix
TS. Hồ Văn Hải
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Dạy đọc hiểu trong trường tiểu học hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Thực trạng này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là cách tiếp cận nội dung văn bản. Để
khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề xuất ma trận hóa văn bản đọc hiểu trên hệ thống liên kết logic
ngữ nghĩa để từ đó thiết kế hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Thông qua hệ thống câu hỏi được thiết lập
trên ma trận, quá trình dạy học được kiểm soát trên tất cả các phương diện. Người dạy và người học
hoàn toàn làm chủ được quá tr...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh Tiểu học trên ma trận liên kết logic ngữ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
106
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN MA TRẬN LIÊN KẾT LOGIC NGỮ NGHĨA
Reading comprehension teaching in primary schools based
on the semantic logical link matrix
TS. Hồ Văn Hải
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Dạy đọc hiểu trong trường tiểu học hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Thực trạng này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là cách tiếp cận nội dung văn bản. Để
khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề xuất ma trận hóa văn bản đọc hiểu trên hệ thống liên kết logic
ngữ nghĩa để từ đó thiết kế hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Thông qua hệ thống câu hỏi được thiết lập
trên ma trận, quá trình dạy học được kiểm soát trên tất cả các phương diện. Người dạy và người học
hoàn toàn làm chủ được quá trình phân tích, tiếp nhận và tái tạo văn bản.
Từ khóa: đọc hiểu, liên kết logic, ma trận, văn bản
Abstract
Reading Comprehension Teaching in the primary school is not yet responding to the goal. This situation
comes from several causes. One of the main causes is the approach to text content. In order to overcome
this situation, we propose a text-based matrix to understand the semantic logical link system to thereby
design the lesson question system. Through the question system set on the matrix, the teaching process
is controlled on all aspects. Teachers and learners fully master the process of analyzing, retrieving and
reproducing texts.
Keywords: reading comprehension, logical link, matrix, text
1. Đặt vấn đề
Đọc hiểu là một nhiệm vụ quan trọng
nhất của môn Tiếng Việt trong nhà trường
tiểu học. Nó vừa giúp cho học sinh phát
triển về ngôn ngữ và tư duy, vừa cung cấp
cho người học những kiến thức phổ thông
phù hợp với các điều kiện tiếp nhận và đặc
điểm tâm lí lứa tuổi. Khi tiếng Việt vừa
đóng vai trò là một môn học, vừa là phương
tiện tiếp nhận, phương tiện dạy học cơ bản,
thì năng lực đọc hiểu có vai trò vô cùng
quan trọng trong sự thành công của người
học khi học các môn học khác. Trong khi
học sinh là những cá thể độc đáo, có cảm
xúc, vốn sống, suy nghĩ, cách đánh giá
riêng thì cách dạy học hiện tại vẫn đóng
khung trong một nhóm câu hỏi gợi ý tìm
hiểu bài cố định, cứng nhắc và nghèo nàn
của sách giáo khoa. Câu hỏi không đa dạng
về hình thức, độ khó và mục tiêu đã dẫn
Email: hovanhaisptn@yahoo.com
HỒ VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
107
đến tình trạng nhiều học sinh không hiểu và
không trả lời được câu hỏi trong sách. Các
câu hỏi hiện có trong bài Tập đọc mang
tính chất “đóng” nên chưa tạo ra cho học
sinh sự tự tin để bày tỏ những điều mình
cảm nhận. Từ đó, tính chủ động, tích cực
của chủ thể tiếp nhận của quá trình dạy học
bị hạn chế. Hình thức dạy học đọc hiểu hiện
nay chưa chú trọng đến vai trò kiến tạo
trong tiếp nhận ngôn bản của người đọc.
Trong những thập kỷ qua, nhiều
nghiên cứu về phương pháp dạy học đọc –
hiểu theo hướng hiện đại nhằm phát huy
tính tích cực học tập của học sinh, trong đó
có dạy học kiến tạo nhận thức của tác giả J.
Piaget và Taffy E. Raphael. Hai nhà nghiên
cứu này chủ trương đọc hiểu một cách chủ
động, sáng tạo thông qua hình thức tiếp
nhận – tái tạo của nhật kí đọc sách để hiện
thực hóa quá trình này. Trong nhật kí đọc
sách, các tác giả chủ trương cho học sinh
tương tác trên các khía cạnh của tác phẩm
văn học như hồ sơ nhân vật, hình ảnh,
quan điểm, từ hay, trình tự sự kiện, đặc sắc
nghệ thuật.v.v. Người đọc hiểu và tái tạo
văn bản thông qua nhiều phương tiện (mô
hình hóa bằng các loại sơ đồ khối, sơ đồ
hình rễ cây, sơ đồ làn sóng; hội họa hóa
nội dung văn bản) và cuối cùng là ngôn
ngữ. Bằng cách này, việc đọc hiểu tác
phẩm đã đạt được những kết quả khá khả
quan. Tuy nhiên, với tình trạng khép kín
của bài học trong dạy học phổ thông nói
chung, dạy học tiểu học nói riêng, những
thành tựu nghiên cứu này suốt một thời
gian dài đã không được chú ý đến. Việc
ứng dụng nó cần đến những sự thay đổi về
quan điểm của cả hệ thống giáo dục và
những phân tích, bổ sung, điều chỉnh và
hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng,
từng cấp học cụ thể.
Đối với học sinh tiểu học, đọc hiểu
theo hướng tái tạo ngôn bản phải được thiết
kế theo những cách thức đặc thù phù hợp
với tâm lí lứa tuổi và năng lực tư duy của
các em. Giáo viên phải tìm các hình thức,
phương tiện dạy học để trao quyền đọc
hiểu văn bản cho người học. Bản thân tác
phẩm là một hệ thống mở, chúng cần được
tiếp nhận một cách linh hoạt và sáng tạo.
Quá trình này cần một hệ thống chỉ dẫn có
căn cứ để kiểm soát, có định hướng phù
hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học.
2. Nội dung
2.1. Vấn đề dạy học đọc hiểu trên ma
trận liên kết logic ngữ nghĩa
Từ thực tế dạy học đọc hiểu hiện nay ở
tiểu học, cần thiết phải có những góc nhìn
mới hơn trong cách tiếp cận vấn đề. Để cải
thiện hiệu quả trong dạy học đọc hiểu, có
thể có những con đường và cách thức khác
nhau như đọc hiểu truyền thống; đọc hiểu
cảm nhận; đọc hiểu “nhật kí đọc sách” v.v.
Từ điểm nhìn văn bản với tư cách là một
ma trận liên kết logic ngữ nghĩa, chúng ta
có thể lấy cấu trúc hình thức này làm cơ sở
cho vô số phương án tiếp cận. Các phương
án đó, ngoài những kĩ thuật dạy học thông
thường là những hệ thống câu hỏi có định
hướng về phương thức, về hình thức cấu
tạo, về định tính và định lượng. Với hệ
thống các chỉ dẫn của lí thuyết ma trận liên
kết logic ngữ nghĩa được chúng tôi xây
dựng, văn bản đọc hiểu sẽ được cụ thể hóa
bằng hệ thống những câu hỏi, người dạy sẽ
có điều kiện để hình thành, rèn luyện và
nâng cao những kĩ năng đọc hiểu văn bản
cho học sinh một cách sáng tạo và có định
hướng qua hoạt động tái tạo ngôn bản.
Trước hết cần hiểu ma trận liên kết
logic ngữ nghĩa là gì? Trong văn bản, liên
kết nội dung được chia làm 2 mức độ: liên
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
108
kết chủ đề và liên kết logic. Liên kết chủ đề
là điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại của một
văn bản. Trong một văn bản, tất cả các đơn
vị mang nghĩa đều hướng vào một chủ đề
nhất định. Trạng thái này tạo cho chúng
một mối quan hệ phổ biến: quan hệ tương
cận về ngữ nghĩa. Khi liên kết này được
thiết lập dựa trên một cấu trúc ngữ nghĩa
nhất định tạo nên tính chặt chẽ, mạch lạc,
người ta gọi là liên kết logic. Liên kết logic
là một kiểu liên kết nội dung dựa trên tính
logic của tồn tại khách quan hoặc dựa trên
quy luật tư duy logic được thể hiện qua
diễn ngôn của văn bản. Trong văn bản, liên
kết logic là mối liên hệ có tính quy luật của
các đơn vị ngữ nghĩa. Nó được thiết lập
dựa trên quy luật nhận thức của con người
về cách thức tồn tại của thế giới khách
quan. Về không gian, con người có thể
quan sát đối tượng từ xa đến gần, từ dưới
lên trên, từ trái qua phải hoặc ngược lại.
Cũng có khi tùy vào đối tượng, sự quan sát
đi từ những đặc điểm nổi bật, những thuộc
tính được quan tâm đến những đặc điểm và
thuộc tính khác. Về thời gian, con người
thường ghi nhớ sự kiện theo trật tự tuyến
tính, tuần hoàn, liên tục hoặc đứt quãng.
Về các hiện tượng trừu tượng, con người
phán ánh nó bằng những mối liên hệ phức
tạp hơn, có thể đi từ hiện tại đến quá khứ
hoặc ngược lại; đi từ cái quan tâm, gây ấn
tượng mạnh đến cái ít quan tâm v.v. Tất cả
những cách thức nhận thức đó được phản
ánh bằng ngôn ngữ và trở thành nhân tố cơ
bản tạo nên liên kết logic ngữ nghĩa của
văn bản.
Dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu
học trên ma trận liên kết logic là một
hướng đi mới. Từ hệ thống các phần tử của
ma trận ngữ nghĩa, cấu trúc văn bản trong
sách giáo khoa và các đơn vị cấu thành sẽ
được làm mới theo nhiều cách thức khác
nhau. Học sinh sẽ được hình thành năng
lực tư duy hệ thống, tư duy logic để xây
dựng ngôn bản. Bằng nguyên lí này, giáo
viên gắn việc tiếp nhận ngôn bản với việc
tái tạo ngôn bản trong một quá trình dạy
học. Quá trình này làm cho văn bản tập đọc
đi vào hành chức và tạo nên kĩ năng, năng
lực ngôn ngữ của người học. Với ma trận
liên kết logic ngữ nghĩa, học sinh không
những tiếp nhận văn bản tập đọc một cách
sâu sắc mà còn có thể tái tạo nó theo ý thức
chủ quan của mình. Theo cách thức này,
học sinh sẽ tiếp cận tốt hai phân môn chủ
đạo của Tiếng Việt tiểu học là Tập đọc và
Làm văn.
2.2. Cách thức xây dựng phương tiện
và tiến dạy học đọc hiểu trên ma trận liên
kết logic ngữ nghĩa
Để đảm bảo thành công trong tiếp
nhận tái tạo ngôn bản, chúng ta cần phân
tích và xây dựng một hệ thống phương tiện
trên ngữ liệu của bài đọc hiểu. Lấy ví dụ là
bài Nhớ lại buổi đầu đi học của tác giả
Thanh Tịnh:
(1) Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao
nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường. (2) Tôi quên thế nào được những
cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng
tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa
bầu trời quang đãng.
(3) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy
sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm
tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và
hẹp. (4) Con đường này tôi đã quen đi lại
lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
(5) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự
thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(6) Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ
ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi
HỒ VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
109
từng bước nhẹ. (7) Họ như con chim nhìn
quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn
ngập ngừng e sợ. (8) Họ thèm vụng và ước
ao thầm được như những người học trò cũ,
biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong
cảnh lạ. (sách TV3, tập 1, tr. 51)
Bước 1: Lập ma trận văn bản
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nhớ lại
buổi đầu đi
học
giới thiệu
thu (TN) cuối
lá (TN) rụng
tâm trạng nao nức, nhớ/ hồi tưởng
cậu học trò (không) quên
cảnh vật
buổi mai (TN) sương thu, gió lạnh
mẹ nắm tay, dẫn đi
con đường quen, lạ
cảnh vật thay đổi
học trò
học trò mới bỡ ngỡ
học trò mới như (con chim)
con chim (ĐN) nhìn (trời)
con chim (BN) muốn bay
con chim (BN) ngập ngừng, e sợ
học trò mới thèm vụng, ước ao
học trò mới (GN) biết lớp, biết thầy, (khỏi) rụt rè
Ma trận này gồm 4 bậc cơ bản (văn
bản, đoạn, câu, từ). Nhìn vào ma trận ngữ
nghĩa, chúng ta sẽ xác định được tính logic
của nó để loại bỏ những phần tử thừa, phần
tử nghèo thông tin hoặc ít quan trọng nhằm
làm cho người tiếp nhận dễ nắm bắt được ý
nghĩa của từng phần tử và toàn bộ văn bản.
Khi văn bản được ma trận hóa theo liên kết
logic ngữ nghĩa, chúng ta có thể chủ động
lựa chọn các kết quả để tiến hành xây dựng
hệ thống câu hỏi làm phương tiện đọc hiểu.
Mỗi kết quả được lựa chọn gồm những
phần tử nhất định thuộc từng bậc ma trận.
Trong ma trận trên, chúng ta có thể đánh
giá được mức độ quan trọng của từng phần
tử (thuộc các cấp độ ngôn ngữ/ bậc khác
nhau) trong cấu trúc để đưa ra những lựa
chọn cho việc tìm hiểu nội dung văn bản.
Xét về lí thuyết, một văn bản đọc – hiểu
được lựa chọn để đưa ra cho học sinh cần
phải được khai thác hết các thông tin cơ
bản. Đối với văn bản trên, với 2 câu hỏi và
1 câu yêu cầu tìm kiếm bộ phận (sách giáo
khoa hiện hành), phần thông tin của văn
bản được khai thác rất nhỏ. Điều đó dẫn
đến sự lãng phí về thời gian và vi phạm
tính hệ thống, tính logic ngữ nghĩa trong
tiếp nhận văn bản. Để đơn giản hóa quá
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
110
trình này, người ta có thể đưa ra một văn
bản ngắn hơn thay vì đưa ra một văn bản
dài với rất nhiều câu phức tạp về cấu trúc
và về phương thức chuyển nghĩa để rồi chỉ
dừng lại ở việc tìm kiếm một vài thông tin
trong đó. Cách làm này như là một sự tùng
xẻo văn bản.
Đối với bậc 3, 4, bậc quan trọng nhất
trong ma trận đối với học sinh tiểu học, ta
có thể dùng sơ đồ hình chậu để mô hình
hóa cấu trúc câu nhằm tìm ra các phần tử
cơ bản, nhất là những câu mở rộng thành
phần. Từ cấu trúc câu (có thể mô hình hóa
bằng sơ đồ hình chậu), chúng ta có thể: 1)
có căn cứ để ma trận hóa câu; 2) có cơ sở
để đặt câu hỏi nhằm khai thác thông tin đến
từng cấp độ cấu trúc (cấp độ chủ-vị; cấp độ
thành phần phụ của câu; cấp độ thành phần
phụ của cụm/ từ). Khi tất cả các câu
được sơ đồ hóa, có thế căn cứ vào sơ đồ để
chủ động khai thác những thành phần, cấp
độ tùy vào mục đích và mức độ tiếp cận.
Bước 2: Dựa vào ma trận ngữ nghĩa
để thiết lập hệ thống câu hỏi
Từ điểm nhìn của ma trận logic ngữ
nghĩa, hệ thống câu hỏi được xây dựng
theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí cấu trúc hình thức
Đây là tiêu chí cơ bản vì kiểu câu hỏi
theo cấu trúc quyết định thành phần, nội
dung, độ khó của thông tin của câu trong
văn bản. Căn cứ vào tiêu chí trên, chúng ta
có thể phân thành 3 nhóm câu hỏi:
1) Câu có từ để hỏi
(ai/ con gì/ con nào/ gì/ cái gì/ nào/ cái
nào/ khi nào/ lúc nào/ đâu/ ở đâu; làm gì/
sao/ làm sao/ tại sao; như thế nào/ ra sao/
bao nhiêu). Đây là loại câu hỏi dành cho
tất cả các loại đối tượng. Chúng có độ khó
từ trung bình trở lên.
2) Câu hỏi “có”/ “không”. Đây là loại
câu hỏi dùng để hỏi đáp nhanh. Đối với
thông tin văn bản, chúng có độ khó từ
trung bình trở xuống.
3) Câu hỏi lựa chọn (A hay/ hay là B:
danh – danh; động – động; tính tính). Đây
là loại câu hỏi dùng để hỏi đáp nhanh kèm
gợi ý. Đối với thông tin văn bản, chúng có
độ khó từ dễ đến rất dễ.
Tiêu chí thành phần câu
Đối với học sinh tiểu học, tiếp nhận
văn bản chủ yếu là tiếp nhận câu để hiểu
văn bản một cách khái quát. Vì vậy, câu là
đơn vị trung lập của bài đọc hiểu. Việc đặt
câu hỏi hướng vào khai thác các thành
phần câu là điều bắt buộc nhưng phải tiến
hành một cách có định hướng, có căn cứ và
kiểm soát được độ khó ứng với năng lực
của từng học sinh trên từng khối lớp. Căn
cứ vào thành phần câu, có thể tạm thời chia
làm các nhóm câu hỏi tìm kiếm bộ phận
hướng vào thành phần chính, thành phần
phụ của câu hoặc thành phần phụ của cụm.
Đối với học sinh tiểu học, thông tin của các
thành phần câu có thể được khai thác trong
7 nhóm câu hỏi cơ bản sau:
1) Hỏi chủ ngữ (ai/ con gì/ cây gì/ cái
gì/ gì);
2) Hỏi vị ngữ (làm gì/ như thế nào/ là
gì);
3) Hỏi trạng ngữ (khi nào/ ở đâu/ bằng
gì);
4) Hỏi giải ngữ (ai – làm gì; cái gì
như thế nào/ ở đâu);
5) Hỏi tình thái ngữ (thốt lên điều gì/
từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá);
6) Hỏi bổ ngữ (ăn gì; thích gì);
7) Hỏi định ngữ (...như thế nào).
Tiêu chí về chức năng của đối tượng
Trong văn bản, mỗi đối tượng (được
cụ thể hóa trong từng từ loại) mang một
chức năng nhất định. Trong đó, có 3 đối
HỒ VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
111
tượng chức năng chủ yếu: gọi tên đối
tượng; chỉ hoạt động của đối tượng; chỉ
tính chất của đối tượng. Cách khai thác văn
bản dựa trên hệ thống tiêu chí này rất thích
hợp cho khối lớp một và hai. Các khối lớp
cao hơn, những loại câu hỏi này không còn
đủ để hướng tới những thông tin nằm ở cấp
độ thành phần câu (có dạng cụm từ) hoặc
đoạn văn và văn bản. Dựa vào chức năng
của đối tượng trong câu, có thể chia câu
hỏi thành các loại sau:
1) Câu hỏi hướng vào danh từ (ai/ cái
gì/ con gì/ nào/ người nào/ là gì...);
2) Câu hỏi hướng vào hoạt động (làm
gì);
3) Câu hỏi hướng vào tính chất (như
thế nào/ ra sao).
Tiêu chí cấp độ
Đối với một bài đọc hiểu, chúng ta có
thể chia thành 3 cấp độ ngôn ngữ là cấp độ
từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản. Tương
ứng với 3 cấp độ cơ bản này, có thể thiết
kế 3 lớp câu hỏi. Từ lớp một đến lớp ba,
chủ yếu khai thác cấp độ câu và văn bản.
Trong đó cấp độ câu là quan trọng nhất,
cấp độ văn bản chỉ dừng lại ở những thông
tin khái quát sơ lược. Từ lớp bốn đến lớp
năm, khai thác cả 3 cấp độ. Trong đó cấp
độ đoạn được khai thác ở mức độ vừa phải
để hướng đến việc tăng cường chất lượng
cho cấp độ văn bản. Ở đây, khái quát về
bài không chỉ là nêu đối tượng được đề cập
tới một cách chung chung như khối một,
hai, ba mà là nêu đại ý của bài như là một
điều toát ra từ các ý nghĩa bộ phận được rút
ra từ sự trừu tượng hóa, khái quát hóa của
tư duy. Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, có thể
chia câu hỏi thành các nhóm sau:
1) Câu hỏi hướng vào từ và câu;
2) Câu hỏi hướng vào đoạn;
3) Câu hỏi hướng vào văn bản.
Tiêu chí về trật tự
Đối với học sinh tiểu học, việc tiếp
nhận văn bản theo chiều tuyến tính không
những phù hợp với lí thuyết thông tin ngôn
ngữ mà còn là điều kiện thiết yếu phù hợp
với yêu cầu của đặc điểm tâm lí, tư duy lứa
tuổi. Chỉ những trường hợp hoặc đối tượng
nhất định chúng ta mới khai thác thông tin
văn bản bằng hệ thống các câu hỏi không
theo trật tự tuyến tính nhằm buộc học sinh
phải đọc kĩ, so sánh và ghi nhớ các nội
dung thông tin khác nhau. Theo căn cứ trên,
chúng ta có thể chia câu hỏi thành 2 loại:
1) Câu hỏi theo trật tự tuyến tính của
văn bản (liên tục hoặc gián cách);
2) Câu hỏi không theo trật tự của văn
bản.
Tiêu chí về tính chất của đối tượng
Trong văn bản, các đối tượng được đề
cập tới có thể mang thuộc tính cụ thể cảm
tính, cũng có thể mang thuộc tính trừu
tượng. Ở văn bản độc hiểu của tiểu học, hai
loại đối tượng trên cùng tồn tại nhưng loại
đối tượng cụ thể cảm tính vẫn được ưu tiên
khai thác nhiều hơn. Căn cứ vào đối tượng
được thể hiện trong câu, có thể phân câu
hỏi thành hai nhóm:
1) Câu hỏi về đối tượng cụ thể;
2) Câu hỏi về đối tượng trừu tượng.
Tiêu chí về mức độ định hướng trả lời
Mức độ định hướng câu trả lời của câu
hỏi giúp người tiếp nhận cụ thể hóa hay
khái quát hóa/ trừu tượng hóa thông tin
văn bản. Một câu hỏi đóng khóa chặt nhận
thức của người tiếp nhận vào văn bản, giúp
họ nắm được thông tin đã có. Nhưng một
câu hỏi mở có thể tạo ra hiện tượng liên
văn bản trong chính nhận thức của người
tiếp nhận. Xét về độ khó và mức độ định
hướng, câu hỏi đóng phù hợp với năng lực
tư duy của học sinh hơn. Tuy nhiên, nếu
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
112
không có những câu hỏi mở, tư duy của
người học sẽ dần trở nên xơ cứng, những
học sinh xuất sắc sẽ không có cơ hội thể
hiện mình. Căn cứ và mức độ định hướng
trả lời, có thể phân câu hỏi thành hai nhóm:
1) Câu hỏi “đóng”;
2) Câu hỏi “mở”.
Dựa vào ma trận đã xây dựng ở trên
để thiết kế ngân hàng câu hỏi:
Trong sách giáo khoa, văn bản này
gồm có 2 câu hỏi và 2 yêu cầu: 1) Điều gì
gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu
trường?; 2) Trong ngày tựu trường đầu
tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung
quanh có sự thay đổi lớn?; 3) Tìm những
hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám
học trò mới tựu trường.; 4) Học thuộc lòng
một đoạn văn em thích. Câu hỏi 1 là loại
câu hỏi tìm kiếm bộ phận câu, nhắm vào
phần thông tin thuộc trạng ngữ của câu 1
thuộc đoạn 1, có từ để hỏi (điều gì) không
cụ thể khiến cho học sinh khó xác định đối
tượng đích (ở đây có 3 trạng ngữ chỉ cách
thức, chỉ thời gian và chỉ đặc điểm). Câu
hỏi 2 cũng là dạng câu hỏi tìm kiếm bộ
phận nhưng bộ phận đó lại là nguyên cớ
gián tiếp được viết theo phương thức gián
đoạn thông tin một cách cố ý của tác giả,
nên câu trả lời vì hôm nay tác giả đi học
trở nên rất phi lí và khiên cưỡng. Câu thứ 3
cũng là câu tìm kiếm bộ phận nhưng có
dạng thức câu cầu khiến, hướng vào một
phần thông tin của đoạn 3. Tuy nhiên, các
đích đến tiềm năng của câu trả lời (đứng
nép bên người thân; chỉ dám đi từng bước
nhẹ; như con chim nhìn quãng trời rộng
muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ) có
cấu trúc quá phức tạp, khó kiểm soát đối
với tư duy và khả năng ghi nhớ của học
sinh lớp 3.
Đây là văn bản đọc hiểu lớp 3 nên
chúng ta chỉ tập trung khai thác thông tin ở
bậc 3 và 4. Tuy nhiên, nếu cần thiết, ta
cũng có thể xây dựng những câu hỏi cho
cấp độ đoạn và cấp độ văn bản. Câu hỏi
cho đa số học sinh (trung bình, khá) được
chú thích bằng (1); câu hỏi cho những học
sinh yếu (2); câu hỏi cho học sinh giỏi,
xuất sắc (3).
Dựa vào kết quả ma trận, chúng ta có
thể xây dựng hệ thống câu hỏi để khai thác
bài đọc – hiểu (học sinh có thể trả lời
miệng hoặc viết ra giấy). Về lí thuyết, câu
hỏi phải phủ kín tất cả thông tin của văn
bản, gồm tất cả các câu và tất cả các cấp độ
ngôn ngữ. Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu,
đặc điểm và khả năng tiếp nhận của từng
lứa tuổi, khối lớp, người dạy sẽ lựa chọn
những câu hỏi phù hợp. Hệ thống câu hỏi
được xây dựng theo trật tự tuyến tính
(đoạn, câu) và sử dụng nhiều tiêu chí phân
loại khác nhau. Độ khó của các phần tử
trên ma trận liên kết logic được lựa chọn
cho từng nhóm đối tượng trong mỗi lớp.
Từ những phân tích về các hình thức đặt
câu hỏi ở trên và vận dụng phép “cải biến
cơ học” (thêm, bớt, thay thế, hoán vị), phép
“cải biến sâu” (diễn đạt lại), chúng tôi xây
dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi cho hoạt
động đọc hiểu như sau:
Câu hỏi cho đoạn 1:
a) Hằng năm, lá ngoài đường rụng
nhiều vào đầu thu hay vào cuối thu? (1)
a1) Lá rụng vào đầu thu hay cuối thu? (2)
a2) Lá có rụng vào đầu thu không? (2)
a3) Lá có rụng vào cuối thu không? (2)
b) Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường như thế nào? (1)
b1) Vào cuối thu, lá ngoài đường như
thế nào? (2)
b2) Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng
nhiều hay ít? (2)
HỒ VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
113
b3) Vào cuối thu, lá ngoài đường có
rụng hay không? (2)
b4) Hằng năm, vào thời điểm cuối mùa
thu, ngoài đường có điều gì khác lạ
xảy ra? (3)
c) Nhìn thấy lá ngoài đường rụng tác
giả thấy lòng mình thế nào? (1)
c1) Nhìn thấy lá ngoài đường rụng tác
giả nhớ về cái gì? (2)
c2) Thấy lá rụng, tác giả có nhớ về
buổi tựu trường hay không? (2)
c3) Thấy lá rụng, tác giả nhớ về buổi
tan trường hay buổi tựu trường? (2)
c4) Tác giả cảm thấy thế nào khi lá
mùa thu rụng đầy đường? (3)
c5) Cảm giác của tác giả trong buổi
đầu đi học giống như cái gì? (1)
c6) Những cảm giác nảy nở trong lòng
tác giả như thế nào? (3)
Câu hỏi cho đoạn 2:
d) Buổi ban mai ấy như thế nào? (1)
d1) Buổi ban mai ấy có sương thu và
gió lạnh không? (2)
d2) Buổi ban mai ấy có gì? (2)
d3) Buổi ban mai mà tác giả đi học
như thế nào? (3)
e) Trong buổi ban mai đầy sương thu
và gió lạnh, mẹ đã làm gì?/ Trong buổi ban
mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ đã dẫn
ai đi học? (1)
e1) Trong sương thu và gió lạnh, mẹ
đã dẫn ai đi học? (2)
e2) Trong sương thu và gió lạnh, ai đã
được mẹ dẫn đi học? (2)
e3) Trong buổi ban mai đầy sương thu
và gió lạnh, điều gì đã diễn ra? (3)
f) Con đường đi học vốn rất quen bây
giờ tác giả thấy nó như thế nào? (1)
f1) Con đường quen bây giờ thấy thế
nào? (2)
f2) Tác giả cảm thấy con đường đi học
bây giờ như thế nào? (3)
g) Cảnh vật xung quanh như thế nào? (1)
g1) Tác giả cảm thấy cảnh vật xung
quanh có thay đổi không? (2)
g2) Cảm giác của tác giả vè cảnh vật
xung quanh như thế nào? (3)
Câu hỏi cho đoạn 3:
h) Những cậu học trò mới làm gì? (1)
h1) Học trò mới bỡ ngỡ đứng nép vào
ai? (2)
h2) Từ ngữ nào thể hiện các học trò
mới bỡ ngỡ trong buổi tựu trường? (3)
i) Những học trò mới được ví như con
gì? (1)
i1) Những học trò mới như con chim
đang nhìn gì? (2)
i2) Những học trò mới được ví như
con chim đang làm gì? (3)
k) Những học trò mới ước ao điều gì? (1)
k1) Những học trò mới ước ao mình
như ai? (2)
k2) Tại sao những học trò mới ước ao
mình được như học trò cũ? (3)
Lựa chọn các bộ câu hỏi phù hợp
với điều kiện dạy học thực tế
Việc lựa chọn bộ câu hỏi cho từng
đối tượng trong một lớp phải căn cứ vào 1)
tính logic của văn bản; 2) độ khó của câu
hỏi. Nhờ vào tính logic ngữ nghĩa mà học
sinh có thể nắm được nội dung văn bản ở
mức độ cần thiết; các câu thừa kế nền tảng
ý nghĩa cho nhau; không làm phân mảnh
nội dung văn bản; hình thành tư duy hệ
thống và khả năng khái quát vấn đề.
Bộ câu hỏi (1) dành cho đa số học
sinh của lớp:
Đoạn 1:
- Hằng năm, lá ngoài đường rụng
nhiều vào đầu thu hay vào cuối thu?
- Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài
đường như thế nào?
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
114
- Nhìn thấy lá ngoài đường rụng, tác
giả thấy lòng mình thế nào?
Đoạn 2:
- Cảnh vật xung quanh như thế nào?
- Trong buổi ban mai đầy sương thu và
gió lạnh, mẹ đã làm gì?
- Con đường đi học vốn rất quen bây
giờ tác giả thấy nó như thế nào?
Đoạn 3:
- Những cậu học trò mới làm gì?
- Câu nào trong đoạn có chứa hình
ảnh so sánh?
- Những học trò mới ước ao điều gì?
Bộ câu hỏi (2) dành cho học sinh yếu:
- Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Lá
rụng vào đầu thu hay cuối thu?
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Trong
sương thu và gió lạnh, mẹ đã dẫn ai đi học?
- Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Học
trò mới bỡ ngỡ đứng nép vào ai?
Bộ câu hỏi (3) dành cho học sinh
giỏi, xuất sắc (sau khi đã trả lời được các
câu hỏi cho bộ 1):
- Tác giả cảm thấy thế nào khi lá mùa
thu rụng đầy đường? (sau khi đã trả lời đúng
các câu thuộc đoạn 1 trong bộ câu hỏi 2)
- Trong buổi ban mai đầy sương thu và
gió lạnh, điều gì đã diễn ra? (sau khi đã trả
lời đúng các câu thuộc đoạn 2 trong bộ câu
hỏi 2)
- Từ ngữ nào thể hiện các học trò mới
bỡ ngỡ trong buổi tựu trường? (sau khi đã
trả lời đúng các câu thuộc đoạn 3 trong bộ
câu hỏi 2)
(Ghi chú: đối với học sinh lớp 4, 5, bộ
câu hỏi 3 có thể là câu hỏi khái quát nội
dung từng đoạn hoặc toàn bài).
Bước 3: Dựa vào kết quả câu trả lời
để viết thành văn bản
Khi học sinh đã hoàn thành việc đọc
hiểu văn bản và trả lời đúng, trả lời xong
toàn bộ câu hỏi của mình thì tiến hành viết
thành văn bản. Văn bản viết xong có thể tự
viết lại lần hai hoặc đọc trước nhóm để
được góp ý. Những văn bản tốt sẽ được
đọc và nêu gương trước lớp nhằm tạo sự
tương tác và hiệu ứng trong giao tiếp trực
tiếp đa chiều.
3. Kết luận
3.1. Những phương tiện và cách thức
đọc hiểu ở tiểu học hiện chưa đáp ứng
được mục tiêu dạy học tiếng Việt của cấp
học. Bài đọc hiểu chỉ được khai thác một
phần nhỏ thông tin dẫn đến tình trạng lãng
phí thời gian. Hệ thống các câu hỏi hoặc
yêu cầu đã cố định hóa thông tin khai thác
trong văn bản, đi ngược lại với thực tế tiếp
nhận phong phú đa dạng của người học và
vô hiệu hóa những phương án tiếp cận văn
bản khác nhau của giáo viên. Phương tiện
và cách thức dạy học cũ không thể đáp ứng
được mục tiêu dạy học theo định hướng
tiếp cận năng lực.
3.2. Việc dạy học đọc hiểu trên ma
trận liên kết logic ngữ nghĩa giúp chúng ta
kiểm soát tốt ngữ liệu, quy trình và kết quả
tiếp nhận của người học. Qua những thử
nghiệm ban đầu ở trường tiểu học, cách
thức tiếp cận văn bản tập đọc này tỏ ra rất
khả quan. Người dạy dựa vào ma trận
logic ngữ nghĩa để chủ động thiết lập
những hệ thống câu hỏi phù hợp với từng
đối tượng của lớp học. Sau khi trả lời hệ
thống câu hỏi của bài đọc hiểu, học sinh có
thể tái tạo lại văn bản ban đầu theo cách
hiểu của mình. Đây là cách trao quyền dạy
cho giáo viên, trao quyền học cho học sinh
một cách thực sự. Khi đã chỉ ra được ma
trận liên kết logic ngữ nghĩa, việc dạy học
đọc hiểu sẽ trở nên rõ ràng và dễ kiểm
soát: 1, Người dạy có thể khai thác bài
học một cách chủ động và có định hướng
HỒ VĂN HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
115
tùy thuộc đối tượng tiếp nhận và mục đích
dạy học; 2, Người dạy kiểm soát được độ
khó của bài học và tiên liệu được kết quả
dạy học cho từng đối tượng hoặc nhóm đối
tượng cụ thể.
3.3. Dạy học đọc hiểu trên ma trận liên
kết logic ngữ nghĩa là một hướng đi rất
triển vọng. Nó hứa hẹn những ứng dụng
rộng rãi trong đọc hiểu của các cấp học phổ
thông và đáp ứng tốt chủ trương dạy học
theo định hướng phát triển năng lực đang
được triển khai hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Việt Bắc. (2004). Một cách tiếp cận năng lực ngôn ngữ. Giáo dục, Số 76, 26-27.
Nguyễn Đức Dân. (2012). Ngữ pháp tạo sinh. TP.HCM: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh.
Bùi Minh Đức. (2008). Phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo của HS trong phân tích, cắt nghĩa
tác phẩm văn học. Giáo dục, Số 201, kì 1 (11/2008), 14-17.
Hồ Văn Hải. (2016). Sử dụng ma trận ngữ nghĩa và phép cải biến câu vào tạo lập ngôn bản
làm văn miêu tả ở Tiểu học, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 18, 30-37.
Nguyễn Thị Hạnh. (1999). Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp 5. Luận án tiến
sĩ Giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Hạnh. (2002). Dạy đọc hiểu ở Tiểu học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Mai Văn Năm. (2011). Học văn trước hết là đọc văn. Giáo dục, Số 258, Kì 2 (3/2011),
54-55.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). (2006). Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2,3,4,5, Hà Nội:
NXB Giáo dục.
Hoàng Thị Tuyết. (2016). Xây dựng mô hình dạy học đọc tiếng Việt ở tiểu học theo cách
tiếp cận năng lực. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, 12/2016.
Ngày nhận bài: 02/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58_9129_2214963.pdf