Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam

Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam: 31 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Bích Thủy* TÓM TẮT Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Bài báo này, tác giả tập trung làm rõ sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ * ThS. NCS. GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM. Email: nguyenthithuy@iuh.edu.vn cấu ngành kinh tế ở Việt Nam dựa trên thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Từ khoá: FDI; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; GDP. FOREIGN DIRECT INVESTMENT PROMOTES ECONOMIC RESTRUCTURING IN VIETNAM ABSTRACT Investment capital is the key factor...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Bích Thủy* TÓM TẮT Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Bài báo này, tác giả tập trung làm rõ sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ * ThS. NCS. GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM. Email: nguyenthithuy@iuh.edu.vn cấu ngành kinh tế ở Việt Nam dựa trên thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Từ khoá: FDI; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; GDP. FOREIGN DIRECT INVESTMENT PROMOTES ECONOMIC RESTRUCTURING IN VIETNAM ABSTRACT Investment capital is the key factor affecting the economic growth of a nation. Domestic capital could not meet the capital demand during the economic development process, especially for developing countries. In this paper, the author focuses on impacts of FDI on the economic restructuring in Vietnam based on the current circumstance of foreign direct investment promoting the economic restructuring in Vietnam and proposes solutions in order to enhance the effectiveness of attracting the foreign direct investment to promote the economic restructuring in Vietnam. Key word: FDI; economic restructuring; GDP 1. GIỚI THIỆU Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều dựa vào rất nhiều nguồn lực khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, nhân lực, khoa học công nghệ...Trong các nguồn lực đó thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định. Nếu quốc gia nào có nhiều vốn hoặc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đồng thời sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả thì sẽ là động lực rất quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), giúp cho kinh tế - xã hội phát triển. Đối với thực tiễn Việt Nam cho thấy, sau hơn 30 năm tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế đã khẳng định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và thành công của công cuộc đổi mới. Đồng thời, là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, CDCCKTcủa nhiều địa phương từ các tỉnh vốn thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua, Việt Nam nói chung và nhiều địa phương khác trong cả nước nói riêng đã có nhiều nỗ lực như: hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nên việc thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng, phát triển và CDCCKTtrong cả nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương khác nhau lại có sự khác biệt về mức độ thành công cũng như hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để thúc đẩy CDCCKT. Bởi vì, mức độ thu hút FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lợi thế so sánh, cơ chế đặc thù của địa phương, khả năng xúc tiến đầu tư... Vì thế, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ở Việt Nam cũng như ở các địa phương khác nhau trên cả nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây sẽ là căn cứ khoa học làm cơ sở để đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ở các địa phương hiện nay. 2. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2.1. Khái niệm FDI Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải bổ sung nguồn vốn cho mình bằng cách thu hút vốn từ bên ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng đến mục tiêu đã xác định. Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các điều kiện về kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn. y Đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự chuyển động của CCKT là một đại lượng khá phức tạp, do đó không thể biểu diễn với một chỉ số duy nhất. Có những phương pháp phản ánh liên quan đến định hướng cường độ của CDCCKT; có những phương pháp biểu diễn mức độ cụ thể hay sự đa dạng của CCKT; hay có các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu nguồn lực đối với hiệu quả Tuy nhiên, có thể thấy một số phương pháp để xác định CDCCKT như sau: 33 Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kì khác nhau, được xác định bằng công thức: Trong đó: • Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP ở năm t (t 1 : năm nguồn, t 2 : năm đích); • φ (0 ≤ φ ≤ 900): là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế; • Nếu φ = 00 : không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; • Nếu φ = 900 : sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là lớn nhất. Nói cách khác, nếu Cos φ = 1 thì sẽ không có sự CDCCKT và nếu Cosφ = 0,CCKT chuyển dịch lớn nhất. Tuy nhiên, công thức theo các mô hình này chỉ đánh giá được các ngành đã có trong nền kinh tế, nhưng không xem xét được các ngành hoàn toàn mới đang xuất hiện trong nền kinh tế và sẽ xuất hiện trong nền kinh tế. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ, những ngành đã có sẽ xuất hiện nhiều nghiệp vụ hoàn toàn mới Chẳng hạn, ngành ngân hàng sẽ xuất hiện rất nhiều nghiệp vụ mới theo đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thương mại điện tử cùng với các hình thức thương mại vô hình mới xuất hiện của nền kinh tế thế giới. y Tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Theo De Mello (1995), FDI tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố sau: – Thông qua vốn đầu tư vào nền kinh tế, FDI được kỳ vọng làm tăng đầu vào mới và công nghệ nước ngoài áp dụng trong sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. – Thông qua chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm đối với nền kinh tế. Đó là đào tạo nhân lực, đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức và quản trị. Kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài có thể làm tăng năng suất đối với nền kinh tế, FDI còn được coi như chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và phát triển công nghệ trong nước. Đó cũng là các tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Theo Nguyễn Minh Kiều và các tác giả (2016), FDI tại các nước Asean có thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và sự phát triển tài chính không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. FDI với CDCCKT của một địa phương hoặc một quốc gia, đây là quan hệ hai chiều. Trong đó, có sự tác động hoặc ảnh hưởng của FDI tới CDCCKT và CDCCKT ảnh hưởng đến thu hút FDI. Như đã xem xét ở trên, có rất nhiều nhân tố tác động đến CDCCKT, bao gồm có cả các nhân tố trực tiếp và gián tiếp, nhân tố chủ quan và khách quan, nhân tố định lượng và nhân tố định tính; ngoài CDCCKT thì còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, bao gồm các nhân tố bên trong (thu hút) và các nhân tố bên ngoài (đẩy). Tác động của FDI tới CDCCKT cần phải xác định mức độ tác động cả mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính, cần xác định dựa trên các tiêu chí định tính để khẳng định FDI tác động tích cực hay tiêu cực tới CDCCKT của địa phương. Về mặt định lượng, cần phải sử dụng mô hình toán kinh tế, mô hình kinh tế lượng để xác định mức độ tác động của FDI tới CDCCKT và ngược lại; ở đây có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra quy luật tác động, tính toán mức độ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật FDI so với các yếu tố khác đến CDCCKT của địa phương. Một là, CDCCKT vừa là động lực vừa phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Có nhiều cách thức CDCCKT như đã phân tích, trong đó có CDCCKT theo chiều rộng và theo chiều sâu; CDCCKT theo ngành, theo vùng và theo thành phần thì cần phải kết hợp tăng GDP của từng ngành, vùng và thành phần kinh tế với thay đổi tỷ trọng giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong GDP của địa phương, của tỉnh. Có nghĩa là, ngoài những nhân tố ảnh hưởng tới CDCCKT của địa phương thì nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thiếu được. Trong khi CDCCKT phản ánh chất lượng của phát triển kinh tế, vì vậy FDI có vai trò quan trọng đối với CDCCKT. Để thấy rõ hơn ta xét quan hệ giữa vốn cho CDCCKT trong mô hình Harrod - Domar thể hiện như sau: Trong đó: g: là tốc độ tăng trưởng GDP của ngành, vùng, thành phần kinh tế S: là tỷ lệ tiết kiệm (có mối quan hệ với đầu tư - biến I) ICOR: hệ số phản ánh trình độ kỹ thuật, tính hiệu quả của sử dụng vốn FDI Hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó có vốn FDI và sự đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP của ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế; nếu càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cho tăng trưởng kinh tế càng lớn và ngược lại (Thí dụ: năm 2007, hệ số = 5,5; tức là để tăng 1% GDP thì phải huy động lượng vốn đầu tư tương đương 5,5% GDP). Do vậy, để CDCCKT của địa phương, của cả nước thì vốn FDI có vai trò quan trọng. Nằm trong cơ cấu của nguồn vốn, FDI là một trong những nguồn vốn quyết định tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc thu hút FDI đã giúp các địa phương không ngừng tranh thủ được nguồn vốn lớn cho đầu tư trong tỉnh mà cả công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh có tác động làm tăng năng suất lao động các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế kéo theo sự phát triển của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển các ngành nghề trong tỉnh, tạo điều kiện cho CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn. Hai là, FDI làm tăng GDP của địa phương tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp FDI hoạt động ở địa phương sở tại trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra GDP và đóng góp vào GDP của địa phương này, qua đó mà thúc đẩy CDCCKT của địa phương sở tại. – FDI làm tăng GDP của các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn. 35 – FDI đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu từ đó làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. – FDI làm tăng GO của ngành và nhóm ngành kinh tế. Vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy có tác động trực tiếp đến sản lượng đầu ra của ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế địa phương. Ba là, dựa vào mô hình Bozeinstein de George và Lee năm 2000 đã phân tích một cách định lượng tác động của FDI đến tăng trưởng ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 và đưa ra kết luận từ mô hình đã được lượng hóa như sau: – Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì GDP của ngành kinh tế đó sẽ tăng lên 0,041%. Kết quả này có tính cả các dự án FDI đã hết hạn và giải thể hàng năm. – Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP ngành đó là 0,053%. Kết quả này phản ánh chính xác hơn do loại bỏ các dự án đã hết hạn và giải thể sẽ không tham gia vào quá trình sản xuất nữa và kết quả là FDI có tác động mạnh hơn đến tăng trưởng của ngành kinh tế. – Còn nếu FDI trong GDP của một ngành kinh tế giảm đi 1% sẽ có tác động làm giảm trực tiếp GDP của ngành đó 0,183%. Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên, cho thấy FDI có tác động không nhỏ tới tăng trưởng của ngành kinh tế. Sự tác động này có thể làm cho tỷ trọng các ngành trong cơ cấu tổng thể tăng lên hoặc giảm xuống theo các tỷ lệ khác nhau từ đó dẫn đến CDCCKT. Do vậy, cần tăng cường thu hút FDI để tăng tỷ trọng của FDI trong GDP nói chung và tỷ trọng của FDI trong GDP ở ngành kinh tế, từ đó tạo ra sự tăng trưởng đối với từng ngành kinh tế góp phần CDCCKT. Bốn là, kết hợp giữa nghiên cứu của nhà kinh tế Simon Kuznet và những phân tích nêu trên có thể đưa ra mô hình quan hệ sau: Hình 2. Sơ đồ mối quan hệ giữa FDI với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và GDP Xuất phát từ đặc điểm của FDI là vì mục tiêu lợi nhuận nên các chủ đầu tư thường chỉ hướng vào tập trung đầu tư cho một số ngành có khả năng thu được lợi nhuận cao, do vậy sẽ làm cho các ngành này tăng trưởng và phát triển, điều này đã dẫn đến việc làm mất cân đối giữa các ngành kinh tế của nơi tiếp nhận đầu tư. Đó là sự chênh lệch của những ngành được khuyến khích phát triển lại không được tập trung vốn đầu tư, thay vào đó là các ngành không nằm trong mục tiêu đầu tư và phát triển lại có số vốn FDI tập trung cao. Sự mất cân đối này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến CDCCKT và hơn thế nữa là có thể dẫn tới khủng hoảng nền kinh tế. đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Tác động của thu hút FDI đến CDCCKT ở Việt Nam Những năm gần đây, cùng với việc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI thì CCKT của Việt Nam đã và đang có sự chuyển dịch hết sức tích cực. Sự chuyển dịch đó thể hiện trên cả 3 nội dung là: CDCC ngành kinh tế, CDCC vùng kinh tế và CDCC thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, tác giả tập trung làm rõ sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam thời gian qua đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực, hiện đại. Tức là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm nhanh, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ CCKT của Việt Nam đã có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới và phù hợp với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng ta lãnh đạo. Sự CDCC ngành kinh tế của Việt Nam được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Theo bảng số liệu trên chúng ta thấy, từ năm 2001 đến năm 2016, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của nước ta đã giảm rõ rệt, giai đoạn sau giảm nhanh hơn giai đoạn trước (từ 2001-2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 23,24% xuống 20,3%; đến năm 2016 chỉ còn 16,32%). Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP của 2 ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đặc biệt, ngành dịch vụ có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn (từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng liên Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê lục và đến năm 2016 đã đóng góp gần 40,92% vào tổng GDP). Để thấy được tác động FDI tới CDCCKT của Việt Nam, chúng ta sử dụng hệ số cosφ để phân tích theo bảng số liệu 2.7. Nếu φ = 00: không có sự CDCCKT, nếu φ = 900: sự CDCCKT là lớn nhất; nói cách khác, nếu cos φ = 1: sẽ không có sự CDCCKT và nếu cos φ = 0: CCKT dịch chuyển lớn nhất. Góc φ càng lớn (cos φ càng nhỏ) thì mức độ CDCCKT càng mạnh. 37 Bảng 3.2. Tác động của FDI đến CDCCKT theo ngành của Việt Nam Năm GDP (%) Tỷ trọng trong GDP (%) Vốn FDI trong các ngành kinh tế Cos φ φ (0)Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thuế, sản phẩm từ trợ cấp Vốn đăng ký (tr. USD) Vốn thực hiện (tr. USD) 2001 100 23,24 38,13 38,63 - 3.265,7 2.225,6 2010 100 20,30 41,10 38,60 - 19.886,8 11.000,3 2011 100 19,57 32,24 36,74 11,45 15.598,1 11.000,1 0,999 366 2004’ 2012 100 19,22 33,55 37,27 9,96 16.348,0 10.046,6 0,999 018 2054’ 2013 100 17,96 33,20 38,74 11,57 22.352,2 11.500,0 0,998 518 3012’ 2014 100 17,70 33,22 39,40 9,68 21.921,7 12.500,0 0,999 071 2047’ 2015 100 17,00 33,25 39,73 10,02 24.115,0 14.500,0 0,997 159 4032’ 2016 100 16,32 32,72 40,92 10,04 24.368,6 15.182,0 0,998 081 3055’ Nguồn: Tổng cục Thống kê Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2016, giá trị góc φ hằng năm luôn trên 20 (trung bình khoảng 3001’), chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đều nhau giữa các năm. Năm 2013, 2015, 2016 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn hơn các năm còn lại, đồng thời chúng ta thấy các năm này có số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài cũng như số vốn thực hiện có mức độ tăng nhiều hơn so với các năm trước đó. Điều này cho thấy khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên thì sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta cũng mạnh hơn. Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của 3 ngành chính là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì FDI còn tác động không nhỏ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành đó. Cụ thể: cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã bước đầu phát huy được lợi thế của từng vùng; một số sản phẩm nông nghiệp đã trởthành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cơ cấu công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một số ngành công nghiệp quan trọng đã bắt đầu hình thành, trở thành động lực cho tăng trưởng nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, một số loại dịch vụ hiện đại, giá trị gia tăng cao phát triển rất nhanh. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh, đóng góp lớn vào GDP và tăng trưởng GDP của cả nước. 3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thu hút vốn FDI thúc đẩy CDCCKT ở Việt Nam trong những năm qua còn một số hạn chế sau: Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dù đang có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước và còn thấp hơn nhiều so với thời điểm 2008. Môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta tuy đã được cải thiện nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, kết cấu hạ tầng và chất lượng lao động còn thấp nên tính cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam so đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật với các nước trong khu vực chưa thật sự cao. Vẫn còn tình trạng có dự án sau khi nhà đầu tư khảo sát tại Việt Nam đã thôi không đầu tư nữa hoặc chuyển sang đầu tư nước khác. So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch CCKT còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá lớn; thủy sản phát triển chưa đồng bộ về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và các dịch vụ khác. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm. Dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành nông nghiệp rất thấp và xu hướng tăng lên rất chậm trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2007, tỷ trọng này chiếm 0,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến năm 2015, tỷ trọng này cũng chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số. Vẫn còn sự mất cân đối trong thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực, vùng miền. Các dự án đầu tư hầu hết chỉ tập trung vào các khu vực trung tâm, có nhiều thuận lợi, ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực...hoặc tập trung vào những lĩnh vực, ngành, nghề, dự án có tỷ suất sinh lời cao, rủi ro thấp. Còn ở vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn và các ngành nghề có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao thì không được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, sự chênh lệch giữa các vùng, miền ngày càng lớn. Trong số các đối tác nước ngoài, thì Châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Vẫn còn trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của Luật pháp Việt Nam, quy định của các địa phương; cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát nên đã đưa những máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là công nghệ phế thải từ các nước khác nên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Chất lượng một số dự án FDI trong các ngành kinh tế còn thấp, quy mô vốn nhỏ, nhiều dự án không có khả năng triển khai và phải thu hồi giấy phép kinh doanh. Một số dự án FDI lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, không mở rộng quy mô, chưa tạo ra giá trị gia tăng cho ngành kinh tế, chưa tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong đầu tư để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 4.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch – Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện pháp về chất lượng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường – Đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng, quy trình xây dựng, thông qua và phê 39 duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; – Tăng cường chất lượng dự báo và các nghiên cứu về thị trường trong các dự án quy hoạch. – Khắc phục tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. – Đối với các quy hoạch mang tính hướng dẫn như quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu, phải coi trọng dự báo và phải điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu của thị trường. Công tác quy hoạch phải được triển khai đồng bộ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể; – Thu hút những chuyên gia giỏi, kể cả chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng, thẩm định quy hoạch. Tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch. – Các kế hoạch 5 năm và hàng năm phải cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch phát triển, các cam kết quốc tế, khai thác và phát huy các nguồn lực, thể hiện rõ nét hơn tính định hướng, phân biệt rõ phần kế hoạch có tính bắt buộc như kế hoạch đầu tư bằng vốn nhà nước, dự toán ngân sách... với phần kế hoạch mang tính dự báo, hướng dẫn. Phát huy tác dụng và hiệu lực của kế hoạch cả ở cấp Trung ương và cấp địa phương; – Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch, nhất là đối với phần kế hoạch có tính bắt buộc. – Đổi mới công tác thống kê, nâng cao chất lượng và tính kịp thời của các số liệu thống kê nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc xây dựng chính sách, điều hành nền kinh tế, nhất là các số liệu về chất lượng tăng trưởng, số liệu về lao động, việc làm, môi trường, đầu tư, số liệu về số lượng và chất lượng dịch vụ công... 4.2. Cải thiện môi trường đầu tư y Chính sách đầu tư Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. y Chính sách tài chính, tiền tệ Đổi mới theo hướng cởi mở, thông thoáng để thu hút một cách tối đa mọi nguồn lực tài chính. Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới chính sách quản lý tài chính nhằm tiếp tục khơi thông, giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Cơ cấu lại hệ thống thuế để tạo nguồn thu ổn định và vững chắc cho ngân sách nhà nước, qua đó đảm bảo vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. y Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: Cần khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước hơn nữa và kiên quyết xoá bỏ mọi rào cản đối với khu vực kinh tế này. Đối với khu vực kinh tế nhà nước, chỉ nên phát triển các lĩnh vực mà luật pháp cấm tư nhân làm hoặc tư nhân chưa đủ khả năng hay chưa muốn làm, song xã hội lại rất cần có nó. y Hoàn thiện hệ thống luật pháp Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng: Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật kinh doanh; đồng thời áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ. 4.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để tạo dựng hình ảnh tốt cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và các địa phương khác nói riêng. Nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp năng động, hiệu quả của các trung tâm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến thương mại: kho ngoại quan, hạ tầng công nghệ thông tin để xử lý thông tin thương mại, phục vụ giao dịch trực tuyến Tập trung xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị quốc tế chuyên nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại, gắn liền với các khu dịch vụ phụ trợ khác. Chú ý xúc tiến mạnh mẽ vào các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, lĩnh vực xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Cần có quan hệ chặt chẽ với các tham tán thương mại của Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài thông qua Bộ Ngoại giao để xây dựng được mạng lưới thông tin kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra nắm chắc các đối tác nước ngoài và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với nhà đầu tư trá hình, lừa đảo có ý đồ xấu, phá hoại kinh tế - chính trị của nước ta. 5. KẾT LUẬN Trong bài báo này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: công tác quy hoạch, kế hoạch; cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Tác giả tin rằng nếu thực hiện tốt các giải pháp đề xuất trên thì việc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ chuyển dịch tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [2]. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [3]. Nguyễn Minh Kiều và các tác giả (2016), Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Asean giai đoạn 1995-2014, Tạp chí Kinh tế phát triển, Tp.HCM. [4]. Luiz.R De Mello, Jr (1995), Foreign direct investment-led growth: evidence from time series and panel data, Oxford Economic papers 51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf60_3976_2136190.pdf
Tài liệu liên quan