Đấu tranh chính trị chống chính sách “tố cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Hội An (Quảng Nam)

Tài liệu Đấu tranh chính trị chống chính sách “tố cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Hội An (Quảng Nam): ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) Đinh Thị Kim Ngân1 Tóm tắt: Chính sách “tố Cộng” của chính quyền Sài Gòn đã gây nên những tổn thất lớn cho cách mạng miền Nam nói chung, cách mạng Hội An nói riêng. Đời sống chính trị tại Hội An trở nên ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Mỹ - Diệm ngày càng sâu sắc dẫn đến một cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt của cán bộ, nhân dân Hội An dưới sự lãnh đạo của Đảng chống chính sách “tố Cộng” của Mỹ - Diệm là điều không thể tránh khỏi. Từ khóa: “tố Cộng”; Hội An, đấu tranh chính trị chống “tố Cộng”. 1. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Diệm trong chính sách “tố Cộng” ở Hội An ( Quảng Nam ) Từ đầu năm 1955 chính quyền Sài Gòn đã bắt đầu thực hiện chính sách “tố Cộng” nhưng chúng vẫn bị chi phối do phải đối phó với các lực lượng chống đối của Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt và Quốc dân Đảng. Tại Quảng Nam, Quốc dân Đảng do bất mãn về địa vị, quyền l...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đấu tranh chính trị chống chính sách “tố cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Hội An (Quảng Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM Ở HỘI AN (QUẢNG NAM) Đinh Thị Kim Ngân1 Tóm tắt: Chính sách “tố Cộng” của chính quyền Sài Gòn đã gây nên những tổn thất lớn cho cách mạng miền Nam nói chung, cách mạng Hội An nói riêng. Đời sống chính trị tại Hội An trở nên ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Mỹ - Diệm ngày càng sâu sắc dẫn đến một cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt của cán bộ, nhân dân Hội An dưới sự lãnh đạo của Đảng chống chính sách “tố Cộng” của Mỹ - Diệm là điều không thể tránh khỏi. Từ khóa: “tố Cộng”; Hội An, đấu tranh chính trị chống “tố Cộng”. 1. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Diệm trong chính sách “tố Cộng” ở Hội An ( Quảng Nam ) Từ đầu năm 1955 chính quyền Sài Gòn đã bắt đầu thực hiện chính sách “tố Cộng” nhưng chúng vẫn bị chi phối do phải đối phó với các lực lượng chống đối của Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt và Quốc dân Đảng. Tại Quảng Nam, Quốc dân Đảng do bất mãn về địa vị, quyền lợi nên rút lực lượng lên vùng phía Tây lập căn cứ chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng chẳng được bao lâu, thế cùng lực kiệt, ngày 10-11-1955 Quốc Dân Đảng phải kéo về tỉnh lỵ Hội An làm lễ quy thuận đầu hàng. Đến tháng 7-1956, khi đã cơ bản thiết lập xong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền phản động từ trung ương xuống địa phương, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành các chiến dịch “tố Cộng” một cách quy mô , triệt để, tàn bạo hơn bao giờ hết và xem đó là “quốc sách”. Tháng 7-1957, chính quyền Sài Gòn thông qua luật “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” [11, tr.204]. Chính quyền Ngô Đình Diệm truy nã đảng viên Hội An trong các “Hội đồng hương chính”, thanh trừng những đối tượng bị nghi là không trung thành và chống lại Ngô Đình Diệm. Những phần tử bất mãn đối với chính quyền cách mạng trong kháng chiến chống Pháp được chính quyền Ngô Đình Diệm ưu đãi và đặc dụng. Chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra “Phòng hoạt vụ” gồm những người khét tiếng gian ác, trong đó có một số người nguyên là cán bộ kháng chiến bị chính quyền cách mạng kỷ luật thải hồi trở thành tay sai mẫn cán vô cùng nguy hiểm. Các “Ban tố Cộng” được thành lập đến tận xã, những đoàn công dân vụ, bình trị được tung về khắp xóm thôn thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) vừa tiến hành chiến tranh tâm lý, vừa theo dõi từng người, từng gia đình để phát hiện cơ sở và cán bộ của chính quyền cách mạng. Viên chức chính quyền Ngô Đình Diệm tại các xã tiến hành phân chia nhân dân thành ba loại: 1 . ThS. Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Huế - Loại A (công dân bất hợp pháp) gồm những người yêu nước, tán thành Hiệp định Geneve, phần đông là những người kháng chiến cũ. - Loại B (công dân bán hợp pháp ) gồm những người có quan hệ thân thiết với loại A, thân nhân của những người đi tập kết. - Loại C (công dân hợp pháp) gồm những người không bị nghi vấn về chính trị [4 , tr. 223]. Dựa vào cách phân loại trên, chính quyền Sài Gòn tiến hành các lớp “tố Cộng” theo từng đối tượng và thời gian, địa điểm khác nhau. Loại A học ở quận từ 3 tháng trở lên, loại B học ở khu ít nhất 1 tháng, loại C học ở xã từ 7-15 ngày. Tại Cẩm Nam, chính quyền Sài Gòn tổ chức “Trại cải huấn” chung cho toàn tỉnh. Khẩu hiệu của chúng là: “tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực thi chủ nghĩa nhân vị quốc gia” nhằm đánh bật tổ chức, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ra khỏi nhân dân, thủ tiêu phong trào cách mạng [4, tr. 224]. Chính quyền Sài Gòn lấy Quảng Nam làm trọng điểm của chiến dịch tố Cộng, trong đó nhà lao Thông Đăng, Hội An là nơi chúng chọn để tổ chức các lớp “Huấn chính tố Cộng điển hình” để rút kinh nghiệm mở ở các địa phương khác, đồng thời để truy tìm cơ sở và buộc ly khai Đảng, xuất thú đầu hàng. Ở nhà lao Hội An, một buồng giam rộng 54m2, địch nhốt tới 150 người. Chỉ riêng năm 1957 đã có 225 cán bộ của Quảng Nam bị đày ra Côn Đảo [7, tr.25]. Tháng 5-1957, trong báo cáo gửi chính quyền Sài Gòn, tỉnh trưởng Quảng Nam huyên hoang tuyên bố: “Trong giai đoạn hiện nay, đấy mạnh chiến dịch tố Cộng là một trong những nguyên tắc trọng tâmphong trào tố cộng đã và đang được phát động một cách rầm rộ, sâu rộng và sẽ được đặc biệt nuôi dưỡng liên tục” [8, tr.10]. Ban “Huấn chính tố Cộng” ở nhà lao Thông Đăng được thành lập do Lê Vui - Chủ sự hành chính tỉnh Quảng Nam làm Trưởng ban. Mai Thuận - Trưởng an ninh nhà lao làm Phó ban. Nguyễn Đạt Đích, Phạm Quyên - Cán bộ cải huấn làm Giáo vụ. Ngoài ra, chính quyền Ngô Đình Diệm còn dùng người của Quốc Dân Đảng như: Phan Đình Ba (Đại Lộc), Nguyễn Mậu Kỉnh (Quế Sơn), Nguyễn Danh (Thăng Bình), đây là những người từng phạm tội tham ô, hiếp dâm để làm cộng tác viên theo dõi, đấu tố và tra tấn, đánh đập tù nhân yêu nước [9, tr.57]. “Nhà Lao Thông Đăng có 492 tù chính trị, Trại giáo hóa Cẩm Phô có 490 tù chính trị, trại giam quá chật hẹp, người đau và người chết rất đông, tình trạng bi đát. Về cách giải quyết tình trạng can cứu rất chậm trễ, trong khi chưa lập xong hồ sơ cho số can cứu cũ. Trại giam ở Hội An của tỉnh Quảng Nam chật hẹp nên tỉnh có làm them một trại giáo hóa bằng tranh ở Cẩm Phô, bên kia sông Hội An. Nhưng số can cứu đến 1000 người, chổ ăn ở phải thiếu thốn, và ở trại Hội An các can cứu phải nằm hai ba tầng. Đến mùa viêm nhiệt, người đau rất đông” [3]. Chính quyền Sài Gòn lập một danh sách bao gồm 120 học viên gọi là “Học viên Huấn chính” phần lớn là Đảng viên mà chúng cho là ngoan cố để bắt tham gia lớp huấn chính tố Cộng thí điểm này, trong đó đ/c Mai Đăng Chơn2 - được chính quyền Sài Gòn chọn làm đối tượng chính. Ngày 1-3-1957, Chính quyền Sài Gòn bắt đầu khai mạc lớp “Huấn chính tố Cộng” tại phòng giam số 8, diện tích khoảng 40m2, mái lợp tôn kẽm. Do số lượng học viên quá đông, thời gian tổ chức lúc trời 2 . Mai Đăng Chơn (sinh năm 1912), Thường vụ Đặc Khu ủy Quảng Đà đang nắng nóng, phòng giam lại chật chội nên ở trong phòng như một cái lò nung sắt. Không khí trong phòng càng nghẹ thở bởi mùi xúi uế từ mồ hôi và nước tiểu. Đây là một cực hình đầu tiên của địch trong việc truy bức tinh thần tù nhân yêu nước [9; tr.58]. Trong Hội trường lớp chính huấn, đồ trang trí gồm “Bàn thờ Tổ quốc” có cờ của chính quyền Ngô Đình Diệm, ảnh Ngô Đình Diệm và một cây sung tiểu liên. Đây là hình thức kiểu chủ nghĩa duy linh nhân vị của Ngô Đình Diệm Về nội quy lớp học, Quân đội Sài Gòn bắt mỗi học viên phải mang phù hiệu “Huấn chính” ở trước ngực để phân biệt với tù nhân khác và cấm học viên không được giao tiếp với tù nhân ở các phòng. Cùng với âm mưu cách ly, chính quyền Ngô Đình Diệm cho lực lượng “cộng tác viên” theo dõi mọi hoạt động của tù nhân. Cùng với việc bóp nghẹt điều kiện ăn ở của tù nhân, Quân đội Sài Gòn không bỏ sót bất cứ một thủ đoạn tra tấn nham hiểm nào, trong đó thâm hiểm nhất là cột chân người tù treo lên xà nhà, đổ nước xà phòng, vôi vào miệng, dùng điện châm vào người, nung sắt đỏ dí vào người, dùng dao cắt đầu vú, chọc cây vào âm hộ, rút từng mãng tóc của nữ tù nhân, dùng thép gai xâu tay, đóng đinh vào các đầu ngón tay, dùng dây điện quấn vào đầu ngón tay và cho điện giật làm cho tù nhân chết đi sống lại, có một số tù nhân bị điện giật chết ngay tại chỗ. Khai thác từng người không đạt được mục đích, quân đội Sài Gòn bắt tất cả các tù nhân đứng nhìn đèn “sám hối”, tù nhân sắp thành từng hàng nhìn đèn đứng nghiêm, quỳ, hai tay nâng hai viên gạch lên ngang vai mắt nhìn thẳng vào ngọn đèn cầy và ảnh Ngô Đình Diệm. Mỗi đêm, quân đội Sài Gòn bắt tù nhân thực hiện nghi thức “sám hối” từ 19h đến 24 giờ, có khi đến 5-6h sáng hôm sau. Ngoài ra tù nhân phải uống các thứ nước bẩn, ăn cơm thiu trộn lẫn cát, sạn hoặc nấu cơm bằng nước muối, nước uống một ngày bằng một lon sữa cho một người, tù nhân bị đào hố chôn sống. Những thủ đoạn thâm độc của Diệm tại nhà lao Thông Đăng trong chiến dịch “tố Cộng” không khác gì những cực hình tra tấn được áp dụng trong đêm trường Trung cổ [9; tr.60]. Một hình thức man rợ khác là “tống tà Cộng sản”, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt cán bộ, đảng viên bỏ vào bao buộc lại rồi bắt tất cả những người đang học “tố Cộng” phải dùng tay chân, gậy roi đánh đá vào bao để tống “con ma Cộng sản” khỏi thể xác con người. Chính quyền Ngô Đình Diệm còn chọn những người nghi vấn ra tố điển hình, bắt làm bản tự thuật khai báo tổ chức, nói xấu Đảng, xé cờ Đảng trước quần chúng. Những người có chồng con tập kết bị bắt viết đơn ly khai. Ai không làm theo lập tức bị liệt vào danh sách Việt cộng, bị tống tù, tra tấn cho đến chết hoặc bị thủ tiêu. Đảng viên bị bắt đi lao dịch làm gạch ở Điện Bàn, khai thác củi ở Cù Lao Chàm, Sơn Trà, làm nhà cho các Trưởng, Phó đoàn bình định tại Cẩm Châu... và bị bắt học tập “tố Cộng” hết đợt này đến đợt khác [9, tr.61]. Đi đôi với hình thức học tập “tố Cộng” địch thực hiện chính sách kèm dân gắt gao. Đích thân quận trưởng Điện Bàn Trần Quốc Thái đứng ra điều hành xây dựng các “ấp kiểu mẫu”, “ấp tân sinh”, “khu trụ mật” với hệ thống “liên gia” được tổ chức theo kiểu “lấy dân kèm dân”. Mỗi gia đình phải có bản kê khai nhân khẩu, 18 tuổi trở lên phải có thẻ kiểm tra, từng nhà phải có khẩu hiệu chống Cộng treo trước ngõ. Những người từng tham gia đấu tranh đòi hiệp thương, những gia đình có người thân đi tập kết và thoát ly bị theo dõi và quản thúc chặt chẽ. Thâm độc hơn, chính quyền Ngô Đình Diệm cưỡng ép nhân dân vào các tổ chức “Hiệp hội nông dân”, “Phụ nữ liên đới”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phong trào cách mạng quốc gia”... nhằm gây chia rẽ trong nội bộ quần chúng, làm cho cha không tin con, vợ không tin chồng, hàng xóm láng giềng không tin nhau. Cùng với các thủ đoạn trên, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tích cực phát triển đạo Thiên chúa, nhà thờ được xây dựng nhiều nơi nhằm lợi dụng tôn giáo để ly gián quần chúng. Chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện bước hai chính sách “cải cách điền địa” với khẩu hiệu “hữu sản hóa nông dân”, “thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội”, để mị dân. Chính sách “tố Cộng”của chính quyền Sài Gòn đã gây nên nhiều tổn thất lớn cho cách mạng Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung và Hội An nói riêng. Đời sống của nhân dân ở Hội An trở nên ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng sâu sắc điều này dẫn tới một cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt của nhân dân Hội An là không thể tránh khỏi. 2. Chủ trương của Đảng, Khu ủy Khu V, Thị ủy Hội An chống chính sách “tố Cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm Tháng 2-1956, Khu ủy V triệu tập Hội nghị để đánh giá tình hình, chỉ ra những tồn tại, đề ra biện pháp giữ gìn lực lượng và xác định mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo đấu tranh chống chính sách khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm. Hội nghị đề ra nhiệm vụ sắp tới là tổ chức cho nhân dân và cán bộ quán triệt hơn nữa phương châm, phương thức hoạt động, uốn nắn những mặt tồn tại, giữ vững cơ sở chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh lâu dài. Hội nghị chủ trương: “Phải ra sức xây dựng Đảng, giữ vững và củng cố lại các loại cơ sở, hết sức chú trọng công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ cơ sở. Cán bộ phải bám cơ sở, lãnh đạo nhân dân chống “tố Cộng”, chống các chính sách bình định của địch”. Trong chống “tố Cộng”, Liên Khu ủy V nhấn mạnh: “Phải phát động quần chúng đấu tranh một cách toàn diện, không để địch bắt nhân dân bỏ công ăn việc làm đi học tố Cộng làm ảnh hưởng đến đời sống. Khẩu hiệu đấu tranh là chống khủng bố trắng, chống bắn giết người vô cớ, cô lập bọn ác ôn phản động và lôi kéo tầng lớp trung gian” [10, tr.385]. Để chỉ đạo sát phong trào ĐTCT, tháng 2-1956, Liên Khu ủy quyết định tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy. Trước tình hình chính quyền Ngô Đình Diêm ngày càng ráo riết thực hiện các biện pháp “tố Cộng”, Khu ủy Khu V chuyển hướng phong trào ĐTCT với các mục tiêu đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ và chống “tố Cộng” [10, tr.386]. Giữa năm 1958, từ thực tiễn của tình hình trong Liên Khu ủy V, thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị về xây dựng căn cứ địa và theo gợi ý của đồng chí Lê Duẩn, Liên Khu ủy V họp hội nghị mở rộng để kiểm điểm tình hình phong trào cách mạng và sự chỉ đạo của Liên Khu ủy từ sau Hiệp định Genève. Hội nghị đánh giá cao tinh thần hy sinh, chịu đựng của cán bộ, đảng viên quyết tâm bám phong trào lãnh đạo nhân dân, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao,tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, Hội nghị cũng đã nghiêm khắc kiểm điểm, chỉ ra những khuyết điểm trong sự chỉ đạo của Liên Khu ủy V: “Đánh giá tình hình địch, ta có nhiều sai lệch, không nắm bắt được kịp thời âm mưu và thủ đoạn của địch nên đối phó bị động, để địch hoành hoành, phá hoại phong trào, gây cho ta nhiều tổn thất. Nhận thức và vận dụng phương pháp đấu tranh cách mạng không đúng, cho rằng kết hợp ĐTCT với vũ trang tự vệ là sai, nên thiên về ĐTCT một chiều, quá tin vào hiệu lực pháp lý của Hiệp định Genève. Nhận thức không rõ đặc điểm của từng vùng trong Khu để vận dụng phương châm đấu tranh cho thích hợp, do đó, phạm nhiều thiếu sót trong xây dựng từng vùng” [5; tr. 132]. Đối với Hội An, dưới sự chỉ đạo của Liên Khu ủy V, Tỉnh ủy Quảng Nam, Thị ủy yêu cầu phải giữ vững và củng cố lại các tổ chức quần chúng, cán bộ và đảng viên phải bí mật bám cơ sở để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Thị ủy lãnh đạo ĐTCT dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều mục đích: đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi thi hành hiệp định Genève, chống “tố Cộng”, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, mở rộng củng cố tổ chức Đảng và các tổ chức đấu tranh chính trị. Thị ủy chủ trương phải tuân thủ nguyên tắc bí mật, bảo vệ và giữ gìn lực lượng. Những Đảng viên không tập kết ra Bắc ở lại hoạt động phân tán trong dân, quyết tâm bám chặt cơ sở, giữ vững phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục làm cho mọi người nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, đoàn kết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Thị ủy chỉ rõ mỗi đảng viên, cán bộ phải nêu cao ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ tổ chức đến cùng, nếu bị địch bắt thì nêu cao khí tiết của người Cộng sản, thực hiện phương châm “không nhìn, không nhận, không khai” [6; tr.26] 3 . Đấu tranh chính trị chống chính sách “tố Cộng” tại Hội An (Quảng Nam ) Tháng 3-1957, tại các lớp “tố Cộng”, Ngô Đình Diệm bắt học thuộc khẩu hiệu “thành khẩn là tự cứu”, “ngoan cố là tự sát”. Tại nhà lao Hội An, đến tháng 3-1957, Ngô Đình Diệm mở các lớp “tố Cộng” khốc liệt nhằm phát hiện các tổ chức đảng bí mật tại Hội An. Tù nhân bị bắt giam tại nhà lao Hội An thành lập Chi bộ Đảng trong nhà lao, vừa cũng cố đội ngũ, biến nhà tù thành trường học, vừa chỉ đạo hoạt động ở bên ngoài. Qua thân nhân sau những lần thăm nuôi đã từng bước hình thành quan hệ liên lạc từ nhà tù với bên ngoài. Một hình thức ĐTCT mới xuất hiện, đó là sự kết hợp đấu tranh của nhân dân bên ngoài với cuộc đấu tranh trong nhà tù, nhằm vạch tội ác của Mỹ - Diệm, chống lại thủ đoạn “tự tu sám hối”, “tống tà Cộng sản”. Tương kế tựu kế, đảng viên tố ngay những người trong “Ban tố Cộng”, khiến những người hung hăng nhất cũng phải chùn bước. Dù chỉ là thắng lợi nhỏ nhưng đã có tác dụng làm chùng lại sự chống phá của bọn chiêu hồi, đầu thú. ĐTCT chống “tố Cộng” tức là chống bắt bớ, tra tấn bắn giết dã man, đình chỉ tố cộng, thả ngay những người bị bắt, giải tán các trại tập trung, các lớp tố cộng, chống áp bức, hành hạ càn quét, bao vây, phong tỏa làm trầm phiền, đói khổ, giết chóc nhân dân, đòi được tự do đi lại làm ăn, thăm viếng, nói năng, viết láchđòi cứu đói, cứu đau; chống cưỡng bức di dân đưa đồng bào đến chổ cùng khổ, chết chóc, bồi thường cho người bị chết, bị mất sản nghiệp, trả người còn lại trở về quê hương. Đấu tranh chính trị chống chính quyền Sài Gòn tổ chức lớp học “Huấn chính tố cộng” thông qua nhiều hình thức: Đấu tranh chống chào cờ của chính quyền Ngô Đình Diệmh bằng các hình thức như gây ồn ào, làm mất trật tự trong lúc chào cờ, vận động bọn lính trực buổi sáng mở cửa trễ, kéo dài thời gian làm vệ sinh cá nhân để làm trễ lễ chào cờ. Sau nhiều lần đấu tranh khôn khéo, âm mưu của địch trong việc bắt tù nhan chào cờ vào buổi sáng bị thất bại. Phát huy thắng lợi ban đầu, tù nhân yêu nước tại nhà lao Hội An đấu tranh đòi bọn quản lao cho tù nhân ra ngoài dọn vệ sinh, tổ chức sản xuất hoa màu, làm các nghề thủ công như đan rổ, đan len, thêu gốiđem ra bán ở bên ngoài để cải thiện đời sống cho tù nhân. Đây là cuộc đấu tranh chính trị hợp pháp. Trước tình hình đó, Giám thị đã nới lỏng chế độ giam giữ, đáp ứng một số yêu cầu của tù nhân. Thông qua việc này đã góp phần cải thiện cuộc sống của tù nhân tại nhà lao Thông Đăng - Hội An, nguồn quỹ thu được từ việc bán các sản phẩm do tù nhân làm ra được dùng để mua thuốc men, một số vật dụng thiết yếu trong nhà tù phục vụ cho tù nhân. Đồng thời tạo điều kiện để cho các cán bộ trong nhà lao gặp gỡ nhau trao đổi thông tin trong nhà tù cũng như thông tin với bên ngoài. Để đối phó trước những đòn tra tấn dã man của chính quyền Sài Gòn, tù nhân yêu nước đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức đấu tranh như giả điếc, giả què, giả điên [9, tr.83]. Thắng lợi trong ĐTCT chống “tố Cộng” của quân tù nhân được thể hiện qua việc chi bộ nhà lao Thông Đăng vào đêm 7-3-1957 tổ chức cho Mai Đăng Chơn (Tỉnh ủy viên) và Ngọc Ẩn (đảng viên huyện ủy Hòa Vang) vượt ngục thành công, góp phần làm thất bại kế hoạch của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc tổ chức lớp “Huấn chính tố Cộng”. CQSG sau khi để mất Mai Đăng Chơn liền bỏ chương trình “Huấn chính tố Cộng” chuyển sang “đấu tố” bằng nhiều hình thức. Tháng 7-1957, quân đội Sài Gòn phát hiện và bắt Nguyễn Khoa và Trương Bút (đảng viên Thị ủy Hội An) tại một ruộng lác ở Cẩm Thanh đưa về thôn 2, Cẩm Thanh để mở lớp “tố Cộng”. Trước đông đảo nhân dân, Nguyễn Khoa và Trương Bút đã khẳng khái vạch mặt tội ác, bản chất phản động, tay sai của chính quyền Ngô Đình Diệm. Không đạt được mục đích, Quân đội Sài Gòn tiếp tục đưa Nguyễn Khoa và Trương Bút về Điện Bàn tiếp tục tra tấn và giết. Trương Bút bị mổ bụng moi gan, Nguyễn Khoa bị đóng đinh khắp các đầu ngón tay chân. Gương hy sinh Nguyễn Khoa và Trương Bút để lại ấn tượng sâu sắc về khí thiết, niềm tin của người Cộng sản về sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng trong quần chúng nhân dân [4, tr.226]. Lực lượng ĐTCT Hội An mặc dù bị tổn thất qua các đợt khủng bố của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, song tinh thần cách mạng của nhân dân không hề lay chuyển. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt nhưng kiên quyết không khai, giữ vững lòng kiên trung với Đảng, vạch mặt tội ác của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Hàng trăm quần chúng Hội An ngày đêm bám trụ cơ sở, giữ mối giao liên, nuôi dấu cán bộ. Để đỡ căng thẳng, thiệt hại cho nhân dân, cán bộ, đảng viên tự đào hầm bí mật ngoài bờ ruộng, đồn cát để giấu mình, hoặc phải ngâm mình trong dòng nước nhiều ngày, tối đến về địa phương bắt liên lạc với cơ sở. Ngoài ra, nhân dân xây dựng nhiều hầm bí mật để nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Có những hầm bố trí ngay dưới bàn thờ hoặc làm bằng phên đôi ngay trong nhà. Ngoài ra hầm còn được xây dựng trong vườn rau của các gia đình hay trên các trục đường ven sông hoặc trong các khu dừa nước. Nhân dân có trăm phương nghìn kế, tận dụng hết mọi khả năng để che chở, nuôi giấu, tiếp tế, thông báo tình hình cho cán bộ, đảng viên, khi địch đi tuần tra, càn quét thì sẵn sàng đưa cán bộ, đảng viên đến nơi an toàn, nhận sự hy sinh về mình [4, tr.228]. Ở những điểm học tập “tố Cộng” tại chùa Phước Lâm, ngụy quân bắt Phạm Thị Chí lên tố điển hình, bắt xé cờ Đảng, viết đơn ly dị chồng đã đi tập kết nhưng Phạm Thị Chí kiên quyết không làm dù bị tra tấn hết sức dã man. Nhà của Lê Thị Đài là sơ sở nuôi dấu Trương Bút (Thị ủy viên) bị địch bắt tra khảo bằng đủ thứ nhục hình nhưng Lê Thị Đài đã hiên ngang chửi thẳng vào mặt ngụy quân và dõng dạc tuyên bố “Đài này sẽ chết còn Đài khác” [1 , tr. 45]. Ở Cẩm Châu, gia đình Nguyễn Thị Thuận bị địch liệt vào sổ đen, hạng công dân bất hợp pháp, Quân đội Sài Gòn bắt Nguyễn Thị Thuận và người con trai cả là Hai Thuận đem tố điển hình tại lớp “tố Cộng” ở đình An Bàng. Quân đội Sài Gòn ép Nguyễn Thị Thuận viết đơn ly khai Đảng, nói xấu Đảng, đem bàn ủi, các thanh sắt nướng đỏ dí và ủi khắp người Hai Thuận để Nguyễn Thị Thuận khai ra các tổ chức Đảng ở Cẩm Châu nhưng không đạt được kết quả. Quân đội Sài Gòn tiếp tục đưa Nguyễn Thị Thuận về Xóm Chiêu, An Mỹ tiến hành “tố Cộng” vẫn không có thông tin. Mỗi lần quân đội Sài Gòn bắt rồi thả về qua hai năm, Nguyễn Thị Thuận vẫn giữ vững ý chí kiên trung cách mạng. Khi được chính quyền Ngô Đình Diệm thả về, Nguyễn Thị Thuận đi từng nhà vừa thăm hỏi bà con, động viên mọi người giữ ý chí kiên trung với cách mạng [2, tr.144]. Tại Trà Quế (xã Cẩm Hà), gia đình Lê Thị Trành (Ba Trành) và Nguyễn Viết Chi (Chuẩn) là cơ sở kiên trung nuôi giấu cán bộ Thị ủy trong những năm tháng “tố Cộng” đầy cam go, thử thách. Ban đầu Lê Thị Trành làm hầm theo kiểu “phên đôi” trong buồng (phên hai tấm che để khoảng trống ở giữa), về sau Quân đội Sài Gòn theo dõi, truy lùng gắt gao nên Lê Thị Trành cùng Nguyễn Viết Chi bàn cách đào hầm ngoài vườn. Hàng ngày khoảng 4 giờ sáng Lê Thị Trành đưa cán bộ xuống hầm, ban đêm mở nắp hầm cho cán bộ hoạt động tuyên truyền các biện pháp ĐTCT phù hợp trong thời điểm CQSG truy lung gắt gao những người Cộng sản [2, tr.146]. Ngoài ra, nhân dân Hội An còn tìm cách né tránh, không dự các buổi mít tinh do chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức; viết khẩu hiệu lên án những hành động khủng bố, bắt người vô cớ. 4. Kết luận Như vậy, từ sau 1954 tại Hội An, Đảng bộ Thị ủy dưới sự chỉ đạo của Đảng, Liên Khu ủy khu V, đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève, đấu tranh hòa bình đòi tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. ĐTCT hòa bình là một hình thức thực hiện khát vọng thống nhất đất nước trong hòa bình. Tuy nhiên, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm với âm mưu tiêu diệt phong trào cách mạng ở Hội An đã tìm đủ mọi cách để đè bẹp những đảng viên yêu nước, bóp nghẹt các phong trào cách mạng và đỉnh điểm nhất là thực hiện chính sách “tố Cộng” đã gây cho Đảng bộ và nhân dân Hội An nhiều khó khăn và tổn thất lớn. Những phần tử tay sai cho Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm do biết tên, biết mặt cán bộ, đảng viên của chính quyền cách mạng đã tổ chức đón đường, lục soát kiểm tra giấy tờ, dẫn lính đến tận nhà vây bắt. Hàng loạt cán bộ, đảng viên bị bắt giết, giam cầm, các cơ sở cách mạng lần lượt bị phá vỡ. Trước tình hình đó, Thị ủy có chủ trương đưa cán bộ thoát ly chuyển vùng hoạt động hợp pháp, nhiều đảng viên chuyển đến các thành phố như: Đà Nẵng, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang. Số quần chúng làm cơ sở móc nối, xây dựng lực lượng ĐTCT không thể hoạt động phát huy hiệu quả vì kiểm soát gắt gao của Quân đội Sài Gòn. Trong cuộc đấu tranh chống “tố Cộng”, đã nổi lên nhiều tấm gương về tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ trọn khí tiết của người Cộng sản như: Trần Cảnh Trinh, Nguyễn Thị Thuận, Lê Thị Trành, Nguyễn Viết ChiNhững tấm gương anh hùng, bất khuất của cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước ở nhà lao Thông Đăng đã động viên tù nhân yêu nước giữ vững lập trường, tiếp tục đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Đấu tranh chống “tố Cộng” của cán bộ, đảng viên, nhân dân Hội An củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, giữ trọn niềm tin vào Đảng để bước vào những cuộc đấu tranh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Ban Chấp hành Hội Nông dân Thành phố Hội An (2016), Lịch sử Phong trào Nông dân Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Đà Nẵng. [2]Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hội An (2016), Lịch sử Phong trào cách mạng của Phụ nữ Hội An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) , Nxb Đà Nẵng. [3]Bản phúc trình vấn đề trại giam ở Trung phần, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Ký hiệu TNTP, HS 300. [4]Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Hội An (1996), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hội An (1930-1975) , Nxb Đà Nẵng. [5]Đảng ủy - Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Quảng Nam (2014), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam (1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [6]Nguyễn Tiến (2006), “Phong trào đô thị Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1968”. Luận văn Thạc sĩ Sử học, ĐHSP Huế. [7]Hoàng Thị Bích Vân (2006), “Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn từ 1961-1968”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội. [8]Tỉnh trưởng Quảng Nam (1957), “tờ trình Nguyệt để tháng 5-1957” Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, ký hiệu hồ sơ: ĐI 101. [9]Tỉnh ủy Quảng Nam - Ban tuyên giáo (2004), Lịch sử đấu tranh cách mạng ở nhà lao Hội An (1947-1975). [10] Tỉnh ủy Quảng Nam - Thành ủy Đà Nẵng (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-19755), Nxb CTQG, Hà Nội. [11] Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập 2, Chuyển chiến lược, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Title: THE POLITICAL STRUGGLE AGAINST THE ANTI-COMMUNIST DENUNCIATION CAMPAIGN (TO CONG) OF THE NGO DINH DIEM GOVERNMENT IN HOI AN (QUANG NAM) DINH THI KIM NGAN Hue University of Education Abstract: The anti-communist denunciation campaign of the Sai Gon government has caused a lot of great losses to the Southern revolution in general, Hoi An revolution in particular. Political life in Hoi An becomes stuffing. The deep contradictions between peoples ịn Hoi An and the American - Diem Government led to a fierce political struggle of cadres, peoples of Hoi An under the leadership of the Party Keywords: “to Cong”, Hoi An, the political struggle against the “to Cong”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_dau_tranh_chinh_tri_chong_chinh_sach_5556_2130357.pdf