Tài liệu Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 110
DẤU HIỆU TRẦM CẢM SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2018
Đặng Thị Thùy Mỹ*, Vũ Thị Đào**, Trần Thị Hồng Phương**, Lê Văn Biên**, Trần Thị Trà Mi***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm của bà mẹ sau sinh tại phòng khám Sản, Bệnh viện Sản Nhi,
Tỉnh Trà Vinh năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 152 bà mẹ sau sinh trong vòng 4
đến 6 tuần.
Kết quả: Trong 152 trường hợp bà mẹ sau sinh được đưa vào nghiên cứu, ghi nhận được đối tượng nghiên
cứu có độ tuổi trung bình từ 18 - 30 chiếm 61,8%. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu là 23,7%.
Có mối liên quan giữa sự mong đợi sinh con với trầm cảm sau sinh.
Kết luận: Tư vấn trước khi mang thai, khám sàng lọc và chăm sóc bà mẹ trong suốt thai kỳ cũng như sau
sinh nhằm phát hiện sớm những thay đổi về tâm lý. Kết quả nghiên cứu ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 110
DẤU HIỆU TRẦM CẢM SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2018
Đặng Thị Thùy Mỹ*, Vũ Thị Đào**, Trần Thị Hồng Phương**, Lê Văn Biên**, Trần Thị Trà Mi***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm của bà mẹ sau sinh tại phòng khám Sản, Bệnh viện Sản Nhi,
Tỉnh Trà Vinh năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 152 bà mẹ sau sinh trong vòng 4
đến 6 tuần.
Kết quả: Trong 152 trường hợp bà mẹ sau sinh được đưa vào nghiên cứu, ghi nhận được đối tượng nghiên
cứu có độ tuổi trung bình từ 18 - 30 chiếm 61,8%. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu là 23,7%.
Có mối liên quan giữa sự mong đợi sinh con với trầm cảm sau sinh.
Kết luận: Tư vấn trước khi mang thai, khám sàng lọc và chăm sóc bà mẹ trong suốt thai kỳ cũng như sau
sinh nhằm phát hiện sớm những thay đổi về tâm lý. Kết quả nghiên cứu là những thông tin nền làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Trầm cảm sau sinh, mong đợi sinh con.
ABSTRACT
POSPARTUM DEPRESSION SYMPTOMS AT OBSTETRIC AND PEDIATRIC HOSPITAL TRA VINH
IN 2018
Dang Thi Thuy My, Vu Thi Dao,Tran Thi Hong Phuong, Le Van Bien, Tran Thi Tra Mi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 110 – 113
Objectives: Identify postnatal depression symptoms at maternity clinic of obstetric and pediatric hospital in
Tra Vinh province, in 2018.
Methods: A cross-sectional study with analysis 152 mother from fouth to six weeks postpartum.
Results: In 152 postnatal mothers who were included in the study, the average age of subjects from 18 to 30
accounted for 61.8%. The prevalence of postpartum depression was 23.7%. There is a relationship between their’s
baby expectancy and postpartum depression.
Conclusions: Pre-pregnancy counselling, srceening and take care during pregnacy as well as postpartum
are essential for detecting early psychological changes. Research results are background information as the basis
for subsequent studies.
Keywords: Postpartum depression, baby expectancy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm sau khi sinh là một vấn đề sức
khoẻ tâm thần phổ biến và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt còn ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể
chất của đứa trẻ. Thậm chí tính mạng của những
đứa trẻ đó có thể bị đe dọa bởi sự trầm cảm của
bà mẹ sau sinh(1,2). Theo thống kê của Trung
*Bộ môn Điều dưỡng, Khoa Y - Dược - Trường Đại học Trà Vinh,
** Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh.
***Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh.
Tác giả liên lạc: Ths ĐD. Đặng Thị Thùy Mỹ, ĐT: 0993773704, Email: dttmy@tvu.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 111
tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC), trầm cảm sau khi sinh có thể ảnh hưởng
đến 1/9 phụ nữ tại Mỹ(1,2). Theo báo cáo tổng
quan năm 2013 ở Châu Âu, tỷ lệ trầm cảm sau
khi sinh dao động 13% đến 19%(2). Các chuyên
gia dự đoán rằng, tỷ lệ trầm cảm sau khi sinh
này sẽ ngày càng phổ biến hơn tại các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển như
Việt Nam với 25,34%(3).
Vấn đề nâng cao sức khỏe thể chất của bà mẹ
trước, trong và sau sinh được quan tâm không
những ngành Y tế Việt Nam mà còn các tổ chức
quốc tế như Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, Quỹ
Dân số liên hiệp quốc. Tuy nhiên, riêng vấn đề
tinh thần của sản phụ còn rất ít được quan tâm.
Giai đoạn hậu sản là thời gian nhạy cảm với
nhiều thay đổi về sinh lý, thể chất và tinh thần
để thích nghi với thiên chức làm mẹ, đặc biệt
tâm lý bị rối loạn mà thường gặp nhất là trầm
cảm trong những tháng đầu sau sinh(4).
Thông qua cuộc khảo sát này chúng tôi
mong muốn tăng cường lồng ghép sàng lọc sức
khoẻ tâm thần vào việc chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nhận biết các dấu hiệu trầm cảm của
bà mẹ sau sinh tại phòng khám Sản, bệnh viện
Sản Nhi tỉnhTrà Vinh năm 2018.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại phòng khám
khoa Sản bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh, tỉnh Trà
Vinh thời gian từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bà mẹ sau sinh trong vòng 4 đến 6 tuần.
Tuổi bà mẹ từ 18 – 45.
Bà mẹ có khả năng đọc viết, giao tiếp tốt
tiếng Việt
Bà mẹ không có bệnh mạn tính như cao
huyết áp, tiểu đường, bệnh lý về thận, bệnh lý
về máu
Bà mẹ không có con đang điều trị nội trú tại
bệnh viện.
Bà mẹ có con không có dị tật bẩm sinh.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bà mẹ đã từng mắc bệnh trầm cảm.
Cỡ mẫu
Được ước lượng theo công thức
Z2(1-α/2) p(1-p)
n =
d2
Trong đó:
α=0,05 vậy Z(1-α/2) = 1,96 trị số phân phối
chuẩn. p = 0,25.
d: sai số ước lượng d= 0,07.
n: cỡ mẫu ước lượng.
Vậy cỡ mẫu là n = 152.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi sẽ được phát cho các bà mẹ tự
hoàn thành bao gồm 26 câu được chia làm 2 phần:
Thông tin cơ bản: 16 câu hỏi.
Câu hỏi đánh giá về trầm cảm sau sinh (The
Edinburgh Postpartum Depression Scale (EPDS):
10 câu hỏi.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu trên 152 bà mẹ sau sinh tại bệnh
viện Sản Nhi Trà Vinh từ tháng 01 đến tháng
5/2018 đã ghi nhận được các kết quả sau:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm bà mẹ Số lượng Tỉ lệ%
Tuổi
18 – 30 94 61,8
31 – 45 58 38,2
Tình trạng hôn nhân
Không kết hôn 1 0,7
Kết hôn 151 99,3
Trình độ học vấn
Chưa tốt nghiệp THPT 137 90,1
Tốt nghiệp THPT trở lên 15 9,9
Nơi sinh sống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 112
Đặc điểm bà mẹ Số lượng Tỉ lệ%
Thành thị 35 23,0
Nông thôn 117 77,0
Nghề nghiệp
Nội trợ 61 40,1
Nông dân – công nhân 69 45,4
Nhân viên nhà nước 20 13,2
Khác 2 1,3
Phương pháp sinh
Sinh thường 82 53,9
Sinh mổ 70 46,1
Giờ ngủ trong đêm
< 7 tiếng/ đêm 89 58,5
≥ 7 tiếng 63 41,5
Mong đợi sinh con
Có 140 92,1
Không 12 7,9
Số con
≤ 2 139 91,4
> 2 13 8,6
Tổng thu nhập trung bình/ tháng
< 5 triệu/tháng 56 36,8
≥ 5 triệu/ tháng 96 63,2
Đối tượng trong cỡ mẫu nghiên cứu phổ
biến ở nhóm tuổi từ 18 – 30 chiếm tỉ lệ 61,8%.
Đa số đối tượng mong muốn sinh con chiếm
92,1%. Bà mẹ trong nhóm nghiên cứu có con ≤
2 con chiếm 91,4%, thu nhập trung bình hàng
tháng ổn định ≥ 5 triệu chiếm 63,2% trong cỡ
mẫu nghiên cứu.
Bảng 2. Đặc điểm thai kỳ và trẻ sau sinh
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Tuổi thai khi sinh(tuần)
< 37 19 12,5
37- 42 133 87,5
Giới tính của trẻ
Trai 79 52,0
Gái 73 48,0
Cân nặng của trẻ lúc sinh(gram)
< 2500 6 3,9
≥ 2500 146 96,1
Chiều cao của trẻ lúc sinh(cm)
< 45 1 0,7
≥45 151 99,3
Nhận xét: Đa số đối tượng nghiên cứu sinh
con từ tuần thai thứ 37 - 42 chiếm tỉ lệ 87,5%. Tỷ
lệ trẻ trai và trẻ gái tương đồng nhau với 52% trẻ
trai, 48% trẻ gái. Cân nặng của trẻ ≥ 2500 gram
chiếm 96,1%, < 2500 gram chiếm một tỉ lệ 3,9%.
Chiều cao của trẻ ≥ 45 cm chiếm 99,3%
Tỷ lệ trầm cảm sau sinh của bà mẹ trong vòng
4 đến 6 tuần theo EPDS
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong
tổng số 152 bà mẹ thì có 36 bà mẹ có rối loạn
trầm cảm chiếm tỷ lệ 23,7%, tỷ lệ này tương
đồng với nghiên cứu năm 2008 tại bệnh viện Từ
Vũ 21,3%(4). Cùng quan điểm với tác giả nghiên
cứu bà mẹ sau sinh 8 tuần tại bệnh viện Đại học
Y Dược, tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 25,34%(3).
Bảng 3. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh của bà mẹ trong
vòng 4 đến 6 tuần đầu sau sinh theo EPDS
Thang điểm Số lượng Tỉ lệ %
< 12 116 76,3
≥ 12 36 23,7
Yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh
Trong các đặc điểm trên chỉ có sự mong đợi
sinh con ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh, ở
những đối tượng không mong đợi sinh con có tỉ
lệ rối loạn trầm cảm sau sinh cao gấp 0,64 lần so
với đối tượng mong đợi sinh con. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p = 0,008.
Qua phân tích mối liên quan của tuổi với
trầm cảm sau sinh với PR = 0,92, p = 0,772. Như
vậy tuổi 18 – 30 tuổi có rối loạn trầm cảm hơn
tuổi 31 - 45. Tuy nhiên, sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Yếu tố ảnh hưởng trầm cảm sau sinh
Yếu tố ảnh
hưởng
EPDS (số lượng, %)
<12 điểm
≥ 12 điểm
PR
(KTC 95%)
Tuổi
18 – 30 71 (75,5) 23 (24,5)
0,772
0,92
(0,50 – (1,67) 31 – 45 49 (77,6) 13 (22,4)
Tình trạng hôn nhân
Không kết
hôn
0 (0,0) 1 (100)
0,237
0,23
(0,17 – 0,31)
Kết hôn 116 (76,8) 35 (23,2)
Trình độ học vấn
Chưa tốt
nghiệp THPT
103 (75,2) 34 (24,8)
0,321
1,86
(0,50 – 6,99) Tốt nghiệp
THPT trở lên
13 (86,7) 2 (13,3)
Tai biến sản khoa
Có 4 (100) 0 (0)
0,573
0,24
(0,31 – 1,74) Không 112 (75,7) 36 (24,3)
Phương pháp sinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 113
Yếu tố ảnh
hưởng
EPDS (số lượng, %)
<12 điểm
≥ 12 điểm
PR
(KTC 95%)
Sinh thường 62 (75,6) 20 (24,4)
0,825
0,94
(0,53 – 1,67) Sinh mổ 54 (77,1) 16 (22,9)
Giờ ngủ trong đêm
< 7 tiếng/ đêm 65 (73,0) 24 (27,0)
0,258
1,42
(0,77 – 2,61)
≥ 7 tiếng 51
(81,0)
12
(19,0)
Mong đợi sinh con
Có 111 (79,3) 29 (20,7)
0,008
0,64
(0,37 – 0,80) Không 5 (41,7) 7 (58,3)
Số con
≤ 2 108 (77,7) 31 (22,3)
0,190
0,58
(0,27 – 1,23) > 2 8 (61,5) 5 (38,5)
Giới tính của trẻ
Trai 64 (81,0) 15 (19,0)
0,157
0,66
(0,37 – 1,18) Gái 52 (71,2) 21 (28,8)
Cân nặng của trẻ lúc sinh(gram)
< 2500 3 (50,0) 3 (50,0)
0,145
2,21
(0,94 – 5,20) ≥ 2500 113 (77,4) 33 (22,6)
KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 152
trường hợp bà mẹ sau sinh trong thời gian từ
tháng 1/2018 đến tháng 5/2018, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau: tỷ lệ rối loạn trầm cảm của
bà mẹ sau sinh là 23,7%. Trầm cảm sau sinh của
bà mẹ và các đặc điểm: có mối liên quan giữa sự
mong đợi sinh con với trầm cảm sau sinh với ý
nghĩa thống kê p = 0,008, không có mối liên quan
giữa trầm cảm sau sinh của bà mẹ với các đặc
điểm còn lại.
Qua đó nhóm nghiên cứu chúng tôi có đề
xuất phụ nữ cần được tư vấn trước khi mang
thai, khám sàng lọc và chăm sóc bà mẹ trong
suốt thai kỳ cũng như sau khi sinh không những
về sức khỏe thể chất và cả về mặt tinh thần.
Đồng thời có những chương trình khám và tầm
soát về trầm cảm nhằm phát hiện sớm, tư vấn và
can thiệp kịp thời, giúp nâng cao sức khỏe và
chất lượng cuộc sống cho bà mẹ và trẻ em. Đây
cũng là nghiên cứu tiền đề để cho nhóm tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn nữa về sức khỏe tâm thần
của phụ nữ sau sinh tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canadian Padiatric Society (2004), “Maternal depression and
child development”, Paediatric Child Health Vol 9 No 8, p575-583.
2. Cox JL, Holden JM, Sagovsky R (1987). Detection of postnatal
depression. Development of the 10-item Edinburgh Postnatal
Depression Scale.The British journal of psychiatry, 150(6), 782-786.
3. Huỳnh Thị Duy Hương (2005), Trầm cảm sau sinh và các yếu tố
ảnh hưởng trên những phụ nữ đến sinh tại bệnh viện Đại học Y
dược Tp Hồ Chí Minh, Tạp chí y học Tp Hồ Chí Minh, (số 1), tập 9
4. Lâm Xuân Điền (2002), Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm sau sinh
ở các sản phụ đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ, Kỷ yếu các công trình
nghiên cứu khoa học năm 2002 bệnh viện Tâm thần Tp Hồ Chí Minh,
tr 35.
5. Nguyễn Thanh Hiệp (2008), Khảo sát tình trạng trầm cảm sau
sinh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại khám
tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/6/2007 đến 30/12/2008, Tạp chí y học Tp
Hồ Chí Minh, (số 2), tập 14.
6. O'Hara MW, McCabe JE (2013), Postpartum Depression: current
status and future direction, Annual review of clinical psychology,
9(1), 379-40.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110_1_8188_2169147.pdf