Tài liệu Đau đầu do nhồi máu não trong giai đoạn cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 34
ĐAU ĐẦU DO NHỒI MÁU NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP
Lê Văn Tuấn*, Nguyễn Thị Thu Hà **
TÓM TẮT
Mở đầu: Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong nhồi máu não cấp. Nhưng tỉ lệ, đặc điểm đau đầu, liên
quan với yếu tố lâm sàng còn nhiều bàn cãi.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não. Tìm mối tương quan giữa đau đầu và đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tìm các yếu tố dự đoán độc lập đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả tiến cứu. Bệnh nhân lần đầu bị nhồi máu não cấp
tính dưới 7 ngày. Có khả năng cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về có hay không có đau đầu, và đặc
điểm đau đầu (GCS = 14-15 điểm). Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả: 34% trong 153 bệnh nhân bị đau đầu do nhồi máu não, ở nữ cao hơn nam (47,6% so với 25,5%).
66,6% đau đầu cùng bên với bán cầu bị tổn th...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đau đầu do nhồi máu não trong giai đoạn cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 34
ĐAU ĐẦU DO NHỒI MÁU NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP
Lê Văn Tuấn*, Nguyễn Thị Thu Hà **
TÓM TẮT
Mở đầu: Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong nhồi máu não cấp. Nhưng tỉ lệ, đặc điểm đau đầu, liên
quan với yếu tố lâm sàng còn nhiều bàn cãi.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não. Tìm mối tương quan giữa đau đầu và đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tìm các yếu tố dự đoán độc lập đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả tiến cứu. Bệnh nhân lần đầu bị nhồi máu não cấp
tính dưới 7 ngày. Có khả năng cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về có hay không có đau đầu, và đặc
điểm đau đầu (GCS = 14-15 điểm). Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả: 34% trong 153 bệnh nhân bị đau đầu do nhồi máu não, ở nữ cao hơn nam (47,6% so với 25,5%).
66,6% đau đầu cùng bên với bán cầu bị tổn thương. Trong phân tích đa biến, giới nữ, tuổi trẻ, tiền căn Migraine,
tổn thương dưới lều, vùng chi phối của hệ động mạch sống - nền, tổn thương tiểu não, tổn thương vỏ não, cơ chế
bệnh sinh do bệnh động mạch lớn là các yếu tố dự đoán độc lập dương tính. Tiền căn đái tháo đường là yếu tố bảo
vệ khỏi đau đầu.
Kết luận: Đau đầu là một dấu hiệu cảnh báo cho đột quỵ xảy ra. Vị trí đau đầu thường gợi ý vị trí của tổn
thương. Cần có can thiệp điều trị sớm cho bệnh nhân nữ, tuổi trẻ, nhồi máu tuần hoàn sau, đặc biệt là tiểu não để
cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
Từ khoá: đau đầu, nhồi máu não
ABSTRACT
HEADACHE CAUSED BY ACUTE CEREBRAL INFARCTION.
Le Van Tuan, Nguyen Thi Thu Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 34 - 39
Background: Headache is a common symptom in acute cerebral infaction. But frequency, characteristics of
headache, its association with other clinical factors are controversial.
Objective: The aim of this study was to research the frequency, characteristics of headache, associations
between headache and several clinical, paraclinical parameters. To find out some factors could predict for headache
caused by acute cerebral infarction.
Methods: The prospective, descriptive cross-sectional study was performed. 153 patients with first – ever
acute cerebral infaction < 7 days were examined, who were able to provide reliable, exact information about
headache (GCS = 14-15). Statistical analyses were carried out using the software SPSS 16.0 for window.
Results: Thirty-four percent of 153 patients experienced headache caused by acute cerebral infarction, more
often female (47.6% than 25.5% in male). In those patients had unilateral headache, 66.6% ipsilateral with the
side of the lesion. In a multivariate analysis, female, younger age, infratentorial infarction, vertebrobasilar artery
territory, cerebellum localization, cortical infarction, large-artery atherosclerosis were positively predictive factors
for headache. Diabetes in history was protective factor.
Conclusion: Headache was a warning sign for stroke. The location of headache maybe suggest the lesion
* Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM. BV. Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà ĐT: 0902 477 988 Email: bs_ntthuha@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 35
localization. There was necessary to have early treatment for female, younger age patients, posterior circulation
territory, especially cerebellum infarction, to improve their symptoms.
Keywords: headache, cerebral infarction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau đầu là một triệu chứng, cảm giác khó
chịu nhất của mỗi người. Phần lớn bệnh nhân có
triệu chứng đau đầu đến khám bệnh là đau đầu
nguyên phát không có nguy hiểm, chiếm 50-
80%. Chỉ vào khoảng 10% trong số bệnh nhân bị
đau đầu phải nhập viện vào cấp cứu vì những
nguyên nhân nghiêm trọng(13). Tuy đau đầu thứ
phát chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng nó lại là vấn
đề được quan tâm hàng đầu, trong đó có đột
quỵ. Đau đầu khá phổ biến trong tất cả các dạng
đột quỵ. Mặc dù nó không phải triệu chứng đặc
hiệu, nhưng lại rất quan trọng cho cả bệnh nhân
và các bác sĩ. Được xem như là dấu hiệu cảnh
báo đột quỵ, vì đau đầu thường xảy ra trước
hoặc cùng lúc với dấu thần kinh định vị(3,10,12).
Cho nên đây là dạng cần được chẩn đoán và can
thiệp, không được phép bỏ sót. Tần suất đau đầu
trong các thể lâm sàng của đột quỵ rất thay đổi.
Đau đầu thường gặp nhiều nhất với xuất
huyết dưới nhện, đến 93,9% bệnh nhân có đau
đầu, tiếp theo là xuất huyết não với 29,8%, và tỉ
lệ thấp nhất là nhồi máu não chỉ chiếm khoảng
12%(5). Chính vì xuất hiện với tỉ lệ thấp ở nhồi
máu não, nên triệu chứng đau đầu thường bị bỏ
qua do chú ý vào các dấu hiệu lâm sàng khác nổi
bật hơn. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy, ở bệnh nhân nhồi máu não, triệu chứng
đau đầu là một vấn đề cần phải được quan tâm,
nhằm áp dụng cho thực tế cho việc chẩn đoán và
chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân nhồi máu não.
Chẳng hạn nghiên cứu của Tentschert và cộng
sự, kết luận đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não
có liên quan đến giới nữ, tiền sử Migraine, tuổi
trẻ, đột quỵ tiểu não, huyết áp tâm thu lúc nhập
viện dưới 120 mmHg và tâm trương dưới 70
mmHg(11). Áp dụng cho thực hành lâm sàng,
nhận biết các đối tượng đặc biệt cần được chú ý
điều trị cải thiện triệu chứng đau đầu là bệnh
nhân nữ, tuổi trẻ. Các bệnh nhân trẻ tuổi có dấu
thần kinh định vị và có tiền căn đau đầu
Migraine cần được đánh giá thận trọng để tránh
bỏ sót chẩn đoán như là Migraine có biến chứng.
Hầu hết các nghiên cứu khẳng định đột quỵ ở hệ
thống tuần hoàn não sau thường liên quan với
đau đầu hơn(1,9,2,3,4,7,6,8,10,12).
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục
tiêu cụ thể như sau: Xác định tỉ lệ, đặc điểm của
đau đầu do nhồi máu não. Tìm mối tương quan
giữa đau đầu và đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng. Tìm các yếu tố dự đoán độc lập đau đầu ở
bệnh nhân nhồi máu não.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu gồm các bệnh nhân lần đầu
tiên bị nhồi máu não, khởi phát dưới 7 ngày,có
khả năng cung cấp thông tin chính xác, đáng tin
cậy về có hay không có đau đầu, và đặc điểm
đau đầu. Bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, mê sảng,
sa sút trí tuệ, suy giảm mức độ nhận thức; hoặc
có nguyên nhân khác cùng hiện diện có thể gây
đau đầu (nhiễm trùng như viêm xoang, viêm tai
giữa, bệnh về răng, bệnh đốt sống cổ) bị loại khỏi
nghiên cứu. Dân số chọn mẫu gồm các bệnh
nhân nhập vào khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ
Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014
đến tháng 12/2014.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Với
biến độc lập là các yếu tố tuổi, giới, tiền căn, lâm
sàng, hình ảnh học; biến phụ thuộc là đau đầu và
không đau đầu. Sau khi nhập vào khoa Nội thần
kinh bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân bị nhồi máu
não, thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn
loại trừ, đã được tiến hành đánh giá như sau:
Thu thập các thông tin về bệnh sử và tiền sử, đau
đầu và các đặc điểm của đau đầu; ghi nhận các
dấu hiệu thăm khám lâm sàng: huyết áp, rối loạn
nhịp tim, mức độ liệt, rối loạn cảm giác, dấu
Babinski; đọc kết quả hình ảnh học.
Vị trí tổn thương và động mạch có liên quan
được phân chia thành 2 nhóm: vòng tuần hoàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 36
trước (xuất phát từ động mạch cảnh trong gồm
động mạch não trước, động mạch não giữa) và
vòng tuần hoàn sau (xuất phát từ động mạch
sống – nền gồm động mạch não sau, động mạch
cầu não và các động mạch tiểu não). Vị trí tổn
thương được xác định trên CT Scan, nếu CT Scan
không thấy tổn thương thì dựa vào MRI hoặc
lâm sàng.
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án
nghiên cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ
liệu của phần mềm thống kê SPSS 16.0 để khảo
sát về sự liên quan của các biến số với đau đầu.
Đầu tiên, một phân tích đơn biến được sử dụng
để mô tả đặc điểm các biến và tần suất của
chúng trong từng nhóm đau đầu và không đau
đầu, tìm mối liên quan đơn biến của chúng với
đau đầu. Với các biến định tính, phép kiểm Chi -
bình phương (χ2) được dùng để phân tích trong
các bảng chéo. Với các biến định lượng, phép
kiểm được sử dụng là t - Student. Khi số lượng
quá nhỏ, sử dụng test chính xác Fisher’s. Giá trị
của P < 0,05 được xem là quan trọng trong thống
kê. Bước tiếp theo, các biến có ý nghĩa trong
phân tích đơn biến nêu trên sẽ được đưa vào
phân tích hồi quy đa biến nhị phân logistic để
tìm các biến có giá trị liên quan khi đã điều chỉnh
theo các biến khác và đánh giá tỉ số chênh OR
của chúng.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu 153 bệnh nhân, trong đó có
63 nữ chiếm 41,2%, tuổi trung bình 61,56 (16-91).
100 bệnh nhân có tăng huyết áp có 48 bệnh nhân
(48%) được điều trị thuốc huyết áp thường
xuyên mỗi ngày. Có 47 (88,68%) bệnh nhân có
đau đầu lúc nhồi máu não thì chưa từng bị đau
đầu, 8 bệnh nhân (15,09%) đã từng bị đau đầu,
tất cả 8 bệnh nhân này đều mô tả tính chất đau
lần này nặng nề hơn về mức độ so với những lần
trước đây. Trong 100 bệnh nhân không có đau
đầu lúc nhồi máu não, 100% không có tiền căn
đau đầu. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc
nhập khoa trung bình là 2,86 ngày (0-7). 70%
bệnh nhân nhập viện vì yếu liệt nửa người. Đau
đầu là lí do nhập viện chính của bệnh nhân
trong 10,3% trường hợp.
Tỉ lệ đau đầu ở bệnh nhân nhồi máu não
Trong 153 bệnh nhân nhồi máu não được
nghiên cứu, có 53 bệnh nhân (34,63%) bị đau đầu
lúc khởi phát nhồi máu não. Trong đó tỉ lệ đau
đầu ở nữ cao hơn ở nam (có 23 bệnh nhân nam
(25,56%) và 30 bệnh nhân nữ (47,62%)).
Đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não (Bảng 1)
Bảng 1: Tóm tắt đặc điểm của đau đầu do nhồi máu não
Đặc điểm
Kiểu khởi phát 58,49% đau đầu khởi phát từ từ tăng dần xảy ra trước đột quỵ, 32,08% đau đầu
khởi phát đột ngột cùng thời điểm với
đột quỵ, 9,43% xảy ra đau đầu sau
khởi phát đột quỵ
Vị trí đau 30,19% đau đầu lan toả 2 bên, 24,53% đau vùng chẩm, 15,09% đau vùng trán,
và 30,19% đau một bên phải hoặc trái
Kiểu đau đầu đau âm ỉ thường gặp nhất chiếm 64,15%
Khoảng thời gian đau trung bình 3-5 ngày chiếm 73,59%
Mức độ 62,26% bệnh nhân đau đầu mức độ
trung bình, 24,53% bệnh nhân đau đầu mức độ nhẹ
Triệu chứng kèm theo 67,92% không có triệu chứng kèm theo đau đầu, có kèm theo buồn nôn và
nôn 13%, chóng mặt 11%, mờ mắt 4%,
sợ ánh sáng 4%
Khi đau đầu 1 bên thì bên đau đầu cùng bên
với bán cầu bị tổn thương xảy ra ở 8 bệnh nhân
(66,67%). Đau đầu vùng trán liên quan nhồi máu
não tuần hoàn trước trong 100% trường hợp,
61,54% đau vùng chẩm liên quan nhồi máu tuần
hoàn sau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 37
Một phân tích đơn biến được tiến hành cho
các biến lâm sàng và hình ảnh học để xem sự
khác biệt của các biến trong hai nhóm đau đầu
và không đau đầu do nhồi máu não (Bảng 2).
Đau đầu do nhồi máu não không liên quan
với cơ chế bệnh sinh. Nhồi máu lỗ khuyết có tỉ
lệ đau đầu thấp (22,2%). Tại bảng 2, chúng ta
đã nhận thấy có 6 biến có đủ ý nghĩa thống kê
(p ≤ 0,05), trong đó biến vị trí tổn thương được
phân tích theo nhiều cách khác nhau. Sau đó
các biến này được đưa vào phân tích hồi qui
đa biến logistic.
Bảng 2: Kết quả phân tích đơn biến có sự khác biệt trong hai nhóm (với p < 0,05)
Biến Đau đầu
(n = 53)
Không đau đầu
(n = 100)
Tuổi < 40 tuổi 6 3
≥ 40 tuổi 47 97
Giới Nam 23 67
Nữ 30 33
Tiền căn đái tháo đường: Có 5 28
Không 48 72
Tiền căn uống rượu: Có 16 14
Không 37 86
Tiền căn Migraine: Có 8 0
Không 45 100
Vị trí tổn thương theo tầng Trên lều 40 93
Dưới lều 13 7
Vị trí theo vùng Bán cầu phải 20 52
Bán cầu trái 15 24
2 bán cầu 4 15
Tiểu não 7 3
Thân não 7 7
Vị trí theo vòng tuần hoàn Trước 36 85
Sau 17 15
Vị trí nhánh động mạch não giữa Vỏ 20 16
Dưới vỏ 16 64
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi qui đa biến logistic các yếu tố liên quan với đau đầu
Hệ số B Mức ý nghĩa
p
Tỉ số chênh
OR = Exp( B)
CI 95% của Exp
Dưới Trên
Giới nữ -0,708 0,005 2,648 1,335 5,252
Tuổi
< 40
1,792 0,050 6,000 1,003 35,908
40 – 49 0,762 0,283 2,143 0,532 8,625
50 – 59 0,452 0,511 1,571 0,409 6,040
60 – 69 0,251 0,709 1,286 0,344 4,805
70 – 79 0,310 0,654 1,364 0,351 5,293
> 80
**
1,0
Tiền căn ĐTĐ -1,317 0,011 0,268 0,097 0,742
Uống rượu -1,658 < 0,001 1,885 0,837 4,243
Tiền căn Migraine -21,983 < 0,001 6,263 6,263 6,263
Vị trí tổn thương
Bán cầu P
**
0,466 1,0 0,697 3,643
Bán cầu T -0,386 0,269 1,594 0,201 2,299
Hai bán cầu 1,783 0,535 0,680 1,399 25,314
Tiểu não 0,936 0,016 5,950 0,793 8,202
Thân não 0,116 2,550
Vị trí dưới lều 1,463 0,004 4,318 1,603 11,629
Tuần hoàn sau -1,735 0,015 2,676 1,207 5,933
Vỏ não -1,386 < 0,001 5,000 2,125 11,765
Động mạch lớn 0,801 0,049 2,227 1,003 4,948
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 38
Theo bảng 3, chúng tôi sử dụng phương
pháp thống kê phân tích tương quan đa biến
dựa vào tỉ số chênh và hệ số hồi qui, thu được 9
yếu tố có khả năng dự đoán độc lập nguy cơ đau
đầu do nhồi máu não trong giai đoạn cấp. Giới
nữ, tuổi trẻ, tiền căn đau đầu Migraine, tổn
thương dưới lều, vùng chi phối của hệ động
mạch sống - nền, tổn thương tiểu não, tổn
thương vỏ não, cơ chế bệnh sinh do bệnh động
mạch lớn là các yếu tố dự đoán độc lập dương
tính. Tiền căn đái tháo đường bảo vệ bệnh nhân
khỏi đau đầu do nhồi máu não.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, ghi nhận có 53 bệnh
nhân đau đầu do nhồi máu não với cỡ mẫu 153
bệnh nhân, chiếm 34,63%, xấp xỉ với các nghiên
cứu khác có cỡ mẫu tương đương (Paciaroni –
35,1% trong 154 bệnh nhân; Ferro - 34% trong
182 bệnh nhân)(2,8). Giới nữ có tần suất đau đầu
cao hơn nam giới, 47,62% (30/63) so với 25,56%
(23/90). Điều này tương đồng với nhiều nghiên
cứu(9,4,10,5,11). Nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi có tỉ lệ
đau đầu cao (66,67%).
Đau đầu đa số xảy ra từ từ trước khởi phát
đột quỵ trên 31 bệnh nhân (58,49%). Kết quả
tương tự với nghiên cứu của Portenoy (60%) và
Vestergaard (43%)(10,12). Phần lớn bệnh nhân than
phiền đau đầu âm ỉ (64,15%), Portenoy và
Tentschertcũng nhận xét đau đầu âm ỉ chiếm đa
số(10,11). Chúng tôi ghi nhận đau đầu thường ở
mức độ nhẹ đến trung bình, điều này cũng được
ghi nhận bởi các tác giả Arboix và
Vestergaard(1,9). Trong khi đó, trong xuất huyết
não, mức độ đau đầu thường nặng, đến 70%
cường độ đau không thể chịu đựng được(1).
Trong các cấu trúc nhạy cảm đau, thì nhu mô
não không có nhận cảm đau. khi nhồi máu não
xảy ra, vì tổn thương nhu mô não, nên không
trực tiếp gây đau đầu. Các triệu chứng kèm theo
như buồn nôn, nôn, và chóng mặt thường gặp
trong tổn thương tuần hoàn sau.
Trong những bệnh nhân đau đầu một bên và
tổn thương bán cầu một bên, thì nghiên cứu này
cho thấy bên đau đầu cùng bên với bán cầu bị
tổn thương trong 66,67% (8/12), Jorgensen (68%),
Tentschert (65%) và Vestergaard (14/20)(4,11,12). Khi
đau đầu ở vùng trán, thì vị trí tổn thương hầu
hết ở tuần hoàn trước, trong khi đó đau đầu ở
vùng chẩm thì đa số tổn thương ở tuần hoàn sau
(Hình 1).
Hình 1: Tượng trưng cho vị trí của nhồi máu não liên quan với vị trí đau đầu. Mỗi tổn thương được đánh dấu
vào vùng chi phối của mạch máu tương ứng bằng dấu ×. × ở trung tâm tượng trưng cho tổn thương ở thân não
hoặc tiểu não.
Gần như tất cả các nghiên cứu về vấn đề này
đã báo cáo tần suất đau đầu cao hơn ở những
bệnh nhân xảy ra nhồi máu não ở vùng chi phối
của hệ động mạch sống - nền (hay gọi là tuần
hoàn sau)(1,9,2,3,4,7,6,10,11,12). Kết quả của nghiên cứu
này cũng tương tự. Chúng tôi ghi nhận khi tổn
thương dưới lều, tỉ lệ đau đầu sẽ nhiều hơn tổn
thương trên lều. Nguyên nhân giải thích cho sự
khác nhau này chưa được rõ. Giả thuyết được đề
nghị có thể chấp nhận là cơ chế thần kinh mạch
máu. Đau đầu có liên quan với hoạt động của các
sợi thần kinh kích thích đau hướng tâm của dây
tam thoa, và đau đầu xảy ra sau đó khi các thụ
cảm đau này được huy động đủ số lượng. Bởi vì
các động mạch ở đáy não tập trung nhiều các thụ
cảm đau của dây tam thoa, nên có thể suy ra đau
đầu thì thường thấy hơn ở các tổn thương ở đáy
não so với phân bố tổn thương ở bán cầu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 39
Chúng tôi và công trình của tác giả
Tentschert(11) cùng đồng thuận rằng tổn thương
tiểu não có tỉ lệ đau đầu cao, trong khi đó tần
suất đau đầu ở bệnh nhân tổn thương thân não
thì không cao hơn so với các bệnh nhân có vị trí
tổn thương tương tự. Tiểu não nằm trong hố sau,
có thể tích nhỏ hơn so với hố sọ trước và giữa.
Khi tổn thương nhồi máu tiểu não xảy ra, sự phù
não xung quanh tổn thương làm tăng áp lực nội
sọ. Sau đó đau đầu xảy ra do áp lực cao trong sọ
làm căng màng cứng cùng các mạch máu do dây
thần kinh tam thoa chi phối.
Tổn thương vỏ não có tỉ lệ đau đầu cao hơn
so với tổn thương dưới vỏ. Điều này cũng được
ghi nhận trong công trình nghiên cứu của
Arboix và Ferro(1,2). Kết quả nghiên cứu này càng
khẳng định thêm vai trò của cơ chế thần kinh
mạch máu, khi các mạch máu nông ở vỏ não,
màng não bị kích thích. Không có sự liên quan
giữa kích thước tổn thương với tỉ lệ đau đầu và
mức độ đau đầu.
KẾT LUẬN
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở
bệnh nhân nhồi máu não. Cơ chế bệnh sinh gây
đau đầu vẫn chưa được rõ. Qua các đặc điểm và
những yếu tố liên quan với đau đầu, có thể đưa
ra giả thuyết cơ chế thần kinh mạch máu đóng
vai trò chính trong đau đầu do nhồi máu não.
Đau đầu là kết quả của một quá trình bệnh học
của mạch máu lâu dài, trong đó đau đầu đơn
thuần là dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu não.
Qua nghiên cứu này, rút ra những điểm cơ bản
về đau đầu do nhồi máu não là cần thiết cho quá
trình đánh giá một bệnh nhân đột quỵ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arboix A, Massons J, et al (2002). “Headache in acute
cerebrovascular disease: a prospective clinical study in 240
patients”. Cephalalgia,14:37–40.
2. Ferro JM, Melo TP, et al (1995). “A multivariate study of
headache associated with ischemic stroke”. Headache, 35:315–
319.
3. Gorelick PB, et al (1986). “Headache in acute cerebrovascular
disease”. Neurology, 36:1445-1456.
4. Jorgensen HS, Jespersen HF, et al (1994). “Headache in stroke:
the Copenhagen Study”. Neurology, 44:1793–1797.
5. Shigematsu K, Nakano H, et al (2013). “Headache at the onset
of stroke: Frequencies, background characteristics and
correlation with mortality”. Heath,5(1):89-95.
6. Koustaal PJ, et al (1991). “Headache in transient or permanent
cerebral ischemia”. Stroke,22:754-759.
7. Kumral E, Julien B, et al (1995). “Headache at stroke onset: the
Lausanne stroke registry”. Journal of Neurology,
Neurosurgery, and Psychiatry,58:490-492.
8. Paciaroni M, Lucilla P, et al (2011). “Headache associated with
acute ischemic stroke”. The journal of headache and
pain,2(1):25-29.
9. Chen PK, Chiu PY, et al (2013). “Onset headache predicts
good outcome in patients with first- ever ischemic stroke”.
Stroke,44:1852-1858.
10. Portenoy RK, Abissi CJ, et al (1984). “Headache in
cerebrovascular disease”. Stroke,15(6):1009-1012.
11. Tentschert S, Wimmer R, et al (2005). “Headache at stroke
onset in 2196 patients with ischemic stroke or transient
ischemic attack”. Stroke,36:e1-e3.
12. Vestergaard K, Andersen G, Nielsen MI, Jensen TS (1993).
“Headache in stroke”. Stroke,24:1621–1624.
13. Vũ Anh Nhị (2010). “Đau đầu thứ phát. Vũ Anh Nhị. Chẩn
đoán và điều trị đau đầu”, tr.192-203. Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_dau_do_nhoi_mau_nao_trong_giai_doan_cap.pdf