Dấu ấn tự sự trong hình thái học truyện cổ tích của V. I. A Propp

Tài liệu Dấu ấn tự sự trong hình thái học truyện cổ tích của V. I. A Propp: Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DẤU ẤN TỰ SỰ TRONG HÌNH THÁI HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA V. I. A PROPP Ngô Thanh Quý * Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là Giáo sư ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng đáng chú ý là nghiên cứu: Hình thái học truyện cổ tích in vào năm 1928.Trong nghiên cứu này, Propp đã lấy yếu tố tự sự làm gốc để xem xét các chức năng của những nhân vật hành động. Ông đã khái quát được 31 công thức, 7 nhóm nhân vật hành động. Công trình nghiên cứu của Propp đã được các tác giả sau này như Greimas, Susana kế thừa và xây dựng nên lý thuyết nghiên cứu mới. Hình thái học truyện cổ tích của Propp thực sự là những cống hiến quý báu cho khoa học, cho nền nghiên cứu văn học dân gia...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu ấn tự sự trong hình thái học truyện cổ tích của V. I. A Propp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DẤU ẤN TỰ SỰ TRONG HÌNH THÁI HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA V. I. A PROPP Ngô Thanh Quý * Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là Giáo sư ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng đáng chú ý là nghiên cứu: Hình thái học truyện cổ tích in vào năm 1928.Trong nghiên cứu này, Propp đã lấy yếu tố tự sự làm gốc để xem xét các chức năng của những nhân vật hành động. Ông đã khái quát được 31 công thức, 7 nhóm nhân vật hành động. Công trình nghiên cứu của Propp đã được các tác giả sau này như Greimas, Susana kế thừa và xây dựng nên lý thuyết nghiên cứu mới. Hình thái học truyện cổ tích của Propp thực sự là những cống hiến quý báu cho khoa học, cho nền nghiên cứu văn học dân gian của nhân loại. Từ khoá: V.I.A propp, tự sự, dấu ấn, hình thái học, truyện cổ tích.. Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là giáo sư Ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Hình thái học truyện cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore và thực tại, Thi pháp folklore, Những vấn đề cái hài và tiếng cười Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông: Hình thái học truyện cổ tích, in vào năm 1928 thực sự đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu.Nó là khởi đầu của mọi sự khởi đầu, bởi người ta có thể tìm thấy ở đó những quan điểm tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc văn bản, cấu trúc loại hình. Công trình đó đã mở ra một phương pháp nghiên cứu mới cho chuyên ngành văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung. Những giá trị của công trình đã phát huy được ảnh hưởng to lớn vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, khi phương pháp cấu trúc ra đời và họ đã coi tác phẩm của Prrop như một mẫu mực kinh điển của phương pháp nghiên cứu này. Khi tự sự được hiểu không còn đơn giản là việc kể chuyện, mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ  Tel: 0989793169,Email: ngothanhquy2007@gmail.com có nguyên lý riêng thì công trình nghiên cứu “Hình thái học truyện cổ tích của Propp” như một dấu ấn quan trọng của việc nghiên cứu chức năng tự sự trong truyện cổ tích. Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự”, tác giả J. H. Miller có nói: “Tự sự là cách để ta đưa vào một trật tự, và trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” (1). Với những ý nghĩa ấy “Hình thái học truyện cổ tích ” của Propp đã đặt một dấu ấn cho việc nghiên cứu lý thuyết tự sự.Trải qua những thăng trầm của lịch sử, biến động của thời đại, sự nhìn nhận đánh giá của các thế hệ nghiên cứu khác nhau, nhưng những kết quả nghiên cứu của Propp vẫn luôn được khẳng định. Lịch sử khoa học bao giờ cũng rất quan trọng, bởi nhờ những người đi trước mà chúng ta hiểu biết hơn những gì cần tìm hiểu. Tác giả Propp cũng đã bắt đầu nghiên cứu bằng cách tìm hiểu lịch sử vấn đề và thấy rằng: Vào 30 năm cuối của thế kỷ XI X các văn kiện khoa học về cổ tích không phải là phong phú. Người ta xuất bản nhiều những văn bản, những công trình có tính chất chuyên môn hẹp, nhưng lại ít bàn đến các vấn đề chung. Propp nhận thấy vấn đề không phải ở số lượng tài liệu mà chính là phương pháp nghiên cứu. Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên A.I. Propp đã đi sâu nghiên cứu công trình của các tác giả đi trước như Aphanaxiep, W. Wundt, Volkov, Anti Aurue và đã chỉ ra sự nghiên cứu của các tác giả trên dựa vào những bộ phận tạo thành, đó là phương pháp nghiên cứu đúng đắn nhất. Sự phân loại truyện cổ tích là một trong những giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của công tác nghiên cứu. Từ những phân tích khoa học, tác giả Propp đưa ra những kết luận về sự cần thiết phải nghiên cứu hình thức của truyện cổ tích. Tác giả đã có những ví von so sánh rất cụ thể với hiện tượng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hiện tượng cụ thể sinh động, ngữ pháp có cơ cấu thật trừu tượng. Các cơ tầng này là cơ sở của nhiều hình tượng đầy sức sống và sự chú ý của khoa học chính là nhằm vào đây. Nếu không nghiên cứu những cơ sở trừu tượng thì không khi nào giải thích được bất kỳ tài liệu cụ thể nào. Tác giả khẳng định, nếu chưa có công tác nghiên cứu đúng đắn về hình thái học thì chưa thể có sự nghiên cứu lịch sử đúng đắn. Nếu chúng ta chưa so sánh được truyện cổ tích với truyện cổ tích thì làm sao có thể nghiên cứu mối liên hệ của truyện cổ tích với tôn giáo, làm sao có thể so sánh truyện cổ tích với thần thoại. Cũng như tất cả mọi con sông đều chảy về biển, mọi vấn đề nghiên cứu xét cho cùng đều phải dẫn tới việc giải quyết vấn đề quan trọng nhất cho đến ngày nay đó là sự giống nhau của các truyện cổ tích trên trái đất. Làm thế nào giải thích được sự giống nhau của các truyện cổ tích trong khi không thể chứng minh sự trao đổi của các dân tộc về mặt lịch sử. Như vậy còn có nhiều điều lệ thuộc vào việc nghiên cứu hình thức. Giáo sư Propp đã lấy yếu tố tự sự là yếu tố gốc để xem xét các chức năng của những nhân vật hành động.Tác giả đã đi vào liệt kê các chức năng của những nhân vật hành động mà bản thân truyện cổ tích đề cập đến. Propp đã tóm tắt thành các công thức truyện cổ tích: Một trong các thành viên gia đình đi vắng (Sự vắng mặt) Với các nhân vật bị cấm đoán (Sự cấm đoán) Sự cấm đoán bị vi phạm (Sự vi phạm) Đối thủ tiến hành dò la (Sự dò la) Những tin tức cấp cho đối thủ về nạn nhân cuả hắn (Sự bộc lộ) Đối thủ tìm cách lừa nạn nhân của mình để chiếm lấy nạn nhân hay chiếm lấy tài sản của nạn nhân (Sự lừa dối) Nạn nhân bị lừa và do đó vô tình giúp đỡ cho quân thù (Sự tiếp tay) Đối thủ gây tai họa cho một người trong gia đình hay gây thiệt hại cho anh ta (Việc làm hại). Một trong những thành viên của gia đình thiếu một cái gì đó và muốn có một cái gì đó. (Sự thiếu thốn) Tai họa và sự thiếu thốn được loan báo. Người ta yêu cầu hay ra lệnh cho nhân vật chính rằng họ thả và phái anh ta ra đi(Sự làm môi giới, yếu tố liên kết) Người đi tìm đồng ý hay quyết định chống đối lại (Sự chống đối bắt đầu) Nhân vật chính từ giã nhà mình(Sự từ giã) Nhân vật bị thử thách, bị gạn hỏi, bị tra khảo và điều đó chuẩn bị cho anh ta có được phương tiện thần kỳ hay người giúp đỡ (Chức năng thử thách của người cho) Nhân vật chính phản ứng lại hành động của con người sẽ cho ( Phản ứng của nhân vật chính) Phương tiện thần kỳ được nhân vật chinh sử dụng (Sự có được biện pháp thần kỳ) Nhân vật đi đến được chỗ đến hay được dẫn tới nơi có cái vật cần tìm ( Sự di chuyển về không gian giữa vương quốc, một cuộc phiêu lưu) Nhân vật và đối thủ của anh ta tham dự cuộc giao tranh trực tiếp (Giao tranh) Nhân vật chính được đánh dấu (Sự đánh dấu) Đối thủ bị đánh bại (Sự chiến thắng) Tai họa ban đầu hay sự thiếu thốn được khắc phục (Sự khắc phục tai họa hay khắc phục sự thiếu thốn) Nhân vật chính trở về (Trở về) Nhân vật chính bị truy nã (Sự truy nã) Nhân vật chính thoát khỏi sự truy nã (Sự thoát khỏi) Nhân vật chính đến nhà hay đến một đất nước khác mà khôg ai nhận ra anh ta (Chuyến viếng thăm bí mật) Nhân vật chính bị đòi hỏi không có căn cứ (Những đòi hỏi không có căn cứ) Nhân vật chính được giao nhiệm vụ khó khăn(Nhiệm vụ khó khăn) Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhiệm vụ được giải quyết (Sự giải quyết) Nhân vật chính được nhận ra (Sự nhận ra) Nhân vật chính giả hiệu hoặc kẻ đối thủ gây thiệt hại bị vạch mặt (Sự vạch mặt) Nhân vật chính mang diện mạo mới (Sự chuyển) Kẻ thù bị trừng trị (Sự trừng trị) Nhân vật chính kết hôn và làm vua (Kết hôn) Propp đã khái quát được 31 công thức truyện cổ tích, yếu tố tự sự được áp dụng triệt để khi tác giả thiết lập hình thái học truyện cổ tích. Chúng ta thấy rằng, số lượng thực tế của những chức năng truyện cổ tích là hết sức hạn chế, chỉ có 31 chức năng. Trong phạm vi những chức năng này, hành động của tất cả các nhân vật trong truyện cổ tích đã được biểu hiện. Không những thế, nếu chúng ta xem tất cả các chức năng của những tiểu loại thì sẽ thấy chức năng này của truyện được nảy sinh từ những chức năng khác với sự tất yếu về mặt nghệ thuật, về mặt logic. Không có sự loại trừ giữa các chức năng. Tất cả đều thuộc vào một cái trục duy nhất. Đáng chú ý hơn là tác giả có những nhận xét cá biệt, quan trọng trong thể loại truyện cổ tích. Một số lớn các chức năng được phân bổ thành từng cặp (Sự ngăn cấm- sự vi phạm, cuộc đấu tranh -sự chiến thắng, Sự truy nã - sự trốn thoát), những chức năng khác có thể bố trí thành từng nhóm, chẳng hạn sự phá hoại, sự tìm tòi, sự giải quyết là đối lập với nhau, việc rời khỏi nhà làm thành cái nút của sự thử thách. Bên cạnh đó có những chức năng như nhau như sự vắng mặt, sự trừng trị hôn nhân. Tác giả coi sơ đồ đó như một đơn vị đo lường đối với từng truyện cổ tích, và các truyện cổ tích được quy định bằng các sơ đồ. Qua việc áp dụng sơ đồ đối với các truyện cổ tích khác nhau ta có thể quy định được quan hệ của các truyện cổ tích đối với nhau. Cũng xuất phát từ hình thái truyện cổ tích mà chúng ta có thể thấy được vấn đề về mối quan hệ họ hàng giữa các truyện cổ tích.Các nước khác nhau nhưng lại có những truyện cổ tích giống nhau. Với những trường hợp mang ý nghĩa hình thái học kép của một chức năng, trong quá trình phân tích, tác giả thấy cần phải quy định các chức năng độc lập đối với việc chúng đang làm gì. Qua sự liệt kê chức năng ta có thể nhận thấy rằng các chức năng cần được quy định độc lập đối với chỗ chúng được thể hiện bằng phương thức gì? Điều này đôi khi làm cho việc quy định những trường hợp cá biệt trở thành khó khăn, bởi vì những chức năng khác nhau có thể thực hiện một nhiệm vụ hoàn toàn như nhau. Ở đây có ảnh hưởng của những hình thức này đối với những hình thức khác. Có thể gọi những hiện tượng này là sự đồng hóa những phương thức thực hiện các chức năng. Các chức năng làm thành những yếu tố chính của truyện cổ tích, tức là những yếu tố mà căn cứ vào đó người ta xây dựng những diễn biến của hành động. Bên cạnh điều đó còn có những bộ phận tạo thành, mặc dầu không quy định sự phát triển nhưng vẫn rất quan trọng. Sự phân bố chức năng theo những nhân vật hành động, nhiều chức năng về mặt logic được hợp nhất lại theo những nhóm nhất định, những nhóm này nói chung tương ứng với những kẻ thực hiện. Đó là những nhóm của hành động. Theo Propp, truyện cổ tích có các nhóm hành động sau: Nhóm hành động của kẻ đối thủ. Phạm vi hành động của người cho. Nhóm những hành động của kẻ hứng đỡ, nó bao gồm sự thay đổi về không gian của nhân vật chính Nhóm những hành động của cô công chúa Nhóm hành động của kẻ phái đi Nhóm hành động của nhân vật chính Nhóm hành động của nhân vật chính giả hiệu. Quan niệm của Propp trong truyện cổ tích có 7 nhóm nhân vật hoạt động. Các chức năng của bộ phận được phân bố theo những nhân vật này. Nhưng sự phân bố ở đây không đều đặn và không thể nào quy định các nhân vật căn cứ vào các chức năng. Ngoài ra còn có những nhân vật riêng cho các truyện cổ tích (Những than phiền, những người báo tin, những người chửi bới cũng như những nhân vật phản bội đối với các chức năng). Các phương thức đưa nhân vật mới vào quá trình hành động. Mỗi loại nhân vật đều có hình thức xuất hiện riêng và đối với mỗi loại nhân vật đều có những phương thức riêng. Những hình thức này được tác giả Propp khái quát thành công thức: Kẻ đối thủ kẻ gây thiệt Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hại xuất hiện trong quá trình hành động hai lần. Lần một, nó xuất hiện đột ngột (Bay đến, nấp mình). Lần hai, nó nhập vào câu chuyện với tư cách nhân vật mà người tìm kiếm thường cho kết quả của hành động dẫn đường. Kẻ cho quà tặng bắt gặp ngẫu nhiên phần lớn là ở trong rừng (ở trong lều ) hay trên cánh đồng, trên đường đi trên đường cái. Kẻ giúp đỡ thần kỳ được đưa vào với tư cách một quà tặng. Kẻ phái đi, nhân vật chính, nhân vật giả hiệu cũng như cô công chúa được gặp vào ngay đầu tình thế, về nhân vật chính giả hiệu, khi liệt kê những nhân vật ở trong tình thế ban đầu, người ta thấy hắn đôi khi không nói lời nào hết, sau này người ta mới biết hắn sống trong cung đình hoặc trong nhà. Cô công chúa cũng giống như kẻ gây thiệt hại xuất hiện hai lần ở trong câu chuyện. Nhưng lần thứ hai cô ta được đưa vào với tính cách nhân vật chính. Tác giả khẳng định có thể xem sự phân bố này là một chuẩn của truyện cổ tích. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, nếu như trong truyện cổ tích không có nhân vật cho quà tặng thì hình thức xuất hiện của nhân vật này sẽ chuyển sang nhân vật tiếp theo kẻ giúp đỡ. Với việc phân tích truyện cổ tích “Về những con ngỗng trời”, tác giả Propp đã rút ra kết luận: Tất cả các truyện cổ tích đều có thể được phân tích và kết quả cho thấy mỗi sự phân tích đều có một sơ đồ. Điều đó chứng tỏ sự phân tích những bộ phận tạo thành là hết sức quan trọng đối với bất kỳ khoa học nào. Nhưng không chỉ có thế mà người nghiên cứu có thể so sánh sơ đồ và lúc đó sẽ giải quyết được một loạt các câu hỏi. Khi nói về điều đó Propp cho rằng: Trong lĩnh vực này, ta được phép nói về những sơ đồ điển hình... Những sơ đồ được truyền lại qua nhiều thế hệ với tính cách là những công thức có sẵn, có thể trở thành sinh động nhờ một tình cảm mới. Qua công trình “Hình thái học truyện cổ tích” ta nhận thấy tác giả đã đi sâu nghiên cứu đến tận cội nguồn của truyện cổ tích. Lần đầu tiên thể loại truyện cổ tích thần kỳ được tách ra rõ ràng trên cơ sở thống nhất về cấu trúc. Propp cho rằng Truyện cổ tích thần kỳ đối với chúng ta là một thể trọn vẹn, tất cả các cốt truyện đều có mối quan hệ qua lại và chế định lẫn nhau. Việc không thể tách biệt một cách chính xác một cốt truyện này với một cốt truyện khác, quan niệm về tính đồng nhất và nhiều tầng của truyện cổ tích đã dẫn Propp đến sự cần thiết nghiên cứu không chỉ cốt truyện cổ thần thoại mà tất cả những motif phù hợp với chỉnh thể chung trong các cốt truyện đó. Đã bao năm trôi qua kể từ khi cuốn sách “Hình thái học truyện cổ tích” được xuất bản lần thứ nhất (1928) trong suốt thời gian này, khoa học về folklore đã trải qua một chặng đường phát triển dài và cho nhiều kết quả, nhưng cuốn “ Hình thái học truyện cổ tích của Propp vẫn là một công trình cơ bản nhất mà không hề bị lu mờ bởi thời gian”.[3] “ Với suy nghĩ sáng tạo sống động của nhà bác học, cách hiểu folklore của các nhà khoa học và các nguyên tắc nghiên cứu do ông đề ra sẽ giữ lại kết quả tốt đẹp và ảnh hưởng của chúng sẽ được củng cố theo thời gian, bởi vì những nhà khoa học như Propp không chỉ thuộc về hiện tại mà còn của tương lai” [3].Lời khẳng định đó phần nào đã được minh chứng, ví dụ Greimas đã kết hợp phương pháp của Levi- Strauss, kết hợp trục cú đoạn và trục lựa chọn để tạo nên mô hình giải thích truyện kể. Khi phân tích truyện kể thì Greimas lấy sơ đồ của Propp làm cơ sở và điều chỉnh bằng lý thuyết của Levi- Strauss. “Dựa trên sự đối chiếu sơ đồ 7 nhân vật của Propp và công trình Les 200000 situations dramatique của Etienne Souriau, Greimas xây dựng mô hình cấu trúc tương hỗ các vai hành động thần thoại” [2]. Về chức năng cú đoạn, Greimas rút gọn rất nhiều về số lượng chức năng của Propp vì một số chức năng có thể nhóm thành cặp Như vậy từ những lý thuyết của Propp, tác giả Greimas đã xây dựng nền móng cho trường phái ký hiệu học Pháp, một ngành khoa học được áp dụng rất nhiều trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là nghiên cứu truyện dân gian, truyện thần tiên vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Đó cũng là sự tiếp nối của tác giả Susana Onega và J.A. García Landa giáo sư trường ĐH Zaragoza, Tây Ban Nha giới thiệu trong cuốn Narratology: An Introduction [1]. Họ đã vận dụng lý thuyết hình thái học của Propp để làm sâu sắc hơn những nghiên cứu về tự sự. Đó thực sự là những cống hiến quý báu của Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên giáo sư người Nga V. Propp cho nền nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và văn học của nhân loại nói chung. Hy vọng qua việc hiểu hình thái học truyện cổ tích của Propp, chúng ta sẽ có những cách đọc văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung theo kiểu Propp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Susana Onega and Jose Angel Garcia Landa Narratology An Introduction, Long man London and NewYork. [2] Trần Đình Sử (Chủ biên)(2007), Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, [3]. Tuyển tập V.I.A Propp (2003), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tập 1. NARRATIVE HALLMARK IN LEGEND MORPHOLOGY OF V.I.A PROPP Ngo Thanh Quy  College of Education - Thai Nguyen University SUMMARY Valadimir I.A. Propp (1895-1970) is the literature professor of Petersburg University. He is a folklore specialist and has profound influence to later generations. He bequeathed many valuable works but the most remarkable is the research on legend morphology printed in 1928. In the research, Propp used the narrative elements as sources to consider functions of act characters. He has generalized 31 recipes, 7 groups of act characters. Later authors such as Greimas, Susana have inherited the research works of Propp and built new research theories. The legend morphology of Propp is really valuable contribution to science and folk literature research of human. Keywords: V.I.A propp, narrative, hallmark, morphology, lengend.  Tel: 0989793169,Email: ngothanhquy2007@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_an_tu_su_trong_hinh_thai_hoc_truyen_co_tich_5963.pdf
Tài liệu liên quan