Tài liệu Đất và vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Thu Hà: Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
99
ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Thu Hà*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với con người. Đất vừa là tư liệu sản xuất
vừa là nơi cư trú của con người. Trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu
diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị thu hẹp ngày một nhiều. Để khắc phục
tình trạng này không có cách nào khác là phải tìm ra cách ứng phó như “sống chung với lũ” của
Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một vấn đề nan giải đòi hỏi phải được giải quyết một cách lâu
dài và thường xuyên để đảm bảo ổn định đời sống cho người dân. Ở bài viết này tác giả đề cập đến
vấn đề ứng phó và đưa ra một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu của đồng bằng
Sông Cửu long bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu, điều tra, quan trắc.
Từ khóa: Đất; Ứng p...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đất và vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
99
ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Thu Hà*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với con người. Đất vừa là tư liệu sản xuất
vừa là nơi cư trú của con người. Trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu
diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị thu hẹp ngày một nhiều. Để khắc phục
tình trạng này không có cách nào khác là phải tìm ra cách ứng phó như “sống chung với lũ” của
Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một vấn đề nan giải đòi hỏi phải được giải quyết một cách lâu
dài và thường xuyên để đảm bảo ổn định đời sống cho người dân. Ở bài viết này tác giả đề cập đến
vấn đề ứng phó và đưa ra một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu của đồng bằng
Sông Cửu long bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu, điều tra, quan trắc.
Từ khóa: Đất; Ứng phó; Đồng bằng sông Cửu Long; Tác động; Biến đổi khí hậu.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Là một vùng đất phù sa trù phú được bồi đắp
bởi những con sông lớn, Đồng bằng sông Cửu
Long được coi là vùng phát triển bậc nhất của
Việt Nam hiện nay thế nhưng Đồng bằng
sông Cửu Long đang phải đối mặt với những
thách thức do tác động biến đổi của khí hậu
toàn cầu mang lại. Hàng loạt các hiện tượng
xảy ra như nước biển dâng, sạt lở đất, đất
nhiễm phèn, nhiễm mặn Diện tích đất mặn,
đất phèn ngày một tăng. Năm 1975 là
706.485,11ha, chiếm 28,26% năm 2005 lên
đến 884.199,65 ha, chiếm 36,60% [2].
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, từ cuối
năm 2015 đến nay, nhiều diện tích cây trồng
đã bị ảnh hưởng. Ở vụ Mùa và Thu Đông năm
2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng
đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng
50.000 ha (Kiên Giang 34.000 ha, Sóc Trăng
6.300 ha, Bạc Liêu 5.800 ha,..). Vụ Đông
Xuân 2015 - 2016, có 104.000 ha lúa bị ảnh
hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11% diện
tích gieo trồng 8 tỉnh ven biểnđang bị ảnh
hưởng nặng của xâm nhập mặn). Dự kiến,
trong thời gian tới, diện tích bị ảnh hưởng
khoảng 340.000 ha (chiếm 35,5% diện tích 8
tỉnh ven biển) [5].
*
Tel: 0973 402465; Email: ntthadhsptn@gmail.com
Các vụ sạt lở đất diễn ra liên tục ở các tỉnh:
An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... làm giảm
diện tích đất điều đó đòi hỏi Đồng bằng sông
Cửu Long phải đưa ra những giải pháp ứng
phó cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao
gồm 13 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích tự
nhiên toàn vùng 40.572 km2; dân số tính đến
năm 2013 là 17.478,9 nghìn người[8].
ĐBSCL là vùng châu thổ phì nhiêu có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế cả về nông
nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh
thái. Trong những năm qua, ĐBSCL đã có
những đóng góp vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. ĐBSCL
là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất
Việt Nam, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65%
sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại
trái cây, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 60%
sản lượng cá xuất khẩu của cả nước tính đến
tháng 7/2017 [9].
Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy, việc
bảo vệ tài nguyên đất và tìm ra những giải
pháp ứng phó cho ĐBSCL càng trở nên cấp
thiết và quan trọng.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi của
hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển,
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
100
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính
bằng thập kỷ hay thiên niên kỷ. Sự biển đổi
có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay
đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một
mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể
giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể
xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu
thường đề cập tới đó là sự thay đổi khí hậu
được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên
toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí
hậu của Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các
hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng,
các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Ở Việt Nam, trong khoảng 30 năm qua, từ
1975-2005 nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng thêm
khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên
tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng trở
nên ác liệt và phức tạp [2].
Những vấn đề thực tiễn của Đồng bằng
Sông Cửu Long
Hàng năm, Đồng bằng Sông Cửu Long phải
đối mặt với nhiều vấn đề như lũ lụt, ngập
mặn, sạt lở đất diện tích đất bị ảnh hưởng
đáng kể, không chỉ đất nông nghiệp mà còn
cả đất ở của người dân. Theo thống kê, tính
đến hết tháng 02-2016, vùng đồng bằng sông
Cửu Long có 9/13 tỉnh, thành phố bị thiệt hại
nặng nề do xâm nhập mặn: tổng diện tích
trồng lúa ước thiệt hại 139.000ha; 155.000 hộ
gia đình (khoảng 575.000 khẩu) thiếu nước
sinh hoạt. Xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức
độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 5gam -
15gam/lít, vào sâu trong đất liền từ 50km -
90km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 10km
- 20km gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân[1]. Ngoài ra còn có hàng
loạt các vụ sạt lở đất làm cho người dân mất đi
nhà cửa, hoa màu gây thiệt hại lớn cả về người
và của. Điều quan trọng là mất đi một phần diện
tích đất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ ỨNG PHÓ
Hiện trạng sạt sở đất ở Đồng bằng Sông
Cửu Long
Trong những năm gần đây Đồng bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) xảy ra hàng loạt các vụ
sạt lở đất ở hầu khắp các tỉnh cả nội địa lẫn
ven biển. Nhiều vụ sạt lở xảy ra một cách từ
từ, nhưng số vụ sạt lở có tính bất ngờ gây ra
nhiều thiệt hại lớn cho người dân. Điều đó
cho thấy xu hướng sạt lở sẽ còn tiếp tục mở
rộng và diễn biến phức tạp, nhất là trong bối
cảnh diễn biến thời tiết và thay đổi chế độ
thủy văn ngày một cực đoan.
Tính đến năm 2018, ĐBSCL có 562 điểm sạt
lở trên chiều dài gần 800 km, trong đó có 55
điểm đặc biệt nguy hiểm và 140 điểm ở mức
nguy hiểm. Tình trạng sạt lở có xu thế gia
tăng cả về phạm vi và quy mô, ảnh hưởng
trực tiếp đến các khu dân cư, cơ sở hạ tầng và
làm mất dần rừng phòng hộ ven biển, tác
động nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái[6]. Theo ước tính trung bình mỗi năm
ĐBSCL bị sạt lở 500 ha đất: Tại tỉnh Đồng
Tháp, thời gian gần đây, sạt lở xảy ra liên tiếp
tại 45 xã, phường, thị trấn thuộc 10 trong số
12 huyện, thị xã và thành phố. Tại tỉnh An
Giang, trong năm 2015, 2016 cũng liên tục
xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông. An Giang có
51 đoạn sông được cảnh báo nguy cơ sạt lở,
với tổng chiều dài 162 km trong tổng số 400
km đường bờ sông của tỉnh (chiếm 40%)[7].
Trong đó, điểm sạt lở nguy hiểm nhất hiện
nay là ở Bán đảo Cà Mau thuộc các xã biển
Khánh Tiến (huyện U Minh), Khánh Bình
Tây (huyện Trần Văn Thời), Tân Hải (huyện
Phú Tân), Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Tân
Thuận (huyện Đầm Dơi) thuộc tỉnh Cà Mau
với tổng chiều dài hơn 14km. Ở Bạc Liêu, do
bờ biển có hướng gần vuông góc với hướng
gió mùa Đông Nam (“gió chướng” – loại gió
mùa thổi ngược chiều với dòng chảy sông
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
101
Tiền và sông Hậu) nên bị tác động mạnh của
sóng và dòng triều ven bờ, tạo ra nhiều điểm
xâm thực, sạt lở, trượt đất lớn và thường
xuyên như Nhà Mát, Vĩnh Hậu A, Điền Hải
và Gành Hào Từ cuối thập niên 2000, triều
cường kèm theo sóng lớn thường xuyên đã
tạo ra thực tế ngược lại: mỗi năm vùng Mũi
Cà Mau bị cuốn trôi trung bình 5-8 km bờ
biển, nhiều vạt rừng ngập mặt (đước, sú,
vẹt), vốn được xem là những loài tiên
phong mở đất lấn biển, nay bị nước biển
“nuốt trôi” hàng trăm hecta mỗi năm [6].
Hiện trạng đất nhiễm mặn ở Đồng bằng
sông Cửu Long
Hiện tượng đất nhiễm mặn ở ĐBSCL cũng
xảy ra hết sức phức tạp nhất là trong những
năm gần đây. Do vị trí địa lý, ĐBSCL chịu
ảnh hưởng của thủy triều mạnh mẽ của biển
Đông. Trong mùa cạn, khi lưu lượng nước ở
thượng lưu đổ về giảm, thủy triều ảnh hưởng
mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch
nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu
cả trên sông và nội đồng. Theo đó, có trên
50% diện tích ĐBSCL (39.330 km2) bị nhiễm
mặn, gồm địa phận các tỉnh: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau và Kiên Giang [3].
Trên cơ sở số liệu tại các trạm đo mặn và số
liệu điều tra khảo sát mặn có thể chia ĐBSCL
ra các vùng chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn
như sau: Vùng ven sông Vàm Cỏ thuộc địa
phận tỉnh Long An, hiện trạng xâm nhập mặn
vùng hai sông Vàm Cỏ từ đầu mùa khô đến đầu
tháng 3 (4/3/2016), độ mặn xuất hiện lớn nhất
so với cùng kỳ năm 2015 tăng từ 4,7-7,4g/l[4],
cụ thể một số trạm chính theo Hình 1.
- Trên sông Vàm Cỏ Tây, tại trạm Tân An: độ
mặn lớn nhất đạt 8,1 g/l (ngày 8/2/2016); so
với cùng kỳ năm 2015 (0,7 g/l) tăng 7,4 g/l.
Theo biểu đồ trên cho thấy độ mặn lớn nhất
đầu tháng 3/2016 so với cùng kỳ năm 2015
các vùng trên sông Vàm Cỏ là 20.3 g/l; 9.7
g/l; 8.1g/l (2016) và 15.6g/l; 3.1g/l; 0.7g/l
(2015) Có sự chênh lệch khá lớn. Sông Vàm
Cỏ độ mặn tăng thêm 4,7 g/l; Sông Vàm Cỏ
Đông tăng 6,6 g/l; Sông Vàm Cỏ Tây 7,4 g/l.
Vùng các cửa sông Cửu Long hiện tượng xâm
nhập mặn từ đầu mùa khô đến đầu tháng 3
(ngày 4/3/2016), độ mặn xuất hiện lớn nhất so
với cùng kỳ năm 2015 tăng từ 1,5- 8,2 g/l[1].
Hình 1. Biểu đồ độ mặn một số trạm trên
sông Vàm Cỏ (Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Tổng luận 2/2016)
Vùng các cửa sông Tiền, sông Hậu mặn cũng
theo thủy triều từ biển Đông xâm nhập vào
trong sông. Độ mặn trung bình tháng và độ
mặn lớn nhất trong năm thường xuất hiện
trong tháng ba hoặc tháng tư. Độ mặn cao
nhất trong mỗi tháng và độ mặn lớn nhất
trong thời gian quan trắc tại các vị trí khác
nhau trên sông Vàm Cỏ cho thấy chiều dài
xâm nhập của độ mặn 4‰ khoảng 50 - 57
km, trong đó sâu nhất trên nhánh cửa Tiểu -
nhánh sông có tỉ lệ phân nước nhỏ nhất[3].
Vùng đất mũi Cà Mau là khu vực chịu ảnh
hưởng của mặn theo thủy triều ở cả phía Tây
và phía Đông. Mặn theo thủy triều biển Đông
ngược sông Hậu và sông Mĩ Thanh ảnh
hưởng trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng. Trên
kênh Cà Mau - Bạc Liêu xuất hiện vùng giáp
triều - mặn ở khu vực lân cận thị xã Bạc Liêu.
Khi triều lên, nước chảy từ Bạc Liêu về phía
sông Gành Hào. Diễn biến mặn trong khu vực
khá phức tạp.
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
102
Nguyên nhân với sạt lở đất và đất nhiễm
mặn của Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất và đất nhiễm
mặn ở ĐBSCL trước hết là do sự mất cân
bằng bùn cát, việc xây dựng các hồ chứa ở
thượng nguồn và khai thác cát, sỏi ở lòng
sông, ven biển. Chặt phá rừng, khai thác tài
nguyên vùng đầu nguồn đã làm suy giảm tầng
phủ thực vật, mất khả năng điều tiết của rừng,
cho nên về mùa mưa, nước lũ tập trung nhanh
hơn. Ngược lại, về mùa kiệt, do lượng nước
ngầm trữ lại lưu vực giảm cho nên mực nước
thường rất thấp. Địa chất khu vực sạt lở có
thành phần chủ yếu là sa bồi mềm yếu, kết
cấu rời rạc, dễ bị xói trôi.
Mặt khác, lún sụt đất do việc khai thác nước
ngầm quá mức để nuôi trồng thủy sản, hải
sản, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,
cùng với sự phát triển kinh tế vùng ven sông,
ven biển không theo quy hoạch và xâm chiếm
bãi sông, lòng dẫn, bờ biển để xây dựng công
trình, nhà cửa gia tăng áp lực lên đường bờ và
thay đổi chế độ dòng chảy.
Những hậu quả mà ĐBSCL phải gánh chịu là
không hề nhỏ. Trong vụ mùa và thu - đông
năm 2015, đã có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh
hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng
khoảng 50.000 ha (Kiên Giang 34.000 ha, Sóc
Trăng 6.300 ha, Bạc Liêu 5.800 ha...) chiếm
khoảng 11% diện tích gieo trồng của 8 tỉnh
ven biển đang bị ảnh hưởng nặng của xâm
nhập mặn)[1].
Hình 2. Vụ sạt lở làm hơn chục căn nhà bị nhấn
chìm xuống sông ngày 23/4/2017(Nguồn: Báo mới)
Sạt lở đất và nhiễm mặn ở Đồng bằng sông
Cửu Long và giải pháp ứng phó.
Sạt lở đất và đất nhiễm mặn ở ĐBSCL diễn ra
ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cả
về đất sản xuất, nhà ở và tính mạng con người
cho người dân ở nơi đây khiến cho người dân
không yên tâm canh tác cũng như sinh sống.
Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự phối
kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, địa
phương và người dân. Cần phải xác định đây
là một vấn đề lớn và nan giải, để giải quyết
phải có sự đầu tư toàn diện và lâu dài chứ
không phải là một sớm một chiều.
Một số giải pháp cần làm trước mắt: + Huy
động cả hệ thống chính trị tập trung phòng,
chống thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn
gây ra. + Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
thông tin liên quan để các cơ quan và nhân
dân chủ động bảo đảm nước sinh hoạt, sử
dụng nước tiết kiệm, ổn định đời sống, sản
xuất trước tác động tiêu cực cửa El Nino
trong thời gian tới. + Tăng cường công tác dự
báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm
nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp
nước phục vụ sản xuất và bảo đảm đủ nước
dân sinh. + Xây dựng kế hoạch sử dụng nước
hợp lý; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, nước
uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng lâu
năm có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản
và các khu công nghiệp; điều chỉnh cơ cấu
sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp
với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả
kinh tế và an sinh xã hội; điều tiết nước các
hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du
vào những thời kỳ khô hạn, cần cân đối để
bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho cả
năm[4].
Để giảm thiểu những tác động về lâu dài,
ngoài các giải pháp cấp bách đã được Chính
phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển
khai thực hiện, trong điều kiện biến đổi khí
hậu phức tạp hiện nay, chúng ta cần tiếp tục
thực hiện các giải pháp tổng thể và đồng bộ
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
103
sau: Một là, trong công tác tuyên truyền, cần
quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết
số 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Ban Chấp
hành Trung ương về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường; rà soát, đánh
giá tình hình triển khai thực hiện Chương
trình hành động của Chính phủ, xác định rõ
những nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và bố trí
đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện, nhất là
quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL và vấn đề
sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại khu vực
Nam miền Trung, Tây Nguyên. Hai là, huy
động kinh phí từ nhiều nguồn để đầu tư cho
những công trình cấp thiết, xây dựng các công
trình hồ chứa lớn dạng tổng hợp phục vụ đa
mục tiêu vừa cắt lũ trong mùa mưa, tăng
nguồn nước trong mùa kiệt, vừa phát điện,
khai thác du lịch... Triển khai xây dựng các
hồ ao nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù
hợp, với giải pháp che phủ hạn chế bốc hơi
tạo nguồn nước mặt và tăng nước ngầm. Đẩy
nhanh các dự án, công trình thủy lợi ven biển,
sớm hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao ngăn
mặn dọc theo sông lớn, xây dựng các cống
kiểm soát ngăn mặn khép kín tại các điểm
trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn quả
và ở từng khu vực canh tác ổn định. Ba
là, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
theo hướng có tính đến thích ứng với biến đổi
khí hậu, nghiên cứu, sử dụng các loại cây, con
thích ứng với hạn hán, chịu ngập, chịu mặn
với thời gian gieo trồng thích hợp để giảm
diện tích lúa là loại cây cần nhiều nước, vẫn
bảo đảm thu nhập cao cho nông dân. Chuyển
đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu
quả, thường xuyên bị mặn uy hiếp sang nuôi
trồng thủy sản. Bốn là, thực hiện có hiệu quả
công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào
ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu
toàn diện, tổng thể về biến đổi khí hậu để
giảm thiểu, hạn chế những tác động tiêu cực
từ biến đổi khí hậu, đồng thời tìm ra những cơ
hội trong thách thức từ biến đổi khí hậu đem
lại như phát triển ngành công nghiệp về môi
trường, những ngành sản xuất giảm thiểu
năng lượng, những công nghệ và phương thức
sản xuất mới trong các lĩnh vực của nền kinh
tế. Có lộ trình, bước đi phù hợp để sớm đổi
mới công nghệ sản xuất hướng tới nền kinh tế
xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng có
hiệu quả tài nguyên; nghiên cứu phát triển và
tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho
ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Năm là, thể chế
và tổ chức thực hiện có hiệu quả những lĩnh
vực liên kết vùng ĐBSCL. Trong đó, liên kết
ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt,
xâm nhập mặn phải được quan tâm hàng đầu.
Mặt khác việc chủ động hợp tác, hội nhập
quốc tế là nhiệm vụ quan trọng; tăng cường
trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại
chính sách với các nước về ứng phó với biến
đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường; đẩy mạnh hợp tác với các nước có
liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế
để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới,
tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn
lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng
với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Việc hợp tác chặt chẽ và tăng cường trao đổi
thông tin với các nước trong khu vực thượng
nguồn sông Mê Kông để chủ động quản lý, sử
dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông
Mê Kông trong giai đoạn hiện nay là điều vô
cùng cần thiết đối với ĐBSCL .
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến
nước ta trong đó đồng bằng sông Cửu Long là
nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Để giảm
nhẹ thiệt hại cho người dân thì chọn cách ứng
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu là lựa chọn
đúng đắn, an toàn và phù hợp nhất. Viêc thực
hiện tốt các giải pháp trên sẽ giúp cho người
dân giảm được phần nào những thiệt hại trước
tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 99 - 104
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc Gia. Tổng luận
2/2016, Xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu
Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp
ứng phó, Hà Nội, tháng 2/2016.
2. Hồ Quang Đức, Nguyễn Văn Đạo, Trương
Xuân Cường và Lê Thị Mỹ Hảo “Đánh giá sự biến
động đất mặn và đất phèn vùng đồng bằng Sông
Cửu Long sau 30 năm sử dụng”, Viện Thổ nhưỡng
nông hóa Việt Nam, 2005.
3. Nguyễn Ân Niên và Nguyễn Văn Lân (1999),
“Nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam”, Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
4. Lê Hữu Thuần “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác
định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với
xâm nhập mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu ở
vùng ĐBSCL”, Cục Quản lý Tài nguyên nước,
(2013).
5. Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (2015 – 2016), hạn hán ở Miền Trung, Tây
Nguyên và giải pháp khắc phục.
(www.tongcucthuyloi.gov.vn/.../xam-nhap-man-
vung-dong-bang-song-cuu-long--2015-2016...)
6. https://news.zing.vn › Thời sự. Truy cập ngày
25/08/2018
7. https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/dong-
bang-song-cuu-long-moi-nam-sat-lo-hon-500-ha-
dat-101583, truy cập ngày 23/8/2018
8.https://www.gso.gov.vn/.../Selection.aspx?...DT
DAT2000...DTDAT2000%5C10.DTD...Truy cập
ngày 25/8/2018
9. www.nhandan.com.vn/.../37066802-ðong-bang-
song-cuu-long-thach-thuc-trong-chu...Truy cập
ngày 24/8/2018.
ABSTRACT
LAND RESOURCES AND RESPONSE PROBLEMS TO CLIMATE CHANGE
CLIMATE CHANGE IN THE MEKONG RIVER DELTA
Nguyen Thi Thu Ha
*
University of Education - TNU
Land is a precious natural resource for man. Land is both production material and human
habitation. With the strong impacts of global climate change, the land area of the Mekong Delta
has been shrinking. To overcome this situation, there is no other way to find out how to respond as
well as "living with flood" type of the Mekong Delta. This is a problem that needs to be resolved
in a long and regular way to ensure a stable life for the people. In this article, the author addresses
the issue of responding to and providing some solutions to global climate change in the Mekong
Delta by researching documents, investigating and monitoring.
Keywords: Land; Response ; Mekong River Delta ; Impact; Climate Change.
Ngày nhận bài: 31/10/2018; Ngày hoàn thiện: 14/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0973 402465; Email: ntthadhsptn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53_83_1_pb_8953_2124478.pdf