Đất chuyên khoa (Các loại đất chính ở Việt Nam)

Tài liệu Đất chuyên khoa (Các loại đất chính ở Việt Nam): ĐẤT VIỆT Nam Các loại đất chính: Đất vùng đồng bằng, ven biển Đất mặn: - đất mặn sú, vẹt đước - đất mặn nhiều Đất phèn: - phèn tiềm tàng - phèn hoạt động Đất phù sa: - phù sa trung tính ít chua - phù sa chua - phù sa Glây Đất vùng đồi núi Đất xám : - xám bạc màu - xám Ferralit Đất đỏ : - Nâu đỏ - nâu vàng ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG, VEN BIỂN 1. Nhóm đất mặn (M) Tên theo FAO-UNESCO: Salic Fluvisols (FLS). 1.1. Diện tích và phân bố: nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích 971.356 ha (Đất Việt Nam, 2000), chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của cả nước. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, trà Vinh, Bến Tre...và ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm. 1.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành - Ðiều kiện hình thành: + Ðất mặn được hình thành ở g...

doc20 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đất chuyên khoa (Các loại đất chính ở Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT VIỆT Nam Các loại đất chính: Đất vùng đồng bằng, ven biển Đất mặn: - đất mặn sú, vẹt đước - đất mặn nhiều Đất phèn: - phèn tiềm tàng - phèn hoạt động Đất phù sa: - phù sa trung tính ít chua - phù sa chua - phù sa Glây Đất vùng đồi núi Đất xám : - xám bạc màu - xám Ferralit Đất đỏ : - Nâu đỏ - nâu vàng ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG, VEN BIỂN 1. Nhóm đất mặn (M) Tên theo FAO-UNESCO: Salic Fluvisols (FLS). 1.1. Diện tích và phân bố: nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích 971.356 ha (Đất Việt Nam, 2000), chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của cả nước. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, trà Vinh, Bến Tre...và ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm. 1.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành - Ðiều kiện hình thành: + Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤ 1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông được phủ lên trên. Phù sa biển thường thô còn phù sa sông nhỏ mịn, chủ yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét. + Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như sú (Acgicera magas) gặp nhiều ở miền Bắc. Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước (Rhizophora apiculata) và một số cây khác như cói, dừa nước, cà giang... phổ biến ở vùng ven biển Nam Bộ. - Quá trình hình thành: đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển được hình thành do trầm tích sông và biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy, sự hình thành nhóm đất mặn ở Việt Nam chủ yếu là do quá trình hóa mặn ở các vùng đất ven biển do tác động của nước biển. Theo phân loại của FAO- UNESCO loại đất này được gọi là phù sa mặn; quan điểm này cũng giống như phân loại đất phèn (Thionic Fluvisols) vì do đặc tính của phèn và mặn ở nước ta chưa đạt chỉ tiêu của nhóm (major soil grouping) mà chỉ đạt chỉ tiêu của loại hay đơn vị đất. Ðất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng không có tầng sunfidic cũng như tầng sufuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125cm. 1.3. Phân loại và mô tả đặc tính và tính chất chính của đất Ðể phân loại đất mặn có một số phương pháp phân loại khác nhau. Theo phân loại phát sinh đất mặn được phân chia dựa vào tổng số muối tan chủ yếu là muối Cl- và SO42-. Theo phân loại của FAO- UNESCO người ta dựa vào độ dẫn điện của dung dịch đất và tỷ lệ muối tan (%). Ngoài ra một số tác giả còn phân loại dựa trên cơ sở các dạng ion của muối tan (Cl-, SO, CO32-, Na+, Mg2+... kết hợp với thành phần cơ giới. Dưới đây là cách phân loại đất mặn theo FAO- UNESCO ở Việt Nam. - Nhóm đất mặn ven biển được phân chia ra các đơn vị sau: + Ðất mặn sú vẹt đước (Mn) - Gleyi Salic Fluvisols (FLsg). + Ðất mặn nhiều - Hapli Salic Fluvisols (FLsh). + Ðất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLsm).. + Ðất mặn kiềm (Gleyic Solonetz) a. Ðất mặn sú, vẹt, đước - Gleyi Salic Fluvisols (FLsg) - Diện tích: khoảng 180.000 ha. - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ như Cà Mau, Bến Tre... Ðất mặn sú, vẹt, đước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều dâng, đất thường ở dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần hợp của rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và chu kì ngập mặn. Ngoài tác dụng chắn sóng cung cấp gỗ củi rừng sú, vẹt, đước còn góp phần cố định đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. Ðất mặn sú, vẹt, đước rất mặn, có phản ứng trung tính đến kiềm. Hàm lượng mùn trong đất cao do tàn tích thực vật tích lũy nhiều, hàm lượng N% từ khá đến giàu. P2O5% số trung bình, K2O% khá đến giàu, cation trao đổi trung bình đến khá...Vấn đề hạn chế lớn nhất trong sử dụng đất ở đây là độ mặn của đất quá cao và thường bị ngập nước thủy triều nên đất này chỉ có thể sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp phát triển diện tích rừng sú, vẹt, đước Ðặc tính của đất mặn sú vẹt đước được thể hiện qua phẫu diện VN 37, lấy tại rừng đước xã Thạnh Phước, huyện Bình Ðại, tỉnh Bến Tre. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3o, trồng đước năm 1984. - Sử dụng và cải tạo: đất mặn sú, vẹt, đước được sử dụng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng chắn gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ... Rừng ngập mặn còn góp phần cố định đất bồi tụ. Quá trình lắng đọng phù sa sẽ làm cho đất cao dần lên, chặt và ổn định, sau đó sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, đất sẽ giảm mặn dần và người ta có thể quai đê lấn biển, rửa mặn để sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây trồng nông nghiệp. Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 15cm): Nâu đỏ xẫm (ẩm: 5YR 3/3; khô: 5YR 6/2); sét; ướt trên mặt; nhão; trên mặt 1- 2cm có lớp xác lá cây mục xen lẫn phù sa; có nhiều vệt rỉ sắt nâu vàng theo vệt rễ cây; chuyển lớp từ từ. AB (15- 60 cm): Nâu sẫm (ẩm: 7,5YR 3/3; khô: 5YR 5/3); sét; ướt; dẻo dính; nhiều xác lá rễ cây đang phân hủy; có nhiều vệt đen; các ổ sét xám xẫm xen lẫn nhiều vệt nâu vàng rỉ sắt dạng kết von mềm; chuyển lớp từ từ. Bghn1(60-110cm): Nâu đỏ rất xẫm (ẩm: 5YR 2/3; khô: 5YR 5/2); sét pha thịt; ướt, dẻo dính; xác rễ cây ít hơn tầng trên lẫn ít xác cây lớn; sét xanh xám, glây mạnh; chuyển lớp từ từ. Bgh2(110-150cm): Xám xẫm (ẩm: 7,5YR 2/3; khô: 7,5YR 6/3); sét; ướt nhão, dẻo dính; có vệt đen và xác bã thực vật; glây mạnh; có ánh cát mịn. b. Ðất mặn nhiều - Hapli Salic Fluvisols (FLsh) - Diện tích và phân bố: đất mặn nhiều có khoảng gần 300.000 ha. Phân bố tập trung ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình... và đồng bằng Nam Bộ như Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau... Ðất mặn nhiều thường có tổng số muối tan > 1%, trong đó lượng Cl- > 0,25% và độ dẫn điện EC thường lớn hơn 4 dS/cm ở 25oC. Ðất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng từ mức trung bình đến khá. Ðất mặn ở Nam Bộ thường có thành phần cơ giới nặng từ sét đến limon hay thịt pha sét. Ðất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới trung bình, ở độ sâu 50- 80 cm thường gặp lớp cát xám xanh và có xác vỏ sò, ốc biển. - Cấu tạo phẫu diện của đất mặn nhiều phẫu diện ở VN 31 lấy tại xã Hiệp Thành, Thị Xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3o, trồng lúa. Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 20cm): Nâu đỏ xỉn (ẩm: 5YR 4/2,5; khô: 5YR 6/3); sét; ẩm; nhiều rễ lúa; ít hạt kết von màu nâu vàng mềm; phía dưới có các vệt nâu vàng; chuyển lớp từ từ. AB (20- 50cm): Nâu đỏ xỉn (ẩm: 5YR 4/3; khô: 5YR 5/2); sét; ẩm; phía trên bở rời có nhiều hạt kết von nâu đen nhỏ, phía dưới to hơn, kết von có đường kính 2- 5mm; phía dưới tầng có các vệt vàng nâu rỉ sắt; chuyển lớp từ từ. Bn (50- 100cm): Nâu đỏ xỉn (ẩm: 5YR 4/3; khô: 5YR 5/2); sét; ẩm; nhiều kẽ nứt, nhiều vệt vàng nâu rỉ sắt; có kết von ống màu đen nâu; chuyển lớp từ từ. Bnc (100-120cm): Nâu xám (ẩm: 5YR 4/2; khô: 5YR 5/2,5); thịt pha sét; ẩm; còn nhiều vết nứt; nhiều kết von bọc ngoài rễ cây màu ngoài vàng nâu; trong nâu đen; chuyển lớp từ từ. C1 (120- 140cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 4/1,5; khô: 7,5YR 5/3); thịt pha sét; ướt; dính; các vệt lớn kết von theo xác thực vật ngoài màu vàng trong đen nâu; chuyển lớp đột ngột. C2 (140- 160cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 4/1,5); sét; ướt dẻo dính; mịn. c. Ðất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLsm) - Diện tích và phân bố: đất mặn trung bình và ít có diện tích khoảng 700.000 ha trong đó có tới 75% diện tích này tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Phân bố tiếp giáp đất phù sa, bên trong vùng đất mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao ít bị ảnh hưởng của thủy triều. Kết quả phân tích nhiều mẫu đất mặn trung bình và ít cho thấy: mức độ Cl- < 0,25% và EC < 4 mS/cm. Ðất có phản ứng trung tính ít chua pHKCl: 6- 8, càng xuống sâu pH càng có chiều hướng tăng do nồng độ muối cao hơn, tỷ lệ Ca2+/ Mg2+ < 1. Nhìn chung về tính chất nông hóa đất mặn trung bình và ít có có hàm lượng mùn, đạm trung bình (N%: 0,09- 0,18%), lân tổng số ở mức trung bình đến nghèo (P2O5%: 0,05- 0,17%) và kali trung bình đến giàu (K2O%: 1,5- 2,5%). Tuy nhiên đất có hàm lượng lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo; Nhìn chung các tính chất nông hóa của đất mặn có sự thay đổi khá rõ tùy theo từng khu vực, tuy nhiên về mặt sử dụng thì các tính chất nông hóa thông thường không phải là yếu tố quyết định mà hàm lượng muối và thành phần muối mới là những yếu tố chi phối chính vì đất có giàu mùn và N, P, K cao đến mấy song cũng không có khả năng sử dụng nếu như đất ở đấy có hàm lượng muối tan cao. - Hướng sử dụng và cải tạo đất mặn Ðất mặn là một trong những loại đất xấu ở Việt Nam muốn sử dụng đất có hiệu quả cao người ta phải tiến hành cải tạo đất. Mục đích cải tạo đất mặn nhằm: + Giảm tổng số muối tan đến mức bình thường cho cây trồng. + Tăng cường hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. + Từng bước cải thiện tính chất vật lý của đất. Ðể thực hiện các mục đích trên cần phải áp dụng các biện pháp tổng hợp như thủy lợi, canh tác, phân bón... trong đó thủy lợi được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. - Biện pháp thủy lợi: Cần tiến hành xây dựng các hệ thống kênh, mương tưới để rửa mặn và hệ thống mương tiêu để tiêu mặn trên mặt và nước ngầm. Có 3 phương pháp rửa mặn thường được áp dụng đó là: rửa trên mặt, rửa thấm và rửa theo phương pháp kết hợp cả hai hình thức trên. + Phương pháp rửa trên mặt: dẫn nước ngọt vào và làm đất, muối tan được rút ra khỏi phức hệ thấp thu của đất và hòa vào dung dịch (sau một khoảng thời gian ngâm ngắn), rồi sau đó tháo nước đã rửa này xuống các mương tiêu. Biện pháp này có tác dụng làm giảm tổng muối tan ở lớp đất mặn trong thời gian ngắn. + Phương pháp rửa thấm: đưa nước ngọt vào ruộng duy trì ngâm liên tục trong một thời gian dài. Do tác động của áp suất thủy tĩnh nước chứa muối sẽ thấm dần xuống sâu theo các mạch nước ngầm thoát ra mương tiêu. Hình thức này rửa được mặn sâu cả ở các tầng đất bên dưới tuy nhiên đòi hỏi thời gian và lượng nước nhiều. + Phương pháp rửa kết hợp: là hình thức kết hợp 2 phương pháp rửa trên mặt và rửa thấm trong khoảng thời gian ngắn. Muốn cải tạo cơ bản đất mặn, nhất thiết phải áp dụng biện pháp rửa thấm là tốt nhất. Trong quá trình rửa mặn lượng ion Cl- giảm nhanh do chúng dễ dàng bị hòa tan và rửa trôi, trong khi SO42-, HCO3- do ít bị rửa trôi hơn nên có chiều hướng tăng. Ca2+, Mg2+ và Na+ giảm dần. pH của đất có xu hướng tăng điều này có liên quan tới hàm lượng NaHCO3 tích lũy nhiều do đó dần làm tăng khả năng hấp phụ Na+ vào keo đất. Có những nơi, sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp rửa mặn, đã xuất hiện hiện tượng ion Na+ tăng lên trong phức hệ thấp phụ làm đất xuất hiện những dấu hiệu mới mang đặc tính của đất solonet (đất mặn kiềm natri). - Biện pháp phân bón: + Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ dần dần cải thiện kết cấu đất. Một số loại cây phân xanh phát triển tốt trên đất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn... nên phát triển những cây này ở những vùng đất mặn. + Ðối với phân khoáng nên tăng cường đầu tư N, P, K cho phù hợp với từng loại cây trồng trong đó chú ý quan tâm đến phân lân yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với cây trồng ở đây. - Biện pháp canh tác: Cần xây dựng chế độ canh tác hợp lý cho vùng đất mặn. Ðối với đất mặn nhiều tốt nhất là đưa vào trồng các cây có khả năng chịu mặn như cói, phân xanh trong một số năm để cải tạo độ mặn rồi sau đó mới trồng lúa hay các loại hoa màu khác. Những nơi đất mặn ít cần đưa vào các công thức luân canh hợp lý giữa các cây trồng để hạn chế quá trình tích lũy hay bốc mặn trong đất. Nên thường xuyên duy trì lớp nước trên mặt ruông. Ðối với vùng đất đã được cải tạo cũng không được để đất bị hạn, ở những vùng không thuận lợi trong việc tưới do thiếu nước ngọt rửa mặn thì tuyệt nhiên cũng không nên làm ải. 2. Nhóm đất phèn (Ðất chua mặn) Tên theo FAO-UNESCO - Thionic Fluvisols (Flt) 2.1. Diện tích và phân bố: đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm trên 6,5% diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hải Phòng, Thái Bình... ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh thuộc miền Trung. 2.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành đất phèn Ðất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn. Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước. Những diện tích đang được canh tác chủ yếu trồng lúa, cói và một số loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp do đất chua mặn. Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa. Trong đất xảy ra các quá trình mặn hóa, chua hóa, glây và sét hóa làm cho đất có thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên trong đất phèn hai quá trình mặn hóa và chua hóa diễn ra rất mạnh và chúng quyết định các đặc tính của đất phèn. - Quá trình mặn hóa: được hình thành do trong đất có chứa một số lượng muối tan nhất định như muối NaCl, Na2SO4. Các muối này có nguồn gốc từ nước biển, trải qua thời gian lượng muối NaCl đã giảm nhờ tính hòa tan cao, còn lại muối Na2SO4 được tích lại ở đất phèn. Trong đất phèn do ion Cl- dễ bị rửa trôi trong khi ion SO42- lại thường xuyên được bổ sung, tích lũy bởi quá trình phèn hóa trong qua trình phân hủy các xác hữu cơ (sú, vẹt, đước) do đó tỷ lệ Cl-/ SO42- < 1. Hàm lượng Cl- và SO42- có chiều hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện. - Quá trình chua hóa: Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân làm cho đất bị chua và có chứa nhiều muối phèn. Theo Amio (Thụy Ðiển) thì mẫu chất chứa nhiều secqui oxit, còn Morman thì cho rằng do lưu huỳnh có nguồn gốc từ biển. Hoàng Kế Mậu (Trung Quốc) chứng minh rằng trong đất chứa nhiều tàn tích sú vẹt đã biến đổi làm cho đất tích lũy nhiều sunphat và hóa chua. Thực tế nghiên cứu của các học giả Việt Nam đi đến kết luận sơ bộ về nguyên nhân làm cho đất chua là do lưu huỳnh có nguồn gốc từ nước biển tích lũy lại theo 2 con đường. + Con đường thứ nhất là do những phản ứng hóa học thuần túy như kiểu các muối sunphat ít tan khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO42- làm đất hóa chua. + Con đường thứ hai qua tích lũy sinh học từ xác các thực vật rừng ngập mặn (phổ biến là các cây sú, vẹt, đước...). Trong quá trình sống các loại cây này hấp thụ và tích lũy S ở dạng hữu cơ, sau khi chết đi xác của chúng được phân giải ở điều kiện yếm khí, các hợp chất chứa lưu huỳnh bị biến đổi thành S2- chủ yếu ở dạng pyrite (FeS2) và sunphua hydro (H2S), hợp chất FeS2 trong đất khi gặp điều kiện oxy hóa chúng sẽ biến đổi tạo ra SO42-. Quá trình hóa chua trong đất có thể minh họa theo sơ đồ dưới đây: VSV yếm khí oxy hóa Tàn tích hữu cơ ® H2S, FeS2 ® H2SO4 và FeSO4 Phản ứng xảy ra cụ thể như sau: 2FeS2 + 7O2 +2 H2O ® 2FeSO4 + 2H2SO4 (1) 2FeSO4 + H2SO4 + 1/2 O2 ® Fe2(SO4)3 + H2O (2) Fe2(SO4)3 + 6H2O ® Fe(OH)3 + 3H2SO4 (3) Các phản ứng trên xảy ra có sự tham gia của các khuẩn khử sunphat và vi khuẩn Thiobacillus Ferrooxydans. Ðất bị chua là do H2SO4 được sinh ra trong đất theo các phản ứng trên. Axit sunfuric phá hủy khoáng sét giải phóng ra nhiều sắt, nhôm và cùng với lượng sắt nhôm tự do có sẵn chúng kết hợp với gốc anion SO42- tạo ra các dạng muối phèn sắt, nhôm cao trong đất. Nước ruộng ở vùng đất phèn thường trong do các hydroxit sắt, nhôm tạo ra gặp các hạt keo đất âm sẽ bị kết tủa tạo ra lớp váng có màu nâu vàng hoặc trắng. Xét về nguồn Fe có thể tích lũy theo con đường sinh học như nói ở trên hoặc qua con đường hóa học thuần túy nhờ phân giải các secqui oxit (Oxit sắt hòa tan khi pH < 3,3 tạo ra Fe2SO4 hay FeCl3). Còn Al chỉ tích lũy nhờ các phản ứng hóa học. Al trong phiến gipxit của khoáng có thể trao đổi với H+ của axit khi pH < 4,0, phản ứng xảy ra chậm. Các muối nhôm sau khi tạo thành bị thủy phân đã làm cho hàm lượng Al3+ ở trạng thái di động trong dung dịch đất tăng lên rất độc đối với cây trồng. 2.3. Phân loại đất phèn Theo phân loại đất của FAO-UNESCO đất phèn được xác định do sự có mặt ở trong phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính đó là tầng sinh phèn (sunfidic horizon) và tầng phèn (sulfuric horizon). Nếu đất chỉ có tầng chứa vật liệu sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (thường có cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt động. + Tầng sinh phèn (sulfuric horizon) là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn (sulfuric materials) là tầng sét hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S); khi oxy hóa cho pH dưới hoặc bằng 3,5. + Tầng phèn (sulfuric horizon) là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát trển của đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt màu vàng rơm (2,5Y) có pH thường dưới 3,5. Tầng chứa Jarosite cũng là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động. Nhóm đất phèn (Thionosols) được chia ra thành các đơn vị sau - Ðất phèn tiềm tàng: Protothionic Gleysols (FLtp). - Ðất phèn hoạt động: Orthithionic Fluvisols (FLto) Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét: %>50%), đất rất chua (pHKCl: 3- 4,5). Hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 2- 4%); hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo cả tổng số và dễ tiêu (P2O5% 50 mg/100g đất). Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu các đơn vị đất phèn chính a. Ðất phèn tiềm tàng (Protothionic Gleysols- GLtp ): Có khoảng 600 ha tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Ðất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng chính là tầng vật liệu chứa phèn (Sulfidic Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S). Ðất phèn tiềm tàng hiện đang được khai thác trồng lúa, nuôi tôm, ở những rừng ngập mặn sú, vẹt, đước có một số diện tích phèn nhiều đặc thù hiện đang được bảo vệ để bảo tồn những đàn chim quý hiếm. - Cấu tạo phẫu diện của đất phèn tiềm tàng thể hiện ở phẫu diện ở VN 28, tại xã Tam Giang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3O, rừng đước tự nhiên. Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 15cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 4/2,5; khô: 10YR 6/2); sét; ướt; có nhiều vệt đen xác hữu cơ và xác cành nhỏ mục; phía trên mặt có lớp hữu cơ mỏng thối đen; có các vệt nhỏ màu rỉ sắt, hang hốc nhiều đùn thành ụ cao; chuyển lớp từ từ. AB (15- 35cm): Ðen hơi nâu (ẩm: 7,5YR 3/2; khô: 2,5YR 6/2); sét; ướt; dẻo dính; có các vệt đen xác hữu cơ, xác cành rễ mục; dưới tầng có lẫn ít sét màu xám xẫm; chuyển lớp từ từ. Bw1 (35-55cm): Xám vàng (ẩm: 2,5Y 4/1; khô: 2,5YR 6/2); sét; ướt; dẻo dính; lẫn xác thực vật mục; chuyển lớp rõ.  Bw2 (55-95cm): Ðen hơi nâu (ẩm: 10YR 2/2; khô: 10YR 6/2); sét; ướt; rời; dễ thấm và thoát nước, có xác bã thực vật mục; chuyển lớp rõ.  Br (95- 125cm): Nâu vàng xỉn (ẩm: 5Y 5/1; khô: 5Y 6/1); sét; ướt; dính; dẻo; dễ bị vỡ tạo thành các tảng lớn; còn ít vệt đen mờ; chuyển lớp từ từ. BC (125-160cm): Nâu vàng (ẩm: 10YR 4/3); xen lẫn với các ổ sét màu xám sáng; ướt; dẻo; dính; dẽ bị lở thành tảng lớn. b. Ðất phèn hoạt động (Orthithionic Fluvisols- FLto): Có khoảng gần 1,4 triệu ha phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ðất hoạt động được hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng chỉ thị của đất phèn hoạt động; pH của đất thường dưới 3,5. Ðất này thường được sử dụng trồng lúa. - Cấu tạo phẫu diện của đất phèn hoạt động thể hiện ở phẫu diện ở VN 33, xã Tân Lập, huyện Mộc hóa, tỉnh Long An. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3o, rừng đước tự nhiên. Ðặc điểm phân tầng Ap1 (0- 15cm): Ðen hơi nâu (ẩm: 10YR2/1; khô: 10YR 5/1); sét; ướt nhão; có các cục lớn; phía trên nhiều rơm rạ nát và rễ lúa; chuyển lớp từ từ. Ap2 (15- 30cm): Ðen hơi nâu (ẩm: 10YR 2/1,5; khô: 10YR 4/1); xen các ổ sét màu xám nâu; hơi ướt; chặt; có các vệt nâu vàng rỉ sắt dọc theo rễ lúa; chuyển lớp đột ngột. Bj (30- 70cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 5/2,5; khô: 10YR 6/2); nhiều ổ màu nâu vàng rỉ sắt ở phía trên; phía dưới có các ổ vàng sáng hơn (ẩm: 2,5Y 7/6,5; khô: 5Y 8/5); chuyển lớp từ từ. Bh1 (70- 95cm): Nâu xỉn (ẩm: 7,5YR 5/3; khô: 7,5YR 5/2); sét; ướt; dẻo; dính; nhiều vệt xác bã thực vật lớn; chuyển lớp từ từ. Bh2 (95-130cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 4/2; khô: 7,5YR 4/1); sét; ướt; dính; dẻo; nhiều vệt bã xác thực vật đã phân hủy; chuyển lớp từ từ. BC (130-170cm): Nâu xám (ẩm: 7,5YR 4/2; khô: 7,5YR 4/1); thịt pha sét; ướt; dẻo; dính; nhiều xác thực vật đã nhuyễn; dưới đáy tầng có các hạt kết von rắn. c. Hướng sử dụng và cải tạo nhóm đất phèn Diện tích đất phèn bỏ hoang ở nước ta hiện nay còn khá lớn. Những diện tích đất phèn đã được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa (đông xuân và hè thu) năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa hàng năm. Trên loại đất này nông dân nông dân có kinh nghiệm "ém phèn" để trồng lúa bằng biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và tháo nước theo định kì. Với hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện cùng với sự thay thế những giống có khả năng chống chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6- 7 tấn thóc/ ha/ năm. Ðất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo chúng người ta thường áp dụng các biện pháp chính sau: - Biện pháp thủy lợi Ðể có thể sản xuất ở trên vùng đất phèn mới khai hoang phải tiến hành thau rửa chua mặn do đó biện pháp thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu. Muốn thau rửa mặn người ta thường tiến hành lên líp hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song. Một số nơi có kinh nghiệm khoan các giếng sâu, thường xuyên bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu, hạ thấp mực nước ngầm mặn (mỗi giếng đảm nhiệm diện tích cho khoảng 100 ha). - Bón vôi cho đất Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn (một, hai vụ thì chua trở lại). Do đó theo các kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lượng vừa phải (tương đương 1/3- 1/4 mức độ chua thủy phân) là kinh tế nhất. - Biện pháp phân bón Bón phân cân đối giữa N,P,K và hợp lý cho cây trồng. Trong các loại phân bón N,P,K cần lưu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn cho hiệu quả sử dụng rất cao, vì lân cũng chính là yếu tố dinh dưỡng hạn chế rõ nhất đối với cây trồng trên loại đất này, đối với đất phèn nên dùng tecmophosphat tốt hơn so với supe phosphat để tăng thêm tính kiềm giảm độ chua và hạn chế thêm khả năng tích lũy SO42- trong đất hoặc có thể sử dụng trực tiếp bột apatit hay bột phosphorit bón cho đất với liều lượng cao. - Biện pháp canh tác Ðối với các biện pháp canh tác, việc làm đất cần phải lưu ý giữ nước thường xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên để nước cạn và tuyệt đối không cày ải đối với đất phèn. Những nơi đất bị phèn mạnh phải "lên líp" rửa phèn rồi mới sử dụng cho trồng trọt được. Ðối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây có tính chống chịu phèn (hoặc chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nước có thể trồng cói một số năm cho giảm lượng muối phèn trước khi trồng lúa. Những nơi đất có địa hình cao có thể trồng dứa, mía hoặc một số loại cây ăn quả có khả năng tồn tại và phát triển được ở đây. Trong thực tế việc thau chua rửa mặn ở đây gặp rất nhiều khó khăn bởi những vùng đất phèn cũng là những vùng rất thiếu nước ngọt nên việc đảm bảo nước cũng chỉ giải quyết được ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước ngọt. 3. Ðất phù sa Nhóm đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của sông không chịu ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa. Về mặt hình thái nhóm đất phù sa mang đặc tính xếp lớp (Fluvic properties), theo phân loại của FAO đất phù sa có các tầng A. Ochric; A.Mollic và A.Umbric hay H. Histic. Do đặc điểm cấu tạo về địa chất và địa hình của nước ta những nhóm đất được bồi tụ phù sa thường hình thành về phía biển. Theo các hệ thống sông chính đất phù sa được hình thành và phân bố thành hai đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ngoài ra còn một dải đồng bằng hẹp ở vùng ven biển miền trung. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của các nhóm đất phù sa trên: 3.1. Ðất phù sa hệ thống sông Hồng: Là nhóm đất phù sa thuộc đồng bằng Bắc Bộ được hình thành do sự bồi tích phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng có đặc điểm: thủy chế thất thường, có năm lũ lớn có năm lũ nhỏ nên đất phù sa sông Hồng có sự biến động lớn về thành phần cơ giới trên bề mặt cũng như theo chiều sâu phẫu diện. Ðất phù sa sông Hồng có thành phần cơ giới dao động chủ yếu từ thịt nhẹ đến thịt trung bình do đó phù hợp với rất nhiều loại cây trồng. Trầm tích sông Hồng có độ phì nhiêu tự nhiên cao, có phản ứng trung tính và độ no bazơ cao do đó đất thường giàu các kim loại kiềm và kiềm thổ a. Diện tích và phân bố: diện tích khoảng 600.000 ha (bao gồm cả lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình). Phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng... Vùng đất này nằm gọn trong vùng châu thổ Bắc Bộ kẹp giữa hai dãy núi Tây Bắc và Ðông Bắc, phía Đông mở ra biển, phía Nam ngăn cách với đồng bằng Thanh Hóa bởi một dãy đồi núi thấp. b. Ðiều kiện và quá trình hình thành Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy sang Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ chảy qua những vùng đất đỏ được hình thành trên đá vôi, đá phiến mica, đá gơnai, phiến thạch sét, mỏ apatit... Nước sông Hồng lúc nào cũng có màu đỏ đục ngầu do mang theo những sản phẩm xói mòn, rửa trôi của hàng chục vạn hecta đất đỏ từ thượng nguồn về. Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình. Mùa hạ nóng và mưa nhiều (tháng 4-10), mùa đông lạnh và khô hanh đầu mùa nhưng cuối mùa thì ẩm ướt do mưa phùn (tháng 11-4). Lượng mưa bình quân 1600-1900 mm/năm. Ðộ ẩm không khí bình quân trong năm là 82- 83%, tháng 2 đến tháng 4 có thể lên tới 90% do mưa phùn. Ðịa hình toàn vùng ở đồng bằng sông Hồng khá bằng phẳng, hơi nghiêng từ Tây bắc sang Ðông nam. Nơi cao nhất không quá 25m, nơi thấp nhất khoảng 3m. Từ thời xa xưa sử sách đã nhận xét "Nhất bình đản ngoại cảnh vô sơn", câu này có nghĩa là ở đây toàn đồng bằng và không có núi đồi gì cả. Thủy chế sông thất thường, mùa mưa có lưu lượng nước khoảng 30.000 m3/giây, chứa 900-1300 g cặn phù sa/m3 nước; mùa khô lưu lượng nước chỉ khoảng 460 m3/giây và trong mỗi mét khối nước chỉ chứa khoảng 500g cặn phù sa. Ðể chống lại lũ lụt hàng năm, từ lâu nhân dân ta đã đắp một hệ thống đê chạy dọc sông. Sau khi đắp đê toàn bộ vùng không được bồi đắp phù sa trên toàn bộ bề mặt đồng bằng, đồng bằng mang tính chất được bồi đắp dở dang. Những vùng trước đây bị vỡ đê, nước lụt tràn vào làm cho một số nơi đất bị khoét sâu thành vực có chỗ bồi đắp toàn cát, có chỗ lại được bồi lớp phù sa mịn... Cũng do việc đắp đê mà hàng năm có một lượng phù sa lớn được đổ ra biển (khoảng 130 triệu tấn/ năm) nên ở các cửa sông mỗi năm đất có thể lấn ra biển tới hàng trăm mét. Dải đất nằm ở phía ngoài đê (đất bãi) do năm nào cũng được bồi phù sa nên đất ở đây luôn được trẻ hóa và màu mỡ. Thành phần hoá học của cặn phù sa này rất phong phú với các chất tổng số: SiO2 = 55-65%, R2O3 = 25-30%, N = 0,2-0,3%, P2O5 =0,4-0,6%, Na2O + K2O =2-3%, CaO + MgO% = 2-2,5%, pH =7-7,5. 3.2. Ðất phù sa hệ thống sông Cửu Long Sông Cửu Long (hay sông Mêkông) là một con sông có chiều dài chảy qua 5 nước Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam. Ðến nước ta sông chia ra thành 9 nhánh chảy ra biển chính bởi vậy mới có tên là "Cửu Long". Sông Cửu Long có đặc điểm chính khác với sông Hồng về thủy chế của sông khá điều hòa nhờ vào chiều dài của sông, độ dốc không lớn và trước khi chảy vào Việt Nam một lượng nước khá lớn đã chảy vào Biển Hồ của Campuchia nên vào mùa mưa lũ nước được điều tiết vào Biển Hồ và những vùng úng trũng lớn như vùng Ðồng Tháp Mười, U Minh trước khi lan tỏa trên toàn bộ vùng đồng bằng. Do ở đồng bằng sông Cửu Long không có đê nên vào mùa mưa lũ nước ngập tràn trên phần lớn diện tích vùng đồng bằng. Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long thấp hơn sông Hồng, trong mùa mưa lũ cũng chỉ đạt khoảng 250 g/m3, song với tổng lượng nước chảy qua sông hàng năm rất lớn khoảng 1400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hàng năm ở đây cũng rất lớn (khoảng 1- 1,5 tỷ m3) lượng phù sa này được lan tỏa theo các hệ thống kênh, rạch chằng chịt dài hơn 3000 km ở đây. a. Diện tích phân bố: Ðất phù sa sông Cửu Long có diện tích khoảng 850.000 ha (lớn thứ hai sau diện tích đất phèn ở đồng bằng Nam Bộ). Phân bố dọc hai bên bờ sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Ðây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng nước ta. b. Ðiều kiện và quá trình hình thành Khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình (không có mùa đông) với hai mùa mưa và mùa khô phân chia rõ rệt trong năm. Ðặc biệt, mùa khô ở đây kéo dài ở đây đã chi phối tới hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẫu diện đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lổ đỏ vàng đặc trưng. Do phù sa thường xuyên bồi đắp và lan tỏa khá đều trên toàn bộ bề mặt của đồng bằng nên bề mặt đất đai ở đây bằng phẳng hơn so với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nằm ở cuối hệ thống sông dài nên phù sa chủ yếu là phù sa mịn điều này đã quyết định đến thành phần cơ giới nặng của đất ở vùng châu thổ này, nhìn chung đất ở đây có thành phần cơ giới từ thịt nặng cho đến sét và thành phần cơ giới này không có sự biến động lớn theo chiều sâu như ở đất phù sa sông Hồng. Do những tác động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa và môi trường ngập mặn... đã làm cho lớp phủ thổ nhưỡng đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm riêng, đất phù sa thường có sự xen kẽ khá phức tạp với những vùng đất phèn và đất mặn. 3.3. Ðất phù sa của hệ thống sông ngắn miền Trung Phần lớn các con sông ở miền Trung nước ta đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn như sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Gianh, Nhật Lệ, Bến Hải, Thạch Hãn, sông Hương... những con sông này có đặc điểm chung là ngắn, dốc, chảy qua những vùng đất, mẫu chất nghèo dinh dưỡng hơn nên chúng thường có độ phì nhiêu thấp hơn so với đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long. Ðộ phì nhiêu của đất thấp hơn được thể hiện qua các mặt sau: màu sắc của đất ở đây thường thiên về màu xám hay nâu xám đặc trưng chứ không có màu nâu hay nâu đỏ như đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long. Hầu hết đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ cát pha, thịt nhẹ do các mẫu chất phù sa chủ yếu được hình thành từ các loại đá mẹ macma axit, độ dốc của các sông thường lớn nên tốc độ dòng chảy mạnh, lũ lụt lên xuống nhanh nên khả năng lắng đọng các hạt mịn thấp. 3.4. Hệ thống phân loại nhóm đất phù sa Nhóm đất phù sa (Fluvisols) có thể chia ra các đơn vị (Soil unit) như sau: Ðất phù sa trung tính ít chua (P) Eutric Fluvisols (Fle) Ðất phù sa chua (Pc) Dystric Fluvisols (Fld) Ðất phù sa glây (Pg) Gleyic Fluvisols (Flg) Ðất phù sa mùn (Pu) Umbric Fluvisols (Flu) Ðất phù sa có tầng đốm rỉ (Pr) Cambic Fluvisols (Flb) Sau đây là mô tả một số đơn vị đất chính: a. Ðất phù sa trung tính ít chua (Eutric Fluvisols - FLe ) Diện tích và phân bố: Diện tích: 225.987 ha. Ðất phù sa trung tính ít chua là đơn vị đất phù sa màu mỡ, có dung tích hấp thu và mức độ bão hòa bazơ cao, do đặc điểm mẫu chất của hệ thống sông, điều kiện địa hình và chế độ nước chủ động tưới tiêu. Ðất phù sa trung tính ít chua phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Về hình thái phẫu diện đơn vị đất phù sa trung tính ít chua thường có những tầng chẩn đoán sau: Tầng A- Mollic khá dày từ 18- 25cm có khi còn dày hơn ở những bãi bồi ngoài đê. Ðất có cấu trúc hạt hay cụ nhỏ, tơi xốp, ít chặt. Tầng B- Argic có độ dày khác nhau có khi dày tới 50cm. Có tỷ lệ sét cao hơn tầng trên (5- 10%), cấu trúc hạt nhỏ và dạng phiến mỏng, ít chặt. Tầng C: thường thể hiện rõ bản chất của mẫu chất sông, có cấu trúc phiến lẫn hạt, cục nhỏ và thường có chứa nhiều vảy mica óng ánh. Về thời gian hình thành thì đây là đơn vị đất còn khá trẻ, chưa phân hóa rõ và còn giữ được những bản chất rất đặc trưng của đất phù sa như: đất thường có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ (tỷ lệ sét trong đất khoảng 20- 30%), có màu nâu tươi đặc trưng, đất có phản ứng trung tính (pHKCl dao động chủ yếu: 6,5- 8), độ no bazơ của đất cao (BS% >70%), hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 1,5- 2,0%); đạm tổng số trung bình khá (N%: 0,12- 0,15%); lân và kali khá (P2O5%: 0,11- 0,15%); (K2O%: 1,6- 2,2%), các chất dễ tiêu trong đất nhìn chung đều đạt ở mức trung bình đến khá, giàu. Kết quả phân tích chung về các nguyên tố vi lượng cho thấy đất có hàm lượng Cu, Zn khá, còn Mo và B nghèo. - Tính chất của đất phù sa trung tính ít chua được thể hiện rõ qua phẫu diện VN03 và VN32. - Ðặc điểm hình thái phẫu diện VN 03 lấy tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 3o. Trồng lúa mùa đã thu họach. Ðặc điểm phân tầng Ap1 (0- 16cm): Nâu đỏ xỉn (ẩm: 5YR 4/3; khô:7,5YR 6/3); thịt pha sét; ẩm, có nhiều rễ lúa; nhiều vệt nứt nhỏ theo chiều dọc; chuyển lớp rõ. Ap2 (16- 27cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/4; khô:7,5YR 6/4); có lớp sét mỏng màu vàng xẫm; xen ít đốm nâu đen; thịt pha cát; ẩm; chuyển lớp từ từ. Aw (27- 56cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/4; khô:7,5YR 6/3); thịt pha cát; cuối tầng có xen lớp cát mỏng hơi thô dày; ẩm; có rễ lúa; có ít đốm nâu đen; chuyển lớp từ từ. B (56- 76cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 6/4); có ít đốm nâu đen; thịt pha sét và cát; tơi xốp; ẩm; chuyển lớp từ từ. BC1 (76- 97cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/4; khô:7,5YR 6/4); thịt pha cát; tơi; xốp; ẩm; có ít đốm nâu đen; chuyển lớp từ từ. BC2 (97-112cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 6/4); thịt pha cát; có ít đốm nâu đen; ẩm; chuyển lớp từ từ. BC3 (112-131cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/4; khô:7,5YR 6/4); có ít đốm nâu đen; cát; ẩm; chuyển lớp từ từ. BCw (131-147cm): Nâu tươi (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 6/4); thịt pha cát; ẩm; có ít đốm nâu đen. - Phẫu diện VN 32 lấy tại phường 11 thị xã Cao Lãnh tỉnh Ðồng Tháp. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 30. Cây trồng lúa. Ðất phù sa trung tính ít chua (Eutric Fluvisols). Ðặc điểm phân tầng Ap1 (0- 10cm): Nâu đỏ xỉn (ẩm: 5YR 4/3; khô:7,5YR 5/3); thịt trung bình; ẩm; dẻo dính; mịn hơi chặt; có nhiều rễ lúa; nhiều chấm màu nâu rỉ sắt như mao quản rễ; có ít kẽ nứt theo chiều dọc phẫu diện; chuyển lớp từ từ. Ap2 (10- 20cm): Nâu xám (ẩm: 5YR 4/2; khô:7,5YR 6/2); thịt pha sét; ẩm; dẻo; dính, mịn, chặt; còn nhiều rễ lúa; có ít vệt đen xác hữu cơ; phía dưới có ít vệt vàng nâu; chuyển lớp rõ. Bw1 (20- 55cm): Nâu (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 5/6); xen các vệt nâu sẫm; sét; ẩm; hơi chặt; phần trên có rễ lúa; có vệt nâu đen rỉ sắt; có các hạt von mềm đường kính 5mm màu nâu vàng; chuyển lớp từ từ. Bw2 (55- 95cm): Nâu (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 5/6); xen ít vệt nâu tím sáng theo kẽ nứt; sét; ẩm; dẻo; hơi chặt; phía dưới tầng có các cụm hạt kết von màu đen nâu; chuyển lớp rõ. BC1 (95-130cm): Xám sáng (ẩm: 2,5Y 6/1; khô:2,5Y 7/1); sét; ướt; hơi chặt; phía trên có những ổ nâu vàng, phía dưới ít hơn; chuyển lớp từ từ. BC2 (130-160cm): Xám sáng (ẩm: 2,5Y 5/1,5; khô:5YR 7/1); thịt pha sét; ướt; dẻo dính; có nhiều kết von nâu vàng đến đen theo rễ và xác thực vật. Ðất phù sa trung tính ít chua là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/ năm với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao. Biện pháp cơ bản để sử dụng đơn vị đất này một cách bền vững có hiệu quả là phải biết kết hợp tưới tiêu hợp lý và bón phân cân đối. Ðiều cần lưu ý là phải duy trì và tăng cường chất lượng hữu cơ cho đất để bảo vệ độ phì tiềm tàng của đất. Vì đây là loại đất canh tác tốt nhất nên cần phải giữ và bảo vệ diện tích đất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế tối đa hiện tượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp, đồng thời phải chú ý chống hịên tượng thoái hóa đất do ô nhiễm đất nhất là những vùng ngoại ô và gần các khu công nghiệp. b. Ðất phù sa chua (Dystric Fluvisols - FLd) Diện tích và phân bố: Diện tích: 1.665.892 ha. Ðất phù sa chua là đơn vị đất phổ biến nhất trong nhóm đất phù sa ở Việt Nam, phân bố từ Bắc vào Nam và chiếm đại bộ phận diện tích đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung, ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long đất phù sa chua thường phân bố bao quanh đất phù sa trung tính ít chua nằm ở phần trung tâm. Ðặc điểm chính của đơn vị đất phù sa chua là: - Ðất có độ bão hòa bazơ thấp hơn 50% (ít nhất ở độ sâu từ 0- 20 hoặc 0- 50cm) và trong hình thái phẫu diện đất từ bề mặt đất cho đến độ sâu 125cm không thấy xuất hiện tầng phèn tiềm tàng hay phèn hoạt động. - Ðất thường có màu nâu hơi nhạt. - Ðất có phản ứng chua toàn phẫu diện (pH = 4,5-5). Hàm lượng nhôm di động khá cao (8-12 mg/100g). - Hàm lượng hữu cơ của đất trung bình đến khá (OC%: 1-3%); hàm lượng đạm trung bình (N%: 0,01- 0,02%). - Lân tổng số và lân dễ tiêu ở mức trung bình đến nghèo (P2O5%: <0,07% và P2O5dt: 1- 5mg/100g theo Oniani). - Hàm lượng kali tổng số trung bình và hàm lượng Kali trao đổi từ trung bình đến giàu tùy đặc điểm phù sa của từng vùng. c. Mô tả một số phẫu diện điển hình của đơn vị đất phù sa chua Phẫu diện VN 26 lấy tại xã Ðịnh Tân, huyện Yên Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 30. Cây trồng lúa. Ðất trồng lúa đang phơi ải. Tên đất phù sa chua sông Mã (Distric fluvisols): Ðặc điểm phân tầng Ap1 (0-10 cm): Nâu nhạt (Ẩm: 2,5Y 5/4; Khô: 2,5Y 6/3); thịt pha sét; khô; chặt cứng; có nhiều vết nứt nẻ; nhiểu rễ cỏ; chuyển lớp từ từ Ap2 (10-30cm): Nâu vàng nhạt (ẩm: 2,5Y 4/3; Khô: 2,5Y 6/3); sét pha thịt; ẩm hơn tầng trên; chặt; dẻo; còn một số vết nứt nẻ; còn rễ cỏ; lốm đốm vệt rỉ sắt; chuyển lớp từ từ. B1 (30-70cm): nâu vàng nhạt (ẩm: 2,5Y 4/4; Khô: 2,5Y 6/4); sét; ẩm; chặt dẻo; có nhiều đốm kết von màu rỉ sắt và màu đen; chuyển lớp từ từ B2 (70- 100 cm): nâu (Ẩm: 10YR 4/4; Khô: 2,5Y 6/4); sét pha thịt; ẩm; dẻo dính hơn tầng trên; có nhiều đốm kết von màu rỉ sắt và màu đen hơn tầng trên; có các lưỡi xâm nhập sét màu xám từ tầng trên xuống tầng dưới; chuyển lớp từ từ. BC1 (100-130 cm): nâu vàng xỉn (ẩm: 10YR 5/3; Khô: 2,5Y 7/2); xen vàng (Ẩm: 10YR 6/6; Khô: 2,5Y 6/4); sét pha thịt; ẩm; dính dẻo; kết von thưa dần; chuyển lớp từ từ. BC2 (130-160 cm): nâu vàng hơi xám (ẩm: 10YR 5/2; Khô: 2,5Y 7/6); sét; ẩm hơn tầng trên; dính dẻo; mịn; còn ít vệt kết von màu đen.  Phẫu diện NB 10 Xã Khánh An, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trồng lúa 2 vụ lúa, năng suất trung bình 3,2- 3,7 tấn/ ha/ vụ. Ðặc điểm phân tầng Ap1 (0- 12cm): Xám nâu (10YR 6/3 M) ẩm, thịt trung bình; sét pha cát và thịt (sandy clay loam); cấu trúc cục trung bình; rất ít lỗ hổng bé; chặt; có nhiều rễ lúa; chuyển lớp rõ. AB (12- 30cm): Màu xám nâu hơi vàng (10 YR 6/4 M); ẩm; thịt nặng- thịt pha sét (clay loam); rất ít lỗ hổng; cấu trúc cục trung bình; chặt; chuyển lớp rõ. B (30- 70cm): Xám nâu nhạt (ẩm: 10 YR 6/2 M); ướt thịt nặng- thịt pha sét (clay loam); glây trung bình; có những vết rỉ sắt nhỏ 10 YR 4/4; chuyển lớp đột ngột. C (70- 120 cm): Màu xám (10 YR 6/2 M); ướt; thịt nhẹ- thịt pha cát (sandy loam); có nhiều vảy mica nhỏ óng ánh; tơi. Phẫu diện số 23 lấy tại xã Diên Ðồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Ðất trồng chuối NS 3,5- 4,0 tấn/ ha/ vụ. Ðặc điểm phân tầng A (0-24cm): Màu nâu nhạt (10 YR 6/4 M); ẩm; sét (clay); ít lỗ hổng bé; cấu trúc cục trung bình; chặt chuyển lớp từ từ. A (24- 53cm): Màu nâu nhạt (10 YR 6/4 M); ẩm; sét (clay); cấu trúc cục trung bình; chặt chuyển lớp từ từ. A (53- 100cm): Màu nâu nhạt (10 YR 7/3 M); ẩm; sét (clay) cấu trúc cục trung bình chặt, glây yếu. Phẫu diện 263 CB.TG lấy tại xã Hạ Mỹ Bắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trồng 2 vụ lúa (Lúa Ðông Xuân và Hè Thu). Ðặc điểm phân tầng A (0- 18cm): Màu xám đen (10 YR 5/2 M); ẩm, sét (clay); cấu trúc cục trung bình; tảng; ít chặt, có ít lỗ hổng nhỏ; glây yếu; chuyển lớp rõ về màu sắc. Bg1 (18- 40cm): Màu xám nâu (10 YR 6/3 M); ẩm; sét (clay); cấu trúc cục trung bình; glây yếu; chuyển lớp rõ về màu sắc. Bg2 (40- 60cm): Màu nâu vàng (10 YR 6/6 M); ẩm; sét (clay); có lẫn nhiều ổ sét màu trắng (10 YR 8/1 M); dính, dẻo; glây trung bình; chuyển lớp rõ về màu sắc. BC (60- 95cm): Màu xám nâu (10 YR 6/2 M); ẩm; sét (clay); ít chặt; dẻo; glây trung bình; chuyển lớp rõ về màu sắc. Cg (95- 125cm): Màu nâu vàng (10 YR 7/4 M); nhão; sét (clay); lẫn ít vệt hữu cơ màu đen (10 YR 4/1 M) rải rác; chặt; glây mạnh.   Ðất phù sa chua là loại đất chiếm diện tích lớn trong nhóm đất phù sa (đặc biệt phù sa vùng Duyên Hải, Trung Bộ). Ðất được sử dụng cho canh tác rất đa dạng từ trồng các loại hoa màu, lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Những vùng đã được xây dựng hệ thống thủy lợi tốt, chủ động đảm bảo tưới tiêu và thâm canh cho năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất cũng rất cao. Tuy nhiên khi sử dụng đất phù sa chua cần lưu ý nâng cao hàm lượng hữu cơ và giảm dần mức độ chua của đất, cần tăng cường thâm canh phân bón và sử dụng cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, bởi vì loại đất này các nguyên tố N, P, K thường bị mất cân đối. Những nơi đất canh tác chuyên màu hoặc lúa- màu cần áp dụng các công thức luân canh với các loại cây họ đậu để cải thiện độ phì đất. d. Ðất phù sa có tầng đốm rỉ (Cambic Fluvisols - FLb) Diện tích và phân bố: thống kê không đầy đủ có khoảng mấy chục ngàn ha, phân bố ở các vùng có địa hình hơi cao hoặc cao, vị trí xa sông trên toàn vùng đồng bằng. Gặp ở hầu hết các vùng đất phù sa nhưng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Ðặc điểm chung của đơn vị đất này là tầng mặt có phản ứng chua mạnh, các tầng bên dưới ít chua hơn. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ trung bình đến giàu, đất có hàm lượng đạm từ trung bình đến khá, kali trung bình, song phần lớn lân trong đất ở mức độ nghèo đến rất nghèo cả về hàm lượng tổng số lẫn dễ tiêu. Ðặc điểm hình thái một số phẫu diện điển hình: Phẫu diện VN 36 lấy tại xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 30. Cây trồng lúa. Hiện đang trồng lúa. Ðất phù sa có tầng đốm rỉ (Cambic Fluvisols): Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 10cm): Xám hơi đỏ (ẩm: 2,5YR 4/1,5; khô:2,5Y 6/2); sét; ướt; trên mặt nhão, dưới cứng hơn; có nhiều vệt nâu vàng rỉ sắt theo rễ lúa; phía dưới có nhiều kẽ nứt vệt nâu vàng rỉ sắt; rất nhiều rễ lúa; xác rơm rạ vùi và ít vệt đen xác hữu cơ; chuyển lớp từ từ. AB (10- 35cm): Ðen hơi nâu (ẩm: 5Y 2/2; khô: 5Y 6/2); sét; ướt; dẻo; dính; hơi chặt; phía trên có các vệt nâu vàng rỉ sắt; phía dưới có ít ổ sét trắng vàng; có các lốm đốm nhỏ màu đen chuyển lớp rõ. Bw1 (35-80cm): Vàng cam xỉn (ẩm: 10YR 5/5; khô: 10YR 7/1); sét; ướt; hơi chặt; mịn; giữa tầng có nhiều ổ kết von (khoảng 5%) màu nâu đỏ có kích thước khác nhau, cứng, vỡ khi bóp; phía dưới ít và mềm hơn; chuyển lớp từ từ. Bw2 (55- 95cm): Nâu (ẩm: 7,5YR 4/6; khô:7,5YR 5/6); xen ít vệt nâu tím sáng theo kẽ nứt; sét; ẩm; dẻo; hơi chặt; phía dưới tầng có các cụm hạt kết von màu đen nâu; chuyển lớp rõ. BC1 (80- 130cm): Xám hơi đỏ (ẩm: 2,5Y 4/1; khô: 2,5Y 6/2); sét; ướt; có các đốm vệt màu vàng rỉ sắt; kết von mềm không chặt dễ tạo tảng; chuyển lớp từ từ. Cr (130-160cm): Xám hơi đỏ (ẩm: 2,5Y 4/1,5; khô: 2,5Y 6/1); sét; ướt; mềm; không chặt dễ vỡ theo tảng; có ít đốm nâu vàng rỉ sắt.   Ðối với đất phù sa có tầng đốm rỉ khi sử dụng đất cần lưu ý đến vấn đề cung cấp nước tưới về mùa khô để hạn chế quá trình hình thành loang lổ và kết von trong đất. Cần cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N, P, K cho cây trồng. Trong các yếu tố dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng cần đặc biệt chú ý tới việc duy trì hữu cơ và yếu tố lân là yếu tố dinh dưỡng hạn chế ở các đơn vị đất này. e. Nhóm đất Glây (GL) Theo phân loại đất phát sinh của Việt Nam năm 1976, nhóm đất Glây và than bùn có tên gọi chung là nhóm đất lầy . Sau khi áp dụng hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO; WRB (tỷ lệ 1/1000.000) chúng được tách ra thành hai nhóm đất glây và đất than bùn, trong đó nhóm đất glây gồm có 2 đơn vị là đất glây chua và đất lầy còn nhóm đất than bùn được tách riêng. (i). Diện tích và phân bố: khoảng 450 nghìn ha. Trên bản đồ phân vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng, loại đất này được tập trung chủ yếu ở các khu vực thấp trũng nhất của đồng bằng thuộc các tỉnh Ninh Bình (Hoa Lư), phân bố rải rác xen với các rải đất khác thuộc các tỉnh Hà Nội (Sóc Sơn), Vĩnh Phú (Mê Linh, Vĩnh Lạc), Bắc Giang (Yên Dũng, Yên Phong, Lục Nam...), Hà Tây (Thanh Oai), Hải Dương (Ninh Thanh, Nam Thanh), Hải Phòng (Thủy Nguyên, Tiên Lãng). Một số diện tích rải rác khác ở miền Ðông Nam Bộ... Ðất được hình thành ở những nơi thấp trũng, ứ đọng nước hoặc có mực nước ngầm nông gần sát mặt đất. (ii). Điều kiện và trình hình thành, đặc điểm đất Ðất glây là đất được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu trầm tích có các đặc tính phù sa. Những nơi có biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu từ 0- 50cm do đất bị ngập nước liên tục, các hạt phù sa mịn lắng đọng trên tầng đất mặt bị phân tán mạnh tạo thành một lớp bùn nhão. Dưới tầng bùn nhão là tầng glây, bí chặt, sắt xám xanh có chứa nhiều chất khử độc, hình thái phẫu diện đất úng nước khác với các loại đất phù sa khác: từ trên xuống là tầng bùn nhão màu xám đen tiếp đến là tầng glây có chứa nhiều sản phẩm hữu cơ bán phân giải và các chất khử nên có mùi hôi tanh. Có thể nhận thấy rõ do quá dư thừa nước và điều kiện phân hủy yếm khí là nguyên nhân chính tạo nên loại đất Glây. Ðây cũng chính là lý do loại đất này không thể trồng được các loại cây nào khác ngoài lúa nếu không có biện pháp cải tạo đất. Ðặc điểm hình thái phẫu diện điển hình được thể hiện như sau: Phẫu diện VN 60 lấy tại xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 30. Cây trồng là lúa. Tên đất glây có ảnh hưởng phù sa (Fluvic gleysols): Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 20 cm): nâu tươi (Ẩm: 7,5YR 4/3; Khô: 7,5YR 6/3); thịt; hơi ẩm; có nhiều rễ lúa; xốp; có nhiều kẽ hở; phía dưới hơi chặt có nhiều vệt đen của xác rơm rạ; chuyển lớp từ từ AB (20-40cm): nâu nhạt (Ẩm: 7,5YR 4/4; Khô: 7,5YR 6/2); thịt pha sét; ẩm phía trên có ít vệt đen của xác hữu cơ; xen lẫn các hạt kết von màu nâu vàng nhạt; phía dưới có vệt vàng nâu ướt; mềm lẫn ít sét xám xanh; glây trung bình; chuyển lớp rõ. Bg1 (40-80cm): xám xẫm (Ẩm: 2,5Y 5/2; Khô: 2,5Y 6/2); sét; ẩm; giữa tầng có nhiều vệt đen nhỏ; các ổ kết von màu vàng xám kích thước 2- 5mm; phía dưới có lẫn ít cát mịn; glây mạnh; chuyển lớp rõ. Bg2 (80- 110 cm): xám xẫm hơi tối (ẩm: 10Y 3/1; Khô: 2,5Y 6/2); sét pha cát; hơi ướt; phía trên có lớp cát mịn màu xám nâu tối; có chỗ tạo thành phiến ngang; phía dưới có ít vệt đen hữu cơ (bã thực vật màu nâu xẫm đang phân hủy); glây mạnh; chuyển lớp từ từ. BC (110-150 cm): nâu xẫm (ẩm: 10YR 3/3; Khô: 10YR 6/2); sét cát pha; ẩm; nhanh đổi màu; phía trên có ít vệt cát mềm; phía dưới có nhiều vệt xác hữu cơ đã phân hủy, có chỗ còn xác bã thực vật màu nâu xẫm đang phân hủy. Tính chất vật lý: thành phần cơ giới (TPCG) của đất chủ yếu là thịt nặng đến sét, tỷ lệ limon và sét thường chiếm >80% cấp hạt cơ giới. Kết cấu đất tầng mặt kém hoặc không có vì khi ngập nước là lớp bùn nhão, đất bị phân tán mạnh, canh tác khó khăn. Khi nước rút hết lớp đất mặt khô bị chặt cứng, nứt nẻ, rễ cây phát triển khó. Nhìn chung đất bị yếm khí mạnh, khó thoát nước, bất lợi cho sinh trưởng của các loại cây trồng. Tính chất hóa học: do điều kiện yếm khí nên quá trình khử chiếm ưu thế, xác hữu cơ tích lũy cao ở dạng bán phân giải nên tuy hàm lượng chất hữu cơ và mùn khá đến giàu (OC: 2- 4%) nhưng chất lượng mùn kém (chủ yếu là mùn thô, axit fulvic > axit humic); tỷ lệ N khá cao (>0,2%) điều này chứng tỏ đất có độ phì tiềm tàng khá. Hiện tượng ngập nước liên tục và quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí sinh ra các axit hữu cơ làm đất chua (pHKCl: 4,2- 5,5); nghèo các cation Ca2+, Mg2+ và các nguyên tố vi lượng. Ðặc biệt trong đất này hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu nghèo đấn rất nghèo (P2O5% <0,06%) và lân dễ tiêu (P2O5 DT < 10mg/100g đất); kali tổng số cao (K2O%: 1.5- 2,0%) gây nên hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng về N, P, K trong đất, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm cho lúa dễ bị sâu bệnh và phẩm chất hạt gạo kém. Có thể nhận định lân là một yếu tố hạn chế năng suất đáng chú ý trong sử dụng và thâm canh đất trũng. Ðất nghèo nguyên tố vi lượng hơn đất phù sa sông Hồng. Quá trình khử chiếm ưu thế trong đất cũng là nguyên nhân đất chứa khá nhiều các chất khử gây độc hại cho cây trồng, làm thối rễ lúa, giảm khả năng chống chịu bệnh của cây và đất không giải phóng được các chất dinh dưỡng theo quá trình khoáng hóa để cung cấp cho cây trồng. Ðất lầy là loại đất xấu (một trong 5 loại đất có vấn đề cần cải tạo ở nước ta). (iii). Hướng cải tạo và sử dụng đất glây - Cải tạo đất bằng thủy lợi Ngay từ những ngày đầu sau khi giành được nền độc lập, Ðảng và Nhà nước ta đã chú trọng bắt tay ngay vào chương trình cải tạo đất "thấp trũng" ngập nước ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng trũng úng của Nam Hà và Ninh Bình, chủ yếu bằng biện pháp thủy lợi hóa "nghiêng đồng đổ nước ra sông". Một mạng lưới thủy lợi tiêu thoát nước (kênh mương và bờ vùng bờ thửa) cùng các công trình trạm bơm tiêu thoát nước đã được xây dựng khá hoàn chỉnh trên một diện tích rộng của vùng đất chiêm trũng. Cho đến nay tiểu vùng sinh thái đất trũng của đồng bằng sông Hồng đã cơ bản được cải tạo, diện tích đất ngập úng, lầy thụt phần lớn đã được cải tạo, tạo ra những cánh đồng thâm canh lúa năng suất cao và các cánh đồng có thể trồng cây hoa màu vụ đông không khác gì so với các vùng đất phù sa phì nhiêu khác của đồng bằng. - Cải tạo đất bằng biện pháp canh tác Ðối với những vùng đất trũng đã cải tạo bằng thủy lợi có khả năng tiêu thoát nước thì cần tiếp tục cải tạo bằng biện pháp canh tác như cày bừa, phơi ải, làm cỏ sục bùn, xới xáo để khắc phục tình trạng yếm khí, khử các chất gây độc hại và cải thịên các chất dễ tiêu trong đất. Một số diện tích đất sau khi đã thoát nước tốt có thể trồng tăng vụ đông xuân ngoài hai vụ lúa vừa tăng thu nhập cho nông hộ vừa cải thiện làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. - Cải tạo bằng phân bón Hoàn thiện chế độ phân bón cho vùng đất trũng là một việc cũng rất quan trọng, dựa vào đặc điểm lý hóa tính của vùng đất trũng, chú ý tập trung bón vôi khử chua và lân là những yếu tố hạn chế của đất bên cạnh việc cung cấp cân đối với đạm và kali. Những chân đất lầy thụt và rất nghèo silic làm cho lúa thường bị bệnh "lúa von" dễ bị đổ sớm nên cần chú ý biện pháp cày vặn ra, bón thêm trấu, tăng lượng phân lân cho đất để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng. Ða số các chân đất trũng úng cũng rất nghèo các nguyên tố vi lượng nên cần bổ sung thêm phân vi lượng theo nhu cầu của từng loại cây trồng cho thích hợp. ÐẤt vùng đỒi núi viỆt nam 1. Nhóm đất xám (X) - Tên theo FAO - UNESCO: Acrisols(AC) Diện tích 19.970.642 ha Phân bố: Nhóm đất này rất phổ biến ở vùng đồi núi, ngoài ra còn gặp ở vùng giáp ranh giữa đồi núi với đồng bằng (vùng bán sơn địa) và vùng phù sa cũ. Nhóm đất xám trong bảng phân loại 1996 có nguồn gốc từ các nhóm: đất xám bạc màu, đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn vàng đỏ trên núi (Feralit - mùn trên núi) trong bảng phân loại đất 1976. 1.1. Hình thành và phân loại Nhóm đất xám được hình thành do sự tác động của một số quá trình: rửa trôi, tích luỹ Fe, Al; tích luỹ chất hữu cơ và mùn, hoá chua. Theo phương pháp phân loại định lượng, những đất có tầng B Argic nằm trong nhóm đất chính Acrisols. Phần lớn diện tích đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xám bạc màu có tầng B Argic điển hình cùng nằm trong nhóm Acrisols. Trong bảng phân loại đất 1996, nhóm đất xám có 5 đơn vị: - Ðất xám bạc màu điển hình (Xb) - Haplic Acrisols (ACh) - Ðất xám có tầng loang lổ (Xl) - Plinthic Acrisols (ACp) - Ðất xám glây (Xg) - Gleyic Acrisols (ACg) - Ðất xám Feralit (Xf) - Ferralic Acrisols (ACf) - Ðất xám mùn trênnúi (Xh) - Humic Acrisols (ACu) 1.2. Các đơn vị đất a. Ðất xám bạc màu (Xb) - Haplic Acrisols (ACh) Diện tích: 1.791.021 ha Phân bố: gặp ở trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ. Mẫu chất và đá mẹ gồm phù sa cổ, đá cát và macma axit (granít) Lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng đặc trưng của đất xám bạc màu, tầng này cón có tên gọi là tầng bạc màu. Tầng bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, rất nghèo các chất dinh dưỡng, chua và thường bị khô hạn. Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện BL4, đào tại xã Chơn Thành, huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé. Ðịa hình đồi lượn sóng, đất trồng cây điều. Cấu tạo phẫu diện: 0-19 cm màu xám trắng (10 YR 6-7/2M); cát pha; khô; chặt; kết cấu hạt nhỏ, nhiều rễ cây điều; lẫn ít than củi nhỏ; chuyển lớp rõ về màu sắc. 19-68 cm màu xám vàng (10 YR 6-7/3M); khô; cát pha; chặt; nếu bóp thì tơi; ít rễ cây; kết cấu hạt to, cục hoặc tảng, có hang kiến mối 68-150 cm màu nâu xám vàng (10 YR 8/6M); ẩm; thịt nhẹ; hơi chặt; kết cấu tảng đến hạt Tính chất lý hoá học: Nhìn chung, tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn. Ðất có phản ứng chua ít đến rất chua, pHKCl biến động từ 3,0-4,5, chủ yếu từ 4,0-4,5, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi rất thấp. Các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu rất thấp, hàm lượng mùn trong đất thấp, tầng mặt thay đổi từ 0,5 -1,5 %, mức độ khoáng hoá diễn ra mạnh (tỷ lệ C/N<10). Tầng B đạt các tiêu chuẩn chủ yếu của B.Argic: có ít nhất 8% sét, hàm lượng sét ở tầng B.Argic lớn hơn tầng trên 1-2 lần...   Nhược điểm chính của đất xám bạc màu là chua, nghèo chất dinh dưỡng, thường xuyên khô hạn. Hướng sử dụng: trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, sắn, lúa cạn, điều, cao su, các cây họ đậu. b. Ðất xám Feralit (Xf) - Ferralic Acrisols (ACf) Diện tích: 14.789.505 ha Phân bố: gặp ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi nước ta. Hình thành và phân loại Ở miền Bắc, đất xám Feralít gặp ở độ cao từ 25 m đến 900 m, miền Nam ở độ cao từ 50 - 900 m, vùng cao nguyên gặp ở độ cao 1000 m, những giới hạn về độ cao là tương đối. Ở phạm vi độ cao nêu trên, bất kỳ đá mẹ nào cũng bị phá huỷ để hình thành nên đất xám Feralit, do vậy đất xám Feralit có tính chất biến động mạnh tuỳ thuộc vào đá mẹ. Trong bảng phân loại đất Việt Nam năm 1976, đất xám Feralit nằm trong nhóm đất đỏ vàng (đất Feralit). Ðất xám Feralit được hình thành là kết quả của một số quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất như: Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn; quá trình rửa trôi, quá trình tích luỹ tương đối Fe, Al. Sự tích luỹ hữu cơ và mùn ở tầng A (lớp đất mặt) làm cho đất có màu nâu, nâu xám, xám, xám vàng. Quá trình rửa trôi dẫn tới sự tích luỹ sét ở tầng B và đất bị hoá chua do mất các chất kiềm và kiểm thổ. Quá trình tích luỹ tương đối Fe, Al diễn ra điển hình nên tầng B có màu vàng, vàng đỏ, đỏ vàng. Kết quả định lượng tầng B cho thấy tầng B đạt các tiêu chuẩn của B.Argic theo phương pháp phân loại định lượng của FAO -UNESCO. Quá trình tích luỹ Fe, Al là một quá trình điển hình diễn ra trong đất vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi nghiên cứu quá trình tích luỹ Fe, Al ở vùng nhiệt đới, các nhà khoa học đất đã chia thành 2 quá trình: quá trình tích luỹ tương đối và quá trình tích luỹ tuyệt đối. + Quá trình tích luỹ tuyệt đối Fe, Al: đây là quá trình hình thành kết von và đá ong trong đất. Ngoài sắt nhôm có sẵn trong đất còn có sắt, nhôm di chuyển từ nơi khác đến tích luỹ lại theo 2 đường chính là nước nguồn và nước ngầm. Trong nước nguồn (chảy từ dưới sâu trong lòng Trái Ðất nên thường nóng) và nước ngầm có chứa nhiều Fe2+, khi lớp đất mặt bị khô hạn, nước ngầm di chuyển từ dưới lên phía trên Fe2+ sẽ bị oxy hoá thành Fe3+ tích luỹ trong đất ở dạng Fe2O3 hoặc Fe2O3.nH2O. Ở mức độ nhẹ tạo thành những đốm loang lổ đỏ vàng hoặc các ổ kết von đỏ vàng mềm, trong phân loại theo FAO-UNESCO được gọi là đất có đặc tính plinthic. Ở mức độ điển hình, Fe2O3 và Fe2O3.nH2O tạo thành kết von sắt và đá ong, trong phân loại theo FAO - UNESCO gọi là đất có đặc tính Ferric. Dựa vào hình dạng và nguyên nhân tạo kết von mà chia ra: Kết von tròn, kết von hình ống, kết von củ gừng, kết von gạc nai và kết von giả. Kết von tròn có nhân ở giữa và oxyt sắt tạo thành những vòng cầu đồng tâm xung quanh nhân thường do kết tủa từ dung dịch thật. Kết von sắt có màu nâu đen, đen, nếu kết von đen mềm là kết von MnO2. Kết von hình ống thường rỗng ở giữa. Kết von giả là các mảnh đá hay các khoáng vật được oxyt sắt bao bọc xung quanh. Ðá ong có 3 loại: đá tổ ong, đá hạt đậu và đá phiến. Thành phần chính của đá ong là oxyt và hydroxit sắt. Ðá ong tổ ong rất rắn chắc thường gặp ở vùng đồi thấp tiếp giáp với đồng bằng thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây... Sự xuất hiện kết von và đá ong là dấu hiệu của sự thoái hoá đất. + Quá trình tích luỹ đất tương đối Fe, Al (còn gọi là quá trình Feralit): Sắt và nhôm được tích luỹ trong đất do sự rửa trôi các chất khác. Các chất có trong đất đều bị rửa trôi, nhưng các hợp chất sắt và nhôm (dạng oxyt và hydroxit) khó bị rửa trôi hơn nên theo thời gian tỷ lệ tương đối của chúng chiếm thành phần chủ yếu trong đất. Quá trình Feralit diễn ra phức tạp, trước tiên các khoáng vật và đá bị phong hoá tạo các khoáng thứ sinh là các loại keo sét, tiếp đó một phần keo sét bị phá huỷ tạo thành các hợp chất đơn giản hơn như các Oxyt Fe, Al, Si... và các loại muối. Các chất kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi dễ nhất, một phần SiO2 cũng bị rửa trôi... nhưng các hợp chất của Fe, Al bị rửa trôi ít nên dần dần chiếm tỷ lệ chính trong đất. Các nhà khoa học đất dựa vào tỷ lệ SiO2/Al2O3, SiO2/Fe2O3 và SiO2/R2O3 để đánh giá quá trình Feralit, tỷ lệ càng nhỏ (theo V.M. Fritland quá trình Feralit có SiO2/R2O3 £ 2) thì quá trình Feralit diễn ra càng mạnh. Quá trình Feralit diễn ra rất điển hình ở vùng đồi núi Việt Nam để hình thành nên đát Feralit có màu vàng, vàng đỏ hay đỏ vàng. Cùng với quá trình Feralit, một phần sét bị rửa trôi từ tầng A xuống tích luỹ ở tầng B. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết đất đỏ vàng Việt Nam có tầng B.Argic nên nằm trong nhóm đất chính Acrisols (theo giáo sư Vũ Cao Thái và cộng sự, khoảng 90 % diện tích đất Feralit ở Việt Nam nằm trong nhóm Acrisols). Ðất xám Feralit hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nên có tính chất biến động rất mạnh và phụ thuộc khá chặt chẽ vào đá mẹ. Dựa vào đá mẹ và quá trình biến đổi, đất xám Feralit được chia thành 5 đơn vị phụ sau: - Ðất xám Feralit phát triển trên đá sét và biến chất (Xfs) - Ðất xám Feralit phát triển trên đá macma axit (Xfa) - Ðất xám Feralit phát triển trên đá cát (Xfq) - Ðất xám Feralit phát triển trên phù sa cổ (Xfp) - Ðất xám Feralit biến đổi do trồng lúa nước (Xfe) Một số đơn vị phụ của đất xám Feralit Do diện tích của đất xám Feralit rất lớn, để thấy rõ sự biến động tính chất của đất, phần này mô tả một số đơn vị phụ của đất trên đá mẹ khác nhau: Ðất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét (Xfs): Diện tích: 6.876.430 ha Phân bố: Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên... Ðá mẹ: đá sét, đá phiến biến chất, gnai, phiến mica... Ðây là đơn vị phụ có diện tích lớn nhất trong đất xám Feralit. a/ Cấu tạo phẫu diện: Phẫu diện có đủ 3 tầng A, B, C; tầng B tích sét và có đặc tính của B.Argic khá điển hình. Phẫu diện TQ9 đào tại xã Yên Nguyên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đá mẹ phiến sét, độ dốc chung 20-250, đất trồng chè, thoát nước tốt. 0-25 cm: màu đỏ vàng (5 YR 5-4/2M), thịt pha sét; ẩm, không chặt, cục bé, xốp, nhiều rễ cây; chuyển lớp rõ về độ chặt. 25-65 cm: màu đỏ vàng (2,5 YR 5/6M), thịt nặng; ẩm; hơi chặt; còn nhiều rễ cây; cục lớn; chuyển lớp không rõ. 65-125 cm: màu đỏ (2,5 YR 5/8M); thịt nặng pha sét; ẩm; rắn chắc; cấu trúc tảng lớn; còn ít rễ cây. b/ Tính chất đất: Ðất này có thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, lớp đất mặt khá tơi xốp. Ðộ dốc thay đổi từ 15-30o, tầng dầy xung quanh 1m. Hàm lượng mùn khá, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, riêng đất trên phiến thạch mica có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu ở mức khá. Phản ứng của đất chua và rất chua, độ no bazơ < 50 %. Ðơn vị đất này có diện tích khá lớn hiện đang được sử dụng rất có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các cây công nghiệp có chè, trẩu, sở, sơn; các cây ăn quả có dứa, cam, quýt... đều phát triển tốt. Cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự thoái hoá đất. Ðất xám Feralit phát triển trên đá macma axit (Xfa)-Ferralic Acrisols: Diện tích: 4.464.747 ha Phân bố: gặp ở nhiều tỉnh như: Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Tây Nguyên... Ðá mẹ: chủ yếu là granit, riolit, phoocphia thạch anh. a/ Cấu tạo phẫu diện: Phẫu diện điển hình có đủ 3 tầng A, B, C. Phẫu diện QT14 đào gần cầu Dakrong, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Ðộ cao nơi đào phẫu diện 400 m, sườn dốc 25 o. Thảm thực vật gồm cỏ tranh, sim mua, lau lách. Ðá mẹ granit. 0-20 cm: màu nâu vàng (10 YR 4/6M); cát pha; hơi chặt; nhiều rễ cỏ tranh; rời rạc; chuyển lớp rõ về màu sắc. 20-50 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 5/4M); cát pha; ẩm; chặt; hạt thạch anh nhỏ (khoảng 20 %); còn ít rễ cây; chuyển lớp từ từ về màu sắc.. 50-110 cm: màu nâu vàng tươi (7,5 YR 5/6M); cát pha limon; ẩm; chặt; hạt thạch anh nhỏ 30-50 %; cấu trúc rời rạc; còn ít rễ cây. b/ Tính chất đất: Ðất này có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém hoặc không có kết cấu, tầng đất mỏng do dễ bị rửa trôi. Hàm lượng mùn thấp, P2O5 tổng số và dễ tiêu thấp, K2O tổng số và trao đổi thấp, đất có phản ứng chua và rất chua, đơn vị đất này kém hẳn đơn vị Xfs. Ðơn vị đất này đã được sử dụng trồng nhiều loại cây như chè, sở, hồi, quế, ngô, khoai, sắn, lúa nương... và trồng rừng. Ðặc biệt cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn và các mô hình nông lâm kết hợp. Ðất xám Feralit phát triển trên đá cát (Xfq) - Ferralic Acrisols (ACf) Diện tích: 2.651.337 ha Phân bố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên... Ðá mẹ: cát kết các loại, quăczit, phiến silic Ðơn vị đất này có một số tính chất chung như sau: thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát trong đất cao, đất không có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Tầng đất mỏng, độ dày thường <1 m. Phẫu diện đất điển hình cũng có đủ 3 tầng A, B, C; trong tầng B và tầng C chứa nhiều tinh thể thạch anh còn sắc cạnh. Hàm lượng mùn thấp, xấp xỉ 1 % ở lớp đất mặt, P2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp (0,02 -0,06% và 0,5-8,4 mg/100g đất), K2O tổng số và trao đổi thấp và trung bình. Ðất có phản ứng rất chua, pHKCl từ 3,8 - 4,3. Tóm lại đất xám Feralit phát triển trên đá cát có nhiều tính chất khá giống đất xám Feralit phát triển trên đá macma axit. Những nơi có độ dốc nhỏ có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, còn lại nên trồng rừng. Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ và chống thoái hoá đất như chống xói mòn đất, bòn đủ phân và giữ ẩm cho đất. Ðất xám Feralit phát triển trên phù sa cổ (Xfp) - Ferralic Acrisols (ACf) Diện tích: 455.402 ha Phân bố: Nơi tiếp giáp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Phía Bắc gặp ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây... Phía Nam gặp ở Ðông Nam Bộ như tỉnh Ðồng Nai, Tây Nguyên gặp ở Ðắc Lắc. a/ Cấu tạo phẫu diện: Ðại diện cho đơn vị đất là phẫu diện D.54 đào tại xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Ðắc Lắc. Ðất trồng lạc, ngô, điều. Ðịa hình lượn sóng, thoát nước tốt, độ dốc 8o. 0-30 cm: màu nâu xám (7,5 YR 3/2M); ẩm; thịt pha cát; khá xốp; bở tơi, hạt rời; ranh giới tầng đất rõ ràng. Chuyển lớp rõ về màu sắc, từ từ về độ chặt và độ xốp. 30-50 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 5/4M); ẩm; chặt; thịt pha limon; xốp; rất bở; kết cấu hạt nhỏ. 50-80 cm: Màu nâu vàng (7,5 YRR 5/4M); thịt pha limon; ẩm; xốp; bở; kết cấu hạt tời; chuyển lớp từ từ. 80 - 120 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 6/6M); thịt pha limon; ẩm; xốp; bở; kết cấu hạt rời. Ở những vùng khác nhau cấu tạo nên phẫu diện có những nét khác nhau khá rõ. Ví dụ: ở phía bắc, trong tầng B thường có kết von sắt, thậm chí gặp đá ong, điều này chứng tỏ trong đất đã diễn ra cả quá trình tích luỹ tuyệt đối Fe. Những bằng chứng về nguồn gốc phù sa cổ, lũ tích cổ còn để lại trong đất thường là tầng cuội sỏi tròn nhẵn có kích thước khác nhau và có thành phần không giống đá gốc. b/ Tính chất đất: Ðất có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, tầng đất mặt dễ bị rửa trôi hay xói mòn nên hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng đất mặt. Ðất có phản ứng chua, độ no bazơ thường <50 %. Hàm lượng mùn thấp xấp xỉ 1%, P2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp, K2O tổng số và trao đổi cũng rất thấp. Trên đất này hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp với hàng loạt các loại cây trồng khác nhau như chè, ngô, khoai, lúa nương, cà phê... và trồng rừng. Chú ý chống xói mòn và bón bổ sung các loại phân bón cho cây trồng nông nghiệp. vùng đồi núi nước ta trong khung độ cao giống như đất xám Feralit. 2. Ðất đỏ (F) - Ferralsols (FR) Diện tích: 3.014.594 ha Phân bố: gặp ở nhiều tỉnh của 2.1. Hình thành, phân loại, tính chất chung của nhóm Ðất đỏ được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như bazan, điabaz, gabro, đá vôi... Ðất đỏ gặp ở nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên lượn sóng, dốc thoải, dốc và chia cắt mạnh. Những quá trình chính hình thành nên đất: quá trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn; quá trình rửa trôi; quá trình tích luỹ tương đối Fe, Al. Quá trình tích luỹ sắt nhôm diễn ra rất điển hình, các hợp chất sắt ở tầng A át cả màu đen của mùn làm cho đất có màu đỏ, đỏ nâu, nâu đỏ suốt phẫu diện. Tầng B tích luỹ sét những có các đặc tính của B Ferralic nên đất nằm trong nhóm Ferralsols theo phương pháp phân loại định lượng của FAO-UNESCO. Trong phân loại theo phát sinh, đất đỏ nằm trong nhóm đất đỏ vàng (đất Feralit) với các tên như đất đỏ trên đá bazan, đất đỏ trên đá vôi... Trong phân loại theo FAO-UNESCO, nhóm đất đỏ có 3 đơn vị: - Ðất nâu đỏ (Fd) - Rhodic Ferralsols (FRr) - Ðất nâu vàng (Fx) - Xanthic Ferralsols (FRx) - Ðất mùn vàng đỏ trên núi (Fh) - Humic Ferralsols (FRu) Những tính chất điển hình của đất đỏ là màu nâu đỏ, đỏ nâu suốt phẫu diện, tầng đất dày và rất dày, thành phần cơ giới nặng, nghèo lân và kali dễ tiêu, chua... 2.2. Một số đơn vị đất a. Ðất nâu đỏ (Fd) - Rhodic Ferralsols (FRr) Diện tích: 2.425.288 ha Phân bố: Các tỉnh Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La... Ðá mẹ: Chủ yếu là đá bazan (trong phân loại đất theo phát sinh là đất nâu đỏ trên đá bazan). Ngoài ra trong đơn vị đất này còn có đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi. Ðất nâu đỏ trên đá bazan Cấu tạo phẫu diện: Ðất có đủ 3 tầng A, B, C, tầng đất rất dày, màu đặc trưng đỏ nâu, nâu đỏ. Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện Ð29 đào tại buôn Chung, xã Eapô, huyện Cưjut, tỉnh Ðắc Nông. Ðộ cao tuyệt đối 350 m, độ dốc 3o, địa hình lượn sóng, đất trồng hoa màu, đậu xanh. Trong khu vực còn trồng nhiều cây khác như cao su, cà phê... Cấu tạo phẫu diện Ð29 như sau: 0-25 cm: màu nâu đỏ (10YR 2,5/2M); sét; tơi xốp; kết cấu hạt và viên, nhiều rễ cây; chuyển lớp từ từ theo màu sắc nhưng rõ về độ chặt. 25-60 cm: màu nâu đỏ (10YR 3/4M); ẩm; sét; xốp; chặt hơn tầng trên; kết cấu viên; chuyển lớp từ từ về màu sắc. 60-120 cm: Màu nâu đỏ (10 YR 3/6M); ẩm; sét; kết cấu viên; chặt hơn tầng trên. Tính chất đất: Thành phần cơ giới nặng, kết cấu hạt và viên, độ xốp cao, dung trọng bé. Ðất có tầng dày và rất dày, độ dốc nhỏ. Phản ứng của đất chua và rất chua, pHKCl biến động từ 3,5-5,0. Ðộ no bazơ thấp, phần lớn <50 %, cation kiềm trao đổi thấp. Hàm lượng mùn trong đất trung bình và khá. P2O5 tổng số cao nhưng P2O5 dễ tiêu nghèo. K2O tổng số và trao đổi trung bình và nghèo.   Ðất nâu đỏ trên đá bazan được đánh giá là đơn vị đất vào loại tốt nhất so với các đơn vị đất khác ở vùng đồi núi Việt Nam. Những ưu điểm nổi bật của đất là độ dốc nhỏ, tầng đất dày, tơi xốp, chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng. Nhược điểm chính của đất này là thường bị hạn, đặc biệt trong mùa khô. Ðơn vị đất này hiện được trồng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, chè, cam, hồ tiêu, mía... Khi sử dụng loại đất này vào sản xuất nông - lâm nghiệp cần thực hiện tốt biện pháp chống xói mòn, che phủ giữ ẩm cho đất trong mùa khô, làm đất tối thiểu để bảo vệ kết cấu đất. Cần bón thêm các loại phân khoáng N, P, K đặc biệt là phân lân. Ðất đỏ nâu trên đá vôi Gặp ở các tỉnh có núi đá vôi như Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hoá... Kết cấu phẫu diện: Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện C142 đào ở sườn núi đá vôi cách đường đi Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng khoảng 100 m, độ dốc 10o, trồng ngô, xói mòn trung bình. 0-18 cm: màu đỏ sẫm (5YR 4/3M), khô, thịt nặng, kết cấu viên, nhiều rễ ngô và cỏ, hơi chặt, có lẫn mảnh đá nhỏ, chuyển lớp từ từ về màu sắc. 18-44 cm: màu đỏ sẫm (5 YR 4/6M), sét, kết cấu viên, ẩm. 44-80 cm: màu đỏ nâu sẫm (5 YR 4/3M), sét, kết cấu viên, ẩm. Tính chất đất: Thành phần cơ giới nặng, kết cấu tơi xốp. Ðất có phản ứng chua cho thấy quá trình rửa trôi chất kiềm trong đất diễn ra rất mạnh trong điều kiện nhiệt đới ẩm, pHKCl 4,5-6,0. Hàm lượng mùn trong đất khá. Ðất thường xuyên khô hạn và nhiều đá lộ đầu, đá ngầm... Ðất chủ yếu trồng ngô, đậu tương, khoai lang, sắn, lúa nương, mía, bông, gai. Chú ý chống xói mòn và bón phân bổ sung cho đất. b. Ðất nâu vàng (FX) - Xanthic Ferralsols (FRx) Diện tích: 421.159 ha Phân bố: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Nghệ An, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ. Ðất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ, macma trung tính và đá vôi trong điều kiện nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Cấu tạo phẫu diện: Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện TN 226 tại xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất tỉnh Ðồng Nai. Ðá mẹ bazan, thực vật tự nhiên có cỏ heo, cỏ sậy, cỏ tạp, cây trồng nông nghiệp: điều, sắn. 0-15 cm: màu nâu vàng sẫm (7,5 YR 3,5/4M); thịt pha sét; kết cấu viên; chặt; xốp; nhiều rễ cây; chuyển lớp rõ về màu sắc. 15-35 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 4/6M); thịt pha sét; kết von tròn khá nhiều (30-40% thể tích); kết cấu viên; ẩm; hơi xốp; còn ít rễ cây. 80-150 cm: màu nâu vàng sẫm (5YR 4/6M); sét; kết von như tầng trên; kết cấu viên và cục nhỏ; ẩm; chặt; ít xốp. Tính chất đất: Ðất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu viên khá tơi xốp. Phản ứng chua, độ no bazơ thấp. Hàm lượng mùn trung bình, P2O5 tổng số khá nhưng dễ tiêu thấp, K2O tổng số và trao đổi thấp.   Ðất này thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn như ngô, các loại đỗ, khoai lang, sắn, lúa nương, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. Chú ý chống xói mòn và bón thêm phân N, P, K cho những cây trồng cụ thể. c. Ðất mùn vàng đỏ trên núi (Fh)- Humic Ferralsols (FRu) Diện tích: 168.247 ha Phân bố: Nằm ở vùng núi, trong độ cao tuyệt đối từ 700-900m đến 2000m. Khí hậu lạnh và ẩm, nhịêt độ bình quân trong năm từ 15-20 oC. Thảm rừng xanh tốt. Ðây là loại đất feralit phát triển trên đá macma bazơ, trung tính hoặc đá vôi có tầng A tích luỹ nhiều mùn. Cấu tạo phẫu diện: Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện KT19 đào tại lâm trường Mang KànhI. Rừng cây lá rộng, địa hình lượn sóng, độ dốc 4o, đá mẹ bazan, độ cao tuyệt đối 800m. 0-25 cm: màu đỏ hơi vàng (7,5YR 3/4M); xốp; nhiều rễ cây; khối tảng có kích thước 6-20 mm góc cạnh rõ; chuyển lớp từ từ. 25-45 cm: màu đỏ vàng (7,5 YR 3/4M); tảng vừa có góc cạnh; sét; hơi xốp; chuyển lớp từ từ; còn ít rễ cây. 45-80 cm: màu nâu đỏ sẫm (2,5 YR 3/4M); sét; tảng có góc cạnh; chặt; chuyển lớp từ từ. 80-110 cm: màu nâu đỏ sẫm (2,5 YR 3/4M); sét; tảng sắc cạnh; thô; chặt. Tính chất đất: Ðất có thành phần cơ giới nặng, tảng lớn hoặc cục, đất khá tới xốp ở tầng mặt. Phản ứng đất chua, đất giàu mùn. Các chất dinh dưỡng khác trung bình, riêng lân dễ tiêu và kali trao đổi thấp.   Ðất này nên để trồng rừng hoặc rừng tự nhiên phát triển. HỌC !!! J !!! CHÚC XUÂN TRANG ÔN VÀ THI TỐT!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẤT CHUYÊN KHOA.doc
Tài liệu liên quan