Đáp ứng nội tiết của xạ phẫu cho u tuyến yên chế tiết

Tài liệu Đáp ứng nội tiết của xạ phẫu cho u tuyến yên chế tiết: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 22 ĐÁP ỨNG NỘI TIẾT CỦA XẠ PHẪU CHO U TUYẾN YÊN CHẾ TIẾT Nguyễn Văn Đô*, Nguyễn Văn Khôi** TÓM TẮT Mục tiêu: Để kiểm tra kết quả điều trị của xạ phẫu Gamma cho u tuyến yên chế tiết. Vật liệu và phương pháp: 29 bệnh nhân có u tuyến yên chế tiết được điều trị bằng xạ phẫu Gamma với thời gian theo dõi hơn 12 tháng. Kết quả: Đối với loại u tiết Prolactin, 4 trong 8 bệnh nhân (50%) bình thường hóa nồng độ Prolactin huyết thanh với thời gian trung bình là 18 tháng. Hai trong tám trường hợp đã có giảm hơn 50% nhưng vẫn còn ở mức Prolactin cao bất thường. Đối với các u tiết Adrenocorticotrophic, 6 trong số 12 bệnh nhân (50%) nồng độ nội tiết trở về mức bình thường trong thời gian trung bình 10 tháng. Trong đó 2 trường hợp đã giảm hơn 50%. Đối với các u tiết hormon tăng trưởng, 4 trong số 9 bệnh nhân (44%) nồng độ nội tiết trở về mức bình thường trong...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp ứng nội tiết của xạ phẫu cho u tuyến yên chế tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 22 ĐÁP ỨNG NỘI TIẾT CỦA XẠ PHẪU CHO U TUYẾN YÊN CHẾ TIẾT Nguyễn Văn Đô*, Nguyễn Văn Khôi** TÓM TẮT Mục tiêu: Để kiểm tra kết quả điều trị của xạ phẫu Gamma cho u tuyến yên chế tiết. Vật liệu và phương pháp: 29 bệnh nhân có u tuyến yên chế tiết được điều trị bằng xạ phẫu Gamma với thời gian theo dõi hơn 12 tháng. Kết quả: Đối với loại u tiết Prolactin, 4 trong 8 bệnh nhân (50%) bình thường hóa nồng độ Prolactin huyết thanh với thời gian trung bình là 18 tháng. Hai trong tám trường hợp đã có giảm hơn 50% nhưng vẫn còn ở mức Prolactin cao bất thường. Đối với các u tiết Adrenocorticotrophic, 6 trong số 12 bệnh nhân (50%) nồng độ nội tiết trở về mức bình thường trong thời gian trung bình 10 tháng. Trong đó 2 trường hợp đã giảm hơn 50%. Đối với các u tiết hormon tăng trưởng, 4 trong số 9 bệnh nhân (44%) nồng độ nội tiết trở về mức bình thường trong thời gian trung bình là 30 tháng. Hai bệnh nhân (22%) có hơn 50% mức độ nội tiết thấp hơn trước điều trị nhưng chưa đạt mức bình thường. Kết luận: Xạ phẫu Gamma rất hiệu quả trong việc điều trị các u tuyến yên chế tiết. Thời gian đáp ứng nội tiết ngắn hơn, nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác thấp hơn so với xạ trị đa phân liều. Từ khóa: Xạ phẫu bằng dao Gamma, adenom tuyến yên chế tiết, đáp ứng nội tiết, đáp ứng khối u. ABSTRACT ENDOCRINE RESPONSE AFTER GAMMA-KNIFE FOR SECRETORY PITUITARY ADENOMA Nguyen Van Do, Nguyen Van Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 22 - 27 Purposes: To examine treatment outcomes of Gamma Knife based Stereotactic radiosurgery for secretory pituitary adenomas. Materials and Methods: 29 patients were treated with GK based SRS for secretory pituitary adenomas with 12 months of follow-up. Results: For prolactinomas, 4 of 8 patients (50%) showed normalization of serum prolactin at a mean time of 18 months. Two of 8 had a >50% decrease but still abnormal prolactin levels. For adrenocorticotrophic hormone- secreting tumors, 6 of 12 patients (50%) showed normalization of their endocrine levels at a mean of 10 months. An additional 2 (17%) had a >50% decrease. For growth hormone-secreting tumors, 4 of 9 patients (44%) showed normalization of endocrine levels at the median time of 30 months. Two patients (22%) had >50% lower but abnormal endocrine levels. Conclusions: GK-based SRS provides a reasonable rate of endocrine normalization of secretory pituitary adenoma. The time to endocrine response is shorter than reported for fractionated externalbeam radiotherapy. There is a low risk of optic neuropathy. Keywords: Gamma Knife Stereotactic radiosurgery, Secretory pituitary adenoma, Endocrine response, Tumor response. * Khoa Hóa xạ trị Bệnh Viện Chợ Rẫy. ** Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Đô ĐT: 0918198099 Email: docrhvn@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 23 GIỚI THIỆU U tuyến tuyến yên là các u có đặc điểm mô bệnh học lành tính(1,. Chúng có thể là không có chức năng hoạt động nội tiết hoặc tăng tiết hormon của tuyến yên. Đối với các khối u chế tiết, ngoài việc kiểm soát khối u, mục tiêu quan trọng của điều trị là kiểm soát được phản ứng nội tiết. Tiết quá nhiều hormon tuyến yên có thể dẫn đến biến chứng chuyển hóa tàn phá. Sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng (GH) gây ra bệnh to cực mà có thể dẫn đến bệnh đe dọa tính mạng bởi các bệnh lý bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, và gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Tiết quá mức adrenocorticotrophic hormone (ACTH) gây bệnh Cushing, có thể dẫn đến cao huyết áp không kiểm soát được, bệnh loãng xương, và các biến chứng chuyển hóa khác. Tăng tiết Prolactin có thể dẫn đến bệnh tăng tiết sữa và vô sinh(8). Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, điều trị nội khoa bằng thuốc, xạ trị phân liều và xạ phẫu. Phẫu thuật cắt bỏ thường là cho kết quả giải ép và giảm phản ứng nội tiết nhanh chóng. Tuy nhiên, khi phẫu thuật lấy không hết u, bệnh nhân có thể tiếp tục chịu hậu quả của sự tăng nồng độ hormon. Tái phát u có thể xảy ra sau khi thuyên giảm lúc đầu. Trước đây, xạ trị phân liều đã được sử dụng cho bệnh nhân có u tuyến yên với nồng độ hormon cao liên tục hoặc bệnh nhân có u tuyến yên tăng tiết tái phát. Tuy nhiên, có thể mất một thời gian dài mới kiểm soát được nồng độ nội tiết trở về bình thường(14). Hơn nữa, xạ trị phân liều mất thời gian điều trị khoảng 5-6 tuần. Theo y văn trong những năm gần đây, xạ phẫu, đặc biệt là Gamma Knife (GK) được xem là một trong những liệu pháp điều trị lựa chọn cho bệnh nhân có u tuyến yên chế tiết(8). Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra kết quả điều trị của các bệnh nhân bị u tuyến yên chế tiết bằng xạ phẫu Gamma Knife tại Bệnh viện Chợ Rẫy. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Đây là một đánh giá hồi cứu kết quả điều trị Gamma Knife cho bệnh nhân u tuyến tuyến yên chế tiết được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ năm 2011 đến năm 2015, 29 bệnh nhân có mô bệnh học chứng minh là u tuyến tuyến yên được điều trị bằng Gamma Knife được theo dõi ít nhất 12 tháng. Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để thu thập và phân tích các dữ liệu cần thiết. Trong số 29 bệnh nhân được điều trị, 14 bệnh nhân nam và 15 nữ, có 8 trường hợp u tiết prolactin, 12 trường hợp u tiết ACTH, và 9 trường hợp u tiết GH. Mười tám bệnh nhân có bệnh tái phát sau khi phẫu thuật, 10 bệnh nhân còn lại được phẫu thuật cắt bỏ một phần, ba bệnh nhân đã được xạ trị qui ước với liều khác nhau, từ 50-54 Gy. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 43 tuổi (từ 24-76 tuổi). Tổng trạng được tính theo thang điểm Karnofsky Performance Status dao động từ 80 đến 90. Kỹ thuật điều trị Kỹ thuật điều trị của chúng tôi là sử dụng hệ thống xạ trị Leksell Gamma Knife C, hãng Leksell Instrument AB, Thụy Điển. Vào ngày điều trị, khung cố định đầu Stereotactic Leksell được cố định ở một góc độ sao cho khung là song song với trục của dây thần kinh thị. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất Gadolinium giúp xác định các dây thần kinh thị giác, giao thoa thị, và những cấu trúc liên quan dễ dàng hơn hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Nên cắt lát mỏng (1,0-1,2 mm) và có một lát cắt bao gồm các cấu trúc của dây thần kinh thị giác. MRI có tiêm Gadolinium giúp xác định được cấu trúc u dễ dàng hơn nếu là macroadenomas, trường hợp microadenomas đôi khi khó xác định được cấu trúc mô u khi đó vùng điều trị nên được xác định bằng cách so sánh các hình ảnh MRI chẩn đoán, thường thì thể tích điều trị rộng rãi hơn dựa theo các cấu trúc giải phẫu của xoang và hố yên nhằm để giảm thiểu nguy cơ bỏ sót tổn thương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 24 Liều chỉ định từ 20-25 Gy cho khối u, có thể nâng lên đến 30 Gy nếu liều của giao thoa và thần kinh thị chưa vượt quá 8 Gy. Đối với Prolactinomas, liều trung bình là 19 Gy (từ 15-30 Gy) với đường đồng liều 50%; với u tiết ACTH, liều trung bình là 25 Gy (từ 16-30 Gy) với đường đồng liều 50%, và với các u tiết GH, liều trung bình là 25 Gy (từ 16-30 Gy) với đường đồng liều 50%. Thể tích u dao động từ 0,1-9 ml. thể tích xạ trị dao động từ 0,19 đến 10 ml. Theo dõi Sau khi điều trị Gamma Knife, tất cả các bệnh nhân đều được tái khám và theo dõi mỗi 3- 6 tháng về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Đối với bệnh nhân Prolactinomas, nồng độ prolactin được sử dụng để đánh giá phản ứng nội tiết. Đối với bệnh nhân có khối u chế tiết ACTH, đo mức độ cortisol niệu tự do 24 giờ và nồng độ cortisol huyết thanh sáng hoặc ACTH huyết thanh được sử dụng để đánh giá đáp ứng nội tiết. Đối với những bệnh nhân có u chế tiết GH, yếu tố tăng trưởng Insulin I (IGF-I) và nồng độ GH huyết thanh được sử dụng để đánh giá đáp ứng nội tiết. Chụp MRI não mỗi 6-12 tháng để đánh giá mức độ đáp ứng của khối u. Mục tiêu và các phương pháp phân tích. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm soát nội tiết. Các mục tiêu phụ là kiểm soát khối u và các tác dụng ngoại ý. KẾT QUẢ Thời gian theo dõi trung bình cho 29 bệnh nhân là 21,7 tháng. Đối với bệnh nhân có u chế tiết Prolactinomas, thời gian theo dõi trung bình là 22,5 tháng (từ 12-58 tháng). Bốn trong số 8 bệnh nhân (50%) đạt nồng độ của prolactin huyết thanh bình thường (2 đã được ngưng dùng thuốc nội khoa) với thời gian trung bình là 19,6 tháng (12-55 tháng). 2 trong 8 bệnh nhân đã giảm hơn 50% lúc 9 tháng, nhưng nồng độ prolactin huyết thanh vẫn còn bất thường. Hai trong 8 bệnh nhân có giảm ít hơn 50% nồng độ prolactin huyết thanh 9 tháng mà không giảm thêm. Đáng chú ý, cả bốn bệnh nhân bình thường hóa nồng độ prolactin đã được ngưng dùng các thuốc ức chế tuyến yên, và 1 bệnh nhân còn tiếp tục dùng bromocriptine sau xạ trị Gamma Knifevì chưa đạt được nồng độ nội tiết bình thường. Sáu bệnh nhân (75%) có giảm kích thước của các khối u trên MRI sau xạ trị với thời gian trung bình là 12 tháng,và hai bệnh nhân còn lại có hình ảnh không thay đổi. Không có bệnh nhân nào bị tác dụng phụ liên quan đến xạ trị. Đối với các bệnh nhân có u tiết ACTH, với thời gian theo dõi trung bình là 23,1 tháng (từ 12- 53 tháng). Sáu trong số 12 bệnh nhân (50%) đã bình thường nồng độ của nội tiết với thời gian trung bình là 10 tháng (4-28 tháng). Hai bệnh nhân (17%), đã giảm hơn 50% nhưng nồng độ nội tiết vẫn còn bất thường với thời gian trung bình là 17 tháng. Hai bệnh nhân (17%) giảm dưới 50% với thời gian trung bình là 21 tháng. Hai bệnh nhân (17%) có nồng độ nội tiết bình thường với thời gian trung bình là 33 tháng. Với MRI theo dõi, 2 bệnh nhân (17%) có giảm kích thước khối u lúc 16 và 36 tháng, 8 bệnh nhân (67%) là ổn định, và 2 (17%) có tăng kích thước ở thời gian trung bình 38 tháng. Sáu bệnh nhân (50%) có suy giáp lâm sàng và/ hoặc thiểu năng sinh dục sau khi xạ trị. Đối với các bệnh nhân có u chế tiết GH, với thời gian theo dõi trung bình là 35 tháng (từ 14- 73 tháng). Bốn trong số 9 bệnh nhân (44%) đã bình thường hóa nồng độ GH huyết thanh với thời gian trung bình là 30 tháng (từ 6-63 tháng). 2 bệnh nhân (22%) có nồng độ GH huyết thanh giảm nhiều hơn 50% nhưng vẫn còn ở mức cao tại thời gian trung bình là 18 tháng và còn dùng thuốc kháng tiết tiếp tục. Một bệnh nhân có nồng độ GH huyết thanh giảm ít hơn 50% với thời gian trung bình là 18 tháng và còn dùng thuốc kháng tiết tiếp tục. Hai bệnh nhân có tiến triển giảm nội tiết tuần tự ở thời điểm 14 và 48 tháng. Đáng chú ý, trong 4 bệnh nhân dùng thuốc ức chế GH có 2 trường hợp (50%) tiến triển, và chỉ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 25 có 1 trường hợp (25%) đạt nồng độ GH huyết thanh ở mức bình thường. Trong số 5 bệnh nhân ngưng dùng thuốc ức chế tiết GH, 3 trường hợp (60%) có nồng độ GH bình thường, và không có tiến triển. Kết quả theo dõi về hình ảnh, 1 bệnh nhân (11%) có thu nhỏ kích thước khối u, và 8 trong 9 bệnh nhân (89%) có kết quả ổn định trên hình ảnh MRI. Hai bệnh nhân (22%) bị suy giảm chức năng tuyến giáp và thiểu năng sinh dục ở thời gian theo dõi là 27 tháng. Một bệnh nhân đã được phẫu thuật và xạ trị qui ước trước khi điều trị Gamma Knife tiến triển liệt dây thần kinh số III tại thời điểm 18 tháng. Bảng 1: Tóm tắt các kết quả điều trị. Đặc điểm mô học Số BN Xét nghiệm sử dụng Kiểm soát nội tiết Bất thường, có giảm >50% Bất thường, có giảm <50% Kiểm soát u U tiết prolactin 8 Prolactin 4 (50%) 2 (25%) 2 (25%) 100% U tiết ACTH 12 Cortisol tự do niệu 24 giờ 6 (50%) 2 (17%) 4 (33%) 83,3% U tiết GH 9 IGF-1 4 (44%) 2 (22%) 3 (33%) 100% BÀN LUẬN Mục đích của điều trị u tuyến tuyến yên chế tiết là kiểm soát sự phát triển của khối u và bình thường hóa sự chế tiết nội tiết(8). Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các u tuyến tuyến yên. Ưu điểm của phẫu thuật bao gồm giải phóng chèn ép nhanh chóng và kiểm soát nhanh chóng sự tăng bài tiết hormon. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt bỏ triệt để khối u hoặc kiểm soát hoàn toàn sự tăng bài tiết hormon bằng phẫu thuật thì không dễ dàng đạt được kết quả như mong đợi. Xạ trị qui ước cũng thường được sử dụng như một liệu pháp điều trị bổ túc. Xạ Gamma Knife cho thấy là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả và chỉ với một lần điều trị duy nhất cho các u tuyến tuyến yên. Có nhiều bằng chứng và nhiều dữ liệu minh chứng tính an toàn và hiệu quả của xạ phẫu trong việc kiểm soát các u tuyến tuyến yên chế tiết. Đối với prolactinomas, y văn cho thấy xạ phẫu có thể kiểm soát hoàn toàn khoảng 30% và giảm đáng kể nồng độ prolactin huyết thanh trong khoảng từ 29-100% bệnh nhân(1,5). Tỷ lệ kiểm soát khối u dao động từ 68-100%, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này hơn 90%. Kết quả điều trị của chúng tôi so với các tài liệu. Tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn nội tiết đối với bệnh nhân prolactinomas là 50%; với khoảng 25% bệnh nhân giảm đáng kể (giảm nhiều hơn 50% nhưng vẫn có mức cao bất thường của nồng độ prolactin huyết thanh). Nồng độ prolactin huyết thanh bình thường xảy ra từ 12-24 tháng sau khi điều trị. Tỷ lệ kiểm soát khối u 100%. Một quan sát thú vị là tác động của sử dụng các loại thuốc kháng tiết về tỷ lệ bình thường nội tiết. Trong số 3 bệnh nhân đã ngừng thuốc kháng tiết trong khi xạ phẫu, 2 bệnh nhân (67%) thành công trong việc kiểm soát nội tiết. Một bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc kháng tiết đã không đạt được nồng độ nội tiết bình thường. Landolt và Lomax(7) cho rằng tỷ lệ kiểm soát nội tiết thấp hơn ở bệnh nhân prolactinomas nếu cho thuốc kháng dopamine trong lúc xạ phẫu. Pollock và cộng sự(10) cũng cho thấy rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất dự đoán việc kiểm soát nội tiết của xạ phẫu là sự vắng mặt của các loại thuốc kháng tiết trong lúc điều trị. Đối với các u chế tiết ACTH, theo y văn, tỷ lệ chữa khỏi sau xạ phẫu dao động từ 10 đến 100%(1,4,5,6,11,14). Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác thì báo cáo tỷ lệ kiểm soát bệnh động từ 28 đến 100%. Hầu hết các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ kiểm soát khối u khác nhau, 92-100%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đo nồng độ cortisol tự do niệu 24 giờ để đánh giá tình trạng đáp ứng nội tiết. So với các xét nghiệm khác như huyết thanh ACTH hoặc nồng độ cortisol, nồng độ cortisol tự do niệu 24 giờ ít bị biến động sinh lý mỗi giờ. Kết quả của chúng tôi có thể so sánh với tỷ lệ báo cáo trong y văn. Tỷ lệ bình thường nội tiết là 50%. Tình trạng nồng độ nội tiết trở về bình thường xảy ra từ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 26 4-28 tháng (trung bình 10 tháng) sau khi xạ phẫu. Tỷ lệ kiểm soát khối u là 83,3%. Đối với u chế tiết GH, theo y văn, tỷ lệ kiểm soát chức năng nội tiết dao động trong khoảng 0- 96%, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tình trạng tăng tiết trong khoảng 0-67%(4,5,10,12,14). Tỷ lệ kiểm soát khối u dao động từ 92 đến 100%. Tuy nhiên, sự thiếu nhất quán trong định nghĩa của 'bình thường' chức năng nội tiết làm cho việc giải thích chính xác các dữ liệu trong các tài liệu khó khan(14). Một số nghiên cứu không nêu rõ các tiêu chí cho việc kiểm soát nội tiết. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IGF-I được sử dụng chủ yếu để đánh giá đáp ứng nội tiết. Tỷ lệ kiểm soát nội tiết là 44% và tỷ lệ kiểm soát khối u là 100%. Với 5 bệnh nhân đã ngưng dùng thuốc ức chế GH trong lúc xạ trị, 3 bệnh nhân (60%) đạt được mức độ kiểm soát nội tiết và không ai trong số các bệnh nhân này có bệnh tiến triển. Ngược lại,chỉ có 1 trong 4 bệnh nhân (25%) vẫn dùng thuốc ức chế GH-đạt được mức kiểm soát bệnh; 2 bệnh nhân (50%) có bệnh tiến triển sau khi xạ phẫu. Landolt et al(4) đã báo cáo một tỷ lệ thấp hơn đáng kể của GH và IGF-I bình thường ở bệnh nhân Bệnh to cực đã dùng thuốc kháng tiết trong lúc xạ phẫu. Pollock và cộng sự(10) cũng báo cáo kết quả tương tự. So sánh với các loại u có chế tiết khác, u chế tiết hormon GH cần có một thời gian dài hơn để đạt được nồng độ nội tiết trở về bình thường sau xạ trị. Pollock và cộng sự(9) cho rằng xạ trị thêm hay phẫu thuật không nên áp dụng ít nhất 5 năm sau xạ phẫu bởi vì mức độ GH và IGF-I có thể tiếp tục bình thường hóa trong khoảng thời gian đó. Về tác dụng ngoại ý, các độc tính được đề cập đến nhiều nhất là tổn thương dây thần kinh sọ, suy tuyến yên, tổn thương não, và tổn thương mạch máu. Trong một đánh giá toàn diện bởi Witt(14) với 1.255 bệnh nhân được điều trị bằng xạ phẫu, tỷ lệ của tổn thương các dây thần kinh sọ não (bao gồm cả dây thần kinh thị, thần kinh vận nhãn,) khoảng 1%. Các nguy cơ tổn thương mạch máu và tổn thương não cũng rất thấp. Về vấn đề suy tuyến yên, tỷ lệ này thay đổi rất rộng rãi, dao động từ 0-72%(14). Các nghiên cứu cho thấy rằng với thời gian theo dõi dài thì tỷ lệ suy tuyến yên nhiều hơn(1,2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ độc tính có thể so sánh với những gì đã được báo cáo trong y văn. Trong số 29 bệnh nhân được điều trị, 1 (3,4%), người có khối u xâm lấn xoang hang gây ảnh hưởng một phần thần kinh vận nhãn, 8 bệnh nhân (27,6%) có suy tuyến yên. Ở trung tâm của chúng tôi, khi lập kế hoạch điều trị, chúng tôi giữ khoảng cách từ 2 đến 3 mm giữa thần kinh thị với u tuyến yên. Kết quả là, chúng tôi giới hạn liều xạ cho thần kinh thị đến 8 Gy hoặc ít hơn. Chúng tôi không gặp trường hợp tổn thương thần kinh thị nào do xạ trị. Liên quan đến sự phát triển của khối u nội sọ hay ung thư thứ phát sau việc sử dụng bức xạ để điều trị bệnh lành tính. Tác giả Witt(14) tổng kết 1.255 bệnh nhân bị u tuyến tuyến yên được điều trị với xạ phẫu, không có trường hợp nào có sự phát triển của khối u nội sọ hay ung thư do xạ trị. Nhìn chung, sự phát triển của khối u trong sọ hoặc ung thư sau xạ phẫu là rất hiếm(14). Những lợi ích của xạ phẫu lớn hơn nguy cơ tiềm năng của khối u hoặc ung thư do bức xạ. KẾT LUẬN Xạ phẫu cung cấp một lựa chọn điều trị tốt cho bệnh nhân u tuyến yên chế tiết. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiểm soát khối u tuyệt vời và thành công cao trong kiểm soát nội tiết. Độc tính nhìn chung là thấp. Theo y văn và các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, việc sử dụng thuốc kháng tiết hormon trong lúc xạ phẫu có thể có tác động tiêu cực đến kết quả điều trị cho những bệnh nhân có khối u prolactinomas và u chế tiết GH. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu sâu hơn để xác nhận quan điểm này. Thời gian để nồng độ nội tiết trở về mức bình thường của xạ phẫu dường như ngắn hơn so với xạ trị qui ước. Việc theo dõi lâu dài là cần thiết để có một kết luận vững chắc về hiệu quả và tính an toàn của xạ phẫu trong việc điều trị u tuyến tuyến yên chế tiết. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Feigl GC, Bonelli CM, Berghold A, Mokry M (2002). Effects of gamma knife radiosurgery of pituitary adenomas on pituitary function. J Neurosurg; 97:415–421. 2. Hoybye C, Grenback E, Rahn T, Degerblad M, Thoren M, Hulting AL (2001). Adrenocorticotropic hormone-producing pituitary tumors: 12- to 22-year follow-up after treatment withstereotactic radiosurgery. Neurosurgery; 49:284–291. 3. Ikeda H, Jokura H, Yoshimoto T (2001). Transsphenoidal surgery and adjuvant gamma knife treatment for growth hormone-secreting pituitary adenoma. J Neurosurg; 95:285– 291. 4. Inoue HK, Kohga H, Hirato M, Sasaki T, Ishihara J, Shibazaki T, Ohye C, Andou Y (1999). Pituitary adenomas treated by microsurgery with or without Gamma Knife surgery: experience in 122 cases. Stereotact Funct Neurosurg; 72(suppl 1):125–131. 5. Izawa M, Hayashi M, Nakaya K, Satoh H, Ochiai T, Hori T, Takakura K (2000). Gamma knife radiosurgery for pituitary adenomas. J Neurosurg; 93(suppl 3):19–22. 6. Kobayashi T, Kida Y, Mori Y (2002): Gamma knife radiosurgery in the treatment of Cushing disease: long-term results. J Neurosurg; 97:422–428. 7. Landolt AM, Lomax N (2000). Gamma knife radiosurgery for prolactinomas. J Neurosurg; 93(suppl 3):14–18. 8. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003). Nội tiết học đại cương, NXB Y học chi nhánh TP HCM, tr. 50-96. 9. Pollock BE, Jacob JT, Brown PD, Nippoldt TB (2007). Radiosurgery of growth hormone-producing pituitary adenomas: factors associated with biochemical remission. J Neurosurg; 106:833–838. 10. Pollock BE, Nippoldt TB, Stafford SL, Foote RL, Abboud CF (2002). Results of stereotactic radiosurgery in patients with hormone-producing pituitary adenomas: factors associated with endocrine normalization. J Neurosurg; 97:525–530. 11. Pollock BE, Young WF Jr (2002). Stereotactic radiosurgery for patients with ACTH-producing pituitary adenomas after prior adrenalectomy. Int J Radiat Oncol Biol Phys; 54: 839–841. 12. Shin M, Kurita H, Sasaki T, Tago M, Morita A, Ueki K, Kirino T (2000). Stereotactic radiosurgery for pituitary adenoma invading the cavernous sinus. J Neurosurg; 93 (suppl3):2–5. 13. Trần Phương Hạnh (1997). Từ điển giải nghĩa bệnh học, Đại học Y Dược TP HCM. 14. Witt TC (2003). Stereotactic radiosurgery for pituitary tumors. Neurosurg Focus; 14:e10. Ngày nhận bài báo: 15/02/2017 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdap_ung_noi_tiet_cua_xa_phau_cho_u_tuyen_yen_che_tiet.pdf
Tài liệu liên quan