Đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng chất lượng cao, phục vụ sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng chất lượng cao, phục vụ sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO, PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ MỚI TS. Trần Hữu Hà* Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các nước khác là có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ. Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ *Giám đốc Học viện CBQL xây dựng và đô thị Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị với vai trò là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, đã có nhiều đóng góp thiết thực vào những kết quả chung của Bộ Xây dựng, của Ngành về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức của Bộ và của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng chất lượng cao, phục vụ sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO, PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ MỚI TS. Trần Hữu Hà* Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các nước khác là có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ. Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ *Giám đốc Học viện CBQL xây dựng và đô thị Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị với vai trò là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, đã có nhiều đóng góp thiết thực vào những kết quả chung của Bộ Xây dựng, của Ngành về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức của Bộ và của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; ngày 25/01/2018, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-BXD về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Theo đó, Học viện từ 19 đơn vị đầu mối giảm xuống còn 15 đơn vị. Với truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm của tập thể, ngay từ đầu năm 2018, Học viện đã đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với từng thời gian, từng chương trình, đối tượng và địa bàn tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện luôn nhận được sự quan tâm toàn diện và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng; Sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình có hiệu quả của các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp,... do đó Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra. ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHẤT LƯỢNG CAO Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Hàng năm, Học viện đã đào tạo và bồi dưỡng hàng chục nghìn lượt học viên, riêng năm 2018, tổng số lớp đào tạo, bồi dưỡng là 266 lớp với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu chỉ đạo tại Khóa đào tạo, bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo, tháng 9-2018 TS. Trần Hữu Hà* 7Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ 15.880 học viên. So với kết quả cùng kỳ năm 2017 đạt 96,3% (266/276 lớp) và đạt 103,4% (15.880/15.347 học viên). So với kế hoạch đăng ký với Bộ năm 2018 vượt 26,6% (266/210 lớp). So với kế hoạch thực hiện của Học viện năm 2018 vượt 13% (266/235 lớp). So với kế hoạch phấn đấu của Học viện năm 2018 vượt 6,4% (266/250 lớp). Các khóa học Học viện tổ chức đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng cán bộ ngành Xây dựng nói riêng. Nội dung các chương trình học, giáo trình giảng dạy được chú trọng, cải tiến ngày một sát với thực tiễn. Sau khóa học, phần lớn các cán bộ, công chức, viên chức đã khẳng định, phát huy được trình độ, năng lực, đóng góp tích cực vào hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đây thực sự là một thành công đối với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - một đơn vị có truyền thống đào tạo, bồi dưỡng, có mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị, các địa phương và các doanh nghiệp; chất lượng và uy tín đào tạo liên tục được khẳng định, giữ vững và nâng cao. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về xây dựng cho địa phương Đề án 1961 Học viện luôn xác định nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng chương trình Đề án 1961 là nhiệm vụ trọng tâm, được tổ chức triển khai ngay từ đầu năm, nhằm đẩy nhanh công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ xây dựng và phát triển đô thị các cấp. Kết quả trong năm đã: Hoàn thiện việc rà soát các đối tượng của Đề án tại các địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm 2018 cho từng địa phương ngay từ đầu năm; Hoàn thiện, đề xuất Ban Chỉ đạo của Đề án ngay sau khi có sự thay đổi về nhân sự của Ban chỉ đạo Đề án; Hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện Đề án 1961 giai đoạn 2016-2018 và tổ chức họp Ban chỉ đạo Đề án đánh giá kết quả thực hiện của đề án; Hoàn thiện xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đi làm việc về tình hình thực hiện Đề án 1961 tại các địa phương; Thường xuyên triển khai thực hiện biên soạn tài liệu, bổ sung cập nhật bài giảng các chương trình theo Đề án. Đã trình ký ban hành Bộ đề cương chỉnh sửa cho 8 chương trình đã có và 8 chương trình đào tạo chuyên sâu. Hoàn thành phủ sóng đào tạo bồi dưỡng để án đối với toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước. Năm 2018, Học viện đã mở được 61 lớp theo Đề án 1961 với 2.059 học viên tại 25 tỉnh, thành phố, quận huyện trên phạm vi cả nước. Trong đó, các lớp thuộc nguồn ngân sách (Chương trình 2,3,6,7, giảng viên nguồn) thực hiện theo nhiệm vụ đào tạo của Đề án đã triển khai được 52 lớp với 1.596 học viên. So với kế hoạch năm vượt 20,9% (52/43 lớp) về số lớp. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng Cùng với đà phát triển chung của tỉnh và các địa phương, tình trạng bất cập về trật tự xây dựng trong thời gian qua vẫn còn phổ biến, nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng được nhiều địa phương quan tâm. Năm 2018, Học viện đã triển khai được 08 lớp với số lượng 663 học viên. Đào tạo bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng và chuyên môn nghiệp vụ cho khối doanh nghiệp Các lớp về đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng luôn được bám sát và tiếp cận. Trong năm 2018 trước những khó khăn trong việc mở lớp, Học viện đã có nhiều giải pháp để khuyến khích, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh chỉ đạo tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bảo lãnh xây dựng nhằm thúc đẩy ngành Công nghiệp xây dựng của Việt Nam và Hàn Quốc do Học viện tổ chức, tháng 10 -2018 8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ chủ động tiếp cận nắm bắt nhu cầu thực tế đang cần của từng doanh nghiệp, từng địa phương và với sự nỗ lực của cá nhân, đơn vị trong công tác chiêu sinh, Học viện đã mở được 95 lớp với 3.212 học viên. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Là nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của Học viện cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng. Năm 2018 đã thực hiện được 12 lớp, với số lượng 753 học viên. So với kế hoạch Bộ giao hoàn thành 100% (12/12 lớp). Năm 2018, Học viện cũng tích cực tìm kiếm đối tác mở rộng chương trình đào tạo và triển khai các lớp ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng thuộc ngân sách của Bộ Xây dựng. Học viện đã tổ chức được 02 lớp bồi dưỡng theo chương trình mới: 01 lớp Bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và 01 lớp Bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị (Phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa thể thao và du lịch tổ chức). Bồi dưỡng về thi sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Đây là chương trình bồi dưỡng mới được Bộ Xây dựng phê duyệt nhằm phục vụ cho việc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Năm 2018, Học viện đã triển khai được một số lớp về bồi dưỡng ôn thi sát hạch như: Bồi dưỡng ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ đấu thầu; ôn thi chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát; chứng chỉ định giá xây dựng; chứng chỉ thiết kế giám sát. Tuy nhiên, so với số lượng nhu cầu của thị trường, Học viện triển khai chưa được nhiều đối với loại hình bồi dưỡng này. Chủ động phối hợp tổ chức các lớp tập huấn trên phạm vi cả nước Ngay sau khi Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/01/2018, các đơn vị, địa phương rất chú trọng quan tâm đến các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; Kinh doanh bất động sản phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, vv Đó là những vấn đề rất được quan tâm trong hoạt động xây dựng tại thời điểm này. Do đó, Học viện đã chủ động phối hợp với các Cục, Vụ, chức năng của Bộ Xây dựng để biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn các lớp trong phạm vi cả nước. Kết quả, tổ chức được 65 lớp với 7.696 học viên. So với năm 2017, giảm về số lớp chỉ đạt 97% (65/67 lớp) nhưng số lượng học viên tăng hơn 4,7% (7.696/7.346 học viên). Kết quả này cho thấy các lớp tập huấn Nghị định 139/2017/NĐ-CP chiếm tỷ lệ lớn (33/65 lớp); Các lớp tập huấn chương trình dành cho người khuyết tật; Các lớp Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tập huấn về công tác bảo vệ môi trường; Các lớp tập huấn về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, Điều đó khẳng định các địa phương trong năm 2018 rất quan tâm tới công tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức của mình khi có những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ Ngành Tiếng Anh hiện nay vẫn đang là một nhu cầu bức thiết trong mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành Xây dựng. Bên cạnh đó, ngành Xây dựng cũng được đánh giá là một Ngành có lượng từ vựng khá lớn và khó nhớ. Nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng; Tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu-A2 cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ và của các đơn vị trong và ngoài ngành Xây dựng; Học viện đã tích cực tìm kiếm đối tác, trong năm đã triển khai được 05 lớp với số lượng 99 học viên, so với kết quả cùng kỳ năm 2017 đạt 83% (5/6 lớp). Tổ chức các hoạt động có sự phối hợp của các tổ chức quốc tế Trong năm, Học viện tiếp tục củng cố và mở rộng đối tác trong hoạt động hợp tác quốc tế, kết quả đạt được như sau: Triển khai thành công 10 lớp với số lượng 385 học viên. Trong đó: 03 Hội nghị tập huấn về Tăng trưởng xanh tại Hà Nội, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh; 02 khóa Quản lý xây dựng và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Mỹ và Hà Nội; 01 khóa bồi dưỡng phát triển, quản lý khu vực nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa tại Israel và một số lớp khác. Đặc biệt, Học viện đã tổ chức thành công 02 Hội thảo quốc tế quan trọng: Hội thảo phát triển đô thị xanh - thông minh, hợp tác công tư và Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Bảo lãnh xây dựng - thúc đẩy sự phát triển công nghiệp xây dựng của Việt Nam, Hàn Quốc; qua đó đã Chương trình bồi dưỡng Quản lý xây dựng và phát triển đô thị - theo Đề án 1961 tại tỉnh Hòa Bình, tháng 10 - 2018 9Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ nâng cao uy tín và vị thế của Học viện. Tuy nhiên, với số lớp mở còn khiêm tốn so với các đầu mối mà Học viện đã ký thỏa thuận và làm việc trao đổi. Bên cạnh đó Học viện còn triển khai làm việc với Viện TILIT-Hàn Quốc để tiếp tục ký MOU; Làm việc với DINVAI của Cu Ba về công tác đào tạo; Làm việc với AREP và AFD về hợp tác nghiên cứu, đào tạo về phát triển đô thị bền vững; Làm việc với UCLG về hợp tác đào tạo ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng; Công ty M&R Nhật Bản và một số đối tác khác. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy Là một đơn vị có truyền thống đào tạo bồi dưỡng cán bộ uy tín của Ngành, Học viện luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị. Ngoài việc quản lý sát sao quá trình lên lớp của giảng viên cả về thời gian, nội dung, chất lượng bài giảng; Học viện cũng tích cực tăng cường học tập các kinh nghiệm quốc tế, mô hình đào tạo của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Năm 2018, Học viện chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, quản lý việc lên lớp của giảng viên về thời gian, nội dung, chất lượng bài giảng; Các lớp được tổ chức trong và ngoài Học viện trên phạm vi cả nước đều cử cán bộ làm công tác quản lý lớp, riêng đối với các lớp của Đề án 1961 đều cử điều phối viên tham gia từ đầu khóa đến kết thúc khóa học hỗ trợ trong công tác giảng dạy theo phương pháp tích cực. Mặt khác, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở cán bộ chủ nhiệm lớp và cán bộ điều phối thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình quản lý theo sổ tay hướng dẫn. Trên cơ sở đó nắm bắt thông tin phản hồi từ phía học viên và điều chỉnh kịp thời cho các lớp tiếp theo. Rà soát những chương trình cũ và lạc hậu không áp dụng nữa và thay thế bổ sung chương trình mới vào bộ chương trình khung của Học viện; Chỉnh sửa tài liệu, cập nhật kịp thời các văn bản quy định mới của pháp luật để hoàn thiện tài liệu phục vụ giảng dạy các lớp; Công tác quản lý đề thi, đề kiểm tra thực hiện tốt quản lý ngân hàng đề thi theo quy định bảo mật, đồng thời phân công giảng viên đúng chuyên ngành tham gia chấm bài kiểm tra và bài thi cuối khóa tất cả các bài thi đều được dọc phách để đảm bảo tính công bằng cho các học viên; Công tác theo dõi và in cấp chứng chỉ chứng nhận đảm bảo đúng quy định, quy chế của Học viện; Công tác lưu trữ hồ sơ lớp học được thực hiện theo đúng quy định về việc lưu trữ hồ sơ lớp sau khi kết thúc. Đội ngũ giảng viên luôn được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện quan tâm vì đây là lực lượng chủ chốt quyết định đến chất lượng và uy tín của Học viện. Trong năm qua, Học viện đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm Thứ trưởng Bộ xây dựng Phan Thị Mỹ Linh chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam 2030 và quy định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh do Học viện phối hợp tổ chức, tháng 7- 2018 Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Học viện với Viện KICT và Viện KRIHS - Hàn Quốc, tháng 6 - 2018 10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ thu hút động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên tích cực tham gia công tác giảng dạy; thường xuyên tổ chức trao đổi về chuyên môn và phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ giảng viên. Tích cực đăng ký giảng dạy các chuyên đề mới và tham gia nghiên cứu các đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ. Đóng góp tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Học viện phần lớn được triển khai đều đảm bảo về mặt chất lượng. Nhiều đề tài/dự án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, thực sự có những đóng góp mới về mặt khoa học. Các nhiệm vụ đăng ký mới đã có sự chắt lọc, đúng chức năng, nhiệm vụ của Học viện và phù hợp với nhu cầu thực tế. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện là nền tảng vững chắc, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức của Học viện. Kết quả đã quản lý và tham gia thực hiện tổng số 34 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ và 8 đề tài cấp cơ sở. NỖ LỰC PHẤN ĐẤU NĂM 2019 VỚI NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Phát huy thành tích đạt được của năm 2018, đứng trước các thuận lợi và thách thức, trong thời gian tới tập thể cán bộ, viên chức Học viện quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2019 đề ra: Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Học viện năm 2019. Tập trung chủ yếu vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng (BD) cho cán bộ công chức, viên chức từ nguồn ngân sách của Bộ, Đề án, Dự án; Các lớp BD quản lý Nhà nước về xây dựng cho địa phương: Các lớp phát triển đô thị cho các đối tượng và giảng viên nguồn theo Đề án 1961; Bồi dưỡng thí điểm và nâng cao về quản lý xây dựng và phát triển đô thị; Kỹ năng xử lý vi phạm trật tự xây dựng; Kiến thức quản lý Nhà nước về xây dựng cho công chức xã; Công tác thẩm tra, giám sát của Đại biểu HĐND các cấp; Thanh tra chuyên ngành Xây dựng; Các lớp đào tạo, BD cho các tỉnh miền núi phía Bắc (WB); Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Xây dựng các tỉnh thành, các trường đào tạo bồi dưỡng của nhiều Bộ, Ngành tổ chức các lớp nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về xây dựng và phát triển đô thị. Các lớp bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng và chuyên môn nghiệp vụ khối doanh nghiệp; Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật, NĐ 139/2017/NĐ- CP; Huấn luyện An toàn lao động và vệ sinh lao động; Tập huấn QCVN 10:2014/BXD (Công trình cho người khuyết tật); Tập huấn về công tác bảo vệ môi trường; Tập huấn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm VLXD; vv...; Các lớp có tính chất yếu tố nước ngoài: Xây dựng đô thị thông minh (Ấn Độ); Xây dựng phát triển và quản lý khu vực nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa - Sở Nội vụ Hà Nội (Israel); Quản lý đô thị (Đài Loan); Đô thị thông minh (Hàn Quốc),; Tổ chức các lớp Ngoại ngữ chuyên ngành và theo khung tham chiếu châu Âu B1- A2; Các lớp Tin học kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; Liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín để mở rộng thị trường nâng cao chất lượng và uy tín đào tạo của Học viện; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu... Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo: Tiếp tục duy trì nề nếp quy định của lớp học; quản lý việc lên lớp của giảng viên về thời gian và nội dung, chất lượng bài giảng; từng lớp sau khi kết thúc được lấy phiếu đánh giá; tổng kết đánh giá công tác đìều phối và chủ nhiệm lớp sau từng tháng; Duy trì sinh hoạt các Tổ bộ môn. Tập trung hoàn thiện bộ chương trình, biên soạn nâng cao chất lượng tài liệu của Đề án 1961: Theo kế hoạch đề ra đồng thời hoàn thiện việc bổ sung, thay mới một số chương trình tài liệu chung của Học viện. Đánh 11Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ giá tổng kết công tác làm việc và kiểm tra đối với các địa phương về việc triển khai Đề án 1961. Trên cơ sở đó có căn cứ để xúc tiến mở lớp đối với các địa phương. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, đi sâu vào các Đề tài khoa học có tính ứng dụng cao; nâng cao chất lượng; đảm bảo tiến độ và hiệu quả các đề tài khoa học, dự án cấp Bộ và cấp cơ sở. Củng cố và phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong nước, quốc tế đã ký bản ghi nhớ. Tăng cường các chương trình đào tạo theo sự tài trợ, mở rộng các chương trình mới phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; Với phương châm đào tạo, bồi dưỡng vừa học trong nước và vừa học tại nước ngoài để học tập, trao đổi những kinh nghiệm của các nước bạn. Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển Học viện đến năm 2020, tầm nhìn 2025 Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới cũng như hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019, Học viện cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể như: Bám sát chủ trương chính sách của Nhà nước, của Bộ Xây dựng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật mới; Phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viên chức trong hệ thống của Bộ; Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường mở lớp đến các địa phương; doanh nghiệp; Tăng cường các mối quan hệ với các đối tác truyền thống; kịp thời động viên khuyến khích các đơn vị, cá nhân đã được giao chỉ tiêu mở lớp ngay từ đầu năm 2019 hoạt động có hiệu quả cho công tác tiếp thị mở lớp; Tập trung, lực lượng triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chương trình theo Đề án 1961 và triển khai bồi dưỡng chương trình nâng cao về quản lý xây dựng và phát triển đô thị bằng các hình thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức các Hội nghị/Hội thảo; Mở rộng phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Cập nhật nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của địa phương và các đối tác; về hình thức đào tạo đa dạng kết hợp các hình thức: Tập trung, tại chức, dài hạn, ngắn hạn, trong giờ và ngoài giờ; đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài; Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập tương thích với điều kiện của từng lớp; Giao quyền tự chủ tài chính cho một số đơn vị, giảm đầu mối đơn vị hành chính. Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức nhân sự sao cho phù hợp với từng vị trí chuyên môn của từng cán bộ viên chức; bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và chuyên gia Nhìn lại, năm 2018 là một năm đầy thách thức, song với những nỗ lực không ngừng, tập trung trí lực, tài lực cũng như sự đồng lòng đoàn kết của tập thể và mỗi cán bộ cá nhân trong Học viện, có thể nói Học viện đã cán đích một cách thành công. Có được kết quả này chính là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng như sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Học viện, tập trung đào tạo, bồi dưỡng quản lý Nhà nước về xây dựng cho các địa phương. Với phương châm coi chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài của Học viện, lấy học viên làm đối tượng trung tâm của bài giảng, Học viện đã và đang là cơ sở hàng đầu trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng. Sự nhiệt huyết, trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chăm lo đến đời sống cán bộ, viên chức của Đảng ủy, Lãnh đạo Học viện; sự đồng lòng của cán bộ viên chức trong toàn Học viện thời gian qua là nhân tố quyết định giúp Học viện khắc phục mọi khó khăn, vì mục đích xây dựng Học viện ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững. Hơn ai hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức Học viện luôn xác định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân và tập thể, mỗi một cá nhân xuất sắc làm nên một tập thể vững mạnh. Với những nhiệt huyết và cống hiến của cả cá nhân và tập thể, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Học viện sẽ đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra trong năm tới. Hội thảo đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm Công ước thị trưởng toàn cầu về khí hậu và năng lượng do Học viện phối hợp tổ chức tháng 09 -2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38_3471_2171645.pdf