Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ - Tạo sinh kế cho nông dân tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu

Tài liệu Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ - Tạo sinh kế cho nông dân tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu: 27 Đào tạo nghề nuôi trồng ... TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho tỉnh Kiên Giang bị ngập mặn, nhiễm mặn ở nhiều khu vực, diện tích các loại cây trồng vật nuôi nước ngọt bị thu hẹp, đe dọa đời sống của người dân nông thôn, nhất là các nơi có nhiều hộ nghèo như vùng U Minh Thượng, vùng tứ giác Long Xuyên. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải chủ động ứng phó tạo sinh kế mới cho người dân đồng thời khai thác thế mạnh thủy sản của nước ta bằng hoạt động đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp; khảo sát người lao động nông thôn ở những vùng bị ngập mặn, nhiễm mặn. Từ khóa: Đào tạo nghề, Nước mặn nước lợ, Sinh kế, Biến đổi khí hậu ĐÀO TẠO NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ - TẠO SINH KẾ CHO NÔNG DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Vòng Thình Nam* * Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ - Tạo sinh kế cho nông dân tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 Đào tạo nghề nuôi trồng ... TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho tỉnh Kiên Giang bị ngập mặn, nhiễm mặn ở nhiều khu vực, diện tích các loại cây trồng vật nuôi nước ngọt bị thu hẹp, đe dọa đời sống của người dân nông thôn, nhất là các nơi có nhiều hộ nghèo như vùng U Minh Thượng, vùng tứ giác Long Xuyên. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải chủ động ứng phó tạo sinh kế mới cho người dân đồng thời khai thác thế mạnh thủy sản của nước ta bằng hoạt động đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp; khảo sát người lao động nông thôn ở những vùng bị ngập mặn, nhiễm mặn. Từ khóa: Đào tạo nghề, Nước mặn nước lợ, Sinh kế, Biến đổi khí hậu ĐÀO TẠO NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ - TẠO SINH KẾ CHO NÔNG DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Vòng Thình Nam* * Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM TRAINING OF AQUACULTURE AND WATERFISH AQUACULTURE TRAINING FOR KIEN GIANG PROVINCIAL FARMERS IN CLIMATE CHANGE CONDITIONS ABSTRACT Climate change has caused KienGiang province to be submerged in salt water, salinity intrusion in many areas, the area of crops and animals freshwater has been shrunk, threatening the lives of rural people. Especially, there are many poor households such as U Minh Thuong, Long Xuyen quadrangle. In that situation, it is necessary to take action in responding for people life while exploiting the strength of our country’s aquaculture with marine and brackish water aquaculture. In this research, the author used the described statistical method, analyzed it on the basic of a secondary database; Survey of rural workers in salt-marsh areas. Key words: Vocational training, brackish water, livelihoods, climate change 1. DẪN NHẬP Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, nhất là các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Kiên Giang. Diện tích đất bị ngập mặn, nhiễm mặn ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến cây 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trồng, vật nuôi, đe dọa sinh kế của người dân. Để tạo sinh kế cho người dân ở nông thôn trong điều kiện ngập mặn, nhiễm mặn, cần phải chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nước mặn, nước lợ, đồng thời phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (NTTSNMNL) tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng, nhất là vùng U Minh Thượng (có diện tích rộng lớn bao gồm 4 huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng). Nghề NTTSNMNL đã được người dân khai thác từ lâu nhưng còn mang nặng tính truyền thống, mới dừng lại ở hình thức truyền nghề, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chưa được tổ chức đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp cao nên không phát triển mạnh và chưa hiệu quả. Vì vậy, để phát triển nghề NTTSNMNL, cần phải tổ chức đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương, có khả nĕng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Xác định đây là một sinh kế mới trong điều kiện BĐKH, đồng thời chủ động khai thác tiềm nĕng, thế mạnh của Kiên Giang để phát triển kinh tế xã hội. Ở phía biển Tây, nước mặn ảnh hưởng đến tỉnh Kiên Giang thông qua các sông chính như: sông Cái Lớn, Cái Bé, Giang Thành, Rạch Giá, Rạch Sỏi, sau đó theo hệ thống kênh đào và mương, lạch vào sâu nội đồng. Độ mặn trên sông rạch cao nhất vào các tháng mùa khô, đặc biệt là vào tháng 3, 4 hàng nĕm. Thời gian ngập mặn thường kéo dài trên dưới 3 tháng. Vào mùa mưa, độ mặn trên các sông rạch có xu hướng giảm. Bảng 1: BĐKH làm tĕng độ mặn ở các vùng ven biển tỉnh Kiên Giang Stt Trạm Sông rạch Khoảng cách từ biển (km) Độ mặn lớn nhất tháng 1 (g/l) So sánh tĕng (+)/giảm (-) với cùng kỳ nĕm 2015 2016 2015 1 Xẻo Rô Cái Lớn 10 15,8 11,0 + 4,8 2 Gò Quao Cái Lớn 40 5,2 3,0 + 2,2 Nguồn: Trần Bá Hoằng, Viện Khoa học thủy lợi Miềm Nam [4] 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên là 6.348,53 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước. Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Campuchia có đường biên giới dài 56,8km, với hơn 200 km bờ biển và 105 hòn đảo nổi lớn nhỏ. Dân số nĕm 2015 là 1.762.281 người, phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và ở một số đảo lớn [1]. Địa bàn tỉnh Kiên Giang được chia thành 4 vùng kinh tế: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U 29 Đào tạo nghề nuôi trồng ... Minh Thượng và vùng Đảo và hải đảo. Trong đó, vùng U Minh Thượng là vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khĕn và nhiều hộ nghèo nhất tỉnh. Vùng U Minh Thượng có diện tích tự nhiên khoảng 1.879,4 km2, chiếm 29,6% diện tích toàn tỉnh, được giới hạn bởi sông Cái Lớn và ranh giới tỉnh Cà Mau. Đây là vùng vừa nhiễm mặn vừa nhiễm phèn, mưa nhiều hay bị úng và bị hạn vào mùa khô. Khu vực này gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Có thể chia vùng U Minh Thượng thành các tiểu vùng NTTS như sau: - Vùng nuôi tôm nước mặn và tôm nước lợ - Vùng nuôi thủy sản nước ngọt - Vùng nuôi cá dưới tán rừng tràm Các vùng này được bố trí theo những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp. 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Theo vĕn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, qua 5 nĕm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (từ 2010 - 2015), tốc độ tĕng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,35%/nĕm, thu nhập bình quân đầu người nĕm 2015 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với nĕm 2010. Cơ cấu kinh tế với nhóm ngành Nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao: từ 42,57% nĕm 2010 giảm còn 35,14% nĕm 2015; Dịch vụ tĕng từ 33,04% lên 40,44%; Công nghiệp – xây dựng giữ ở mức 24,42%. Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản duy trì mức tĕng trưởng khá, bình quân 5,75%/nĕm và giữ vai trò quyết định đối với tốc độ tĕng trưởng của tỉnh.[1] Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào kinh tế của tỉnh, tốc độ tĕng trưởng đạt 11,4%/nĕm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% GDP của tỉnh. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trọng như nuôi tôm công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới đạt thấp. Đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khĕn; chất lượng nguồn nhân lực chuyển biến chưa nhiều; hạn chế, yếu kém ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, vĕn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường chậm khắc phục.[1] 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ NTTSNMNL TẠI TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Khái quát hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL 3.1.1. Các cơ sở có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL Hiện nay, ở Kiên Giang, có trường đại học mới được thành lập và các trường đại học nơi khác đến liên kết đào tạo như: Đại học Nha Trang, Đại học Huế nhưng chỉ đào tạo nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt qui hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh, trong đó có nhiều trường tham gia đào tạo nghề NTTS nước mặn, nước lợ với các trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và cả các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho nông dân để giúp họ có thể thực hiện NTTS ngay sau khi học. Hiện tại, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Kiên Giang gồm 31 cơ sở, được phân bổ trên khắp địa bàn tỉnh, gồm các trường: trường Cao đẳng, trường Trung cấp, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Khuyến nông, Hội Làm vườn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong số đó có các trường được xem là chủ lực trong hoạt động động đào tạo nghề NTTSNMNL trên toàn tỉnh: - Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang tọa 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lạc tại thành phố Rạch Giá là trường có qui mô lớn nhất tại Kiên Giang, với tổng diện tích 562.962 m2. Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường là 130 người, với tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép cho tất cả ngành nghề và các trình độ đào tạo là 2.550 học sinh/nĕm, trong đó nghề NTTSNMNL là 55 học sinh/nĕm. - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang là trường có bề dày trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của tỉnh, trường được xây dựng và thành lập từ nĕm 1965, với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là 208 người, tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép là 6.450 học sinh/nĕm. - Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang tọa lạc tại ấp Xẻo Chác, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Đây là trường đặc thù, đào tạo nghề cho con, em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, số luợng học sinh người dân tộc thiểu số tuyển sinh hàng nĕm chiếm 80% trong tổng số học sinh được tuyển. Quy mô đào tạo hàng nĕm của trường là 1.350 học sinh/nĕm, trong đó trình độ trung cấp nghề NTTSNMNL là 60 học sinh/nĕm. - Trường Trung cấp nghề Vùng U Minh Thượng, là một trường nằm ở trung tâm của huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường trong phạm vi của 4 huyện (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng). Trường có tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 24 người. Cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng, 3 khoa chuyên môn đào tạo các hệ: Trung cấp, sơ cấp, nghề ngắn hạn dưới 3 tháng.[3] - Trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên tọa lạc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tổng quy mô tuyển sinh của nhà trường 1.480 học sinh/nĕm. Điểm nổi bật của trường là đào tạo theo đơn đặt hàng của các nhà máy và DN trên địa bàn 4 huyện; đào tạo tại các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải và Phú Quốc; đào tạo cho huyện Giang Thành, thị xã Hà Tiên. Ngoài ra, còn có các trung tâm khác cũng tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL như: TTGDTX huyện An Minh, TTDN và hỗ trợ nông dân, TT Dạy nghề Thanh niên, Trung tâm Khuyến nông, Hội Làm Vườn nhưng qui mô còn nhỏ. Từ chủ trương đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL, đến nay nhiều hộ nông dân đã biết thêm một nghề mới để tạo sinh kế ngay chính mảnh đất ngập mặn, nhiễm mặn của mình và nhiều mảnh đất bị bỏ hoang nay cũng được cải tạo để nuôi trồng, người dân có thu nhập để trang trải cho cuộc sống ấm no và nhiều hộ còn làm giàu. Nếu nhìn rộng hơn dưới góc độ xã hội, thì những hộ nông dân tuy nhỏ, nhưng chính họ đã sản xuất tạo ra sản phẩm để cung cấp cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL có ý nghĩa quan trọng, không chỉ dừng lại ở mục đích tạo sinh kế cho nông dân mà còn phát triển ngành thủy sản, khai thác lợi thế của Kiên Giang. 3.1.2. Nĕng lực đào tạo nghề NTTSNMNL của các trường trên toàn tỉnh * Mạng lưới các trường đào tạo nghề NTTSNMNL trên địa bàn Số lượng các trường có tham gia đào tạo nghề trên toàn tỉnh Kiên Giang hiện nay là 10 cơ sở đào tạo. Số học viên học nghề NTTSNMNL hàng nĕm do các trường đào tạo trung bình trên 1000 người/nĕm (bảng 2). 31 Đào tạo nghề nuôi trồng ... Từ đó cho thấy khả nĕng đào tạo của các trường đào tạo nghề NTTSNMNL ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng hai trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên và Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng thì khả nĕng đào tạo còn quá khiêm tốn so với nhu cầu nhân lực nghề của 2 địa phương này. Bên cạnh việc qui hoạch mạng lưới các trường đào tạo nghề, nhiều vấn đề khác như: đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo luôn cần được quan tâm cập nhật, đổi mới theo hướng tiên tiến, hiện đại để người học luôn tiếp cận được với kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn, đồng thời nuôi trồng, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. * Đội ngũ giáo viên của các trường có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL Theo số liệu của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang, tổng số giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý của các trường có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL tại Kiên Giang hiện nay là 666 người, họ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các ngành đào tạo NTTSNMNL. Trình độ của đội ngũ giáo viên: sau đại học 16,82% (112/666), đại học 66,21% (441/666), trình độ khác 16,97% (113/666). Với thực trạng trình độ này cho thấy lực lượng giáo viên có mặt bằng trình độ tương đối cao, đại học chiếm đa số. Như vậy, với trình độ của lực lượng giáo viên của các trường hiện nay đa số có khả nĕng giảng dạy tốt, có thể đảm đương công việc giảng dạy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, đối với trường trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên và trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng thì lực lượng giáo viên còn quá ít (23-24 người) và trình độ thấp hơn mặt bằng chung của cả mạng lưới trong tỉnh. Với lực lượng này, khó có thể đảm được được công tác đào tạo cho cả hai vùng có diện tích rộng lớn: Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Hơn nữa, với lực lượng Bảng 2: Số lượng người học nghề NTTSNMNL tại các trường ở Kiên Giang TT CƠ SỞ ĐÀO TẠO 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng 1 Trường CĐ nghề KG 81 54 135 2 Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật 33 25 58 93 34 243 3 Trường TCN DTNT 187 337 530 126 76 1.256 4 Trường TCN vùng Tứ giác Long Xuyên 224 52 127 67 93 563 5 Trường TCN vùng U Minh Thượng 125 173 201 261 125 885 6 TTGDTX H. An Minh 152 61 82 29 90 414 7 TTDN và hỗ trợ nông dân 0 553 356 298 209 1,416 8 TTDN Thanh Niên 218 102 48 53 140 561 9 Trung tâm Khuyến nông 132 191 246 289 165 1,023 10 Hội Làm Vườn 64 127 63 52 56 362 Tổng cộng: 1.216 1.675 1.711 1.268 988 6.858 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo hàng nĕm của Sở lao động – TB&XH Kiên Giang 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ít người và công việc giảng dạy nhiều, giáo viên không có điều kiện và thời gian để bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn phục vụ cho yêu cầu giảng dạy cao hơn. Bảng 3: Trình độ giáo viên các trường đào tạo nghề NTTSNMNL Kiên Giang TT Tên cơ sở GV và CBQL Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân / Kỹ sư Cao đẳng Trung cấp Khác 1 Trường CĐN Kiên Giang 130 18 94 2 3 13 2 Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật 208 4 74 111 3 10 6 3 Trường TCN Dân tộc nội trú 38 4 33 1 4 Trường TCN vùng Tứ giác Long Xuyên 23 2 21 5 Trường TCN vùng U Minh Thượng 24 1 23 6 TTGDTX huyện An Minh 16 14 1 1 7 TTDN và hỗ trợ nông dân 49 3 28 13 2 3 8 TT Dạy nghề Thanh niên 17 14 2 1 9 Trung tâm Khuyến nông 150 6 96 10 25 9 10 Hội Làm Vườn 11 7 4 Tổng cộng: 666 4 108 441 40 41 32 Nguồn: Tác giả tổng hợp các báo cáo của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang * Chương trình đào tạo NTTSNMNL của các trường Đến nay, các trường đào tạo nghề NTTSNMNL trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đào tạo gồm 16 chương trình đào tạo (CTĐT). Với số lượng này cho thấy CTĐT của các trường tương đối phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, CTĐT còn có sự trùng lắp và mang tính phổ biến cao, chưa có nhiều CTĐT nuôi trồng các loài mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người học, đồng thời chưa có các CTĐT dựa trên kỹ thuật NTTS tiên tiến hiện đại. Vì vậy, chưa thu hút được nhiều người học mà thậm chí số người học còn bị sụt giảm trong các nĕm gần đây. Hiện nay, ở nhiều địa phương khác trên cả nước đã nuôi những loài mới như: Le le, vịt biển đại xuyên chi phí thấp, giá trị thu được rất cao; hoặc các loài khác phù hợp với thổ nhưỡng của điều kiện của một số địa phương như: nghêu, sò, trồng các loại rong biển, tảo biển có giá trị kinh tế cao. * Số lượng người học nghề NTTSNMNL tại các trường trong những nĕm qua Số người học nghề NTTS trong những nĕm trước đây rất lớn. Tuy nhiên, 03 nĕm gần đây, số lượng người học sụt giảm nghiêm trọng, trên toàn tỉnh giảm từ 1.7111 người nĕm 2014 xuống còn 988 người nĕm 2016 (bảng 2). Sự giảm sút nghiêm trọng này có 33 Đào tạo nghề nuôi trồng ... nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do CTĐT của các trường chưa thu hút người học, có tới 45% (27/60) người được hỏi thích học nuôi trồng những loài mang lại giá trị kinh tế cao. Mặt khác, hoạt động đào tạo chưa gắn với hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp (DN) và chưa được thực hiện nhiều tại các ao hồ nuôi trồng thực nghiệm để tĕng tính thực tiễn, tĕng tính tích cực học tập nơi người học. Vì vậy, mức độ thu hút người học thấp. Người học không thấy được sự khác biệt giữa đến trường học nghề và truyền nghề. Qua đó cho thấy, mức độ đáp ứng của các trường về nhu cầu học nghề NTTSNMNL chưa cao. 3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề NTTSNMNL tại tỉnh Kiên Giang Thực hiện chủ trương của nhà nước về xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân nông thôn trong điều kiện BĐKH, các trường đào tạo nghề đã có những nỗ lực trong đào tạo nghề NTTSNMNL trong những nĕm vừa qua, từ đó cũng đã gặt hái được nhiều thành quả rất đáng khích lệ. 3.2.1. Những thành quả đạt được * Tạo sinh kế cho người dân nông thôn trong điều kiện BĐKH Trong những nĕm qua các trường đào tạo nghề đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động đào tạo. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình nên số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Nhiều diện tích đất được khai thác hiệu quả hơn trước. Thậm chí có những mảnh ruộng trước đây bị nhiễm mặn phải bỏ hoang, nay lại có được đưa vào sử dụng, cải tạo thành ao nuôi trồng mang lại giá trị kinh tế cao. * Góp phần tĕng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang ở mức cao Đào tạo nghề tạo sinh kế cho người dân, giúp họ ổn định cuộc sống và đóng góp vào tĕng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh ở mức cao. Tĕng trưởng GDP toàn tỉnh tĕng mỗi nĕm trên 10% trong suốt giai đoạn 2010-2015. Tình hình an ninh trật tự được cải thiện đáng kể, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh được thay đổi từ thành thị đến nông thôn. Đáng chú ý nhất là vùng U Minh Thượng bao gồm những huyện vùng sâu, vùng xa có nhiều hộ nghèo thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều. Đến nay, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và có sinh kế ổn định. * Cải thiện một số chỉ số an sinh xã hội Tình hình an sinh xã hội của tỉnh Kiên Giang trong những nĕm gần đây được cải thiện thông qua các chỉ số quan trọng: - Giải quyết việc làm cho người lao động, mỗi nĕm trên 30.000 lượt.[2] - Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,45% còn 2,44%.[2] - Số hộ thoát nghèo bình quân mỗi nĕm 8.689 hộ trong giai đoạn 2010-2015.[2] - Đào tạo nghề NTTSNMNL đã góp phần giảm số hộ nghèo trên toàn tỉnh. Nhờ có nghề NTTS mà người dân mạnh dạn làm ĕn, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo và đã có một số hộ bắt đầu có tích lũy để đầu tư lớn hơn. Đưa số hộ nghèo từ 34.973 hộ nĕm 2010 xuống còn 6.070 hộ nĕm 2015. Tỷ lệ giảm bình quân trong cả giai đoạn là 16,53%/nĕm. Đây là thành tích rất đáng trân trọng.[2] 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Phát triển đào tạo nghề NTTSNMNL đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tạo ra giá trị kinh tế cao hơn trước đây. Diện tích NTTSNMNL tĕng mạnh qua các nĕm, diện tích nuôi trồng từ 120.527 ha nĕm 2010 tĕng lên 202.372 ha nĕm 2015, tĕng bình quân 10,9%/nĕm. Song song với việc tĕng diện tích nuôi trồng, sản lượng cũng tĕng liên tục qua các nĕm. Tổng sản lượng nĕm 2010 đạt 97.673 tấn, tĕng lên 183.423 tấn vào nĕm 2015, tĕng bình quân 13,4%/nĕm. Bảng 4: Số hộ nghèo giảm qua các nĕm giai đoạn 2010 - 2015 Địa phương ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỉnh Kiên Giang hộ 34.973 29.066 23.294 19.742 14.867 6.070 Vùng U Minh Thượng hộ 13.982 12.168 9.839 8.404 6.197 2.902 - Huyện An Biên hộ 4.253 4.317 3.448 3.013 1.716 1.106 - Huyện An Minh hộ 3.973 3.524 2.880 2.415 2.092 641 - Huyện U Minh Thượng hộ 2.570 2.143 1.863 1.566 1.315 539 - Huyện Vĩnh Thuận hộ 3.186 2.184 1.648 1.410 1.074 616 Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo từng nĕm của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang; Báo cáo Tổng kết giai đoạn của ngành Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang. * Thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng có lợi Bảng 5: Thực trạng phát triển NTTS của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2015 STT Hạng mục ĐVT Giai đoạn 2010-2015 Tĕng BQ (%) Nĕm 2010 Nĕm 2011 Nĕm 2012 Nĕm 2013 Nĕm 2014 Nĕm 2015 1 Diện tích Ha 120.527 135.447 114.777 126.920 169.232 202.372 10,9 2 Sản lượng Tấn 97.673 109.558 127.033 143.986 173.080 183.423 13,4 Cá Tấn 46.071 44.046 47.371 55.114 66.268 67.451 7,9 Tôm Tấn 34.765 39.968 40.292 41.978 51.430 52.210 8,5 Thủy sản khác Tấn 16.837 25.544 39.370 46.894 55.382 63.762 30,5 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang nĕm 2015 Đào tạo nghề NTTS đã góp phần khai thác tiềm nĕng, lợi thế nguồn lực con người và lợi thế so sánh ngành thủy sản của đất nước. Sau học nghề người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để tĕng nĕng suất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ứng phó với BĐKH đồng thời khai thác tiềm nĕng của tỉnh Kiên Giang. 35 Đào tạo nghề nuôi trồng ... 3.2.2. Những vấn đề tồn tại Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL tại tỉnh Kiên Giang cũng tồn tại nhiều vấn đề cần có giải pháp khắc phục: - Qua phân tích ở trên, cho thấy mạng lưới đào tạo nghề của các trường tại tỉnh Kiên Giang tương đối lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng đào tạo nghề NTTS nước, nước lợ thì qui mô của các trường còn quá nhỏ. Chẳng hạn, trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng hay trường trung cấp nghề Tứ giác Long Xuyên, khả nĕng đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu nhân sự của cả vùng chuyên về NTTS. - Chương trình đào tạo NTTSNMNL của các trường nghề trên địa bàn đến nay tương đối nhiều (16 nghề), riêng Trường trung cấp nghề Vùng U Minh có 6 ngành nghề, nhưng đa số các chương trình này đã có từ lâu, thiếu cập nhật và đào tạo nuôi trồng những loài khá phổ biến, chưa có những CTĐT nuôi trồng những loài mới lạ, có giá trị kinh tế cao để thu hút người học. Từ đó làm cho người nông dân ít quan tâm đến học nghề mà nếu có cũng chỉ truyền nghề mang tính gia đình. - Chưa có sự gắn kết giữa đào tạo nghề với hoạt động thực tế tại DN để nâng cao tính học thuật trong giảng dạy, kích thích tính tích cực nơi người học, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề NTTSNMNL. - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo NTTS tại các trường còn nhiều hạn chế. Phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và thiết bị thực hành trong đào tạo chưa có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đồng thời chưa thu hút người học vì quá trình đào tạo không có khác biệt nhiều với hoạt động truyền nghề. Hàm lượng khoa học trong hoạt động đào tạo không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người học. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối cao, đa số trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm, số lượng lại không nhiều, nhất là tại trường trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên và trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng (chỉ có 23 - 24 giáo viên). Số lượng giáo viên ít, công việc nhiều nên họ không có điều kiện đi bồi dưỡng, tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ công tác giảng dạy. - Người dân nông thôn còn nặng tâm lý và thói quen thích truyền nghề hơn là học nghề, chưa thấy được lợi ích của việc áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật vào công việc nuôi trồng để nâng cao hiệu quả. 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ NTTSNMNL TẠI TỈNH KIÊN GIANG Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chính phủ đề ra và các mục tiêu cụ thể của UBND tỉnh Kiên Giang về đào tạo nghề; Qua phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề NTTSNMNL tại tỉnh Kiên Giang, tác giả xin đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo nghề NTTSNMNL như sau: 4.1. Đối với Nhà nước - Xác định nhu cầu học nghề NTTSNMNL trên địa bàn tỉnh. Để có cơ sở hoạch định đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề, cơ quan chức nĕng cần xác định nhu cầu đào tạo hàng nĕm để có cơ sở hoạch định chính xác, hiệu quả. - Tiếp tục phát triển mạng lưới các trường đào tạo nghề NTTSNMNL. Phát triển thêm các trường đào tạo nghề NTTS theo hướng ưu tiên cho những địa phương có nhu cầu đào tạo cao, chẳng hạn như vùng U Minh Thượng, vùng Tứ giác Long Xuyên nhằm tạo 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật điều kiện thuận lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo nghề NTTS. Cần tĕng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo như: Phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và thiết bị thực hành trong đào tạo, ao hồ thực nghiệm - Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương chi đào tạo nghề cho LĐNT theo các cơ chế, chính sách của quyết định 1956/QĐ-TTg, quyết định 971/QĐ-TTg, quyết định 46/2015/QĐ-TTg, hàng nĕm, UBND tỉnh cần bố trí bổ sung thêm kinh phí đào tạo nghề, kinh phí bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL như: hỗ trợ người học thuộc diện chính sách, diện khó khĕn; hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý vì hoạt động đào tạo nghề NTTS được thực hiện tại những nơi là vùng sâu, vùng xa có rất nhiều khó khĕn. - Tạo điều kiện nâng cao trình độ của giáo viên. Nhà nước cần có chủ trương cho phép nâng qui mô của trường, tĕng số lượng nhân sự để giáo viên có thể thay nhau giảng dạy, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ công tác đào tạo nghề tốt hơn. 4.2. Đối với Nhà trường - Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo NTTSNMNL tiên tiến, hiện đại. Nội dung chương trình đào tạo phải chuyển tải những tiến bộ của KHKT, thường xuyên cập nhật, có tính mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ngoài ra, các trường phải có nhiều CTĐT nghề NTTSNMNL khác nhau để tạo nên sự phong phú, giúp người học có thể chọn lựa chương trình để học. Các CTĐT phải bao gồm đào tạo nuôi trồng những loài khá phổ biến và những loài mới có giá trị kinh tế cao để thu hút người học. - Nâng cao tính thực tế trong hoạt động đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các hệ, Nhà trường chú trọng hơn đến các hoạt động thực tế, tĕng thời lượng thực hành ở các chương trình đào tạo, nhất là các hệ đào tạo dưới 3 tháng, vì người học nghề thích tiếp thu từ các hoạt động thực tế hơn các bài giảng lý thuyết. - Gắn kết đào tạo nghề NTTSNMNL với hoạt động của DN. Các trường đào tạo nghề phải có sự chủ động mời gọi để gắn kết hoạt động đào tạo với hoạt động nuôi trồng của DN. Qua đó, vừa tranh thủ sự hỗ trợ của DN về cơ sở vật chất, vừa giúp người học tiếp cận thực tế để nâng cao tính học thuật trong giảng dạy, kích thích tính tích cực nơi người học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề NTTSNMNL. - Hoàn thiện và phát triển đội ngũ giáo viên. Tại các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay, có trường nhiều giáo viên nhưng cũng có những trường như trường trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên, trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng giáo viên còn quá ít, trình độ nĕng lực, chất lượng đội ngũ không đồng đều. Do vậy, các trường phải có kế hoạch để không ngừng hoàn thiện và phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao. - Chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Tập trung xây dựng các CTĐT mới có chất lượng, rà soát các CTĐT đã có, cập nhật thông tin, kiến thức mới để có nội dung tiên tiến, hiện đại đáp ứng chuẩn đầu 37 Đào tạo nghề nuôi trồng ... ra của chương trình các cấp, các hệ đào tạo, đảm bảo người học sau khi học xong có thể làm việc được ngay, chất lượng tốt. - Đổi mới công tác quản lý: (i) Đổi mới phương thức dạy và học, lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo; (ii) Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học trong các cơ sở đào tạo; (iii) Áp dụng nhiều biện pháp để tĕng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, động viên cả người dạy lẫn người học để đảm bảo thực hiện việc dạy và học có chất lượng, có hiệu quả cao; (iv) Đa dạng hóa các trình độ, các hệ đào tạo như: trình độ trung cấp chính qui dài hạn, trung cấp vừa làm vừa học (tại chức), ngắn hạn dưới 3 tháng, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN; (v) Tổ chức tuyển sinh nhiều lần trong nĕm để tạo sự thuận lợi cho người học. 4.3. Đối với địa phương - Nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo nghề. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, cụ thể là nghế NTTSNMNL cho người dân nông thôn để họ thấy rõ lợi ích của việc học nghề trong mối liên hệ với đất đai, điều kiện tự nhiên của địa phương họ đang sinh sống, giúp họ thấy rõ học nghề NTTSNMNL gắn với giải quyết việc làm và là sinh kế thiết thực giúp họ thay đổi và nâng cao mức sống. - Đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp. Các địa phương cần chú trọng hơn công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông để các em thấy được sau khi học xong phổ thông có nhiều con đường phát triển bản thân để các em lựa chọn hướng đi tương lai. 4.4. Đối với người dân nông thôn liên quan đến học nghề NTTSNMNL - Thay đổi nhận thức về đào tạo nghề và hình thức truyền nghề. Người dân nông thôn cũng cần phải tự mình thay đổi nhận thức đối với hoạt động đào tạo nghề. Phải tìm hiểu để thấy được những lợi ích thật sự mà đào tạo nghề NTTSNMNL mang lại so với hình thức truyền nghề. Trong điều kiện xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, NTTS phải làm theo nhau là được, mà phải áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật vào công việc nuôi trồng để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn thị trường, sản phẩm có giá trị và dễ tiêu thụ, từ đó nâng cao hiệu quả nuôi trồng. - Thay đổi định kiến về nghề nghiệp tương lai của con em. Đối với người dân nông thôn, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khĕn do ngập mặn, nhiễm mặn nhưng đó cũng là lợi thế cho việc NTTSNMNL so với nhiều nơi khác. Do vậy, người dân nông thôn cần phải xóa bỏ định kiến, thay đổi nhận thức về phát triển nghề nghiệp để hướng con em mình chọn nghề nghiệp tương lai đúng với nĕng lực bản thân, đúng với những lợi thế mà gia đình và địa phương đang có để phát triển tốt hơn trong tương lai. 5. KẾT LUẬN Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng, ngập mặn, việc đào tạo nguồn nhân lực NTTSNMNL là tất yếu. Tuy nhiên, việc đào tạo phải có chiến lược ngắn hạn, dài hạn sao cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng địa phương, phù hợp với nguồn lực thực hiện và đặc biệt chú trọng đào tạo gắn với hoạt động thực tế của doanh nghiệp để giúp người dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội. 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thủy sản là thế mạnh của nước ta. Việc đào tạo nguồn nhân lực để NTTSNMNL có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác lợi thế của đất nước, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo 5 nĕm (2010-2015) về phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Kiên Giang [2]. Báo cáo của ngành Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2016 [3]. Báo cáo của Trường TCN vùng U Minh Thượng [4]. Trần Bá Hoằng, Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp chống hạn, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, Báo cáo cuối tháng 01/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_389_2136177.pdf
Tài liệu liên quan