Đào tạo nghề giải pháp quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay - Vũ Thị Thanh Minh

Tài liệu Đào tạo nghề giải pháp quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay - Vũ Thị Thanh Minh: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ngày nhận bài: 25/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 25/5/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: vuthanhminh@cema.gov.vn Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Ngay từ khi nước nhà được độc lập, trong sách lược “diệt giặc đói và giặc dốt” cho đồng bào cả nước, Đảng ta đã hết sức quan tâm đến phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có đào tạo nghề. Đào tạo nghề được xem như là giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển đào tạo nghề là giải pháp quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, miền núi; nâng cao trình độ dân trí cho lao động nông thôn (LĐNT) và lao động dân tộc thiểu số (LĐDTTS) ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng là dấu mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về phát triển và đào tạo nghề ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nghề giải pháp quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay - Vũ Thị Thanh Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ngày nhận bài: 25/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 25/5/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: vuthanhminh@cema.gov.vn Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Ngay từ khi nước nhà được độc lập, trong sách lược “diệt giặc đói và giặc dốt” cho đồng bào cả nước, Đảng ta đã hết sức quan tâm đến phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có đào tạo nghề. Đào tạo nghề được xem như là giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển đào tạo nghề là giải pháp quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, miền núi; nâng cao trình độ dân trí cho lao động nông thôn (LĐNT) và lao động dân tộc thiểu số (LĐDTTS) ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng là dấu mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về phát triển và đào tạo nghề trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị TW 2 (khoá VIII) và các Nghị quyết tiếp theo đã cụ thể hoá, đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội VIII về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong đó có đào tạo lao động kỹ thuật. Đó là những định hướng chiến lược về phát triển GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã một lần nữa khẳng định chủ trương, quan điểm GD&ĐT nói chung, đào tạo nghề nói riêng và đặc biệt có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) và cụ thể hoá văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Hội nghị TW 6 (khoá IX) đã kết luận những vấn đề rất quan trọng có tính chất chủ trương, quan điểm để định hướng phát triển GD&ĐT, kể cả đào tạo nghề từ năm 2005 đến năm 2010. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI1 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cụ thể GD&ĐT trong điều kiện hội nhập quốc tế: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”. Nghị quyết đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho đào tạo nghề: Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. ĐÀO TẠO NGHỀ GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (*) Vũ Thị Thanh Minh(1) Đào tạo nghề được xem như là một giải pháp quan trọng gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển đào tạo nghề là giải pháp quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, miền núi, nâng cao trình độ dân trí cho lao động nông thôn và lao động dân tộc thiểu số ở nước ta Từ khóa: Đào tạo nghề; nguồn nhân lực chất lượng cao; vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay; giải pháp quan trọng. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 19Số 18 - Tháng 6 năm 2017 kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”, đồng thời “Bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề,...” Quan điểm của Đảng về GD&ĐT, đào tạo nghề đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020: Phấn đấu hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên khoảng 55% tổng lao động xã hội vào năm 2020. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa. Phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng dân chủ hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề với phương châm hiệu quả, bền vững. Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về phát triển lao động qua đào tạo nghề, về đào tạo nghề đã được thể chế hoá trong Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam (có hiệu lực từ 1/1/1995) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ 1/1/2003); trong Luật giáo dục (có hiệu lực từ 1/6/1999) và sửa đổi năm 2005 và Luật dạy nghề (có hiệu lực từ 1/6/2007); Luật Giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ 1/7/2015); trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và trong nhiều chính sách, nghị định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Ngoài Luật lao động, Luật Dạy nghề, giai đoạn 2005- 2010 còn có tới 8 chính sách về đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng: Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2007- 2010; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (2008); Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 66/2006/ NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn); Chính sách khuyến nông, khuyến ngư (Nghị định 56/2005 NĐ-CP về khuyến nông, khuyến lâm); Chính sách đền bù, hỗ trợ hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp (Nghị định 197/2004/ NĐ-CP về hỗ trợ hộ gia đình đào tạo nghề khi bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp); Chính sách hỗ trợ việc làm; Chính sách phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm (Nghị định 19/2005/ NĐ-CP qui định thủ tục thành lập tổ chức giới thiệu việc làm),... Chính sách về đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động giai đoạn 2011-2015 gồm: Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015; Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Qui định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; Luật Giáo dục nghề nghiệp, Thực hiện giáo dục quốc dân, đào tạo nghề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã đưa ra định hướng rất cụ thể: Về giáo dục đào tạo: Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS,... Về dạy nghề: Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào DTTS. Điều 36, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), quy định Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục đào tạo ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Trong Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, tại Điều 21 đã quy định: Cơ sở dạy nghề cho người DTTS được xét giảm, miễn thuế. Điều 10, Luật giáo dục (1998) quy định: Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Tại Nghị định 139/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động (sửa đổi) về dạy nghề cũng có 2 điều quy định chính sách đối với DTTS: (1) Cơ sở dạy nghề cho người dân tộc thiểu số được xét giảm miễn thuế (Điều 22); (2) Người học nghề là người DTTS được hỗ trợ học nghề (Điều 24). Khoản 2 điều 7 Luật dạy nghề (2005) khi nói về chính sách của Nhà nước đối với phát triển dạy nghề đã khẳng định “ Chú Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 20 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Trong đó, Nhà nước có chính sách đầu tư bảo đảm các điều kiện cho cơ sở dạy nghề tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường được vào học nghề (Điều 54). Học sinh tốt nghiệp trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề. Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú khi chuyển sang học nghề được hưởng chính sách như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (Điều 65). Gần đây nhất Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng đã khẳng định người DTTS được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc,Tây Nguyên, Tây Nam bộ của Đảng và Nhà nước cũng có nội dung hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào. Cụ thể như: Quyết định số 20/QĐ- TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010; Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2010; Quyết định số 1033/QĐ-TTg, ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015, Nhìn tổng thể, chủ trương quan điểm của Đảng ta về đào tạo nghề không chỉ dừng lại ở hệ tư tưởng, ở tầm định hướng chính sách mà nó đã được thể chế hóa về mặt Nhà nước thành hệ thống cơ chế, chính sách. Đó là một hệ thống chủ trương quan điểm nhất quán, toàn diện và không ngừng được hoàn thiện. Đối tượng thụ hưởng các chính sách này bao gồm cả nam giới và phụ nữ. Một số chính sách còn dành ưu tiên đối với phụ nữ, đặc biệt là các nhóm phụ nữ đặc thù như người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; người DTTS; người tàn tật; người trong diện thu hồi đất canh tác; phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2007- 2010, 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020 chính sách dạy nghề cho nông dân, ngày càng được chú trọng. Trong đó, có quan tâm đến học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, phụ nữ. Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn chỉ rõ “Ưu tiên các nhóm lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số; lao động nữ và lao động chưa có việc làm”2. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án về Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận của các đối tượng này đến hệ thống dạy nghề. Phụ nữ là đối tượng hưởng lợi nhiều trong chính sách này. Trong các giai đoạn 2007-2010, bình quân mỗi năm đã hỗ trợ cho trên 300 nghìn lao động nông thôn học nghề ngắn hạn và sơ cấp nghề3. Hàng năm, ngân sách nhà nước chi khoảng 4.400 tỷ đồng: miễn học phí (2.162 tỷ đồng); giảm học phí (383 tỷ đồng) và hỗ trợ chi phí học tập (1.856 tỷ đồng), trong đó có hỗ trợ dạy nghề. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em DTTS, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Hàng loạt chính sách xã hội ban hành trong thời kỳ 2007-2010 đã quan tâm đến cung cấp tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ việc làm cho các nhóm đối tượng đặc thù như hộ nghèo, người DTTS, người khuyết tật, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phải học nghề để chuyển đổi việc làm, thanh niên, phụ nữ,... Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã hỗ trợ tạo việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề,), tạo nhiều việc làm cho người lao 2. Điều 1, Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. 3. Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động-TBXH. Báo cáo tình hình phát triển dạy nghề năm 2011. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 21Số 18 - Tháng 6 năm 2017 động, hộ gia đình, hộ DTTS và các đối tượng đặc thù (người khuyết tật, lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,). Thời kỳ 2007-2010, mỗi năm Quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần tạo việc làm cho khoảng 350 ngàn lao động, trong đó lao động nữ chiếm trên 40%.4 Hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một trong những giải pháp để tạo việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững. Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Trong hệ thống luật pháp, chính sách về đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, đáng quan tâm nhất là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới (ra đời năm 2006, có hiệu lực năm 2007) và những điều khoản qui định của Luật. Theo đó, việc thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề là hết sức quan trọng để nâng cao năng lực, vị thế của phụ nữ. Luật quy định cụ thể những nội dung của bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo như: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi tham gia đào tạo, trong lựa chọn ngành, nghề đào tạo, trong thụ hưởng các chính sách về GD&ĐT. Một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề cũng được đề cập như: Quy định tỷ lệ nam nữ tham gia học tập, đào tạo; tỷ lệ nữ được tạo việc làm, hỗ trợ lao động nữ nông thôn học nghề, Bình đẳng giới là xu thế phát triển tất yếu, vì phụ nữ ngày càng chứng tỏ vị thế, khả năng đóng góp của họ cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, công tác bình đẳng giới gặp khó khăn hơn. Phụ nữ DTTS phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, chưa được nam giới quan tâm, chia sẻ công việc gia đình; ít được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình. Trước thực trạng đó, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 tập trung vào đối tượng phụ nữ nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Mục tiêu là giúp chị em có quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua các buổi tuyên truyền bình đẳng giới về những vùng nông thôn, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp đã giúp chị em dần thay đổi những định kiến, nâng cao nhận thức, trang bị những kỹ năng để nhận biết và dám đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. 4. Số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cùng với hệ thống chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động của Nhà nước, từng địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể cũng đã ban hành nhiều chính sách, xây dựng nhiều mô hình đào tạo hiệu quả, nhằm tạo điều kiện tối đa cho lao động được tiếp cận thông tin, được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề phát triển sinh kế. Theo Viện Khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH): Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động5 cả nước tiếp tục tăng, đạt 78,1% vào năm 2015 và dự báo đạt 78,6% vào năm 2020. Qui mô lực lượng lao động cũng tiếp tục tăng, đạt 54,81 triệu người, năm 2015 và dự báo là 58,23 triệu người vào 2020. Theo giới tính, lực lượng lao động nữ đạt 26,15 triệu người năm 2015 và ước sẽ đạt 27,50 triệu người năm 2020. Lực lượng lao động nữ chiếm trên 47% tổng lực lượng lao động. Trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng phải giảm tốc độ tăng lực lượng lao động, đòi hỏi phải khai thác hiệu quả nguồn vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, do vậy, nhu cầu lao động qua đào tạo đã tăng nhanh. Mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động của từng lĩnh vực sẽ là: Nông, lâm, ngư nghiệp (khoảng 35%); công nghiệp - xây dựng (khoảng 63%); dịch vụ (khoảng 50%), đặt ra yêu cầu lớn cho công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn, cho đồng bào DTTS. Trong đó có nhu cầu đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động. Nhìn chung, nội dung chủ yếu của chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNN, LĐDTTS của chúng ta giai đoạn vừa qua tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, người lao động ở nông thôn được tham gia chương trình đào tạo nghề của Chính phủ ban hành. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người có công với cách mạng, hộ nghèo, người DTTS, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, phụ nữ. Thứ hai, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo; các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo 5. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm số người tham gia lao động so với tổng nguồn lao động Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 22 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 nghề được hưởng mức thuế ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, Các chính sách đã tạo điều kiện tối đa cho lao động nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), lao động DTTS, lao động nữ được đào tạo nghề để có việc làm phù hợp, có thu nhập, nâng cao đời sống. Đào tạo nghề luôn được gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là đặc điểm nổi bật của đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo người DTTS. Đối với khu vực Tây Nam bộ, tỷ lệ nông dân và người DTTS chưa được đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao so với các vùng khác, nên công tác dạy nghề được đặc biệt chú trọng. Đề án 1956 của Chính phủ đã có những đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng lao động cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ DTTS. Thứ tư, Các chính sách, đề án được xây dựng trên cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng thực tế của các nhóm dân cư, người DTTS; đồng thời đảm bảo dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Thứ năm, Các chính sách đào tạo nghề đều đề cao sự liên kết giữa các bên tham gia ở tất cả các khâu của đào tạo nghề. Từ khâu tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra phải có sự phối hợp ăn ý giữa chính quyền - đại diện cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp - đại diện tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề; người lao động - đại diện bên hưởng thụ hỗ trợ. Trong đó, chính quyền quản lý đóng vai trò cầu nối trung gian cho nhà tuyển dụng doanh nghiệp và người lao động, thường xuyên điều tra khảo sát nhu cầu lao động của nhà tuyển dụng lao động và thông tin rộng rãi đến các cấp và trực tiếp đến người lao động, đặc biệt người lao động chưa có việc làm hoặc mới nghỉ việc. Những thay đổi không ngừng trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay đã đặt ra cho công tác đào tạo nghề không chỉ đào tạo một lần mà phải có kế hoạch đào tạo lâu dài, đào tạo lại, đào tạo nâng cao mới đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Hiện nay, đồng bào DTTS của nước ta có số dân là 13,39 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước6 sống tập trung chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và 6. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, năm 2015 đồng bằng Sông Cửu Long. LĐNT, LĐDTTS chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (trên 70%), công nghiệp - xây dựng (gần 10%), dịch vụ (khoảng 20%). Đời sống của đa số đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi (DT&MN) cuối năm 2015 khoảng 16,8%, trong đó: các tỉnh vùng Tây Bắc 34,52%, Đông Bắc 20,74%, duyên hải miền Trung 11,4%, Tây Nguyên 17,14% và đồng bằng sông Cửu Long 9,66%. Năm 2016, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều vùng dân tộc và miền núi ước giảm khoảng 2% so với năm 2015 (cả nước giảm khoảng 1,3% - 1,5%), riêng các huyện nghèo giảm 4%7. Kinh tế của đồng bào chủ yếu tự cung, tự cấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Nhiều hộ DTTS thiếu đất sản xuất, đất ở; nhiều làng nghề truyền thống bị mai một, đời sống bà con còn vô cùng khó khăn. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi thông qua nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho đồng bào DTTS, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Bộ LĐTB&XH cùng các sở Ban ngành ở địa phương, công tác đào tạo nghề cho LĐNT, LĐDTTS ở vùng có đông đồng bào sinh sống được chú trọng, Theo Báo cáo của Hội đồng Dân tộc (Quốc Hội khóa 13), báo cáo về kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS từ năm 2010 đến 2013 (Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 - gọi tắt là Đề án 1956: Tại 51 tỉnh có DTTS, cư trú tập trung theo cộng đồng đã có 468 cơ sở đào tạo nghề (Trung tâm dạy nghề, hoặc Trường Trung cấp nghề công lập) được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, với tổng kinh phí 2.311,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 1.968,1 tỷ, chiếm 85,2%; ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn khác 343,5 tỷ đồng, chiếm 14,8%). Ngoài ra, tại các tỉnh có đông LĐDTTS, đã có 01 Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên và 10 Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú (Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, An Giang, Kiên Giang); 02 khoa Dân tộc nội trú tại Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình 7. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 23Số 18 - Tháng 6 năm 2017 và Sóc Trăng; xây dựng ký túc xá, trang thiết bị dạy nghề cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề của một số tỉnh. Tính đến tháng 6-2013, Tổng số LĐNT được học nghề: 886.621 người, trong đó LĐDTTS 223.792 người, chiếm tỷ lệ 25,24% so với tổng số lao động được đào tạo. Tỷ lệ LĐDTTS trong độ tuổi được đào tạo nghề theo Đề án 1956: 223.792/7.820.909 người, chiếm tỷ lệ 2,86% (trong khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề của của cả nước là 37,3%). Tổng số LĐNT sau học nghề có việc làm: 620.028 người, đạt tỷ lệ 73,07% so với tổng số lao động đã học xong nghề. Tỷ lệ LĐNT, LĐDTTS tự tạo việc làm sau khi học nghề chiếm tỷ lệ cao 63,1%; đặc biệt lao động học nghề nông nghiệp tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ rất cao (87,74%). Hơn 3 năm (2010-2013), có 16.000 LĐDTTS được thụ hưởng chính sách xuất khẩu lao động, đã đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó 7.132 LĐDTTS thuộc 62 huyện nghèo8. Đa số LĐDTTS đi xuất khẩu lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định. Thông qua đào tạo nghề và tìm việc làm cho LĐDTTS, nhiều hộ gia đình DTTS đã thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa, mua sắm tài sản, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nhiều mô hình đào tạo nghề và mô hình nghề được áp dụng, được nhân rộng hiệu quả. Theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tại Hội nghị “Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề, giảm nghèo tại các huyện khó khăn vùng Tây bắc” (1/2015): “Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển sinh, đào tạo cho hơn 243.000 người được học nghề, bằng 12% tổng số người được đào tạo nghề cả nước, trong đó có hơn 71.000 người DTTS và hơn 13.000 người thuộc hộ nghèo”. Dạy nghề và các chính sách liên quan trực tiếp đến đào tạo nhân lực địa phương cũng được chú ý. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo của Tây Bắc cũng tăng dần qua các năm. Hoà Bình và Điện Biên có tỷ lệ nhân lực trên 15 tuổi đã qua đào tạo vượt mức trung bình cả nước. Tại Lai Châu, năm 2014, số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm tăng: đào tạo nghề cho 5.077 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 38%; giải 8. Hội đồng Dân tộc Quốc Hội (khóa 13), Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số, năm 2013. quyết việc làm cho 6.600 lao động, trong đó xuất khẩu 100 lao động. Năm 2014, Yên Bái tạo việc làm mới cho 18.174 lao động (xuất khẩu lao động đạt 742 người)9. Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1956 ở Tây nguyên (đào tạo nghề cho lao động nông thôn), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khẳng định: Các tỉnh Tây Nguyên đã tuyển sinh dạy nghề cho gần 90.000 lao động nông thôn. Chất lượng đào tạo nghề cũng từng bước được nâng lên. Cụ thể, chỉ riêng từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo việc làm tại chỗ đạt trên 78%, trong đó có trên 2.000 hộ nghèo sau học nghề có việc làm, thu nhập ổn định và đã thoát nghèo. Có 2.687 hộ sau học nghề đã đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập các tổ sản xuất kinh doanh dịch vụ và trở thành hộ có thu nhập khá so với bình quân chung của địa phương. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tây Nguyên đạt khoảng 37%, trong đó qua đào tạo nghề có khoảng 30%. Trong những năm qua, công tác dạy nghề ở Tây Nguyên đã phát triển theo hướng gắn với các chương trình về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, xoá đói, giảm nghèo, nên đã có những hiệu quả rõ rêt. Mô hình đào tạo nghề rõ nhất ở Tây Nguyên hiện nay là sự phối hợp, liên kết “4 nhà”, đó là nhà quản lý, nhà trường, nhà nông và nhà doanh nghiệp. Toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long, hiện đã có 364 cơ sở dạy nghề, trong đó có 39 cơ sở dạy nghề ngoài công lập (chiếm 22,16%). Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số tuyển sinh học nghề là 1.238.643 người ở các trình độ đào tạo nghề. Hiện có 9.556 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát được nghèo, trong tổng số 44.959 người nghèo tham gia học nghề; 8.293 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá10. Kết quả điều tra phiếu hỏi của đề tài “Nghiên cứu kết quả một số chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer và những vấn đề đặt ra”11 cho thấy, đa số đồng bào Khmer và đồng 9. Báo cáo tại Hội nghị Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề, giảm nghèo tại các huyện khó khăn vùng Tây bắc (1/2015). 10. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Báo cáo Sơ kết 3 năm năm triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2013 11. Ủy ban Dân tộc, Đề tài cấp bộ thực hiện năm 2016-2017. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 24 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 bào Kinh đều cho rằng: Trong điều kiện đất đai vùng Tây Nam bộ hiện rất hạn hẹp và biến đổi khí hậu gây ngập mặn, hạn mặn như hiện nay, gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp thì đào tạo nghề cho đồng bào Khmer và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào là rất phù hợp và rất cần thiết (208/360 ý kiến chủ hộ Khmer, chiếm 57,8% và 28/40 ý kiến chủ hộ Kinh, chiếm 70% cho là rất phù hợp và rất cần thiết). Nhưng đào tạo nghề nên tránh đào tạo tràn lan mà đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo nghề. Giai đoạn 2016-2020, khu vực ĐBSCL phấn đấu mỗi năm sẽ dạy nghề cho khoảng 300 nghìn lao động trong vùng. Đồng thời phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 2 trường nghề đạt tiêu chí trường nghề chất lượng cao, 3 trường nghề nội trú đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh DTTS nội trú, 100 lượt nghề trọng điểm ở các cấp độ đạt chuẩn tối thiểu. Theo báo cáo của ngân hàng Chính sách Xã hội, 10 tháng đầu năm 2016, cả nước đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 85.025 lao động, trong đó hơn 8.000 lao động là người DTTS12. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS vẫn còn có những hạn chế nhất định. Công tác đào tạo nghề ở vùng DTTS mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu học nghề của địa phương. Sau học nghề, lao động được giải quyết việc làm, có thu nhập cao còn quá ít ỏi. Chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích các cơ sở dạy nghề mở rộng quy mô tuyển sinh. Nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa có mô hình dạy nghề phù hợp cho từng đối tượng, nhất là cho phụ nữ DTTS. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, chưa huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân. Có nơi công tác đào tạo nghề chưa phù hợp với thực tế nhu cầu địa phương. Chất lượng đào tạo nghề chưa cao do trình độ học vấn của người lao động, đặc biệt là chất lượng lao động vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS không đồng đều, nên số lao động nông thôn tham gia học nghề chủ yếu là học những nghề đơn giản, hoặc bồi dưỡng kiến thức ít ngày. Đặc biệt, thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên đối với người học nghề là người DTTS. Một số quy định, định mức về hỗ trợ đào tạo nghề cho 12. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. LĐNT, LĐDTTS chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương, cụ thể: các quy định về mức chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại quá thấp, trong khi đó cơ sở đào tạo lại quá xa. so với nơi ở của đồng bào. Các nghề mang tính kỹ thuật cao chưa phát triển. Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Việc xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, quá trình đào tạo nghề cho đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do nội dung, phương pháp giảng dạy một số nơi chỉ mang tính ngắn hạn, cung cấp kiến thức trong sản xuất nông nghiệp là chính, trong khi đồng bào thiếu tư liệu sản xuất (đất); việc thu hút được các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS rất ít, nên rất khó khăn kết hợp được đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ. Nhiều lao động được đào tạo nhưng không có việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc gia công làm được các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, từ đó không thu hút được lao động học nghề, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở đào tạo còn khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu nơi thực hành. Chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của LĐNT, đặc biệt là LĐDTTS. Hầu hết đối tượng học nghề ở nông thôn chỉ được đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Đa số người lao động sau khi được đào tạo nghề vẫn làm nghề cũ (nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 80%). Tỷ lệ LĐDTTS được đào tạo nghề rất thấp (dưới 3% so với LĐDTTS trong độ tuổi)13. LĐDTTS vẫn ít có cơ hội được học nghề bài bản, thường chỉ theo các lớp dưới 3 tháng. Hiện nay vùng DTTS &MN lại là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu (hạn hán kéo dài ở Tây nguyên; hạn mặn và xâm mặn nặng ở Tây Nam bộ), cũng lại là nơi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,... Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lao động, việc làm. Bên cạnh đó là các nguyên nhân chủ quan: Sự phối hợp chưa đồng bộ của các Bộ, 13. Hội đồng dân tộc Quốc Hội (khóa 13) Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số, năm 2013 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Số 18 - Tháng 6 năm 2017 ban ngành Trung ương trong thực hiện các chính sách dạy nghề cho LDDTTS, vùng DTTS. Nhiều địa phương còn trông chờ ỷ lại vào Đảng, nhà nước mà ko có những chính sách dạy nghề đặc thù cho địa phương. Do bản tính rụt rè, thiếu tự tin, ngại thay đổi môi trường sống, thay đổi cách thức làm ăn, nên đồng bào chưa nhận thức đúng, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nghề để lập nghiệp, nên chủ yếu tham gia các lớp ngắn hạn dưới 03 tháng và tập trung vào nghề nông, lâm nghiệp hoặc lao động giản đơn, Nhiều lao động DTTS chưa coi trọng việc học nghề, chưa coi học nghề để xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giầu. Bên cạnh đó, kinh phí bố trí cho công tác dạy nghề thấp, lại chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở đào tạo, chi hỗ trợ cho người học còn hạn hẹp. Để nâng cao chất lượng học nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào Khmer nói riêng và đồng bào DTTS vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cần tăng cường hơn nữa cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào vùng DTTS, sử dụng lao động là người DTTS tại chỗ vào làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo nghề gắn với thu hút lao động nông thôn, lao động DTTS vào doanh nghiệp. Với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK tham gia học nghề cần được hỗ trợ kinh phí đi lại, sinh hoạt cho đồng bào ở xa trung tâm đào tạo nghề; hoặc tổ chức đào tạo nghề tại thôn/bản, khóm/ấp, Các địa phương căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; đến văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào; đến trình độ LĐNT, LDDTTS của địa phương để xây dựng mô hình đào tạo nghề phù hợp, định danh nghề của địa phương và định hướng nghề hiệu quả cho đồng bào. Tùy từng độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú, trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, để có chương trình đào tạo nghề và có nghề được đào tạo thích hợp. Thực tế công tác đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS hiện nay, đặt ra cho chúng ta một số vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như sau: Thứ nhất, Để phát triển đào tạo nghề hiệu quả cho vùng DTTS và miền núi cần tăng cường hơn nữa cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào vùng DTTS, sử dụng lao động là người DTTS tại chỗ vào làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập tham gia đào tạo nghề gắn với thu hút lao động nông thôn, lao động DTTS vào doanh nghiệp. Thứ hai, Cần thực hiện hướng nghiệp nghề cho học sinh DTTS ngay khi còn học phổ thông. Tăng cường công tác đào tạo nghề ở các trường phổ thông Dân tộc nội trú để khi tốt nghiệp, nếu không tiếp tục học Cao đẳng, Đại học thì khi trở về quê hương các em đã thạo một (hoặc hai) nghề, tự nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng quê hương. Thứ ba, Trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng DTTS&MN cần đầu tư và hỗ trợ thỏa đáng hơn nữa cho công tác đào tạo nghề cho con em DTTS ít người, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, nhằm bảo đảm sự công bằng về cơ hội đào tạo nghề (hỗ trợ kinh phí đi lại, sinh hoạt cho đồng bào ở xa trung tâm đào tạo nghề; hoặc tổ chức đào tạo nghề tại thôn bản,), giảm sự chênh lệch về tỷ lệ đào tạo nghề, việc làm và thu nhập giữa các vùng, miền, các thành phần dân tộc, nhất là các đối tượng thuộc hộ nghèo, DTTS, vùng ĐBKK với mức trung bình của Trung ương và địa phương.. Thứ tư, Các địa phương căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; đến văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào; đến trình độ LĐNT, LĐDTTS của địa phương để xây dựng mô hình đào tạo nghề phù hợp, định danh nghề của địa phương và định hướng nghề hiệu quả cho đồng bào. Thứ năm, Thực hiện xây dựng mô hình đào tạo nghề cho lao động DTTS cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ của 4 chủ thể: Cơ quan quản lý (Bộ LĐTB&XH hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh hoặc Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên,), cơ sở dạy nghề (trong và ngoài quốc lập), Lao động nông thôn, lao động DTTS (được học nghề và có nhu cầu học nghề) và doanh nghiệp (cơ sở sử dụng lao động). Cơ quan quản lý đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách dạy nghề cho đồng bào. Cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo các nghề theo nhu cầu, nguyện vọng của bà con có chất lượng. Đồng bào Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 26 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 DTTS có nhu cầu, nguyện vọng học nghề, đào tạo các nghề được học nghề. Các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay lao động đã học nghề hoặc hỗ trợ bà con đã học nghề tìm việc làm ổn định. Thứ sáu, Về chương trình đào tạo nghề: Tùy từng độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú, trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, để có chương trình đào tạo nghề và có nghề được đào tạo thích hợp. Ví dụ, đối với phụ nữ DTTS các xã ĐBKK khu vực Tây Nam bộ, nên đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng), đào tạo các nghề gắn với giải quyết việc làm, nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ gia đình. Hiện nay, các nghề đang được phụ nữ DTTS Tây Nam bộ quan tâm và có nhu cầu học nhiều là: Kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi bò hoặc heo, may công nghiệp, dệt thổ cẩm, trồng nấm, kết hạt cườm, và một số nghề nhằm hỗ trợ phụ nữ xuất khẩu lao động. Đối với thanh niên DTTS nên hướng tới đào tạo nghề dài hạn (Cao đẳng hoặc Đại học nghề). Không những đào tạo các nghề có trong danh mục nghề của quốc gia mà nên đào tạo các nghề trong danh mục nghề quốc tế để hướng tới thị trường lao động việc làm trong nước của thời kỳ hội nhập quốc tế, hoặc xuất khẩu lao động. Tài liệu tham khảo [1] Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; [2] Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo tình hình phát triển dạy nghề năm 2011; [3] Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015; [4] Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. [5] Hội đồng Dân tộc Quốc Hội (khóa 13), Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số, năm 2013; [6] Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Báo cáo tại Hội nghị Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề, giảm nghèo tại các huyện khó khăn vùng Tây Bắc (1/2015); [7] Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Báo cáo Sơ kết 3 năm triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2013; (*) Bài viết là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ” của Quỹ Khoa học và Công nghệ quốc gia NAFOSTED, năm 2015 - 2017 VOCATIONAL TRAINING - IMPORTANT SOLUTION TO CREATE HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES FOR ETHNIC MINORITY PEOPLE IN THE CURRENT PERIOD Abstract: Vocational training is seen as a solution to socio-economic development, poverty reduction, unemployment and unemployment. In the process of national renovation, vocational training development is an important solution to speed up the economic restructuring process in rural and mountainous areas, improve the intellectual level of rural and ethnic labors in our country. Keywords: Vocational training; Human Resources; high quality human resources; ethnic minorities in the current period; important solutions.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf210_895_1_pb_9131_2152001.pdf