Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Nguyễn Bá Quảng

Tài liệu Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Nguyễn Bá Quảng: 78 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 79 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª 3.3. Bề mặt thế năng và các thông số nhiệt động Trên bề mặt thế năng của hệ C3H3 và H2O (Hình 3), hệ chất tham gia phản ứng ban đầu được kí hiệu là RA, các sản phẩm kí hiệu là Pi, các hợp chất trung gian được kí hiệu là ISj, các trạng thái chuyển tiếp được kí hiệu là i/j. Từ kết quả tính năng lượng dao động điểm không và năng lượng điểm đơn xác định được các mức năng lượng tương quan của các cấu trúc so với năng lượng của hệ chất ban đầu tham gia phản ứng C3H3 + H2O (RA) được quy ước bằng 0. Từ bề mặt thế năng ta nhận thấy: theo cơ chế tách TS0/ P5 được hình thành do gốc C3H3 tách lấy hidro của phân tử nước hình thành sản phẩm P5(CH2=C=CH2 + OH) có năng lượng tương đối là 21,2 kcal/mol là năng lượng tương đối thấp nhất nên sản phẩm P5 là thuận lợi nhất về mặt năng lượng. Sản phẩm P4(HOCH2CCH + H) được hình thành do gốc C3H3 lấy OH của phân tử nước qua TS0/P4 có hàng rào năng lư...

pdf2 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Nguyễn Bá Quảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 79 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª 3.3. Bề mặt thế năng và các thông số nhiệt động Trên bề mặt thế năng của hệ C3H3 và H2O (Hình 3), hệ chất tham gia phản ứng ban đầu được kí hiệu là RA, các sản phẩm kí hiệu là Pi, các hợp chất trung gian được kí hiệu là ISj, các trạng thái chuyển tiếp được kí hiệu là i/j. Từ kết quả tính năng lượng dao động điểm không và năng lượng điểm đơn xác định được các mức năng lượng tương quan của các cấu trúc so với năng lượng của hệ chất ban đầu tham gia phản ứng C3H3 + H2O (RA) được quy ước bằng 0. Từ bề mặt thế năng ta nhận thấy: theo cơ chế tách TS0/ P5 được hình thành do gốc C3H3 tách lấy hidro của phân tử nước hình thành sản phẩm P5(CH2=C=CH2 + OH) có năng lượng tương đối là 21,2 kcal/mol là năng lượng tương đối thấp nhất nên sản phẩm P5 là thuận lợi nhất về mặt năng lượng. Sản phẩm P4(HOCH2CCH + H) được hình thành do gốc C3H3 lấy OH của phân tử nước qua TS0/P4 có hàng rào năng lượng tương đối là +56,8 kcal/mol là năng lượng cao nhất nên sản phẩm P4 là khó được hình thành nhất về mặt năng lượng. Cơ chế cộng H-OH vào vào cacbon C2 và C3 của gốc C3H3 qua các TS0/1 (+52,4 kcal/mol) tạo thành hợp chất trung gian IS1 (+0,05 kcal/ mol), rồi qua các TS1/2, hợp chất trung gian IS2. Từ IS2 lại qua TS2/ P1, TS2/4, TS2/5 thì con đường qua TS2/5 có năng lượng tương đối thấp nhất nên về mặt động học thì thứ tự sản phẩm ưu tiên là P3 >P2> P1. Các thông số nhiệt động học của các đường phản ứng được tính bằng phương pháp phiếm hàm mật độ và giá trị của chúng được trình bày ở bảng 2. Kết quả tính ở bảng 2 cho thấy về mặt nhiệt động học thì các phản ứng hình thành sản phẩm theo thứ tự ưu tiên: P3> P2> P1> P5> P4. Qua so sánh chúng tôi thấy kết quả tính toán ΔHo298 của 2 đường phản ứng P3 và P5 khá sát thực nghiệm. Từ đó có thể kết luận những kết quả tính toán theo lý thuyết sử dụng phương pháp B3LYP với bộ hàm 6-311++G(3df,2p) là đáng tin cậy. 4. Kết luận Chúng tôi đã tối ưu hóa được các các cấu trúc hình học của chất phản ứng, hợp chất trung gian, trạng thái chuyển tiếp và các chất sản phẩm của hệ phản ứng C3H3 với H2O bằng phương pháp phiếm hàm mật độ B3LYP với bộ hàm 6-311++G(3df,2p). Đã thiết lập được bề mặt thế năng, giải thích cơ chế phản ứng của hệ và tính toán được các thông số nhiệt động của 5 sản phẩm. Từ đó cho thấy 5 sản phẩm đều có thể được tạo thành trong đó sản phẩm P5 (CH2=C=CH2 + OH) là dễ được tạo thành nhất về mặt năng lượng./. Hình 3. Bề mặt thế năng của hệ phản ứng giữa C3H3 với H2O T¿i lièu tham khÀo 1. Eugene V. Shafir, Irene R. Slagle and Vadim D.Knyarev. Kinetics and products of the self-reaction of propargyl radicals, J. Phys. Chem. A., Volume 107(42) 8893-8903, (2003). 2. Wolf D. Geppert, Arkke J. Eskola, Raimo S. Timonen, and Lauri Halonen. Kinetics of the reactions of vinyl (C2H3) and propargyl (C3H3) radicals with NO2 in the Temperature Range 220−340 K, J. Phys. Chem. A., 108(19), pages 4232–4238, (2004). 3. Irene R. Slagle, Grzegorz W. Gmurczyk, Leslie Batt, David Gutman. Kinetics of reaction between oxygen atoms and propargyl radicals, Symposium (International) on combustion., Volume 23, Issue 1, Pages 115–121; (1990). 4. Nguyễn Thị Minh Huệ, Đặng Thị Hồng Minh, Phạm Văn Tiến, Trương Thị Cẩm Mai. Nghiên cứu lý thuyết cơ chế phản ứng giữa gốc propargyl với phân tử oxi bằng phương pháp phiếm hàm mật độ, Tạp chí Hoá học., T.51(2C), 851-856, (2013). 5. Andrea Maranzana, Antonius Indarto, Giovanni Ghigo, Glauco Tonachini. First carbon ring closures started by the combustive radical addition of propargyl to butadiyne, Combustion and Flame., Volume 160, Issue 11, Pages 2333–2342, ( 2013). 6. Yunzhen Liu, Zhiqiang Zhang, Linsen Pei, Yang Chen, Congxiang Chen. Reaction kinetic studies of CCl2 ( ~ X(0,0,0)) with C2H2 and H2O molecules, Chemical Physics., Volume 303, Issue 3, Pages 255–263, (2004). 7. Z.-X Wang, M.-B Huang. Insertion reactions of CCl with NH3, H2O, and CH4: a theoretical comparative study on reactivity of CCl and CH, Journal of molecular structure., Volume 491, Issues 1–3, Pages 223–229, (1999). 8. Wang J1, Ding YH, Wu GB, Sun CC. Gaseous reaction mechanism of C2F radical with water, Journal of computational of chemistry., Volume 27(3), pages 363-367, (2005). 9. Shaun A. Carl, Hue Minh Thi Nguyen, Rehab Ibrahim M. Elsamra, Minh Tho Nguyen, and Jozef Peeters. Pulsed laser photolysis and quantum chemical-statistical rate study of the reaction of the ethynyl radical with water vapor, Journal of Chemical Physics., 122, 114307 (2005). 10. Frank Jensen; Introduction to Computational Chemistry; Second edition; John Wiley & Sons, Ltd (2007). 11. Joseph W.Ochterski; Thermochemistry in Gaussian, Inc, (2003). 12. M. J. Frisch, G. W. Trucks, H. B. Schlegel, J. A. Pople; Gaussian, Inc, Pittsburgh PA, (2003). 13. P. J. Linstrom, and W. G. Mallard, Eds., NIST Chemistry WebBook, NISTStandard Reference Database Number 69, March 2003, National Institute of Standards and Technology, Gaithersburg MD, 20899 ( Tóm tắt Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực về CNTT ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự mạnh, còn thiếu cả về chất lượng và số lượng. Do vậy, cần có giải pháp, kế hoạch và lộ trình hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT cho đất nước. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là cơ sở có bề dày truyền thống đào tạo gần 50 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Nhà trường đã và đang nghiên cứu mở thêm một số mã ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế; Trong đó ngành Công nghệ thông tin được Nhà trường ưu tiên số 1. Bài báo này tập trung vào việc phân tích nhu cầu nhân lực ngành CNTT và thực trạng đào tạo ngành CNTT tại Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất thành lập Khoa Công nghệ thông tin phát triển từ Trung tâm Tin học ứng dụng tại Đại học Kiến trúc Hà Nội. Abstract Information Technology (IT) was one of the most important factor of the national development. IT application and development contributed to liberate the physical strength the intelligence of the whole nation, and promote the innovation of the country. However, IT human resource in Vietnam nowadays was lack of quality and quantity. Therefore, it was necessary to had solutions, plans and reasonable route to train and cultivate the IT human resource for the country. Hanoi Architectural University had a long tradition of training for nearly 50 years. Implementing the resolutions of the Party Committee, the University had been researching to open some new majors to respond the actual demand; and the Information Technology discipline was given the number one priority. This paper focuses on the analysis of IT human resource needs and the situation of IT training in Vietnam, which proposes the establwashment of the Faculty of Information Technology from the Applied Information Technology Center at Hanoi Architectural University. ThS. Nguyễn Bá Quảng Khoa Công nghệ thông tin ĐT: 0932 243 589 Email: quangnb1@gmail.com Ngày nhận bài: 01/9/2016 Ngày sửa bài: 17/9/2016 Ngày duyệt đăng: 16/11/2017 Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Training in information technology at Hanoi Architectural University Nguyễn Bá Quảng 1. Đặt vấn đề Nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ Thông tin ngày càng đối mặt với nhiều thách thức khi nhu cầu và nhân lực của toàn xã hội tăng nhanh, doanh nghiệp gặp sức ép mạnh trước yêu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng và sự cạnh tranh lẫn nhau, trong khi mô hình đào tạo lại chuyển mình quá chậm. Nhu cầu về nguồn nhân sự công nghệ thông tin trên thị trường hiện nay đang tăng nhanh do nhiều yếu tố: sự tăng trưởng trong ứng dụng Công nghệ Thông tin của Chính phủ và doanh nghiệp; sau giai đoạn phát triển, Việt Nam bắt đầu hình thành thị trường có nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin; Hoạt động đầu tư của các tập đoàn Công nghệ Thông tin đa quốc gia vào Việt Nam ngày càng nhiều; Các ứng dụng với sự tăng trưởng của hạ tầng viễn thông và Internet. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác động của công nghệ thông tin đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Công nghệ thông tin là chìa khóa để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, phát triển năng lực của con người. Với tầm quan trọng như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực nhằm phục vụ việc xây dựng và bảo vệ đất nước là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự mạnh, còn thiếu cả về chất lượng và số lượng. Do vậy, cần có giải pháp, kế hoạch và lộ trình hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ công tin cho đất nước. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là cơ sở có bề dày truyền thống đào tạo gần 50 năm. Hiện tại, Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy đông đảo có trình độ cao, cơ sở vật chất của Nhà trường ngày càng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đào tạo. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Nhà trường đã và đang nghiên cứu mở thêm một số mã ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, trong đó ngành Công nghệ thông tin được Nhà trường ưu tiên số 1. Việc nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Khoa Công nghệ Thông tin trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Tin học ứng dụng là việc làm cần thiết, cấp bách. Mục tiêu của việc thành lập Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Kiến trúc Hà Nội là: - Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. - Nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Nhà trường. 80 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 81 S¬ 29 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª - Cung cấp nhân lực ngành Công nghệ Thông tin, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đặc biệt là đào tạo, chuyên sâu về Công nghệ Thông tin phục vụ các lĩnh vực của ngành Xây dựng. - Phát huy tiềm năng của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của Nhà trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng và đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Kết hợp đào tạo với nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn xã hội đặt ra trong quá trình đô thị hóa. - Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và tăng thu nhập cho giảng viên, cán bộ công nhân viên của trường. 2. Nguồn nhân lực CNTT và thực trạng đào tạo CNTT tại Việt Nam 2.1. Thông tin chung về nhân lực ngành CNTT Theo “Sách trắng về Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt nam 2013” do Bộ Thông tin – Truyền thông công bố năm 2013: - Số lượng trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT): hiện nay đã có gần 300 trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước có đào tạo về CNTT-TT (Hình 1). - Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành CNTT-TT: Chỉ tiêu tuyển sinh tăng dần theo từng năm (Hình 2). Hình 1. Biểu đồ số lượng trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về Công nghệ thông tin - Truyền thông Hình 2. Biểu đồ chỉ tiêu tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành CNTT-TT Hình 3. Biểu đồ tỷ lệ tuyển sinh Đại học, cao đẳng ngành Công nghệ thông tin - Truyền thông - Tỷ lệ tuyển sinh Đại học, cao đẳng ngành Công nghệ thông tin - Truyền thông (Hình 3). - Số lượng sinh viên ngành CNTT-TT đang theo học: (Chỉ xét loại hình đào tạo Cao đẳng, Đại học hệ chính quy) (Bảng 1) - Số lượng lao động ngành CNTT-TT của Việt Nam (Bảng 2). Từ những số liệu trên ta có thể nhận thấy nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành CNTT-TT liên tục tăng qua các năm, cụ thể số lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2012 đã tăng gần 80% so với năm 2008 (qua 4 năm). Nắm bắt được nhu cầu về nhân lực CNTT-TT nên hiện đã có gần 300 trường đại học và Cao đẳng trong cả nước có đào tạo về lĩnh vực CNTT-TT. 2.2. Đào tạo CNTT tại một số trường Đại học khối kỹ thuật ngành xây dựng a. Khoa Công nghệ thông tin Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Giao thông Vận tải là một trường đào tạo chuyên ngành Giao thông vận tải. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực, từ năm 2000 trường đã bắt đầu chuyển sang đào tạo đa ngành, trong đó có ngành Công nghệ thông tin. Khoa CNTT Đại học Giao thông Vận tải được thành lập trên cơ sở Bộ môn Tin học vào tháng 10 năm 2003. Cho đến nay trường Đại học Giao thông Vận tải đã đào tạo được hơn 10 khóa kỹ sư Công nghệ thông tin. Từ năm học 2013-2014 Khoa đào tạo theo ngành Công nghệ thông tin tại trường và tại cơ sở 2 ở bậc đại học và cao học. Một số thông tin vể tuyển sinh tại khoa CNTT Đại học Giao thông Vận tải: (Nguồn: Một số kinh nghiệm đào tạo ngành CNTT tại trường Đại học Giao thông vận tải - TS. Phạm Thanh Hà - Trưởng khoa CNTT – ĐH GTVT; Kỷ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo CNTT tại Đại học Kiến trúc Hà Nội 9/2014) Kết quả tuyển sinh khóa 54: có 1200 thí sinh đăng ký thi ngành Công nghệ thông tin và Nhà trường đã tuyển được 261 thí sinh với điểm chuẩn 16, xấp xỉ điểm chuẩn của trường. Kết quả tuyển sinh khóa 55: có 1650 thí sinh đăng ký thi ngành CNTT và số thí sinh đạt điểm 16.5 trở lên là 520 và Nhà trường đã tuyển được 299 thí sinh với điểm chuẩn 18.5, hơn điểm sàn của Trường 1.5 điểm. Về đào tạo sau đại học: Năm 2013-2014 khoa CNTT đã tuyển sinh được 02 khóa cao học 21.1 và 21.2 với 70 học viên ở Hà Nội và TPHCM, khóa 22.1 đã tuyển sinh được 15 học viên tại Hà Nội và 11 học viên tại TPHCM. Cơ cấu tổ chức: Khoa CNTT được tổ chức thành 3 bộ môn: Bộ môn Mạng và các hệ thống thông tin; Bộ môn Công nghệ phần mềm; Bộ môn Khoa học máy tính. b. Khoa Công nghệ thông tin Đại học Xây dựng Khoa Công nghệ thông tin Đại học Xây dựng được thành lập vào năm 2001. Tiền thân của Khoa là Bộ môn Máy tính, được thành lập năm 1970. Khoa đào tạo Tin học Xây dựng từ năm 1991, đào tạo Tin học từ năm 2001 và đào tạo Cao học Toán ứng dụng từ 1991. Hai ngành đào tạo chính của Khoa là: - Ngành Kỹ sư Tin học: Cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin. - Ngành Kỹ sư Tin học Xây dựng: Cấp bằng Kỹ sư Xây dựng, chuyên ngành Tin học Xây dựng. Cơ cấu tổ chức Khoa CNTT ĐH Xây dựng được tổ chức thành 6 bộ môn: Bộ môn Toán học; Bộ môn Toán học ứng dụng; Bộ môn Kỹ thuật hệ thống và Mạng máy tính; Bộ môn Công nghệ phần mềm; Bộ môn Tin học Xây dựng; Bộ môn Kỹ thuật máy tính. c. Khoa Công nghệ thông tin Đại học Thủy lợi Khoa CNTT- Trường Đại học Thủy Lợi được thành lập từ ngày 19/11/2001. Từ lúc ban đầu, với sự hợp nhất của Bộ môn Toán và Trung tâm tin học, với một lực lượng giáo viên, cán bộ công nhân viên chỉ khoảng 30 người; ngày nay, số cán bộ giáo viên trong Khoa và Trung tâm tin học đã lên tới 60 người. Là một trong những khoa non trẻ trong nhà trường song ngay từ năm 2007, hàng năm khoa tuyển sinh 2 lớp với khoảng từ 120- 140 sinh viên. Số lượng kỹ sư ra trường nhận được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó có nhiều bạn được đánh giá tốt về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Cơ cấu tổ chức: Khoa CNTT được tổ chức thành 4 bộ môn: Bộ môn Công nghệ phần mềm; Bộ môn Khoa học máy tính; Bộ môn Kỹ thuật máy tính và mạng; Bộ môn Toán học. 3. Thực trạng đào tạo CNTT tại Đại học Kiến trúc Hà Nội Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang có một Trung tâm Tin học ứng dụng. * Chức năng: Là một đơn vị đào tạo của Trường, có chức năng tổ chức giảng dạy các môn tin học cho các đối tượng sinh viên, học viên của Trường; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các hoạt động hợp tác trong nước và Quốc tế trong các lĩnh vực liên quan. * Nhiệm vụ: + Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức giảng dạy các môn tin học; tham gia các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường; + Tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác Quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; + Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm theo phân cấp của Hiệu trưởng; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư do Nhà trường giao để thực hiện nhiệm vụ được giao; + Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học; + Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, đề cương các môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học; + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giáo viên, viên chức, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và viên chức thuộc Trung tâm; + Chủ trì, phối hợp hoặc tham gia với các đơn vị khác có liên quan để thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. * Đội ngũ cán bộ giảng dạy Đội ngũ CBGD của Trung tâm có: 12 người (cộng thêm 02 thỉnh giảng). Trong đó: Bộ môn Tin học ứng dụng: 07 người; Bộ môn Tin học đại cương: 05 người. Trình độ: Tiến sĩ: 01 người; Thạc sĩ: 09 người; Kỹ sư: 02 người. * Về công tác giảng dạy các môn tin học Trung tâm Tin học ứng dụng bao gồm 2 bộ môn: Tin học đại cương và Tin học ứng dụng. - Bộ môn Tin học đại cương phụ trách giảng dạy môn học Tin học đại cương cho tất cả sinh viên và học viên trong Trường. Môn học Tin học đại cương có thời lượng 02 tín chỉ. Môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho việc học tập các môn Tin học ứng dụng và các môn chuyên ngành của trường. - Bộ môn Tin học ứng dụng phụ trách công tác giảng dạy các môn học Tin học ứng dụng phù hợp với các chuyên ngành cho sinh viên và học viên trong trường. Môn Tin học Bảng 1. Số lượng sinh viên ngành CNTT-TT đang theo học (Chỉ xét loại hình đào tạo Cao đẳng, Đại học hệ chính quy) 2010 2011 2012 2.1.4.1 Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng CNTT-TT thực tế được tuyển 56.338 55.197 57.917 2.1.4.2 Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng CNTT-TT đang học 169.156 173.107 169.302 2.1.4.3 Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng CNTT-TT đã tốt nghiệp 34.498 41.908 40.233 Bảng 2. Số lượng lao động ngành CNTT-TT của Việt Nam STT Số lao động 2008 2009 2010 2011 2012 3.1 Lĩnh vực công nghiệp CNTT 200.000 226.300 250.290 306.754 352.742 3.1.1 Công nghiệp phần cứng 110.000 121.300 127.548 167.660 208.680 3.1.2 Công nghiệp phần mềm 57.000 64.000 71.814 78.894 80.820 3.1.3 Công nghiệp nội dung số 33.000 41.000 50.928 60.200 63.242 3.2 Lĩnh vực viễn thông - - - 79.799 78.819 3.3 Lĩnh vực bưu chính 54.834 54.685 48.964 49.295 47.673 3.4 Lĩnh vực phát thanh truyền hình - - - 18.054 10.854* Ghi chú: “-” Không có số liệu “*” Chưa bao gồm lao động của doanh nghiệp (xem tiếp trang 87)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf159_586_2163343.pdf
Tài liệu liên quan