Tài liệu Danh nhân địa chất: 78 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
DANH NHÂN ĐIA CHẤT•
C ác m ụ c từ: 1. Arkhangelsky A. D.; 2. Cuvier G.; 3. Darwin Ch.; 4. Gubkin I. M.; 5. Hall J.; 6. Haug G. E.; 7. Hutton J.;
8. Karpinsky A. p.; 9. Khain V. E.; 10. Lacroix A.; 11. Lyell Ch.; 12. Murchison R.; 13. Nguyễn Vàn Chiển;
14. Sedgvvick A.; 15. Smith w .; 16. Sokolov B. s.; 17. steno N.; 18. strakhov N.M.; 19. Suess E.; 20. Vernadsky V.I.;
21. Vinogradov A. p.; 22. Wegener A. L.; 23. Wilson J. T.
Arkhangelsky A. D.
Chu Văn Ngợi. Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN).
Arkhangelsky Andrei Dmitrievich (ApxaHreyibCKMPÌ
AH4 peíí 4MMTpMeBMH) sinh ngày 9 -12 -1879 ở thành phố
Riazan trong một gia đình viên chức nhỏ. Gia đình ông
lớn, nhiều thành viên, nên ngay từ khi còn ngồi trên gh ếở
trường phố thông ông đã phải kiếm sông giúp đỡ bố mẹ.
Arkhangelsky Andrei Dmitrievich (1879 - 1940)
(https://rn.wikipedia.org/wiki/ApxaHrenbCKMii, _AHqpeíi_(LỊMMTpneBMH)
Tốt nghiệp phổ thông Trung học Riazan với ...
50 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Danh nhân địa chất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
DANH NHÂN ĐIA CHẤT•
C ác m ụ c từ: 1. Arkhangelsky A. D.; 2. Cuvier G.; 3. Darwin Ch.; 4. Gubkin I. M.; 5. Hall J.; 6. Haug G. E.; 7. Hutton J.;
8. Karpinsky A. p.; 9. Khain V. E.; 10. Lacroix A.; 11. Lyell Ch.; 12. Murchison R.; 13. Nguyễn Vàn Chiển;
14. Sedgvvick A.; 15. Smith w .; 16. Sokolov B. s.; 17. steno N.; 18. strakhov N.M.; 19. Suess E.; 20. Vernadsky V.I.;
21. Vinogradov A. p.; 22. Wegener A. L.; 23. Wilson J. T.
Arkhangelsky A. D.
Chu Văn Ngợi. Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN).
Arkhangelsky Andrei Dmitrievich (ApxaHreyibCKMPÌ
AH4 peíí 4MMTpMeBMH) sinh ngày 9 -12 -1879 ở thành phố
Riazan trong một gia đình viên chức nhỏ. Gia đình ông
lớn, nhiều thành viên, nên ngay từ khi còn ngồi trên gh ếở
trường phố thông ông đã phải kiếm sông giúp đỡ bố mẹ.
Arkhangelsky Andrei Dmitrievich (1879 - 1940)
(https://rn.wikipedia.org/wiki/ApxaHrenbCKMii, _AHqpeíi_(LỊMMTpneBMH)
Tốt nghiệp phổ thông Trung học Riazan với huy
chương vàng, ông vào học Đại học Tổng hợp
Moskva năm 1898, theo chuyên ngành Lịch sử tự
nhiên thuộc Khoa Toán lý. Ở Đại học Tổng hợp
M oskva vào thời gian đó tập trung các nhà khoa học
tẩm cờ và tiến bộ nhất thuộc lĩnh vực tự nhiên của
Nga. Tại đây các nhà khoa học giảng dạy, đào tạo và
tiến hành các công việc nghiên cứu khoa học. Đ ó là
A.p. Pavlov, V.I. V em adski, K.A. Temiriazev,
M.A. Menzbir, I.H. Gorozankin, H.D. Zankinski.
Trong những năm đầu ở Đại học Tống hợp,
Arkhangelsky lựa chọn chuyên m ôn Hoá học và đã
tiến hành toàn bộ chu trình nghiên cứu lý thuyết và
thực hành thuộc lĩnh vực này. N hưng từ khi gặp
giáo sư A.R. Palov và đặc biệt nghe những bài giảng
tuyệt vời v ề Địa chất đại cương của giáo sư đã làm
thay đối hướng học tập, nghiên cứu tiếp theo của
Arkhangelsky. Tuy nhiên, sự cuốn hút của hoá học
và kinh nghiệm phòng thí nghiệm đã đ ể lại nhửng
dâu ân xác định trong hướng cũng như phương
pháp nghiên cứu địa chạt sau này của ông.
Năm 1899 việc học tập của ông bị ngắt quãng vì
ông đã tham gia phong trào cách m ạng sinh viên và
bị đuổi khỏi trường trong vòng 1 năm. N ăm 1899 -
1900 ông sống ở Iasnaia Poliana trong gia đình Lev
Tolstoi, làm gia sư cho Mikhail - con trai Lev Tolstoi.
Năm 1901, Arkhangelsky quay v ề Đại học Tống
họp và hoàn toàn đi theo Địa chất học, làm việc dưới
sự lãnh đạo của A.p. Pavlov. Khi còn là sinh viên, năm
1902 Arkhangelsky đã cùng A.p. Pavlov tham gia tham
quan khảo cứu địa chât ờ vùng Volga. Đây là công
trình in đẩu tiên thê hiện những nhận xét v ề trầm tích
Eocen ở vùng Volga. Vào thời gian đó, liên quan với
Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ VII, A.p. Pavlov để
nghị Arkhangelsky tiếp tục những nghiên cứu khởi
đầu về địa tầng và cố sinh các trầm tích Đệ Tam hạ ở
vùng Povolzhe. Những nghiên cứu này và tiếp tục theo
hướng đó là nền tảng tạo nên một Arkhangelsky uyên
bác v ề trầm tích Paleogen và Creta thượng.
Năm 1904, Arkhangelsky kết thúc đại học với huy
chương vàng và đã đệ trình chuyên khảo lớn 'Trầm
tích Paleocen vùng Saratov - Povolzhe và hoá thạch
của chúng" với tư cách là công trình luận án Phó tiến
sĩ. Đây là công trình vượt xa giới hạn sáng tạo của
sinh viên binh thường đ ế đạt danh hiệu huy chương
vàng. Công trình này vể nội dung và phương pháp
hoàn toàn đáp ứng một luận án tiến sĩ thời bấy giờ.
Sau các kỳ thi quốc gia, ông ở lại Trường đ ế chuẩn
bị cho công tác giảng dạy và ông đã làm trợ giảng 8
năm (1904 - 1912) ở bộ môn Địa chất dưới sự lãnh đạo
của A.p. Pavlov. Đây là thời kỳ đã xác định các hướng
cơ bản của tất cả các nghiên cứu địa chất vê' sau.
Arkhangelsky là nhà địa chất khu vực. Công
trình tiêu biểu cho hướng này là "Nhật ký địa chât
quận Saratov" viết cùng với S.A. Dobrov. Tuy nhiên,
công việc của thời gian khởi đẩu và sau đó là đo vẽ
bản đồ địa chất, khảo sát địa chất khu vực không
phải là m ục tiêu chính nối trội của ông. Cũng trong
thời gian đó ông đã đặt ra cho bản thân hàng loạt
vấn đ ề lý luận v ể địa chất.
DANH NHÃN ĐỊA CHẦT 79
Trong khoảng thời gian 1905 - 1919 nhừng vấn để
lớn ông quan tâm là: 1) Hoá thạch và địa tầng
Paleogen - Creta thượng; 2) Thạch luận đá trầm tích
và cổ địa lý các trầm tích M esozoi và Kainozoi;
3) Kiến tạo vùng Povolzhe. N goài ra ông còn chú ý
nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ. Từ nhửng công trình
dành cho địa tầng và cô sinh ông đã công b ố một loạt
chuyên khảo lớn - 'Trầm tích Paleocen và hoá thạch
vùng Saratov - Povolzhe"; 'Trầm tích Creta thượng
phần đông Nga Châu Âu", "Hoá thạch bờ biển Aral".
Trong hoạt động khoa học, Arkhangelsky thể
hiện rõ năng lực tố chức những đợt khảo sát thực địa
lớn. Ong đã tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học
và sinh viên tiến hành nghiên cứu, thu thập một
khối lượng tài liệu lớn và xử lý tốt các tài liệu, đạt
được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
Arkhangelsky đã trải nghiệm nhửng vùng miền
của đất nước. Năm 1912 ông rời M oskva đi
Peterburg và năm 1914 được bô nhiệm Địa châ't
trưởng của U ý ban Địa chất. Năm 1914 - 1916 ông
tiến hành nghiên cứu ở hạ lưu Am u Darya ở
Kưzưlkumax và Fergan. Việc nghiên cứu được triển
khai trong điểu kiện rất khó khăn, nhưng kết quả
nghiên cứu này đã được công b ố trong chuyên khảo
"Chân rìu và trầm tích Creta thượng ở Turkistan",
và 'Trầm tích Creta thượng ở Turkistan". Các
chuyên khảo này đã đặt nền m óng cho sự hiếu biết
M esozoi thượng ờ Trung Á. Năm 1917 ông trình lên
Đại học Tống hợp M oskva chuyên khảo 'Trầm tích
Creta thượng phẩn đông Nga Châu Âu" với tư cách
là luận án và đã bào vệ thành công, nhận học vị Tiến
sĩ khoáng vật học và địa chất.
Arkhangelsky trăn trở và quan tâm đến đào tạo
đội ngủ cán bộ địa chât có trình độ cao. Ông nhận
thây, thời Nga hoàng không có một trường cao đẳng
và đại học nào đưa ra một chương trình đào tạo địa
chât hoàn chỉnh. Trong thời gian trước 1917 ông cảm
nhận thiếu các khóa học phục vụ nhu cầu địa chất
của Nga. Thiếu các khóa học đó là do sự ít quan tâm
của các tầng lớp xã hội và m ột số ít các nhà địa châ't
đối với Địa chất học. Sự thiếu quan tâm ấy có thể đe
dọa vặn m ệnh quốc gia khi đâ't nước bước vào giải
quyết các vân đ ể nông nghiệp, công nghiệp trên quy
m ô rộng lớn và nhừng vân đ ể này đểu có liên quan
chặt chẽ với những thành công của Địa chất học.
Đê thực hiện mục tiêu này, nhóm các nhà địa
chât (A.D. Arkhangelsky, A.A. Borisak, V.N. VVeber,
V.I. V em adski, K.p. K aliski,...) đã quyết định thành
lập Viện Địa chất. Viện này có nhiệm vụ bổi dường
chuyên môn, tổ chức khảo sát thực địa, đào tạo đội
ngủ. ơ đây thấy rõ Arkhangelsky có tầm nhìn chiến
lược, thây rõ tầm quan trọng cùa địa chât trong sự
nghiệp xây dụng, phát triển đất nước.
Sau cách m ạng tháng 10, nhửng tư tưởng của
Arkhangelsky được phát triển và được tạo điểu kiện
cho nhừng cống hiến của ông và đồng nghiệp. Từ
nhừng ngày đầu cách mạng, ông phục vụ chính
quyển Xô viết vô điểu kiện và hoạt động tích cực cho
sự phát triển cơ sờ nguyên liệu khoáng với vai trò
quan trọng trong nền kinh tế đâ't nước, đem lại
nhừng giá trị to lớn v ể lý luận và thực tiền thông qua
các nghiên cứu, đó là - N ghiên cứu trầm tích đáy
biển hiện đại là chìa khóa đ ể hiểu điểu kiện thành
tạo dầu và tìm kiếm các m ỏ dầu; N ghiên cứu cấu
trúc địa chất lãnh thô Liên Xô là co sở xác định tính
quy luật phân b ố khoáng sán; N ghiên cứu m ối quan
hệ giừa dị thường địa vật lý và cấu trúc địa chất đế
giải quyết nhừng vấn đ ể cấp bách của địa chất cấu
tạo, cụ thê là đê hiểu cấu tạo sâu của Trái Đất.
Arkhangelsky với sự uyên bác v ể kiến thức và khả
năng sư phạm tuyệt vời đã tập hợp được xung
quanh mình một tập thê lớn các nhà địa chất trẻ.
Hoạt động khoa học của Arkhangelsky thời kỳ
1918 - 1923 hoàn toàn khác với hoạt động trước đó.
Đây không phải là thời kỳ tiến hành khảo sát thực địa
mà là thời kỳ lao động tích cực nghiên cứu tống hợp
tài liệu. Đây cũng là thời kỳ xây dựng bản đổ kiến tạo
nền Nga, xử lý một khối lượng tài liệu nguyên thuỷ to
lớn thuộc phẩn Châu Âu của Liên Xô. Công trình
hoàn chỉnh xuất hiện năm 1923 với tiêu đ ể "Sự hiểu
biết trong nghiên cứu địa chất nước Nga phẩn Châu
Âu. Phẩn 1" (Kiến tạo và sự phát triến nền Nga).
Vào thời gian đó bắt đầu nghiên cứu điều kiện
địa châ't dị thường từ Kursk. Công việc này được
Arkhangelsky tiến hành trong khoảng thời gian 1919
- 1922 thuộc Ưỷ ban Địa chất, sau đó được m ờ rộng
và chi nhánh địa chất do ông phụ trách (1923 - 1926)
thuộc Ban đặc biệt v ề dị thường từ Kursk dưới sự
lãnh đạo của I. M. Gupkin.
Bâ't chấp phản đổi của các nhà địa chất,
Arkhangelsky đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu địa
chât khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ các câu tạo
nền Nga mà ở đó tổn tại một dị thường từ mạnh. Kết
quả nghiên cứu lần đầu tiên ở Liên Xô đã giải quyết
mối quan hệ giữa dị thường trọng lực, dị thường từ
và cấu trúc địa chất ở phẩn phía đông Châu Ảu thuộc
Nga. Các kết quả nghiên cứu v ề địa chất miền dị
thường từ Kursk được Arkhangelsky công b ố vào
năm 1926. Ngay trong năm 1925 khi nghiên cứu bước
vào giai đoạn thăm dò chi tiết, Arkhangelsky bắt đầu
một loạt vấn đề mới, cụ thế là vấn đ ể địa chât dầu và
thạch luận trầm tích so sánh. Ồng đã dự toàn bộ bài
giảng của Gupkin ở Viện Hàn lâm mỏ Moskva vể địa
chất dầu, sau đó ông cùng Gupkin thực hiện chuyến
công du đến vùng dầu Bacu. Kết quả chuyến công du
được b ố dưới dạng bài báo v ề "Nguồn gốc núi lửa
bùn bán đảo Apseron và miền Kertchen - Taman".
Năm 1926, Arkhangelsky bắt tay nghiên cứu các
trầm tích Biển Đen trên tàu ầ,\ ‘ 5" dưới sự lãnh đạo
của Viện sĩ Iu.M. Sokanski, sau đó là E.F. Skvorsov,
V.A. Snezhinski. N ghiên cứu này tiến hành trong
4 năm (1926 - 1929) và kết quả nghiên cứu là đã xây
dựng được cột địa tầng trầm tích trẻ của Biến Đen.
80 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
N hững nghiên cứu này có giá trị khoa học và thực
tiễn trong nghiên cứu địa chât dầu.
Năm 1926 - 1928, Arkhangelsky lãnh đạo thành
lập bản đổ địa chất ở bán đảo Kertren và nghiên cứu
m ỏ dẩu ở đó. Ông đằ cùng các nhà địa chất trẻ
(A.A. Blokhin, v.v. Mener, M.I. Sokolov, x.x. O sipov
và K.R. Trepicov) trong thòi gian ngắn đã thành lập
bản đổ địa chât chi tiết vùng này và phát hiện một
loạt cấu tạo chứa dầu. Tại một số câu tạo chứa dầu đã
tiến hành khoan thăm dò và đạt kết quả tốt.
Năm 1929, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm
Khoa học Liên Xô. Từ 1931 - 1934, ông lãnh đạo Phân
viện Thạch luận của Viện khoáng vật học và địa chât
học, v ề sau sát nhập với Viện Khoáng vật học ứng dụng
đê thành lập Viện nhiên liệu khoáng Liên bang (BIMC).
Sau mười năm đầu tư nghiên cứu, năm 1932
Arkhangelsky công b ố công trình tống quan "Cấu
trúc địa chất Liên Xô, Phẩn Châu Âu và Trung Á".
Trong hệ thống các chủ đ ể của Đại hội địa chất
quốc tế lẩn thứ XVII - diễn ra tại Moskva năm 1935 -
có chủ đ ể vê' "Kiến tạo Châu Á". Arkhangelsky cùng
với Shatski N.S., Pavlov E.V., Kheraskov N.P.,
Mener V.V., O vchim icov A.M., M aslov V.P., v .v ...
chuấn bị tiến hành công trình này, trong đó phần địa
tầng được viết cô đọng, còn m ô tả lãnh thỏ được m ở
rộng. Trong công trình, phần tống quan địa chất
không chỉ để cập đến toàn bộ Liên Xô mà còn vể toàn
bộ Âu - Á. Công trình được công b ố vào năm 1937.
Mộ chí Arkhangelsky tại nghĩa trang Novodevich, Moskva.
Không lâu trước khi qua đời, Arkhangelsky trong
các ấn phẩm của mình đã xem xét cấu trúc địa chất
Liên Xô trên nền kiến tạo toàn bộ vỏ Trái Đất.
Năm 1934, A rkhangelsky được bố nhiệm làm
Viện trưởng V iện Địa chất của Viện Hàn lâm Khoa
học Liên Xô và ông được giao nhiệm vụ cải tổ cơ
quan này. Từ đó đối với ông bắt đẩu công việc
nhiều và căng thẳng v ề tổ chức khảo sát nghiên cứu
được Viện Hàn lâm Khoa học giao cho. Làm việc
trong nhiều lĩnh vực khoa học Trái Đất,
A rkhangelsky là m ột Viện trưởng không chi đảm
nhận công v iệc hành chính mà còn tố chức lãnh đạo
tất cả nhừng hoạt động nghiên cứu khoa học của
Viện. Trong lĩnh vực địa tầng học, ông tiến hành tô
chức và thực h iện m ột khối lượng công việc lớn v ể
"Địa tầng Liên Xô". Trong lĩnh vực kiến tạo học
ông lãnh đạo thực hiện nghiên cứu "Kiến tạo Liên
Xô và Châu Á". Với hoạt đ ộng tích cực của ông, sau
m ột thời gian ngắn Viện Địa chất khi còn ở
Leningrad yếu kém đã trờ thành m ột trong nhừng
Viện nghiên cứu lớn nhất của Viện Hàn lâm.
Là chủ tịch phân viện Viện Hàn lâm Khoa học
Kazakhstan, năm 1936 ông đã tô chức và lành đạo 2
năm đầu thực hiện khảo sát tống hợp ở Kazakhstan.
Đ ể hiểu được cấu trúc phức tạp của đất nước này
ông để nghị thực hiện khảo sát theo phương pháp
giao tuyến. Kết quả của đoàn khảo sát không chỉ thu
được các SỐ liệu mới mà còn làm rõ nhừng cơ sờ câu
tạo của Trung tâm Kazakstan và quy luật phân b ố
các khoảng sát trong chúng.
Cuối năm 1937, theo quyết định của Chủ tịch
đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các Viện Địa
chất, Viện Thạch học và Viện Lom onosov (Khoáng
vật học) sát nhập lại đ ế thành lập Viện các Khoa học
Địa chất và Arkhangelsky được bầu làm Viện trưởng
đẩu tiên. N goài các nhiệm vụ cù trách nhiệm của
ông thật lớn lao, Viện mới với đội ngũ đông đào
(gần 300 người), gồm nhũng cán bộ khoa học có
trinh độ cao cẩn xác định nhiệm vụ nhằm phát triển
kinh tế và sức mạnh quốc phòng cùa đất nước.
Công việc xã hội và đào tạo vào những năm cuối
đòi của ông tập trung ở ủ y ban phê chuẩn học vị cao
cấp (Bbicuiaa aTTecraqnÓHHaa kommccmh). O ng làm
việc ở Ưỷ ban này với tinh thẩn không khoan
nhượng đ ể đảm bảo giá trị của các bằng được câp.
N goài những hoạt động khoa học, cuộc đời của
Arkhangelskv phong phú và ghi lại nhiều dâu ấn sự
kiện. Tât cả cuộc đời ông từ khi ông ngồi trên g h ế ở
trường phố thông là hoạt động khoa học không mệt
m ỏi trong m ọi điểu kiện.
Arkhangelsky là nhà địa chất hoạt động đa lĩnh
vực trong địa học; ngoài ra ông tham gia hoạt động
xã hội rộng rãi của đất nước.
Với nhừng đóng góp to lớn cho đất nước, năm
1928 ông được Nhà nước tặng Huân chương Lenin.
Arkhangelsky đột ngột qua đời ngày 16 - 6 - 1940,
tại nhà An dưỡng Viện HLKH Liên Xô, Moskva, yên
nghi tại nghĩa trang danh nhân Novodevichie ờ
Moskva.
Tài liệu tham khảo
AHApeíĩ /^MMTpneBMM ApxaHreylbCKMÍÌ - MpKyTCKHÌi
B4.237.19.2:8081/hoe/personalia/arhangeỉsky.pdf
ApxaHreyibCKMií, A H ^peíí 4MMTpMeBMH
h t t p s : / / r u . w ik ip e d ia . o r g / . . . /A p x a H 2 e A b C K u ủ ,_ Ả H d p e ù _ A m u .. .
https://ru.w ikipedia.org/w iki/A pxaH reyibCK M M /_A H 4peìí _j4 mht
pueBMH.
DANH NHÂN ĐỊA CHẤT 81
Cuvier G.
(1769- 1832)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
Cuvier là nhà khoa học tự nhiên của Pháp nối
tiếng thế giới vào thế kỷ 18 -19 , đã tạo dựng nền tàng
cho khoa học về Động vật học, Cô sinh động vật có
xương sông. Tên tuổi Cuvier phẩn nào bị quên lãng
vào cuối thế kỷ 19 và đầu th ế ký 20 vì thuyết biến hóa
mà ông ủng hộ trờ thành lỗi thời và sự ra đời thuyết
tiến hóa của Darwin.
G eorges Cuvier (1769 - 1832)
(
Georges Cuvier là tên họ quen thuộc của nhà khoa
học đối với mọi người, nhung cũng như hầu hết người
Châu Âu, tên của Cuvier gồm nhiều tên ghép lại - Jean
Léopold Nicolas Frédéric. Ông sinh ngày 23 - 8 - 1769
tại Montbéliart nay thuộc miền nam nước Pháp nhưng
vào thời của Cuvier, Montbéliart là phẩn đất
YVurttembert của nước Đức. Ông mât ngày 13 - 5 -1832
tại Paris. Thuở thiếu thời, Cuvier theo học ở viện Hàn
lâm Caroline (Stuttgart). Việc tham khảo tài liệu của
nhà tụ nhiên học Georges - Louis Leclerc (Bá tước
Buffon) đã hướng Cuvier vào con đường nghiên cứu.
Cuvier kết thân vói các nhà tự nhiên học Đức như
Chritian Heindrich Pfaff (1772 - 1852) và Karl Friedrich
Kielmeyer (1765 - 1844). Kielmeyer, giáo sư động vật
học ở Caroline truyền đạt cho Cuvier nghệ thuật giải
phâu động vật. Sau thời gian thực tặp ở Đức nhưng
không tìm được việc làm, Cuvier sang Pháp và làm
giám hộ cho một gia đình quý tộc ở Normandie. Trong
những năm xáo trộn của cuộc cách mạng Pháp, Cuvier
dành nhiều thời gian nghiên cứu thực vật và ngành giải
phâư động vật đặc biệt là động vật thân mểm. Năm
1795, với sự trợ giúp của nhà vật lý và nông học
Alexandre Tessier (1742 - 1837), và Etienne Geoffroy
Saint - Hilaire, Cuvier định cư ờ Paris và giảng dạy tại
viện Panthéon trước khi là thành viên của Bảo tàng
Lịch sử Tự nhiên (Muséum cTHistoire Naturelle). Cho
đến năm 1802, Cuvier vừa là giáo sư vừa kiêm nhiệm
nhiều chức vụ trong nhiều cơ quan khác nhau như
Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France), Viện Đại học
Pháp (Collège de France), Bào tàng Lịch sử Tự nhiên
(Muséum cTHistoire Naturelle). Song song vói các chức
vụ khoa học, Cuvier không ngừng thăng tiến trong lĩnh
vực hành chính liên quan đến ngành giáo dục trong
suốt 30 năm k ế tiếp (1802 -1831).
Năm 1803, Cuvier kết hôn với quả phụ Duvaucel
và có bốn con nhưng không người nào sông sót.
Năm 1832 trên đinh cao của sự nghiệp, Cuvier lâm
bệnh trong một thời gian ngắn và qua đời. Cuvier
yên nghi trong nghĩa địa Père Lachaise (Paris) - nơi
an táng nhừng danh nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau của nước Pháp.
Cống hiến Khoa học
Có khiếu tự học, cộng với óc sáng tạo và quan
sá t Cuvier đã sáng tạo phương pháp phân tích và so
sánh các dù’ kiện giúp cho việc xác định đối tượng.
Ông thu nhặt nhiều hóa thạch và đối chiếu với các
loài đương thời, nghiên cứu động vật khổng lổ (voi,
voi mamut, m astodon). Cuvier đã lẩn lượt được đê
cử vào viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Viện Đại học
Pháp (Collège de France), Viện Hàn lâm Pháp. Việc
nắm nhiều chức vụ quan trọng giúp Cuvier có cơ hội
phát triển ngành giáo dục v ề lịch sử và khoa học.
Ổng được phong Nam tước cuối năm 1829.
về động vặt học
Cuvier là một trong nhừng nhà sáng lập ra khoa
giải phẫu học (anatomy). Bằng cách quan sát hình
dạng các bộ phận, và phân loại sinh vật từ bộ
(ordre), họ (famille), giống (genre) và loài (espèce).
Định luật nối tiếng của Cuvier là sự tương quan giữa
các bộ phận hay các phẩn trong cơ thể, tât cả các bộ
phận đều phải kết hợp hòa đổng đ ể có thể được sinh
tổn theo điều kiện ngoại cảnh. Dựa trên nguyên tắc
này và hóa thạch, Cuvier đã thành công trong việc
"làm sống lại" dĩ vãng của sinh vật tuyệt chủng, như
Mosasaurus. Cuvier định nghĩa rõ rệt khái niệm về
loài (espèce), về sự phân loại (classiíication) - "Tập
hợp của toàn bộ những cá thê sinh ra từ một cơ thể
khác, hay cùng tô tiên, và toàn bộ chúng cũng giống
nhau, được gọi là một 1031" (the collection of all
organized bodies born one from annother, or having
parents in com m on, and all those that resemble them
in the sam e way as they resemble each other, is
called a species).
82 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Một phân loại khác của Cuvier khi nghiên cứu cơ
thê đang sống là sự phân nhánh (embranchment).
Theo đó, động vật thuộc cùng một phân nhánh là
những động vật có hình dạng giống nhau v ề cấu
trúc, m ỗi thay đổi bên ngoài đểu bắt nguồn từ cấu
trúc này. Cuvier phân biệt 4 phân nhánh trong
ngành động vật: có xương sống, thân m ềm
(molluscs), có khớp (articulata) và động vật dạng cây
(zoophytes). Đ ộng vật thuộc m ột phân nhánh này
không thể biến hóa sang phân nhánh khác.
về cổ sinh vật học
Đ óng góp của Cuvier cho Địa chất học là những
phát kiến của ông v ề hóa thạch và địa tầng. Một
trong những quan tâm nhất của Cuvier là đánh giá
tầm quan trọng của hóa thạch trong quá trình tiến
hóa của Trái Đâ't. Với sự hợp tác của Alexandre
Brongniart (1770 - 1847), m ột nhà địa chất chuyên
nghiên cứu v ề cố thực vật, Cuvier khám phá ra sự
liên kết giữa các lớp địa tầng và hóa thạch, giữa
Trầm tích học và Cô sinh học. Cuvier đ ể ra phương
pháp xác định địa tầng theo thứ tự thành tạo trước
sau dựa vào bản châ't của các đới mảnh hóa thạch
nằm trong m ỗi tầng. Khi thuyết này của Cuvier được
lun ý đến thì ở nước Anh, YVilliam Smith nhìn nhận
m ột SỐ hóa thạch liên kết với một vài địa tầng.
Bằng phương pháp so sánh bộ xương hóa thạch
với động vật h iện hữu, C uvier tìm ra nhừng động
vật tuyệt chủng. Khi so sánh các hóa thạch động vật
có xương sốn g và không có xương sống trên đất
liền tìm thấy trong bổn trầm tích Paris, đặc biệt
thuộc giống có xương sống, Cuvier hoàn toàn
không thấy có tương đ ổng trong sinh vật hiện hữu,
xương hàm dưới của m am ut râ't khác với xương
hàm của của voi sống ở An Độ. N hư vậy, theo ông
các hóa thạch và xương m am ut tiêu biếu cho những
sinh vật đã biến mất. Mặt khác, bên cạnh hóa thạch
động vật, không h ề thấy dâ'u tích loài người. Cuvier
nghi ngờ biến cố thiên nhiên đã là động cơ hủy
diệt. Đ ế có thể xác định chắc chắn vể sự biến mất
này, Cuvier phân tích và so sánh rất nhiều mẫu
xương đ ộng vật sốn g và hóa thạch từ nhiều quốc
gia gửi đến. Kết quả nghiên cứu được phô biến
năm 1912 trong 4 quyến "N ghiên cứu v ề xư ơng hóa
thạch" (Recherches sur les ossem ents íossils), theo
đó hóa thạch xương đểu thuộc v ề những loài và cả
giốn g đ ộng vật đã biến mất. Các hóa thạch nằm
trong nhiều lớp trầm tích nối tiếp nhau; đ iểu này có
thê giải thích là đã có nhửng biến c ố địa châ't xảy ra
làm cho nhiều sinh vật bị tiêu diệt, m ột thời gian
sau m ọi hiện tượng tái diễn. Với kết quả này,
Cuvier đó dựa vào thuyết biến họa (Catastrophism)
của nhà khoa học Đức Johann Friedrich Blumenbach
(1752 - 1840). Ô ng bảo vệ thuyết cố định (Fixsim)
theo đó một loài sinh vật này không thể biến đổi
thành loài khác và chấp nhận nguyên tắc hiện đại
luận hay thuyết đơn dạng (Actualism hay
Uniformitarianism) do VVilliam VVhevvell đ ề ra năm
1832, theo đó "Mọi biến cố xảy ra trong quá khứ và
hiện tại đểu như nhau". N gược lại Cuvier quyết liệt
phủ nhận thuyết biến hình (Transformism) của Jean
- Baptiste de Lamarck (1744 - 1829). Ông sử dụng tất
cả quyền hạn và ảnh hưởng đ ể ngăn chặn m ọi phô
biến của thuyết này nhưng không hoàn toàn
thành công.
Cuvier đã viết và đ ể lại nhiều tài liệu v ể lịch sử
khoa học tự nhiên từ nguồn gốc đến hiện tại, vể
đ ộng vật, xương hóa đá, về những thay đổi lớn trên
mặt Trái Đâ't.
Tài liệu tham khảo
Goulven Laurent, 1986 - Cuvier Lamarck: la querelle du
catastrophisme., La Recherche, vol. 17, n° 183, Décembre,
1510-1518.
Selley Richard G , Cocks L. Robin, Plimer lan R. (Eds), 2005.
Encyclopedia of Geology. Elseirier Academic Press. Vol. 2.545 pgs.
Dan/vin Ch.
(1809-1882)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 LfHaỷ Les Roses. France.
Charles Robert Darwin là nhà tự nhiên học nối Shrewsbury (Shropshire) ở phía tây nước Anh và mất
tiếng của nước Anh về thuyết chọn lọc tự nhiên và năm 1882 tại D ow ne (Kent), được yên nghỉ với nghi lê
nguồn gốc các loài. Ông sinh năm 1809 tại chính thức trong tu viện VVestminster tại Luân Đôn.
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 83
Thân sinh của Darwin là m ột bác s ĩ đổng thời là
chuyên gia tài chính khá giả, ông nội của Darvvin là
một nhà thơ theo xu hướng tự nhiên. N hư hầu hết
gia đình Châu Au thời bây giờ, gia đình của Darwin
sùng đạo (giáo phái Anh).
(
commons/2/2e/Charles_Darwin_seated_crop.jpg).
Thuờ nhỏ Darvvin học tại nhà do m ột người chị
hướng dẫn trước khi đến trường, khoảng 8 hay 9
tuổi. N gay từ lúc đó Darvvin đã ưa thích khoa học
thiên nhiên và sưu tập đù loại từ vỏ sò ốc đến
khoáng vật nhưng đặc biệt chú ý đến thiên hình vạn
trạng của cây cỏ. Darvvin theo học ngành y tại đại
học Edinbourg năm 1825, có lẽ theo ý từ thân sinh
của ông. Đ ổng thòi, ông tích cực tham gia những
sinh hoạt tập thê chuyên v ề tiến hóa tự nhiên và trở
thành đổ đệ của Robert Edm ond Grant, người ủng
hộ thuyết tiến hóa do nhà tự nhiên học Pháp Jean -
Baptiste Lamarck đ ể xướng. O ng tham gia nghiên
cứu v ể tính tương đổng (hom ologie) của Grant, theo
thuyết này những động vật có những bộ phận giống
nhau, đều thuộc củng m ột tô tiên. Darvvin cũng dự
thính nhừng bài giảng của Robert Jameson vê' địa
chất học và v ể phân loại thực vật.
Không thành công trong y học, năm 1827 Darvvin
được phụ thân ghi danh cho học ngành thần học của
trường cao đẳng Cambridge, với ý muốn con mình
trở thành m ục sư tin lành. Bốn năm sau (1831),
Darvvin đạt được bằng cử nhân (Bachelor of Art)
nhưng không hể xao lãng sở thích riêng. Theo lời
khuyên của John Stevens Henslovv, giáo sư thực vật
học, Danvirt bắt đầu đ ể ý đến địa chất học. Cũng
trong năm này, qua thư báo tin của Henslovv, Darvvin
được biết Fitz - Roy, chi huy trưởng tàu Beagle đang
tìm một tình nguyện viên. Darvvin chấp nhận tham
gia cuộc thám hiếm của tàu Beagle vói danh nghĩa
m ột nhà tự nhiên học và không ăn lương. Mục đích
của cuộc du hành này là thực hiện bản đổ ven biển
N am Châu Mỹ. Chuyến đi này có ý nghĩa đặc biệt đối
với chàng thanh niên đam mê khám phá thiên nhiên.
"Cuộc thám hiểm của tàu Beagỉe là sự kiện quan trọng nhất
trong đời tôi, chính nó đà định đoạt cả sự nghiệp của tôi. .
- Darwin đã viết trong hổi ký cùa mình.
Trong suốt năm năm thám hiếm của tàu Beagle từ
cuối 1831 đến mùa thu 1836, Darwin đặt chân trên đất
liền hai phần ba thời gian, v ề Địa chất học, "Nguyên
lý địa chất" (Principles of geology) của Charles Lyell,
đó giúp Darwin khi quan sát trên thực tế. Ong quan
sát, ghi chép, thu nhặt mẫu vật sống hoặc dưới dạng
hóa thạch. Darwin tự săn chim và thú khi cần sun tập
mẫu. Ông lẩn lượt gửi về Cambridge các bộ sưu tập
kèm theo ghi chép ti mi nhửng phát hiện mới. Nhật
ký cuộc hành trình của Darvvin sau này được xuất bản
dưới tựa đ ề "Chuyên du hành của tàu Beagle” (The
Voyage of the Beagle), trong đó ông ghi lại nhừng
nhận xét cá nhân đồng thời cung cấp nhiều dừ kiện xã
hội, chính trị cũng như nhân loại học dựa trên dừ liệu
đã gặp và quan sát.
Darvvin không ngừng gửi v ể John Stevens
Henslovv những bộ sun tập mẫu hóa thạch kèm theo
nhừng lá thư dài với chủ đ ề địa chất. Henslovv lại
chuyển nhừng tài liệu này đến các nhà tự nhiên học
lùng danh lúc bấy giờ, nhờ vậy tên tuổi Darwin
được nối tiếng trong giới khoa học trong suốt thời
gian ông vắng mặt ở nước Anh. Trở vể quê hương từ
chuyến thám hiểm trên tàu Beagle, theo lời khuyên
của Henslovv, Darvvin tìm đến các nhà khoa học có
khả năng đ ể xác định nhửng bộ sưu tập, riêng
Harslovv đảm trách xác định phần thực vật. N hững
bộ sim tập đá được gửi đến giáo sư YVilliam
Hallovves Miller, chuyên gia v ề khoáng vật. Darvvin
thực hiện bài viết đẩu tiên và ngày 4 tháng Giêng
năm 1837 ông trình bày bài báo này trước Hội Địa
chất Luân Đôn. Trong bài báo này ông nêu giả
thuyết khối lục địa Nam Mỹ đang từ từ dâng lên, ý
tưởng này được Lyell ủng hộ.
Từ năm 1837, Darwin định cư ở Luân Đ ôn và làm
việc tại hội Địa lý. Trong giới khoa học mà Darvvin
thường tiếp xúc theo xu hướng tự do, nhiều cuộc
thảo luận xoay quanh nguồn gốc và sự biến đổi của
các loài. Thêm vào đó, kết quả xác định các mẫu
động vật thuộc quẩn đảo Galapagos do nhiều
chuyên gia thực hiện đã giúp Darwin đi đến m ột kết
luận quan trọng là những động vật đến sống tại các
đảo này đã tự biến đối đê hình thành loài mới. Giữa
năm 1837, Darvvin ghi chú vào sổ tay sự biến đối này
và phác họa sự biến hóa giống như một thân cây có
nhiều cành.
Song song với việc nghiên cứu ở Luân Đôn,
Darwin nghiên cứu nhiều sách thuộc nhừng lĩnh vực
khác nhau. Tính cách đa dạng của những phạm vi
nghiên cứu, quan sát, suy nghĩ đó giúp Darvvin từ từ
củng CỐ giả thuyết của mình. Chẳng hạn, Thomas
M althus đã tính dân số có thê tăng gấp đôi m ỗi 25
năm, nhưng trên thực tế mức gia tăng này bị hạn ch ế
vì bệnh tật, tử vong, vì chiến tranh hay đói khát.
Charles Darwin (1809 - 1882)
84 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Darvvin nghĩ ngay đến "sự đấu tranh trong củng một
loài" - như A ugustin Pyrame de Candolle đó ghi
nhận trong ngành thực vật. Darvvin so sánh cách
nuôi súc vật của nông dân bằng sự lựa chọn từng
đơn vị tốt nhất với cách nuôi theo thiên nhiên dựa
vào những thành phần được tạo m ột cách vô tình
nhưng làm th ế nào đ ể mọi yếu tố của m ột câ'u trúc
mới được hoàn hảo.
Từ giữa năm 1837 đến 1844, Darwin soạn thảo tác
phẩm "Nguổn gốc các loài" và gửi cho Charles Lyell
bản sơ thảo dưới dạng một bức thư.
Mấy năm sau đó, Darwin tiếp tục việc nghiên
cứu và xuất bản tài liệu với đ ề tài khác nhau nhưng
vẫn với chú đích tìm kết quả đ ể củng cố giả thuyết
cùa mình đôi khi với thòi gian dài như tám năm
nghiên cứu động vật Chân râu (Cirripèdes) đ ể
chứng minh sự thay đổi nhò v ề hình dáng nhằm
giúp các bộ phận bên trong chống chọi với điều kiện
mới của m ôi trường bên ngoài. Đến 1854, Darwin lại
tiếp tục làm việc v ề giả thuyết của mình và nhận
thấy rằng những khác biệt của sinh vật hậu sinh có
thê giải thích là do những sinh vật này đã tự thích
nghi với hoàn cảnh thay đối của thiên nhiên. Trong
thời gian Darvvin tìm tòi những chứng minh cụ thể
cho quyển sách của mình - "Sự chọn lọc tự nhiên",
thì Alfred Rusel YVallace phố biến tài liệu sơ khởi vể
các loài, và giữa năm 1858 gửi cho Darvvin tài liệu
"On the tendancy of Varieties to depart indefinitely
from the Original Type". Tài liệu này sau đó được
xuất bản với nhan đề "Về xu hướng hình thành
những biến đối của các loài và sự bển vừng của
những biến đổi của các loài do chọn lọc tự nhiên"
Cuối năm 1859, Darwin nhanh chóng cho xuất bản
sách ''Nguồn gốc các loài" (On the origine of species)
vì Alíred Russel YVallace cũng sắp sửa cho xuất bản
m ột thuyết tương tự. N hiều người chí trích ông về
giả thuyết loài người bắt nguồn từ khi, cho dù
Darvvin không hề đ ể cập đến nguồn gốc của loài
người trong quyển sách mới ra. Thực ra giả thuyết
này là của Lamarck đã nêu ra từ mười năm trước
nhưng không ai phản đối.
Darvvin dành hơn m ười năm cuối đời đề viết v ề
"Quan hệ nòi giống của loài người và sự lựa chọn
giới tính", xuất bản năm 1871 và "Sự biếu lộ cảm xúc
của loài người và loài thú".
Darwin xuất bản nhiều tài liệu với những đ ể tài
khác biệt từ động vật, thực vật, địa chất, đến loài
người và hổi ký. Năm 1864, Darwin được thưởng
huy chương Copley của hội Hoàng gia Luân Đôn
(tức Viện Hàn lâm khoa học Luân Đôn).
Tên của Darvvin được đặt cho nhiều loài động vật
đặc biệt là chim "pinson" ở quần đảo G alapagos và
nhiều địa điếm (trường học, công viên, cẩu đường,
v .v ...) ở Anh và Australia.
Darwin nối danh qua những công trình nghiên
cứu trong nhiểu lĩnh vực động vật, thực vật, địa chất,
cô sinh vật, sinh địa lý, v .v ... Tên tuổi Darwin gắn liền
với thuyết "Chọn lọc tự nhiên" và "Nguồn gốc các
loài", theo đó mỗi sinh vật tiến hóa theo thời gian đểu
phát xuât từ một hay vài tố tiên cùng nguồn gốc. Cho
đến nay, những phát hiện khoa học của Darvvin vẫn
được xem là nền tảng của sinh vật học do cách giải
thích hợp lý vì sự đa dạng của sự sống.
Trong suốt năm năm làm việc với tàu Beagle
(1831 - 1836), Darwin sưu tập khối lượng khổng lổ
mẫu vật. Khi quan sát bộ mẫu chim sẻ (finches) thu
thập trên quần đảo Galapagos, Darwin tin là cá thế
sinh vật tự thích nghi vói m ôi trường giới hạn nơi
chúng sinh sống và cả loài sinh vật đó có thế thay
đối. Quá trình thay đổi như th ế nào là mối bận tâm
suy nghĩ của Darwin trong m ấy m ươi năm k ế tiếp.
Năm 1859, Darvvin cho ra đời "Về nguồn gốc các
loài" (On the origine of species). N guồn gốc của các
loài qua sự lựa chọn tự nhiên theo Darvvin có thê
tóm lược trong bốn điếm: 1). Sinh vật sinh sôi nảy n ò
nhiều hơn bình thường đ ể được tổn tại lâu hơn và đ ế
tiếp tục sinh sản; 2). Sinh vật nào tự nuôi dường và
tồn tại lâu hơn thường là những sinh vật thích nghi
với m ôi trường đang sống; 3). Đặc tính thích nghi
của sinh vật được truyền lại cho đời sau; 4). Quá
trình thay đổi này được lặp đi lặp lại trong suốt một
thời gian dài và sau nhiều th ế hệ k ế tiếp tạo ra các
loài mới.
H ọc thuyết của Darwin đã gây ra chân động
trong cả giới khoa học và trong giới tôn giáo bảo thủ.
Đối với giới khoa học, sự mới mẻ cùa học thuyết
Darvvin giúp giải quyết những vấn đ ể cơ bản trong
sự phát triển, tiến hóa và đa dạng của sinh giới.
Chính những điều này đã bác bỏ m ột cách hùng hổn
quan niệm của tôn giáo rang sinh giới là do Chúa
Trời tạo nên.
Tác phẩm "On the origine of species - V ề nguồn
gốc các loài" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã
trở thành tài liệu khoa học cơ bản của nhân loại.
Tài liệu tham khảo
Brovvne Janet và VVyhe John van, 2012 - Timeline of the life of
Charles Robert Darvvin,
- online.org.uk/timeline.html.
Selley Richard c ., Cocks L. Robin, Plimer lan R. (Eds.), 2005.
Encyclopedia of Geology. Elsevier Academic press. Vol. 2.
545 pgs.
- abbey.org/ourhistory/people/charles
- darvvin.
The autobiography of Charles Darwin 1809 - 1882,
- online.org.uk/content/
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 85
Gubkin I. M.
(1871 - 1939)
Chu Vãn Ngợi. Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN).
Ivan Mikhailovich Gubkin (I4BaH MMxaM/ioBMH
ĩyÕKMH) là một nhà địa chất lỗi lạc, tên tuối ông được
biết rộng rãi trong khoa học địa chất thế giới. Ông là
một trong những người đặt nền móng và sáng lập
ngành Địa chât dầu như một khoa học độc lập. Ông là
người đẩu tiên viết sách giáo khoa về Địa chất dẩu và
các mò dầu trên thế giới. Sự nghiên cứu các công trình
của ông vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay. Theo sáng
kiến của ông và sự tham gia tích cực của ông Cơ quan
nghiên cứu và đào tạo Địa chât dầu được thành lập và
ngày càng mở rộng hoạt động của mình.
Gubkin Ivan Mikhailovich (1871 - 1939)
(https://ru. wikipedia.org/wiki/Gubkin, _lvan_Mikhailovich).
Ivan Mikhailovich Gubkin sinh ngày 21 - 9 - 1871
ở vùng quê Podniakovo thuộc huyện Muromski,
khu Vladimirski, trong m ột gia đình nông dân. Bố
mẹ ông là những người không được học hành và
từng coi việc học của con là thừa. N hưng nhờ yêu
cẩu của bà nội Fedocia Nikiforona nên ông đã được
đưa đến học ở trường làng. Thầy giáo và vị thanh tra
của trường đã chú ý đến cậu bé Ivan thông minh
sáng dạ, nên đã giúp cậu kết thúc trường làng, tiếp
tục lên học ờ trường huyện và sau đó vào trường sư
phạm. Vì học bổng hạn hẹp ờ trường sư phạm, trong
thời gian học Gubkin buộc phải làm thầy giáo làng 5
năm. Chi đến năm 1895 Gubkin mới đạt được
nguyện vọng vào trường Đại học Sư phạm
Peterburg. Đê cuộc sống đỡ khó khăn, Gubkin phải
vừa học vừa làm. Mặc dù gặp khó khăn thiếu thốn
vê' vật chất nhưng Gubkin đã hoàn tất bậc đại học
xuất sắc và trờ thành giảng viên. Tuy nhiên, hoạt
động sư phạm không phù hợp với ông. Mùa thu
1903, ở tuối 32 ông đã thi vào Đại học Mò Peterburg
và đã tốt nghiệp Trường này với tâm bằng đỏ ở tuổi
40. Vào thời gian đó, Gubkin viết trong tiếu sử của
mình - 'T ôi có hành lý khoa học lớn. Vì lẽ đó các
hoạt động nghiên cứu khoa học sau này được triển
khai hết sức nhanh chóng. Tôi bước vào khoa học
với tâm th ế m ột người chủ. Trong điểu kiện như vậy
kinh nghiệm cuộc sống phong phủ đã giúp tôi".
Các công trình khoa học đầu tiên ông đã dành cho
Địa chât dầu. Năm 1908, ông bắt đẩu hoạt động trong
lĩnh vực này ở tình Kuban, vùng dầu Sưrvanski.
Trong các năm 1912 -1913 nhừng nghiên cứu của ông
ở vùng này được công b ố trong "Các công trình của
Ưỷ ban Địa chất" và đả được dịch sang tiếng Anh.
N hũng dấu hiệu dẩu mỏ ở miền Kuban đã được
biết tù’ lâu, nhưng việc đẩu tư khổng lổ đê tiến hành
tìm kiếm thăm dò các via dầu công nghiệp ờ vùng
Sưrvanski không được các nhà công nghiệp chấp
thuận. Tại vùng dầu đã xảy ra hiện tượng một loạt
giếng khoan không có dầu, trong khi đó các giếng
khoan mới dầu phun lên dữ dội và nhiều giêng khoan
m ói ờ bên cạnh lại mất dầu. Gubkin đã nghiên cứu
hiện tượng này. Ồng đã bỏ trọn một năm thu thập và
xử lý hàng ngàn mẫu đá; nắm chắc các phương pháp
nghiên cứu địa chằt cùng với tri thức toán học ông
khởi thảo phuưng pháp nguốiì gốc đ ể thành lập bàn
đổ cấu tạo mặt địa hình của m ỏ dầu ờ dưới sâu. Bản
đổ các via dầu thành lập theo phương pháp này cho
phép giải quyết vấn để quy luật phân b ố các vỉa dầu.
Gubkin đã tìm được via dầu kiếu mới cho đến thời
điếm đó vẫn chưa được biết và xác định những via
dầu ây có liên quan không phải với nhừng vỉa bình
thường mà liên quan với via bị bào mòn. Xác định
nguồn gốc mỏ dầu, Gubkin xây dựng nguyên tắc tìm
kiếm dầu mỏ và xác định triển vọng phát triển các
công việc liên quan với dầu mỏ ở khu vực này.
N hừng thành công ấy lập tức đưa tên tuối Gubkin nổi
tiếng trên thế giới. Via dầu kiểu mới do Gubkin phát
hiện sau 15 năm sau cũng được tìm thấy ở Mỹ.
Năm 1912 Gubkin tiến hành nghiên cửu ở bán đảo
Taman. Trước đó các nhà địa chât nối tiếng đã nghiên
cứu vùng này, các nghiên cứu của họ đạt kết quả tốt và
người ta có cảm nhận rằng không còn gì phải điểu
chinh và bổ sung. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu
của mình, Gubkin đã phát hiện ở bán đảo Taman có
bốn tầng mới - Xamat hạ; lớp Spaniodonski, lớp
Trocrasko - Xpirialisovưi và lóp Pecten denudatus. Nói
một cách khác, Gubkin đã làm mới tri thức địa tầng của
bán đảo mà trước đây đã được Andrusov xác lập.
Cũng tại bán đảo này, Gubkin đã xác lập một kiểu kiến
tạo mới, đó là nếp uốn với nhân bị xuyên thủng, mà
khi đó chi mới được biết ở Rumania.
86 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Năm 1913, Gubkin bắt tay nghiên cứu ở phẩn tây
bán đảo Apseron. Tại đây, nhừng nhà địa chất trước
ông là những nhà khoa học lớn đã tiến hành nghiên
cứu rất chi tiết. N hưng Gubkin đã chi ra m ột tầng
sản phẩm dày 2.000m chứa các vỉa dầu khổng 16 của
Azerbaijan. Trên cơ sở tầng sản phẩm ông đã phát
hiện nhiều hoá thạch nhờ đó đã xác định được tuổi
chính xác của tầng sản phẩm. Gubkin cũng đã chính
xác hoá địa tầng ở bán đảo Apseron từ các trầm tích
Đệ Tam thượng đến Creta hạ.
Trong những năm đầu nghiên cứu ở Azerbaijan,
Gubkin đã chú ý nghiên cứu về núi lửa bùn. Thời đó
đã từng có quan điểm rằng ở đâu có núi lửa bùn - ở
đó không có dầu m ỏ với trữ lượng lớn. Nhưng trong
thực tế, ở các đới rìa của sống núi Kavkaz là nơi phân
b ố dày đặc núi lửa bùn lại cũng là nơi có những m ỏ
dầu lớn của Liên Xô. N úi lửa bùn phố biến ở
Rumania, Ân Độ, ở bán đảo Malaisia và ở Mỹ. Các
nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu vể núi
lửa bùn ở các nước này, đưa ra nhiều giả thuyết khác
nhau và đã có trên 500 công trình được công bố,
nhưng nguồn gốc núi lừa bùn không được đ ể cập tới.
Gubkin đã đưa ra những lập luận cơ bản về núi lửa
bùn và ông đã trình bày kết quả nghiên cửu này tại Đại
hội địa chất quốc tế lần XVI tổ chức ở Mỹ năm 1933 và
chính thức công bố năm 1934. Theo ông núi lửa bùn có
quan hệ chặt chẽ với cấu tạo diapir và chính dầu m ỏ
tích tụ trong các câu tạo này. Cấu trúc địa chất, khả
năng chứa dầu, núi lửa bùn tạo nên một hệ nguồn gốc
thống nhất. Biếu hiện dẩu - khí và núi lửa bùn là kết
quả của cùng hệ nguyên nhân, cùng chức năng cùa các
hình thái kiên tạo đặc biệt - cấu tạo diapir.
Các công trình nghiên cứu xuất sắc của Gubkin là
các công trình v ề nguồn gốc các mỏ dầu ở Bắc
Kavkaz, Tersko - Dagestan, M aikovski và Kuban -
Trem omorski. Trên cơ sở đó ông chỉ ra con đường
tìm kiếm các m ỏ dầu mới.
Các công trình v ề nguồn gốc m ỏ dẩu và núi lửa
bùn đã đưa tên tuổi ông nổi tiếng trên th ế giói.
Trong những năm đẩu của chính quyển Xô Viết,
Gubkin đã nhiều lần đặt vấn đ ề nghiên cứu chi tiết
địa châ't vùng Ưral - Povolzhe. Hơn 150 năm v ề
trước các dâu hiệu v ề dầu m ò đã được biết ở m ột
diện tích không lớn nằm giữa Ural và Volga, nhưng
dầu với trữ lượng công nghiệp chưa tìm thấy. Năm
1928 - 1929, khi được bổ nhiệm làm Giám đốc phân
viện của Ưỷ ban Địa chất M oskva, Gubkin đã tổ
chức tiên hành thăm dò dầu m ột cách hệ thống ở
Priural và Zavolzhe. Năm 1929, giếng khoan số 1 ở
gần thành p h ố M olotov (Tp Permi hiện nay) phun
dầu, đã củng cố niềm tin các nhà khoa học v ề tầm
quan trọng công nghiệp của vùng này. Năm 1930, ở
M oskva dưới sự chủ toạ của Gubkin đã diễn ra Đại
hội các nhà địa châ't dầu, vạch ra một chương trình
nghiên cứu địa chất rộng lớn tại Ural - Povolzhe.
Năm 1932, với hai giếng khoan dầu ở Baskiria đã
phát hiện m ỏ dầu Isimbaerski. Hoạt đ ộng của
Gubkin v ề thành lập cơ sở dầu ở Ưral - Povolzhe
được Đại hội 17 của Đảng ủng hộ. Tại Đại hội Đ ảng
lần thứ 18, sự ủng hộ thế hiện m ạnh m ẽ hơn. Cụ thế
đã ghi vào văn kiện: "Xây dựng mới cơ sở dầu ở
vùng giữa Ural và Volga. Đây là "Bacu thứ 2". Năm
1930, Đại hội các nhà địa chất dầu đã tiến hành tại
M oskva dưới sự chủ toạ của Gubkin, Đại hội đã
vạch ra m ột chương trình nghiên cứu địa chất rộng
lớn tại Ưral - Povolzhe. Theo chương trình này, mỏ
dầu Isimbaerski được phát hiện năm 1932 vó i chỉ 2
giếng khoan dầu ờ Baskiria.
Hoạt động địa chất có hiệu quả của Gubkin đưa
đến hình thành cơ sở dầu khí vùng Ưral - Povolzhe
được đánh giá cao tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên
Xô lần thứ 17 và 18 và khu m ỏ dầu Ural - Povolzhe
được coi là "Bacu thứ 2".
N ăm 1938, Gubkin trực tiếp khảo sát các m ỏ dầu
vùng Ural - Povolzhe, đã thu thập m ột khối lượng
tài liệu khổng lổ v ề tính chứa dầu của vùng và tiến
hành xử lý các s ố liệu đó. N hưng rồi căn bệnh quái
ác đã không cho ông tiếp tục thực hiện công việc, mà
chỉ có thể xử lý tài liệu lịch sử nghiên cứu vù ng và
địa tầng Ưral - Povolzhe. Các kết quả này đã được
các học trò của ông chuẩn bị cho in. Kết quả nghiên
cứu của Gubkin v ể "Vùng chứa dầu Ural -
Povolzhe" được công bô là m ột m ẫu điến hình về
công trình khoa học của các nhà khoa học Xô Viết.
C ông trình trình bày trong sáng, ngôn ngữ dễ hiểu
và ở tầm khoa học cao. Gubkin đã xác định một
hướng đúng đắn trong nghiên cứu địa châ't đối với
vùng "Bacu thứ 2", trang bị cho các nhà địa chất
phương pháp luận tiên tiến và hiện đại trong nghiên
cứu địa chất. "Tống hợp một cách xuất sắc các kêì quả
của nhừng công trình được thực hiện trong vòng 150
nấm, Gubkin với niềm tin khoa học vừng chắc đã mở ra
trước nhà các địa chất Xô Viết một tiền đổ rạng rờ thực
sự”. Đ ó là lời nhận xét của Ưý ban N ghiên cứu các di
sản khoa học của Gubkin.
Ở tuổi 68, Gubkin với niềm tin mãnh liệt vào các
nhà địa chât dầu Xô Viết trẻ tuổi - "Nếu trước cách
m ạng đã có các tài năng địa chất lỗi lạc, là những
người đặt nền m óng cho khoa học địa chất N ga như
Karpinsky, Tchem ytchev, Pavlov, N ik itin ... thì bây
giờ chúng ta có tập thế các nhà địa chất tài năng
đoàn kết, trưởng thành vượt các bậc tiền bối lừng
danh và trong s ố họ các nhà địa chất dầu giữ vị trí
không phải cuối cùng".
Gubkin không chỉ là người đặt nền m óng và sáng
lập ngành Địa chất dầu ở N ga mà còn là nhà nghiên
cứu các tài nguyên khác. Ông đã quan tâm nghiên
cứu dị thường từ ở Kursk. Ở gần Kursk có dị thường
từ cao hơn bình thường, đó là điều dã được biết đến
từ năm 1784. N ghiên cứu chi tiết 20 năm dị thường
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 87
Kursk, E. Leist đi đến kết luận - nguyên nhân dị
thường từ là do ở dưới sâu có một khối sắt từ. Năm
1918, Leist sang Đức chừa bệnh và mâ't ở Berlin vào
năm đó, nhửng tài liệu do Leist nghiên cứu bị thâ't lạc.
Năm 1922, U ỷ ban đặc biệt nghiên cứu dị thường từ
Kursk dưới sự điểu hành của Gubkin được thành lập
theo quyết định của Lenin. Đ ể tiến hành công việc,
Gubkin đã tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học tài
năng như các Viện sĩ Arkhangelsky, Lazarev, Krưlov,
v .v ... Ưỷ ban đã phê chuẩn kết luận của Leist v ề quan
hệ dị thường từ vói m ỏ quarzit sắt ở dưới sâu. Trong
thời gian 2 năm Ưỷ ban đã xác định 10.500 điểm
nghiên cứu, tại đây đã tiến hành khoan xác định trữ
lượng quặng sắt lớn và trừ lượng quarzit sắt.
Tiếp theo Gubkin còn tham gia tích cực vào giải
quyết vấn đ ể quan trọng v ề công nghiệp đá phiến.
Năm 1918, ông đứng đầu Tống cục đá phiến với
nhiệm vụ chiết xuất xăng, dầu lửa và dầu nhờn từ đá
phiến. Cũng trong thời gian này Gubkin thành lập
Tạp chí "Kinh tế đá phiến và dầu mỏ" và làm Tống
biên tập nhiều năm.
Năm 1920, Gubkin được phong Giáo sư Trường
Mỏ M oskva và từ 1921 trở thành hiệu trưởng. Cũng
trong năm đó ông thành lập Bộ m ôn dầu đầu tiên
của trường này, v ề sau phát triển thành Khoa dầu, là
cơ sở đ ể năm 1929 thành lập Viện Dầu M oskva
m ang tên Gubkin. Đê giải quyết các vấn đ ề liên quan
đến dầu mỏ, theo sáng kiến của Gubkin, năm 1924
thành lập Viện N ghiên cứu Dầu Q uốc gia, sau này
thành Viộn Khoa học Hàn lâm Khoáng sản cháy Liên
Xô và Gubkin là người lãnh đạo Viện. Dưới sự lãnh
đạo của Gubkin đã thực hiện sự kết hợp tài tình giữa
các nhà khoa học, các nhà hoạt động Nhà nước và
các nhà hoạt động xã hội.
Năm 1928, Gubkin được bầu làm Viện sĩ chính
thức Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Không bao lâu
sau đó ông tham gia vào chủ tịch đoàn và đảm nhiệm
chức danh Phó chủ tịch Viện Hàn lâm.
Trong vòng 30 năm hoạt động khoa học, Gubkin đã
công b ố han 200 công trình khoa học. Với công lao to
lớn trong sự nghiệp phát triển khoa học, ông được nhà
nước đánh giá cao và được phong tặng Huân chương
Lênin và Huân chương Lao động cờ đỏ. Năm 1937, ông
được bầu là đại biếu Xô Viết tối cao Liên Xô.
Đ ể tỏ lòng kính trọng người đặt nền m óng và
sáng lập khoa học Địa chất dầu, Viện Dầu Moskva
và Viện Địa chất thuộc viện Hàn lâm Khoa học
Azerbaijan đều m ang tên ông.
Tài liệu tham khảo
ĩy6iCMH,M.M - BnõiiMOTeKa lOHoro MCOie,40BaTe/i>ỉ.
nplit. ru/books/i tem/fl)0/s00/z0000044/s t049.shtml
ĩyÕKMH, MBaH Mnxaíí/IOBMH - BMKMneAMíi
https://ru .w ikipedia.org/w iki/ry6K U H ,_ V Ỉ6 a H _ M u x a ũ A 0 6 U H .
Hall J.
(1811 - 1898)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
Mộ chí I. M. Gubkin tại nghĩa trang Novodevich, Moskva.
Là nhà khoa học lỗi lạc, Gubkin hoạt động không
m ệt m ỏi trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm
cuối đời ông thường đau ốm và bệnh nặng. N gày
21 - 4 - 1939 ông từ trần tại M oskva và yên nghi tại
nghĩa trang danh nhân N ovodevich ie ở Moskva.
Ịam es Hall là nhà địa chất và cổ sinh lỗi lạc của Sinh ngày 1 2 - 9 - 1 8 1 1 tại Hingham (tiểu bang
Bắc Mỹ ở th ế ký 19, đổng thòi là nhà khoa học chủ Massachusetts, tây bắc Hoa Kỳ), hai năm sau khi thân
yếu của thuyết địa m áng trong sự tạo núi. sinh Hall nhập cư từ nước Anh, và mât ngày 7 - 8 -1989
88 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÀT
tại Bethlehem (tiểu bang N ew Hampshire, tây bắc Hoa
Kỳ), được an táng tại Anlbany (tiểu bang N ew York).
Ha 11 thiên v ề khoa học tự n h iên khi còn râ't trẻ
qua ảnh hư ởng của m ột nhà giáo. Ồ ng theo h ọc tại
Trường Đại h ọc Bách khoa R ensselaer ở Troy (tiểu
bang Nevv York), với p hư ơn g pháp giảng dạy đổi
m ới gồm n hiều thực hành trong p h òn g thí n gh iệm
cũ n g n hư n goài trời. Trong s ổ g iáo sư của H all có
hai đ ịa châ't gia nối tiến g là A m os Eaton và
Ebenezer Em m ons. Sau khi tốt n gh iệp đại h ọc năm
1832 và năm sau có bằng cao h ọc (M aster of Art),
H all ở lại v iện R ensselaer d ạy hóa học sau đ ó
ch u yển sang n gh iên cứu địa chất khu vự c N ew
York, làm phụ tá cho Ebenezer Em m ons trước khi
chính thức trớ thành nhà cổ sin h và nhà địa chất.
C ó th ế tóm lược nhữ n g m ốc lớn trong hoạt đ ộn g
khoa h ọc của H all n hư sau.
1836 - 1841, H all tham gia chương trình nghiên
cứu, thu thập tài liệu v ề địa chất và v ể lịch sử tự
nhiên thuộc tiểu bang N ew York. Lúc đẩu Hall là
phụ tá cho nhà địa châ't Ebenezer Em m ons, năm sau
ôn g chủ trì việc nghiên cứu m ột trong bốn khu vực
v ề phía tây tiểu bang. C ùng với vài nhà địa chất
khác, H all thiết xác lập trật tự địa tầng cho khu vực
và thực hiện báo cáo "Địa chất N ew York, phẩn IV"
- m ột công trình khoa học có giá trị nối bật.
Hall James (1811 - 1898)
( mons.w ikim edia.org/w iki/
F ile:PSM _V26_D010_James_Hall.jpg)
1841 - 1850, H all trở thành nhà cồ sinh vật học và
thiết lập Phòng thí n ghiệm ở Albany, v ề sau trở
thành m ột trung tâm n ghiên cứu và đào tạo chuyên
viên tré tuổi cho ngành địa chất và cố sinh.
Từ 1850 đến cuối đời, sau những công trình
nghiên cứu v ề địa chât N ew York, Hall tham gia
nghiên cứu m ột s ố nơi khác thuộc hai tiếu bang
M ichigan và VViscosin. Ồ ng đã xác định hóa thạch
san hô đầu tiên phát h iện ở H oa Kỳ. H all lẩn lượt
được mời tham d ự chương trình nghiên cứu địa chât
tại nhiểu tiếu bang khác, từ đ ôn g sang tây Hoa Kỳ
cho đến năm 1875. H all thực hiện chuyến du khảo
cuối củng trong nước vào năm 77 tuổi và năm 85
tuổi còn tiến hành khảo sát địa chất ờ Nga.
Hall thuộc sô' ít danh nhân địa chât giừ nhiều
chức vụ quan trong trong và ngoài nước.
N ăm 1848, ông là một trong 50 H ội v iên nước
ngoài được bầu của Hội Địa chất Luân Đôn
(Geological Society of London).
1856: Chủ tịch Liên hiệp hội v ể Tiến bộ Khoa học
của Hoa Kỳ (American A ssociation for the
A dvancem ent of Science).
1863: Thành viên sang lập của Viện Hàn lâm
khoa học Q uốc gia (National Academ y of Sciences)
và là Viện sĩ (Charter member) của Viện HLKH này.
1866: Giám đốc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên
(Albany, N ew York).
1884: Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa
học Pháp.
1889: Chủ tịch đầu tiên của Hội địa chât Hoa Kỳ
(Geological Society of America).
1893: được phong chức Địa chất gia của Tiểu bang
Nevv York, m ột chức vụ đặc biệt được dành cho Hall.
O ng là một trong nhừng sáng lập viên Đại hội
Q uốc tế Địa chất (International G eologic Congress)
và tiếp nhận huy chương VVollaston (1858).
C ống hiến đáng kê nhất của Hall trong khoa học
là những nghiên cứu v ể hóa thạch, đặc biệt v ể Tay
cuộn (Brachiopods).
Hall nổi danh qua lý giải sự thành tạo cùa núi đi
kèm với khái niệm địa m áng do James D. Dana đ ề
xuất (1873). Trong diễn văn đọc trước Liên hiệp hội
v ể Tiến bộ Khoa học của Hoa Kỳ (American
Association for the Advancem ent of Science) năm
1857, Hall đã bác bỏ các giả thuyết thành tạo núi râ't
phô biên thời bây giờ, như theo giả thuyết của Elie
de Beaumont (người Pháp), núi là kết quả của hiện
tượng nguội lạnh và co rút của vỏ Trái Đất, theo hai
anh em người Mỹ YVilliam B. và Henry D. Rogers thì
nếp gấp của vỏ Trái Đâ't là do chuyên động của làn
sóng trong phẩn chất lỏng nằm dưới lớp này. N hưng
theo Hall, sự tích tụ của các lớp trầm tích dày đã đè
nặng trên vỏ Trái Đất, trong khi các lớp bên trên
càng đè lún xuống thì các lớp bên dưới càng giãn ra
làm cho các lớp trên phải gấp nếp vì giới hạn không
gian bị thu hẹp. Sự căng giãn quá nhiều có thể làm
các lớp dưới bị đứt gãy khiến cho chất lòng từ dưới
vọt lên và tạo ra dyke (đai cơ).
Từ 1847 đến 1894 Hall xuất bản 13 tập của công
trình "Cô sinh vật N ew York", mà ông là người
đóng góp chủ yếu của công trình. Đây là một công
trình khoa học khống 16, gổm đến 4.500 trang, trong
đó có đến 1.000 trang đầy minh họa. Ô ng là tác giả
của 30 cuốn sách và tham gia xuât bản các chương
m ục v ề địa châ't của Bang và Liên bang. Có đến 260
bài báo khoa học v ề địa chât và cô sinh được xuât
bàn dưới bút danh của James Hall.
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 89
Tài liệu tham khảo
Selley Richard c , Cocks L. Robữi, Plimer lan R. (Eds), 2005.
Encyclopedia of Geology. Elsevier Academic press. Vol. 2. 545 pgs.
/topic/Jam es_H all.aspx.
- Hall.
l.
Haug G. E.
(1861 - 1927)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
G ustave Emile Haug là nhà địa chất học nối tiếng
của Pháp, có nhiều cống hiến trong cố sinh sinh vật
(Cúc đá), địa tầng (địa tầng D evon và Permi) và kiến
tạo (thuyết địa mảng).
Gustave Emile Haug sinh ngày 19 - 06 - 1861 tại
Drusenheim (thuộc nước Đức thời bấy giờ) và mất
ngày 28 - 08 - 1927 tại Nuderbromnn, hai địa phương
này nằm vể phía đông nước Pháp giáp ranh nước Đức.
Haug Gustave Émile (1861 - 1927)
(
Haug bảo vệ luận án tiến sĩ đại học Strasbourg
năm 1884 với đề tài v ể Cúc đá hệ Jura. N ăm 1885,
ông làm phụ giảng địa chất và cổ sinh. Năm 1887,
H aug định cư ở Paris lấy lại quốc tịch Pháp, học lại
chương trình Địa học tại Sorbonne và bảo vệ luận án
tiến sĩ năm 1891 với đ ề tài v ề kiến tạo của các đai núi
cận Alpes. Haug chính thức trở thành giáo sư đại
học Sorbone năm 1904. Ô ng thực hiện nhiều khảo sát
thực địa và bản đồ địa chất. N goài tác phẩm chính
"Chuyên luận địa chất học" (Traité de géologie),
H aug còn phổ biến m ột số tài liệu v ề kiến tạo và địa
tầng thuộc m iền Nam và Đ ông nam Pháp.
H aug là Chủ tịch H ội Địa chât Pháp (1902), Viện
s ĩ V iện H àn lâm Khoa học, bộ m ôn khoáng vật thay
th ế A lfred Lacroix được bầu làm Thư ký vĩnh viễn
của V iện H àn lâm (1917). Ô ng được giải thưởng của
H ội Địa chất (V iquesnel 1893, G audry 1914) và Viện
Hàn Lâm Khoa học Pháp (Fontannes 1902).
C ống hiến khoa học của H aug thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau của Đ ịa chất học như cổ sinh vật, kiến
tạo, bản đ ổ địa chât.
- vể ngành cô sinh vật và địa tầng: H aug chuyên về
nhóm Cúc đá, Haug thiết lập thuật ngừ của các tầng
Lias và Jura dựa vào Cúc đá và phân loại Carbon dựa
trên hóa thạch của nhóm này (luận án năm 1884). Ông
phân loại các thế địa chất D evon và Permi dựa vào
nhừng xác định v ể Cúc đá. Việc nghiên cún Cúc đá ờ
Pháp đã giúp ông đóng góp nhiều cho việc xác định
mẫu hóa thạch từ Sahara (Châu Phi).
- V ề ngành kiến tạo: thuyết v ề sự thành tạo của
núi và khái n iệm v ề địa m ảng (xem dưới đây).
- vể ngành bản đ ổ địa chất: cùng với vài sinh
viên, H au g thực hiện bản đ ồ địa chất 1:10.000 (xuất
bản với tý lệ 1:50.000) m ột vù ng phía nam Pháp, kèm
theo thuyết m inh tỉ mỉ. O ng kết hợp hai phương
pháp m à các nhà địa chât trước đó chỉ áp dụng m ột
trong hai - bản đổ địa chất với m ặt cắt.
- Giả thuyết nổi tiếng: từ 1901 đến 1911, H aug
xuât bản bốn quyển "Chuyên luận địa chất học"
(Traité de géo logie), được xem là tài liệu quan trọng
nhất của H aug, trong đó tác giả m ô tả ti mi sự thành
tạo của các dãy núi dọc theo các dải đất hẹp chia
cách các lục địa c ố định, các dải đất hẹp này gọi là
địa m áng. Theo H aug, khi địa m áng bị lún xu ống do
sức nặng của các lớp trầm tích, thì đáy biến được
dâng cao và m ực nước biến lùi xa thềm lục địa;
ngược lại khi đ ịa m áng được nâng cao, đáy biển hạ
thấp, m ực nước biển tiến gần thềm lục địa hơn.
C ũng n hư Edouard Suess, H aug nhấn m ạnh vai trò
90 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÀT
quan trọng của việc nghiên cứu hóa thạch trong cổ
địa lý, như sự phát hiện của hóa thạch củng nguồn
gốc tìm thây ở những nơi xa nhau, là dâu hiệu đã có
sự hiện diện xưa kia của một khối lục địa lớn đã bị
phân cắt và từng phần bị sụp đố.
Tài liệu tham khảo
Busson Georges et Com ée Annie, 1995 - Travaux du Comité
íranẹaise d'Histoire de la géologie, troisième série, T.IX.
- haug.html.
de Margerie Emanuel, 1927 - Discours de Monsieur Emmanuel
de Margerie aux Funéralles de emile Haug 31 - Aoũt 1927 à
Niederbronn - les - Bains, Bas - Rhin, 6 pgs.
Selley Richard c. et al, 2005 - Encyclopedia of Geology,
Elsevier Academic press, 808 pgs. Oxíord, UK.
- haug.html.
h ttp ://a n n a le s.O rg /a rch iv es/x /h au g .h tm l.
www.universalis.fr/encyclodedie/emile - haug/
Hutton J.
(1726- 1797)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
James Hutton là nhà tự nhiên học, địa chât học,
vật lý học nổi tiếng của Scotland (Liên hiệp Vương
quốc Anh), ông cũng là nhà sản xuât hóa chất và nhà
nông học thực nghiệm . Hutton là người đầu tiên đưa
ra luận chứng v ể thuyết biến chuyển đơn dạng
(uniíormitarianism) và thuyết hỏa thành
(plutonism ), được xem là một trong những nhà sáng
tạo của địa chất hiện đại.
James Hutton (1726 - 1797)
( mm 0 ns.wikimedia.0 rg/wiki/File:James_Hutt0 n.jpg).
Hutton sinh ngày 03 - 6 - 1726 tại Edinburg thuộc
Scotland, thân sinh của ông là thương gia, mất khi
Hutton còn bé, thân mâu của ông chú trọng việc học
của 5 người con. Hutton đam m ê toán và hóa học khi
còn rất trẻ. Năm 14 tuối, theo lóp học về "nhân loại"
hay nói khác đi v ể "cổ điển", tức là vể tiếng Latinh
và Hy Lạp. Năm 17 tuổi, Hutton tập sự tại một văn
phòng luật, năm 18 tuổi Hutton là thực tập viện vật
lý đổng thời theo học y khoa tại đại học Edinburg,
chuyển sang đại học Paris năm 1747, cuối cùng
Hutton bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa năm 1749 tại
Leiden (Hà Lan). Dưới đây ta có thể thấy niên biểu
cuộc đòi khá đa dạng của Hutton.
1749 - 1754. Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ y
khoa, Hutton trở v ề Anh, hợp tác với một người bạn
mở m ang công nghiệp hóa học sản suằt muôi
am m oniac (am m onium chlorit) từ bổ hóng.
1754 - 1767. Thừa k ế 2 nông trại của thân sinh,
Hutton v ề sống tại Slighthouses (Bervvickshire) quản
lý việc trổng trọt và chăn nuôi đổng thời tìm cách cải
tổ nông nghiệp địa phương. Công việc này khiến
Hutton chú trọng đến thời tiết và nhất là địa chất,
Hutton quan sát đât đá, dấu vết sinh vật còn tổn tại
và nảy sinh nhiều ý niệm giải thích sự thành tạo đất
đai. Năm 1764, Hutton tham gia chuyên khảo sát địa
chất và 3 năm sau, ông tìm người quản lý hay cho
thuê nông trại.
1767 - 1774. Với tư cách người có cổ phẩn và
thành viên của ban quản lý, Hutton theo dõi việc xây
dựng một kênh đào. Đây là dịp đ ế ông sử dụng và
bổ sung kinh nghiệm v ề địa chất.
1775 - cuối đời. Hutton tập trung hoạt động và
nghiền ngẫm v ề địa chất, nhât là v ề các thuyết đã
nghĩ ra và chú trọng hơn đến việc phô biến ý kiến
thay v ì trình bày tài liệu dưới dạng thông báo văn tăt
gửi đến Hội H oàng gia Edinburg. N hững lý thuyết
v ề địa chất của Hutton xuất phát từ thực tế mà ông
gặp hàng ngày trong suốt 25 năm và hầu hết trong
phạm vi của Scotland. Có thể phát minh của James
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 91
Watt (một người bạn thân tình của Hutton) vê' máy
hơi nước đã gợi cho H utton nghĩ đến nhiệt lượng là
yếu tố chính đối với nhừng thay đổi của Trái Đất.
Bên cạnh Địa chât học, Hutton vẫn chú tâm khảo
cứu thời tiết và nông nghiệp. Hutton xuât bản nhiều
tài liệu với đ ề tài khác nhau v ề địa chất, nông
nghiệp, triết lý, khí hậu, v .v ...
Cống hiến của Hutton cho khoa học rất đa dạng.
Trước hết là thuyết v ề Trái Đất của Hutton có tựa đề
là "Nghiên cứu v ề các quy luật quan sát được qua
thành phẩn, sự tan rã và sự tái tạo của đất đai trên
Trái Đất" (Investigation of the Laws observable in
the com position, d issolu tion and restoration of
Land upon the Globe) được trình bày tại ba phiên
họp của H ội H oàng gia Edinburg trong năm 1785
và được xuât bản năm 1788. Tài liệu được bô sung
thành 2 quyển xuất bản năm 1795. Hai bản thảo
khác được tìm thấy sau khi H utton qua đời và được
phô biến thành quyến thứ ba năm 1899. Tài liệu này
m ô tả các công trình thực địa của H utton sau lẩn
trình bày tại Hội H oàng gia Edinburg trong năm
1785. Thuyết v ề Trái Đât 1785/1788 của H utton có
thê tóm lược như sau.
Mặt đât bao gồm phẩn đât đai và biển cả thay đối
theo một chu kỳ rât dài - đá trên mặt đất bị ra vớ do
tác dụng của nhiệt (Hutton không giải thích do đâu
và từ đâu), bị phong hóa, xói m òn tạo thành đất.
Sông chuyên trầm tích ra biển và đồng thời khoét
m òn thung lũng. Trầm tích đọng thành lớp trên mặt
đáy biển, lớp trên đò ép và củng cố lớp dưới với sự
hỗ trợ của nhiệt độ nền trong Trái Đất. Dấu tích sinh
vật (hóa thạch) được tìm thấy trên mặt đất chứng tỏ
các lớp trầm tích đã được nâng cao. Hiện tượng
phong hóa, xói mòn, v .v ... cứ th ế tái diễn.
Dưới ảnh hưởng của áp suất, vật liệu được cố kết
trở nên quá nóng và có thê tan chảy. Các mạch đá
kết tinh thẳng đứng (đai mạch - dyke) hay nằm
ngang (xâm nhập dạng via - sill) được hình thành.
Hutton cũng cho rằng khối chất liệu khống 16 nóng
chảy có thế xâm nhập vào vỏ Trái Đất tuy rằng lúc
đó Hutton chưa tìm thây xâm nhập granit.
Các lớp được dâng cao sau đó có thê bị bào mòn,
xuất lộ như một mặt phang mới đ ể rồi lại bị các lớp
khác phủ lên. N hừng lớp dưới có thể bị biến dạng
(nghiêng hay uốn nếp) trong khi lớp phủ trên nằm
ngang tạo ra cấu trúc bât chỉnh hợp.
Hutton khẳng định là nước không thế là tác động
chủ yếu của sự kết tinh và cố kết.
Sau khi trình bày thuyết v ề Trái Đât tại Hội
H oàng gia Edinburg, từ tháng 3 đến tháng 7 năm
1785, Hutton tiếp tục đi khảo sát đ ể tìm dẫn chứng
thực tế chứng m inh cho thuyết đã đưa ra. Hai năm
sau, H utton tìm thấy m ột thê địa chât gồm nhiều
lớp đá phiến, cát kết và các trầm tích khác phủ
quanh khối granit lớn. Tháp tùng H utton trong
chuyến đi đảo Aran (Isle of Arran) có con một
người bạn, người thanh niên này đã vẽ lại mặt cắt
cho thây xâm nhập granit xuyên qua các lớp trầm
tích. H utton giải thích sự xâm nhập này đó d iên ra
khi ờ trạng thái nóng chảy. Cũng trên đảo này,
H utton tìm thấy câu trúc bât chinh hợp - các lớp
cát kết và đá vôi phủ trên nhừng lớp đá phiến nằm
nghiêng hay gần như thăng đứng. Đẩu th ế ký 19,
trong m ột tài liệu viết v ể tiếu sử của H utton, John
Playfair, giáo sư toán và là bạn thân của Hutton, đã
kê lại chi tiết m ột cấu trúc bât chinh hợp nằm dọc
theo bờ biển mà họ (Hutton, Playíair và James Hall)
đã quan sát tại đ iểm Siccar (Siccar Point) với cát kết
đ ổ nằm ngang phủ lên grauvvak gần như thẳng
đứng. Theo H utton, khởi đẩu, đá trầm tích của
grauw ak lắng đọng nằm ngang dưới biển, được cấu
kết do sức nóng và áp suất của vật liệu. Sau đó, cả
khu vực được nâng cao do nội lực Trái Đất đẩy lên,
cùng với đá trầm tích cứng rắn lại vì sức nóng và
áp suất. Sức nâng m ạnh đến độ trở nên gần như
ngang bằng với mặt đất. Thời gian tiếp sau, tầng
lớp gần như dựng đứng lại bị lún xuống biển, được
lớp khác phủ lên, được câu kết, nâng cao khỏi mặt
biển nhưng lẩn này lớp phủ trên không bị uốn nếp
hay nằm nghiêng như được thấy tại đ iểm Siccar.
Vào nhừng năm cuối đời, Hutton tìm cách giải
thích nguổn gốc của nhiệt và châp nhận "thuyết
phlogiston", theo đó ánh sáng Mặt Trời xuyên qua
không gian đến Trái Đât, trong thời gian xuyên qua
này một chất mà Ilutton gọi là "chất Mặt Trời,
không trọng lượng" được đốt cháy tạo ra nhiệt.
Tóm lại, ngoài thiếu sót vê' nguồn gốc nội và
ngoại nhiệt, thuyết của Hutton đã đưa ra nhiều dữ
kiện mới - quá trình tiến triến theo chu kỳ trong thời
gian rất dài của tuổi Trái Đất, xâm nhập dyke và
mạch trước khi tìm thấy xâm nhập granit, cấu trúc
bất chinh hợp. Tính cách tuần hoàn và sự xâm nhập
granit từ trạng thái nóng chảy trong thuyết của
Hutton đã là những viên gạch đầu tiên xây dựng cho
thuyết biến chuyển đơn dạng (uniformitarianism) và
thuyết hỏa thành (plutonism).
Tài liệu tham khảo
Selley Richard c ., Cocks L. Robin, Plimer lan R. (Eds), 2005.
Encyclopedia of Geology. Elseưier Academic press. Vol. 2.545 pgs.
- Hutton.htm.
92 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Karpinsky A. p.
Trần Trọng Hoà. Viện Địa chất,
Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Karpinsky Alexandre Petrovich (KapnMHCKMÌí
AyieKcaH4p rieTpoBMH) - một trong nhừng nhà sáng
lập trường phái địa chât Nga, sinh ngày 7 tháng
Giêng năm 1847 (tức ngày 16 tháng 12 năm 1846 theo
lịch cũ) trong một gia đình kỹ sư khai thác m ỏ thuộc
"xí nghiệp" Bogoslovskoi ở Ural. Thân phụ là Peter
M ikhailovich Karpinsky, thân mẫu là Maria
Ferdinandovna Karpinskaya. Ô ng học Trường Mỏ
Kadet (khi đó là cơ sở đào tạo hỗn hợp trung học và
đại học) ở Peterburg với huy chương vàng. Sau khi
cải tổ, Trường Mỏ Kadet (Mining Korpus) chuyển
thành Đại học Mỏ (M ining Institute) và Karpinsky
được câp bằng kỹ sư m ỏ khi tốt nghiệp trường này.
Sau đó, năm 1866 ông tiến hành các nghiên cứu địa
chất ở Ural, đến năm 1868 ông bắt đẩu giảng dạy ở
trường Đại học Mò v ề Địa thức học (Geognosy) và
thạch học. Mối quan tâm sâu rộng trong lĩnh vực địa
chât đã tạo cho các công trình của Karpinsky có tính
tổng hợp cao, làm nên một phong cách riêng của ông
trong nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên. Chàng kỹ
sư m ỏ trẻ tuổi bắt đẩu cuộc đời hoạt động của mình
ở Ural và kết hợp râ't hiệu quả với việc nghiên cứu
khoa học độc lập. Chỉ sau một năm, năm 1869, ông
đã bảo vệ xuất sắc luận án và làm trợ lý nghiên cứu
của Bộ môn Địa chất, đến năm 1877 ông đã được bầu
làm giáo sư của bộ môn Địa chât, Địa thức học và
Mỏ khoáng của trường Đại học Mỏ Peterburg. Tại
đây, ông đọc các bài giảng v ề Địa chất lịch sử, Thạch
học và Mỏ khoáng cho đến 1896. Karpinsky là nhà
sư phạm lỗi lạc, ông đã đào tạo nhiều th ế hệ các nhà
địa châ't Nga trong cuộc đời giảng dạy của mình.
Karpinsky Alexandre Petrovich (1846 - 1936)
( - 5927 - 414c - bcf8
- 8ed52dc51550.aspx).
Năm 1886 Karpinsky A.p. được bầu làm viện sĩ
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia. Trong khoảng thời
gian 1889 -1936, ông là chủ tịch Hội Khoáng học Nga.
Alexandre Petrovich Karpinsky mất ngày 15
tháng 6 năm 1936 ở Moskva. Trong lễ tiên đưa ông
về cõi vĩnh hằng có mặt các nhà lãnh đạo cao câp của
Liên Xô lúc đó như Stalin.
Cống hiến khoa học của Karpinsky
Karpinsky A. p. là nhà khoa học đa lĩnh vực,
song các công trình nổi tiếng nhâ't là về kiến tạo và
cô địa lý. Karpinsky là người bắt đầu nghiên cứu
m ột cách nghiêm túc cấu tạo và sự phát triển câu
trúc của m iền nền. Một loạt công trình nghiên cứu
của ông dành cho nền Đ ông Au (nền Nga); các công
trình này đã trở thành nền tảng cho "Học thuyết về
m iền nền". Năm 1880 Karpirisky đằ thành công
trong việc xác lập được cấu tạo phân tầng của miền
nền, gồm m óng kết tinh và lớp phủ trầm tích m óng
bị biến vị yếu. Chỉ hai năm sau đó, năm 1882 ông đã
phát hiện thêm m ột quy luật quan trọng nữa - trong
phạm vi của một m iền nền, còn có một dải đá bị biến
vị mạnh. N gày 27 tháng 11 năm 1882, trên diễn đàn
cuộc họp của Hội những nhà nghiên cứu tự nhiên
Peterburg, Karpinsky đã đọc báo cáo "Vể sự hình
thành dãy núi", trong đó lẩn đầu tiên ông chia sẻ với
đổng nghiệp v ề những quan sát của m ình ờ Miền
nam Nga thuộc Châu Au - "Ớ nơi mà đá có sự phân
lớp bị phá hủy, chúng phân b ố có tính quy luật".
Ông lý giải tính quy luật này bằng nguyên nhân
tổng quát - "lực tạo dãy núi". Karpinsky đã gọi dải đá
có "sự phân lớp bị phá hủy" là "đai núi" và d ự đoán
nó kéo dài (ngẩm) tủ dày Kelesko - Sandomirski đến
Karatau M anguslak. "Dải" này đã đi vào lịch sừ
khoa học với tên gọi là "đường Karpinsky". Trong
cuộc họp được tổ chức long trọng của Viện Hàn lâm
ngày 29 tháng Mười hai năm 1886, viện sĩ trẻ mới
được bầu Karpinsky đã đọc báo cáo v ề "Điểu kiện
địa lý tự nhiên của phẩn Châu Au nước N ga trong
các giai đoạn địa chât đà qua". Tại đây, lần đầu tiên
Karpinsky sử dụng lý thuyết tiến hóa cho việc tái lập
lại những thay đồi đ iều kiện địa chất, sau khi xây
dựng hàng loạt bàn đồ cô địa lý mà ngày nay được
gọi là phương pháp phân tích kiến tạo trên cơ sở xây
dựng các bản đổ cô địa lý. Ô ng cũng cho rằng khoa
học địa chất đã tích lũy được lượng lớn tài liệu thực
tế và cẩn tiến tới việc tổng hợp, trên cơ sờ đó xây
dụng sơ đổ tiến hóa Trái Đất. Năm 1894, trong bài
báo "Đặc tính chung v ề dao động vỏ Trái Đất trong
phạm vi phẩn Châu Âu của Nga", Karpinsky đâ nêu
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 93
cơ sở kiến tạo của các quy luật mà ông phát hiện
trước đó. Sự thay th ế điểu kiện biển và lục địa trong
phẩn Châu Âu của nước Nga bị chi phối bởi các
chuyên động dao động tử từ của vỏ Trái Đất, còn sự
phát triến mạnh mẽ quá trình biến tiến hoặc biển
thoái là do phàn ứng đổng thời đối với các quá trình
kiến tạo này của các địa máng vây quanh nển, cá
biệt, đó là địa m áng Ưral và Kavkaz.
Các công trình của Karpinsky v ể kiến tạo và cô địa
lý phần Châu Âu của Liên Xô đà tạo nên một kỷ
nguyên trong lịch sử phát triến khoa học địa châi. Các
bài báo của ông là nguyên mẫu v ể phương pháp luận
nghiên cứu miền nền. Một thời gian dài, phương
pháp CỔ địa lý và phương pháp phân tích tướng đá do
ông đề xuất đê giải quyết các vân đê' kiến tạo đã được
xác định là các hướng nghiên cứu về địa chất miền
nển. Y tường khoa học của Karpinsky đã được nhiều
nhà địa chất Xô Viết k ế thừa và phát triến như
Arkhangelski A.D. Các công trình của ông cũng có
ảnh hường lớn đối với sự phát triển địa chất nước
ngoài mà trước hết là địa chất ở Tây Au. Sau các công
b ố của ông vể chuyển động mang tính dao động của
vò Trái Đất, hiện tượng biển tiến, biển thoái trong địa
chất mới nhận được sự lý giải khoa học.
Karpinsky là m ột trong những nhà sáng lập nên
trường phái địa chất Nga và ngay từ lúc sinh thời,
ông đã được gọi là "người cha của địa chất Nga". Ông
tham gia vào việc thành lập bản đổ địa chât Châu
Âu và nhất thể hóa các bản vê địa chât. Ồng cũng là
người thành lập các bàn đổ tổng hợp vùng Ural và
phẩn Châu Âu của Liên Xô.
Năm 1869, Karpinsky là người đầu tiên sử dụng
kính hiến v i đ ể nghiên cứu đá. Tại Hội nghị địa chât
T hế giới vào năm 1900 ở Pari, ông đã báo cáo v ể các
nguyên tắc phân loại và đặt tên đá, đồng thời chỉ rỏ
rằng ý nghĩa hàng đẩu trong phân loại đá magma
thuộc v ể thành phẩn khoáng vật và kiến trúc của đá.
Các nghiên cứu v ề địa chất và thạch học của
Karpinsky gắn liền với thực tiễn. Các công trình địa
chất chung của ông, cá biệt, đó là các bản đổ địa chất
và bản đổ cố địa lý, đều có ý nghĩa thực tiễn cao, làm
cơ sở cho việc dự báo tìm kiếm khoáng sản.
D o có một loạt công trình nghiên cứu xuất sắc,
Karpinsky đã được tặng H uy chương Konstantinov
của Hội Địa lý N ga (1892) và giải thưởng Cuvier của
Viện HLKH Pháp (1921). Karpinsky là đại diện
thường trực của nền địa chất Nga trên các H ội nghị
địa chất quốc tế. Ô ng là Trường ban tô chức và chủ
tịch phân ban thứ 7 của Hội nghị địa chất Quốc tế
năm 1897 tại Peterburg. Từ năm 1889 đến 1936
Karpinsky là Chủ tịch Hội khoáng học. Ông được
bầu làm viện sĩ danh dự của nhiều Viện Hàn lâm.
N goài những nghiên cứu v ể kiến tạo, thạch học,
khoáng sản, Karpinsky còn rất quan tâm nghiên cứu
v ể di tích sinh vật và xác định vị trí phân loại của
chúng. N hừng nghiên cứu độc lập về hóa thạch đã
giúp ông phục dụng lại lịch sừ phát triến của miền
nển Nga, hình dạng của biến cố mà có thời đã từng
phủ hầu hết lãnh thổ.
Năm 1916, Karpinsky được bầu làm chủ tịch (lẩn
đầu tiên thông qua bầu cử) Viện Hàn lâm Khoa học
Nga và giữ cương vị này cho đến hê't đời. Ông tạ thế
ngày 15 tháng 6 năm 1936 trong m uôn vàn tình
thương yêu và niểm quý trọng đối với ông như một
nhà khoa học v ĩ đại và một nhà hoạt động xã hội.
Ông cũng là thành viên cùa các cơ quan lãnh đạo
nhà nước Xô Viết.
Công trình khoa học quan trọng của Karpinsky
- N ghiên cứu địa chất vùng Orenburg, 1874.
- Bản đổ địa chất sườn đông Ural, 1881.
- Nhận định v ề đặc điểm biến vị của các đá ờ nửa
phía nam lành thổ Châu Âu của Nga, 1883.
- Tài liệu về các phương pháp nghiên cứu thạch
học, 1885.
- Tổng quan về điểu kiện địa lý tự nhiên của phẩn
Châu Âu nước Nga trong nhừng giai đoạn địa chất đã
qua, "Ghi chép (3ariMCb) Viện HLKH", 1887, T.55.
- Về hình dạng, đặc điểm phân b ố và cấu tạo của
các lục địa, 1888.
- Đặc tính dao động của vỏ Trái Đât phẩn lãnh
thô Châu Âu của Nga, 1894.
- Kiến tạo phẩn lãnh thô Châu Âu của nước Nga,
"Tin tức (M3BecrHfl) Viện Hàn lâm Khoa hục", 1919.
- Tuyển tập công trình, 1939 -1941.
- Tổng quan Địa chất lịch sử của phần lãnh thô
Châu Âu của Nga, 1947.
Tôn vinh
Tên của Karpinsky A. p. đã được đặt cho nhiều địa
danh và đối tượng khoa học ở Nga
- Thành p h ố Karpinsky (trước đây là Bogoslovsk)
của vùng Sverdlovsk.
- Nhiều đường phố mang tên Karpinsky ở các
thành p h ố của Liên bang Nga như Saint Peterburg
(Quận - Kalinin), Voronez, Ekaterinburg, Omsk, Perm
(Quận Công nghiệp), Ufa, v .v ... và của Ukraina như
Kiev, Donesk, Kharkov, Lugansk, Mariupole.
- N úi lửa Karpinsky và dãy núi Karpinsky trên
đảo Paramusir (quần đảo Kuril).
- Các Ống nổ kimberlit mang tên Karpinsky -1 và
Karpinsky - 2 ở m ỏ kim cương m ang tên nhà bác học
Lom onosov ở vùng Arkhangelsk.
- M iệng núi lửa ở mặt sau của Mặt Trăng.
- Tàu nghiên cứu khoa học "Viện sĩ Karpinsky".
- Viện N ghiên cứu địa chất toàn Nga (BCEĨEM)
m ang tên Karpinsky A. p. tại Saint Petersburg.
94 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHAT
Các giải thưởng danh giá về khoa học được đặt tên
theo Karpinsky A. p.
- Từ năm 1947, giải thưởng Karpinsky của Viện
HLKH Liên Xô được thành lập đ ể tặng thường cho
các công trình khoa học xuất sắc v ề địa chất, cổ sinh,
thạch học và khoáng sản.
- Từ 1947, huy chương vàng Karpinsky của Viện
HLKH Liên Xô được tặng cho tập hợp công trình xuất
sắc trong lĩnh vực địa chất của các nhà khoa học trong
nước (Nga) và quốc tế; giải thưởng xét tặng hàng năm
hoặc ba năm một lần, bắt đầu từ 1956.
- Từ 1977 -1996, giải thưởng của Quỹ Karpinsky ở
thành p hố Hamburg dành cho những đóng góp vể
hợp tác giữa các nước (Karpirtsky cũng là viện sĩ của
một số Viện Hàn lâm của Đức).
Tài liệu tham khảo
https://rn.wikipedia.org/wiki/KapnMHacMM,_A^eK(^upJìeTpoBM M
h ttp ://w w w .ra s .ru /p res id en ts /d 8 7 f4 0 4 8 - 5927 - 414c - bcf8 -
8ed52dc51550.aspx. AvieKcaH4p rieTpoBMM KapnMHCKMM
(1846/1847-1936).
h ttp : / /w w w .v s e g e i .c o m /r u /h is to r y /k a r p in s k y .p h p . AvieKcaH4p
rieTpoBMM KapnMHCKMM - reaA or, oõmecTBeHHbiH AeflTe/ib
(7.01.1847 -15.7.1936).
http ://w w w .ranar.spb . ru/rus/vystavki/id/340// KapnMHCKHM
AneKcaH4p neTpoBMH (1847-1936), npe3M4eHT AKa4eMMM
HayK CCCP B 1917-1936 r.
h ttp ://u ra lo v e d .ru /lic h n o s ti/k a rp in sk iy . KapnMHCKMM
AvieKcaH4p neTpoBMH (1847 - 1936).
h ttp ://w w w .fa m o u s - sc ien tis ts .ru /g rea t/8 8 /. 3HLỊMioioneAM^:
M3BecTHbie yneHbie. M cro p n a HayKM/KapnMHCKMM
A/ieKcaH,4p rieTpoBMM.
Khain V. E.
Lê Duy Bách.
Tồng hội Địa Chất.
Viktor Eíimovich Khain (BMKTOp EỘMMOBMH
XaMH) - nhà địa chât kiệt xuất của nước Nga, chuyên
v ề kiến tạo, Viện sĩ Việt Hàn lâm Khoa học Liên Xô
và Nga. Ồng sinh ngày 26 tháng 2 năm 1914 tại
thành p h ố Baku, Azerbaijan, mâ't ngày 24 tháng 12
năm 2009, thọ 95 tuổi.
Khain Viktor Eíimovich (http// dynamo.geol.msu.ru).
Sau khi tốt nghiệp ngành Thăm dò địa chất, Khoa
Mò, trường Đại học công nghiệp Azerbaijan (1935),
làm việc tại Liên đoàn thăm dò dầu mỏ Azerbaijan.
Năm 1938, công tác tại Viện nghiên cứu khoa học
dầu m ỏ Azerbaijan. Năm 1940 đạt học vị Phó tiến sĩ
khoa học Địa châ't - Khoáng vật. Năm 1941 - 1945,
trong Chiến tranh vệ quốc, gia nhập trung đoàn
Baku của Tập đoàn phòng không quân đội Xô Viết.
Từ năm 1945, công tác tại Viện Địa chất thuộc
(Viện HLKH) Azerbaijan. Giảng dạy Địa kiến tạo ờ
Đại học công nghiệp Azerbaijan. Năm 1947 đạt học
v ị Tiến sĩ khoa học Địa chất - Khoáng vật và được
phong Giáo sư Bộ môn Dầu m ò và khí đốt Đại học
công nghiệp Azerbaijan năm 1949.
Năm 1954 chuyến về công tác tại Đại học Tống hợp
Lomonosov (MGƯ) ở Moskva, làm chủ nhiệm Bảo tàng
Địa cầu học. Năm 1961, được phong Giáo sư Bộ môn
địa chât động lực, Khoa Địa chất, trường MGU, Giáo
sư danh dự bộ môn Địa chât động lực và là Giáo sư
công huân trường MGU (1995). Lãnh đạo khoa học
phòng thí nghiệm các phương pháp vũ trụ nghiên cứu
vỏ Trái Đâ't của Khoa địa chất trường MGU.
Năm 1957 - 1972, là cộng tác viên chính của Viện
Địa hóa và Hóa phân tích Vem ađsky, thuộc Viện
HLKH Liên Xô. Ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn
lâm Khoa học Liên Xô năm 1966. Cộng tác viên chính
(1972 - 1987) rồi Cộng tác viên cao cấp (1987 - 2009)
của Viện Địa châ't của Viện HLKH Liên Xô. Cộng tác
viên cao cấp của Viện Thạch quyến, Viện HLKH Nga.
Cống hiến khoa học
Sự nghiệp hoạt động nghiên cứu khoa học của
V.E. Khain bắt đầu rất sớm từ những năm sinh viên
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 95
ơ Đại học Công nghiệp Azerbaijan. Năm 23 tuổi đà
trình bày báo cáo ờ Đại hội địa châ't Quốc tế lẩn thứ
XVII và sau đó công b ố bái báo lớn v ề "Nhịp dao
động của vò Trái Đất" (1937), góp phẩn mở ra
những hướng khoa học của địa kiến tạo liên quan
đến nghiên cứu tính chu kỳ của các quá trình
địa chằt. Tác giả nhân mạnh ý nghĩa của tính chu
kỳ nhiều cấp hạng m ang tính toàn cầu trong sự
biểu hiện.
Trong nhừng năm 1950 và 1954, V.E. Khain xuất
bản hai chuyên khảo m ang tính cơ bản là 'Thát triển
kiến tạo Đ ông Nam Kavkaz" (1950) và "Nguyên lý
địa kiến tạo tìm kiếm dầu khí" (1954) bao hàm
những đóng góp lớn cho sự phát triến lý thuyết quá
trình địa m áng và học thuyết v ề các bổn trũng chứa
dâu khí. Các công trình này đã nâng tác già lên tẩm
chuyên gia địa kiến tạo hàng đẩu ờ Liên Xô.
Trong những thập lỷ 60 - 80 thế kỷ 20, V.E. Khain
xuất bản các công trình tống hợp những hướng quan
trọng của địa kiến tạo. Chuyên khảo "Địa kiến tạo đại
cương" đã trở thành cấm nang cho nhiều thế hệ địa
châ't. Sách được xuâ't bản lẩn đẩu năm 1964 và đã tái
bản đến 4 lẩn [1973; 1985 - (cùng A.E. Mikhailov); 1995
- (cùng M.G. Lomize); 2005 - (cùng M.G. Lomize)]. Mỗi
lẩn tái bản đều là kết quá của quá trình hoạt động khoa
học và giáo dục địa chất của V.E. Khain.
Trong tái bản năm 1973, lẩn đẩu tiên trong sách
giáo khoa tham khảo của Liên Xô đã ghi nhận sự hổi
sinh thuyết động và sự xuât hiện giả thuyết kiến tạo
toàn cẩu mới - kiến tạo mảng. Sách đã được dịch ra
các thứ tiếng ở Đức, Balan, Tây Ban Nha. Cẩn lưu ý
rằng ngay từ những năm 70 của th ế kỷ 20, V.E.
Khain đã phô biến rộng rãi kiến tạo m ảng trước sự
bảo thủ nặng nể của trường phái tĩnh ở Liên Xô.
Trong ấn phấm 1985, V.E. Khain tiếp tục báo vệ
tính đúng đắn của tư tưởng kiến tạo mảng. Ông cho
rằng gốc rễ của các quá trình m agm a kiến tạo, hoạt
động năng động trong quyển kiến tạo, nằm ở đới
ranh giới giữa manti và nhân Trái Đất.
Trong công trình cùng viết với M.G. Lomize
(1995) nhan đ ề "Địa kiến tạo với các yếu tố địa động
lực", lý thuyết kiến tạo m ảng đã được dùng làm cơ
sở đê trình bày các tài liệu v ể câu trúc và sự phát
triển của quyến kiến tạo và Trái Đất nói chung.
Trình bày tư tưởng v ề kiến tạo chùm trồi và địa
động lực sâu. Lưu ý v ể sự phát triển tiếp theo của
quan niệm kiến tạo mảng cẩn nâng cao thành lý luận
chung vể địa động lực toàn cầu của Trái Đâ't.
Ớ những kiến giải mới trong phiên bán sách giáo
khoa in lẩn thứ 5 (2005) V.E. Khain đã tập trung vào
các quan niệm hiện đại v ề địa động lực toàn cầu. Cụ
thế là hoạt động của kiến tạo mảng biểu hiện chỉ
trong phạm vi quyển kiến tạo (gồm vỏ Trái Đâ't và
manti trên) điểu đã được minh chửng bằng tư liệu
của địa chấn cắt lớp (tom ography). Trọng tâm chú ý
được hướng vào kiến tạo nội m ảng và hoạt động
m agma - kiến tạo chùm trồi (Plum e tectonics) và địa
động lực sâu của các khu vực - một phẩn của địa
động lực toàn cẩu. Tính thời sự của kiến tạo chùm
trồi gắn kết với các kết quả nghiên cứu của trường
phân b ố "trap" và các chuỗi dyke trong các lục địa.
Các tài liệu này chứng minh sự thành tạo của chúng
liên quan với các rê trong manti sâu và các dòng đối
lun. ơ dạng cụ thê hơn là công nhặn tư tường v ể các
chu kỳ lớn và cực lớn trong lịch sử Trái Đất và mối
tương quan với các chu kỳ đã được đ ể xuất trước
đây của YVilson và Bertrand. Nhấn mạnh đến các
nhân tố quay và đặc biệt nhân tố vũ trụ trong hoạt
động địa động lực toàn cầu.
Công trình đổ sộ của V.E. Khain là bộ chuyên
khảo 5 tập "Địa kiến tạo khu vực". Tập 1. Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Nam Cực và Châu Phi (1971); Tập 2.
Châu Âu, Tây Châu Á, ngoại Alpid (1977); Tập 3
Châu Á, ngoại Alpid và Australia (1979); Tập 4. Địa
Trung Hải Alpid (1984); Tập 5. Các đại dương và
tống quát (1985). Công trình này đã nhận được Giải
thưởng Nhà nước của Liên Xô năm 1987.
Lẩn đầu tiên trên th ế giới m ột công trình nghiên
cứu kiến tạo có hệ thống bể mặt của Trái Đât được
trình bày trong bộ chuyên khảo 3 tập của V.E. Khain
"Lịch sử địa kiến tạo". Tập 1: Tiền Cambri - 1988
(cùng với N.A. Bozhko); Tập 2: Paleozoi - 1991 (cùng
với K.B. Seslavinski); Tập 3: M esozoi và Kainozoi -
1992 (cùng với A.N. Balukhovsky). Bộ chuyên khảo
là m ột tuyệt tác tống hợp các quá trình địa chất vô
cùng phức tạp trong lịch sử địa cầu. Bộ chuyên khảo
cùng với loạt các bản đổ cô địa lý đà được trao giải
thưởng Nhà nưóc Liên bang N ga năm 1995.
Năm 2001 lần thứ hai V.E. Khain cho ra mắt
chuyên khảo lớn về địa kiến tạo khu vực với nhan để
"Kiến tạo các lục địa và đại dương". Khác biệt lớn
nhât là chuyên khảo này là được xây dựng hoàn toàn
trên cơ sở lý thuyết kiến tạo mảng hiện đại với cơ sở
tài liệu mới phong phú từ các thành tựu của các nhà
kiến tạo nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm được tặng
giải thưởng mang tên A.D. Arkhangelsky năm 2002.
V.E. Khain có những đóng góp quan trọng vào
phát triến học thuyết địa máng hiện đại; đứt gằy sâu;
uốn nếp; phân tích thành hệ; các vấn đề của địa chất
khu vực và địa chất lịch sử chung; tiến hóa của quyển
kiến tạo; địa mạo; cổ địa lý; ảnh hưởng của vũ trụ gần
và xa đến sự phát triển hành tinh Trái Đất; học thuyết
v ề dầu m ỏ và nhiều vân để khác của khoa học tự
nhiên. Có thể thấy đóng góp cơ bản của ông là xác lập
các quy luật chung của câu trúc và phát triến vỏ Trái
Đất các lục địa và các đại dương, vai trò nhân tố kiến
tạo trong việc hình thành và phân b ố m ỏ dầu khí.
Thuộc v ề V.E. Kha in còn có nhửng công trình nổi
tiếng khác như 'Thân tích địa động lực Kavkaz"
(1975); "Địa chât và địa hóa dầu m ỏ và khí đốt"
(2000); "Những vân để của địa chất hiện đại" (2003);
"Lịch sử và phương pháp luận các khoa học Trái Đất"
(1997, 2004); các sách giáo khoa "Địa chât lịch sử"
(1997, 2006); "Hành tinh Trái Đâ't từ nhân đến tầng
96 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
điện ly" (2007); " N hừng quy luật không gian - thời
gian của hoạt tính địa chấn và núi lửa" (2008); "Tính
chu kỳ của các quá trình địa động lực: bán tính có thê
của nó" (2009); "Về nhừng nguyên tắc cơ bàn kiến
dựng m ô hình động lực toàn cầu của Trái Đất" (2010).
Bằng trí tuệ bách khoa uyên bác, V.E. Khain đã
chủ trì thành lập và xuất bản hàng loạt các bản đổ
kiến tạo khu vực và quốc tế. Ông đã tham gia vào Đ ể
án quốc tế thành lập các bản đổ kiến tạo từ năm
1956. Từ năm 1972, ông là Tống thư ký và từ năm
1984 là Chủ tịch tiểu ban về Bản đô' kiến tạo T hế giới
và Chủ tịch ủy ban Q uốc gia vể bản đồ kiến tạo trực
thuộc Viện HLKH Liên Xô. Năm 1961 cùng với các
nhà khoa học Viện Địa hóa và Hóa phân tích
V em adsky V.E. Khain đã xuất bản "Atlas bản đổ
trầm tích - cổ địa lý của nền Nga và các địa máng
bao quanh". Trong các năm 1968 - 1969, xuất bản 4
tập "Atlas các bản đổ trẩm tích - cô địa lý Liên Xô".
Năm 1982, ông (cùng với A.E. Levin) xuất bản bản
đổ kiến tạo T hế giới tỳ lệ 1:25.000.000. Đến năm 1984
(cùng với K.B. Seslavinski) xuât bản "Atlas các bản
đổ trầm tích - cổ địa lý th ế giói". Từ 1977 - 1996 dưới
sự lãnh đạo và tham gia trực tiếp của V.E. Khain đã
xuât bản 5 bản đổ quốc tế kiến tạo của th ế giới.
Trong đó có "Bản đổ quốc tế kiến tạo Châu Âu"
(1977), chù biên bản đồ quốc tế kiến tạo T h ế giói" tỳ
lệ 1:15.000.000 và 1:45.000.000 (1984).
V.E. Khain tham gia biên tập của nhiều tạp chí nổi
tiếng trong và ngoài nước. Ông là Uy viên Hội đổng
biên tập của các tạp chí "Thiên nhiên - (Nature)",
"Địa kiến tạo", "Địa chât", "Tin tức MGƯ, loạt Địa
chất", "Tin tức các trường đại học, loạt Địa chất và
thăm dò", chủ biên loạt địa chât của tạp chí lược
thuật, ủ y viên Hội đồng biên tập Nhà xuất bàn "Thế
giới", CỔ vấn Hội đổng biên tập Địa chất và Mỏ của
Nhà xuất bản "Bách khoa thư Xô Viết, "Science
vvithout Borders, Transaction of the intemational
Academy of Science H&E"; "Địa kiến tạo và sinh
khoáng" (Trung Quốc), v .v ...
Với sự hỗ trợ của V.E. Khain, đã có 67 người bảo
vệ thành công luận án Phó tiến sĩ, 25 Tiến sĩ khoa
học, trong đó có 3 người Việt Nam. N hiều học trò
của ông đã trớ thành các nhà khoa học lớn của Liên
Xô, N ga và các nước khác trên th ế giới.
Viện sĩ V. E. Kha in được tặng thướng Huân chương
Lao động Cờ đỏ (1974), Huân chương hừu nghị các
dân tộc (1984), Giải thưởng Nhà nước của Liên Xô
(1987), Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (1995),
Huy chương vàng Karpinski (1992), Giải thường
Lomonosov của Đại học Tổng họp Lomonosov (1993),
Giải thưởng Arkhangelski (2002); nhiều huy chương và
các giải thường khác của các Tổ chức nghiên cứu và
hoạt động khoa học kỹ thuật của nước ngoài.
Uy tín khoa học quốc tế
Viện sĩ V.E. Khain nhận được sự đánh giá cao của
cộng đồng địa chât quốc tế do những cổng hiến khoa
học của ông. Ông là Tiến sĩ danh dự của Đại học Pierre
& Marie Curie - Paris; ủ y viên danh dự của Hàn lấm
Châu Âu; Thành viên hải ngoại của Viện HLKH
Azerbaijan; Thành viên hải ngoại của Viện HLKH
Georgia; thành viên của Hàn lâm N ew York; Thành
viên danh dự của các Hội địa chất Pháp, Luân Đôn,
Hoa Kỳ, Bulgari; Thành viên của Hiệp hội Địa vật lý
Hoa Kỳ và Liên Hiệp hội các nhà Địa vật lý - Dầu m ỏ
Hoa Kỳ; Thành viên thông tâh ủ y ban Quốc tế vể lịch
sử các khoa học Trái Đất. Tổng thư ký tiếu ban Bản đổ
kiến tạo Thế giới. Năm 2007 được bầu là Chủ tịch danh
dự Viện Hàn lâm khoa học Quốc tếH&E.
V.E. Khain được tặng H uy chương vàng m ang
tên p. Furier của Viện Hàn lâm Vương quốc Bi, H uy
chương G.Steinmann của Hội địa chất Đức, H uy
chương Prectvitch của Hội Đia chât Pháp.
N hững năm cuối đòi ông dành nhừng nghiên
cứu khoa học hệ trọng của nhân loại - nghiên cứu
tính chu kỳ của hoạt tính địa chân (động đất), hoạt
tính núi lửa và sự liên quan của chúng với các nhân
tố địa chât và các nhân tố vũ trụ khác. N hừng nghiên
cứu của ông trong lĩnh vực biến đổi môi trường cho
phép nhìn nhận từ vị thế mới v ề các quá trình biên
đổi khí hậu và đời sống địa chất của hành tinh. Với
sự hỗ trợ khoa học của ông m ạng lưới dự báo động
đất toàn cầu đã được thiết lập.
Năm 2009, V.E. Khain là người đề xuât cùng với
phó chủ tịch Viện HLKH quốc tế sức khòe và sinh
thái E.N. Khalilov ra thông cáo v ề sụ biến đổi môi
trường địa chất. N êu rõ nhừng biến đổi của chúng là
nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng hoạt tính động
đất và núi lửa của Trái Đât, kể cả tăng cường phiêu
di các cực tù và những biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bản thông báo đã được Hội đồng v v o s c o (tô chức
toàn cầu v ể hợp tác khoa học) ủng hộ. Thông cáo dụ
kiến đệ trình lên Liên hiệp Quốc, Liên m inh Châu
Âu và các quốc gia, các tô chức quốc tế.
Viện sĩ V.E. Khain là một trong những nhà kiến
tạo lớn nhất của th ế giới. Ông đã có nhừng đóng góp
vô giá cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của thế
giới. Trí tuệ bách khoa siêu phàm và các thành tựu
trong lĩnh vực các khoa học v ể Trái Đất thật v ĩ đại và
góp phẩn xác định sự tiến bộ hiên tại của địa kiến tạo.
Tài liệu tham khảo
Khain V.E., 1996. A geologist life in an uncommon courttry during
an uncommon time. Annu. Rer. Earth Planet Sci., 24 pgs.
CaiÍT Kacị>e4pbi 4HHaMMHecKOM reo/iorMM reo/iorMHecKoro
ộaKỴ/ibTeTa M ry
UlaTa/iOB H .H ., r MHTOB O.B., 2014. AKa4eMMK Brncrop
Eộmmobmm XaMH. (K 100 - /leTHio co 4H* poac^eHHíi).
reoH3MMecKMM >KypHa/i. Nọ 3. T36.
KD4MH B.B. 2012 - B e A M K U ù yHếHbiìí - recM or M yHHTe/1
B.E.XaMH. Te3MCbi 40Kvia40B K Me>K4VHap0,4H0M
KOHỘepeHLỊHM "KpbiM - 2012". CnM(ị>eponcMb.
DANH NHÃN ĐỊA CHẤT 97
Laccroix A.
(1863 - 1948)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
Laccroix Alíred là nhà địa chất Pháp, nối tiếng thế
giới với những công trình nghiên cứu vể khoáng vật,
thạch học và núi lửa vào giữa hai thế kỷ 19 và 20.
Alfred Laccroix sinh ngày 4 - 02 - 1863 tại Mâcon,
mât ngày 12 - 3 - 1948 tại Paris. Xuất thân từ một gia
đình dược sĩ, thân sinh và ông nội của ông đều thuộc
ngành dược, điều này hẳn đã ảnh hưởng đến lựa
chọn ngành học của Lacroix nhưng ông sớm thiên về
khoa học tự nhiên theo như sở thích riêng.
Laccroix Alfred (1863 - 1948)
(https://en.wikipedia.org/wiki/Antoine_Lacroix).
Đến tuổi 18, Lacroix làm bào chế viên 6 năm liền
(1881 - 1887) cho một tiệm thuốc rồi theo học trường
dược và có bằng dược sĩ năm 1887. Khi còn là sinh viên
dược, Lacroix đọc nhiều sách của các nhà khoa học nổi
tiếng lúc bấy giờ như nhà hóa học Jacob Berzelius
(1779 - 1848, người Thụy Điên), nhà khoáng vật René
Haíiy (1743 - 1822, Pháp), theo dõi bài giảng của các
giáo sư Alfred Des Cloizeaux (1817 - 1897) vể khoáng
vật học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia,
Ferdinand Fouqué (1828 - 1904) v ề hóa và khoáng vật
tại đại học Sorbonne, Emest Mallard (1833 - 1894) về
khoáng vật trường phái gốc mỏ. Nhờ sự nâng đờ của
GS F. Fouqué chàng sinh viên Lacroix được ủy thác
m ột SỐ công tác khảo sát thực địa ở nhiều nước Châu
Âu, (Ireland, Scotland, Na Uy, Thụy Điển, Italia).
Sau khi có bằng dược sĩ (1887), Lacroix làm điều
ch ế viên tại Viện Đại học Pháp (Collège de France)
và thiên hẳn vể Địa chất học, ông bảo vệ luận án
Tiến sĩ năm 1890 v ể đá gneis chứa pyroxen.
Năm 1893, Lacroix được bô nhiệm làm giáo sư về
khoáng vật của Bảo tàng lịch sử Tự nhiên thay thế
D es Cloizeaux và giữ chức vụ này cho đến khi về
hun năm 1937. Ông thực hiện nhiều chuyến khào sát
trong suốt trong quá trình làm việc ờ đây ông thực
hiện nhiều chuyến khảo sát tại nhiều nước trên thế
giới (Bắc Mỹ, Đức, Hy Lạp, Nhật Bản, Malaysia,
Indonesia, Đ ông Dương).
Trong những năm 1902 - 1929, Lacroix có dịp
khảo sát, nghiên cứu núi lửa ở Martinic (thuộc Pháp)
và những nơi khác như đảo Réunion và Antille
thuộc Pháp, Italia, Somali, Nhật Bản, Trung Quốc,
Indonesia. Ông thực hiện nhiều công trình nghiên
cứu v ể khoáng vật liên quan với núi lửa, đá phun
trào, các dạng biến thể.
Lacroix viết nhiểu sách và tài liệu v ể lịch sử khoa
học, v ể lịch sử của các danh nhân khoa học Pháp.
Ồng cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng
trong nước cũng như trên thế giới như dưới đây.
- Giám đốc Viện thí nghiệm v ề khoáng vật của
trường Đại học cao cấp (1896 - Directeur du
Laboratoire de M inéralogie à 1’Ecole des Hautes
Etudes).
- Viện sĩ phối thuộc (Membre associé) của Viện
Hàn lâm Dược và từ 1904 là Viện sĩ Viện Hàn lâm
Khoa học Pháp và từ năm 1914, ông trả thành Bí thư
suốt đời của viện Hàn lâm này.
- Chủ tịch Hội đổng hành chính Viện Pasteur và
viện Hải dương học (Le Conseil cTAdministration de
rinstitut Pasteur et celui de rinstitut océanographique).
- Thành viên Uy ban vể nghiên cứu lịch sử và
khoa học (Com m ission des Travaux historiques et
scientiíiques (CTHS).
- Viện sĩ thông tấn (Membre correspondant) của
Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (từ 1924).
- Chủ tịch Hội Khoáng vật học của Pháp (Société
frangaise de Minéralogie).
- Giám đốc cơ quan núi lừa học của Liên hiệp quốc
tế v ề Trắc địa và Địa vật lý (1922 - 1927) [International
Union of Geodesy and Geophysics (IUGG)].
- Thành viên hoặc Tiến sĩ danh dự (Docteur
honoris causa) của khoảng 60 viện Đại học, Viện
nghiên cứu, Hiệp hội trên th ế giới. Được thường
nhiểu huy chương như - Grand Officier de la Légion
cThonneur (Pháp), VVollaston của Hội địa chất Luân
Đôn (1917), Penrose cùa Hội Khoáng vật Hoa Kỳ
(1930 - Société Américaine de Minéralogie), Giải
thưởng Gaudry (1919).
Alíred Lacroix thành hôn với Catherine Fouqué,
con gái của Ferdinand Fouqué, người đã đào tạo,
theo dõi và nâng đỡ sinh viên Lacroix. Bà Lacroix đà
98 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
tháp tùng chổng trong các chuyến công tác và thực
hiện nhiều hình ảnh đóng góp cho các công trình
xuất bản của ông.
Tác p h ẩm chủ y ếu
Lacroix sun tập mâu khoáng vật xuất xứ từ nhiều
nơi trên thế giới, tài liệu nghiên cứu của ông gồm
400 tựa để, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ khoáng
vật học, thạch học đến núi lửa học và cả lịch sử khoa
học. N hưng nghiên cứu chủ yếu của Lacroix là về
khoáng vật, đặc biệt m ô tả đặc tính quang học và
thành phẩn hóa học của các tinh thế khoáng vật. Tài
liệu đáng k ể nhất là bộ sách gồm 10 quyển xuất bản
trong khoảng từ 1893 đến 1913 với tựa đ ể "Khoáng
vật của nước Pháp và các thuộc địa" (M inéralogie de
la France et de ses colonies), trong đó Lacroix tống
hợp những quan sát cá nhân và lập kiếm kê tài
nguyên thiên nhiên của Pháp và thuộc địa. N goài ra,
Lacroix thực hiện 115 khảo cứu về tài nguyên
khoáng sản của đảo M adagascar (Châu Phi) trong
suốt gian từ 1894 đến 1942.
Kiến thức dược học đà giúp Lacroix có cái nhìn
mới lạ trong khoáng vật học nói riêng và Địa chất
học nói chung. Ý m uốn của Lacroix kết hợp khoáng
vật với địa chất và hiện tượng vật lý của Trái Đât thế
hiện trong suốt cuộc đời dành cho khoa học của ông.
- Về khoáng vật học - ngoài thành phần hóa học
mà ông đặc biệt chú trọng, khoáng vật được khảo sát
dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Phân loại khoáng vật theo đặc tính tinh thể và
thành phẩn hóa học.
+ Xác định khoáng vật bằng cách quan sát lát
m ỏng dưới kính hiển vi có ánh sáng phân cực.
+ Phát hiện và m ô tả 15 khoáng vật mới - betafit;
bobierrit; íumarit, georgiadesit; gonnardit; grandidierit;
lechateỉierit; morinit; palmierit; plancheil; pseudoboleit;
romanéchit; sérandit; villiaumit.
+ ứ n g dụng khoáng vật học đ ể nghiên cứu và
phân loại meteorit. Ông cũng khảo sát đá fulgurit
hình thành do sét đánh vào cát ờ sa mạc Sahara
(Châu Phi) làm tan chảy silic và vô số mấu tektit từ
Đ ông D ương gửi sang.
- Về thạch học - Lacroix không chi phân tích hóa
học và xác định tên khoáng vật nằm trong đá. Ông
tìm hiểu cách xuât hiện, sinh thành, kết hợp, biến
hóa và vai trò của từng khoáng vật cũng nhu giừa
những khoáng vật tạo ra đá.
Lacroix chú trọng đến phân loại đá phun trào và
phân biệt những đá có thành phẩn hóa học giống
nhau nhưng thành phần khoáng vật khác nhau,
nhưng ông không nêu lư do vì sao.
Lacroix phân biệt pegm atit kali và pegm atit natri.
Trong pegm atit natri, Lacroix đặc biệt nêu ra hai giai
đoạn kết tinh, giai đoạn đầu - tạo khoáng, k ế đến là
giai đoạn hủy diệt phá khoáng vật hình thành trong
giai đoạn đầu đ ể tạo ra khoáng vật mới khác.
Lacroix nghiên cứu biến châ't tiếp xúc và biến thế
của đá dưới ảnh hưởng của nhiệt, phân loại đá
m agma tủy theo thành phẩn khoáng vật và hóa học,
như Lacroix đã dẫn chứng thành phẩn hóa học của
đá núi lừa đã gây ảnh hường đến các ngoại thê nằm
lẫn bao thể (enclaves) trong đá núi lửa - nếu đá núi
lửa mafic thì tác dụng hoàn toàn do nhiệt, nếu đá
acid thi gây ra biến đổi hóa học.
- v ể N úi lửa học - Lacroix là người đầu tiên đưa
ra giải thích v ề thành tạo vòm núi lửa và phun trào
nóng bỏng.
Tài liệu tham khảo
Bedel Charles, 1948. La gazette, Revue cThistoỉre de la
Pharmacie._Année 1948, Vol. 36, N° 121: 345 - 346.
Chaigneau M., 2012.
w w .ncbi.nlm .nih.gO v/pubm ed/l 1625479.
Dcicha Georges A., 1989. Quelques aspects de la
commémoration du 125ème anniversaire de la naissance de
Alíred Lacroix, Valérien Agafonoff et Vladimir Vemadsky.
Comité íranẹais d'Histoire de la géologie, Séance du 22 - 02 -
1989, troisième série, tome III.
Gaudant ]., 2012. Franẹois - Antoine - Alíred Lacroix,
Lorand Jean - Pierre, 2010. Alíred Lacroix (1893 - 1936),
Proíesseur au Muséum National cTHistoire Naturelle.
ique/lacroixbio.htm.
Orcel ]., 1948. Memorial of AlíredLacroix, Museum National
d'Histoire Naturelle: 242 - 248.
Prouvost Jean, 1998. Alfred Lacroix (1863 - 1948) ou 1’oeuvre
inachevée. Comité ỷratigais d'histoire de ỉa géologie
(COFRHIGEO), troisième série, séance 17 - 12 - 1998.
Selley Richard G , Cocks L. Robin, Plimer lan R. (Eds), 2005.
Encyclopedia of Geology. Elsevier Academic press. Vol. 2. 545 pgs.
DANH NHÃN ĐỊA CHẦT 99
Lyell Ch.
(1 7 9 7 - 1875)
Hoàng Thị Thân. 11 Rue Bourgeot
94240 L'Haỹ Les Roses. France.
Charles Lyell là nhà địa chất nổi tiếng của nước
Anh và là người đã truyền bá rộng rãi thuyết đơn
dạng (uniíormitalianism ) của Hutton.
Charles Lyell sinh ngày 14 - 11 - 1797 tại
Kinnordy thuộc Forfarshire (hiện nay là Angus,
Anh), và mất ngày 22 - 2 - 1875 được yên nghi trong
tu viện VVestminster ở Luân Đôn. Ông là con cả
trong gia đình m ười người con, thân sinh ông
chuyên vể luật và thực vật học.
Charles LYELL (1797 -1875)
(https://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Lyell).
N hững m ốc lớn trong cuộc đời khoa học của
Lyell có thê diễn đạt như dưới đây.
- 1816 - 1827. Năm 19 tuổi Lyell nhập học tại Đại
học Oxíord (1816), dự thính bài giảng của nhà địa
chất nổi tiếng YVilliam Buckland. Sau khi tốt nghiệp
đại học (1819) và cao học (1821), Lyell làm việc trong
ngành luật nhưng vẫn đam m ê Địa chât học. Năm
1822 Lyell trình bày tài liệu địa chất đầu tiên "Về hệ
tầng đá vôi nước ngọt hiện đại ở Forfarshire".
Năm 1823, Lyell được tuyển thực hiện chức trách
thư ký Hội Địa chât và gặp George Cuvier trong một
chuyến thăm viếng Paris. Năm 1827 Lyell bỏ ngành
luật chuyển hẳn sang Địa chất học, m ột phần vì mắt
yếu khó có thể m iệt mài đọc sách.
- 1827 - 1865. Trong khoảng thời gian này Lyell
thực hiện nhiều chuyến khảo sát trong nước Anh
và Châu Âu (Pháp, Italia, Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban
Nha, Scandinave, v .v ...) . Trong nhừng năm 1840
ông tiến hành nhừng chuyến du khảo Hoa Kỳ và
Canada (1845 - 1846 và 1849). Sau m ỗi chuyến đi,
Lyell viết sách và cho xuất bản nhiều lần, nhất là
với sách "N guyên lý Địa chất học - Principles of
G eology", m ôi lần tái bản đểu được ông xem xét lại
và kèm theo dử kiện mới. Lyell tiếp xúc nhiều nhân
vật trong và ngoài phạm vi khoa học và được
phong tước Hầu (1842) và Tổng nam tước (1864).
Trong những năm 1830 - 1832, Lyell là giáo sư
Viện Đại học Hoàng gia Luân Đôn (K ings College
London), nhưng sau đó Lyell ngừng chức trách này
vì ông m uốn dành nhiều thời gian cho công việc
nghiên cứu. Tuy nhiên, năm 1845 - 1846, Lyell cũng
chấp nhận lời mời giảng dạy một thời gian ngan ở
Boston đ ể có dịp du khảo Bắc Mỹ.
- 1865 - 1875. Thời gian cuối đời này Lyell giảm
dẩn nhửng chuyến khảo sát xa xôi, tiếp tục viết sách
hay duyệt lại các sách củ trước khi cho tái bản.
Lyell thành hôn (1832) với Mary Horner, con của
ông Leonard Horner (1785 - 1864) cũng là hội viên
của Hội Địa chât Luân Đôn. Bà Lyell kém chổng 12
tuổi, trong suốt 40 năm chung sống, bà đã đóng góp
tích cực vào sự nghiệp khoa học vẻ vang của chổng.
Cống hiến khoa học của Lyell
Cổng hiến của Lyell cho Địa chất học rất đa dạng,
bao gồm những kết quả nghiên cứu của ông v ề nhiều
lĩnh vực như về Cô sinh và Địa tầng, v ể N úi lửa học,
v ề thuyết biến đơn dạng (iinịíormitarianism) và
thuyết tai biến (catatrophism), v ề loài và thuyết biến
hình (transformism), v ể Cô nhân loại học và thuyết
tiến hóa của Charles Darwin. Tống quan lại, có thê
nói cống hiến v ĩ đại của Lyell cho Địa chất học được
thê hiện đặc biệt rõ nét trong tác phẩm kinh điển của
ông v ề Địa chât học "N guyên lý Địa chất - Principles
of Geology".
Địa tầng học và cổ sinh vật học
N gay sau khi từ bò hoạt động luật đ ể chuyển
sang ngành địa chât, trong vòng hơn m ột năm cùng
với Roderick Murchison, Lyell đ ể xuất tên kỷ "Đệ
Tam", phân chia kỷ này thành ba T hế - Eocen,
M iocen và Pliocen dựa vào hóa thạch tìm thấy trong
các tầng khác nhau. Lyell so sánh khối lượng tiến
hóa trong hóa thạch Thân mềm (Mollusca) gốc biển
với khôi lượng hóa thạch xuất hiện từ đầu Pleistocen
và ước lượng ký Đệ Tam kéo dài 80 triệu năm.
Núi lửa học
Sau nhiều lẩn khảo sát núi lửa Etna ở Italia,
Lyell đi đến kết luận (1858) rằng núi Etna được
thành tạo do nhiều đạt phun trào nhỏ, trái với một
SỐ nhà địa chất thời đó cho là do hiện tượng tai biến
xảy ra m ột lần. Lyell chứng kiến m ột đợt phun trào
m ãnh liệt của Etna và cho rằng nếu đo được khôi
100 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
lượng tích tụ m ôi đợt phun trào và chiểu cao của
núi thì từ đó có thể suy ra tuổi của núi lừa. Đ óng
góp quan trọng của Lyell trong lĩnh vực này là sự
giải thích động đất bắt nguồn từ các đứt gãy,
chuyến dịch của địa tầng, h ố sụt.
“Nguyên lý Địa chất học”
Ban đầu bộ sách gồm 3 quyến xuất bản trong
nhừng năm 1830 - 1833, sau đó được Lyell sửa đổi
hoàn chinh trước khi tái bản 12 lẩn trong mấy chục
năm. Đây là tác phẩm quan trọng nhất, nổi tiếng
nhất của Lyell. Tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a5_3595_2166651.pdf