Tài liệu Đánh giá vai trò của corticoid trong phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 83
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CORTICOID TRONG PHẪU THUẬT TIM
CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
Phạm Thị Lệ Xuân*, Phạm Nguyễn Vinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Corticoid làm giảm phản ứng viêm có thể cải thiện kết cục lâm sàng của bệnh nhân mổ tim với
tuần hoàn ngoài cơ thể.Gần đây, hiệu quả lâm sàng của thuốc đã bị xem xét lại. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh
giá hiệu quả của corticoid trên đáp ứng viêm trong phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể quakết cục lâm sàng.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 92 bệnh nhân người lớn (≥18 tuổi), chỉ số Euroscore ≥
5, NYHA II, III; phẫu thuật tim chương trình có tuần hoàn ngoài cơ thể, tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/
2013-tháng 3/2016.Sau khởi mê, bệnh nhân được chích tĩnh mạch methylprednisolone 15mg/kg. Tiêu chí nghiên
cứu chính: thời gian thở máy, tiêu chí nghiên cứu phụ: thời gian nằm hồi sức, nằm viện, đường huyết chu phẫu,
...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò của corticoid trong phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 83
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CORTICOID TRONG PHẪU THUẬT TIM
CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
Phạm Thị Lệ Xuân*, Phạm Nguyễn Vinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Corticoid làm giảm phản ứng viêm có thể cải thiện kết cục lâm sàng của bệnh nhân mổ tim với
tuần hoàn ngoài cơ thể.Gần đây, hiệu quả lâm sàng của thuốc đã bị xem xét lại. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh
giá hiệu quả của corticoid trên đáp ứng viêm trong phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể quakết cục lâm sàng.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 92 bệnh nhân người lớn (≥18 tuổi), chỉ số Euroscore ≥
5, NYHA II, III; phẫu thuật tim chương trình có tuần hoàn ngoài cơ thể, tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/
2013-tháng 3/2016.Sau khởi mê, bệnh nhân được chích tĩnh mạch methylprednisolone 15mg/kg. Tiêu chí nghiên
cứu chính: thời gian thở máy, tiêu chí nghiên cứu phụ: thời gian nằm hồi sức, nằm viện, đường huyết chu phẫu,
tỷ lệ biến chứng, tử vong.
Kết quả: Thời gian thở máy: 12 giờ, thời gian nằm hồi sức 26 giờ, thời gian nằm viện 11 ngày. Biến chứng
nội khoa: suy hô hấp 13,1%, suy tim: 15,2%, biến chứng thần kinh 5,4%, rung nhĩ mới: 4,3%, nhiễm trùng
8,6%, suy thận cấp 5,4%. Tỷ lệ tử vong: 2,0%.
Kết luận: : Không có chứng cớ cho thấy việc sử dụng corticoidtrong phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ
thể có hiệu quả trong cải thiện kết cục lâm sàng của bệnh nhân mổ tim h.
Từ khóa: steroids, phẫu thuật tim hở, tuần hoàn ngoài cơ thể
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFECT OF STEROIDS IN CARDIAC SURGERY
WITH CARDIOPULMONARY BYPASS
Pham Thi Le Xuan, Pham Nguyen Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 83 - 89
Background: Steroids suppress inflammatory responses and might improve outcomes in patients
undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass. Recently, the clinical efficacy of the drug has been
reviewed. The purpose of this research is to evaluate the effectiveness of steroids ininflammatory responses on
clinical outcomes in patients undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass.
Method: A descriptive prospective analysis on 92 adult patients (≥18 years), Euroscore ≤ 5, NYHA II, III,
under selective open heart surgery from December 2013 to March 2016 in Cho Ray hospital were included in the
study. After induction of anesthesia, patients received a dose of methylprednisolone 15 mg/kg IV. Primary
outcome measurement: mechanical ventilation time, Secondary outcomes measurement: length of stay in
intensive care, length of stay in hospital, glycemie perioperation, incidence of complications, mortality rate.
Results: Mechanical ventilation time: 12 hours, length of stay in intensive care unit: 26 hours, length of stay in
hospital: 11 days. Complications: respiratory failure 13.1%, heart failure: 15.2%, neurological complications
5.4%, new onset of atrial fibrillation 4.3%, infection 8.6%, acute renal failure: 5.4%. Mortality rate: 2.0%.
Conclusion: There is no evidence that the use of steroids in cardiac surgery with CBP is effective in improving
the clinical outcomes of patients with open-heart surgery.
*Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bệnh Viện Tim Tâm Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths.BS Phạm Thị Lệ Xuân ĐT: 0902880879 Email: phamthilexuan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 84
Key words: steroids, open-heart surgery, cardiopulmonary bypass
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tim hở với kỹ thuật tuần hoàn
ngoài cơ thể làm“phơi bày” toàn bộ máu của
bệnh nhân với các bề mặt không sinh lý của hệ
thống tim phổi nhân tạo, gây ra tổn thương thiếu
máu-tái tưới máu và đáp ứng viêm hệ thống,
làm tăng tần suất các biến chứng sau mổ.
Corticoid là chất kháng viêm mạnh, truyền
thống được sử dụng như một biện pháp giúp
hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của tuần hoàn
ngoài cơ thể, tuy nhiên cho đến gần đây, hiệu
quả lâm sàng của thuốc đã bị xem xét lại(12).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò của corticoid trong phẫu
thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể qua các kết
cục lâm sàng như thời gian thở máy, thời gian
nằm hồi sức, rung nhĩ, tăng đường huyết, các
biến chứng hậu phẫu, tử vong.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, nghiên cứu được
thực hiện từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 3 năm
2016 sau khi được Hội đồng Khoa học, Hội đồng
Y Đức của bệnh viện thông qua và được sự đồng
ý của các bệnh nhân người lớn (≥18 tuổi), có chỉ
định phẫu thuật tim chương trình có sử dụng
tuần hoàn ngoài cơ thể.
Tiêu chí nhận bệnh
Bệnh nhân có chỉ số Euroscore ≤ 5được đưa
vào nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân phải phẫu thuật cấp cứu, có tiền
sử mổ tim, suy gan, suy thận, nhiễm trùng, phân
độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York
(NYHA) IV.
Cỡ mẫu
Theo nghiên cứu của Oliver và cộng sự(7),
thời gian thở máy của bệnh nhân dùng steroid là
519,3 ± 292,8 (phút), chúng tôi dựa vào công thức
tính cỡ mẫu sau:
n = ,
Trong đó giá trị bằng (1,96)2 với khoảng tin cậy 95%,
độ lệch chuẩn σ = 292,8,
d= sai số giả định là 60 phút, ta có cỡ mẫu bằng n = 92.
Tất cả bệnh nhân được chuẩn bị thường qui
cho phẫu thuật tim hở, và gây mê theo phác đồ
của bệnh viện. Sau khởi mê, bệnh nhân được
chích tĩnh mạch methylprednisolone 15mg/kg.
Xét nghiệm khí máu động mạch được thực hiện
tại các thời điểm: sau khi khởi mê, trong khi chạy
tuần hoàn ngoài cơ thể (khi ngưng tim và lặp lại
sau mỗi lần bơm dung dịch liệt tim), sau khi
trung hoà heparine bằng protamine. Bác sĩ gây
mê đánh giá các thông số về huyết động, thăng
bằng toan kiềm của bệnh nhân, tình trạng co bóp
cơ tim, để quyết định sử dụng thuốc tăng co bóp
cơ tim, thuốc vận mạch. Bệnh nhân được truyền
hồng cầu lắng nếu hemoglobin < 8g/dl. Bệnh
nhân được truyền huyết tương tươi đông lạnh,
tiểu cầu và kết tủa lạnh dựa trên đánh giá mức
độ chảy máu trên lâm sàng, dịch trong ống dẫn
lưu và xét nghiệm đông máu.Ở phòng hồi sức,
bệnh nhân được siêu âm tim qua thành ngực tại
giường để đánh giá chức năng co bóp cơ tim.
Bệnh nhân được theo dõi đánh giá mức độ hồi
tỉnh, và cai máy thở theo quy trình của bệnh
viện.
Tiêu chí nghiên cứu chính
Thời gian thở máy
Tiêu chí nghiên cứu phụ
Thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện;
đường huyết trong mổ qua các thời điểm, các
biến chứng, tử vong.
Định nghĩa biến số nghiên cứu
Thời gian thở máy là thời gian từ lúc chuyển
bệnh qua hồi sức đến lúc ngưng thở máy.
Thời gian nằm hồi sức là thời gian từ lúc
chuyển bệnh qua hồi sức đến lúc chuyển bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 85
nhân ra khỏi hồi sức.
Đường huyết trong mổ qua các thời điểm là
chỉ số đường huyết thu được khi thử khí máu
động mạch tại các thời điểm: sau khi khởi mê,
trong khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (khi
ngưng tim và lặp lại sau mỗi lần bơm dung dịch
liệt tim), sau khi trung hoà heparine bằng
protamine.
Biến chứng rung nhĩ mới sau mổ được ghi
nhận khi bệnh nhân trước mổ có nhịp xoang, sau
mổ có rung nhĩ và kéo dài đến khi xuất viện.
Biến chứng suy tim sau mổ khi bệnh nhân
phải dùng thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc lợi
tiểu, thuốc dãn mạch, kèm với bằng chứng quá
tải thể tích trên lâm sàng, và X quang phổi, siêu
âm tại giường sau mổ có chức năng co bóp thất
trái EF <40%.
Biến chứng suy hô hấp sau mổ khi phải thở
máy > 24 giờ sau mổ, phải đặt lại ống nội khí
quản hoặc mở khí quản để thở máy.
Biến chứng suy thận cấp khi có lượng nước
tiểu <0,5ml/kg trong 6 giờ, Creatinine/máu tăng
trên 50% so với giá trị bình thường và phải dùng
thuốc hoặc lọc thận.
Biến chứng thần kinh khi có dấu hiệu thần
kinh khu trú mới xuất hiện sau mổ.
Tử vong sau mổ là tử vong xảy ra trong 30
ngày sau mổ hay tại bệnh viện.
Xử lý và phân tích số liệu
Các biến số liên tục được trình bày dưới
dạng các trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu
biến có phân phối bình thường), hoặc trung vị
(khoảng tứ phân vị) nếu biến số không có phân
phối bình thường. Tính tần suất và tỉ lệ phần
trăm (%) cho các biến số định tính. Nhập liệu
bằng phần mềm Microsoft Excel, xử lý số liệu
bằng Stata 13.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu có 92 bệnh nhân (BN), từ 21-75
tuổi, trung bình 45,1±12,3.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
Đặc điểm Mẫu nghiên cứu
(n=92)
Giới nữ† 54 (59,3)
Có hút thuốc lᆠ20 (21,7)
BMI* 20,1 ± 2,6
Phân suất tống máu EF* 62,9 ± 8,0
Áp lực động mạch phổi tâm thu* 49,9 ± 20,5
NYHA I† 2 (2,2)
NYHA II† 31 (33,6)
NYHA III † 57 (61,9)
Euroscore 1† 9 (10,3)
Euroscore 2† 28 (30,6)
Euroscore 3† 20 (21,7)
Euroscore 4† 15 (16,3)
Euroscore 5† 20 (21,7)
Rung nhĩ † 58 (63,0)
* Trung bình ± độ lệch chuẩn † số lượng (tỷ lệ %)
Bảng 2: Đặc điểm bệnh nhân trong mổ
Đặc điểm Mẫu nghiên cứu
(n=92)
Phẫu thuật 1 van tim 21 (22,8)*
Phẫu thuật ≥ 2 van tim 52 (56,5)*
Phẫu thuật tim khác† 19 (20,6)*
Thời gian gây mê ‡(phút) 249,8 ± 66,4
Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể
‡(phút)
103,2± 40,3
Thời gian kẹp động mạch chủ
‡(phút)
76,1± 34,0
* Số lượng (tỷ lệ%) † Phẫu thuật tim bẩm sinh không
tím và phẫu thuật lấy u nhầy nhĩ ‡ Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Bảng 3: Đặc điểm thời gian thở máy, thời gian nằm
hồi sức, thời gian nằm viện
Biến số Mẫu nghiên cứu
(n=92)
Thời gian thở máy*(giờ) 12,0 (9,0-18,0)
Thời gian nằm hồi sức*(giờ) 26,0 (22,0-44,5)
Thời gian nằm viện* (ngày) 11,0 (9,0-14,0)
* Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Bảng 4: Đường huyết qua các thời điểm
Thời điểm Trung bình ± độ lệch chuẩn
Sau khởi mê 103,4 ± 21,5
Trước khi ngưng THNCT 122,1 ± 29,7
Trước khi chuyển bệnh 137,4 ± 27,9
Hậu phẫu 201,4 ± 52,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 86
Bảng 5: Tỷ lệ các biến chứng
Biến chứng Số lượng (tỷ lệ%)
Rung nhĩ mới xuất hiện 4 (4,3)
Suy tim 14 (15,2)
Suy hô hấp 12 (13,1)
Thần kinh 5 (5,4)
Suy thận cấp 5 (5,4)
Nhiễm trùng 8 (8,6)
Tử vong 2 (2,0)
Bảng 6: So sánh đặc điểm dân số và tỷ lệ các biến
chứng sau mổ
Đặc điểm NC của
Dieleman
(1)
NC của
Whitlock
(11)
NC của
chúng tôi
Tuổi † 66,0 ± 11,0 67,5 ± 13,6 45,1 ± 12,3
Giới nữ* 37,3 40,0 54,0
Euroscore I ≤ 7 ≥ 6 ≤ 5
Mổ tim lần 2* 6,3 16,0 0,0
Hạ thân nhiệt
NTH*
0,7 3,0 0,0
Rung nhĩ mới
sau mổ*
33,1 22,0 4,3
Biến chứng thần
kinh*
9,2 8,0 5,4
Xuất huyết tiêu
hoá*
0,6 1,0 0,0
Suy thận* 1,3 4,0 5,4
Nhiễm trùng* 9,5 4,0 8,6
Tử vong* 1,4 4,0 2,0
NC: Nghiên cứu .NTH: Ngưng tuần hoàn. *: tỷ lệ %. †:
Trung bình ± độ lệch chuẩn
BÀN LUẬN
Nghiên cứu có 92 bệnh nhân, thời gian thở
máy sau mổ là 12 giờ, thời gian nằm hồi sức là 26
giờ, thời gian nằm viện sau mổ là 11 ngày. Tỷ lệ
xuất hiện các biến chứng sau mổ bao gồm: suy
tim: 14%, suy hô hấp 13,1%, biến chứng thần
kinh 5,4%, rung nhĩ mới xuất hiện 4,3%, nhiễm
trùng 8,6%, suy thận cấp 5,4%. Trong số 92 bệnh
nhân trong nghiên cứu, không có bệnh nhân nào
có biến chứng tiêu hoá.
Thời gian thở máy sau mổtrong nghiên cứu
ngắn hơn so với một nghiên cứu trước đó cũng
thực hiện tại khoa Hồi sức -Phẫu thuật tim bệnh
viện Chợ Rẫy của Trần Minh Trung và cs(10)trên
37 bệnh nhân hẹp khít van 2 lá, tăng áp lực động
mạch phổi được phẫu thuật thay van, có thời
gian thở máy trung bình là 24 giờ, có thể do dân
số nghiên cứu trước có áp lực động mạch phổi
tâm thu trung bình cao hơn dân số trong nghiên
cứu này (98,14mmHg so với 50mmHg). Báo cáo
của Lưu Kính Khương(6) trên bệnh nhân phẫu
thuật van 2 lá có thời gian rút nội khí quản trung
bình là 16 giờ, tương tự như kết quả của nghiên
cứu này, tuy nhiên tác giả không đề cập đến thời
gian lưu lại hồi sức, thời gian nằm viện. Báo cáo
của Whitlock và cs(11) về nghiên cứu sử dụng
methylprednisolone liều 500mg chia làm 2 lần tại
thời điểm khởi mê và bắt đầu tuần hoàn ngoài cơ
thể thực hiện trên hơn 7500 bệnh nhân phẫu
thuật tim hở thuộc nhóm nguy cơ cao (euroscore
≥ 6) cho thấy không có khác biệt giữa nhóm sử
dụng methylprenisolone và nhóm chứng về thời
gian thở máy và các biến chứng hô hấp sau
mổ(11). Nghiên cứu của Oliver W.C. và cs thực
hiện trên 192 bệnh nhân người lớn mổ tim cho
thấy thời gian thở máy của nhóm sử dụng
steroid và nhóm chứng không có khác biệt có ý
nghĩa thống kê(7).
Rối loạn chức năng trao đổi khí là một trong
những biến chứng sớm nhất được phát hiện
trong phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của nội
độc tố và các chất trung gian gây viêm trong hệ
tuần hoàn làm thay đổi tính thấm mao mạch
phổi, cản trở chức năng trao đổi khí hoặc ở mức
nặng hơn, gây phù phổi không do tim. Giảm
thời gian thở máy, rút nội khí quản sớm sau mổ,
đặc biệt với phẫu thuật tim hở gắn liền với việc
cải thiện chức năng tim, giảm biến chứng phổi
và các biến chứng khác liên quan đến thở máy,
giảm thời gian điều trị, cải thiện chất lượng sống
của bệnh nhân và giảm chi phí y tế(9).Tỷ lệ mắc
hội chứng suy hô hấp cấp tính sau khi phẫu
thuật tim đã được báo cáo là thấp (<2%) trong
nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn chức
năng phổi sau mổ lớn hơn nhiều, với khoảng 7%
bệnh nhân cần thở oxy 11 ngày sau phẫu thuật(4).
Các nghiên cứu khảo sát biến thiên nồng độ các
chất gây viêm trung gian đã cho thấy các chất
này xuất hiện rất sớm ngay khi bắt đầu khởi mê,
tăng lên trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể,
tăng cao trong giai đoạn làm ấm trở lại và sau đó
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 87
bắt đầu giảm từ từ, nhưng vẫn còn cao trong giai
đoạn cai máy tuần hoàn ngoài cơ thể và kéo dài
đến thời kỳ hậu phẫu. Đặc điểm của corticoid là
chất kháng viêm truyền thống, được ứng dụng
rộng rãi lâu đời trên lâm sàng để điều trị các
bệnh lý do phản ứng viêm gây ra, dù có những
tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Chính vì
vậy, trong các nghiên cứu về chiến lược bảo vệ
các cơ quan sau tuần hoàn ngoài cơ thể, vấn đề
sử dụng corticoid vẫn còn được xem xét(12).
Thời gian nằm hồi sức trong nghiên cứu là 26
giờ, thời gian nằm viện là 11 ngày, cũng không
có khác biệt so với nghiên cứu đã nêu trên của
Trần Minh Trung(10). Dieleman và cs(1) thực hiện
nghiên cứu khảo sát hiệu quả của corticoid trên
phản ứng viêm hệ thống trên bệnh nhân 4400
mổ tim năm 2011, nhận thấy nhóm sử dụng
dexamethasone liều duy nhất 1g trong mổ có
thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời
gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm chứng.
Có thể tạm thời kết luận việc sử dụng
corticoid trong tuần hoàn ngoài cơ thể không
giúp cải thiện kết quả hậu phẫu về thời gian thở
máy, nằm hồi sức và nằm viện.
Đặc điểm xét nghiệm glucose/máu giai
đoạn trong và sau phẫu thuật
Tình trạng tăng đường huyết chu phẫu
thường xảy ra với bệnh nhân có hoặc không mắc
bệnh tiểu đường trước khi phẫu thuật tim, làm
tăng tỷ lệ biến chứng sau mổ, đặc biệt tăng tỷ lệ
nhiễm trùng vết thương, kéo dài thời gian nằm
viện, tăng chi phí điều trị(3). Trong nghiên cứu,
việc sử dụng methylprednisolone có thể đưa đến
hoặc làm nặng tình trạng tăng đường huyết
trong và sau mổ.Tỷ lệ bệnh nhân tăng đường
huyết trong nghiên cứu không khác khi so sánh
với các kết quả trong y văn trong và ngoài nước.
Trong nghiên cứu, bệnh nhân được theo dõi
đường huyết thường quy trong mổ và mỗi 6 giờ
trong 24 giờ đầu hậu phẫu, và điều trị bằng
insuline tiêm tĩnh mạch khi đường huyết vượt
ngưỡng 200mg%, tiếp tục theo dõi đáp ứng điều
trị và duy trì insuline truyền tĩnh mạch liên tục
khi cần.
Việc sử dụng corticoid trong phẫu thuật tim
có tuần hoàn ngoài cơ thể để dự phòng và điều
trị các ảnh hưởng ngoại ý của tuần hoàn ngoài cơ
thể vẫn còn tranh cãi. Nhóm chống lại việc sử
dụng corticoid đưa ra lý luận về nguy cơ tăng
đường huyết và nguy cơ tăng khả năng nhiễm
trùng vết mổ (5). Nhóm ủng hộ sử dụng corticoid
thì chỉ ra rằng hiện tượng tăng đường huyết liên
quan đến sử dụng corticoid trong tuần hoàn
ngoài cơ thể trong các bài báo cáo trước là do sử
dụng corticoid liều cao (30mg/kg) hoặc kéo dài,
với liều sử dụng thấp <15mg/kg và không quá 3
ngày thì không có nguy cơ tăng đường huyết(5).
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về mối
liên quan giữa việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ
đường huyết hậu phẫu với tần suất xuất hiện các
biến chứng sau phẫu thuật tim đã đưa ra những
khuyến cáo khác nhau về mức độ kiểm soát
đường huyết chu phẫu.
Báo cáo của Lê Minh Khôi(8) nghiên cứu trên
104 bệnh nhân mổ tim không có đái tháo đường
trước mổ cho thấy có 2 mức tăng đường huyết
ngay sau mổ và hậu phẫu ngày thứ nhất đáng
lưu ý: đường huyết >140mg% có liên quan với
thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức kéo dài
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân
có đường máu thấp hơn mức này. Theo nghiên
cứu này, mức tăng đường huyết >180mg%, có
liên quan với kéo dài thời gian thở máy và nằm
hồi sức so với các nhóm còn lại. Trong một
nghiên cứu của Whitlock về sử dụng
methylprednisolone cho bệnh nhận mổ tim có
tuần hoàn ngoài cơ thể (nghiên cứu SIRS trên
7500 bệnh nhân) nhận thấy mức tăng đường
huyết tối đa sau mổ và số lượng đơn vị Insuline
dùng so với nhóm chứng không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê(3).
Đặc điểm các biến chứng nội khoa
Dieleman và cs(2) thực hiện phân tích gộp 54
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng năm 2011 về
sử dụng corticoid (liều cao hoặc liều thấp) dự
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 88
phòng cho bệnh nhân phẫu thuật tim, đã nhận
thấy corticoid không có lợi ích gì đối với tần suất
tử vong và biến chứng tim, phổi sau mổ khi so
sánh với nhóm chứng, với các liều dùng khác
nhau. Sau đó, Dieleman và cs báo cáo kết quả
nghiên cứu thực hiện với Dexamethasone và
nhóm chứng năm 2012 nhận thấy không có khác
biệt về tần suất biến chứng và tử vong trong
vòng 30 ngày sau mổ giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng(1). Theo một báo cáo khác của
Whitlock và cs nghiên cứu sử dụng
methylprednisolone thực hiện trên 7507 bệnh
nhân phẫu thuật tim có chỉ số Euroscore trung
bình là 7, nhận thấy tỷ lệ tử vong sau mổ là 4%
trong nhóm sử dụng corticoid và 5% cho nhóm
chứng; tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nội khoa là
24%, không có khác biệt giữa 2 nhóm nghiên
cứu(11). Tỷ lệ các biến chứng thần kinh, tiêu hoá,
rung nhĩ mới sau mổ trong 2 nghiên cứu này cao
hơn so với kết quả của chúng tôi (bảng 6), có thể
do sự khác biệt về dân số nghiên cứu: mẫu lớn,
bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh đi kèm; về đặc
điểm phẫu thuật (phẫu thuật lần 2, phẫu thuật có
ngưng tuần hoàn). Tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn
so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi.
Giới hạn trong nghiên cứu là chỉ thực hiện
quan sát mô tả, không thực hiện so sánh. Một
giới hạn khác là chúng tôi không tìm mối liên
quan giữa các mức độ tăng đường huyết khác
nhau với tỷ lệ xuất hiện các biến chứng sau mổ,
không thu thập những số liệu cận lâm sàng liên
quan đến hội chứng đáp ứng viêm toàn thể.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu chưa chứng minh được việc sử
dụng Corticoid trong phẫu thuật tim có tuần
hoàn ngoài cơ thể có hiệu quả trong việc cải
thiện kết cục lâm sàng của bệnh nhân mổ tim hở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dieleman JM, Nierich AP, Rosseel PM et al. (2012)
“Intraoperative High-Dose Dexamethasone for Cardiac
Surgery A Randomized Controlled Trial”JAMA. 308(17): p
1761-1767.
2. Dieleman JM, van Paassen J, Van Dijk D, Arbous MS,
Kalkman CJ, Vandenbroucke JP, van der Heijden GJ, Dekkers
OM (2011) “Prophylactic corticosteroids for cardiopulmonary
bypass in adults”The Cochrane Library Issue 5
3. Duncan AE et al (2010) "Role of Intraoperative and
Postoperative Blood Glucose Concentrations in Predicting
Outcomes after Cardiac Surgery" Anesthesiology, 112(4): p. 860-
871.
4. Grocott HP, Stafford-Smith M, Mangano. CTM (2017)
“Cardiopulmonary bypass Management and Organ
Protection"Kaplan’s Cardiac Anesthesia For Cardiac and
Noncardiac Surgery 7th Edition, Kaplan J. A. Elsevier, Chapter
3, p 1111-1152.
5. Ho KM, Tan JA (2009) “Benefits and Risks of Corticosteroid
Prophylaxis in Adult cardiac Surgery, A Dose-Response meta-
Analysis”Circulation 119: p. 1853-1866
6. Nguyễn Thị Quý, Lưu Kính Khương (2012) "Đánh giá hiệu
quả của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ
đích trong phẫu thuật thay van 2 lá"Tạp Chí Y học Thành Phố
Hồ Chí Minh 2 (16): tr. 318-327.
7. Oliver CW et al (2004) “Hemofiltration but Not Steroids
Results in Earlier Tracheal Extubation following
Cardiopulmonary BypassA Prospective, Randomized Double-
blind Trial”Anesthesiology p. 327–39
8. Phạm Thị Ngọc Thảo, Lê Minh Khôi (2014) "Nghiên cứu mối
liên quan giữa đường máu hậu phẫu và mức độ nặng ở bệnh
nhân mổ tim hở" Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 1 (18):
tr.176-180
9. Snell A. et al. (2009): “Organ Damage during
CPB”Cardiopulmonary bypass, Cambridge University Press,
Sunit Gosh, Falter F. and Cook D.J. Chapter 11, p.140-150.
10. Trần Quyết Tiến, Trần Minh Trung (2011) "Đánh giá kết quả
điều trị ngoại khoa bệnh hẹp khít van 2 lá có tăng áp phổi
nặng" Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 1 (15) tr. 475-479.
11. Whitlock PR et al (2008) “Clinical benefit of Steroid use in
patients undergoing cardiopulmonary bypass: a meta-analysis
of randomized trials”European Heart Journal 29, p. 2592-26001
12. Whitlock R., Bennett EG (2017): “Systemic
Inflammation”Kaplan’s Cardiac Anesthesia For Cardiac and
Noncardiac Surgery 7th Edition Kaplan J. A., Elsevier, Chapter
9, p 231-243.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_vai_tro_cua_corticoid_trong_phau_thuat_tim_co_tuan.pdf