Đánh giá vai trò của chụp bụng cắt lớp điện toán có cản quang trong chẩn đoán đau hố chậu phải cấp

Tài liệu Đánh giá vai trò của chụp bụng cắt lớp điện toán có cản quang trong chẩn đoán đau hố chậu phải cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 86 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHỤP BỤNG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN CÓ CẢN QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN ĐAU HỐ CHẬU PHẢI CẤP Nguyễn Thị Thiên Kim*, Đặng Quốc Quân*, Huỳnh Nhất Cao Nhân*, Nguyễn Đô*, Nguyễn Ngoc Nghị*, Huỳnh Thanh Long* TÓM TẮT Mở đầu: Đau bụng cấp vùng hố chậu phải là một trong những vấn đề thường gặp tại khoa cấp cứu, chụp cắt lớp điện toán vùng bụng được xem như phương tiện chẩn đoán hình ảnh nhanh và có độ chính xác cao trong chẩn đoán sớm nguyên nhân của đau bụng cấp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của chụp cắt lớp điện toán vùng bụng trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp vùng hố chậu phải Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Những trường hợp bệnh nhân đau hố chậu phải cấp tính được chỉ định chụp cắt lớp điện toán vùng bụng có tiêm thuốc tương phản tĩnh mạch, tại bệnh viện Nguyễn...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò của chụp bụng cắt lớp điện toán có cản quang trong chẩn đoán đau hố chậu phải cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 86 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHỤP BỤNG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN CÓ CẢN QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN ĐAU HỐ CHẬU PHẢI CẤP Nguyễn Thị Thiên Kim*, Đặng Quốc Quân*, Huỳnh Nhất Cao Nhân*, Nguyễn Đô*, Nguyễn Ngoc Nghị*, Huỳnh Thanh Long* TÓM TẮT Mở đầu: Đau bụng cấp vùng hố chậu phải là một trong những vấn đề thường gặp tại khoa cấp cứu, chụp cắt lớp điện toán vùng bụng được xem như phương tiện chẩn đoán hình ảnh nhanh và có độ chính xác cao trong chẩn đoán sớm nguyên nhân của đau bụng cấp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của chụp cắt lớp điện toán vùng bụng trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp vùng hố chậu phải Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Những trường hợp bệnh nhân đau hố chậu phải cấp tính được chỉ định chụp cắt lớp điện toán vùng bụng có tiêm thuốc tương phản tĩnh mạch, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 30/09/2014 đến 30/09/2016. Kết quả: 437 bệnh nhân đau hố chậu phải cấp, 286 (65,4%) nam và 151 (34,6%) nữ, có 214 bệnh nhân có nguyên nhân không phải viêm ruột thừa (49%) và 223 bệnh nhân viêm ruột thừa (51%). Cắt lớp điện toán giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân không phải viêm ruột thừa ở 214 trường hợp (100%) gồm viêm ruột (n = 92), viêm túi thừa đại tràng (n = 76), viêm đài bể thận (n = 6), u nang buồng trứng xoắn (n = 5), nang buồng trứng xuất huyết (n = 5), u xơ tử cung (n = 2), viêm phần phụ (n = 17), viêm hạch mạc treo (n =17). Trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp cắt lớp điện toán có độ nhạy 87,5% và độ đặc hiệu 85%. Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây đau hố chậu phải cấp trong đó viêm ruột thừa chiếm tỉ lệ cao nhất (45%). Chụp cắt lớp điện toán có độ chính xác khá cao trong chẩn đoán viêm ruột thừa và có thể phát hiện những nguyên nhân khác gây đau bụng cấp vùng hố chậu phải. Từ khóa: Đau bụng cấp, đau hố chậu phải, chụp bụng cắt lớp điện toán ABSTRACT : THE ROLE OF ABDOMINAL COMPUTERIZED TOMOGRAPHY IN PATIENTS WITH ACUTE RIGHT ILIAC FOSSA PAIN Nguyen Thi Thien Kim, Dang Quoc Quan, Huynh Nhat Cao Nhan, Nguyen Do, Nguyen Ngoc Nghi, Huynh Thanh Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 86 - 91 Background: Right lower quadrant pain is one of the most common issues at emergency department. CT scan is fast and accurate to diagnose the causes of acute abdominal pain. The aim of this study is to evaluate the role of contrast – enhanced computerized tomography in diagnosis of the causes in patients with acute right iliac fosse pain. Methods: Retrospective cross – sectional study, we reviewed patients with acute right iliac fosse pain were indicated abdominal computerized tomography using intravenous contrast agent at Nguyen Tri Phuong Hospital from September 30th 2014 to September 30th 2016. Results: 437 patients, 286 (65.4%) were male and 151 (34.6%) were female. 223 patients (45%) had appendicitis and 214 patients (55%) had another cause for abdominal pain. CT showed another causes beyond appendicitis in 214 patients including inflammatory bowel (n = 92), diverticulitis (n = 76), pyelonephritis (n = 6), * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: BS CKII Huỳnh Thanh Long ĐT: 0913662056 Email: bs.huynhlong@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 87 Twisted ovarian cyst (n = 5), Hemorrhage ovarian cyst (n = 6), Salinities (n = 17), Inflammation of mesentery lymph node (n = 17). The sensitivity, specificity of CT in diagnosis acute appendicitis was 87.5%, and 85%, respectively. Conclusion: CT scan has high accuracy rate for diagnosis of acute appendicitis and find out the other causes of right lower quadrant pain. Key words: Acute abdominal pain, right iliac fosse pain, abdominal computerized tomography. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau bụng cấp vùng hố chậu phải là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa cấp cứu. Nguyên nhân gây đau hố chậu phải có rất nhiều như viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm phần phụ, viêm hạch mạc treo, sỏi niệu quản..., trong đó viêm ruột thừa là thường gặp nhất, chiếm 60%-70% các phẫu thuật cấp cứu bụng. Chẩn đoán gợi ý các nguyên nhân gây đau bụng cấp vùng hố chậu phải không khó nếu hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra đau bụng cấp vùng hố chậu phải có rất nhiều và mỗi nguyên nhân có cách xử lý khác nhau vì vậy đòi hỏi phải có một phương tiên chẩn đoán nhanh và chính xác. Ở nước ta hiện nay, siêu âm cũng đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý đau bụng cấp. Ưu điểm của siêu âm là có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, chi phí thấp và không có tia xạ nhưng có nhược điểm là kết quả đọc mang tính chủ quan, phụ thuộc bác sỹ siêu âm, gặp khó khăn ở bệnh nhân mập, ruột chướng hơi. Chụp cắt lớp điện toán trong đau hố chậu phải cấp bắt đầu được áp dụng từ đầu thập niên 90 để chẩn đoán viêm ruột thừa với độ chính xác cao(1,5) (độ nhạy và độ đặc hiệu là 91% và 90%) khắc phục được nhược điểm của siêu âm bụng, giảm tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán và giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng cấp vùng hố chậu phải. Ngày nay, chụp cắt lớp điện toán đã trở thành kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh thường qui trong chẩn đoán các trường hợp đau hố chậu phải cấp ở các nước phát triển. Còn ở nước ta do còn hạn chế về cơ sở vật chất và bệnh nhân còn nghèo nên chưa thể áp dụng thường quy ngay ở những cơ sở y tế lớn. Hiện nay, chụp bụng cắt lớp điện toán có sử dụng thuốc cản quang (CBLĐTCCQ) đường tĩnh mạch được sử dụng nhiều trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp trong những trường hợp lâm sàng quá khó và triệu chứng không rõ ràng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của CBCLĐTCCQ ở bệnh nhân đau hố chậu phải cấp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Bênh nhân > 15 tuổi nhập viện vì đau bụng câp vùng hố chậu phải nhâp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 9/2014 đến tháng 9/2016. Nơi thực hiện khoa Ngoại Tiêu hóa và Nội Tiêu hóa. Tiêu chuẩn chọn mẫu BN đau bung cấp được chỉ định chụp bụng CLĐT có sử dụng thuốc cản quang tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viên Nguyễn Tri Phương và được theo dõi điều trị tại bệnh viện. Trang thiết bị Máy GE VCT 64-slices Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân suy thận cấp không thể chụp bụng CLĐT với thuốc cản quang. Cỡ mẫu n = Z21-α/2 × p(1-p) / d2 Với n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có Z: trị số phân phối chuẩn (tra bảng) là 1,96 P: 0,82(6) (Tỉ lệ phát hiện viêm ruột thừa cấp với CBCLVTCCQ) d: độ chính xác (sai số cho phép so với thực tế 5%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 88 Từ đó tính ra cỡ mẫu tối thiểu n = 226. Trong nghiên cứu, chúng tôi lấy cỡ mẫu là 437 bệnh nhân. Phương pháp tiến hành Thu thập số liệu BN đau bung cấp vùng hố chậu phải được bác sĩ lâm sàng chỉ định CBCLĐTCCQ có sử dụng chất cản quang tại khoa Chẩn đoán hình ảnh được ghi chép các thông tin về hành chính, tình trạng bệnh và kết quả CBCLVTCCQ theo protocol được thiết kế sẵn. Xử lý số liệu Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được ghi chép chi tiết trong phiếu thu thập dữ liệu. Tất cả số liệu được thu thập mã hóa, tính toán bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Tiêu chuẩn vàng Chẩn đoán trong mổ Tính độ nhạy độ đặc hiệu gồm: + Độ nhạy (sensity) Sn = Dương tính thật / (Dương tính thật + Âm tính giả). + Độ đặc hiệu (specificity) Sp = Âm tính thật / (Âm tính thật + Dương tính giả). + Độ chính xác (accuracy) Acc = (Âm tính thật + Dương tính thật) / Số bệnh nhân nghiên cứu. + Giá tri tiên đoán dương (positive predictive value) PPV = Dương tính thật / (Dương tính thật + Dương tính giả). + Giá trị tiên đoán âm (negative predictive value) NPV = Âm tính thật / (Âm tính thật + Âm tính giả). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi theo dõi được 437 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Đặc điểm bệnh nhân, lâm sàng Phân bố theo tuổi Tuổi nhỏ nhất: 15 tuổi, tuổi lớn nhất: 83 tuổi. Tuổi trung bình: 35,40 15,8. Nhóm tuổi thường gặp 30 - 50 tuổi. Bảng 1 Bảng phân bố theo tuổi Nhóm tuổi TH % 15- 29 23 5,3 30-50 230 56,8 40-60 120 24,7 > 60 64 6,2 Tổng 437 100 Phân bố theo giới Có 286 nam (65,4%), 151 nữ (34,6%). Nhận xét: bệnh nhân nam 1,5 lần bệnh nhân nữ. Tỉ lệ nam / nữ = 3:2 Thời gian đau bụng Bảng 2 Bảng phân bố theo thời gian đau bụng Thời gian (giờ) TH % < 12 151 34,6 12 – 24 189 43,2 24 - 48 75 17,3 > 48 22 4,9 Tổng 437 100 Nhận xét: Thời gian trung bình: 20,3 5,8 giờ Phần lớn các trường hợp đau bụng dưới 24 giờ (77,8%) Phương pháp điều trị Bảng 3 Các phương pháp điều trị Phương pháp TH % Phẫu thuật 229 52,4 Nội khoa 208 47,6 Đặc điểm cận lâm sàng Bạch cầu Bảng 4. Phân bố số lượng bạch cầu tăng trong máu Bạch cầu tăng TH % Có 339 77,8 Không 98 22,2 Nhận xét: Phần lớn các trường có bạch cầu tăng cao trong máu. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng ưu thế chiếm 77,8% (339/437). Siêu âm bụng Bảng 5. Kết quả đọc của siêu âm bụng Chẩn đoán TH % Viêm ruột thừa 216 49,3 Nang buồng trứng xuất huyết 11 2,5 Tổn thương khác 118 27,1 Bình thường 92 21 Tổng 437 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 89 Kết quả của chụp CBCLĐTCCQ Các nguyên nhân gây đau hố chậu phải Bảng 6 Nguyên nhân gây đau hố chậu phải Nguyên nhân TH Tỉ lệ (%) Nhóm VRT (phẫu thuật) VRT nung mủ/hoại tử 211 48,2 Áp-xe RT 6 1,2 Viêm phúc mạc 6 1,2 Nhómkhông phẫu thuật Viêm hồi manh tràng 6 1,2 Viêm đại tràng lên 76 17,3 Viêm phần phụ 17 3,7 Viêm túi thừa đại tràng 76 17,4 Nang buồn trứng (P) 6 1,2 Viêm đài bể thận phải 6 1,2 Viêm hạch mạc treo 17 3,7 Viêm hồi tràng 10 2,4 Nhóm nang buồng trứng xoắn (phẫu thuật) 5 1,2 Tổng số 437 100 Nhận xét: VRT chiếm tỉ lệ cao nhất 223/437 TH (50,4 %), các nguyên nhân khác chiếm 49,6% Nhóm viêm ruột thừa: Dấu hiệu VRT cấp trên phim CLĐTCCQ Bảng 7. Các dấu hiệu trên phim CLĐTCCQ trong VRT. Dấu hiệu VRT (+) (%) VRT (-) (%) Ruột thừa dãn đường kính > 10mm) 205 (92,7%) 32 (14,6%) Thâm nhiễm mỡ quanh RT 205 (92,7%) 32 (14,6%) Dịch quanh RT 97(43,9%) 16 (2,4%) Sỏi phân RT 86 (39%) 16 (7,3%) Mất liên tục thành RT 43 (19,5%) Bóng khí cạnh RT 43 (19,5%) Dịch tự do ổ bụng 11 (4,8%) Nhận xét: Có 2 dấu hiệu chiếm tỉ lệ cao là ruột thừa dãn và thâm nhiễm mỡ. Vai trò của chụp bụng CLĐTCCQ trong chẩn đoán VRT Bảng 8. Vai trò CBCLĐTCCQ trong chẩn đoán VRT cấp CBCLĐT VRT CBCLĐTCCQ (+) CBCLĐTCCQ (-) Tổng số VRT (+) 216 7 223 VRT(-) 32 182 214 Tổng số 248 189 437 Nhận xét: trong 223 ca VRT cấp có 216 ca có hình ảnh VRT trên CBCLĐTCCQ. Và có 32 TH có hình ảnh VRT trên CBCLĐTCCQ nhưng trên lâm sàng không phù hợp với chẩn đoán viêm ruột thừa, được điều trị nội.khoa. =>Sn = 87,5%, Sp = 85%, Acc = 91,3%, PPV = 87%, NPV = 97,1%. Nhóm không viêm ruột thừa 182 TH không có hình ảnh viêm ruột thừa và do chẩn đoán nguyên nhân khác. Bảng 9 Dấu hiệu các nguyên nhân không phải VRT trên CBCLĐTCCQ Chẩn đoán Hình ảnh CBCLĐTCCQ Nang buồng trứng (P) xuất huyết Cấu trúc dạng nang cạnh tử cung, có đậm độ cao không đồng nhất/dịch ổ bụng ít + nang cạnh tử cung thành không đều. Sỏi niệu quản P Hình ảnh sỏi, thâm nhiễm mỡ xung quanh Viêm hồi manh tràng Dày đồng tâm thành hồi manh tràng, thâm nhiễm mỡ Viêm túi thừa manh tràng Dày thành đại tràng, thâm nhiễm mỡ nhiều xung quanh Viêm phần phụ Tai vòi dãn, chứa dịch, thâm nhiễm vùng chậu Viêm đài bể thận (P) Thận to, bờ không đều, thâm nhiễm mỡ xung quanh Viêm hạch mạc treo Thâm nhiễm xung quanh hạch dọc theo bó mạch hồi kết tràng Viêm hồi tràng Dày thành đồng tâm quai hồi tràng, thâm nhiễm mỡ Viêm đại tràng lên Dày đồng tâm thành đại tràng, thâm nhiễm mỡ Nhận xét: CBCLĐTCCQ cho chẩn đoán chính xác 182 trường hợp không phải VRT (85%). Riêng 5 trường hợp nang buồng trứng xoắn thì CBCLVTCCQ cho kết quả chính xác 100%. BÀN LUẬN Vai trò CBCLĐTCCQ trong nhóm có VRT Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp âm tính giả, là những trường hợp CBCLVTCCQ không thấy có hình ảnh viêm ruột thừa nhưng trong quá trình theo dõi trên lâm sàng vẫn nghĩ là viêm ruột thừa và chỉ định mổ cấp cứu, kết quả trong mổ và giải phẫu bệnh sau mổ là viêm ruột thừa cấp. Điều này có thể lý giải do trên CBCLVTCCQ vẫn có một tỉ lệ không thể xác định được RT. Theo nghiên cứu của tác giả Kim(7), những yếu tố ảnh hưởng đến việc không thấy RT bình thường trên X quang CLĐT là do vị trí manh tràng thấp, quá ít mỡ quanh manh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 90 tràng, nhiều dịch xung quanh manh tràng và vị trí van hồi manh không xác định được. Một nghiên cứu khác của tác giả Ege G và cs(3) cho thấy đối với bệnh nhân đau HCP có tỉ lệ không thấy ruột thừa và dấu hiệu viêm nhiễm vùng HCP (13-15%), và trên những BN này có tỉ lệ VRT rất thấp (2%). Theo tác giả Lee(9) nghiên cứu trên BN đau HCP với CBCLĐTCCQ, tỉ lệ không thấy RT và dấu hiệu viêm nhiễm vùng HCP là 1,2% tỉ lệ này lên đến 14,8% theo Hlibczuk(5). Những trường hợp không thấy RT sẽ gây khó khăn trong việc loại trừ VRT cấp. Tuy nhiên, tỉ lệ VRT cấp trên những trường hợp không thấy RT và bất thường khác ở vùng HCP thì rất thấp, 2% theo nghiên cứu của của Hlibczuk(5) và 13% theo nghiên cứu của Van Randen(10). Các dấu hiệu chính của VRT cấp trên CBCLĐTCCQ là RT dãn (đường kính RT > 6mm), thâm nhiễm mỡ, tụ dịch quanh RT và sỏi phân lòng RT với tỉ lệ lần lượt là 92,7% - 92,7% - 43,9% - 39,%. Trong đó, ba dấu hiệu quan trọng nhất trong chẩn đoán là RT dãn; thành RT dày tăng quang sau tiêm thuốc tương phản và thâm nhiễm mỡ quanh RT. Tác giả Van Randen(10), nếu kết hợp từ 2 dấu hiệu chính trở lên độ nhạy, độ đặc hiệu đạt 96%, 95%. Theo Huwart(6) kích thước RT bình thường trung bình là 6,7mm (5 - 11mm) và 87% có chứa khí. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 205/223 ca VRT cấp có đường kính > 10mm. Vì thế, nếu chỉ dùng tiêu chẩn này để chẩn đoán VRT cấp thì độ nhạy (Sn) = 87,5%, độ đặc hiệu (Sp) = 85%, độ chính xác (Acc) = 88,8%, giá trị dự đoán dương (PPV) = 86,4%, giá trị dự đoán âm (NPV) = 89,4%, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 32 trường hợp (16,4%) kích thước ruột thừa trên 10mm nhưng trên lâm sàng không nghĩ là viêm ruột thừa chỉ điều trị nội khoa. Kết quả trên của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của một số tác giả(3,6), tuy nhiên có một số tác giả đưa ra tỉ lệ cao hơn(2,8). Sỏi phân đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của VRT cấp, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây VRT, còn có các nguyên nhân khác như, dị vật, chít hẹp, u... trong đó nguyên nhân chủ yếu là do phì đại hạch bạch huyết do đáp ứng với 1 tình trạng nhiễm trùng của cơ thể làm bít hẹp, gây tắc nghẽn lòng RT. Theo y văn, tỉ lệ sỏi phân trong VRT cấp là 28% ở người lớn. Sỏi phân không được xem là tiêu chẩn chẩn đoán VRT cấp nếu không kèm theo các dấu hiệu khác. Có khoảng 1/3 sỏi phân hiện diện ở RT hoàn toàn bình thường. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sỏi phân trong VRT cấp chiếm tỉ lệ 39% và có 16 ca có sỏi phân trên RT bình thường (7,3%). Ngoài ra còn có các dấu hiệu phụ khác như hạch vùng HCP, dịch tự do ổ bụng (4,8%) do ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm vùng HCP và các dấu hiệu biến chứng của VRT cấp như mất liên tục thành RT (19,5%), khí tự do cạnh RT (19,5%). Vai trò CBCLĐTCCQ trong nhóm không có VRT Nghiên cứu của chúng tôi có 32/248 trường hợp CBCLĐTCCQ có thấy hình ảnh viêm ruột thừa nhưng theo dõi trên lâm sàng vẫn không phù hợp tất cả những bệnh nhân này được điều trị nội khoa, tất cả đều bớt đau bụng sau 24 giờ và xuất viện mà không phải mổ, tương đương với kết quả của tác giả Đỗ Đình Công(2) là 10%. Có 214 trường hợp CBCLĐTCCQ cho kết quả: viêm ruột non, viêm hồi tràng, viêm manh tràng, viêm đại tràng, viêm túi thừa manh tràng) chiếm tỉ lệ cao nhất (35,9%), kế đến là các nguyên nhân phụ khoa (4,9%) và đường tiết niệu (1,2%). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của một số tác giả nước ngoài(8,10). Rõ ràng vai trò của CBCLĐCCQ đã giúp chúng tôi giải quyết phần lớn các trường hợp đau bụng cấp vùng hố chậu phải. Theo tác giả Lee(9), trong bệnh cảnh lâm sàng không điển hình của đau HCP cấp, CBCLĐTCCQ giúp chẩn đoán chính xác 37% các nguyên nhân thực thể khác ngoài VRT vượt Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 91 trội hơn siêu âm, giúp can thiệp phẫu thuật cấp cứu kịp thời ở 66,7% trường hợp (ngoài VRT). Có độ chuyên biệt cao đối với nguyên nhân viêm túi thừa manh tràng (100%). Đối với nguyên nhân viêm đường tiêu hóa mà tiêu chuẩn chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm phân thì trên CBCLĐTCCQ cũng cho thấy hình ảnh tổn thương thực thể (dày, thâm nhiễm mỡ xung quanh) trên 56,5% các trường hợp. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy CBCLĐTCCQ có độ chính xác cao trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp vùng hố chậu phải, đặc biệt là chẩn đoán các thể lâm sàng khó của viêm ruột thừa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caglayan K, Gunerhan Y , Koc A. (2010). The role of computerized tomography in the diagnosis of acute appendicitis in patients with negative ultrasonography findings and a low Alvarado score. Turkish Journal of Trauma & Emergency Surgery, 16(5), pp. 445-448. 2. Đỗ Đình Công & Phạm Công Khánh. (2013). Đánh giá kết quả của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp vùng hố chậu phải. Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), pp. 7-11. 3. Ege G, Akman H, Sahin A, Bugra D & Kuzucu K. (2002). Diagnostic value of unenhanced helical CT in adult patients with suspected acute appendicitis. Br J Radiol, 75(897), pp. 721-725. 4. Gaitini D, Beck-Razi N, Mor-Yosef D, Fischer D, Ben Itzhak O & Krausz MM. (2008). Diagnosing acute appendicitis in adults: Accuracy of color Doppler sonography and MDCT compared with surgery and clinical follow-up. AJR Am J Roentenol, 190, pp. 1300-1306. 5. Hlibczuk V & et al. (2010). Diagnostic accuracy of noncontrast computed tomography for appendicitis in adult. Ann Emerg Med, 55(1), pp. 51-55. 6. Huwart L, El Khoury M, Lesavre A, Phan C, Rangheard AS, Bessoud B, et al. (2007). What is the thickness of the normal appendix on MDCT? J Radiol, 88(3), pp. 385-389. 7. Kim SY, Lee KH, Kim K & et al. (2011). Acute appendicitis in young adults: low- versus standard-radiation-dose contrast- enhanced abdominal CT for diagnosis. Radiology, 260, pp. 437-445. 8. Lane MJ, Katz DS, Ross BA, Clautice-Engle TL, Mindelzun RE & Jeffrey RB. (1997). Unenhanced helical CT for suspected acute appendicitis. AJR Am J Roentgenol, 168(2), pp. 405-409. 9. Lee JH, Rhea P.L, Lee J.K & et al. (1997). The etiology and clinical characteristics of mesenteric adenitis in Korean adults. J Korean Med Sci, 12(pp. 105-110). 10. Van Randen A, Bipat S, Zwinderman AH, Ubbink DT, Stoker J & Boermeester MA. (2008). Acute appendicitis: meta-analysis of diagnostic performance of CT and graded compression US related to prevalence of disease. Radiology, 249(1), pp. 97-106. Ngày nhận bài báo: 28/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_vai_tro_cua_chup_bung_cat_lop_dien_toan_co_can_quan.pdf
Tài liệu liên quan