Tài liệu Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ: Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ
Bạn đã bao giờ đánh giá một ứng viên nào đó qua tư thế ngồi của anh ta khi đang đợi phỏng vấn không? Nhận xét này có càng được khẳng định khi anh ta bước vào phòng và bắt tay với bạn không? Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng tất cả các hành vi phi ngôn ngữ này đều ảnh hưởng đến quá trình đánh giá ứng viên.
Ngoài các đặc điểm bên ngoài như giới tính, thể trọng, bạn có thể khám phá được nhiều điều thú vị về người nhân viên tương lai này.Các hành vi phi ngôn ngữ sẽ tiết lộ các thái độ, quan điểm, mối quan tâm và phương pháp làm việc của ứng viên. Chúng giúp cho bạn có thể đánh giá các phẩm chất như:
- Các kỹ năng làm việc - Các tính cách cần thiết để thành công trong công việc - Sự phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc của công ty
Sau đây là một số minh hoạ về các hành vi phi ngôn ngữ cần được chú ý và lắng nghe:
Tư thế và dáng điệu ngồi
Ứng viên có ngồi thẳng một cách thoải mái không? Dáng đi của anh ta có vẻ tự tin và thư giãn kh...
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ
Bạn đã bao giờ đánh giá một ứng viên nào đó qua tư thế ngồi của anh ta khi đang đợi phỏng vấn không? Nhận xét này có càng được khẳng định khi anh ta bước vào phòng và bắt tay với bạn không? Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng tất cả các hành vi phi ngôn ngữ này đều ảnh hưởng đến quá trình đánh giá ứng viên.
Ngoài các đặc điểm bên ngoài như giới tính, thể trọng, bạn có thể khám phá được nhiều điều thú vị về người nhân viên tương lai này.Các hành vi phi ngôn ngữ sẽ tiết lộ các thái độ, quan điểm, mối quan tâm và phương pháp làm việc của ứng viên. Chúng giúp cho bạn có thể đánh giá các phẩm chất như:
- Các kỹ năng làm việc - Các tính cách cần thiết để thành công trong công việc - Sự phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc của công ty
Sau đây là một số minh hoạ về các hành vi phi ngôn ngữ cần được chú ý và lắng nghe:
Tư thế và dáng điệu ngồi
Ứng viên có ngồi thẳng một cách thoải mái không? Dáng đi của anh ta có vẻ tự tin và thư giãn không? Nếu tư thế ngồi của anh ta thõng xuống, điều này cho biết đây là người làm việc không hăng hái và không tự tin. Ngoài ra, nếu ứng viên biết cách chọn lựa khoảng ngồi thích hợp trong phòng chứng tỏ anh ta rất tin vào khả năng của mình; còn ngược lại, đây là người rất cẩu thả và lười nhác.
Bắt tay
Hãy để ý xem cách bắt tay của ứng viên. Một người tự tin, thoải mái sẽ bắt tay vừa phải. Một người ít tự tin lại có cách bắt tay mềm. Và một người hung hãn sẽ siết chặt tay bạn.
Quần áo và phục trang
Dù môi trường làm việc có thế nào đi nữa, người ứng viên cần phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên. Các phục trang như: túi xách, bìa hồ sơ, bút máy, ví da, giày đều góp phần nâng cao vẻ bề ngoài. Chúng sẽ nói cho bạn biết liệu ứng viên có chú trọng đến việc tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng không.
Cách trang điểm, sử dụng nước hoa, trang sức có thể làm bạn biết thêm về trình độ nghiệp vụ của họ. Móng tay dơ hay đôi giày sờn rách cho thấy đây là người cẩu thả, vội vã và không nhận thức được tầm quan trọng của việc gây ấn tượng với người khác.
Quần áo và phục trang chính là các hành vi phi ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Vì thế, hãy lắng nghe chúng và quyết định sự chọn lựa tốt nhất cho công ty bạn.
Sự chú ý và ánh mắt
Hãy theo dõi thái độ lắng nghe và cách ứng xử của ứng viên. Nếu anh ta nghiêng người về phía trước để giảm bớt khoảng cách với người phỏng vấn, chứng tỏ anh ta rất hứng thú với công việc. Dĩ nhiên, bạn muốn tuyển dụng ứng viên có thể tự tin đặt tập hồ sơ của mình lên bàn và ghi chú (tuy nhiên không xâm phạm đến không gian của bạn) cũng như luôn giữ được ánh mắt chăm chú khi đối thoại.
Nếu như ứng viên nhìn quanh đâu đó trong phòng và hiếm khi nhìn vào mắt bạn, đây là người ít tự tin và có thể anh ta không quan tâm đến công việc mới này.
Bạn cũng nên chú ý cách trả lời câu hỏi của ứng viên. Anh ta có lắng nghe câu hỏi không? Anh ta có trả lời một cách cô đọng, súc tích, sẵn sàng chia sẻ các câu chuyện làm việc hay lan man ra khỏi chủ đề? Trường hợp đầu cho thấy anh ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Trong khi ở trường hợp còn lại, ứng viên không hề chuẩn bị, lúng túng hay thậm chí không chú tâm đến câu hỏi của người phỏng vấn.
Biểu hiện trên khuôn mặt và các hành vi phi ngôn ngữ
Làm sao để có thể chắc rằng các nhận xét thông qua hành vi phi ngôn ngữ là đúng? Chìa khóa của câu trả lời này nằm ở sự phù hợp giữa các biểu hiện trên khuôn mặt, hành vi và lời nói của ứng viên.
Các biểu hiện trên khuôn mặt không nhất quán với lời nói cho thấy sự thiếu tự tin hay đang nói dối của ứng viên. Hành vi phi ngôn ngữ cũng nói lên nhiều điều về tính cách. Liệu anh ta có đang ngã người trên ghế với 2 chân bắt chéo không? Hay bày biện khắp bàn các vật dụng mang theo không? Hay vòng tay sau đầu? Nếu có, anh ta chắc chắn là người rất hung hãn. Và dĩ nhiên, công ty bạn không bao giờ muốn tuyển dụng các nhân viên như thế.
Khi trả lời câu hỏi hay kể một câu chuyện nào đó, nếu ứng viên nhìn chằm chằm vào bạn hay lãng sang nơi khác, anh ta có thể đang nói dối. Nếu anh ta bấm viết liên tục, vuốt tóc... anh ta đang cảm thấy không tự tin về khả năng của mình.
Phỏng vấn và tuyển dụng các nhân viên giỏi là thách thức với bất kỳ tổ chức nào. Vì thế, hãy lắng nghe các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của ứng viên để biết được nhiều điều còn quan trọng hơn cả lời nói.
Lắng nghe hiệu quả
Để có thể nhận được phản hồi, lãnh đạo phải biết lắng nghe. Đây là một kỹ năng mà nhiều lãnh đạo hay xao nhãng. Tất cả các lãnh đạo đều có các chỉ dẫn trong việc đọc, viết và nói. Nhưng ít ai lại có chỉ dẫn về việc lắng nghe.
Dưới đây là một số việc mà bạn có thể làm để nâng cao kỹ năng lắng nghe:
Chuẩn bị để lắng nghe
Để lắng nghe hiệu quả, cần có sự chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy đặt sang một bên các loại giấy tờ, sách báo và các thứ tài liệu khác có thể khiến bạn mất tập trung. Cần có một thư ký chuyên nghe các cuộc gọi cho bạn. Tránh các sự cắt ngang không cần thiết. Sẵn sàng tiếp thu các bình luận của người nói.
Lắng nghe các ý tưởng
Sự tập trung vào các cơ sở lập luận thường khiến cho các lãnh đạo bỏ mất các ý tưởng chính. Các cơ sở lập luận có thể thú vị, nhưng các lý do mà các cơ sở dựa trên đó thường là nhằm phát triển một sự khái quát chung.
Giữ một "tư duy mở"
Thường thì chủ đề hoặc bài phát biểu của người nói có thể là tẻ nhạt hoặc chẳng có gì thú vị. Một số chủ đề hoặc cá nhân có thể khiến cho những người nghe trở nên mệt mỏi, chỉ nghe một phần của thông điệp, hoặc chỉ nghe cái mà họ muốn nghe. Do vậy, muốn lắng nghe hiệu quả, bạn phải có "tư duy mở": sẵn sàng nghe cả những điều mà bạn không muốn.
Tận dụng thời gian chênh lệch
Sự tiếp thu đôi khi nhanh hơn là tốc độ thông thường của lời nói. Hãy sử dụng thời gian chênh lệch này để tổng kết và tiếp thu thông điệp.
Đặt bạn vào vị trí của người nói
Hiểu được quan điểm của người nói. Bạn biết gì về kiến thức của người nói, về bối cảnh, và thâu tóm gì được từ đề tài này? Bạn hiểu gì về ý nghĩa của những lời nói và cử chỉ mà người nói sử dụng?
Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán
Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ "nghe" được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể: đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân. Sự quan sát này sẽ giúp bạn nhận biết được thái độ của đối phương, chẳng hạn nội dung nào quan trọng và nội dung nào ít quan trọng hơn với họ.
Biết vị trí
Quan sát dễ dàng nhất là chỗ riêng của từng người. Tất nhiên, những người uy quyền nhất thường được dành cho những vị trí quan trọng nhất ở trong phòng. Ghế có uy lực nhất thường là ở đầu bàn.
Tạo ra mối liên hệ đầu tiên
Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn. Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt. Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương. Nắm chặt chứ không siết chặt tay. Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ. Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái.
Ở châu Mỹ, phụ nữ chào nhau có thể chạm cả hai tay cùng một lúc thay cho một cái bắt tay. Bắt tay không phải ở nơi nào cũng giống nơi nào. Người Đức bắt tay chỉ lắc lên xuống một lần. Người Pháp thường bắt một tay trong khi đặt tay kia lên vai người đối diện. Người Nhật có thể bắt tay trước khi cúi đầu chào.
Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương
Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện đối tác lĩnh hội (sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý kiến) như thế nào.
Bảng sau đây sẽ thể hiện các dấu hiệu tích cực và tiêu cực cùng với việc lĩnh hội và không lĩnh hội:
Những người thể hiện là đang lĩnh hội trông sẽ thư giãn, với bàn tay mở, để lộ lòng bàn tay thể hiện sự sẵn sàng thảo luận. Họ nghiêng về phía trước dù họ đang đứng hay ngồi. Những nhà đàm phán lĩnh hội sẽ không cài khuy áo khoác ngoài. Đối lập lại, những người không sẵn sàng lắng nghe có thể dựa vào ghế hoặc khoanh tay trước ngực.
Kênh
Lĩnh hội (dấu hiệu tích cực)
Không lĩnh hội (dấu hiệu tiêu cực)
Cánh tay và bàn tay
Hai cánh tay trải rộng, bàn tay mở đặt trên bàn, thư giãn, hoặc cánh tay để trên ghế, bàn tay chạm mặt.
Bàn tay nắm lại, khoanh tay trước ngực, lấy tay che miệng hoặc chống tay và đặt bàn tay sau gáy
Cẳng chân và bàn chân
Ngồi: hai chân để ngang với nhau hoặc chân nọ đặt trước chân kia (như khi bắt đầu một đường chạy).
Đứng: Người nghiêng về phía người nói
Đứng: Để chân chéo so với hướng người nói.
Dù đứng hay ngồi: cẳng chân và bàn chân hướng ra phía cửa ra.
Thân
Ngồi ở rìa ghế, cơ thể hướng về phía người nói, không cài khuy áo khoác ngoài
Dựa lưng vào ghế, đóng khuy áo khoác ngoài
Quan sát sự thay đổi của đối phương
Quan sát đối phương đứng hoặc ngồi như thế nào là bước đầu tiên để đọc ngôn ngữ cơ thể - nhưng mọi người không phải đều "bất động" như thế này. Vị trí và cử chỉ của họ sẽ thay đổi cùng với thái độ và cảm xúc. Hãy chú ý đến sự thay đổi.
Khi ai đó chấp nhận ý kiến của bạn, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu:
- Ngẩng đầu- Hơi nheo mắt- Tháo kính mắt
- Bóp nhẹ hai sống mũi- Nghiêng về phía trước, chân không vắt chéo, ngồi ở mép ghế- Biểu hiện bằng mắt
- Đặt bàn tay lên ngực- Chống tay vào má hoặc cằm
Những dấu hiệu thể hiện sự chống đối
- Đưa tay ra sau cổ- Cựa quậy, nhúc nhích không yên- Không có biểu hiện gì bằng mắt
- Đặt tay sau lưng- Đặt một bàn tay che miệng- Nắm tay hoặc cổ tay
- Khoanh tay trước ngực- Liếc mắt nhanh- Nắm bàn tay lại
Phát hiện sự nhàm chán: Nhìn ra ngoài cửa sổ, một tay chống vào đầu, bẻ ngón tay... là các dấu hiệu chứng tỏ người nghe không còn chú ý nữa.
Bạn sẽ làm gì nếu bạn để ý thấy đối phương thể hiện dấu hiệu của sự chán nản? Đừng bắt đầu nói to hơn và nhanh hơn. Thay vì đó hãy nói "Chờ một chút, tôi cảm thấy tôi không khiến mọi người chú ý lắm. Có chuyện gì vậy?" và hãy lắng nghe. Bạn có thể phát hiện ra điều gì thực sự giữ người này hoặc nhóm người này chấp chận ý kiến của mình.
Cảnh báo:
Thiếu tự tin có thể dẫn tới căng thẳng. Nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện rằng bạn đang căng thẳng, đối phương của bạn có thể cho rằng bạn không đủ đảm bảo để duy trì vị trí đàm phán.
Đừng tin vào mọi điều bạn nhìn thấy. Dù bạn biết rõ về ngôn ngữ cơ thể đến đâu, cũng đừng mang chúng áp dụng cho từng người cụ thể, nhất là người mà bạn không biết rõ. Mỗi người có ngôn ngữ cơ thể riêng. Dù sự im lặng thường chỉ ra rằng ai đó đang bình tĩnh, nhưng cũng có thể khi đó họ đang giận dữ. Ngồi thẳng đứng có thể thể hiện sự cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng có thể vì người đó... đang bị đau lưng. Do đó, hãy tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và liên hệ những quan sát của mình với lời nói của người đàm phán để biết được ý nghĩa thực sự đúng đắn.
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên bán hàng
Những người phỏng vấn chuyên nghiệp thử nhiều nghệ thuật khác nhau để tìm ra những gì họ cần biết về ứng viên. Dưới đây là một số nghệ thuật phỏng vấn:
Một chút căng thẳng
Một cách có chủ ý, tỏ ra bất đồng với khuyết điểm hoặc thất bại của anh ta. Để ý xem anh ta bối rối hay phản ứng lại như thế nào để biết được thái độ của anh ta khi đón nhận những lời phê bình. Một vài người phỏng vấn chờ cho đến hết buổi mới giải thích về điều đó và xin lỗi.
Tỏ ra hững hờ, thiếu nhiệt tình
Điều này sẽ có tác dụng với những người không có những ưu thế đối với công việc bán hàng. Nó cho ta thấy thiện chí của anh ta đối với công việc như thế nào. Hãy đưa ra những bất lợi của công việc để trắc nghiệm động cơ của anh ta.
Tạo ra những khoảng ngừng
Một vài người phỏng vấn cố ý sắp xếp trước những cuộc điện thoại và những ngắt quãng để xem anh ta xử sự như thế nào trước những hoàn cảnh như thế. Anh ta có nắm được những gì đã nói trước đó và hướng bạn tiếp tục với câu chuyện? Sự ngắt quãng có làm anh ta bực mình không?
Những lúc nghỉ hơi lâu và khó xử
Điều này ám chỉ rằng bạn cảm thấy câu trả lời của anh ta ngắn hoặc chưa đủ, khoảng dừng lâu sẽ làm cho anh ta hơi căng thẳng và bắt buộc anh ta phải tiếp tục. Những gì anh ta nói thêm có thể là quan trọng.
Làm cho anh ta đến với bạn
Đây là một cái bẫy của những nhà tâm lý. Họ khăng khăng rằng nhận xét miệng đầu tiên về cuộc phỏng vấn là từ một người khác. Điều này ám chỉ rằng một người khác có quyền chủ động hơn họ. Anh ta sẽ đến với họ (đề phòng: anh ta có thể không thích bị đem ra phê bình).
Những câu hỏi để ngỏ
Ví dụ như là "Hãy nói cho tôi biết về những năm ở trường đại học của bạn". Câu hỏi này sẽ cho ứng viên chọn những gì anh ta thích để nói: chuyên môn của anh ta, thể thao hoặc sinh hoạt xã hội, điều này cho bạn biết những gì là quan trọng đối với anh ta.
Những câu hỏi đào sâu
Người phỏng vấn không phải lúc nào cũng đặt những câu hỏi đầy đủ. Thỉnh thoảng những câu hỏi đơn giản như "rồi sau đó như thế nào?" đủ để khích lệ anh ta nói tiếp (ngược lại "Tôi thấy đủ rồi" có thể làm chấm dứt cuộc đối thoại). Đôi lúc chỉ cần nhắc lại một vài từ quan trọng là đủ.
Ví dụ: "Tôi không thấy tiến bộ trong công việc, vì vậy chúng tôi quyết định tốt nhất là tôi nên nghỉ việc". Người phỏng vấn chỉ cần hỏi: "Chúng tôi quyết định?". "Ồ, ý tôi muốn nói là vợ tôi và tôi bàn chuyện đó và cô ấy nghĩ rằng tốt nhất là tôi nên nghỉ việc".
Tránh hỏi "tại sao"
Thường hay dùng câu hỏi bắt đầu bằng "tại sao" sẽ dễ dẫn đến thái độ tự bảo vệ khác thường ở người ứng viên. Chẳng hạn, "Tại sao anh lại chọn việc bán hàng" thường nhận được những câu trả lời giả tạo. Bạn có thể lái anh ta khỏi những tình cảm cá nhân và đưa ra những câu hỏi mà anh ta sẽ thấy thoải mái hơn "Nghề nghiệp bán hàng so với những nghề nghiệp khác có những gì hay hơn?".
Những câu hỏi có vấn đề
Những câu hỏi này kiểm tra kiến thức và cho thấy thái độ của ứng viên. Năm câu hỏi đã được đề cập ở trên thuộc vào loại này. Những câu trả lời thường chỉ ra rằng người đó có sự ngăn nắp và logic trong ý nghĩ hay anh ta thường lan man, lạc đề.
Chuyển qua một khía cạnh mới
Tốt nhất là bạn đặt hết những câu hỏi quan trọng cho một khía cạnh cụ thể nào đó cho đến khi bạn hài lòng với nó thay vì nhảy từ đề tài này qua đề tài khác. Tuy nhiên, việc thay đổi đề tài đôi lúc cũng có lợi. Ví dụ: "Chúng ta đang bàn về việc giáo dục của anh, tôi cũng muốn biết đôi chút về cuộc sống gia đình anh" sau đó đặt một câu hỏi chung chung về đề tài đó.
Thi vấn đáp cá nhân: cần gì?
Các cuộc thi vấn đáp là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện “sức mạnh cá nhân” của mình và có thể đó là cơ hội để bạn chiếm lĩnh lấy một nghề mà bạn yêu thích.
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Jane Smith, người ta thường nghĩ rằng nghề nghiệp là một cái gì đó cho phép chúng ta vận dụng mọi kỹ năng và sự hiểu biết vốn có của mình một cách hữu hiệu nhất. Hãy vận dụng mọi sở trường cá nhân vào các buổi thi vấn đáp của nhà tuyển dụng để giành lấy cho mình một nghề nghiệp mong đợi.
Để bắt đầu cho sự chọn lựa và thay đổi nghề nghiệp, bạn cần xem xét thật kỹ về trình độ chuyên môn cá nhân. Phải xác định rõ ràng là bạn thích gì và không thích gì, và điều quan trọng là phải biết mình có những điểm mạnh nào và nhược điểm của bạn là gì vì tất cả những yếu tố này đều rất cần thiết trong quá trình chọn nghề nghiệp của bạn.
Con đường sự nghiệp của bạn sẽ mở ra thênh thang nếu bạn biết vận dụng mọi khả năng và tố chất của mình trong các cuộc thi vấn đáp. Chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi gợi ý mà những nhà tuyển dụng thường hỏi trong những cuộc thi vấn đáp:
1. Bạn có quan tâm đến những người xung quanh hay không?
2. Bạn luôn hoạt động hòa đồng và thành công trong bất kỳ một nhóm nào?
3. Bạn là người quả quyết chứ? Hãy kể cho chúng tôi nghe một việc làm chứng tỏ bạn là một người quyết đoán.
4. Bạn là người có kỹ năng giao tiếp tốt chứ?
5. Bạn luôn quyết đoán trong mọi quyết định?
6. Bạn có tính nhẫn nại không? Điều gì chứng tỏ rằng bạn có khả năng chịu đựng được áp lực công việc?
7. Bạn luôn thực hiện nhiều thay đổi trong cuộc sống?
8. Những việc bạn đang thực hiện thay đổi đều tốt đẹp cả chứ?
Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng
Đó là tên của buổi hội thảo dành cho sinh viên (SV) vừa diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM do CLB Margroup của trường tổ chức. Hàng trăm SV đứng ngồi lắng nghe ông Trần Hữu Đức - Giám đốc đào tạo và phát triển Công ty G7 - trình bày những bí quyết, kinh nghiệm vượt qua thử thách này...
Hãy bình tĩnh!
"Tại sao lại như thế này mà không như thế kia?". Hàng loạt câu hỏi "tại sao" thường thấy trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng tạo nên một áp lực tâm lý khiến người bị hỏi cảm thấy căng thẳng, khó chịu. Khi căng thẳng, giọng nói người ta dễ thay đổi, lên cao nghe chói tai, thậm chí bị méo tiếng.
Tuy nhiên đối với SV Vũ Thị Ánh Tuyết (chuyên ngành ngoại thương), dù bị "truy" liên tục với những câu hỏi "tại sao" kiểu bắt bí, cô vẫn trả lời rành rọt, điềm đạm với âm lượng bình ổn. Tuyết là một trong 3 SV được tham gia buổi phỏng vấn mô phỏng vì đã thể hiện tốt nhất trong cuộc thi "Viết hồ sơ xin việc" với 150 SV tham dự. Không chỉ giữ được giọng nói điềm đạm, Tuyết còn giữ được ánh mắt ổn định, vẫn dám nhìn vào mắt nhà tuyển dụng (NTD) khó tính. Khả năng giữ bình tĩnh khá "siêu" này là một điểm mạnh của Tuyết đối với vị trí ứng tuyển thuộc bộ phận kinh doanh hội nghị của một khách sạn.
"Tôi yên tâm về ứng viên này, vì trong trường hợp có lỡ bị khách... chửi, cô vẫn có thể ứng phó được" - trong vai NTD, sau khi truy vấn Tuyết đủ điều, kể cả dùng "bẫy" nhằm làm cô bối rối, ông Trần Hữu Đức nhận xét. Ông "mách nước" thêm: "Nếu cảm thấy bối rối và muốn né ánh mắt của NTD, bạn có thể nhìn vào khoảng giữa 2 mắt. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp bạn "cầm cự" được vài giây".
"Nếu mình không trúng tuyển thì nên xử sự thế nào?", câu hỏi rất hay mà bạn Nguyễn Quang Minh đặt ra từ hàng ghế khán giả đã đem đến cho khán phòng thêm nhiều thông tin bổ ích. Trong trường hợp này, bạn nên cám ơn và hỏi một cách chân thành để nhận được sự góp ý từ NTD. Nếu bạn không phải là "hoa hậu" trong các ứng viên thì nên cố gắng là "á hậu 1", có khả năng được trúng tuyển nếu công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm, hoặc nếu "hoa hậu" không hoàn thành tốt thời gian thử việc.
Phải biết "tiếp thị" bản thân
"Bạn hãy tự giới thiệu" - đây là dạng câu hỏi làm quen thường được đặt ra đầu tiên trong buổi phỏng vấn, nhưng lại là cơ hội quan trọng để ứng viên thể hiện mình. Rất phí nếu ứng viên nói liền tù tì nhưng toàn lặp lại những thông tin đã được ghi trong hồ sơ. Ứng viên cần chớp lấy cơ hội "tiếp thị" bản thân, chẳng hạn nói về sở thích của mình sao cho "dính dáng" đến công việc đang "săn". Nhận biết được điểm đặc biệt của chính mình, ứng viên có thể tạo thiện cảm với NTD. "Trả lời thật cụ thể, rõ ràng và chân thật những câu hỏi của NTD chứ không phải quanh co và thiên về trình bày lý thuyết là điều mà bạn trẻ cần quan tâm khi trả lời phỏng vấn", ông Nguyễn Gia Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty DBIZ khuyên.
Phù hợp năng lực và mức lương là 2 yếu tố được SV mới ra trường quan tâm khi chọn việc làm hơn là yếu tố "sở thích". Tuy nhiên, có thể nói "Công việc đầu đời quyết định bạn "chết" với cương vị như thế nào trong cuộc đời bạn". Nếu bạn có được một công việc mà bạn đam mê, sự nghiệp của bạn có thể tiến nhanh gấp 3-4 lần. Song, sở thích thì mông lung và dễ thay đổi, nên bạn cần nhận ra tính cách của mình thông qua các sở thích để tìm một công việc phù hợp với tính cách.
Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng
Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng "quay". Dưới đây là một số tình huống có thể sẽ đến với bạn:
Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?”
Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải.
Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”
Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”
Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?”
Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển.
Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?”
Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu Á”...
Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?”
Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác.
Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?”
Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu.
Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì về công ty không?”
Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn.
Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?”
Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn.
Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”
Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo.
Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”.
Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?”
Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ.
Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?”
Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm.
Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?”
Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển.
Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?”
Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể.
Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?”
Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó.
Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như:
“Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?” “Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?” “Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?”
Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn.
Những câu hỏi không thích hợp:
Trong trường hợp gặp phải những câu hỏi không phù hợp hoặc quá khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câu hỏi dạng này.
Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếm một công việc nào đó. Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớn thời gian cho con cái của họ.
Với những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp, chẳng hạn như một số gợi ý sau:
“Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí tuyển dụng mà công ty yêu cầu thì tốt hơn”.
“Tôi không hiểu câu hỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty. Ông có thể nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng, và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến những điều ông yêu cầu”.
Những câu hỏi hóc búa:
Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung đột với đồng nghiệp, hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn về các vấn đề này. Cách tốt nhất để đối phó với các câu hỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những đồng nghiệp cũ một cách quá đáng.
Ví dụ:
Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào một trong những câu hỏi hóc búa sau:
“Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…”
“Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếu suy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”.
Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau đây là gợi ý cho bạn: “Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn đề cá nhân chứ không phải vì công việc”.
Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra, bạn có thể nói như sau: “Đã có một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi không muốn thảo luận về nó nữa”.
Làm gì để lần sau không "rớt"?
Thất bại trong phỏng vấn sẽ là một trong những yếu tố giúp có thêm kinh nghiệm. Làm thế nào để các ứng viên biết được những ưu - khuyết điểm của mình sau cuộc phỏng vấn?
Nhiều ứng viên có tâm trạng lo lắng khi bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp trong cuộc phỏng vấn. Thậm chí có bạn đă xuống tinh thần trước lời từ chối của nhà tuyển dụng. Vậy bạn nên chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn lần sau?
Tìm những điểm chưa đạt ở lần phỏng vấn trước
Tất cả nhà tuyển dụng đều hiểu rằng thất bại là một trong những yếu tố giúp ứng viên có thêm kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn sau. Nếu bạn thành công trong cuộc phỏng vấn thì đấy là tín hiệu đáng mừng, nhưng ngược lại khi gặp thất bại bạn cũng không nên tỏ ra chán nản. "Không ai đánh giá mình tốt nhất bằng người đối diện".
Chính vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng là người trực tiếp nhận biết từng ưu khuyết điểm của mỗi ứng viên và họ có quyền chọn lựa ứng viên theo quan điểm của họ, của công ty. Thế nhưng hầu hết các ứng viên sau khi dự phỏng vấn thường không biết mình được nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào. Thường ứng viên cũng ngại đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng. Đây cũng là sai lầm lớn vì ứng viên sẽ không biết được điểm nào mình cần phát huy hay điểm nào phải tránh trong các kỳ phỏng vấn sau.
Tự tạo cơ hội cho mình
Điểm các ứng viên khi đi xin việc thường vấp phải là chỉ nộp một hồ sơ dự tuyển cho mỗi đơn vị trong khi cùng một chức danh có nhiều công ty khác nhau rao tuyển. Chính vì thế, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội trước các nhà tuyển dụng. Khi làm hồ sơ dự thi bạn nên sao thành nhiều bộ, sau đó gởi đến nhiều công ty khác nhau.
Trường hợp bạn chỉ nộp đơn vào một đơn vị mà bị nhà tuyển dụng từ chối, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng và chẳng hy vọng một cơ hội khác. Điều này càng dễ làm cho ứng viên cảm thấy chán chường.
Tạo ra sự khác biệt giữa bản thân ứng viên với những người cùng đi xin việc là điểm gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên khi tìm việc đều có quan niệm mình là người đi bán sức lao động nên họ hay tự hạ mình. Một giám đốc nhân sự công ty nước ngoài đưa ra bí quyết: Ứng viên nên xem nhà tuyển dụng là người đang cần mình.
Để gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng, khi nộp hồ sơ ứng viên cần gởi thật sớm hoặc trễ hơn so với mọi người.
Khi dự phỏng vấn, ứng viên nên chủ động đặt ra nhiều câu hỏi thay vì chỉ biết trả lời các câu do nhà tuyển dụng đặt ra.
Hoàn thiện thêm cho bản thân mình
Trong các cuộc phỏng vấn, khả năng giao tiếp tốt, tính chân thật là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn. Đối với các công ty nước ngoài, nói xấu công ty khác cũng đồng nghĩa với sự xúc phạm.
Ứng viên nên mạnh dạn đưa ra những hạn chế, phương hướng phát triển cho công ty trong thời gian nhất định. Có như thế nhà tuyển dụng mới đánh giá bạn là người có nhiệt tâm, gắn bó lâu dài với công ty. Khi dự phỏng vấn ứng viên nên ăn mặc chỉnh tề, đến đúng giờ. Ứng viên cũng cần tự nâng cao kiến thức của mình trên các lĩnh vực chuyên môn, giao tiếp, kiến thức xã hội.
Cách chọn người phụ tá tốt nhất
Năng lực của người hỗ trợ bạn quan trọng hơn các kỹ năng mà họ có thể có. Đó là vì người ta có thể dạy và học các kỹ năng, nhưng năng lực thì không thể làm vậy được.
Hãy để mắt đến những người có khả năng làm việc với máy tính tốt, và hãy tìm một người phụ tá có máy tính cá nhân kết nối Internet ở nhà.
Hãy hỏi xem họ có máy tính không, điều này không phải vì bạn muốn họ làm việc tại nhà. Đơn giản, bạn cần tin rằng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và có khả năng tiếp cận những kho thông tin rộng lớn nếu họ có một máy tính kết nối Iternet tại nhà.
Liệu người này có thể làm thay bạn một số công việc không?
Có một phụ tá tương tự như bạn chưa chắc là một điều hay, vì bạn có thể nhờ vào những khả năng đặc biệt của họ để hoàn thiện các kỹ năng của mình.
Kỹ năng tổ chức và khả năng đảm trách nhiều loại công việc của họ như thế nào?
Đây là những tố chất quan trọng cho sự thành công của một phụ tá.
Khả năng linh hoạt của họ như thế nào?
Liệu họ có thể làm bất kỳ việc gì cho bạn, kể cả những việc như giúp bạn ổn định cuộc sống riêng tư? Hãy nhớ rằng, bạn là một cỗ máy hoạt động hoàn hảo. Thêm nữa, bạn càng dành nhiều thời gian trau dồi những kỹ năng hay năng khiếu đặc biệt của mình, đồng thời ủy thác mọi vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống của mình (những vấn đề có thể chiếm mất nhiều thời gian quý giá) cho người phụ tá này bao nhiêu, điều đó có nghĩa bạn sẽ làm việc hiệu quả bấy nhiêu.
Họ đã cam kết điều gì để chứng tỏ mình hiểu về công việc của bạn?
Họ có thực sự thích thú với việc nâng cao vốn từ chuyên môn và coi trọng nó trong cuộc sống riêng, hay hiểu được bản chất công việc bạn lựa chọn, nhất là khi họ đang cùng làm với bạn ?
Chủ động kiểm tra
Họ có thông minh, vui tính và tốt bụng hay không? Quyển cẩm nang trợ giúp bản thân họ đọc gần đây nhất là gì? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết số lượng người không bao giờ đọc một quyển cẩm nang trợ giúp bản thân nào. Một sai lầm trong việc đọc sách có thể cho biết một sai lầm trong công việc, điều này đưa đến kết quả, bạn sẽ có một sự trợ giúp không hoàn hảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài đọc thêm phần tuyển chọn.doc