Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn

Tài liệu Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 119 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN Lê Cẩm Tú*, Võ Thành Nhân**, Nguyễn Minh Đức** TÓM TẮT Mở đầu: Tỷ lệ hiện mắc chung của suy tim đang ngày càng tăng trên toàn thế giới. Suy giảm nhận thức là một vấn đề phổ biến ở những bệnh nhân suy tim. Theo thống kê có khoảng 30% đến 80% bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức ở các mức độ khác nhau. Suy giảm nhận thức làm tăng chi phí điều trị, tỷ lệ tử vong ngoại viện, nội viện ở bệnh nhân suy tim. Và ngược lại, mức độ nặng của suy tim cũng liên quan đến tăng nguy cơ của suy giảm nhận thức. Chính vì vậy, việc đánh giá tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan với tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim nhập viện khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 119 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN Lê Cẩm Tú*, Võ Thành Nhân**, Nguyễn Minh Đức** TÓM TẮT Mở đầu: Tỷ lệ hiện mắc chung của suy tim đang ngày càng tăng trên toàn thế giới. Suy giảm nhận thức là một vấn đề phổ biến ở những bệnh nhân suy tim. Theo thống kê có khoảng 30% đến 80% bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức ở các mức độ khác nhau. Suy giảm nhận thức làm tăng chi phí điều trị, tỷ lệ tử vong ngoại viện, nội viện ở bệnh nhân suy tim. Và ngược lại, mức độ nặng của suy tim cũng liên quan đến tăng nguy cơ của suy giảm nhận thức. Chính vì vậy, việc đánh giá tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan với tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim nhập viện khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: 198 bệnh nhân suy tim với tuổi trung bình là 62,17 ± 15,09 tuổi. Điểm số MMSE trung bình là 22,25 ± 3,87 điểm. Suy giảm nhận thức chiếm tỷ lệ 59,6%, trong đó 74,6% suy giảm nhận thức nhẹ, 18,6% suy giảm nhận thức trung bình, 6,8% suy giảm nhận thức nặng. Có mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và tuổi (OR = 1,079, KTC 95%: 1,03 – 1,132); tình trạng hôn nhân: độc thân, góa bụa hay ly hôn (OR = 3,009, KTC 95%: 1,119 – 8,099); phân suất tống máu thất trái < 40% (OR = 7,571, KTC 95%: 2,703 – 21,208). Kết luận: Suy giảm nhận thức là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân suy tim, đa số suy giảm nhận thức nhẹ. Cần tầm soát và phát hiện suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim đặc biệt những bệnh nhân suy tim cao tuổi. Từ khóa: suy giảm nhận thức, suy tim ABSTRACT ASSESSING COGNITIVE IMPAIRMENT STATUS IN CHRONIC HEART FAILURE PATIENTS Le Cam Tu, Vo Thanh Nhan, Nguyen Minh Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 119 - 123 Background: The prevalence of heart failure is increasing throughout the world. Cognitive impairment is a common problem in heart failure patients. It is estimated that between 30% and 80% of heart failure patients experience cognitive impairment at different levels. Cognitive impairment increases the cost of treatment, deaths of outpatient and inpatients with heart failure. Conversely, the severity of heart failure is also associated with an increased risk of cognitive impairment. Therefore, assessment of cognitive status in patients with heart failure is necessary. Objectives: To determine the rate, extent and associated factors with cognitive impairment in patients with chronic heart failure. Research method: cross sectional study. Results: 198 heart failure patients had an average age of 62.17 ± 15.09 years. The mean MMSE score was 22.25 ± 3.87. Cognitive impairment accounted for 59.6%, of which 74.6% had mild cognitive impairment, 18.6% medium cognitive impairment, 6.8% severe cognitive impairment. There was a correlation between cognitive * Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang, ** Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Cẩm Tú ĐT: 0976888401 Email: lecamtu1986@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 120 impairment and age (OR = 1.079, 95% CI: 1.03 - 1.132); Marital status: single, widowed or divorced (OR = 3.009, 95% CI: 1.119 – 8.099); Left ventricular ejection fraction <40% (OR = 7.571, 95% CI: 2.703 – 21.208). Conclusion: Cognitive impairment is a common problem in heart failure patients, most of them with mild cognitive impairment. Screening cognitive impairment should be investigated in patients with heart failure especially in elderly ones. Key words: cognitive impairment, heart failure ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì số bệnh nhân suy tim đang ngày càng tăng, với hơn 20 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Tỷ lệ hiện mắc chung của suy tim trong dân số trưởng thành ở các quốc gia phát triển khoảng 2% và tỷ lệ này tăng theo quy luật hàm số mũ, tăng dần theo tuổi, ảnh hưởng đến 6-10% dân số trên 65 tuổi. Mặc dù tỷ lệ mới mắc tương đối của suy tim ở nữ thấp hơn so với nam, nhưng ít nhất 50% trường hợp suy tim là ở nữ do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn. Hiện nay, với những tiến bộ của các phương pháp can thiệp, tối ưu hóa điều trị, đã góp phần cải thiện thời gian sống còn của bệnh nhân, dẫn đến tỷ lệ hiện mắc chung của suy tim tăng dần lên theo thời gian(4). Suy tim làm tăng tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người ta ước tính rằng những bệnh nhân suy tim cao tuổi thì tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 6 tháng lên đến 40-50%(8). Các yếu tố ảnh hưởng đến suy tim bao gồm: kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân, chế độ ăn uống không hợp lý và suy giảm khả năng nhận biết cũng như phản hồi các triệu chứng sớm của suy tim mất bù, mà những điều này có thể là hậu quả của suy giảm nhận thức(3, 9). Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng suy giảm nhận thức đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân suy tim, với 30% đến 80% bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức ở các mức độ khác nhau. Tuy hầu hết bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ, nhưng tỷ lệ suy giảm nhận thức từ trung bình tới nặng cũng khá cao, với khoảng 25%. Và ngược lại, mức độ nặng của suy tim cũng liên quan đến tăng nguy cơ của suy giảm nhận thức(1, 13). Suy giảm nhận thức làm gia tăng chi phí điều trị cũng như tỷ lệ tử vong ngoại viện, nội viện ở bệnh nhân suy tim. Theo Zuccalà, nguy cơ tử vong tăng lên gấp 5 lần ở những bệnh nhân suy tim có suy giảm nhận thức so với những bệnh nhân suy tim có chức năng nhận thức bình thường(15). Chính vì mối liên quan trên, việc đánh giá tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim là thật sự cần thiết. Với mong muốn có cái nhìn ban đầu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng thang điểm MMSE đã được Việt hóa để tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn”. Thang điểm MMSE Thang điểm đánh giá tình trạng tâm thần thu nhỏ này được Folstein và cộng sự công bố năm 1975(5) và được sử dụng rộng rãi đến nay. Thang điểm này được sử dụng để đánh giá những lĩnh vực của nhận thức. Vì tính đơn giản và dễ sử dụng nên có thể được thực hiện bởi bất kỳ những ai đã được qua huấn luyện thực hành như bác sĩ lâm sàng, nhà tâm thần học, điều dưỡng viên, Thang điểm MMSE được chia thành 5 phần: định hướng, sự ghi nhận hay ghi nhớ, sự tập trung chú ý và tính toán, nhớ lại và ngôn ngữ. Điểm số được cho tổng cộng từ 0 đến 30 điểm, trong đó: ≥ 24 điểm: Không có suy giảm nhận thức 20 – 23 điểm: Suy giảm nhận thức nhẹ 14 - 19 điểm: Suy giảm nhận thức trung bình ≤ 13 điểm: Suy giảm nhận thức nặng Hiện nay, đa số các nước trên thế giới sử dụng thang điểm này nhưng được dịch ra ngôn ngữ riêng của mỗi quốc gia để thật sự phù hợp. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Kinh Quốc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 121 và Vũ Anh Nhị thực hiện năm 2005, giúp chuẩn hóa thang điểm MMSE bằng tiếng Việt(11). Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim mạn bằng thang điểm MMSE. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những bệnh nhân suy tim nhập viện khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tim mạch châu Âu năm 2016 hoặc đã được chẩn đoán suy tim trước đó. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không hợp tác, mù chữ. Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp một cách chính xác: giảm thính lực, sa sút trí tuệ, rối loạn tri giác (sảng, lơ mơ, hôn mê,). Bệnh nhân có tổn thương não như đột quỵ, u não, viêm não, chấn thương đầu gây máu tụ, hội chứng não – gan, Bệnh nhân có tình trạng nội khoa kèm theo nặng như: nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn điện giải. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả Số lượng bệnh nhân: 198 bệnh nhân Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập số liệu: bảng thu thập số liệu. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Biến số n/Giá trị trung bình Tỷ lệ/Độ lệch chuẩn Tuổi 62,17 15,09 Nữ giới 94 47,5 Trình độ học vấn cấp 1 94 47,5 Biến số n/Giá trị trung bình Tỷ lệ/Độ lệch chuẩn Không sống chung 88 44,4 Tăng huyết áp 96 48,5 Đái tháo đường 52 26,3 Bệnh mạch vành 116 58,6 Bệnh thận mãn 60 30,3 Thời gian mắc bệnh (năm) 8,19 6,65 Số lần nhập viện (lần) 2,63 1,33 Số lượng hồng cầu (triệu/mm 3 ) 4,14 0,87 Nồng độ Hemoglobin (g/L) 118,55 23,34 NYHA I 3 1,5 NYHA II 79 39,9 NYHA III 109 55,1 NYHA IV 7 3,5 BNP (pg/ml) 801,4 366,6-1775,4 EF (%) 42,11 16,15 Điểm MMSE 22,25 3,87 Tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim Kết quả thu được có 118 trong tổng số 198 bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức, chiếm tỷ lệ 59,6%. Ở những bệnh nhân suy tim bị suy giảm nhận thức thì suy giảm nhận thức nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 74,6%, tiếp theo là suy giảm nhận thức trung bình 18,6% và thấp nhất là suy giảm nhận thức nặng 6,8%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhận thức Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhận thức trong phân tích đa biến Yếu tố liên quan p OR KTC 95% Tuổi 0,001 1,079 1,03 – 1,132 Nữ giới 0,90 1,066 0,385 – 2,95 Trình độ học vấn 0,178 0,660 0,361 – 1,207 Không sống chung 0,029 3,009 1,119 – 8,097 Tăng huyết áp 0,227 0,515 0,175 – 1,513 Đái tháo đường 0,847 1,108 0,392 – 3,131 Bệnh mạch vành 0,791 1,140 0,433 – 2,998 Bệnh thận mãn 0,310 1,869 0,558 – 6,257 Thời gian mắc bệnh 0,837 0,99 0,898 – 1,091 Số lần nhập viện 0,212 1,373 0,834 – 2,261 Số lượng hồng cầu 0,201 0,557 0,227 – 1,366 Nồng độ Hemoglobin 0,152 1,025 0,991 – 1,060 NYHA 0,274 1,626 0,681 – 3,886 EF < 40% < 0,001 7,571 2,703 – 21,208 Dùng hồi quy Logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhận thức và các yếu tố Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 122 liên quan ở bệnh nhân suy tim, kết quả cho thấy: có mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và tuổi (OR = 1,079, KTC 95%: 1,03 – 1,132); tình trạng hôn nhân không sống chung cùng vợ hoặc chồng (độc thân, góa bụa hay ly hôn) (OR = 3,009, KTC 95%: 1,119 – 8,099); phân suất tống máu thất trái < 40% (OR = 7,571, KTC 95%: 2,703 – 21,208). BÀN LUẬN Từ kết quả mà chúng tôi ghi nhận được cho thấy, suy giảm nhận thức là mối nguy cơ tìm ẩn ở bệnh nhân suy tim, với tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm nhận thức khá cao, chiếm 59,6%. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Zuccalà và cộng sự là 53%(14), của Coma là 33,5%(2). Sự khác biệt này do kết hợp của nhiều yếu tố đi kèm: - Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu ở các tác giả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, với số năm đi học trung bình là 8 năm của Zuccalà còn của chúng tôi có 47,5% bệnh nhân trình độ cấp 1. - Thời gian mắc bệnh ngắn hơn (35 tháng của Zuccalà so với 8,19 năm của chúng tôi) - Phân suất tống máu thất trái cao hơn (44,7% so với 42,1%). Nhưng, kết quả của chúng tôi lại thấp hơn của Ghanbari và cộng sự(6). Theo ghi nhận của tác giả này tỷ lệ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim là 64,9%. Nguyên nhân là do chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên tất cả bệnh nhân suy tim trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), còn Ghanbari nghiên cứu tuy đối tượng là trên tất cả bệnh nhân suy tim, nhưng tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 45 tuổi. Trong phân tích hồi quy Logistic đa biến cho thấy, có mối liên quan giữa tình trạng nhận thức với ba yếu tố: tuổi, tình trạng hôn nhân không sống chung cùng vợ hoặc chồng và phân suất tống máu giảm. Sinh lý bệnh của suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim còn chưa rõ ràng, với nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là nguyên nhân giảm tưới máu não gây rối loạn về mặt chức năng của thùy trước và thùy thái dương. Giả thuyết này được củng cố từ nghiên cứu ở những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, có chỉ định ghép tim, cho thấy có sự cải thiện ý nghĩa về khả năng nhận thức ở những bệnh nhân sau cấy ghép(7, 12). Điều này giúp giải thích cho vai trò của phân suất tống máu thất trái lên tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim. Theo đó, tuổi cũng có mối liên quan đến tình trạng nhận thức ở bệnh nhân suy tim có thể là do sự suy giảm trong cơ chế tự điều hòa lưu lượng máu não, là tình trạng thường thấy ở người cao tuổi(10). KẾT LUẬN Suy giảm nhận thức là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân suy tim, đa số suy giảm nhận thức nhẹ. Cần tầm soát và phát hiện suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim đặc biệt những bệnh nhân suy tim cao tuổi. Có mối liên quan giữa suy giảm nhận thức với tuổi, tình trạng hôn nhân không sống chung cùng vợ hoặc chồng và phân suất tống máu thất trái giảm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennett SJ, Sauve MJ. (2003), "Cognitive deficits in patients with heart failure: a review of the literature", Journal of Cardiovascular Nursing, 18 (3), pp. 219–242. 2. Coma M, et al (2016), "Effect of Permanent Atrial Fibrillation on Cognitive Function in Patients With Chronic Heart Failure", Am J Cardiol, 115 (2), pp. 233-239. 3. Dardiotis E, et al (2012), "Cognitive Impairment in Heart Failure", Cardiology Research and Practice. 4. Fauci AS, et al (2011), Chapter 234. Heart Failure and Cor Pulmonale, In Harrison's Principles of Internal Medicine, 18th Edition, McGraw-Hill 5. Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR. (1975), "Mini-mental state". A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician", J Psychiatr Res, 12(3), pp. 189-198. 6. Ghanbari A, et al (2013), "The Study of Cognitive Function and Related Factors in Patients With Heart Failure", Nursing and Midwifery Studies, 2(1), pp. 34-38. 7. Gorkin L, et al (1993), "Assessment of quality of life as observed from the baseline data of the studies of left ventricular dysfunction (SOLVD) trial quality of life study", Am J Cardiol 71, pp. 1069–1073. 8. Krumholz HM, et al (1997), "Readmission after hospitalization for congestive heart failure among medicare beneficiaries", Archives of Internal Medicine, 157(1), pp. 99–104. 9. Malik AS, et al (2011), "Patient perception versus medical record entry of healthrelated conditions among patients with heart failure", The American Journal of Cardiology, 107 (4), pp. 569–572. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 123 10. Melamed E, Lavy S, Bentin S, Cooper G, Rinot Y. (1980), "Reduction in regional cerebral blood flow during normal aging in man", Stroke, 11, pp. 31–35. 11. Nguyễn Kinh Quốc, Vũ Anh Nhị (2005), "Khảo sát thang điểm MINI-MENTAL STATE EXAMINATION (MMSE) trên người Việt Nam bình thường", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9 (1), pp. 121-126. 12. Scahll RR, Petrucci RJ, Brozena SC, Cavarocchi NC, Jessup M. (1989), "Cognitive function in patients with symptomatic dilated cardiomyopathy before and after cardiac transplantation", J Am Coll Cardiol, 14, pp. 1666–1672. 13. Vogels RLC, Scheltens P, Schroeder-Tanka JM, Weinstein HC. (2007), "Cognitive impairment in heart failure: a systematic review of the literature", European Journal of Heart Failure, 9 (5), pp. 440–449. 14. Zuccalà G, et al (1997), "Left ventricular dysfunction: a clue to cognitive impairment in older patients with heart failure", J Neurol Neruosurg Psych, 63, pp. 509–512. 15. Zuccalà G, et al (2003), "The effects of cognitive impairment on mortality among hospitalized patients with heart failure", The American Journal of Medicine, 115 (2), pp. 97-103. Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_trang_suy_giam_nhan_thuc_o_benh_nhan_suy_tim_m.pdf
Tài liệu liên quan