Tài liệu Đánh giá tình hình xét nghiệm và theo dõi diễn biến động học của kháng thể kháng photpholipid bao gồm kháng đông lupuss, kháng thể kháng cardiolipin và β2 – Glycoprotein 1 ở một số bệnh nhân sau 12 tuần điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu-Trung ương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 424
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÉT NGHIỆM
VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN ĐỘNG HỌC CỦA KHÁNG THỂ KHÁNG
PHOTPHOLIPID BAO GỒM KHÁNG ĐÔNG LUPUS, KHÁNG THỂ
KHÁNG CARDIOLIPIN VÀ β2 – GLYCOPROTEIN 1 Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN
SAU 12 TUẦN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU-TRUNG ƯƠNG
Vũ Đức Quang*, Trần Thị Kiều My**, Đào Thị Thiết*, Nguyễn Thị Thanh Hương*,
Nguyễn Thị Ngọc Quyên*, Bạch Quốc Khánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lặp lại các xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid sau 12 tuần là một trong những tiêu
chuẩn bắt buộc trong chẩn đoán hội chứng antiphospholipid.
Mục tiêu: Thống kê tình hình thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng đông
Lupus, kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein và khảo sát diễn biến động học của
kháng thể này ở một số bệnh nhân (BN) sau 12 tuần điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Đối tượng và ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình xét nghiệm và theo dõi diễn biến động học của kháng thể kháng photpholipid bao gồm kháng đông lupuss, kháng thể kháng cardiolipin và β2 – Glycoprotein 1 ở một số bệnh nhân sau 12 tuần điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu-Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 424
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÉT NGHIỆM
VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN ĐỘNG HỌC CỦA KHÁNG THỂ KHÁNG
PHOTPHOLIPID BAO GỒM KHÁNG ĐÔNG LUPUS, KHÁNG THỂ
KHÁNG CARDIOLIPIN VÀ β2 – GLYCOPROTEIN 1 Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN
SAU 12 TUẦN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU-TRUNG ƯƠNG
Vũ Đức Quang*, Trần Thị Kiều My**, Đào Thị Thiết*, Nguyễn Thị Thanh Hương*,
Nguyễn Thị Ngọc Quyên*, Bạch Quốc Khánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lặp lại các xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid sau 12 tuần là một trong những tiêu
chuẩn bắt buộc trong chẩn đoán hội chứng antiphospholipid.
Mục tiêu: Thống kê tình hình thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng đông
Lupus, kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein và khảo sát diễn biến động học của
kháng thể này ở một số bệnh nhân (BN) sau 12 tuần điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 501 BN
được khám và điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ 1/1/2017-30/12/2018, sau đó tiếp tục
lựa chọn 48 BN có kháng thể dương tính bất kỳ để theo dõi diễn biến động học của các kháng thể.
Kết quả: Số lượng BN được chỉ định tìm các kháng thể LA, aCL và aGPI thấp nhất vào các quý I, quý IV
năm 2017 và quý I năm 2018, các quý khác trong 2 năm được chỉ định khá đồng đều. Tuổi trung bình là 39,6.
Lứa tuổi 16-30 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,8 và 23,4%). Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (2,2:1). Tỷ
lệ BN có kháng thể LA giảm khi xét nghiệm lại sau 12 tuần. Tỷ lệ BN có kháng thể aCL và aGPI không có sự
khác biệt ở xét nghiệm lần 1 và lần 2. Giá trị định lượng kháng thể aCL và aGPI giảm sau 12 tuần.
Kết luận: Nhóm BN được chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể chiếm tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi 16-30 tuổi và
trên 60 tuổi, trong đó chiếm đa số là nữ giới. Trong nhóm BN được theo dõi sau 12 tuần, tỷ lệ BN có kháng thể
LA giảm khi xét nghiệm lại. Tỷ lệ BN có kháng thể aCL và aGPI không sự khác biệt ở lần xét nghiệm lần 1 và lần
2 tuy nhiên giá trị định lượng kháng thể giảm.
Từ khóa: kháng thể kháng phospholipid (aPL), kháng đông lupus (LA), kháng thể kháng cardiolipin (aCL),
kháng thể kháng β2 – glycoprotein I (aGPI)
ABSTRACT
STATISTICS ON THE SITUATION OF CONDUCTING ANTIPHOSPHOLIPID RESISTANCE TESTS
INCLUDING LUPUS ANTICOAGULANT, ANTI CARDIOLIPIN, ANTI β2 – GLYCOPROTEIN 1 AND
MONITOR THE KINETICS OF ANTIBODIES IN SOME PATIENTS AFTER 12 WEEKS OF
TREATMENT AT THE NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY - BLOOD TRANSFUSION
Vu Duc Quang, Tran Thi Kieu My, Dao Thi Thiet, Nguyen Thi Thanh Huong,
Nguyen Thi Ngoc Quyen, Bach Quoc Khanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 424 – 429
Backgrounds: A repeat antiphospholipid antibody test after 12 weeks is one of the mandatory criteria for the
diagnosis of antiphospholipid syndrome.
*Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương **Đại học Y Hà Nội.
Tác giả liên lạc: KTV. Vũ Đức Quang ĐT: 0986 501 350 Email: Quangvu.nihbt@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 425
Objectives: Statistics on the situation of conducting anti-phospholipid resistance tests including Lupus
anticoagulant, anti Cardiolipin, anti β2 – glycoprotein and monitor the kinetics of antibodies in some patients
after 12 weeks of treatment at the National Institute of Hematology - Blood Transfusion.
Subjects and Methods: Cross-sectional descriptive retrospective and prospective study of 501 patients who
were examined and treated at the National Institute of Hematology - Blood Transfusion from January 1, 2017 to
December 30, 2018, continue to select 48 patients with any positive antibodies to monitor the kinetics of
antibodies.
Results: The number of patients designated for LA, aCL, aGPI test is lowest in the first quarter, the fourth
quarter of 2017 and the first quarter of 2018, the other quarters in the 2 years are indicated quite equally. The
proportion of patients with LA antibodies decreased when the test again after 12 weeks. The proportion of patients
with aCL and aGPI antibodies did not change much in the first and second test. After 12 weeks, aCL and aGPI
antibodies quantitative value decreased.
Conlusion: The group of patients designated for antibody testing accounted for the highest proportion in the
age group of 16-30 years old and over 60 years old, of which the majority were female. In the follow-up group of
patients after 12 weeks, the proportion of patients with LA antibodies decreased when retested. The rate of patients
with aCL and aGPI antibodies did not differ at the first and second test but the antibody quantitative value
decreased.
Key words: anti phospholipid antibody (aPL), lupus anticoagulant (LA), anti cardiolipin (aCL), anti β2 –
glycoprotein I (aGPI)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh hội chứng APS, một vài loại kháng
thể kháng phospholipid như kháng đông lupus,
kháng thể kháng cardiolipin, kháng thể kháng
β2 – glycoprotein có thể gặp trong các bệnh lý tự
miễn, nhiễm trùng, ung thư Để khẳng định
BN mắc hội chứng APS, ngoài tiêu chuẩn lâm
sàng thì BN phải có kết quả xét nghiệm dương
tính với kháng thể kháng phospholipid trong 2
lần liên tiếp cách nhau 12 tuần(3,5). Tại Viện
Huyết học - Truyền máu Trung ương, các xét
nghiệm phát hiện chất kháng đông lupus (LA),
kháng thể kháng β2 - glycoprotein, kháng thể
kháng cardiolipin đang được thực hiện thường
quy với các BN có nghi ngờ kháng thể kháng
phospholipid lưu hành. Tại Việt Nam, chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá động học của kháng
thể kháng phospholipid trong các bệnh lý liên
quan đến huyết học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu: “Thống kê tình
hình thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng
phospholipid bao gồm kháng đông lupus, kháng
thể kháng cardiolipin, kháng thể kháng β2 –
glycoprotein và khảo sát diễn biến động học của
kháng thể này ở một số bệnh nhân (BN) sau 12
tuần điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu
Trung ương”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
501 BN đươc chỉ định lần đầu tìm kháng thể
kháng phospholipid tại Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương từ 01/01/2017- 30/12/2018. Sau
đó tiếp tục lựa chọn 48 BN bất kỳ để theo dõi
diễn biến động học của kháng thể.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.
Nội dung nghiên cứu
Thu thập mẫu bệnh phẩm từ các khoa lâm
sàng.
Thực hiện các xét nghiệm LA, kháng thể
kháng β2glycoprotein, kháng thể kháng
cardiolipin.
Làm lại xét nghiệm sau 12 tuần ở một số BN.
Phân tích và xử lý số liệu
Tình hình xét nghiệm kháng thể kháng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 426
phospholipid: tình hình chỉ định xét nghiệm, đặc
điểm về tuổi, giới.
Theo dõi động học của kháng thể kháng
phospholipid sau 12 tuần.
Xử lý số liệu nghiên cứu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel 2010.
KẾT QUẢ
Tình hình chỉ định xét nghiệm các loại kháng
thể kháng phospholipid trong nghiên cứu và
đặc điểm chung của nhóm BN
Tình hình chỉ định xét nghiệm cấc loại kháng
thể kháng phospholipid giai đoạn 2017-2018
Số lượng xét nghiệm các loại kháng thể
kháng phospholipid trong nghiên cứu được chỉ
định thấp nhất vào quý I, quý IV năm 2017 và
quý I năm 2018. Các quý khác trong năm 2017 và
2018, số lượng chỉ định xét nghiệm là tương
đương nhau (Hình 1).
Đặc điểm về tuổi
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là
39,6±22,8. Tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi, cao nhất là 90
tuổi. Phân bố về độ tuổi nhóm BN nghiên cứu
được minh họa trên Hình 2.
Xét nghiệm phát hiện các loại kháng thể
kháng phospholipid được chỉ định ở mọi lứa
tuổi với tỷ lệ tương đối đồng đều. Cao nhất là
nhóm tuổi 16 - 30 tuổi (24,8%) và nhóm tuổi >60
tuổi (23,4%). Thấp nhất ở nhóm bệnh nhi (1 - 15
tuổi), chiếm 15,6%.
Hình 1. Tình hình chỉ định xét nghiệm các loại kháng thể
Hình 2. Đặc điểm về tuổi nhóm BN nghiên cứu (n=501)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 427
Đặc điểm về giới
Tỷ lệ BN nữ cao hơn BN nam trong nghiên
cứu. Tỷ lệ nam: nữ là 2,2:1.
Khảo sát động học các loại kháng thể kháng
phospholipid bao gồm LA, aCL, aGPI:
Trong số 501 BN được chỉ định xét nghiệm
tìm kháng thể LA, aCL, aGPI lần đầu, có 200 BN
phát hiện dương tính với ít nhất 1 trong 3 loại
kháng thể kháng phospholipid (40%). Trong số
này có 48 BN được chỉ định lại xét nghiệm sau
12 tuần. Theo dõi diễn biến động học các loại
kháng thể LA, aGPI, aCL, chúng tôi thu được
những kết quả sau:
Hình 3. Tỷ lệ nam/nữ nhóm BN nghiên cứu (n=501)
Diễn biến kháng thể LA sau 12 tuần
Bảng 1. Diễn biến kháng thể LA sau 12 tuần (n=48)
Xét nghiệm lần 1
%
Xét nghiệm lần 2
%
p
LA (+) 78,3 60,9 p<0,05
LA (-) 13 34,8 p<0,05
LA (±) 8,7 4,3 p>0,05
Trong số 48 BN được chỉ định lại xét nghiệm
kháng thể LA, tỷ lệ % BN dương tính với LA
giảm sau 12 tuần với p <0,05 (Bảng 1).
Diễn biến kháng thể aCL sau 12 tuần
Bảng 2. Diễn biến kháng thể aCL sau 12 tuần (n=48)
Xét nghiệm lần 1
%
Xét nghiệm lần 2
%
p
aCL IgM (+) 30,4 26,1 p>0,05
aCL IgM (-) 69,6 73,9 p>0,05
aCL IgG (+) 47,8 39,1 p>0,05
aCL IgG (-) 52,2 60,9 p>0,05
Tỷ lệ BN có kháng thể aCL IgM/IgG giảm
hơn sau 12 tuần, tuy nhiên khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 2).
Diễn biến kháng thể aGPI sau 12 tuần
Tỷ lệ BN có kháng thể aGPI IgM/IgG giảm
nhẹ sau 12 tuần, tuy nhiên khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 3).
Bảng 3. Diễn biến kháng thể aGPI sau 12 tuần
(n=48)
Xét nghiệm lần 1
%
Xét nghiệm lần 2
%
p
aGPI IgM (+) 30,4 21,7 p>0,05
aGPI IgM (-) 69,6 78,3 p>0,05
aGPI IgG (+) 60,9 52,2 p>0,05
aGPI IgG (-) 39,1 47,8 p>0,05
So sánh giá trị trung bình kháng thể aCL và
aGPI sau 12 tuần
Bảng 4. So sánh giá trị trung bình kháng thể aCL và
aGPI sau 12 tuần (n=48)
Xét nghiệm lần 1 Xét nghiệm lần 2 p
aCL IgM 28,1 ± 57,7 17,7 ± 33,5 p<0,05
aCL IgG 346 ± 808 101 ± 222 p<0,05
aGPI IgM 996 ± 1855 608 ± 1185 p<0,05
aGPI IgG 21,8 ± 43,3 13,1 ±25,2 p<0,05
Sau khi điều trị 12 tuần, chỉ số định lượng
của các chỉ số đều giảm đáng kể, đặc biệt là ở chỉ
số aCL IgG và aGPI IgM (Bảng 4).
BÀN LUẬN
Tình hình chỉ định xét nghiệm và đặc điểm
chung của nhóm BN nghiên cứu
Tình hình chỉ định xét nghiệm kháng thể
kháng phospholipid
Qua 2 năm từ 1/2017 – 12/2018, đã có một số
lượng lớn BN được chỉ định xét nghiệm tìm các
loại kháng thể LA, aGPI, aCL (501 BN). Số lượng
xét nghiệm được chỉ định là tương đối đồng đều
ở các quý, chỉ thấp nhất ở quý I, quý IV năm
2017 và quá I năm 2018 (Hình 1).
Đặc điểm về tuổi
Theo kết quả của Hình 2, phân bố về độ tuổi
của nhóm BN nghiên cứu nhận thấy: BN được
chỉ định kháng thể kháng phospholipid có thể
gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường
gặp nhất là từ 16 đến 30 tuổi và trên 60 tuổi. Tuổi
trung bình trong nghiên cứu là 39,6 tuổi. Theo
nghiên cứu của tác giả Garcia và cộng sự về dịch
tễ học hội chứng APS, tuổi trung bình của các
BN mắc APS là 54,2 tuổi. Tuổi thường gặp nhất
là 18-60 tuổi, hiếm gặp BN trên 75 tuổi(4). Nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 428
cứu của tác giả Hoàng Thị Thuý Hà tại bệnh
viện Chợ Rẫy, bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi trẻ từ
30-40 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em và tuổi trên 60(3).
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu khác nhau
có thể cho kết quả khác nhau về độ tuổi. Khác
biệt này có lẽ do sự khác nhau ở đối tượng
nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi gặp BN ở
nhiều lứa tuổi có thể là do nghiên cứu trên các
BN được chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể
kháng phospholipid. Các BN có các biểu hiện
lâm sàng hay xét nghiệm nghi ngờ mắc APS đều
được các bác sỹ chỉ định xét nghiệm tìm các loại
kháng thể nhằm chẩn đoán hay loại trừ bệnh.
Theo một số y văn, kháng thể kháng
phospholipid cũng có thể xuất hiện ở 5% người
khoẻ mạnh hoặc ở những BN bị bệnh lý nhiễm
trùng, suy chức năng cơ quan nên có thể xuất
hiện kháng thể ở cả người cao tuổi và trẻ nhỏ(1).
Đặc điểm về giới
Đặc điểm về giới tính nhóm BN nghiên
cứu được thể hiện trên Hình 3. Theo đó, giới
tính nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam với tỷ lệ
nữ:nam là 2,2:1. Nghiên cứu này cũng phù hợp
với nghiên cứu của các tác giả khác cho rằng,
giới nữ có nguy cơ mắc APS hơn giới nam, đặc
biệt với các nghiên cứu về APS liên quan đến
các bệnh lý tự miễn(4).
Theo dõi động học kháng thể ở một số BN
sau 12 tuần, 48 BN được theo dõi xét nghiệm
kháng thể kháng phospholipid sau 12 tuần. Sự
thay đổi của từng loại kháng thể được đánh
giá sau:
Sau 12 tuần, sự thay đổi tỷ lệ BN có kháng
thể LA được thống kê trên Bảng 1. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ BN có kháng thể LA giảm ở lần xét
nghiệm thứ 2 so với lần 1 (từ 78,3% xuống còn
60,9%). Theo tiêu chuẩn chẩn đoán APS, sự xuất
hiện kháng thể kháng phospholipid chỉ thực sự
có ý nghĩa khi kháng thể đó dương tính ít nhất 2
lần cách nhau 12 tuần. Xét nghiệm kháng thể LA
có thể có biểu hiện dương tính giả hoặc cũng có
thể tồn tại thoáng qua ở một người bình thường
khỏe mạnh. Kết quả của giảm tỷ lệ xuất hiện
kháng thể kháng phospholipid cũng có thể liên
quan đến vấn đề điều trị (sử dụng thuốc ức chế
miễn dịch)(2).
Tỷ lệ BN có kháng thể aCL gần như không
thay đổi ở lần xét nghiệm thứ 1 và xét nghiệm
lần 2. Tỷ lệ BN có các kháng thể aCL và aGPI
IgM/IgG đều giảm nhẹ nhưng khác biệt không
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, theo kết quả
bảng 4, mặc dù các kháng thể aCL và aGPI vẫn
tồn tại dai dẳng, nhưng giá trị định lượng của
các chỉ số kháng thể đều giảm đáng kể có ý
nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu của tác giả Lê
Thị Anh Đào trên đối tượng sảy thai liên tiếp
liên quan đến APS, tỷ lệ kháng thể aCL IgM/IgG
giảm đi sau điều trị nhưng không giảm mạnh
bằng kết quả xét nghiệm kháng thể LA. Điều đó
chứng tỏ, sự xuất hiện của kháng thể aCL và
aGPI dai dẳng và đặc hiệu hơn so với sự xuất
hiện của kháng thể LA. Nghiên cứu của chúng
tôi bước đầu đánh giá động học của một số BN
được theo dõi bằng xét nghiệm kháng thể LA,
aCL, aGPI tuy nhiên số lượng BN còn ít và thời
gian còn ngắn nên kết quả còn nhiều hạn chế.
Chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục tiến hành
nghiên cứu theo dõi động học xét nghiệm kháng
thể kháng phospholipid trên số lượng BN lớn
hơn với nhiều loại kháng thể hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu kết quả xét nghiệm của một
số BN khám và điều trị tại Viện từ 1/2017-
12/2018, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tình hình chỉ định xét nghiệm và đặc điểm
chung của nhóm BN nghiên cứu:
Qua 2 năm 2017-2018, số lượng BN được chỉ
định tìm kháng thể LA, aCL, aGPI là 501 BN,
được chỉ định khá đồng đều ở các quý. Tuổi
trung bình là 39,6. Lứa tuổi 16-30 tuổi và trên 60
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,8 và 23,4%). Nữ
chiếm tỷ lệ cao hơn nam (2,2:1).
Diễn biến động học các kháng thể sau 12
tuần: 48 BN được theo dõi động học kháng thể,
nhận thấy:
Tỷ lệ BN có kháng thể LA giảm sau 12 tuần.
Tỷ lệ BN có kháng thể aCL và aGPI không có sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 429
khác biệt ở lần xét nghiệm lần 1 và lần 2. Giá trị
định lượng các kháng thể aCL, aGPI giảm có ý
nghĩa thống kê sau 12 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alving BM, Barr CF (1990). Correlation between lupus
anticoagulants and anticardiolipin antibodies in patients with
prolonged activated partial thromboplastin times. Am J Med,
88:112–116.
2. Dunn AS, Kaboli P, Halfdanarson T, et al (2005). Do patients
followed in anticoagulation clinics for antiphospholipid
syndrome meet criteria for the disorder? Thromb Haemost,
94(3):548–54.
3. Hoàng Thị Thuý Hà (2014). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của hội chứng kháng phospholipid tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm
2012. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(S2):107-111.
4. Lê Thị Phương Lan, Hoàng Minh Phương, Đỗ Thanh Dung,
Phùng Thị Hoa (2010). Sẩy thai liên tiếp và Hội chứng
Antiphospholipid. Nội san Y học Sinh sản, 15:11.
5. Ortel TL (2012). Antiphospholipid Syndrome Laboratory
Testing and Diagnostic Strategies. Am J Hematol, 87(S1):S75–S81.
Ngày nhận bài báo: 18/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_hinh_xet_nghiem_va_theo_doi_dien_bien_dong_hoc.pdf