Tài liệu Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm mũ bảo hiểm tại Việt Nam và nêu ra những giải pháp: Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm Mũ Bảo Hiểm tại Việt Nam và nêu ra những giải pháp.
I . Nhu cầu về sản phẩm Mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
Khi 15/9 - thời điểm tất cả các cán bộ công chức phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông- đã qua, cơn sốt mũ bảo hiểm tiếp tục âm ỉ thì người dân bắt đầu có thời gian lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa an toàn, chất lượng và thời trang trước ngày 15/12- thời điểm tất cả mọi người đi môtô, xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Nhu cầu về mũ bảo hiểm là rất lớn. Chỉ ước tính tại riêng TP HCM đã là 3-5 triệu cái. Thị trường Mũ bảo hiểm tại Việt Nam đã đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã kiểu dáng, giá cả phục vụ được nhiều đối tượng, nhưng liệu đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của người tiêu dùng hay chưa còn là một dấu hỏi lớn.
II . Tình hình chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.
2.1 Chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm được bày bán trên thị trường
Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà nhập khẩu mũ bảo hiểm...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm mũ bảo hiểm tại Việt Nam và nêu ra những giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm Mũ Bảo Hiểm tại Việt Nam và nêu ra những giải pháp.
I . Nhu cầu về sản phẩm Mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
Khi 15/9 - thời điểm tất cả các cán bộ công chức phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông- đã qua, cơn sốt mũ bảo hiểm tiếp tục âm ỉ thì người dân bắt đầu có thời gian lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa an toàn, chất lượng và thời trang trước ngày 15/12- thời điểm tất cả mọi người đi môtô, xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Nhu cầu về mũ bảo hiểm là rất lớn. Chỉ ước tính tại riêng TP HCM đã là 3-5 triệu cái. Thị trường Mũ bảo hiểm tại Việt Nam đã đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã kiểu dáng, giá cả phục vụ được nhiều đối tượng, nhưng liệu đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của người tiêu dùng hay chưa còn là một dấu hỏi lớn.
II . Tình hình chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.
2.1 Chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm được bày bán trên thị trường
Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà nhập khẩu mũ bảo hiểm từ nước ngoài (phần lớn từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) và trên 30 nhà sản xuất trong nước, với khoảng 120 nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên tính tới thời điểm này mới chỉ khoảng trên 30 đơn vị được công bố chất lượng mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn VN và theo số liệu của Tổng cụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trên 60% các lô mũ bảo hiểm trên thị trường được kiểm tra thiếu tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, trong khi các lô mũ nhập khẩu phần lớn không có tem chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ...
Báo cáo tổng hợp của Cục quản lý thị trường cho biết, trong thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường địa phương đã thu giữ gần 30.000 chiếc mũ bảo hiểm giả, nhái nhãn mác, chưa qua kiểm định chất lượng và mũ bảo hiểm nhập lậu.
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (gọi tắt là Trung tâm 3) cho biết có đến 75% mẫu mũ bảo hiểm đưa đi thử nghiệm, đánh giá chất lượng tại trung tâm không đạt tiêu chuẩn, lãnh đạo Trung tâm 3 cho biết từ cuối tháng 8 đến 10-9-2007, trung tâm đã nhận gần 100 mẫu MBH chuyển đến. Thống kê 60 mẫu MBH đã thử nghiệm xong, có 45 mẫu không đạt yêu cầu, chiếm tỉ lệ 75%. Điều đáng lưu ý: số mũ này đều không đạt được hai chỉ tiêu quan trọng nhất là giảm xung động bề mặt đập và độ bền đâm xuyên. Đây là số MBH do chi cục tiêu chuẩn đo lường địa phương ở các tỉnh, thành phía Nam lấy từ thị trường trôi nổi không rõ nguồn gốc hoặc do một số doanh nghiệp gửi đến trung tâm yêu cầu kiểm định chất lượng.
-------------------------------
Nhu cầu về mũ bảo hiểm tăng cao, rất nhiều điểm bán MBH mọc lên. Trên đó hàng thật hàng giả lẫn lộn, thậm chí có những điểm không có một sản phẩm nào là hàng thật.
Người tiêu dùng bối rối trước ma trận MBH.
--------------------------------
Trên thị trường Hà Nội, thực tế cho thấy mũ giả, mũ nhái gần như độc chiếm thị trường hàng bình dân.Hầu hết những "đại gia" sản xuất mũ bảo hiểm hiện nay đều gặp vấn nạn mũ giả, mũ nhái dưới đủ dạng khác nhau.Khảo sát tại các cửa hàng, nhận thấy loại mũ bảo hiểm mang nhãn hiệu Amoro bị làm giả, làm nhái nhiều nhất, chiếm lĩnh phần lớn trên các kệ trưng bày.Trên phố Huế (Hà Nội) có tới khoảng 40 cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm của Công ty TNHH Amoro Việt Nam thì chỉ có khoảng 20 cửa hàng có bán hàng thật, còn lại là hàng nhái, hàng giả.Tại phố Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội cũng vậy, tuyến phố này có 15 đại lý bán mũ Amoro thì gần như đại lý nào cũng bán xen kẽ hàng nhái, hàng giả.Mũ nhái thường được mang tên Amaro, Amono... Nhưng chủ yếu vẫn là hàng giả, mang nhãn hiệu Amoro và tất nhiên là giá cả thì đủ kiểu.Điều đáng lo ngại là trên những chiếc mũ giả này đều có dán tem nhỏ màu ánh bạc, in chữ Amoro.Ngay cả các nhãn hiệu mũ bảo hiểm khác như: Honda, Protect, Azura, Lucky... cũng như vậy.Hầu hết trên mỗi chiếc mũ đều có dán một con tem nào đó, những mẫu mã của tem cũng phong phú không kém gì nhãn hiệu, chất lượng và giá cả.
Một chiếc mũ bảo hiểm nhái hoặc giả thường có giá rẻ hơn hàng thật tới vài chục nghìn, thậm chí là cả trăm nghìn.Bởi người bán thường nhập hàng với giá chỉ 30.000 đồng/chiếc mũ có nguồn gốc Trung Quốc mang nhãn hiệu Amoro.Sau đó người ta có thể đẩy nó lên mức giá 60.000 đồng hoặc lên ngang bằng với giá hàng thật là 100.000 đồng - 120.000 đồng
Chất lượng mũ bảo hiểm: Khó kiểm soát!
2.2 Chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm là hàng khuyến mãi
Một số doanh nghiệp đã thực hiệm chiến lược mua sản phẩm được tặng kèm mũ bảo hiểm. Khi người tiêu dùng mua bảo hiểm xe máy loại 2 năm sẽ được khuyến mại một chiếc mũ bảo hiểm. Rất nhiều người đổ đi mua bảo hiểm xe máy. Phần lớn trong số họ có mũ bảo hiểm để đối phó với công an nên họ không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm ra sao?
Ông Nguyễn Tuấn - Phó Chánh thanh tra Sở KHCN Hà Nội ngày 17.10 - cho biết: Theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên lô mũ khuyến mãi của một số đại lý bảo hiểm Pjico trên địa bàn Hà Nội, về 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là: Độ bền va đập và độ bền đâm xuyên đã cho thấy không đạt chất lượng. Nhưng số MBH kém chất lượng này đã được Cty khuyến mãi cùng với việc khách hàng mua bảo hiểm xe máy và đã tới tay người sử dụng.
Từ các điều tra thực tế cho thấy một nhận định sau:
Phần lớn mũ bảo hiểm được khuyến mãi đều là hàng dỏm
2.3 10 cơ sở cung cấp mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn
10 cơ sở đạt chất lượng là Amoro, Protec, HSL, Hitech, Xanaha Suzuki, Honda, Azura, Sankyo, Amono, Moto.Theo ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), đây là danh sách công bố đợt 1 những cơ sở sản xuất và nhập khẩu mũ bảo hiểm đạt chất lượng. Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra những cơ sở còn lại. Những cơ sở nào đảm bảo chất lượng sẽ được tiếp tục công bố trong thời gian sớm nhất để người tiêu dùng biết khi chọn mua mũ bảo hiểm, vẫn theo thông tin từ ông Ngô Quý Việt. Người đứng đầu Tổng cục cũng cho biết thêm, các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm được công bố đảm bảo chất lượng vẫn tiếp tục được “theo dõi trong thời gian tới. Trong đợt kiểm tra lần này, Tổng cục cũng công nhận những kết quả kiểm tra mũ bảo hiểm nhập khẩu đã được nước sản xuất chứng nhận đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam. Theo đó, mũ bảo hiểm nhập khẩu từ 2 nước Singapore và Malaysia có dấu chứng nhận của 2 nước này đều được đoàn kiểm tra liên ngành thừa nhận đảm bảo chất lượng. Theo thống kê hiện có 148 nhãn hiệu mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường, trong số này, chỉ có 48 nhãn hiệu đăng ký và đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Những kết quả trên được đưa ra rất có lợi cho những cơ sở sản xuất được công bố bởi thương hiệu được khẳng định, người tiêu dùng sẽ có quyết định lựa chọn sản phẩm của các cơ sở đó trên ma trận mũ bảo hiểm. Các cơ sở trên cần có những biện pháp để ngăn chặn hàng giả gắn tem chính hãng.
2.4 Tiêu chuẩn của Việt Nam về sản phẩm MBH đạt chất lượng
Mũ bảo hiểm dùng cho người đi trên mô tô, xe máy phải đảm bảo được các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 hoặc TCVN 6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em, cụ thể như sau:
Vật liệu làm mũ phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, không gây độc hại, dị ứng cho da tóc và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người;
Khối lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu; Mũ cho trẻ em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và 0,8 kg đối với mũ che nửa đầu;
Mũ và các vật gắn trên mũ không được có các gờ sắc, nhọn; Không sử dụng các bu lông, ốc, vít bằng kim loại ;
Vỏ cứng của mũ phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và phải đảm bảo tầm nhìn cho người đội;
Mũ phải chịu được va đập ( không nứt vỡ) và hấp thụ được xung động;
Khi thử đâm xuyên, mũi chuỳ không được chạm tới phần đầu;
Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ giãn phải nằm trong giới hạn cho phép; đảm bảo độ ổn định theo tiêu chuẩn;
Kính chắn gió (nếu có) không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn dễ gây thương tích cho người đội.
III . Giải pháp trước thực trạng: Chất lượng MBH bị thả nổi
Đối với nhà sản xuất .
Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Công ty TNHH Amoro vừa ký kết với Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Bảo Việt VN về việc mua bảo hiểm cho sản phẩm của công ty với trị giá 2 tỉ đồng. Theo đó, tất cả những người sử dụng MBH của Amoro khi tham gia giao thông nếu xảy ra tai nạn và có những chấn thương liên quan đến đầu mà nguyên nhân được xác định là do chất lượng mũ không đảm bảo đều được bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường cho từng trường hợp do công ty bảo hiểm giám định và chi trả tùy theo mức độ chấn thương của người sử dụng với mức bồi thường cao nhất là 100 triệu đồng/vụ.
Tuy nhiên, số nhà sản xuất MBH tham gia loại hình BH này không nhiều. Ông Phạm Quế Phong, trưởng phòng bảo hiểm tài sản và kỹ thuật của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, cho biết công ty chưa cấp hợp đồng bảo hiểm nào trong lĩnh vực này. Một số công ty khác cũng cho biết rất ngại tham gia vì độ rủi ro được đánh giá là khá cao.
Sản xuất hàng thật
Các nhà sản xuất cần đảm bảo đưa ra thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Tránh trường hợp thấy thị trường tiêu thụ hàng nhái mạnh lại sản xuất sản phẩm không đạt tiêu chuẩn để tăng doanh số bán hàng bằng con đường đó.
Tiến hành chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn.
Qua đó sản phẩm (MBH) được chứng nhận sẽ mang dấu chứng nhận là một dấu hiệu người tiêu dùng có thể nhận biết. Thông qua việc chứng nhận sản phẩm, sản phẩm MBH sẽ được cơ quan chứng nhận giám sát chất lượng trong suốt quá trình mang dấu chất lượng. Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng là một trong những cơ quan thực hiện chứng nhận đối với sản phẩm được công nhận tại
Đối với người tiêu dùng
Có thái độ đúng khi sử dụng sản phẩm MBH là để bảo vệ chính bản thân chứ không phải là để dối phó với công an
Có thông tin đẩy đủ về sản phẩm MBH
Nếu phát hiện ra hàng giả hàng nhái báo với cơ quan có thẩm quyền
.Khi người tiêu dùng mua MBH sản xuất trong nước hoặc MBH nhập khẩu cần xem các thông tin chi tiết được in trên nhãn và bao bì với đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ và ngày, tháng, năm sản xuất. Đối với MBH nhập khẩu phải có tem kiểm tra (của trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, 2 hoặc 3) và MBH sản xuất trong nước phải có dấu hiệu công bố chất lượng.
Cần nhận thức được rằng chính nhu cầu của người tiêu dùng mới thúc đẩy sự ra đời của các sản phẩm.
Đối với các điểm bán lẻ MBH
Cần nhận thức rằng nhiều khi chính những MBH mình bán ra mới gây nguy hiểm cho người sử dụng khi MBH giả chỉ cần thả từ độ cao 1m50 rơi xuống đất là vỡ. Những mảnh vỡ dễ đâm gây chấn thương đầu.
Không nhập hàng giả hàng nhái, đảm bảo hàng thật đúng chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Đối với cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm MBH
Tăng cường kiểm tra để phát hiện xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, mũ bảo hiểm giả,
xử lý nghiêm các hành vi nhập khẩu mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng sẽ bị công bố rộng rãi.
kiểm tra việc niêm yết và bán đúng giá niêm yết mũ bảo hiểm, không để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng
Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý chất lượng và ghi nhãn MBH.
Đối với MBH sản xuất tại Việt Nam, cần rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất MBH trên phạm vi cả nước, triển khai công tác chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với MBH. Đối với hàng nhập khẩu, cần tăng cường phối hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan kiểm tra chất lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thuộc Ban chỉ đạo 127 TW chú trọng việc kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm MBH nhập lậu, nhập tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra trên thị trường, xử lý nghiêm đối với MBH không thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn và gắn dấu CS, MBH nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem chứng nhận chất lượng của cơ quan kiểm tra chất lượng.
* Tăng cường sự phối hợp trong công tác chỉ đạo
Đê nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức kiểm tra chất lượng và ghi nhãn MBH cho người đi môtô, xe máy, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ. Các bộ /ngành liên quan, UBND tỉnh /thành phố cần khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục tăng cường kiểm tra chất lượng và ghi nhãn MBH ở cả 3 khu vực sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
Về trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng đối với chất lượng của mặt hàng MBH, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 32 của Chính phủ.
Áp dụng khoa học công nghệ
Bộ KH&CN đang nghiên cứu một công cụ thử nhanh mang tính chất định tính mà có thể kiểm định ngay lập tức chất lượng MBH trên thị trường giống như que thử thực phẩm mà chúng ta đã biết. Tuy nhiên, đây là một việc làm không thể trong một sớm một chiều vì yêu cầu là phải có giá trị thực tiễn cũng như giá trị pháp lý.
Về phía luật pháp
Cần ban hành những văn bản quy định kích cỡ hình dáng để không làm nhái làm giả được
Càn ban hành những luật định quy định xử phạt nghiêm minh nhữngcơ sở, cá nhân sản xuất , phân phối và bán MBH giả
Có những chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức phát hiện ra địa điểm nào bàn hàng giả cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo luật định.
======== Chính phủ bắt buộc người dân đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm là một chính sách đảm bảo sự an toàn cho người đi xe trước thực trạng tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng với số ca tử vong do chán thương sọ não ngày càng nhiều. Để thực hiện đúng mục tiêu của chủ chương chính sách trên thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên liên quan, đặc biệt là từ ý thức cuă nhà sản xuất và cá nhân người tiêu dùng MBH. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh một điều thật đáng buồn :
Mũ bảo hiểm giả nhiều hơn thật. Chất lượng Mũ bảo hiểm không kiểm soát được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63879.DOC