Tài liệu Đánh giá tình hình cắt thanh quản bán phần theo kiểu trán bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 113
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN
THEO KIỂU TRÁN BÊN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 06/2016 ĐẾN THÁNG 06/2017
Phạm Kim Long Giang*, Trần Minh Trường**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm giúp bệnh
nhân sau khi phẫu thuật vẫn bảo tồn được chức năng thở, phát âm theo đường sinh lý tự nhiên.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn chức năng ở bệnh nhân cắt thanh quản bán phần theo kiểu
trán bên trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 36 trường hợp ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn
sớm (T1a, T1b) tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2017.
Kết quả: 36 trường hợp cắt thanh quản bán phần kiểu trán bên đều cho thấy chức năng hô hấp và nuốt phục
hồi tốt sau phẫu thuật.Tất cả đều ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình cắt thanh quản bán phần theo kiểu trán bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 113
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN
THEO KIỂU TRÁN BÊN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 06/2016 ĐẾN THÁNG 06/2017
Phạm Kim Long Giang*, Trần Minh Trường**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm giúp bệnh
nhân sau khi phẫu thuật vẫn bảo tồn được chức năng thở, phát âm theo đường sinh lý tự nhiên.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn chức năng ở bệnh nhân cắt thanh quản bán phần theo kiểu
trán bên trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 36 trường hợp ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn
sớm (T1a, T1b) tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2017.
Kết quả: 36 trường hợp cắt thanh quản bán phần kiểu trán bên đều cho thấy chức năng hô hấp và nuốt phục
hồi tốt sau phẫu thuật.Tất cả đều rút được ống mở khí quản và ống nuôi ăn sớm, trung bình hậu phẫu ngày thứ
5. Tuy còn khàn tiếng nhưng đa số bệnh nhân đều hài lòng với giọng nói.
Kết luận: Cắt thanh quản bán phần kiểu trán bên trong điều trị ung thư tầng thanh môn giai đoạn sớm là
phương pháp hiệu quả, bảo tồn chức năng thanh quản, sớm đưa bệnh nhân tái hòa nhập với xã hội.
Từ khóa: ung thư tầng thanh môn, cắt thanh quản bán phần kiểu trán bên, chức năng hô hấp, chức năng
nuốt, giọng nói
ABSTRACT
EVALUATION OF THE OUTCOMES AFTER FRONTOLATERAL PARTIAL LARYNGECTOMY AT
CHO RAY HOSPITAL FROM6/2012 TO 6/2017
Pham Kim Long Giang, Tran Minh Truong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 113 - 116
Introduction: Partial laryngectomy surgery in early stage glottis cancer management has advantages in
preserving psychological function of respiratory and phonation of patients.
Objective: To evaluate the result of partial laryngectomy and preserve the function of the larynx for the
management of early glottis cancer at Cho Ray Hospital.
Method of study: Cases series prospective, descriptive study was operated on 36cases early glottic cancer by
used partial laryngectomy technique at Cho Ray Hospital from 6/2012 to 6/2017.
Results: 36 cases of glottic cancer after frontolateral partial laryngectomy showed that functional results of
respiration, phonation and swallowing have been good. The average duration of maintaining of tracheostomy and
nasogastric feeding tube were 5 days. The patient’s voice is satisfied.
Conclusion: Partial laryngectomy used for early glottic cancer in the effective method treatment, it preserves
the function of the larynx and helps the patients integrating back into the community.
Keywords: glottic cancer, fronto-lateral partial laryngectomy, functional results of respiration, phonation
and swallowing
* Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Trần Minh Trường, ĐT: 0903726280, Email: tranminhtruong2005@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 114
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp
và có chiều hướng ngày càng tăng chiếm tỷ lệ
khá cao gần 25% trong các ung thư đầu cổ,
chiếm 1% trong các ung thư, đứng hàng thứ 5
trong các ung thư ở nam giới với xuất độ chuẩn
theo tuổi là 3/100.000 dân(1,6). Điều trị ung thư
thanh quản theo kinh điển làm thay đổi chức
năng thở, phát âm không theo đường sinh lý tự
nhiên. Còn phẫu thuật cắt thanh quản bán phần
trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm
giúp bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn bảo tồn
được chức năng thở, phát âm theo đường sinh lý
tự nhiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu là đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn
chức năng ở bệnh nhân cắt thanh quản bán phần
theo kiểu trán bên trong điều trị ung thư thanh
quản giai đoạn sớm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh
Viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu 36 trường
hợp ung thư thanh quản tầng thanh môn giai
đoạn sớm tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ
Rẫy trong 5 năm, từ tháng 06/2012 đến tháng
06/2017.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Ung thư thanh quản thường gặp ở độ tuổi
từ 40 - 78 tuổi (trung bình 62±7,7), chủ yếu ở nam
giới (97,2%).
- Yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá và hút
thuốc lá kèm uống rượu chiếm đa số (58,3%).
- Số bệnh nhân có bệnh lý nội khoa đi kèm
chiếm 1/3 trường hợp, chủ yếu là đái tháo
đường, bệnh lý hô hấp và bệnh lý tim mạch.
Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thường
gặp ở nhóm tuổi trên 55. Những vấn đề cần
quan tâm ở bệnh nhân lớn tuổi là bệnh lý nội
khoa đi kèm và vấn đề dinh dưỡng trước và
sau phẫu thuật.
Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
- Thời gian phát hiện bệnh: Khoảng từ 1 - 24
tháng (trung bình 5 tháng) từ khi xuất hiện triệu
chứng đầu tiên.
- Triệu chứng: 100% bệnh nhân đến khám vì
khàn tiếng.
- Vị trí u: 83,3% các trường hợp khối u ở 1/3
trước dây thanh.
- Hình dạng đại thể của u: 90% bệnh nhân có
tổn thương dây thanh dạng sùi.
- Ung thư ở giai đoạn T1a chiếm 90%.
- Giải phẫu bệnh: có 58,3% bệnh nhân có tổn
thương dây thanh dạng Carcinoma biệt hóa
trung bình, 33,3% bệnh nhân có tổn thương dây
thanh dạng Carcinoma biệt hóa kém, 8,4% bệnh
nhân có tổn thương dây thanh dạng Carcinoma
biệt hóa rõ.
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tất cả bệnh
nhân ung thư tầng thanh môn đều xuất hiện
triệu chứng khàn tiếng đầu tiên, ngày càng tăng
dần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số ngày
nằm viện ít nhất là 5 ngày, lâu nhất là 14 ngày,
trung bình 9 ngày.
Đánh giá bảo tồn một số chức năng
Chức năng thở
- Chức năng hô hấp: Tất cả các trường hợp
rút được canule, sau trung bình 5 ngày.
Chức năng nuốt
Chức năng nuốt: Tất cả các bệnh nhân không
nuốt sặc, rút ống nuôi ăn sau trung bình 6 ngày.
Chức năng phát âm
Chức năng phát âm: Đánh giá qua yếu tố chủ
quan, tất cả bệnh nhân đều hài lòng với giọng
nói sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung
bình của bệnh nhân ung thư thanh quản là 62.
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 40 và bệnh nhân cao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 115
tuổi nhất là 78, chủ yếu tập trung trong nhóm 60-
69 tuổi. Độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi gần
tương đương với nghiên cứu của A. Jeanene G.
và cs (2003), Trần Văn Thiệp (2008)(5). Đa số ung
thư thanh quản xuất hiện ở bệnh nhân đã ngoài
độ tuổi lao động.
Những vấn đề cần quan tâm ở bệnh nhân
lớn tuổi là bệnh lý nội khoa đi kèm và vấn đề
dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật. Cần phối
hợp với các chuyên khoa khác để kiểm soát
những vấn đề này.
Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tất cả bệnh
nhân ung thư tầng thanh môn đều xuất hiện
triệu chứng khàn tiếng đầu tiên, ngày càng tăng
dần. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho kết
luận tương tự (2,3,7). Thời gian từ lúc xuất hiện
triệu chứng cho đến khi phát hiện bệnh trung
bình khoảng 5 tháng, có thể nói thời gian phát
hiện bệnh tương đối muộn. Kết quả này tương
đương với tác giả Trần Minh Trường, Trần Anh
Bích(4,10). Qua đó chúng tôi thấy rằng nên yêu cầu
bệnh nhân khàn tiếng trên 1 tháng nên phải đến
khám Tai Mũi Họng là cần thiết.
Thời gian nằm viện được tính từ lúc phẫu
thuật đến khi xuất viện. Thời gian này phụ thuộc
vào sự phục hồi chức năng của thanh quản.
Bệnh nhân xuất viện khi thở thông qua đường tự
nhiên, ăn uống qua đường miệng và vết mổ
lành. Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các
trường hợp cắt thanh quản bán phần trán bên
đều xuất viện sớm, chỉ có 1 trường hợp chảy
máu sau mổ ngày thứ 4 phải nằm viện lâu nhất.
Chậm rút ống mở khí quản và ống nuôi ăn cũng
làm chậm phục hồi chức năng thanh quản, làm
kéo dài thời gian nằm viện.
Đánh giá bảo tồn một số chức năng
Chức năng thở
Trong cắt thanh quản bán phần trán bên khi
thanh quản mới phẫu thuật còn phù nề bít kín
thanh môn thì ống mở khí quản là đường thở
duy nhất trong giai đoạn đầu sau mổ. Ngoài ra
ống mở khí quản còn hạn chế dịch chảy từ hố
mổ xuống khí quản và phổi. Trong nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận rút ống mở khí quản khi
nội soi thanh quản đánh giá thanh môn thông
thoáng, đảm bảo được chức năng thở, chính vì
vậy không có bệnh nhân nào phải đặt lại ống mở
khí quản.
Bảng 1. So sánh số ngày rút ống mở khí quản sau cắt
thanh quản bán phần trán bên.
Nghiên cứu Số ngày rút canule
Tolga Kandogan (2005)
(9)
2,4
Lê Văn Cường (2008)
(5)
15
Trần Anh Bích (2010)
(10)
4,02
Chúng tôi 5
Chức năng nuốt
Chúng tôi rút ống nuôi ăn khi bệnh nhân
nuốt được nước. Tất cả các trường hợp đều rút
được ống nuôi ăn và không có bệnh nhân nào
nuốt sặc.
Bảng 2. So sánh số ngày rút tube Levin trong cắt
thanh quản bán phần dọc.
Nghiên cứu Số ngày rút tube Levin
Tolga Kandogan (2005)
(9)
6,2
Lê Văn Cường (2008)
(5)
14
Trần Anh Bích (2010)
(10)
3,54
Chúng tôi 6
Trong phẫu thuật cắt thanh quản bán phần
kiểu trán bên, thời gian rút ống nuôi ăn tương
đương với nghiên cứu của Tolga Kandogan
(2005)(9), sớm hơn so với nghiên cứu của Lê Văn
Cường (2008)(5). Sự khác biệt trên có thể là do
trong nghiên cứu của chúng tôi những trường
hợp ung thư còn ở giai đoạn sớm, chưa xâm lấn
sụn phễu. Hầu hết các tác giả đều ghi nhận thời
gian đặt ống mở khí quản liên quan đến thời
gian đặt ống nuôi ăn.
Chức năng phát âm
Phục hồi giọng nói gần bình thường trên
bệnh nhân cắt thanh quản bán phần trán bên là
vấn đề nghiên cứu được rất nhiều tác giả quan
tâm. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát âm là
biên độ hoạt động của thanh môn mới (sự toàn
vẹn của dây thanh bên lành, sự toàn vẹn và tính
di động của các sụn phễu)(8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 116
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần các
trường hợp cắt thanh quản bán phần trán bên
đều cho kết quả khả quan, đặc biệt là chức năng
nói, các bệnh nhân hài lòng về chất lượng giọng
nói của mình sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Tất cả bệnh nhân đều rút được ống mở khí
quản và ống nuôi ăn. Bước đầu cho thấy những
trường hợp cắt thanh quản bán phần kiểu trán
bên cho mức độ bảo tồn chức năng tốt. Từ đó
chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc phát
hiện sớm ung thư thanh quản, để tiến hành phẫu
thuật thuật cắt thanh quản bán phần kiểu trán
bên không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết
bệnh tích mà còn giúp người bệnh tái hòa nhập
xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arlene AF (2007). Cancer of the glottic Larynx. Head and
neck cancer. NCCN clinical practice guideline in oncology.
2. Bauer WC, Lesinski SG, Ogura JH (1975). The significance of
positive margins in hemilaryngectimy specimens.
Laryngoscope, 85(1):1-13.
3. Gogh CD et al (2005). A screening questionnaire for voice
problems after treatment of early glottic cancer. Int J Radỉat
Oncol. Biol Phys, 62(3):700-5
4. Lê Hành, Trần Minh Trường (2001). Cắt thanh quản bán
phần có tái tạo. Tạp chí Y học Tp HCM, 5 (4): 93-7.
5. Lê Văn Cường, Trần Văn Thiệp (2008). Phẫu thuật cắt thanh
quản một phần trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn
sớm. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa 2, Đại học Y Dược
TP.HCM.
6. Nguyễn Mạnh Quốc, Vũ Văn Vũ, Nguyễn Chấn Hùng
(2004). Dịch tễ học và ghi nhận ung thư. Ung Bướu học nội
khoa. Nhà xuất bản Y Học TP.HCM.
7. Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà (2004). Giải phẫu bệnh
ung thư. Ung Bướu học nội khoa. Nhà xuất bản Y Học
TP.HCM.
8. Peeters JGE, Christine DL, Gogh V (2004). Health status
andvoice outcome after treatment for Tla glottic carcinoma.
Eur Arch Otorhinolaryngol, 261(10):.534-40.
9. Kandogan T, Sanal A (2005). Quality of life,
functionaloutcome, and voice handicap index in partial
larygectomy patients for early glottic cancer. BMC Ear Nose
Throat Disord, 5(1):3.
10. Trần Anh Bích (2010). Cắt thanh quản bán phần trong điều trị
ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm. Luận án tốt
nghiệp chuyên khoa 2, Đại học Y Dược TP.HCM.
Ngày nhận bài báo: 11/09/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_hinh_cat_thanh_quan_ban_phan_theo_kieu_tran_be.pdf