Tài liệu Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tiêm histoacryl ở bệnh nhân có dãn tĩnh mạch dạ dày: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 103
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT
TIÊM HISTOACRYL Ở BỆNH NHÂN CÓ DÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY
Lê Đình Quang*, Lê Quang Nhân**, Quách Trọng Đức*, Phạm Công Khánh**, Nguyễn Tạ Quyết***,
Nguyễn Phúc Minh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Khoảng 20% bệnh nhân tăng áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch dạ dày (TMDD). Tuy nhiên, chỉ
có một tỉ lệ nhỏ xuất huyết từ tĩnh mạch dạ dày (TMDD). Không may là những trường hợp xuất huyết từ
TMDD thường là xuất huyết lượng lớn và nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, sự ra
đời của Cyanoacrylate (Histoacryl) mở ra một hướng điều trị cho dãn TMDD.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tiêm Histoacryl.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Chúng tôi tiến hành thu thập bệnh nhân dãn TMDD có
hay không có xuất huyết được tiêm hỗn hợp Histoacryl và Lipiodol trong vòng 2 năm. Chúng tôi ghi nhận hiệu
quả cầm máu, biến cố...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tiêm histoacryl ở bệnh nhân có dãn tĩnh mạch dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 103
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT
TIÊM HISTOACRYL Ở BỆNH NHÂN CÓ DÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY
Lê Đình Quang*, Lê Quang Nhân**, Quách Trọng Đức*, Phạm Công Khánh**, Nguyễn Tạ Quyết***,
Nguyễn Phúc Minh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Khoảng 20% bệnh nhân tăng áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch dạ dày (TMDD). Tuy nhiên, chỉ
có một tỉ lệ nhỏ xuất huyết từ tĩnh mạch dạ dày (TMDD). Không may là những trường hợp xuất huyết từ
TMDD thường là xuất huyết lượng lớn và nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, sự ra
đời của Cyanoacrylate (Histoacryl) mở ra một hướng điều trị cho dãn TMDD.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tiêm Histoacryl.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Chúng tôi tiến hành thu thập bệnh nhân dãn TMDD có
hay không có xuất huyết được tiêm hỗn hợp Histoacryl và Lipiodol trong vòng 2 năm. Chúng tôi ghi nhận hiệu
quả cầm máu, biến cố tái xuất huyết và biến chứng của kỹ thuật tiêm Histoacryl.
Kết quả: 34 bệnh nhân có dãn TMDD bao gồm 10/34 (29,4%) bệnh nhân có biến chứng xuất huyết và 24/34
(70,6%) bệnh nhân có dãn lớn TMDD không xuất huyết. Nhóm bệnh nhân dãn TMDD có xuất huyết: 50%
GOV1, 30% GOV2, 20% IGV1. 70% bệnh nhân dãn TMDD độ III. 80% xuất huyết mức độ nặng. 70% bệnh
nhân biểu hiện ói máu kèm tiêu ra máu đỏ. Thể tích máu truyền trung bình 1630 ml. Thể tích hỗn hợp Histoacryl
và Lipiodol mỗi lần tiêm trung bình là 1,63 ± 0,63 ml. 90% cầm máu thành công và 10% cầm máu thất bại.
Nhóm bệnh nhân dãn TMDD không xuất huyết: 20,8% GOV1, 58,3% GOV2, 20,8% IGV1.70,8% bệnh nhân
dãn TMDD độ III. Thể tích hỗn hợp Histoacryl và Lipiodol mỗi lần tiêm trung bình là 1,54 ± 0,57 ml. Trong thời
gian theo dõi không ghi nhận tái xuất huyết và biến chứng sau tiêm Histoacryl.
Kết luận: Phương pháp tiêm Histoacryl bước đầu cho thấy hiệu quả và an toàn trong kiểm soát cầm máu và
phòng ngừa tiên phát xuất huyết do vỡ dãn TMDD.
Từ khóa: Dãn TMDD, phòng ngừa tiên phát, Histoacryl
ABSTRACT
EFFICACY AND SAFETY OF HISTOACRYL INJECTION ON PATIENTS WITH GASTRIC VARICES
Le Dinh Quang, Le Quang Nhan, Quach Trong Duc, Pham Cong Khanh, Nguyen Ta Quyet,
Nguyen Phuc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 103 - 108
Background: Approximately 20% of patients with portal hypertension occur gastric varices (GVs).
However, there are only a small proportion of gastrointestinal bleeding from GVs. Unfortunately, bleeding from
GVs is usually severe and life-threatening. Beside other treatment methods, the innovation of cyanoacrylate
(Histoacryl) has resulted in new choice for treatment of GVs.
Objectives: to evaluate the efficacy and safety of Histoacryl injection.
Method: Patients with GVs whether bleeding or not were recruited retrospectively within two years. All of
patients were injected with mixture of 0.5 ml Histoacryl and 0.8 ml Lipiodol. Results of hemostasis, rebleeding
event and complications of Histoacryl injection were gathered.
Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TPHCM Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên hệ: BSCKI. Lê Đình Quang ĐT: 0985938040 Email: dinhquangledr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 104
Results: 34 patients with GVs included 10/34 (29.4%) bleeding patients and 24/34 (70.6%) non-bleeding
patients. For patients with GVs induced bleeding: 50% GOV1, 30% GOV2 and 20% IGV1. 70% of patients had
grade III GVs. 80% of patients were severe bleeding. 70% of patients had hematamesis accompanied with red
blood in stool. The average volume of blood was transfused 1630 ml. The average volume of mixture of Histoacryl
and Lipiodol was 1.63 ± 0.63 ml per each injection. 90% of patients stopped bleeding and 10% of patients failed.
For non-bleeding patients: 20.8% GOV1, 58.3% GOV2 and 20.8% IGV1. 70.8% of patients had grade III GVs.
The average volume of mixture of Histoacryl and Lipiodol was 1.54 ± 0.57 ml per each injection. During follow up
period, there were not rebleeding event and complications of Histoacryl injection.
Conclusion: Histoacryl injection was effective and safe method for control of bleeding and primary
prevention of bleeding from GVs.
Key words: Gastric varices, primary prevention, Histoacryl.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoảng 20% bệnh nhân tăng áp tĩnh mạch
cửa có dãn tĩnh mạch dạ dày (TMDD)(10). Tuy
nhiên, chỉ có một tỉ lệ nhỏ xuất huyết từ TMDD.
Không may là những trường hợp xuất huyết từ
TMDD thường là xuất huyết lượng lớn và nguy
cơ tử vong cao. Xuất huyết từ TMDD rất khó
kiểm soát bằng phương pháp thắt thun và chích
xơ tĩnh mạch(15,17). Các phương pháp khác như
TIPS và phẫu thuật tạo shunt cửa chủ thì có hiệu
quả, nhưng đòi hỏi phải có chuyên gia nhiều
kinh nghiệm và có tỉ lệ tử vong cao sau can thiệp
(đặc biệt trong các trường hợp tạo shunt cửa chủ
cấp cứu). Do vậy, sự ra đời của Cyanoacrylate
(Histoacryl) mở ra một hướng điều trị cho dãn
TMDD. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ
thuật tiêm Histoacryl ở bệnh nhân có
dãn TMDD.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ cầm máu thành công của kỹ
thuật tiêm Histoacryl.
Xác định tỉ lệ tái xuất huyết.
Xác định tỉ lệ biến chứng sau tiêm
Histoacryl.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh.
Bệnh nhân xuất huyết do vỡ dãn TMDD.
Bệnh nhân dãn TMDD có nguy cơ xuất
huyết (dãn kích thước lớn, có dấu son).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân dãn TMDD không có nguy cơ
xuất huyết hoặc không thể tiêm Histoacryl.
Bệnh nhân hôn mê.
Bệnh nhân nhiễm trùng nặng.
Phương thức tiến hành
Dụng cụ bao gồm kim tiêm 6 mm/ 23G, N-
butyl-2-cyanoacrylate (Histoacryl), Lipiodol. Pha
0,5 ml Histoacryl và 0,8 ml Lipiodol. Kim tiêm sẽ
được tráng Lipiodol trước và sau mỗi lần tiêm.
Histoacryl được tiêm trực tiếp vào búi dãn
TMDD đang xuất huyết hoặc nguy cơ xuất
huyết. Thể tích (ml) mỗi lần tiêm tùy thuộc vào
kích thước dãn TMDD. Theo dõi bệnh nhân
trong quá trình nằm viện và ghi nhận các
biến chứng nếu có.
Một số khái niệm
Xuất huyết do vỡ dãn tĩnh mạch dạ dày
Thấy xuất huyết từ búi dãn TMDD
Có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa trên ở
bệnh nhân dãn TMDD mà không thấy nguyên
nhân khác
Cầm máu thành công
Sau tiêm Histoacryl thì không thấy dấu hiệu
xuất huyết trong quá trình theo dõi.
Thất bại: tình trạng xuất huyết không cầm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 105
được sau tiêm Histoacryl.
Tái xuất huyết sớm: tái xuất huyết trong
vòng 24 giờ sau tiêm Histoacryl.
Tái xuất huyết muộn: Tái xuất huyết xảy
ra sau 24 giờ sau tiêm Histoacryl.
Phân loại dãn tĩnh mạch dạ dày(7,20)
GOV1: dãn tĩnh mạch ở thực quản và phía
bờ cong nhỏ.
GOV2: dãn tĩnh mạch ở thực quản và phình vị.
IGV1: chỉ dãn tĩnh mạch ở phình vị.
IGV2: dãn tĩnh mạch ở các vị trị khác của dạ
dày hoặc ở D1.
Biến chứng của phương pháp tiêm Histoacryl
Thường gặp: Sốt, đau sau tiêm xơ, nhiễm
trùng huyết, xuất huyết tái phát.
Ít gặp: Thuyên tắc phổi, thuyên tắc não, nhồi
máu lách, rò tạng.
Khác: Tắc kim, dính đầu kim vào búi TM
dãn, dính keo vào máy.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thu thập được 34 bệnh nhân có
dãn TMDD. Trong đó bao gồm 10 bệnh nhân có
biến chứng xuất huyết (chiếm tỉ lệ 29,4%) và 24
bệnh nhân có dãn lớn TMDD không xuất huyết
(chiếm tỉ lệ 70,6%).
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Nhóm XHTH
(n = 10)
Nhóm không
XHTH (n = 24)
Tuổi 61,3 ± 14,4 62,62 ± 9,92
Giới
Nam 5 (50%) 17 (70,8%)
Nữ 5 (50%) 7 (29,2%)
Nguyên nhân bệnh gan
HBV 5 (50%) 6 (25%)
HCV 2 (20%) 11 (45,8%)
Rượu 0 (0%) 2 (8,3%)
Rượu và HBV/HCV 1 (10%) 1 (4,2%)
Không rõ nguyên nhân 2 (20%) 4 (16,7%)
Phân loại dãn TMDD
GOV1 5 (50%) 5 (20,8%)
GOV2 3 (30%) 14 (58,3%)
IGV1 2 (20%) 5 (20,8%)
IGV2 0 (0%) 0 (0%)
Nhóm XHTH
(n = 10)
Nhóm không
XHTH (n = 24)
Mức độ dãn TMDD
Độ I 0 (0%) 0 (0%)
Độ II 3 (30%) 7 (29,2%)
Độ III 7 (70%) 17 (70,8%)
Mức độ dãn TMTQ
Độ I 2 (20%) 6 (25%)
Độ II 1 (10%) 11 (45,8%)
Độ III 5 (50%) 2 (8.3%)
Không dãn 2 (20%) 5 (20,8%)
Phân loại Child Pugh
A 4 (40%) 13 (54,2%)
B 5 (50%) 8 (33,3%)
C 1 (10%) 3 (12,5%)
Số ngày nằm viện 10,1 ± 6,38 (1
– 20)
6,42 (1 – 11)
V (ml) Histoacryl/Lipiodol 1,63 ± 0,63
(1,3 – 2,6)
1,54 ± 0,57 (0,65
- 2,6)
V (ml) máu truyền 1630 (0 –
7000)
64,58 (0 – 1050)
Kết cục
Thành công 9 (90%) 24 (100%)
Thất bại 1 (10%) 0 (0%)
Tái xuất huyết 0 -
Biến chứng liên quan
Histoacryl
0 0
Ghi nhận trong nhóm bệnh nhân vỡ dãn
TMDD: (1) Biểu hiện xuất huyết tiêu hóa bao
gồm 2 bệnh nhân ói ra máu đỏ (chiếm tỉ lệ 20%),
1 bệnh nhân đi tiêu ra máu (chiếm tỉ lệ 10%) và 7
bệnh nhân vừa ói máu vừa tiêu ra máu đỏ
(chiếm tỉ lệ 70%); (2) Mức độ xuất huyết tiêu hóa
bao gồm 8 bệnh nhân xuất huyết mức độ nặng
(chiếm tỉ lệ 80%) và 2 bệnh nhân xuất huyết mức
độ trung bình (chiếm tỉ lệ 20%).
So sánh giữa nhóm dãn TMDD có biến
chứng xuất huyết và không xuất huyết ghi nhận
có sự khác biệt ý nghĩa về thời gian nằm viện (p
= 0,046) và thể tích máu truyền (p < 0,0001).
BÀN LUẬN
Dãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gây xuất
huyết tiêu hóa nặng. Mặc dù, xuất huyết do vỡ
dãn TMDD ít gặp hơn xuất huyết do vỡ dãn
TMTQ (5 – 33%)(17), nhưng xuất huyết do vỡ
dãn TMDD thường nặng hơn, tử vong cao hơn
và thất bại điều trị (>30%)(18) do TMDD thường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 106
nằm sâu hơn, kích thước lớn hơn và đổ trực
tiếp vào các tĩnh mạch lớn(15,16). Trong nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận 8/10 (80%) bệnh
nhân xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng và 7/10
(70%) bệnh nhân nhập viện với biểu hiện ói ra
máu kèm đi tiêu ra máu đỏ. Theo American
Society of Gastrointestinal Endoscopy (ASGE)
guidelines(1) the National Institute for Health
and Clinical Excellence (NICE) guideline(1) và
the American Association for the Study of
Liver Diseases (AASLD) practice guideline(6)
khuyến cáo nội soi cầm máu là chọn lựa đầu
tiên sau khi hồi sức ban đầu với dịch truyền
và hồng cầu lắng. Các phương pháp điều trị
nội soi cầm máu bao gồm chích xơ, thắt thun
và tiêm cyanoacrylate(14). Trong đó phương
pháp tiêm cyanoacrylate được các chuyên gia
khuyến cáo cho xuất huyết do vỡ dãn TMDD
với tỉ lệ kiểm soát xuất huyết > 90%, đặc biệt
GOV1, GOV2 và IGV1(5,15,16). Theo kết quả của
phân tích gộp dựa trên 3 thử nghiệm lâm sàng
(RCTs) so sánh hiệu quả tiêm cyanoacrylate và
thắt thun cho những trường hợp xuất huyết
do vỡ dãn TMDD, tiêm cyanoacrylate có hiệu
quả tốt hơn thắt thun trong việc kiểm soát
xuất huyết, phòng ngừa tái xuất huyết, đặc
biệt là nhóm IGV1 và GOV1(15). Chúng tôi thực
hiện tiêm Histoacryl cho 10 bệnh nhân xuất
huyết do vỡ dãn TMDD, kết quả 9/10 (90%)
bệnh nhân được kiểm soát xuất huyết và 1/10
(10%) bệnh nhân cầm máu thất bại. Bệnh nhân
thất bại với tiêm Histoacryl là bệnh nhân nam,
tiền căn đái tháo đường, xơ gan do HCV có
Child Pugh 6 điểm, dãn TMDD dạng GOV1
đang phun máu, kèm theo dãn TMTQ độ III có
dấu son. Bệnh nhân này được tiêm 2,6 ml hỗn
hợp Histoacryl và Lipiodol nhưng không kiểm
soát được xuất huyết và sau đó bệnh nhân
được đặt sonde Blakemore tạm thời và chuyển
sang bệnh viện có khả năng can thiệp mạch để
cầm máu (theo yêu cầu thân nhân). Như vậy,
xuất huyết do vỡ dãn TMDD thường rất nặng
cho nên bệnh nhân cần được điều trị ở trung
tâm lớn có đủ các phương tiện để hồi sức và
can thiệp chuyên sâu (như phẫu thuật, can
thiệp mạch máu, TIPS).
Trong trường hợp bệnh viện không có
Histoacryl, phương pháp thắt thun cũng có thể
là một lựa chọn cho trường hợp xuất huyết do
vỡ dãn TMDD cấp(23). Phương pháp này được
chứng minh là an toàn và hiệu quả cầm máu (83
– 100%)(3,15). Theo đồng thuận Baveno V, phương
pháp thắt thun có hiệu quả kiểm soát xuất huyết
do GOV1 tương đương với xuất huyết do vỡ dãn
TMTQ,trong khi phương pháp tiêm
cyanoacrylate được ưu tiên cho trường hợp xuất
huyết do GOV2 và IGV1(5,15). Theo y văn, thường
sử dụng hỗn hợp cyanoacrylate và Lipiodol với
tỉ lệ 1:1 và tiêm 0,5 – 1 ml cyanoacrylate vào tĩnh
mạch ở mỗi lần tiêm. Tuy nhiên, thể tích
cyanoacrylate cần phải cân nhắc tùy thuộc vào
kích thước của búi TMDD dãn. Nếu tiêm thể tích
càng lớn thì nguy cơ thuyên tắc càng cao(17).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hỗn
hợp Histoacryl 0,5 ml và Lipiodol 0,8 ml để cầm
máu. Thể tích trung bình chúng tôi sử dụng là
1,63 ml, thấp nhất 1,3 ml và cao nhất 2,6 ml. Tỉ lệ
kiểm soát xuất huyết cao (90%) và không ghi
nhận tái xuất huyết và biến chứng sau tiêm.
Trong nghiên cứu của Koziet S và cộng sự cho
thấy tiêm cyanoacrylate giúp kiểm soát xuất
huyết 32/35 (91,4%) bệnh nhân trong lần cầm
máu đầu tiên(3). Nghiên cứu của Billi và cộng sự
cũng cho thấy tỉ lệ kiểm soát xuất huyết cao
(92%)(2,8). Tỉ lệ thành công kiểm soát xuất huyết
của Kang EJ và cộng sự đạt 98,45(8).
Theo thống kê ghi nhận 70% dãn TMDD
dạng GOV1 nhưng chỉ 11% xuất huyết do
GOV1. Ngược lại, chỉ 8% dãn TMDD dạng
IGV1 nhưng chịu trách nhiệm 80% xuất huyết
do IGV1(10,19,20). Tương tự, nghiên cứu cho thấy
tỉ lệ xuất huyết mới giảm dần theo thứ tự
IGV1, GOV2 và GOV1 (78%, 55% và 10%)(2,8).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Kang EJ và công sự
cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ tái xuất
huyết trong 1 năm của nhóm GOV1 và
GOV2(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận dãn TMDD dạng GOV1 chiếm 10/34
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 107
(29,4%) bệnh nhân và xuất huyết do GOV1
chiếm 5/10 (50%) bệnh nhân. Dãn TMDD dạng
IGV1 chiếm 7/34 (20,6%) bệnh nhân và xuất
huyết do IGV1 chiếm 2/7 (28,6%) bệnh nhân.
Sự khác biệt của nghiên cứu chúng tôi so với y
văn có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn.
Chúng tôi ghi nhận phần lớn dãn TMDD
dạng GOV chiếm tỉ lệ 80% (50% dạng GOV1 và
30% dạng GOV2), còn lại là dạng IGV1 chiếm
20%. Cũng tương tự nghiên cứu của Kang EJ và
cộng sự, phần lớn là dãn TMDD dạng GOV
chiếm tỉ lệ 92% (41% dạng GOV1 và 51% dạng
GOV2) và dạng IGV chỉ chiếm 8% (6% dạng
IGV1 và 2% IGV2)(8). Ngoài ra, chúng tôi ghi
nhận điểm Child Pugh trong nhóm dãn TMDD
dạng GOV cao hơn nhóm dãn TMDD dạng IGV
(7,41 ± 2,2 vs 6,14 ± 0,9, p = 0,14). Dãn TMDD
dạng IGV thường găp ở bệnh nhân có chức năng
gan bình thường(10,19,20).
Về nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, chúng tôi ghi nhận có 7/10 (70%) bệnh nhân
xơ gan do HBV/HCV, 1/10(10%) bệnh nhân xơ
gan do rượu và HBV/HCV và 2/10 (20%) bệnh
nhân không rõ nguyên nhân. Do vậy, nguyên
nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa phần lớn liên
quan đến HBV/HCV và rượu. Cũng như ghiên
cứu của Kang EJ và cộng sự ghi nhận nguyên
nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa liên quan đến
HBV/HCV và rượu (43% và 42%)(8). So với
nghiên cứu của Koziet S và cộng sự, nguyên
nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm xơ gan
do HBV/HCV chỉ có 17,2% bệnh nhân, xơ gan do
rượu chiếm 22,9% bệnh nhân và có tới 54,3%
bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do huyết
khối tĩnh mạch lách và thân chung tĩnh mạch
cửa. Chính do nguyên nhân này mà trong
nghiên cứu của tác giả cũng ghi nhận được tỉ lệ
dãn TMDD dạng IGV rất cao bao gồm 24/35
(68,6%) bệnh nhân có IGV1và 1/35 (2,8%)
bệnh nhân có IGV2(10).
Như chúng ta đã biết, phương pháp tiêm
cyanoacrylate là tương đối an toàn và là lựa chọn
để kiểm soát xuất huyết do vỡ dãn TMDD(11) và
phòng ngừa tái xuất huyết(4,22). Tuy nhiên,
phương pháp này chưa được nghiên cứu cho
phòng ngừa tiên phát xuất huyết do vỡ dãn
TMDD. Do vậy việc khuyến cáo sử dụng
phương pháp này cho phòng ngừa tiên phát
xuất huyết do vỡ dãn TMDD chưa được rộng
rãi(13,21). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực
hiện tiêm Histoacryl phòng ngừa tiên phát xuất
huyết do vỡ dãn TMDD cho 24/34 (70,6%) bệnh
nhân. Trong đó, 5/24 (20,8%) bệnh nhân có dấu
đỏ trên búi dãn TMDD, 17/24 (70,8%) bệnh nhân
dãn TMDD độ III, 3/24 (12,5%) bệnh nhân xơ gan
Child Pugh C, 14/24 (58,3%) dạng GOV2, 5/24
(20,8%) dạng IGV1. Chúng tôi tiêm hỗn hợp
Histoacryl và Lipiodol với thể tích trung bình
1,54 (0,65 – 2,6) ml. Kết quả không ghi nhận biến
chứng trong thời gian theo dõi cũng như không
có trường hợp hư máy nào liên quan đến tiêm
Histoacryl. Do trong quá trình tiêm Histoacryl,
chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình
tiêm và cân nhắc thể tích hỗn hợp Histoacryl và
Lipiodol khi tiêm tùy theo kích thước của búi
dãn TMDD. Tuy nhiên, chúng ta cần thời gian
theo dõi lâu hơn và số mẫu nhiều hơn để xem
xét tính hiệu quả của phương pháp này trong
phòng ngừa xuất huyết do vỡ dãn TMDD. Theo
nghiên cứu của tác giả Mosli MH và cộng sự, 29
bệnh nhân được tiêm cyanoacrylate cho mục
đích phòng ngừa xuất huyết do vỡ dãn TMDD
(bao gồm 5 bệnh nhân phòng ngừa tiên phát và
24 bệnh nhân phòng ngừa thứ phát). Trong đó,
62% dạng IGV1, 38% dạng GOV2, 3,4% bệnh
nhân có dấu đỏ trên búi dãn TMDD và 41,4%
bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết gần đây. Kết
quả cho thấy không có ghi nhận xuất huyết ở
nhóm bệnh nhân phòng ngừa tiên phát, còn
trong nhóm phòng ngừa thứ phát thì 62% bệnh
nhân không tái xuất huyết trong 2 năm theo dõi
và không có ghi nhận biến chứng do tiêm
cyanoacrylate. Trong nghiên cứu này, tác giả
cũng ghi nhận 1 lần phải sửa chữa máy soi liên
quan đến cyanoacrylate(13). Một nghiên cứu khác
của Kang EJ và cộng sự, tác giả thực hiện tiêm
cyanoacrylate để phòng ngừa xuất huyết tiên
phát do vỡ dãn TMDD cho 27 bệnh nhân. Đặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 108
điểm bệnh nhân khá tương đồng với nhóm bệnh
nhân của chúng tôi. Đa số là bệnh nhân nam
(21/27 bệnh nhân), 75,2% nguyên nhân xơ gan là
do HBV/HCV và rượu, 92,6% dạng GOV, 7,4%
dạng IGV, 55,6% dãn TDD độ III. Kết quả cho
thấy không ghi nhận biến chứng liên quan đến
điều trị và tỉ lệ sống sót tích lũy trong 6 tháng là
75% (chết do suy gan và HCC)(8). Như vậy, khi
việc sử dụng ức chế Beta cho phòng ngừa tiên
phát xuất huyết do vỡ dãn TMDD chưa được
khuyến cáo rõ ràng(18), thì việc sử dụng tiêm
cyanoacrylate cho phòng ngừa tiên phát xuất
huyết nên được xem xét, đặc biệt ở những bệnh
nhân có nguy cơ cao xuất huyết(9,12). Các yếu tố
nguy xuất huyết được báo cáo bao gồm dấu đỏ,
dãn kích thước lớn, vị trí dãn ở phình vị, phân
loại Child Pugh(7,8,9).
Như vậy, mặc dù còn hạn chế về cỡ mẫu
cũng như thời gian theo dõi, qua nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy một kết quả tích cực và
tính an toàn của phương pháp tiêm Histoacryl
cho mục đích kiểm soát xuất huyết và phòng
ngừa tiên phát xuất huyết do vỡ dãn TMDD.
KẾT LUẬN
Với kết quả của nghiên cứu này, phương
pháp tiêm Histoacryl bước đầu cho thấy hiệu quả
và an toàn trong kiểm soát cầm máu và phòng
ngừa tiên phát xuất huyết do vỡ dãn TMDD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASGE standards of Practice Committee (2014). The role of
endoscopy in the management of variceal hemorrhage.
Gastrointest Endosc, 80: 221 – 227.
2. Billi P, Milandri GL, Borioni D, et al (1998). Endoscopic
treatment of gastric varices with N-butyl-2-cyanoacrylate: A
long term follow up. Gastrointest Endosc, 47: AB26.
3. Bryant ML, Caldwell SH, Greenwald BD (2005). Endoscopic
treatment of gastric varices: Use of band ligation,
cyanoacrylate glue and novel therapies. Tech Gastrointest
Endosc, 7: 26 – 31.
4. Choudhuri G, Chetri K, Bhat G, et al (2010). Long-term
efficacy and safety of N-butylcyanoacrylate in endoscopic
treatment of gastric varices. Trop Gastroenterol, 31: 155 – 164.
5. De Franchis R, Banevo V Faculty (2010). Revising consensus
in portal hypertension: Report of the Banevo V consensus
workshop on methodology of diagnosis and therapy in
portal hypertension. J Hepatol, 53: 762 – 768.
6. Garcia-Tsao G, Sanyal AJ, Grace ND, et al (2007). Prevention
and management of gastroesophaeal varices and variceal
hemorrhage in cirrhosis. Hepatology, 46: 922 – 938.
7. Hashizume M, et al (1990). Endoscopic classification of
gastric varices. Gastrointest Endosc, 36: 276-280.
8. Kang EJ, Jeong SW, Jang JY, et al (2011). Long term result of
endoscopic Histoacryl (N-butyl-2-cyanoacrylate) injection
for treatment of gastric varices. World J Gastroenterol, 17 (11):
1494 – 1500.
9. Kim T, Shijo H, Kokawa H, et al (1997). Risk factors for
hemorrhage from gastric fundal varices. Hepatology, 25: 307-
312.
10. Koziet S, Kobryn K, et al (2015). Endoscopic treatment of
gastric varices bleeding with the use of n-butyl-2
cyanoacrylate. Prz Gastroenterol, 10 (4): 239 – 243.
11. Marques P, Maluf-Filho F, et al (2008). Long-term outcomes
of acute gastric variceal bleeding in 48 patients following
treatment with cyanoacrylate. Dig Dis Sci, 53: 544 – 550.
12. Matsumoto A, Matsumoto H, Hamamoto N, et al (2001).
Management of gastric fundal varices associated with a
gastrorenal shunt. Gut, 48: 440-441.
13. Mosli MH, Aljudaibi B, Almadi M, et al (2013). The safety
and efficacy of gastric fundal variceal obliteration using n-
butyl-2 cyanoacrylate; The experience of a single Canadian
tertiary care centre. Saudi J Gastroenterol, 19:152 – 159.
14. Pagán JCG, Barrufet M, et al (2014). Management of gastric
varices. Clin Gastroentero Hepatol, 12: 919 – 928.
15. Qiao W, Ren Y, Bai Y, et al (2015). Cyanoarcrylate injection
versus band ligation in the endoscopic management of acute
gastric variceal bleeding: Meta-analysis of rabdomized,
controlled studies based on the PRISMA statement.Medicine,
94 (41): 1-10.
16. Qureshi W, Adler DG, Davila R, et al (2005). ASGE
guideline: The role of endoscopy in the management of
variceal hemorrhage, updated July 2015. Gastointest Endosc;
62: 651 – 655.
17. Ríos Castellanos E, Seron P, Gisbert JP, et al. Endoscopic
injection of cyanoacrylated glue versus other endoscopic
procedures for acute bleeding gastric varices in people with
portal hypertension (review). Published in the Cochrane
Library 2015, Issue 5.
18. Ryan BM, Stockbrugger RW, Ryan JM (2004). A
pathophysiologic, gastroenterologic, and radiologic
approach to the management of gastric varices.
Gastroenterology, 126: 1175-1189.
19. Sarin SK, et al. (1989). Gastric varices: Profile, classification
and management. Am J Gastroenterol, 84: 1244 – 1249.
20. Sarin SK, Lahoti D, Saxena SP, et al (1922). Prevalence,
classificaion and natural history of gastric varices.
Hepatology, 16: 1343 – 1349.
21. Sarin SK, Mishra SR (2010). Endoscopic therapy for gastric
varices. Clin Liver Dis, 14: 263 – 279.
22. Sato T, Yamazaki K (2010). Evaluation of therapeutic effects
and serious complications following endoscopic obliterative
therapy with Histoacryl. Clin Exp Gastroenterol, 3: 91 – 95.
23. Technology Assessment Committee (2007). Sclerosing agents
for use in GI endoscopy. Gastrointest Endosc, 66: 1 – 6.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_an_toan_va_hieu_qua_cua_ky_thuat_tiem_histoacr.pdf